Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.34 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC S PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

BÙI THỊ MAI

LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI
MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

BÙI THỊ MAI

LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI
MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học

TS. LA NGUYỆT ANH

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ môn
Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Tiến sĩ La Nguyệt Anh đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Bùi Thị Mai


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu ghi trong khóa luận là chính xác, trung thực và chưa từng được
công bố trong một công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Bùi Thị Mai


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ
TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI

7

1.1. Lời văn nghệ thuật..................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm lời văn nghệ thuật ................................................................. 7
1.1.2. Đặc trưng của lời văn nghệ thuật ............................................................ 8
1.2. Tác giả Tô Hoài và quá trình sáng tác ..................................................... 10
1.2.1. Tác giả Tô Hoài..................................................................................... 10
1.2.2. Quá trình sáng tác và các đề tài chính................................................... 11
1.2.3. Đề tài miền núi trong truyện ngắn của Tô Hoài.................................... 14
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN VIẾT VỀ MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI .............................................. 21
2.1. Lời văn giản dị, chân thực, đậm chất đời thường .................................... 21
2.1.1. Lời văn giản dị tich lũy từ kho tàng ngôn ngữ nhân dân ...................... 21
2.1.2. Lời văn dày đặc lời nói khẩu ngữ ......................................................... 28


2.2. Lời văn giàu chất thơ, đậm đà bản sắc vùng miền................................... 33
2.2.1. Lời văn giàu chất thơ............................................................................. 33
2.2.2. Lời văn mang đậm bản sắc của người miền núi ................................... 41
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại đề tài miền núi có một vị trí đặc
biệt quan trọng. Lực lượng sáng tác về đề tài miền núi thu hút ngày càng đông
các tác giả trong đó có tác giả là người miền núi, có tác giả là người từ miền
xuôi vốn thương nhớ những hình ảnh chân thực về cuộc sống, con người,
cảnh vật của đồng bào vùng dân tộc thiểu số mà viết nên những tác phẩm hay
và giàu giá trị. Tuy vẫn còn non trẻ nhưng nền văn học về đề tài miền núi đã
góp phần lớn cho vườn hoa văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt
Nam hiện đại nói riêng thêm nhiều màu sắc và đậm hương. Trong nhiều cây
bút viết về đề tài miền núi, Tô Hoài là một trong những cây bút viết về miền
núi hay nhất và thành công nhất. Sáng tác của ông được độc giả mọi lứa tuổi
say mê. Ở nhà văn này có một sức viết rất dẻo dai, bền bỉ và đầy sáng tạo.
Với một sự nghiệp sáng tác đồ sộ viết trên nhiều mặt đời sống và trên chặng
đường sáng tác mỗi giai đoạn đều gắn bó chặt chẽ và mật thiết với các giai
đoạn phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam.
Tô Hoài sáng tác ở cả hai thời kì: trước Cách mạng và sau Cách mạng
tháng Tám.Các sáng tác của của Tô Hoài đã làm nổi bật được rất nhiều sự
kiện lịch sử của đất nước và đạt được nhiều thành công giá trị thẩm mĩ phong
phú. Một mảng đề tài đạt được nhiều thành quả nhất trên con đường cầm bút
và viết văn của Tô Hoài phải kể tới những tác phẩm viết về đề tài miền núi vô
cùng đặc sắc đậm đà bản sắc đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.
Ngay từ khi cầm bút, Tô Hoài đã hình thành được cho bản thân lối đi
khác, một cách viết rất riêng,. Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài
đã hội tụ được đặc điểm của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại. Vì vậy, qua đặc
điểm, sự phát triển của ngôn từ trên con đường cầm bút sáng tác Tô Hoài

1



chúng ta có thể thấy rõ đặc điểm, cũng như con đường phát triển của ngôn
ngữ văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ vì vậy khi đi sâu vào tìm hiểu về bản
chất của ngôn ngữ mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, để hiểu giá trị đặc sắc
của văn học. Những sáng tạo độc đáo về mặt ngôn từ luôn được các nhà văn
lớn hướng đến và khám phá để đưa tác phẩm của mình có một sức hút với bạn
đọc. Những sáng tạo đó có sức vô cùng hấp dẫn với độc giả, gợi ra nhiều vấn
đề cho việc đi tìm hiểu. Lựa chọn vấn đề “Lời văn nghệ thuật trong truyện
ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài” để nghiên cứu, tác giả khóa luận
mong muốn tìm hiểu về một phương diện đặc sắc trong sáng tác của Tô Hoài.
Đồng thời góp một phần nhỏ giúp độc giả yêu văn chương của Tô Hoài có
một con đường riêng trong tiếp nhận những sáng tác của nhà văn. Từ đó
đóng góp vào việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu sáng tác về đề tài miền
núi của Tô Hoài ở mọi cấp học một cách dễ dàng và khách quan.
2. Lịch sử vấn đề
Tô Hoài bước chân vào sự nghiệp văn chương sớm, ông đã được biết
đến với một bút lực dồi dào Tô Hoài đã để lại đã để lại trên 170 đầu sách
thuộc các lĩnh vực truyện, tự truyện và kinh nghiệm sáng tác. Ngay từ những
tác phẩm đầu tay Tô Hoài đã được bạn đọc thuộc nhiều thế hệ đón nhận nồng
nhiệt và thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình.
Tìm hiểu thành tựu và những đóng góp của nhà văn Tô Hoài trong mảng
văn xuôi viết về đề tài miền núi không phải là việc mới. Trong đó, các truyện
ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài cũng đã được nhiều nhà phê bình
chú ý và nhận định. Trong các bài nghiên cứu này các nhà phê bình đã tập
trung phân tích và nhận định những giá trị khái quát nhất về nội dung tư
tưởng và nghệ thuật được biểu hiện trong tác phẩm và đều nhấn mạnh đến



phong cách cầm bút khi viêt văn của ông. Đặc biệt lời văn nghệ thuật trong
truyện ngắn viết về đề tài miền núi cũng đã được bàn đến.
Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của Tô Hoài viết về đề tài miền núi
được đánh giá là giản dị với một phong cách rất đặc trưng đời thường và đậm
đà bản sắc vùng miền tiêu biểu là vùng núi Tây Bắc. Tác giả Phan Cự Đệ
trong bài Văn học Việt Nam thế kỷ XX có những nhận định về Tô Hoài: “ Tô
Hoài muốn giữ cho mình một phong cách đậm đà bản sắc dân tộc có khi rất
gần với lối kể chuyện dân gian. Lối kể chuyện đó của Tô Hoài được bổ sung
bằng những trang miêu tả trang phục, sinh hoạt đầy những chi tiết sinh động
của một cây bút có óc quan sát thông minh tinh tế[2,78].
Đọc tập truyện ngắn Núi cứu quốc (1948) - Tập truyện đầu tiên viết về
miền núi của Tô Hoài, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã chỉ ra nét riêng trong lời
văn của Tô Hoài khi ông miêu tả cảnh miền núi và nhấn mạnh: “Tất cả hiện
lên bằng lời văn sinh động, đẹp chắc mà ta đã quen đọc Tô Hoài từ lâu”. Ở đó
lời văn nhẹ nhàng đậm đà bản sắc dân tộc vì “ học chữ và tiếng nói là cần
thiết. Trong 3 cửa: tiếng nói quần chúng, tiếng nói trong vốn cũ và trong vốn
nước ngoài, học tiếng nói quần chúng trọng yếu hơn cả:”.[5, 127].
Năm 1953, khi tập Truyện Tây Bắc ra đời, ngay lập tức đã được đánh giá
rất cao và ngợi khen. Trong bài viết Tô Hoài và Truyện Tây Bắc,Hoàng Trung
Thông đã chú ý rất nhiều đến nghệ thuật viết truyện ngắn Mường Giơn, đến
chất thơ trong truyện ngắn này và cho rằng: “Tô Hoài viết Mường Giơn dưới
con mắt của một nhà thơ” [1, 1228].
Tác giả Huỳnh Lý đã có nhận xét một cách rất đa chiều về Truyện Tây
Bắc, từ chủ đề đến nội dung tác phẩm và còn có những đánh giá vô cùng xác
đáng về nghệ thuật: “Khi miêu tả một cảnh đẹp, một cuộc vui, một không khí
gia đình đầm ấm, không ngại nói nhiều, ông đưa rất đúng lúc màu sắc, hình
ảnh và nhạc điệu vào khiến cho đoạn văn vừa như một khúc nhạc, một bức


tranh, một bài thơ” [1, 241]. Giáo sư Phan Cự Đệ trong cuốn Tô Hoài - nhà

văn hiện đại đã khẳng định giá trị của tập Truyện Tây Bắc: “Truyện Tây Bắc
đã kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của văn học các dân tộc. Tô Hoài
đã nghiên cứu lịch sử, phong tục tập quán của các dân tộc miền núi những dân
ca trữ tình của người H’mông, người Mường những truyện cổ tích Cô tóc
thơm, giời thấp giời cao, những truyền thuyết về con chim núi, chim kỳ,
những tục lệ ngày tết. Đi sâu vào khai thác cuộc sống của đồng bào nơi đây,
Tô Hoài đã tự tích lũy cho mình vốn kinh nghiệm vô cùng phong phú để từ đó
đưa vào tác phẩm một cách rất tự nhiên nhẹ nhàng. Có thể thấy, lời văn nghệ
thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài đã được đề cập ở
những mức độ khác nhau. Từ những thành tựu nghiên cứu và những gợi mở
quí báu của các nhà khoa học, tác giả khoa luận tiếp tục tìm hiểu Lời văn
nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra đặc điểm lời văn nghệ thuật trong các sáng tác truyện ngắn viết
về đề tài miền núi của Tô Hoài, hiểu rõ hơn về cách viết văn, con đường sáng
tạo nghệ thuật của Tô Hoài.
Khẳng định những thành tựu to lớn của Tô Hoài trong sự phát triển
của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung, trên phương diện lời văn nghệ
thuật nói riêng
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định khái niệm lời văn và lời văn nghệ thuật, các hướng nghiên
cứu lời văn nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Khảo sát phân tích những đặc điểm về lời văn nghệ thuật trong truyện
ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài, từ đó góp phần khẳng định những
đóng góp to lớn của Tô Hoài với sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là lời văn nghệ thuật trong truyện
ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài. Đối tượng này được nghiên cứu
ở hai bình diện: lời văn giản dị, chân thực, đậm chất đời thường và lời văn
giàu chất thơ, đậm đà bản sắc vùng miền.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sáng tác của Tô Hoài có số lượng vô cùng đồ sộ, phong phú về đề tài
và rất đa dạng về thể loại nên tác giả khóa luận chưa thể khảo sát kỹ lưỡng.
Để phục vụ cho đề tài, phạm vi nghiên cứu của khóa luận tập trung chủ yếu
trong tập truyện ngắn Núi cứu quốc và Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi
của Tô Hoài, tác giả khoa luận đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích
Lời văn nghệ thuật là lời văn được nhà văn sử dụng trong tác phẩm
nhằm thể hiện tính thẩm mỹ trong các sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, chúng tôi
sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ các đặc điểm lời văn nghệ thuật của
Tô Hoài nhằm phân tích hiệu quả những sáng tạo nghệ thuật gắn với đặc
trưng thể loại, phong cách nghệ thuật và quan niệm viết văn của tác giả.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát
Cùng với việc phân tích cụ thể ở nhiều phương diện khác nhau, tác giả
khóa luận sử dụng phương pháp tổng hợp, khái quát để có cái nhìn tổng quát
về những đặc điểm lời văn nghệ thuật của Tô Hoài trong mối quan hệ chặt
chẽ với phong cách nghệ thuật, quan niệm viết văn của nhà văn, từ đó thấy
đóng góp to lớn của Tô Hoài đối với quá trình phát triển của ngôn ngữ văn
xuôi Việt Nam hiện đại.


- Phương pháp liên ngành
Tác giả khóa luận dùng phương pháp liên ngành để làm nổi bật những
đóng góp của nhà văn Tô Hoài trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại qua đó

làm nổi bật lên phong cách nghệ thuật của ông qua lời văn nghệ thuật.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
khóa luận được triển khai trong 2 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về lời văn nghệ thuật và truyện ngắn
viết về miền núi của Tô Hoài.
Chương 2. Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài
miền núi của Tô Hoài.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỜI VĂN NGHỆ
THUẬT VÀ TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI MIỀN NÚI CỦA
TÔ HOÀI
1.1. Lời văn nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm lời văn nghệ thuật
Mỗi cá nhân đều có lời nói riêng của mình, đó là kết quả của việc sử
dụng kho tàng ngôn ngữ của mỗi người trong hoàn cảnh cụ thể.
Lời văn là một dạng biểu hiện của lời nói trong tác phẩm nghệ thuật.
Lời văn nghệ thuật này chính là đối tượng của sự tìm hiểu, phân tích tác phẩm
văn học
Lời văn là một dạng biểu hiện của lời nói nhưng đó không phải ở
những cuộc giao tiếp bình thường hằng ngày của mỗi người, mà đó là lời nói
được sử dụng trong tác phẩm văn học, ở đó ngôn ngữ đã được tổ chức theo
quy luật có tính nghệ thuật. Lời văn trong tác phẩm văn học là một hiện tượng
văn học. Theo từ điển Thuật ngữ văn học lời văn nghệ thuật là: “dạng phát
ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản
nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm các tác phẩm văn
học”[3; 129,130].
Lời văn nghệ thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng trong tác phẩm

văn chương vì nó chính là: “yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc
đối với tác phẩm”[3; 148] “trực tiếp tạo nên những khái quát nghệ thuật, góp
phần hình thành sắc điệu, tình điệu tác phẩm thực hiện mục tiêu tối cao của
tác phẩm”[3; 308]. Nhờ lời văn mà thế giới nghệ thuật được hiện lên đậm nét
và rõ ràng hơn. Khi đi nghiên cứu một tác phẩm văn học lời văn nghệ thuật
đặc biệt được chú ý khai thác và phân tích để qua đó làm rõ phong cách nghệ
thuật của một tác giả. Cần phải phân biệt giữa lời văn nghệ thuật với ngôn


ngữ nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật. Tuy chúng không thống nhất với nhau
nhưng trong trường hợp nhất định chũng có thể thay thế dùng như nhau.
Ngôn từ nghệ thuật chính là được nhà văn nhào nặn để thể hiện dụng ý
riêng của mình để khắc họa hình tượng nhân vật qua đó thể hiện quan điểm và
tư tưởng của bản thân mình trong mỗi tác phẩm văn học cụ thể. Trong mỗi tác
phẩm văn chương ngôn từ nghệ thuật có tính thẩm mĩ và được quan tâm đặc
biệt vì thực tại nghệ thuật, khách thể thẩm mĩ đống thời sáng tạo ra bản thân
các hình tượng ngôn từ, các biểu tượng nghệ thuật, các hình thức lời thơ, lời
văn xuôi nghệ thuật qua đó là chiếc cầu nối đưa tác giả và độc giả đến với
nhau một cách tự nhiên nhất. trong quá trình sáng tác văn học chất liệu để nhà
văn khắc họa hình tượng nhân vật đó chính là ngôn từ, vì vậy khi ngôn từ
nghệ thuật làm chất liệu thì lời văn nghệ thuật đó chính là kết quả của quá
trình sáng tác, sáng tạo của mỗi nhà văn. Vì vậy lời văn nghệ thuật có phạm vi
hẹp hơn so với ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.2. Đặc trưng của lời văn nghệ thuật
Lời văn nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có chức năng
xây dựng hình tượng nên luôn luôn mang tính thẩm mĩ cao. Lời văn nghệ
thuật được xây dựng từ tất cả những khả năng và phương diện ngôn ngữ toàn
dân trên mọi phương diện. Lời văn nghệ thuật còn là một phương tiện thể
hiện trực tiếp và làm đậm nét phong cách của mỗi nhà văn chính vì vậy khi
đi nghiên cứu tìm hiểu về lời văn nghệ thuật sẽ góp phần làm nổi bật phong

cách nghệ thuật và quan niệm sáng tác của nhà văn. Nhà văn đã phải bỏ biết
bao công sức và tâm lực để làm mới để có được lời văn nghệ thuật có giá trị
thẩm mỹ caotừ những yếu tố ngôn ngữ đã có sẵn trong mỗi tác phẩm văn
học.


Tính hình tượng là một đặc điểm của lời văn nghệ thuật mang một tư
tưởng khái quát nhất định và đó chính là lời của một chủ thể có tính thẩm mĩ
nên lời văn dễ được đón nhận một cách nhẹ nhàng, hiện thực khách quan đã
được tái hiện một cách rất chân thực và đầy sống động trong tác phẩm để đi
đến tâm trí bạn đọc một cách nhanh chóng và hoàn thiện. Bên cạnh đó nó còn
được biểu hiện ở việc trình bày những vấn đề mơ hồ vô hình mà không chỉ ở
những vấn đề hữu hình.
Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật là cơ sở bắt nguồn từ trong nội
dung bên trong. Khi nhà văn đã viết ra câu chữ ấy, không chỉ để nói lên
những tâm tư, tình cảm của chính bản thân mà qua đó còn thể hiện tiếng nói
chung cho giai cấp mình. Chính vì vậy lời văn nghệ thuật có tính khái quát.
Nhà văn chính là người đại diện cho chính giai cấp của mình, là người thư ký
trung thành của thế hệ của mình đang sống từ đó thay họ cất lên tiếng nói của
chính mình.
Tính tổ chức cao cũng là một đặc điểm của lời văn nghệ thuật
nhằm giải thích rõ hơn tính hình tượng giúp cho những câu văn không rời rạc
mà liên kết mạch lạc với nhau.
Văn học nghệ thuật có đặc điểm chung chính là đi phản ánh cuộc sống,
phản ánh hiện thực khách quan bằng hình tượng. Nhà văn trong mỗi tác phẩm
của mình đã dùng ngôn ngữ làm chất liệu rồi từ đó nhào nặn thành lời văn.
Lời văn nghệ thuật đó chính là thành quả lao động không biết mệt mỏi để
sáng tạo nên những đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, đó chính là trí lực và
tâm lực của người nghệ sĩ.



1.2. Tác giả Tô Hoài và quá trình sáng tác
1.2.1. Tác giả Tô Hoài
Tô Hoài sinh năm 1920 tên thật là Nguyễn Sen. Quê ngoại ở làng
Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc phường Nghĩa Đô,
quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông có tuổi thơ thân thiết và đầy kỉ niệm với nơi
này. Bút danh “Tô Hoài” gắn với hai địa danh gắn bó sâu sắc với cuộc đời của
ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Ngoài ra, Tô Hoài còn có bút danh
khác như: Mắt Biển, Thái Yên, Mai Trang, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa.
Tô Hoài là một người con mảnh đất Hà thành sinh ra và lớn lên có tuổi
thơ gắn với một làng nghề thủ công nhưng vào thời đó đã lụi tàn và nhà văn
đã từng miêu tả “nghề dệt lụa đã lụi bại chết hẳn. Khung cửi người ta đem chẻ
củi, bán làm củi. Người ta đi tha hương bơ vơ những đâu vãn cả làng. Trông
trước thấy cái đói, cái chết mà không biết thế nào đâu chỉ như vậy mà còn trên
chợ bưởi người ta lang thang ở đâu đến ngày càng nhiều. buổi tối lăn vào ngủ
trong các cầu chợ. Sáng ra nhiều người nằm lại không còn sức bò đi kiếm
được nữa” [5], vì vậy Tô Hoài luôn viết những việc rất thực và quan tâm viết
những điều mà ông trông thấy bằng chính đôi mắt của mình: “Tôi đã miêu tả
tâm trạng của tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình,quanh mình” [5].
Trước khi trở thành một nhà văn nổi tiếng được nhiều bạn đọc biết đến tên
tuổi của mình thì Tô Hoài đã một mình lăn lộn biết bao nhọc nhằn, khó khăn.
Khi còn trẻ ông là con gười rất ý chí kiên cường và đầy nghị lực để mưu sinh
nhà văn đã làm rất nhiều việc như bán hàng, dạy trẻ có lúc làm kế toán hiệu
buôn…nhưng trong mình luôn có một niềm tin rất vững vàng về nghề viết
văn.
Tô Hoài đã cố gắng tự học đã trở thành nhà văn có nghề nghiệp vững
vàng và sức sáng tạo thật phong phú bền bỉ và dẻo dai vô cùng. Nhà văn say


sưa sáng tác với khoảng hơn 60 năm cầm bút đã có rất nhiều đóng góp đặc

sắc và đồ sộ trước cách mạng và sau cách mạng Tháng Tám.
Thời kỳ Mặt trận dân chủ nhân dân, nhà văn Tô Hoài tham gia vào
phong trào Thanh niên phản đế. Vào năm 1943 gia nhập nhóm Văn hóa cứu
quốc ở Hà Nội đầu tiên. Sau Cách mạng tháng Tám ông tham gia Nam Tiến
sau đó lên Việt Bắc làm báo “Cứu quốc”. Từ 1951 Tô Hoài về công tác ở hội
văn nghệ Việt Nam, tuy nhiên nhà văn vẫn thường xuyên đi hành quân cùng
bộ đội, cùng tham gia chiến dịch Biên Giới và cùng bộ đội chủ lực tiến công
để giải phóng Tây Bắc
Sau khi hòa bình được lặp lại tại đại hội nhà văn lần thứ nhất(1957) Tô
Hoài đã được bầu làm Tổng thư ký. Sau đó tiếp từ những năm từ 1958 đến
1980 ông tham gia Ban Chấp Hành, phó Tổng bí Thư của Hội nhà văn Việt
Nam. Từ 1966 đến 1996 Tô Hoài làm chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội. Bên
cạnh đó ông còn tham gia nhiều công tác xã hội khác nhau như Đại biểu Quốc
Hội, phó chủ tịch hữu nghị Việt Ân, Ủy viên Ban Chấp Hành Việt Xô. Vào
1996 ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đã chứng minh khẳng định
một tài năng có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ đậm đà bản sắc dân tộc, qua đó
thể hiện một phong cách riêng rất Tô Hoài.
1.2.2. Quá trình sáng tác và các đề tài chính
Chúng ta dễ nhận ra rằng Tô Hoài là một nhà văn có tấm lòng chung
thủy son sắc với hơn 60 năm tuổi nghề đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ
trên nhiều thể loại khác nhau.
Trước Cách mạng tháng Tám sáng tác của Tô Hoài là một cây bút có
sức viết rất mạnh mẽ, đậm cảm quan nghệ thuật không trộn lẫn với bất kì một
ai và có một giọng điệu rất riêng, độc đáo và đặc sắc. Sáng tác trong giai đoạn
này cũng góp phần tạo nên đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt
Nam.


Tô Hoài đến với văn xuôi hiện thực đầu tiên đầy tâm huyết và quyết đi
theo con đường của chủ nghĩa hiện thực. Với một niềm đam mê cầm bút miệt

mài tìm tòi sáng tạo “ trong ngoài ba năm viết như chạy thi” [10, 19 ] trong
một thời gian ngắn thôi ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, mang
đậm dấu ấn phong cách rất riêng và đặc sắc được Trần Đình Nam nhận xét
là:“ một nhà văn xuôi bẩm sinh” Tô Hoài đến với nghề văn thật tự nhiên,
không gò bó, ép buộc.
Với truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí” ra đời đã mang đến cho Tô Hoài
một bước khởi đầu thành công, đã thu hút biết bao đối tượng độc giả đều rất
thích thú cả người lớn và trẻ em.
Ở tuổi 20 tác phẩm đã giúp nở rộ tài năng kiệt xuất của mình về nhiều
thể loại văn học với ngòi bút linh hoạt, sự quan sát tỉ mỉ và đầy tinh tế. Ngôn
ngữ của nhà văn là ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, có sắc thái giọng điệu dí
dỏm rất riêng, rất sắc sảo và rõ nét. Nhà văn đã từng chia sẻ: “trước cổng làng
quê tôi có một bãi sông, trên bãi ấy tập hợp một thế giới rất nhiều cây cỏ và
các giống vật cho chúng tôi đùa chơi với. Những con giống trong Dế mèn
phiêu lưu ký mà tôi có nói được sự hoạt động, tính nết và phong tục của
chúng, là do tôi có nghịch, có bè bạn quen biết chúng nhiều. Thực tế ấy, thơ
mộng ấy khơi nguồn cho tôi viết. chứ không phải tại khiếu viết văn” [5, 7677].
Quê ngoại làng Nghĩa Đô đã trở thành những đề tài chính trong sáng
tác của nhà văn như: Nhà nghèo( 1942), Giăng thể( 1942), Xóm giếng ngày
xưa( 1944) và Cỏ dại(1944) đều được hướng ngòi bút miểu tả về vùng quê
thân yêu của nhà văn. Từ đó một bức tranh về cuộc sống xung quanh đã được
nhà văn vẽ nên một cách đậm nét. Nơi đó là một vùng quê gần nơi phố thị giờ
đây đã không còn được sự thanh bình, mộng mơ như những trang thơ qua đó


nhà văn thể hiện khao khát mong ước về một cuộc ngày càng tốt đẹp hơn, cải
thiện hơn.
Sau cách mạng tháng Tám Tô Hoài ít băn khoăn trước trang giấy như
những cây bút cùng thời khác. Với tác phẩm Vỡ tỉnh đã đánh dấu là tác phẩm
đầu tiên. Một đề tài thu hút tâm lực và trí lực của Tô Hoài và đạt được thành

công lớn trong thời kỳ này là viết về đề tài miền núi với những con người
hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng lại có cuộc sóng vô cùng khó khăn đầy
đa khổ trong chế độ thực dân nửa Phong Kiến. Ông là người đặt đầu tiên viên
gạch xây nền cho Việt Nam khi viết về con người và cuộc sống của các dân
tộc miền núi. Ngòi bút của ông hướng về những thay đổi của vùng đất và con
người nơi đây trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ Thực dân nửa Phong
kiến và bọn cường hào ác bá ( Núi Cứu Quốc, Tập truyện Tây Bắc…)
Thành tựu xuất sắc nhất khi viết về miền núi của Tô Hoài là tập truyện
Tây Bắc gồm 3 tác phẩm: Mường Giơn, Cứu đất cứu Mường và Vợ chồng A
Phủ đã được nhận giải thưởng của hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954- 1955.
Tập truyện Tây Bắc đã tả sâu sắc đầy chân thực về cuộc đời đầy đau
khổ của những người dân miền núi dưới ách thống trị và bóc lột hết sức tàn
nhẫn của bọn Thực dân Pháp và bọn lang đạo độc ác nhất là tập trung nói về
nỗi khổ của người phụ nữ. Qua nhà văn Tô Hoài độc giả có được những kinh
nghiệm sống hiểu được cảnh thống khổ của đồng bào miền núi để từ đó có
những cảm xúc yêu thương trân trọng đối với con người và vùng đất này.
Tiếp tục trong chặng đường viết về đồng bào miền núi điển hình là Tây
Bắc trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác với Miền Tây đã thành công trong
việc miêu tả những bước đi đầu tiên đầy gian khổ khó khăn của nơi đây đi lên
chủ nghĩa xã hội và đã được giải thưởng hội nhà văn Á- Phi 1972. Đề tài miền
núi được tiếp tục miêu tả tỉ mỉ với Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), họ Giàng
ở Phìn Sa (1984), Nhớ Mai Châu(1988). Với một tấm yêu thương tha thiết


con người, một trái tim nhạy cảm đầy ấm áp Tô Hoài đã ghi nhận những điều
chân thực vè cuộc sống và con người nơi Tây Bắc.
Nhìn chung sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài là một cây bút quan trọng
trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại với nhành thành quả vô
cùng to lớn và quan trọng. Những tác phẩm của Tô Hoài đã giúp cho độc giả
có những hiểu biết kinh nghiệm về cuộc sống và con người với cách sử dụng

ngôn ngữ nghệ thuật chân chính và điêu luyện.
1.2.3. Đề tài miền núi trong truyện ngắn của Tô Hoài
Tô Hoài là một nhà văn viết nhiều viết hay và thành công nhất là truyện
ngắn viết về đề tài miền núi, là một con người miệt mài với con đường sáng
tác đầy nghiêm túc với nghề cầm bút: “nghề viết phải là nghề học suốt đời.
Có thể sự sáng tạo ở lĩnh vực nào cũng đòi hỏi một sự rèn luyện. Nhưng tôi
nghĩ một cách chủ quan: nghề viết đòi hỏi khắt khe hơn. Rèn luyện đem đến
kết quả, đó là công lao của kiên trì, cố gắng chịu mày mò, nghe ngóng, tìm
kiếm, thu thập, tích trữ mọi mặt vốn liếng tư tưởng, văn hóa, nghiệp
vụ”[5,66]. Bên trong con người ông là một con người cần mẫn, khao khát đi
tìm những vẻ đẹp của con người, là một người thành công khi viết truyện
ngắn Tô Hoài luôn muốn viết “các truyện ngắn hay nhất bao giờ cũng là
truyện ngắn sẽ viết. Người viết thấy ra cái khó ấy, cái đau khổ ấy, niềm hi
vọng không cùng ấy trong lúc cầm bút” [5,101]. Chế Lan Viên đã từng nhận
xét rằng “Nhặt những chữ của đời mà viết nên trang”. Tô Hoài luôn khao khát
viết nên những truyện ngắn giàu ý nghĩa mang lại cho người đọc thấu hiểu và
cảm thông với số phận của nhân vật muốn được như vậy nhà văn phải sống
cùng nhân vật của mình, thấu hiểu mọi cung bậc tình cảm của nhân vật. Vì
vậy nhà văn luôn băn khoăn trăn trở để viết nên những truyện ngắn hay: “rút
ngắn, rút ngắn nữa. Cho chặt, cho chắc, cho tinh tế”[5,150] . Đó là điều nhà
văn luôn mong mỏi tuy là truyện ngắn nhưng trong đó lượng ý nghĩa thông tin


truyền đến cho độc giả là vô cùng lớn và độc giả cũng là đồng sáng tạo. Tô
Hoài luôn tạo cho bản thân một lối viết rất độc đáo và tỉ mỉ: “người viết có lối
văn độc đáo, bản sắc riêng, ai đọc cũng thấy, không phải vì người ấy đã đặt
câu giống nhau, lặp đi lặp lại những chữ đầu câu theo tay quen. Không những
thói quan mòn mỏi đó chỉ có hại, chỉ làm hại”[5,157].
Vương Trí Nhàn đã khẳng định về khả năng tài tình trong việc quan sát
vô cùng tinh tế của Tô Hoài đến nỗi: “con ruồi bay qua không lọt khỏi

mắt”.Với một niềm say mê truyện ngắn đến khôn cùng Tô Hoài đã từng tâm
sự và khẳng định: “Tôi thích truyện ngắn, bao giờ cũng tìm đọc truyện ngắn
bởi đó là một thể loại có tính chiến đấu mạnh”[13,7] vì theo nhà văn đó chính
là: “cách cưa lấy một khúc đời sống” [13,8] nên“viết bao nhiêu cũng không
thấy ngại, càng viết lại càng viết nữa. Viết là say và viết là tỉnh. Viết là để ghi
lại những gì đã sống, viết lại chính là sự sống nữa” [13].Hay Trần Hữu Tá đã
có những nhận định rằng: “ Tô Hoài già dặn trong truyện ngắn. Tô Hoài có
khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người, vật, thiên
nhiên, cảnh sinh hoạt…tất cả đều hiện lên lung linh sống động nổi rõ cái thần
của đối tượng và bàng bạc một chất thơ” [14, 188].
Trong đời cầm bút ông đã để lại rất nhiều tác phẩm viết về các dân tộc
ít người nhất là núi rừng Tây Bắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Dường như đó là duyên nợ của nhà văn. Tô Hoài có tâm sự rằng khi ông hoạt
động bí mật tại Hội văn hóa cứu quốc ông đã có ý viết về sự kiện đồng chí Bé
ca ngợi tinh thần dũng cảm của đội nữ du kích Ba Bể nhưng không thành
công. Trong dịp trả lời phỏng vấn của tạp chí văn hóa kỉ niệm 20 năm thành
lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhà văn đã nói về quá trình viết về đề tài
miền núi:“ Trước cách mạng, rừng núi hoàn toàn xa lạ với tôi. Lần đầu trong
thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, tiếng vang của chiến khu Việt Bắc dội
xuống đồng bằng, qua sách báo bí mật của Đảng và những câu chuyện kể cuả


cán bộ cách mạng, hình ảnh và thực tế cách mạng ấy hấp dẫn tôi, gợi tôi suy
nghĩ [5,65]. sau cách mạng Tô Hoài làm phóng viên cho báo cứu quốc và
được cử đi nhiều mặt trận nhiều nơi được cùng sống và sinh hoạt với những
con người vùng Tây Bắc của Tổ quốc từ đó giúp cho ông có những kinh
nghiệm thực tế để viết nên nhiều tác phẩm nhằm ca ngợi phẩm chất tốt đẹp
của đồng bào miền núi trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp nhà văn đã chia sẻ : “làm phóng viên, tôi được đi nhiều, biết nhiều việc,
tiếp xúc nhiều cái mới trên nhiều mặt khác nhau. Do đấy tôi tập có được một

nhận định thính trước mọi việc xảy đến. Chất chứa một bề mặt, hiểu biết rộng
rãi, chính là cái nền chắc chắn nhất, không có không xong, để tạo cơ hội đi
sâu”[5,170] Nổi tiếng và đáng chú ý giai đoạn này của Tô Hoài là tập truyện
ngắn Núi cứu Quốc (1948) gồm 4 truyện : Công tác xa, Đồng Chí Hùng
Vương, Nà Lộc và Tào Lường.
Điểm đặc biệt chúng ta dễ nhận thấy thiên nhiên trong tác phẩm viết về
đề tài miền núi của Tô Hoài hiện ra như một nét thực của chính hiện thực
cuộc sống miền Tây Bắc. Hiện thực cuộc sống ở trong các truyện ngắn của
ông không chỉ là nói về những vấn đề căng thẳng quyết liệt của cuộc đấu
tranh giai cấp mà còn là những bay bổng của tâm hồn đầy chất thơ, là những
cái tình tươi mát của con người với thiên nhiên. Hiểu thiên nhiên giúp ta hiểu
con người. Miêu tả thiên nhiên giúp để khắc họa rõ hơn về con người. Thiên
nhiên miền Tây Bắc của Tô Hoài thật đẹp và con người sống trong thiên
nhiên ấy cũng đẹp như chính bản thân nó có. Con người hòa quyện với thiên
nhiên giúp cho ta hiểu thêm về cảnh và người nơi vùng cao. Tô Hoài là một
nhà văn của đồng bào dân tộc miền núi, rất hiểu biết về văn hoá và kho tàng
văn học dân gian cũng như con người và cuộc sống của đồng bào dân tộc
thiểu số vì thế Tô Hoài đã sử dụng rất thành công chất liệu của lời văn dân


gian để tạo cho tác phẩm của mình có chất thơ đến mê đắm lòng người đọc,
gây sức ám ảnh trong trí nhớ mỗi người.
Khi miêu tả về cuộc sống những con người nơi đây dù khi nói về cuộc
sống hay cái chết tất cả rất dị, bình thường nhưng rất đặc sắc. Tô Hoài có một
mối quan tâm đặc biệt đến cuộc sống đời và là một nhà văn viết về phong tục
và những sinh hoạt bình dị ở miền núi.
Những tác phẩm viết về đề tài miền núi đã cho ta hiểu con người miền núi với
những bản chất thật thà, thủy chung đậm nghĩa tình có lòng tin sắt đá ở cách
mạng. Những nhân vật Hùng Vương, Bảo, Sìn đã để lại ấn tượng sâu sắc, khó
quên về các anh cán bộ cách mạng nơi miền núi tận tình trong công tác phục

vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Tô Hoài yêu người miền núi, ông đi sâu nói về những con người miền
núi với con mắt của một kẻ xa lạ nhưng si tình đắm say như để tìm kiếm một
sự kỳ thú trong đó. Sau này trong những kinh nghiệm viết văn của tôi Tô Hoài
đã thú nhận hồi đó mình đã có nhược điểm quả chuông lạ, thích lạ và khoe
chữ .
Tô Hoài lúc đó vẫn chưa có sự hiểu biết đặc sắc về các dân tộc thiểu số,
không hiểu hết sự phong phú của đồng bào miền núi vì mới chỉ tiếp xúc lần
đầu nên cái nhìn vẫn còn sự non nớt, ngây thơ đầy bỡ ngỡ khó tránh khỏi.
Năm 1953 tập truyện Tây Bắc ra đời đã đánh dấu bước ngoặt của Tô
Hoài trong việc chiếm lĩnh hoàn toàn về đề tài miền núi và chính thức là nhà
văn hiện thực xã hội chủ nghĩa và đạt được thành công vang dội. Đó là điều
tất yếu của việc nhà văn khi được thấm nhuần về tư tưởng tình cảm trong
cuộc sống thực tiễn kháng chiến tại miền núi.
Truyện ngắn viết về đề tài miền núi chủ yếu tập trung ở tập Truyện Tây
Bắc, Tô Hoài đã chia sẻ về thực tế sáng tác: “ Năm 1952 tôi theo bộ đội chủ
lực tiến quân vào miền Tây , tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc các đơn


vị ta qua sông Thao, đánh tan nhiều đạo quân và đồn bốt địch, cho đến lúc
vượt sông Đà, thì đã giải phóng được một giải đất rông lớn phía hữu ngạn
trong đó bao gồm nhiều khu du kích của các dân tộc anh em đã chiến đấu
ròng rã nhiều năm giữa lòng địch(…) cái kết quả lớn nhất và trước nhất của
chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và người Miền Tây đã để thương để nhớ
cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn
tôi ra khỏi dốc núi làng Tà Sùa, cũng vẫy tay gọi:“ Chéo lù! Chéo lù” (trở lại!
trở lại). Hai tiếng “trở lại! trở lại” chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại mà
còn phải đem “trở lại” cho những người thương ấy một kỉ niệm tấm lòng
mình, một cái gì làm biểu hiện lại cả cuộc đời người Mèo trung thực, chí tình
dù gian nan thế nào bao giờ mong anh em trở lại. Hình ảnh Tây Bắc đau

thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét thành người, thành việc trong tâm
trí tôi… ngay cho tới hôm nay tôi vẫn bồi hồi nhớ như in. Đó là một ám ảnh
mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác. Ý thức tha thiết với đề tài là một lẽ quyết
định, vì thế tôi viết truyện Tây Bắc” [5, 70-71]. Những nhân vật miền núi
trong sáng tác đáng nhớ của Tô Hoài, số phận của những con người nơi đây
mang nét ám ảnh lớn ít đi vào miêu tả sâu vào tính cách. Họ đi từ cuộc đời
khổ đau vào tác phẩm và từ những tác phẩm ấy lại bước ra hiện thực cuộc
sống cùng hòa vào dòng đời bình dị. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh
nhận định: “Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của
đời thường”[11,252]. Từ suy nghĩ đến cách sống tất cả đều mang tính đời
thường, giản dị, hồn nhiên và đầy chân thực. Thậm chí những suy nghĩ ước
mơ của những con người miền núi nơi đây cũng rất giản dị, hồn nhiên có lúc
đến tội nghiệp tuy sống trong kìm kẹp, chịu bao đau khổ nhưng họ vẫn luôn
mơ về một ngày mai tươi sáng bắt dầu từ những điều nhỏ nhoi, cô “Ính” vẫn
mơ một tối xoè sàn (Mường Giơn), có khi vợ chồng A Phủ lại mong mỏi xây
dựng được một cái nhà gỗ chắc chắn trên núi tranh (Vợ chồng A Phủ). Tô


Hoài muốn những đứa con tinh thần của mình giản dị, chân thực hồn nhiên
như bản thân chính ngoài cuộc sống nên Tô Hoài cũng ít khi đi phân tích các
nhân vật của mình ở góc độ trí tuệ nên những tác phẩm của ông không có
nhân vật nào thiên nặng về suy nghĩ. Điều này rất phù hợp với thực tế ở miền
núi.
Chúng ta có thể thấy trong 30 năm kháng chiến và những năm nền văn
học còn đang có xu hướng viết sử thi, ít có nhà văn nào lại xây dựng được
những nhân vật cán bộ, nhân vật tích cực theo hướng hiện thực đời sống và
ánh những nét rất đời thường có những tình cảm vô cùng đáng quý. Tô Hoài
có Cái nhìn rất khách quan về con người từ trong những năm đầu của cuộc
cách mạng nhà văn đã mang nhân vật trong tác phẩm của mình bám sát với
thực tế. Cùng viết về miền núi nhưng quan niệm của Tô Hoài mang đậm chất

miền núi đầy chân thực không mang tính lí tưởng, không có ý định xây dựng
về tính cách nên trong những tác phẩm của mình những con người khó đoán
định thường không được xuất hiện.
Có được những tình cảm đáng yêu như vậy thật là một điều tự nhiên
đáng trân trọng khi Tô Hoài đã thật sự sống và cùng trải nghiệm nhiều cùng
đồng bào dân tộc chứ không phải chỉ vài ba ngày cùng với nhân vật của mình
cùng đi vác củi, cùng thổi sáo, cùng đi bắt chuột, đào núi,bắt cá suối, rồi lại
đi “cướp vợ”. Cùng đồng bào chịu khổ ăn rêu đá, thịt ngựa không muối, bọ
hung xào.Trong mỗi chuyến đi thực tế lên vùng vùng Tây Bắc của Tổ quốc,
Tô Hoài đã rất nghiêm túc trong việc ghi chép lại những sự việc và con người.
Nhà văn đã ghi lại từ những chi tiết nhỏ nhất như tiếng chim gáy ở trong rừng
sâu kia, tiếng chim gáy ở đồng bằng hay là tiếng chim nuôi trong lồng. Tất cả
những điều ông tận mắt thấy tai nghe được tận tay làm đều được ghi lại một
cách tỉ mỉ và đầy tinh tế những điều đó giúp cho chúng ta tin .Vì vậy, là một
nhà văn người Kinh Tô Hoài khi viết về đề tài miền núi tuy bên trong có


×