Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường phần Hóa học vô cơ ở trường Trung học phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM H NI

----------

KHONGVILAY VOLAYUTH

PHáT TRIểN NĂNG LựC GIảI QUYếT VấN Đề CHO HọC SINH
THÔNG QUA DạY HọC TíCH HợP GIáO DụC BảO Vệ MÔI TRƯờNG
PHầN HóA HọC VÔ CƠ ở TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG
NƯớC CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LµO

Chun ngành: Lí luận và PPDH bộ mơn Hóa học
Mã số: 9 14 01 11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
BỘ MƠN LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Trung Ninh

Phản biện 1: PGS.TS Cao Cự Giác - Trường Đại học Vinh
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Sửu – Trường ĐHSP Hà Nội
Phản biện 3: TS Nguyễn Thị Kim Thành - Trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội

Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp trƣờng họp


tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Vào hồi.......giờ........phút, ngày.......tháng.......năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện trường Đại học Sư phạm HàNội


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC
1. KhongViLay VOLAYUTH (2015),“Những nguyên tắc chung lựa chọn nội dung
tích hợp ở nhà trừơng và các năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ
thơng Nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào)”, Tạp chí Giáo
dục. Số đặc biệt, tr 180-181 tiếp (tr 176).
2. KhongViLay VOLAYUTH, (2016),“Vận dụng dạy học tích hợp vấn đề giáo dục
bảo vệ mơi trường trong dạy học hóa học (phần các hợp chất vơ cơ lớp 10 hydro
sunfua-lưu huỳnh đioxit- lưu huỳnh trioxit) nhằm phát triển năng lực cho học sinh
trung học phổ thông nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Kỉ yếu hội thảo khoa
học quốc gia, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và phổ biến, áp dụng hệ thống
danh pháp và thuật ngữ hóa học góp phần phát triển năng lực và phẩm chất đạo đức
học sinh, sinh viên các trường phổ thông, đại học, cao đẳng trong dạy học Hóa học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 04/2016.
3. KhongViLay VOLAYUTH, Trần Trung Ninh (2017),“Các biện pháp phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông nước Cộng hịa Dân
chủ Nhân dân lào trong dạy học hóa học tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường”, Kỉ
yếu hội thảo khoa học quốc tế, phát triển năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên khoa
học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
trường đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 12/2017.
4. KhongViLay VOLAYUTH, Trần Trung Ninh (2018),“Tìm hiểu nội dung giáo dục
mơi trường trong chương trình hóa học ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
(CHDCND Lào)”, Tạp chí Giáo dục. Số đặc biệt, tháng 5/2018. tr 292-296.

5. KhongViLay VOLAYUTH, Trần Trung Ninh (2018),“Đánh giá năng lực giải
quyết vấn đề của học sinh trung học phổ thông thơng qua dạy học theo dự án
phần Hóa học vơ cơ ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào)”,
Tạp chí Giáo dục. Số đặc biệt, tháng 9/2019. tr 267-275.
6. KhongViLay VOLAYUTH, Trần Trung Ninh (2019 ), “Sử dụng dạy học hợp
đồng nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường trung học
phổ thơng nước CHDCND Lào”. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Volume 64, số 4, trang 198-210.
7. KhongViLay VOLAYUTH, Trần Trung Ninh (2019 ),“Thực trạng dạy học hóa
học ở trường trung học phổ thơng nước CHDCND Lào theo hướng phát triển
năng lực giải quyết vấn đề”. Tạp chí Giáo chức, số 147/7/2019. Tr 39-43.


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND) đang trong quá trình phát
triển trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong quá trình đó, song song với
nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ bảo vệ mơi trường. Do đó, nhiệm vụ của
ngành giáo dục cần đổi mới mọi mặt để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp
ứng nhu câu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IX đã khẳng định:
“Phát triển hệ thống giáo dục quốc gia sao cho có chất lượng và sự đổi mới tích cực, tiến
tới hiện đại. Trong công tác giáo dục và đào tạo con người, chúng ta cần phải chú ý hai
mặt đi đôi với nhau: thứ nhất là cần phải chú ý đào tạo về chính trị tư tưởng và lí tưởng
xã hội chủ nghĩa, giáo dục ý thức pháp luật và kỷ luật, thứ hai là phải mở rộng qui mô
đào tạo các chuyên gia đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn trong các ngành
khoa học giáo dục hiện nay, từng bước sánh kịp các nước trên thế giới”.
Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa

học, cơng nghệ có trình độ cao, cán bộ quản lí, kinh doanh giỏi và cơng nhân kỹ thuật lành
nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực
hiện phổ cập giáo dục cơ sở. Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần VIII
nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, sinh viên".
Trong những năm qua, giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) ở nước CHDCND
Lào đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên đối với nhiều giáo viên (GV) và HS cơng tác
GDBVMT cịn chưa được chú ý đúng mức.
Thực trạng dạy học hóa học ở nước CHDCND Lào cho thấy chưa có sự đổi mới
đáng kể. Trước tình hình đó, mục tiêu của chúng tôi là cập nhật những kiến thức mới
về PPDH mơn Hóa học và vận dụng một cách tích hợp nhằm phát triển một số năng
lực cho HS trường THPT; từng bước đổi mới việc dạy học mơn Hóa học vơ cơ ở các
trường THPT, nâng cao chất lượng học tập, góp phần đào tạo thế hệ HS mới đáp ứng
được yêu cầu ngày càng phát triển của đất nước.
Chúng tôi tập trung nghiên cứu PPDH nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
(NLGQVĐ) của HS thơng qua dạy học hóa học vơ cơ tích hợp GDBVMT ở nước
CHDCND Lào.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học tích
hợp giáo dục bảo vệ mơi trường phần Hóa học vơ cơ ở trường THPT nước
CHDCND Lào”.
2. MỤC ĐÍCHNGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vận dụng DHTH GDBVMT trong dạy học phần Hóa học vơ cơ nhằm
phát triển NLGQVĐ cho HS ở trường THPT nước CHDCND Lào.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học hóa học ở trường THPT theo chương trình ban khoa học
tự nhiên của Bộ Giáo dục và Thể thao nước CHDCND Lào.



2

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học tích hợp GDBVMT phần Hóa học vơ cơ và những biện pháp phát
triển NLGQVĐcho HS ở trường THPTnước CHDCND Lào.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các biện pháp phát triển NLGQVĐ hợp lí thơng qua DHTH
GDBVMT phần Hóa học vơ cơ chương trình THPT nước CHDCND Lào.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Vận dụng các biện pháp phát triển NLGQVĐ hợp lí thơng DHTH GDBVMT
phần Hóa học vơ cơ chương trình THPT nước CHDCND Lào thì sẽ phát triển
NLGQVĐ cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến DHTH, nguyên tắc thiết kế chủ đề
DHTH, mọt số PPDH và KTDH tích cực sử dụng trong DHTH như: dạy học dự án,
dạy học hợp đồng ở trường THPT nước CHDCND Lào.
- Nghiên cứu về khái niệm NL, các biểu hiện, tiêu chí đánh giá, bộ cơng cụ đánh
giá NLGQVĐ thơng qua DHTH GDBVMT phần Hóa học vơ cơ ở trường THPT.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) phần Hóa
học vơ cơ nước CHDCND Lào.
- Điều tra thực tiễn dạy và học hóa học của GV và HS ở một số trường THPT
trong việc bồi dưỡng, rèn luyện NL cho HS ở nước CHDCND Lào.
- Nghiên cứu các biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực nói chung, đặc biệt
đi sâu nghiên cứu biện pháp phát triển NLGQVĐ thông qua DHTH GDBVMT phần
Hóa học vơ cơ ở trường THPT nước CHDCND Lào.
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để xác định tính phù hợp, chất lượng, tính
hiệu quả và tính khả thi của biện pháp đã đề xuất nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS

ở trường THPT nước CHDCND Lào.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã sử dụng phối hợp các nhóm
phương pháp nghiên cứu như sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu về lý luận, nhóm
phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp xử lí thống kê.
8. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
-Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan đến cơ sở lí luận và
thực tiễn về việc vận dụng DHTH GDBVMT trong dạy học phần Hóa học vơ cơ
nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS THPT nước CHDCND Lào.
- Khảo sát thực tiễn và rút ra nhận xét về thực trạng vận dụng DHTH nhằm phát
triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học phần Hóa học vơ cơ ở trường THPT nước
CHDCND Lào.
-Đề xuất các biện pháp phát triển NLGQVĐ cho HS THPT thơng quaDHTH
GDBVMT trong dạy học phần Hóa học vơ cơ. Xác định ngun tắc, quy trình, sử
dụng DHDA, DHHĐ lựa chọn nội dung, đề xuất hệ thống chủ đề dự án, thiết kế một số
kế hoạch bài dạy có sử dụng DHDA, DHHĐ và TNSP.
-Xác định tiêu chí NLGQVĐ của HS THPT nước CHDCND Lào; thiết kế, sử dụng
bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ trong dạy học phần Hóa học vơ cơ theo dạy học dự án và
dạy học hợp đồng.


3

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THƠNG QUA DẠY HỌC TÍCH
HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG PHẦN HĨA HỌC VƠ CƠ Ở
TRƢỜNG THPT NƢỚC CHDCND LÀO
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về dạy học tích hợp

Trình bày xu thế quốc tế về DHTH và việc vận dụng quan điểm DHTH ở trên
thế giới và nước CHDCND Lào.
1.1.2. Một số nghiên cứu về năng lực và phát triển NLGQVĐ của học sinh
trong dạy học hóa học
1.2. Năng lực và việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học
phổ thơng trong dạy học hóa học
1.2.1. Khái niệm năng lực
Trình bày khái niệm của năng lực của các tác giả trên thể giới.
1.2.2. Giáo dục định hướng phát triển năng lực của nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào
1.2.3. Năng lực chung cần phát triển cho học inh trung học ph thông
1.2.4. Năng lực giải quyết vấn đề
1.2.5. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học ph
thơng trong dạy học hóa học
1.3. Dạy học tích hợp là phƣơng thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng và phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
1.3.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp
1.3.2. Các mức độ trong dạy học tích hợp
1.3.3. Cơ ở phương pháp luận của dạy học tích hợp
1.3.4. Mục tiêu của dạy học tích hợp
1.3.5. Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường
1.4. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học sử dụng trong dạy học tích
hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
1.4.1. Dạy học dự án
1.4.2. Dạy học hợp đồng
1.4.3. Bài tập hóa học
1.4.4. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1.5. Thực trạng việc vận dụng dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ mơi
trƣờng và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Chúng tôi tiến hành điều tra 226 GV và 1,899 HS ở các trường THPT của 18

tỉnh/thành phố, thực hiện trong 3 năm học từ 2015–2018 (Đa số GV là những GV cốt
cán đi dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại các cụm trên toàn quốc).(Nội dung của
phiếu điều tra trình bày ở phụ lục số 1.3 trong luận án).
1.5.1. Kết quả điều tra giáo viên
a. Về cơ sở vật chất cho việc dạy học mơn Hóa học
Qua số liệu điều tra cho thấy, có rất nhiều trường THPT chưa có đầy đủ phịng
học bộ mơn, hố chất, dụng cụ TN và cịn có một số trường vẫn còn thiếu máy chiếu


4

(Projector) hoặc ti vi kết nối với máy tính là những điều kiện cần thiết phục vụ cho
việc dạy và học được thuận lợi, đáp ứng yêu cầu đổi mới về PPDH.
b. Về mức độ sử dụng dạy học tích hợp bảo vệ môi trường thông qua dạy học
Từ kết quả điều tra cho thấy các GV sử dụng về tích hợp nội mơn và lồng ghép
nhiều nhất, trong đó (108 GV) chiếm 47,7% GV cho rằng tích hợp lồng ghép và nội
mơn là một trong những tích hợp dễ gần tiếp cận và nội dung cũng đa dạng so với các
mức khác như là tích hợp liên mơn hoặc tích hợp xun mơn.
c. Về mục tiêu phát triển năng lực trong dạy học hóa học
Về mục tiêu phát triển NL trong dạy học có (106 GV) chiếm 47,5% GV cho
rằng phần lớn là hướng dẫn HS làm các dạng bài tập trong chương trình hóa học phổ
thơng theo sách giáo khoa của Bộ và trong quá trình dạy học chỉ có (66 GV) 29,3%
GV đã quan tâm phát triển NLGQVĐ cho HS là chính so với các năng lực khác.
d. Nhận thức của GV về mức độ tầm quan trọng của giáo dục môi trường với sự
phát triển bền vững của nước CHDCND Lào
Khi nói đến sự phát triển bền vững của nước CHDCND Lào các GV đa số rất
hào hứng và muốn đưa ra cách giải quyết chẳng hạn như có 46% GV đồng ý và hồn
tồn đồng ý tương đương nhau, trong đó có 50,4% GV coi mơn khoa học như hóa
học là một mơn có thể phát triển GDMT cho HS.
e. Về mức độ sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học.

Thông qua việc điều tra cho thấy, các GV đã có sự vận dụng các phương pháp
và kí thuật dạy học khác nhau vào trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, việc sử dụng
phương pháp thuyết trình và đàm thoại vẫn là chủ yếu, việc sử dụng các PPDH và các
KTDH tích cực cịn nhiều hạn chế.
f. Về mức độ những khó khăn khi sử dụng PPDH giải quyết vấn đề
Hầu hết các giáo viên được hỏi cho rằng việc phát triển các NLGQVĐ cho HS
thông qua dạy học theo phương pháp dạy học GQVĐ là rất khó khăn. Do đó việc nghiên
cứu đề tài này là cần thiết.
g. Những khó khăn khi sử dụng PPDH dự án
Đa số GV được hỏi về khó khăn khi sử dụng dạy học dự án có 79,4% GV nói
là mất nhiều thời gian, 70,8% GV cho rằng trình độ HS cịn hạn chế và 74% GV lại
cho rằng nhà trường chưa đáp ứng được đầy đủ cơ sở hạ tầng cần thiết khi sử dựng
dạy học dự án.
1.5.2. Kết quả điều tra học sinh
Về việc yêu thích mơn Hố học có 55,60% HS thích mơn Hóa học và có 37,59%
HS vẫn cịn mức bình thường và cịn lại khơng thích.
Mức độ lồng ghép GDMT của giáo viên, phần lớn 64,40% HS nói là thỉnh
thoảng sử dụng và có 1,02% HS ít thường xun sử dụng.
Việc đưa ra những vấn đề tình huống thực tiễn yêu cầu các em vận dụng kiến
thức hoá học và kiến thức của các mơn học khác để giải thích và giải quyết vấn đề có
70,0% HS thỉnh thoảng sử dụng và có 2,14% HS chưa bao giờ sử dụng.
Sự thú vị và sự cần thiết của những các bài học môn Hố học có sự liên hệ
GDMT có 56,03% HS là thú vị, có 56,62% HS là cần thiết và 1,93% HS là khơng thú
vị và có 1,23% HS là khơng cần thiết.
Qua điều tra khảo sát GV và HS của một số trường của THPT tại nước
CHDCND Lào, có thể rút ra một số nhận xét như sau:


5


- DHTH, phát triển năng lực, đặc biệt NLGQVĐ là vấn đề còn rất mới đối với GV
và HS của một số trường THPT nói chung đặc biệt là nước CHDCND Lào nói riêng.
- HS cịn một phần lớn chưa thực sự u thích mơn Hố học, chưa biết đến vấn
đề tích hợp mơn Hố học với GDBVMT.
Từ kết quả điều tra khảo sát ở trên đã đặt ra một vấn đề, đó là làm như thế nào để
phát triển NLGQVĐ cho HS thơng qua DHTH BVMT nhằm góp phần phát triển
NLGQVĐ cho HS THPT thơng qua dạy học hố học là rất cần thiết để đạt được mục
tiêu của giáo dục THPT của nước CHDCND Lào hiện nay.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1 chúng tơi đã phân tích tổng quan các kết quả nghiên cứu về cơ sở
lí luận và thực tiễn có liên quan trực tiếp đến đề tài. Như các cơng trình nghiên cứu của
một số nhà Khoa học trên thế giới và nước CHDCND Lào. Nghiên cứu về DHTH và
việc phát triển NL cho HS; Nghiên cứu cơ sở lí luận và tổng quan về NL, NLGQVĐ (từ
khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, đánh giá NL và một số nội dung liên quan); Tổng quan về
DHTH bao gồm: Lịch sử, khái niệm và DHTH, mục tiêu của DHTH, các phương pháp
thường dùng trong DHTH, cơ sở phương pháp luận của DHTH; Nghiên cứu tìm hiểu
một số KTDH có thể vận dụng nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS nước CHDCND Lào
trong dạy học phần Hóa học vơ cơ ở trường THPT tại nước CHDCND Lào hiện nay.
Thông qua số liệu điều tra cho thấy:
1) Việc sử dụng các PPDH tích cực trong GDBVMT như dạy học dự án, dạy học
hợp đồng cịn ít được áp dụng.
2) Việc DHTH BVMT để phát triển NLGQVĐ cho HS cịn ít được quan tâm.
Vậy việc nghiên cứu các biện pháp phát triển NLGQVĐ cho HS thơng qua DHTH
GDBVMT phần Hóa học vô cơ ở nước CHDCND Lào là rất cần thiết và cấp bách.
CHƢƠNG 2
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THƠNG
QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG PHẦN
HĨA HỌC VƠ CƠ Ở TRƢỜNG THPT NƢỚC CHDCND LÀO
2.1. Phân tích chƣơng trình phần Hóa học vơ cơ trƣờng THPT nƣớc CHDCND Lào
2.1.1. Mục tiêu phần Hóa học vơ cơ trường THPT nước CHDCND Lào

2.1.2. Cấu trúc chương trình phần Hóa học vơ cơ trường THPT nước CHDCND Lào
2.1.3. Một số đặc điểm cần chú ý về nội dung và phương pháp dạy học phần
Hóa học vơ cơ trường THPT nước CHDCND Lào
2.2. Ngun tắc chung phát triển NLGQVĐ cho học sinh trong DHTH
GDBVMT ở trƣờng THPT nƣớc CHDCND Lào
2.2.1. Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo mục tiêu giáo dục
2.2.2. Nguyên tắc 2: Dạy học tích hợp là phương thức phát triển năng lực
2.2.3. Ngun tắc 3: Đảm bảo đặc thù của mơn Hóa học
2.2.4. Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh
2.2.5. Nguyên tắc 5: Phù hợp với thực tiễn
2.3. Nguyên tắc lựa chọn nội dung và quy trình tổ chức DHTH GDBVMT
nhằm phát triển NLGQVĐ cho học sinh trong dạy học phần Hóa học vơ cơ ở
trƣờng THPT nƣớc CHDCND Lào
2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học tích hợp


6

Nguyên tắc 1:Nội dung tích hợp phải phù hợp với mục tiêu giáo dục
Nguyên tắc 2: Nội dung dạy học tích hợp phải chính xác, khoa học
Nguyên tắc 3:Nội dung dạy học tích hợp phải có tính chọn lọc cao
Ngun tắc 4: Nội dung dạy học tích hợp phải vừa sức và tạo hứng thú học tập
cho người học
Nguyên tắc 5: Nội dung chủ đề dạy học tích hợp phải gắn với thực tiễn giáo dục
BVMT của địa phương
2.3.2. Quy trình t chức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
2.4. Biện pháp phát triển NLGQVĐ cho học sinh trung học phổ thông
nƣớc CHDCND Lào
2.4.1. Biện pháp 1: Sử dụng bài tập có nơi dung tích hợp GDBVMT theo
DHHĐ nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS trường THPT nước CHDCND Lào

Trong dạy học hóa học ở trường phổ thơng, BTHH được xem vừa là nội dung,
vừa là phương pháp dạy học để thực hiện mục tiêu giáo dục của mơn học ở trường
phổ thơng. BTHH có dạng định tính, định lượng; có bài tập tự luận, bài tập trắc
nghiệm khách quan; có bài tập lí thuyết, bài tập thực hành. BTHH có nội dung gắn
với thực tiễn cuộc sống về an toàn thực phẩm, với BVMT ngày càng được quan tâm
nghiên cứu, biên soạn và sử dụng trong dạy học ở trường phổ thông. Khi sử dụng bài
tập trong dạy học, GV có thể linh hoạt, sáng tạo vận dụng những kiến thức hóa học
phù hợp với từng đối tượng HS.
2.4.1.1. Nguyên tắc lựa chọn, xây dựng bài tập có nơi dung tích hợp GDBVMT
nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS trường THPT nước CHDCND Lào
2.4.1.2. Quy trình xây dựng bài tập có nơi dung tích hợp GDBVMT nhằm phát
triển NLGQVĐ cho HS trường THPT nước CHDCND Lào
2.4.1.3. Hệ thống bài tập có nơi dung tích hợp GDBVMT nhằm phát triển
NLGQVĐ cho HS trường THPT nước CHDCND Lào
2.4.1.4. Sử dụng bài tập có nội dung tích hợp GDBVMT theo dạy học hợp đồng
nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS trường THPT nước CHDCND Lào
a) Lựa chọn các nội dung kiến thức có thể áp dụng PPDH hợp đồng phần
Hóa học vơ cơ tích hợp GDBVMT
Trong luận án này chúng tơi áp dụng PPDH theo HĐ để dạy dạng bài luyện
tập, ôn tập trong chương trình phần HHVC ở trường THPT nước CHDCND lào.
b) Lập kế hoạch bài dạy áp dụng PPDH hợp đồng cho bài luyện tập, ơn tập
phần Hóa học vơ cơ có nội dung tích hợp GDBVMT
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học; Bước 2: Xác định PPDH; Bước 3: Thiết kế
văn bản của hợp đồng
a) Thiết kế số lượng các nhiệm vụ
b) Thiết kế các nhiệm vụ
c) Một số kế hoạch bài học minh họa
Chúng tôi thiết kế 4 giáo án dạy học hợp đồng như bài: Luyện tập về clo và hợp
chất chứa oxi của clo; luyện tập về oxi; luyện tập về các hợp chất chứa oxi của lưu
huỳnh (SO2, H2SO3, M2(SO3)x; luyện tập về các hợp chất chứa oxi của lưu huỳnh SO3,

H2SO4, M2(SO4)x (Được trình bày ở phụ lục 4). Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một
giáo án hợp đồng để minh họa.


7

Hợp đồng số 1
BÀI: LUYỆN TẬP VỀ CLO VÀ HỢP CHẤT CHỨA OXI CỦA CLO
Họ và tên HS:………………………….. thời gian từ:…………đến:……………
Nhiệm
Yêu
Hình

Tự đánh
    
Nội dung
vụ
cầu
thức HĐ
giá
Lập SĐTD


1





2

Giải BT 2
20

  15

3
Giải BT 3




4
Giải BT 4
10
Nhiệm vụ bắt buộc 
Thời gian tối đa 
Nhiệm vụ tự chọn 
Đã hoàn thành 
Hoạt động cá nhân 
Tiến triển tốt 
Nhóm đơi 
Gặp khó khăn 
Hoạt động theo nhóm đơng 
Rất thoải mái 
Bình thường
Cần GV hướng dẫn
Khơng hài lịng
BT thực hiện ở nhà
Tôi cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng
Học sinh

Giáo viên
(ký, ghi rõ họ và tên)
(ký, ghi rõ họ và tên)

Hình 2.2. SĐTD hóa kiến thức bài clo chưa hoàn thiện
Bài tập 1: Cho SĐTD chưa đầy đủ ở hình 2.2. Hãy thảo luận theo nhóm và
hồn thiện SĐTD để hệ thống hóa kiến thức bài clo và các hợp chất.
Bài tập 2: Cho các hợp chất sau: NaCl, Cl2, NaClO, NaClO2 NaClO3, NaClO4
1) Hãy xác định số oxi hóa của clo trong các hợp chất trên.
2) Hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: NaCl, HCl, NaClO.
3) Người ta dùng clo để sát trùng nước sinh hoạt. Lượng clo trong nước sinh
hoạt bằng 0,5ppm. Hãy tính nhà máy nước 100 ngàn dân cần dùng bao nhiều clo mỗi
ngày. Biết rằng mỗi người dùng 2m3 nước/ngày và 1m3 nặng 106
Bài tập 3: Khí CFC (cloroflorocacbon: CFCl3 hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2 ....) có
nhiều ứng dụng như làm khí sinh hàn trong các thiết bị làm lạnh, dung môi của các
mỹ phẩm, ... Tuy nhiên, ngày nay khí CFC bị cấm sử dụng, vì khí CFC là một trong
những khí có thể gây suy giảm tầng ozon. Cơ chế làm suy giảm tầng ozon của khí
CFC là gì? Các em hãy giải thích bằng các hiểu biết về hóa học.
Bài tập 4: Ô chữ của bạn
1). Sự nhận electron (quá trình nhận electron).
2). Thuốc thử để nhận biết các dung dịch bazơ.


8

3). Một dung dịch chứa các hợp chất của clo có tính tẩy trắng.
4). Người ta dùng yếu tốnày cho một số phản ứng hóa học để xảy ra nhanh hơn.
5). Một lượng chất chứa 6 x 1023 phân tử.
6). Hợp chất chứa oxi của clo có tính oxi hóa mạnh.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian tiến hành: 2 tiết
Hoạt động 1: Nghiên cứu và kí kết hợp đồng (5 phút)
- GV đưa ra bản hợp đồng, giải thích một số nội dung và yêu cầu cần thực hiện trong
hợp đồng.
- HS xem hợp đồng, thắc mắc những điều cịn chưa rõ, rồi kí hợp đồng.
- Hoạt động này, cần được tiến hành ở tiết học trước để HS có thời gian chuẩn bị tốt
hơn.
Hoạt động 2: HS thực hiện hợp đồng (40 phút)
Nhiệm vụ 1 () 20 phút
- GV tiến hành chia nhóm, mỗi nhóm 2 người.
- GV cho HS thảo luận đưa ra ý kiến bài tập 1 và 2.
- GV quan sát các nhóm thực hiện, đưa phiếu trợ giúp khi có nhóm cần trợ giúp.
- HS tiến hành thảo luận trong nhóm của mình và đưa ra lời giải khi GV yêu cầu.
- GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt kiến thức tổng kết về clo bằng SĐTD.
- GV chuẩn bị SĐTD bằng trình chiếu power point.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét và cho ý kiến.
- GV nhận xét và hỏi các câu hỏi khác có liên quan (Cho điểm HS).
- HS đã chuẩn bị trước ở nhà.
- HS trình bày tóm tắt kiến thức.
Nhiệm vụ 2 () 10 phút
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1, quan sát các HS thực hiện và góp ý khi cần thiết.
- Mỗi HS phải làm việc và tự tìm kiếm thơng tin để trả lời
Nhiệm vụ 3 () 10 phút
- GV yêu cầu HS làm bài tập 3.
- HS tiến hành thực hiện và tự đánh giá vào bản hợp đồng khi GV cho ngừng nhiệm vụ.
- GV quan sát các nhóm thực hiện, đưa phiếu trợ giúp khi có nhóm gặp khó khăn và
cần trợ giúp.
- GV khi hết thời gian yêu cầu các nhóm ngừng làm việc khi thực hiện, tự đánh giá
vào bản hợp đồng sau khi GV đưa ra đáp án.
- HS các nhóm thảo luận và viết bài giải vào bảng phụ.

- HS đánh giá vào bản hợp đồng khi GV yêu cầu.
Nhiệm vụ 4 () 5 phút
- GV cho HS thực hiện bài tập 4
- GV lấy ý kiến từ nhiều cá nhân.
- GV đưa ra từ khóa (Bài tập ơ chữ) cho bài tập.
- HS với kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, tiến hành trả lời những câu hỏi do GV đưa ra.
Hoạt động 3: Thanh lý hợp đồng (15 phút)
- GV yêu cầu HS đánh giá bài làm của mình vào bản hợp đồng và cũng cho HS đánh
giá theo kiểu đồng đẳng nhau để mang tính khách quan.
- Đối các bài tập khó HS cần hiểu rõ hơn. GV yêu cầu các nhóm mang bảng phụ treo


9

trên bảng để cả lớp theo dõi, nhận xét và cùng đối chiếu với đáp án của GV đưa ra.
Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá (10 phút)
- GV thu thập kết quả thực hiện hợp đồng của HS trong lớp, tổng hợp kiến thức cần
nhớ và dặn dò chuẩn bị cho bài sau hay phổ biến cho HS kí hợp đồng cho tiết học sau
(Nếu có).
- Có thể cho HS làm bài kiểm tra nhanh từ 5 đến 10 phút.
2.4.2. Biện pháp 2 : Vận dụng dạy học dự án nhằm phát triển NLGQVĐ cho
học sinh
2.4.2.1. Các bước thực hiện dạy học dự án trong dạy học phần Hóa học vơ cơ
2.4.2.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Khởi động - lập kế hoạch thực hiện DA; Bước 2: Thực hiện DA
Bước 3: T ng hợp và báo cáo kết quả
2.4.2.3. Giáo án minh họa
Chúng tôi thiết kế 4 giáo án bài dạy vận dụng phương pháp DHDA trong dạy
học phần hóa học vơ cơ THPT nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS như bài: "Phân
bón hóa học; cơng nghiệp silicat; oxi-ozon; hóa học và vấn đề ơ nhiễm mơi trường"

(Được trình bày ở phụ lục 4). Sau đây chúng tôi xin giới thiệu hai giáo án minh họa.
BÀI : PHÂN BÓN HÓA HỌC (2 tiết, SGK lớp 11)
A.Mục tiêu
1. Về kiến thức
*HS nêu đƣợc:
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại.
- Thành phần, tác dụng, sản xuất phân đạm, phân lân, phân kali, N, P, K và
phân bón vi lượng.
- Cách sử dụng phân bón hóa học an tồn, tiết kiệm, hiệu quả.
*HS giải thích đƣợc:
- Tác hại của dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi
trường
- Nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng.
- Thành phần một số loại phân bón hố học thường dùng.
*HS phân tích đƣợc:
- Cách bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hoá học.
- PP học theo dự án và các bước tiến hành học theo dự án gồm 3 bước.
- Ý nghĩa của việc tìm hiểu về phân bón hóa học trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng đã
biết trong các môn học và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Khái niệm sơ đồ tư duy và biết được cách sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển
các ý tưởng về chủ đề phân bón hố học.
*HS đánh giá đƣợc: Những nội dung về phân bón hóa học theo nhiều góc độ
khác nhau: Thành phần, tính chất, vai trị của từng loại phân bón hố học trên cơ sở
các kiến thức đã biết và tìm tịi, khám phá để thu được kiến thức mới.
2. Về kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
- Sử dụng an tồn, hiệu quả một số phân bón hố học.
- Khả năng làm việc nhóm, tìm kiếm và chọn lọc thơng tin.
- Kĩ năng viết phương trình hóa học và tính tốn hóa học.



10

- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng.
- Kĩ năng tư duy độc lập và làm việc nhóm.
- Rèn kĩ năng suy luận từ tính chất của các chất để giải thích hiện tượng trong thực tế.
3. Về thái độ
- Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thơng qua đó các em u thích
hơn mơn Hóa học, cũng như các môn Sinh học; Công nghệ; Giáo dục công dân. Sử
dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống cụ thể.
- Học sinh hứng thú với việc sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số
tình huống cụ thể.
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học nghiêm túc.
- Chủ động hợp tác khi làm việc nhóm
- Có thái độ tích cực, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
4. Phát triển năng lực
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề là chủ yếu.
- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và xử lí các thông tin thu nhận
được rút ra những nhận xét về thành phần, tính chất.
- Hơp tác làm việc lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cá nhân để hoàn thành
nhiệm vụ chúng của nhóm.
- Phát triển năng lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, để thực
hiện tốt các nhiệm vụ cá nhân và của nhóm.
B. Phƣơng pháp dạy học
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Dạy học dự án.
- Các phương pháp dạy học và KTDH phối hợp: phát hiện GQVĐ, hợp tác
theo nhóm nhỏ, SĐTD, sử dụng câu hỏi và BTHH.
C. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên; 2. Chuẩn bị của học sinh
D. Thiết kế các hoạt động dạy học

Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động (15- 20 phút )
- Giới thiệu dạy học dự án.
- Giới thiệu chủ đề dự án: Phân vai, phân công nhiệm vụ học tập.
Vai
Học
sinh

Nhà
khoa
học

Tuyên

Nhiệm vụ
Yêu cầu
- Giới thiệu hiểu biết - Giới thiệu sơ lược
của mình về phân những hiểu biết của mình
bón.
về những loại phân bón
cơ bản như đạm, lân,
kali, N, P, K,....
- Giới thiệu vai trò, - Vai trò quan trọng của
tầm quan trọng của phân bón hóa học đối với
phân bón hóa học.
cuộc sống con người.
- Giới thiệu tác hại - Giới thiệu những bệnh
của các hố chất ảnh tật gây ra do mơi trường
hưởng
lên

mơi ô nhiễm ăn phải những
trường.
thực vật có dư lượng
thuốc.
- Tuyên truyền vận - Kêu gọi mọi người

Sản phẩm cuối khóa
-Bài
Mind
manager,
PowerPoint về phân bón hóa
học
- Mẫu phân bón.
- Bài Power Point với nội
dung vai trị của phân bón hóa
học trong đời sống.
- Nội dung ảnh hưởng đến
mơi trường của phân bón hóa
học.

-Bài Power Point thuyết trình


11
truyền
viên

động mọi người sử
dụng phân bón hóa
học đúng cách, đúng

thời điểm, đúng liều
lượng.

chung tay: nói KHƠNG
với thực phẩm nhiễm hố
chất độc hại, đồng thời
kêu gọi mọi người hãy sử
dụng phân bón hóa học
đúng cách, an tồn.

mục đích của nhóm
-Tờ rơi tuyên truyền kêu gọi
sử dụng rau sạch, tự trồng rau
sạch bằng phân xanh.
-Nón giấy tự làm có logo của
nhóm. Poster

Chia HS thành 3 nhóm:
Nhóm 1. Vai HS: Tìm hiểu về phân N, P, K.
Nhóm 2. Vai nhà Khoa học: Giới thiệu tầm quan trọng của phân bón hóa học
đối với cuộc sống con người, ảnh hưởng của phân bón hóa học đến mơi trường và sức
khỏe cộng đồng.
Nhóm 3. Vai Tuyên truyền viên: Tuyên truyền cho người dân sử dụng phân bón
hóa học đúng cách để bảo vệ mơi trường và sức khỏe cộng đồng.
Hoạt động 2: Thiết kế bộ câu hỏi định hƣớng của dự án (20- 30 phút)
Câu hỏi khái quát:
1) Điều gì là quan trọng trong cuộc sống của chúng ta?
Câu hỏi bài học:
1) Thế nào là nơng nghiệp xanh? Hãy nêu và ví dụ minh họa.
2) Làm thế nào để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp đồng thời

với bảo vệ môi trường?
3) Làm thế nào để có thực phẩm sạch, an tồn với sức khỏe con người?
Câu hỏi nội dung của nhóm 1:
1) Em hiểu như thế nào về phân bón hóa học?
2) Cho khái niệm của các loại phân sau:phân đạm, phân lân và phân kali?
3) Hãy nêu tính chất của phân đạm, phân lân và phân kali?
4) Phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng là phân như thế nào?
Câu hỏi nội dung của nhóm 2:
1) So với em, em hiểu như thế nào về mơi trường?
2) Phân bón hóa học có ích và tác hại gì đến mơi trường?
3) Phân bón hóa học có thể gây hại gì cho sức khỏe của con người?
4) Sử dung những thực phẩm dư lượng phân bón hóa học có tác hại gì cho sức
khỏe con người?
Câu hỏi nội dung của nhóm 3:
1) Bón phân hóa học như thế nào cho tốt?
2) Nếu bón dư phân bón hóa học thì hậu quả sẽ như thế nào?
3) Có thể thay thế phân bón hóa học bằng loại nào an tồn hơn?
4) Trách nhiệm của nông dân trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?
Hoạt động 3: Học sinh xây dựng sản phẩm của dự án - hoàn thành sản phẩm và
triển khai dự án (thực hiện trong 1 tuần ở nhà)
Hoạt động của GV
- Theo dõi nắm được tình
hình thực hiện kế hoạch
DA của các nhóm.
- Tư vấn, giúp đỡ các
nhóm khi cần để đảm bảo
tiến độ của DA. Có thể

Hoạt động của HS
- Các thành viên thực hiện các phương

án GQVĐ đề đặt ra trong DA theo kế
hoạch và bảng phân cơng nhiệm vụ,
liên lạc với GV, nhóm khi cần có sự tư
vấn, trợ giúp.
- Thường xuyên liên hệ, phối hợp và

Biểu hiện của NLGQVĐ
- Phân tích tình huống của
vấn đề từ các nguồn bằng
các phương tiện khác nhau,
- Phân tích, xử lí thơng tin
và sắp xếp mơ tả dưới các
dạng sơ đồ, biểu bảng,


12
gợi ý cho HS thực hiện
các câu hỏi định hướng
nghiên cứu.
- u cầu các nhóm
trưởng báo cáo về tiến
trình, kết quả đạt được
của nhóm, GV góp ý để
các nhóm tiếp tục hồn
thiện sản phẩm (nếu cần).

cung cấp thơng tin, dữ liệu thu được
cho nhóm trưởng.
-Nhóm trưởng tổ chức cho các thành
viên thảo luận, tổng hợp, xử lí thơng

tin: phân tích, chọn lọc, sắp xếp, mô tả
dữ liệu dưới dạng bảng, sơ đồ.
- Nhóm trưởng cùng các thành viên
chuẩn bị nội dung, cấu trúc, hình ảnh
minh họa, hình thức báo cáo sản phẩm.

hình ảnh minh họa.
- Phối hợp với nhóm thống
nhất về nội dung, hình thức
trình bày sản phẩm.
- Đề xuất các giải pháp giải
quyết vấn đề từ các nguồn
thông tin đã thu được rút ra
và xây dựng sản phẩm.

Tiết 2
Hoạt động 4: Báo cáo các sản phẩm (25 – 30 phút)
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Tổ chức, hướng dẫn theo dõi
các nhóm HS báo cáo kết quả
(mỗi nhóm trình bày thảo luận
từ 7’ - 10’
- GV có thể hỗ trợ HS làm rõ
vấn đề, ý nghĩa của sản phẩm
DA bằng cách nêu câu hỏi bổ
sung.
- GV làm trọng tài trong quá

trình HS thảo luận và nêu ra
nhận xét cuối cùng

- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết
quả, sản phẩm DA, các nhóm khác
theo dõi, thảo luận.
- Các thành viên trong nhóm phối
hợp trình bày, minh họa hoặc bổ
sung, làm rõ ý tưởng DA.
- HS các nhóm khác nêu câu hỏi hoặc
ý kiến nhận xét.
- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác,
yêu cầu làm rõ nội dung, đặt câu hỏi
cho các nhóm khác.
- Thư kí ghi tóm tắt các ý kiến góp ý.

Biểu hiện của
NLGQVĐ
- Phối hợp với các thành
viên trong nhóm báo cáo
kết quả, trình bày sản
phẩm. tham gia có hiệu
quả vào xây dựng sản
phẩm của DA của nhóm.
- Tích cực tham gia trả
lời, câu hỏi của nhóm
khác hoặc bổ sung làm
rõ ý tưởng kết quả thu
được của DA.


Hoạt động 5: Đánh giá sự phát triển NLGQVĐ của HS qua dự án (20 - 30 phút)
Hoạt động của GV
- u cầu nhóm HS chỉnh sửa,
hồn chỉnh nội dung báo cáo của
nhóm.
- Phát phiếu tự đánh giá sản
phẩm và đánh giá sự phát triển
NLGQVĐ.
- Yêu cầu HS tổng kết kiến thức
về phân bón phân bón theo cách
của mình (ghi vào vở). Ơn tập
chuẩn bị cho nội dung học tiếp
theo.

Hoạt động của HS
- Chỉnh sửa, hoàn thiện nội
dung báo cáo của nhóm.
- Các nhóm đánh giá đồng
đẳng, sản phẩm nghiên cứu và
tự đánh giá NLGQVĐ.
- Hoàn thiện kiến thức, tự lập
SĐTD, hệ thống kiến thức về
phân bón theo cách hiểu của
mình (ở nhà).

Biểu hiện của NLGQVĐ
- Sử dụng tiêu chí tự đánh
giá, đánh giá đồng đẳng
sản
phẩm

DA

NLGQVĐ.
- Tự đánh giá cá nhân và
biết điều chỉnh, tham gia
và đánh giá sản phẩm của
nhóm khác.
- Vận dụng kiến thức để
GQVĐ đặt ra trong bài tập
thực tiễn.

E. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
Sử dụng bảng kiểm quan sát NLGQVĐ, phiếu hỏi dành cho GV và HS, phiếu tự
đánh giá sản phẩm DA. Đề bài kiểm tra, sản phẩm của HS (Trình bày ở phụ lục 3).
F. Một số sản phẩm của HS (Đƣợc hoàn thiện dƣới sự giúp đỡ của GV)
1. Kế hoạch thực hiện dự án của các nhóm HS: Tại lớp 11 A1, năm học 20152016, tại trường THPT ThamLai-Savannaket.


13

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA NHÓM 1
1. Các thành viên trong nhóm: Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên.
1) Sengsavan- nhóm trưởng
2) Suphavandy- thư kí
3) Vanpha
4) Manyvon
5) Onchan
6) Suphaseng

7) Khamsyda

8) Phokeokheson
9) Ukeo
10) Thavyphet
11) Sisana
12) Mayuli

2. Thời gian thực hiện dự án: Từ ngày 25/11/2015-2/12/2015
3. Phân công nhiệm vụ
- Nhóm trưởng: Quản lí chung, trình bày báo cáo trên lớp.
- Thư kí: Ghi chép các ý kiến trong các cuộc họp nhóm, phụ trách hồ sơ học tập.
- Thơng tin tìm kiếm (Nhóm trưởng và các thành viên): Đã phân cơng theo các câu
hỏi của nhóm đã nêu trên.
- Tổng hợp thơng tin (Nhóm trưởng và các thành viên): Các thành viên trong nhóm
tự phân cơng các cơng việc.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
Câu hỏi
nghiên cứu

Tên HS
Suphavandy
Vanpha
Manyvon
Onchan
Suphaseng

1, 2

Khamsyda
Phokeokheson
Ukeo

3, 4
Sengsavan

Tất cả
nhóm

Thavyphet
Sisana
Mayuli
Vanpha

Phƣơng
Dự kiến sản phẩm: Dữ liệu
TGTH
án NC
và phân tích dữ liệu
NC
tài
- Bài Power Point về phân
liệu, SGK,
bón.
internet,
- Mẫu phân bón.
tạp
chí, 4 ngày - Các khái niệm phân đạm,
các
bài
phân lân và phân kali.
báo, cilp...
- Báo cáo về thông tin mà

thu thập được.
NC
tài
- Bài Power Point về tính
liệu, SGK,
chất của phân đạm, phân
internet,
lân và phân kali.
4 ngày
tạp
chí,
- Sự hiểu biết về phân hỗn
các
bài
hợp, phân phức hợp và
báo, cilp...
phân vi lượng.
Máy tính,
- Thơng tin đã tổng hợp sơ
máy ảnh,
bộ.
mẫu vật,
45
- Khung báo cáo
biểu
phút
bảng...
Ngày
thứ 4


Thảo luận về cách
thông tin đã thu
thập được, lựa
chọn các thơng tin
có giá trị để xử lí,
phân tích ban luận
và chuẩn bị báo
cáo.
Xử lí, phân tích Máy tính
tổng hợp thơng tin,
chuẩn bị báo cáo.
Chuẩn bị trình bày Máy tính,
báo cáo trước lớp. máy ảnh,
mẫu vật,
biểu

Ngày
thứ 5,
6.
Ngày
thứ 5,
6.

-

Báo cáo về thơng tin đã
tổng hợp.
Biểu bảng, hình ảnh.
Báo cáo sản phẩm DA của
nhóm thu thập đươc.



14

Sengsavan
Suphavandy
Thavyphet

Cả nhóm

bảng..
Đề xuất các câu Tài liệu,
hỏi thảo luận trao SGK, cilp,
đổi giữa các nhóm internet…
sau khi báo cáo kết
quả.
Thống nhất nội Máy tính,
dung và cách trình sổ
ghi
bày báo cáo của chép.
các nhóm

-

Câu hỏi thảo luận
(Nếu có).

-

Báo cáo kết quả của cả

nhóm NC.
Góp ý điều chỉnh

Ngày
thứ 5,
6.

45
phút

-

Kết quả sản phẩm báo cáo của nhóm 1 (Xem tiếp phụ lục 8)
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA NHÓM 2, 3 (Xem tiếp trong luận án)
2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ở
trƣờng Trung học phổ thơng nƣớc Cơng hịa dân chủ nhân dân Lào
Chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành được xây dựng theo định hướng nội
dung (Chú trọng vào nội dung dạy học), nên công cụ đánh giá tập trung vào đánh giá
kiến thức, kĩ năng của HS thông qua các dạng bài kiểm tra miệng, viết (15’, 45’,…).
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Thể thao, chương trình giáo dục phổ thơng sau năm
2015 được xây dựng theo định hướng phát triển NL người học. Do vậy để đánh giá
NL nói chung và NLGQVĐ nói riêng GV cần phải thiết kế và sử dụng bộ công cụ
đánh giá theo định hướng này.
2.5.1. Xây dựng khung NLGQVĐ của HS ở trường THPT nước CHDCND Lào
Bộ công cụ đánh giá NL cần thể hiện ở sự đa dạng, phong phú gắn với DHTH
GDBVMT phần Hóa học vơ cơ và đặc điểm của giáo dục nước Lào, đồng thời đánh
giá được các tiêu chí NLGQVĐ. Như vậy, ngồi hình thức kiểm tra viết đã thường
dùng (Đánh giá kiến thức kĩ năng), ta cần thiết kế thêm các công cụ khác như bảng
kiểm quan sát, phiếu hỏi GV, HS, phiếu tự đánh giá của HS trong các giờ học sử
dụng DHDA, phiếu đánh giá sản phẩm DA,…

2.5.2. Thiết kế bảng kiểm quan sát
Bảng kiểm quan sát giúp cho GV quan sát có chủ đích các tiêu chí của
NLGQVĐ thơng qua các hoạt động học tập của HS, từ đó mà đánh giá được cả kiến
thức, kĩ năng và NLGQVĐ theo mục tiêu của bài học hoặc chủ đề cụ thể.
Thiết kế bảng kiểm quan sát phải đáp ứng yêu cầu: phải có tiêu chí quan sát rõ ràng
phù hợp với đối tượng và bám sát các tiêu chí của NLGQVĐ trong quá trình học tập.
2.5.3. Thiết kế phiếu hỏi
Phiếu hỏi được dùng để hỏi trực tiếp hoặc phỏng vấn GV và HS theo các tiêu
chí đánh giá NLGQVĐ đã xác định, qua đó làm rõ được các mức độ đạt được của NL
này đối với từng HS và nhóm. Thiết kế phiếu hỏi phải đảm bảo yêu cầu có nhiều câu
hỏi theo các tiêu chí cụ thể, rõ ràng để có thể đánh giá được các tiêu chí của NLGQVĐ
theo các mức độ cụ thể.
2.5.4. Thiết kế phiếu đánh giá ản phẩm dự án của học sinh
Phiếu tự đánh giá sản phẩm của HS sau quá trình thực hiện DA để làm rõ được
sự phát triển NLGQVĐ của HS trong quá trình thực hiện DA. Phiếu tự đánh giá sản
phẩm của HS phải có những tiêu chí cụ thể rõ ràng, sát với tiêu chí đánh giá
NLGQVĐ của HS.


15

2.5.5. Thiết kế phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thơng qua bài tập
hóa học của học sinh
Phiếu tự đánh giá NLGQVĐ của HS thông qua bài tập, để làm rõ được sự phát
triển NLGQVĐ của HS trong quá trình thực hiện. Phiếu tự đánh giá của HS phải có
những tiêu chí cụ thể rõ ràng, sát với tiêu chí đánh giá NLGQVĐ của HS.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong chương 2, đã phân tích cấu trúc nội dung chương trình hóa học THPT
phần HHVC, xác định các ngun tắc lựa chọn nội dung để xây dựng chủ đề DA
dùng trong dạy học ở trường THPT nước CHDCND Lào. Từ các nguyên tắc này

chúng tôi đã thiết kế 8 giáo án dùng trong DH phần HHVC ở trường THPT nước
CHDCND Lào (4 bài dạy học theo hợp đồng và 4 bài dạy học theo dự án), đồng thời
chúng tơi trình bày các bước thực hiện DA và DHHĐ trong tổ chức hoạt động DH
của GV từ khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện DA, đánh giá sản phẩm DA và đánh giá
sự phát triển NLGQVĐ của HS qua bài dạy.
Với các DA này GV có thể lựa chọn và sử dụng trong DH cho phù hợp với đối
tượng HS, điều kiện của trường mình, thực tế của giáo dục THPT nước CHDCND
Lào. Đã xây dựng các câu hỏi thông qua giáo dục môi trường. Hệ thống câu hỏi này
giúp cho GV xác định nội dung chủ yếu cần thực hiện trong DA và từ đó GV có thể
tổ chức kiểm tra và đánh giá cho HS đề xuất thêm câu hỏi nghiên cứu để phát triển
thêm chủ đề DA trong các năm tiếp theo cho phù hợp. Chúng tôi tiến hành thiết kế 8
kế hoạch bài dạy thực hiện vận dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ cho HS. Và đã
trình bày PP tổ chức cho HS. Để đánh giá kết quả DHDA và mức độ phát triển
NLGQVĐ của HS thông qua các bài dạy.
Đã xác định các tiêu chí và mức độ đạt được của các tiêu chí, từ đó đã thiết kế bộ
công cụ đánh giá bao gồm bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi GV, phiếu tự đánh giá của HS,
phiếu đánh giá sản phẩm DA và DHHĐ của HS và bài kiểm tra kiến thức. Chúng tôi đã
xác định các biểu hiện của NLGQVĐ, tiêu chí đánh giá của HS THPT nước CHDCND
Lào, xác định các mức độ biểu hiện cụ thể của các tiêu chí này để làm cơ sở cho việc
thiết kế các công cụ đánh giá sự phát triển NLGQVĐ ở HS. Để đánh giá mức độ nắm
vững kiến thức, kĩ năng, sự phát triển NLGQVĐ của HS. Và từ đó đã đề xuất 2 biện
pháp và 5 nguyên tắc trong dạy học hóa học ở nước CHDCND Lào. Các đề xuất này đã
được tiến hành TNSP và được trình bày ở chương 3 của luận án.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiêm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích:
- Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học nêu ra trong luận án.
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng DHDA, DHHĐ trong

dạy học phần Hóa học vơ cơ nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS THPT nước
CHDCND Lào.
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm ư phạm
Với mục đích TNSP như trên, chúng tơi đã xác định những nhiệm vụ TNSP sau:
- Lựa chọn đối tượng và địa bàn để tổ chức TNSP.


16

- Xác định nội dung và phương pháp TNSP.
- Chuẩn bị các kế hoạch bài dạy, phương tiện dạy học, trao đổi với GV dạy TN
vềDHDA, DHHĐ, các hoạt động dạy học, phương pháp đánh giá, bộ công cụ đánh
giá và sự phát triển NLGQVĐ của HS; cách tổ chức giờ dạy theo DHDA, DHHĐ, để
phát triển NLGQVĐ cho HS.
- Thiết kế thang đo và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập DA và NLGQVĐ
của HS; Bảng kiểm quan sát, đề kiểm tra, phiếu hỏi GV dạy thực nghiệm, phiếu đánh
giá sản phẩm DA, phiếu hỏi HS lớp TN.
- Lập kế hoạch và tiến hành TNSP theo kế hoạch; TN thăm dò vòng 1, rút kinh
nghiệm tiếp tục TNSP chính thức các vịng 2 và 3.
- Thu thập và xử lí kết quả TNSP (định tính, định lượng), rút ra kết luận.
3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm
3.2.1. Chọn đối tượng, địa bàn thực nghiệm ư phạm
TNSP tiến hành trên đối tượng HS lớp 10, 11, 12 tại các trường THPT học theo
chương trình được lựa chọn cặp lớp đối chứng (ĐC) và lớp TN theo các yêu cầu
tương đương nhau.
3.2.2. Chuẩn bị thực nghiệm ư phạm
3.2.3. Nội dung các bài thực nghiệm ư phạm
3.2.4. T chức thực nghiệm
Bảng 3.1. Nội dung TNSP ở các lớp 10, 11 và lớp 12
Chƣơng


TT

5

Tên bài
Bài: Luyện tập về clo và hợp chất
chứa oxi của clo
Bài: Luyên tập về oxi
Bài: Luyện tập về các hợp chất
chứa oxi của lưu huỳnh (SO2,
H2SO3, M2(SO3)x
Bài: Luyện tập về các hợp chất
chứa oxi của lưu huỳnh SO3,
H2SO4, M2(SO4)x”
Bài: Oxi-Ozon

6

Bài: Phân bón hóa học

1
Chương IV. Sự liên hệ của
khối lượng của các chất.
Chương VI. Chất khí, chất
lỏng, chất rắn
(Hoá học 10)

Chương III. Hợp chất của
cacbon.

Chương V. Nhiên liệu hóa
thạch và sản phẩm sản xuất
(Hố học 11)
Chương VI. Hóa thực phẩm
Chương VII. Hóa học cơng
nghiệp (Hố học 12)

2
3

4

7
8

PPDH chủ yếu
Hợp đồng số 1
Hợp đồng số 2
Hợp đồng số 3
Hợp đồngs ố 4
Dự án số 1

Dự án số 2

Bài: Hóa học và vấn đề ơ nhiễm
Dự án số 3
mơi trường
Bài: Silicat
Dự án số 4


3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Cách xử lí và đánh giá kết quả dạy học thực nghiệm
3.3.2. Xử lí kết quả thực nghiệm ư phạm
3.3.2.1. Phân tích kết quả định tính
Thơng qua việc quan sát dự giờ, lấy ý kiến GV dạy TN và GV các trường TN
chúng tôi nhận thấy:


17

- Ở lớp ĐC: GV thực hiện theo giáo án thiết kế, khơng vận dụng DHDA, DHHĐ
ít tạo cơ hội để HS đề xuất các vấn đề học tập phát triển NLGQVĐ. HS chủ yếu thực
hiện các hoạt động theo yêu cầu, chỉ dẫn của GV đảm bảo thời gian lên lớp 45'.
- Ở lớp TN: GV tiến hành giờ học có sử dụng DHDA, DHHĐ theo kế hoạch
bài dạy đã đề xuất và tình huống bối cảnh thực tiễn. GV đóng vai trị tổ chức, định
hướng điều chỉnh, giúp đỡ (Khi cần thiết) và nhận xét, đánh giá là chính, tạo điều
kiện cho HS tham gia các hoạt động lựa chọn chủ đề DA, tự đặt tên, đề xuất câu hỏi
định hướng nghiên cứu, tự lập và thực hiện kế hoạch DA, phát triển các ý tưởng, hệ
thống kiến thức theo SĐTD, tự đề xuất phương án GQVĐ theo các cách khách nhau
và trình bày sư phạm, tranh luận bảo vệ ý kiến của mình,... HS được tạo điều kiện,
khuyến khích thể hiện ý tưởng của mình, nhiều HS tích cực hoạt động hơn.
Để đánh giá q trình thực hiện DHDA, DHHĐ và hiệu quả DHDA, DHHĐ
trong việc phát triển NLGQVĐ cho HS trường THPT nước CHDCND Lào, chúng tôi
đã phỏng vấn và phát phiếu hỏi GV tham gia dạy thực nghiệm, một số GV trong tổ
bộ mơn Hóa học và đã nhận được những phản hồi tích cực như sau:
- Ý kiến của GV Saisamon; Thethphannha; Chanthaphone, dạy thực nghiệm các
trường THPT của một số trường đã cho ý kiến rằng: "Đánh giá cao về hiệu quả của
dạy DHDA, DHHĐ trong việc tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển NLGQVĐ
cho HS ở các lớp thực nghiệm. Việc sử dụng DHDA, DHHĐ đã giúp HS tích cực tham
gia vào các hoạt động học tập, HS hứng thú và chủ động hơn trong mọi hoạt động.

Các em đã thể hiện được một số biểu hiện của NLGQVĐ như: Đề xuất được nội dung
nghiên cứu mà chủ đề dự án cần và yêu cầu; Đề xuất nội dung nghiên cứu DA phù hợp
với câu hỏi nghiên cứu; biết lập kế hoạch thực hiện dự án phù hợp với nội dung yêu
cầu DA. Đề kiểm tra được mở rộng phạm vi có kiến thức liên hệ thực tiễn sát thực với
đời sống hàng ngày của các em, giúp các em hiểu và u thích mơn hóa học nhiều hơn.
Bộ công cụ đánh giá giúp hỗ trợ GV quan sát HS phát triển NL trong quá trình học tập
và đánh giá khách quan được từng HS":
- Ý kiến của GV Saly NUNMYSUTHI - Hiệu trưởng trường THPTXeBangPhay
đã cùng GV tham gia vào tổ chức thực hiện các DA tại trường cho ý kiến rằng:
"DHDA, DHHĐ đã tạo ra được các sản phẩm học tập, giải quyết vấn đề học tập có
liên hệ thực tiễn cuộc sống. Sản phẩm học tập nghiên cứu đa dạng, sáng tạo, HS biết
tự đánh giá sản phẩm, quá trình thực hiện DA và sự tiến bộ của bản thân mình"

Một số hình ảnh trao đổi và xin ý kiến của các chuyên gia sau khi DHDA, DHHĐ
* Qua phân tích phiếu hỏi và trao đổi với HS lớp thực nghiệm
HS cho biết: Rất thích học theo phương pháp DHDA, DHHĐ vì đã được đề xuất ý
tưởng, những hiểu biết của mình về thực tế cuộc sống của các dân tộc khác nhau và ứng
dụng của các hợp chất vô cơ trong đời sống. Thầy cô tơn trọng các ý kiến, được trình


18

bày cởi mở hơn, dễ dàng nói ra những băn khoăn, kiến thức chưa hiểu để các bạn và
thầy cô giải đáp. Được chủ động tìm tịi nghiên cứu theo cách riêng, không sợ sai.
Khi hỏi về thực hiện học theo DHDA, DHHĐ một số HS có ý kiến của mình về
những vấn đề sau:
- Thực hiện giải quyết một VĐ học tập được tốt là nhờ các yếu tố sau: Thu thập
thơng tin đầy đủ, chính xác, biết phân tích, xử lí thơng tin hiệu quả. Biết lập kế hoạch
để GQVĐ; Phải biết tư duy suy nghĩ và học hỏi ở người khác. Có sự giúp đỡ của GV,
sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm và thơng tin tìm hiểu trên Internet,…

- Trong q trình GQVĐ đơi lúc gặp khó khăn là do: Sự khơng thống nhất ý
kiến gây ra sự bất đồng giữa các thành viên trong nhóm; Chưa nắm rõ vấn đề hoặc
hiểu sai vấn đề; Không biết lập kế hoạch để giải quyết vấn đề và đề xuất giải pháp để
giải quyết vấn đề; Ít nguồn thông tin, thiếu tài liệu nghiên cứu, thiếu dụng cụ thực
nghiệm, hạn chế thời gian; Ý thức GQVĐ chưa cao. Chưa định hướng được cách giải
bài toán trong bài học, vận dụng kiến thức trong bài học chưa tốt.
- Những giải pháp HS đưa ra để thực hiện tốt một vấn đề được nêu ra trong học
hóa học đó là: Cần nắm vững các kiến thức cơ bản. Giao nhiệm vụ cho từng thành
viên trong nhóm, chia nhỏ vấn đề, phải có ý thức tốt và tinh thần hoạt động nhóm
cao. Vận dụng bài học vào cuộc sống làm cho môn học gần gũi với mọi người, khai
thác sâu vào vấn đề. Xây dựng nhiều tình huống cho bài học.
- Về tự đánh giá NL của mình một số HS có ý kiến như sau: "Khi ta tự đánh giá
được bản thân mình qua mỗi bài học, cũng có nghĩa là ta biết được khả năng nhận
thức, tiếp thu của mình để có những phương pháp học hợp lý. Tự đánh giá NL của
mình sẽ giúp em cố gắng và thấy được hạn chế của mình, biết điểm mạnh, yếu của
mình. Tích lũy kinh nghiệm, khả năng học tập của mình sẽ như thế nào qua các bài
học, để cố gắng hơn trong học tập, rút kinh nghiệm cho bản thân, tự đánh giá được
mức độ học tập của mình".
3.3.2.2. Kết quả phân tích định lượng đánh giá NLGQVĐ của học sinh.
a. Kết quả bảng kiểm quan sát đánh giá NLGQVĐ nhóm HS của giáo viên
Nhận xét: Từ kết quả xử lí các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ ở HS do GV đánh
giá cho thấy, ở bảng 3.5 là kết quả của lớp 10, giá trị p < 0,05, mức độ ảnh hưởng ES
là 0,612. Kết quả lớp 11 ở bảng 3.6 cho thấy giá trị giá trị p < 0,05, mức độ ảnh
hưởng ES là 0,701. Kết quả lớp 12 ở bảng 3.7 cho thấy, giá trị giá trị p < 0,05, mức
độ ảnh hưởng ES là 0,769. Từ các giá trị p < 0,05 chứng tỏ sự chênh lệch về giá trị
trung bình điểm số giữa hai lớp TN và ĐC là do tác động của việc dạy học dự án vào
việc phát triển NLGQVĐ cho HS, không phải do ngẫu nhiên. Từ giá trị ES cho thấy, kết
quả thực nghiệm trong các vòng đạt mức ảnh hưởng trung bình khá.
b. Kết quả phiếu hỏi GV về mức độ phát triển NLGQVĐ của HS
Nhận xét: Chúng tôi đã tổng hợp kết quả đánh giá HS về mức độ phát triển

NLGQVĐ của 21 GV trên bảng 3.8. Về đánh giá HS đạt loại tốt chiếm từ 61,90% 80,95%. Từ mức đạt yêu cầu trở lên đến tốt chiếm 14,28%-29,16%. GV khẳng định
kết quả này thông qua các hoạt động nghiên cứu DA. Đối với tiêu chí 3, HS phát huy
NL của mình vào hoạt động nhóm để GQVĐ học tập.
c. Kết quả phiếu hỏi học sinh
Chúng tôi đã tổng hợp kết quả tự đánh giá của HS đối với các lớp tiến hành TN
vòng 2 và vòng 3, kết quả được trình bày trong các bảng:


19

Nhận xét: Từ những kết quả tự đánh giá của HS tại vòng 2, vòng 3 lớp 10, 11
và 12, trên bảng tổng hợp cho kết quả vòng 3 của HS khả năng phát triển NLGQVĐ
của HS tự đánh giá kết quả phát triển mức độ GQVĐ tốt và đạt tỉ lệ % cao hơn vòng
2, tỉ lệ % chưa đạt ở vịng 3 thấp hơn vịng 2, vì lí do, sau khi thực nghiệm vịng 2,
chúng tơi đã điều chỉnh một số nội dung hoạt động và định hướng các chủ đề, cũng
như tổ chức bài dạy một cách hiệu quả và khoa học hơn.
d. Kết quả đánh giá sản phẩm dự án
Nhận xét: Qua kết quả chúng tôi tổng hợp được, từ bảng tự đánh giá của HS về sản
phẩm dự án, cho thấy cả ba vòng thực nghiệm ở các lớp 10, 11 và 12 HS đều tự đánh giá
mức độ tốt chiếm từ 36,00 đến 47,41%; mức độ đạt chiếm từ 39,15% đến 43,87% và
mức độ còn lại là mức độ chưa đạt chiếm từ 23,42% đến 22,88%.
e. Kết quả đánh giá NLGQVĐ thông qua bài tập hóa học
Nhận xét: Kết quả thực nghiệm cả hai vòng trong 3 mức độ của HS cho thấy ở
mức phát hiện vấn đề tương lương nhau là (23,34% - 26,14%), ở mức huy động được
kiến thức liên quan đến vấn đề và đề xuất được giả thuyết là khá cao như là:
(31,47%-32,47%), và trong khi đó, kĩ năng thực hiện giải quyết vấn đề thơng qua bài
tập hóa học đã dần nhất với tiêu số chí năm với tỉ lệ là: (6,42% - 6,60%). Điều này
cho thấy ở tiêu chí số năm là khó thực hiện hơn bốn tiêu chí đầu tiên, vì vậy, GV cần
chú ý rèn luyện cho HS khi thực hiện giải quyết vấn đề thông qua bài tập hóa học.
f. Kết quả đánh giá NLGQVĐ của học sinh thông qua các bản hợp đồng

Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 3.16, có thể thấy đa số HS hoàn thành được các
nhiệm vụ bắt buộc với tâm trạng thoải mái. Đặc biệt, HS rất hứng thú với các nhiệm
vụ tự chọn. HS cũng đã biết tổng kết kiến thức thơng qua SĐTD.
3.3.2.3. Xử lí, đánh giá kết quả TNSP qua bài kiểm tra
Số liệu thông kê giúp HS nghiên cứu và phát triển NLGQVĐ đưa ra các kết luận
thuyết phục về ảnh hưởng của hoạt động phát triển năng lực. Các kết quả kiểm tra và
đánh giá được chúng tơi trình bày của các vịng 1, 2, 3 (Xem tiếp phụ lục 7) và được
chúng tôi trình bày và tổng hợp lại như sau:
Bảng 3.18. Phân loại kết quả kiểm tra trong vòng 1 (Năm 2015-2016)
Phân loại kết quả học tập
Lớp
Sĩ số
Yếu kém %
Trung bình %
Khá %
Giỏi %
Lớp-TN
135
3.70
20.00
44.44
31.85
Lớp-ĐC
132
9.09
41.67
34.09
15.15
120
100

80
60
40
20
0

50
40
30
20
10
0
Yếu kém
%

Trung
bình %

Khá %

Giỏi %

Lớp-TN

Lớp-ĐC

1

2


3

4

Lớp-TN 135

5

6

7

8

9

Lớp-ĐC 132

Hình 3.1. Biểu đồ cột và đường lũy tích biểu diễn tỉ lệ của lớp TN và lớp ĐC
năm học 2015-2016

10


20

Bảng 3.19. % số HS đạt điểm Xi trở xuống trong vòng 1 (Năm 2015-2016)
% số HS đạt điểm Xi trở xuống

Lớp/Ktra số 1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp-TN
135 0 0.00 1.48 3.70 8.89 23.70 45.93 68.15 88.15 100
Lớp-ĐC
132 0 1.51 3.78 9.09 27.27 50.75 70.45 84.84 96.97 100
Bảng 3.20. Phân loại kết quả kiểm tra trong vòng 2 (Năm 2016-2017)
Phân loại kết quả học tập
Lớp
Sĩ số
Yếu kém %
Trung bình %
Khá %
Giỏi %
Lớp-TN
467
2.36
29.12
42.83
25.70
Lớp-ĐC
475
9.47

34.95
46.32
9.26
120
50

100

40

80

30

60

20

40

10

20

0

0
Yếu kém
%


Trung
bình %

Giỏi %
Lớp-TN
Lớp-ĐC

1

Khá %

2

3
4
5
Lớp-TN 467

6

7

8
9 10
Lớp-ĐC 475

Hình 3.2. Biểu đồ cột và đường lũy tích biểu diễn tỉ lệ của lớp TN và lớp ĐC
năm học 2016-2017
Bảng 3.21. % số HS đạt điểm Xi trở xuống trong vòng 2 (Năm2016-2017)
% số HS đạt điểm Xi trở xuống


Lớp/Ktra số 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp-TN
467 0 0.00 0.00 2.36 11.35 31.48 60.17 74.30 92.08 100
Lớp-ĐC
475 0 0.63 2.95 9.47 22.32 44.42 75.16 90.74 97.47 100
Bảng 3.22. Phân loại kết quả kiểm tra trong vòng 3 (Năm 2017-2018)
Phân loại kết quả học tập
Lớp
Sĩ số Yếu kém % Trung bình % Khá % Giỏi %
Lớp-TN
348
3.74
24.43
47.13
24.71
Lớp-ĐC
342
14.04
48.54
24.85

12.57
120
100
80
60
40
20
0

50
40
30
20
10
0
Yếu kém
%

Trung
bình %

Khá %
Giỏi %
Lớp-TN
Lớp-ĐC

1

2


3

4

5

Lớp-TN 348

6

7

8

9

10

Lớp-ĐC 342

Hình 3.3. Biểu đồ cột và đường lũy tích biểu diễn tỉ lệ của lớp TN và lớp ĐC
năm học 2017-2018


21

Bảng 3.23. % Số HS đạt điểm Xi trở xuống trong vòng 3 (Năm 2017-2018)
% số HS đạt điểm Xi trở xuống

Lớp/Ktra số 1 2

3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp-TN
348 0 0.29 0.86 3.74 10.34 28.16 54.31 75.00 93.97 100
Lớp-ĐC
342 0 1.17 5.84 14.03 35.96 62.57 78.94 87.42 97.07 100
Qua thống kê kết quả cho ta nhận định: tỉ lệ phân loại HS yếu-kếm và trung bình
của lớp thực nghiệm (TN) ln thấp hơn lớp đối chứng (ĐC). Nếu gọi T là tỉ lệ trung
bình HS yếu-kếm hoặc trung bình thì ta có:
TYếu-kém/TN = 3.74% < TYếu-kém/ĐC = 14.04%
TTB/TN = 24.43% < TTB/ĐC = 48.54%
Ngược lại, tỉ lệ HS khá và giỏi của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC. Nếu gọi T là tỉ
lệ trung bình HS khá hoặc giỏi thì ta có:
TKhá TN = 47.13% > TKhá/ĐC = 24.85%
TGiỏi/TN = 24.71% > TGiỏi/ĐC = 12.57%
Dựa vào đường lũy tích ta thấy đường lũy tích của lớp TN lệch về phía phải và
nằm phía bên dưới lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng các lớp TN tốt hơn các lớp ĐC.
Điều này cho thấy hiệu quả của PPDH hóa học mới như dạy học phát triển
NLGQVĐ cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học của giáo dục
THPT nước CHDCND Lào
Bảng 3.24. Thống kê các tham số đặc trưng
Năm học

Lớp/Ktra


Giá trị
trung bình
cộng X


số

Phƣơng
sai S2

Độ
lệchchuẩn
S

TTN

Lớp-TN 135
7.60
2.54
1.59
5.18
Lớp-ĐC 132
6.55
2.91
1.70
Lớp-TN 467
7.28
2.26
1.50

7.24
2016-2017
Lớp-ĐC 475
6.57
2.32
1.52
Lớp-TN 348
7.07
2.41
1.51
7.08
2017-2018
Lớp-ĐC 342
6.23
2.41
1.57
Kiểm chứng định lượng thông qua các tham số đặc trưng. Giá trị trung bình
cộng điểm kiểm tra lớp TN ln cao hơn lớp ĐC. Nếu để ý ta thấy rằng, độ lệch
chuẩn dao động giữa lớp TN và lớp ĐC không đồng đều do đó do sự chênh lệch về
kiến thức giữa HS khá lớn, ảnh hưởng đến sai số ngẫu nhiên.
Bảng 3.25. Bảng t ng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra vịng 1 (Năm 2015-2016)
2015-2016

Số Trung
Điểm trung
Mode
lượng vị
bình
Lớp thực nghiệm 135
8

7
7.60
Lớp đối chứng
132
6
6
6.55
Lớp

Kiểm định
Levene về sự
bằng nhau của
phương sai
F
Phương sai giả định

0.578

Sig

Độ lệch
chuẩn
1.594
1.705

Sai số trung
bình chuẩn
0.137
0.148


ES
0.62

Kiểm định t-test về sự đồng nhất của giá trị trung bình

t

0.444 -5.185

df

Sig (p)

265

4.28.10-7

Sự khác
biệt giá
trị trung
bình
-0.746

Sự khác
biệt độ
lệch
chuẩn
0.202

Khoảng tin cậy

= 95%
Nhỏ
Lớn
hơn
hơn
-0.649 -1.445


22
bằng nhau
Phương sai giả định
không bằng nhau

-5.181 265.891 4.39.10-7

-0.746

0.202

-0.649

-1.445

Bảng 3.26. Bảngt ng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra vịng 2 (Năm 2016-2017)
Số Trung
Điểm trung
Mode
lượng vị
bình
Lớp thực nghiệm 467

7
7
7.28
Lớp đối chứng
475
7
7
6.57
Lớp

Kiểm định
Levene về sự
bằng nhau của
phương sai
F
Phương sai giả định
0.298
bằng nhau
Phương sai giả định
không bằng nhau

Sig

Độ lệch
chuẩn
1.520
1.544

Sai số trung
bình chuẩn

0.070
0.079

ES
0.50

Kiểm định t-test về sự đồng nhất của giá trị trung bình
Sự khác Khoảng tin cậy
= 95%
biệt độ
lệch
Nhỏ
Lớn
chuẩn
hơn
hơn

df

Sig (p)

Sự khác
biệt giá
trị trung
bình

940

9.43.10-13


-0.714

0.099

-0.521 -0.908

-7.239 939.983 9.38.10-13

-0.714

0.099

-0.521 -0.908

t

0.585 -7.238

Bảng 3.27. Bảng t ng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra vịng 3 (Năm 2017-2018)
Số Trung
Điểm trung
Mode
lượng vị
bình
Lớp thực nghiệm 348
7
7
7.33
Lớp đối chứng
342

6
6
6.17
Lớp

Kiểm định
Levene về sự
bằng nhau của
phương sai
F
Phương sai giả định
3.045
bằng nhau
Phương sai giả định
không bằng nhau

Sig

Độ lệch
chuẩn
1.500
1.725

Sai số trung
bình chuẩn
0.080
0.093

ES
0.67


Kiểm định t-test về sự đồng nhất của giá trị trung bình

t

df

Sig (p)

Sự khác Sự khác Khoảng tin cậy
= 95%
biệt giá biệt độ
trị trung lệch
Nhỏ
Lớn
bình
chuẩn
hơn
hơn

6.92.10-20 -1.158

0.123

-0.917 -1.399

-9.405 671.673 8.09.10-20 -1.158

0.123


-0.916 -1.400

0.081 -9.416

688

Nhận xét: Từ bảng 3.25; 3.26; 3.27 cho thấy kết quả điểm TB của lớp TN cao
hơn lớp ĐC, độ lệch chuẩn của lớp TN thấp hơn lớp ĐC, chứng tỏ độ phân tán xung
quanh giá trị TB của điểm số lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. Từ đường lũy tích kết quả bài
kiểm tra hình 3.1; 3.2; 3.3 của vòng 1; 2 và 3 cho thấy lớp TN luôn nằm bên phải,
chứng tỏ chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Trong kiểm định T-Test độc
lập, giá trị Sig (p) <α = 0.05 cho thấy kết quả bài kiểm tra không phải ngẫu nhiên mà
do có tác động của PPDH đã ảnh hưởng tích cực đến chất lượng điểm số của HS.


×