Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN BỎNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.1 KB, 6 trang )

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN BỎNG
1. Mục đích :
- Tâm lý trị liệu
- Ngăn ngừa biến chứng hô hấp ở : người bệnh già, người phải nằm tại giường,
bỏng đường hô hấp, cổ, ngực.
- Ngăn ngừa co rút da, cơ, sẹo dính.
- Giúp bong mô chết đối với bỏng sâu.
- Gia tăng tuần hoàn, giúp mau bình phục.
- Phục hồi chức năng sinh hoạt hằng ngày.
2. Phương pháp phục hồi :
2.1. BN bỏng độ 1-2, diện tích nhỏ : chủ yếu vận đông chủ yếu để duy trì
lưc cơ và tầm vận động khớp ở vùng bỏng. Chức năng vận động sẽ trở lại bình
thường.
2.2 BN tổng trạng kém phải nằm tại gường :
- 24 – 48 giờ đầu : giữ tư thế tốt nhất, tập thở sâu và ho có kết quả. BN nhiều
đờm :vỗ nhẹ lồng ngực, tránh vùng bị bỏng.
- Sau 48 giờ : ngồi dậy 3 lần / ngày để tập thở và ho, tập vận động thụ động
và cho BN đi lại càng sớm càng tốt.
2.3 BN được điều trị theo PP băng kín : cho BN tắm bằng dòng nước ấm
và xoáy làm bong mô chết, mềm da giúp BN cử động dễ dàng. Nhiệt độ thấp vừa
sức chịu đựng của BN. KTV mang găng vô trùng tắm và tập vận động cho BN
trong nước. Tắm xong, dùng khăn vô trùng phủ vết bỏng, sát trùng lại bồn tắm.
2.4. Vết bỏng lành da : tránh sẹo dính và cứng nên kết hợp vận động trị liệu
và siêu âm.
2.5. Giữ tư thế đúng, tránh co rút :
- Duy trì tư thế đúng bằng nẹp, máng nâng đỡ, kéo tạ. Vận động nhẹ nhàng
nhưng phải lấy hết tầm vận động khớp.
- Cổ : giữ tư thế duỗi thẳng bằng cách kê gối dưới vai tránh biến dạng gập
cổ, xệ môi dưới, giới hạn tầm vận động hàm dưới.
- Cột sống : ngừa vẹo cột sống / BN bỏng 1 bên lưng, ngực biến dạng gù /
BN bỏng ngực, bụng, ưỡn lưng / bỏng thắt lưng.


- Nách : cử động dang vai bị giới hạn, để vai dang 90 o trong tư thế nằm bằng
cách dùng máng nâng đở hoặc treo tay.
- Khuỷu, gối; duỗi thẳng.
- Háng : duy trì tư thế duỗi thẳng, dang 60o.
- Cỗ chân, bàn chân : để tư thế bàn chân 90o, tập vận động ngón chân.
- Cổ tay, bàn tay : kê cao tay tránh phù nề, giữ các khớp bàn ngón tay trong
tư thế gập tối đa tránh co rút các dây chằng và da lưng bàn tay. Các khớp liên đốt


gập 30 – 40o, cổ tay duỗi 15o, ngón cái dạng ,tập cử động bàn tay trong nước nhiều
lần / ngày và kéo giãn nhẹ nhàng nếu cần.
- Ngực : sẹo ở ngực làm giảm khả năng hô hấp cho BN tập thở sâu và duy
trì vai ở tư thế dang.
- Mặt : thường xuyên tập các cơ ở mặt : nhíu mày, nhăn trán, nhắm mở
mắt, cười.
2.6. BN bỏng 2 chi dưới : mang băng cao su từ bàn chân đến bẹn khi di
chuyển tránh cảm giác kim châm và chảy máu – Băng cao su phải được hấp vô
trùng và xử dụng riêng cho từng BN.
2.7. Vật lý trị liệu sau ghép da :
2.7.1. Các kiểu ghép da :
- Kiểu tem thư : cắt từng miếng 1-2 cm2, dầy 0.2-0.3 mm.
- Ghép da kiểu mắt lưới.
- Kiểu Wolfman : lấy toàn bộ lớp da.
- Ghép da với vạt da có cuống.
- Ghép vạt da hình chữ Z : cổ, nách.
2.7.2. Chăm sóc – PHCN sau ghép da :
- Bất động 5-7 ngày cho vùng da không chịu trọng lượng, 10-15 ngày cho
những vùng chịu trọng lượng, khớp để miếng da ghép dính với lớp mô hạt phía
dưới.
- Khi bất động : cho BN gồng cơ vùng bất động và tập vận động chủ động

phần còn lại.
- Sau khi miếng da đã dính, có thể ngâm nước mỗi ngày để giữ sạch vùng
ghép da và tập thụ động nhẹ nhàng.
- Sau thời gian bất động, xoa bóp nhẹ nhàng bằng các ngón tay vùng ghép
da, đè sâu xung quanh để làm mềm miếng da và ngăn ngừa kết dính, cần thận trọng
tránh phỏng da.
- Ghép da toàn thân : dùng siêu âm ngăn ngừa hình thành mô sợi dưới lớp
da.
- Chi dưới : khi BN đi lại phải băng bằng băng cao su để bảo vệ lớp da
mỏng cho đến khi da dầy tốt (2-3 tháng).
- BN sẽ bị xáo trộn tâm lý rất nhiều vì ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mĩ,
chức năng trong cuộc sống. KTV cần khéo léo, tế nhị khi tiếp xúc, điều trị cho BN.
Giải thích cặn kẻ mục đích tập luyện để BN hợp tác điều trị.


PHCN CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CHỨC NĂNG
BÀNG QUANG – TRỰC TRÀNG
1.Đại cương :
Đa số các BN tổn thương tuỷ sống mất sự điều khiển bàng quang và trực
tràng. Điều này gây nhiều bất lợi và bối rối cũng như các khó khăn về tâm lý, XH
cho BN và gia đình. Các rối loạn này cũng dẫn đến nhiễm trùng cho da, bàng
quang, thận. ĐD có nhiệm vụ hướng dẫn BN tự chăm sóc mình.
2. Chăm sóc đường tiểu :
2.1. Mục đích :
- Đề phòng nhiễm trùng.
- BN có thể tự chăm sóc để giữ càng khô ráo càng tốt.
2.2 Các loại rối 1oạn bàng quang :
- Bàng quang tự động : thường gặp ở BN liệt cứng (tổn thương từ L2 trở
lên). Khi nước tiểu đầy, cơ cổ bàng quang tự động mở ra, nước tiểu tràn ra ngoài.
- Bàng quang nhẽo : thường gặp ở BN liệt mềm (từ L2 trở xuống). BQ

thường chứa được rất nhiều nước tiểu, khi BQ đầy, nước tiểu tự động trào ra,
nhưng còn tồn tại số lượng lớn gây nguy cơ nhiễm trùng.
2.3. Các PP cho BQ tự động(Automatic Bladder):
2.3.1. Gây nên tư thế cò súng :
- Chuẩn bị bô hứng nước tiểu.
- Vỗ nhẹ vùng hạ vị (phía trên BQ) khoảng 1 phút dừng lại đợi cho nước tiểu
chảy ra.
- Vỗ lại vài lần cho nước tiểu ra hết.
2.3.2. Đặt sonde tiểu có chu kỳ :
- PP này giúp BQ trống hoàn toàn.
- Cứ 4-6 giờ đặt sonde tiểu 1 lần, nếu uống nhiều nước có thể khoảng cách
thời gian ngắn hơn.
- Đảm bảo vô trùng trong khi đặt sonde.
2.3.3 Đặt sonde Foley :
- Sonde Foley thường được đặt ngay sau khi tổn thương và để lâu trong bàng
quang.
- Nhược điểm : nguy cơ nhiễm trùng, sỏi BQ, loét niệu đạo.
- Phòng biến chứng :
+ Đặt sonde phải vô trùng.
+ Rửa bộ phận sinh dục bằng nước sạch và xà bông 2 lần / ngày.
+ Thay túi dựng nước tiểu khi đầy.
+ Luôn để túi nước tiểu thấp hơn BQ ở mọi tư thế tránh trào ngược
nước tiểu.
2.3.4. Dùng túi cao su :


- Là phương pháp tốt cho nam.
- Dùng túi cao su hoặc capot bao dương vật, nối 1 ống đến túi hứng. Trẻ nhỏ
có thể dùng ngón của găng tay cao su.
- Phòng biến chứng :

+ Không buộc quá chặt.
+ Lấy túi ra rửa một lần / ngày.
+ Dương vật bị loét phải bỏ ra.
2.4. Những PP cho BQ liệt nhẽo(Flaccid Bladder):
- Đặt sonde tiểu ngắt quãng 4-6 h / lần – với nam giữa các lần đặt thông tiểu
có thể dùng PP túi cao su hứng nước tiểu còn sót. Với nữ : có thể dùng đệm hay
chậu hứng.
- Đặt sonde Foley.
- Phẩu thuật : khi có loét hoặc lỗ rò niệu đạo. Phẫu thuật đặt ống thông từ
BQ qua 1 lỗ vùng hạ vị.
- Dùng 2 tay ấn hạ vị hoặc co bụng.
- Cúi gập phía trên hạ vị và ấn nhẹ nhàng khi cúi người phía trước.
2.5. Nhiễm trùng tiết niệu : là 1 trong những nguyên nhân chính gây tử
vong / BN tổn thương tuỷ sống. Cần phòng ngừa phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
3. Chăm sóc đường ruột :
3.1. Các loại rốt loạn đường ruột :
- Đường ruột tự động : thường gặp ở BN liệt cứng ở chân, khi có nhiều phân,
hậu môn tự mở ra, tống phân ra ngoài.
- Ruột liệt mềm hoặc nhẽo : BN tổn thương tuỷ sống thấp. Phân luôn rỉ ra
hoặc són ra.
- Ruột kéo ngược : khi bị kích thích (ngón tay) phân đi ngược lên trên.
3.2. Chương trình CS – phục hồi đường ruột :
3.2.1. Đường ruột tự động (Automatic Bowel):
- Kích thích bằng thuốc đạn hoặc đưa ngón tay đeo găng có bôi vaselin vào
sâu trong hậu môn khoảng 2 cm.
- Đợi 5 – 10’ cho BN ngồi toilet hoặc bô. Đưa ngón tay vào hậu môn 2 cm
nhẹ nhàng ngoáy khoảng 1 phút cho hậu môn thư giãn và phân thoát ra.
- Làm 3-4 lần đến khi hết phân.
- Rửa tay và hậu môn cho BN.
3.2.2. Đường ruột nhẽo (Limp or Flaccid Bowel):

- Có thể dùng ngón tay đeo găng móc phân ra, tốt nhất sau bữa ăn, làm 1
lần / ngày.
- Cho BN ngồi hoặc nằm nghiêng (T).
- HD BN ăn thức ăn nhiều xơ làm phân đặc hơn.
3.2.3. Ruột kéo ngược (Bowel that Pulls back):
- Bôi thuốc tê vào hậu môn (Xylocain).


- Đợi vài phút, sau đó thực hiện như ruột tự động.
3.2.4. Chương trình chống táo bón :
- Uống nhiều nước.
- An nhiều xơ.
- Thực hiện chương trình đi tiêu : đi tiêu hằng ngày vào 1 giờ nhất định.
- Tích cực hoạt động.
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI CÓ
KHÓ KHĂN VỀ NGHE – NÓI
1. Đại cương :
1.1. Định nghĩa : người có khó khăn về nghe – nói là người không thể nghe,
không thể nói hoặc nghe – nói giảm khi cách xa 3 mét.
1.2. Nguyên nhân :
1.2.1. Trước sinh :dị dạng tai, miệng, mẹ mắc bệnh trong thời kì mang thai,
bướu cổ do thiếu Iod.
1.2.2. Trong khi sinh : đẻ non, tổn thương não.
1.2.3. Sau sinh :
- Bệnh nhiễm trùng : viêm màng não mủ, sởi, viêm não.
- Tiêm Streptomycine cho trtẻ dưới 5 tuổi.
- Tuổi già, tiếp xúc nhiều với tiếng động.
2. Phát hiện người có khó khăn về nghe – nói
- Trẻ dưới 6 tháng : tạo tiếng động xem phản ứng của trẻ.
- Trẻ dưới 36 tháng : cho trẻ ngồi đối diện với mẹ, KTV dùng 1 vật phát ra tiếng

động sau lưng trẻ 2 bước xem trẻ có quay đầu lại không ? (3 lần).
- Trẻ trên 36 tháng tuổi và người lớn : cho BN ngồi cách 3 mét, KTV nói vài từ,
yêu cầu BN nhắc lại hoặc giơ tay làm hiệu lặp lại 3 lần
3. PHCN cho người có khó khăn về nghe – nói :
3.1. Những khó khăn :
- Không thể nghe, không thể nói nhưng có thể hiểu.
- Có thể nghe, có thể hiểu, nhưng không nói được.
- Nghe được 1 phần hoặc 1 âm nào đó.
3.2. Cách giao tiếp với người tàn tật :
- Gọi tên hoặc chạm vào vai họ để họ chú ý.
- Khi nói nên kết hợp ngôn ngữ không lời : động tác, nét mặt.
- Phải chắc chắn họ nghe và nhìn bạn nói.
- Đôi khi họ nghe rõ khi bạn nói gần vào tai họ.
3.3. Huấn luyện cho người giảm khả năng nghe – nói :
- Muốn phát triển tiếng nói phải để trẻ nghe và nhìn ngay những tuần đầu
sau sinh.


- Kết hợp từ ngữ và động tác để trẻ nghe và nhìn chúng ta giao tiếp bất kể trẻ
có đáp ứng hay không.
- Bắt chước : luyện cho trẻ bắt chước lại khi bạn nói.
- Nhận biết từ : lúc đầu từ dễ, sau đó các từ khó, chỉ vào vật và viết từ đó.
- Đối thoại : có thể giao tiếp với trẻ bằng cách tự hỏi, tự trả lời, dạy cho trẻ
đếm, các từ về đồ vật xung quanh.
3.4. Các PP dạy người có khó khăn về nói :
- Đọc môi.
- Ngôn ngữ ra hiệu.
- Vẽ, viết, đọc.
- Ngôn ngữ hình ảnh để chỉ 1 việc làm.
* Những điều cần lưu ý :

- Nói rõ, chậm, chuẩn.
- Không ép họ nói, đặc biệt trước đám đông.
- Nói tự nhiên vui vẻ.
- Khuyến khích họ giao tiếp với những người bình thường khác càng nhiều
càng tốt.
- Đây là 1 công việc khó khăn cần phải kiên trì mới thành công được.



×