Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết với việc xây dựng ý thức cộng đồng cho sinh viên trường đại học sư phạm, đại học đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.16 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT VỚI VIỆC
XÂY DỰNG Ý THỨC CỘNG ĐỒNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : TS. PHẠM HUY THÀNH
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ VIỆT TRINH

Lớp

: 14 SGC

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT VỚI VIỆC
XÂY DỰNG Ý THỨC CỘNG ĐỒNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC


SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : TS. PHẠM HUY THÀNH
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ VIỆT TRINH

Lớp

: 14 SGC

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của
thầy TS. Phạm Huy Thành. Trong thời gian qua các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài là trung thực và chưa công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung
khóa luận của mình.

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Việt trinh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô. Đầu tiên, em xin chân thành gửi

lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Phạm Huy Thành người đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất
nhiều trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
Khoa Giáo dục Chính trị của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã trang bị cho
em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học để em có cơ sở hoàn thành đề tài này.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện khóa luận em còn nhận được rất nhiều sự động viên
và giúp đỡ từ phía gia đình, bạn bè, thầy chủ nhiệm. Kết quả của đề tài này là lời cảm ơn
trên bước đường học tập và nghiên cứu.
Với những khả năng và điều kiện của một sinh viên, khóa luận không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Em kính mong nhận được những góp ý chân thành của quý thầy
cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Việt Trinh


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 7
2. Mục đích và nhiệm vụ khóa luận .......................................................................... 8
2.1. Mục đích khóa luận .................................................................................................. 8
2.2. Nhiệm vụ khóa luận.................................................................................................. 8
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 9
5. Bố cục khóa luận ..................................................................................................... 9
6. Tổng quan tài liệu khóa luận .................................................................................... 9
B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐOÀN KẾT ............................................................................................... 11

1.1.
1.1.1.

Nguồn gốc lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết............................ 11
Giá trị đoàn kết dân tộc .................................................................................... 11

1.1.2. Quan niệm của C. Mác- Ph.Ăngghen, Lênin về đoàn kết ................................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết ................................... 17
1.2.1. Xuất phát từ các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX ...................................... 17
1.2.2. Xuất phát từ các cuộc cách mạng trên thế giới.................................................... 21
1.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc ................................ 24
1.3.1. Tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc ............................................................ 24
1.3.2. Đại đoàn kết là vấn đề chiến lược quyết định thành công của cách mạng .......... 30
1.3.3. Đại đoàn kết là đại đoàn kết toàn dân.................................................................. 31
1.3.4. Đoàn kết quốc tế .................................................................................................. 35
1.3.5. Nguyên tắc đại đoàn kết ...................................................................................... 39
Kết luận chương I ......................................................................................................... 43
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG Ý THỨC CỘNG
ĐỒNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT ............................... 45


2.1. Tổng quan về trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng .............................. 45
2.2. Thực trạng về xây dựng ý thức công đồng cho sinh viên sư phạm .................. 47
2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân của nó ................................................ 47
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của nó ............................................................... 54
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức cộng động cho sinh viên trường Đại
học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng theo tư tưởng Hồ Chí Minh .................................. 59
2.3.1. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết .... 59
2.3.2. Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong xây dựng ý thức cộng

đồng cho sinh viên ......................................................................................................... 62
2.3.3. Phát huy tính tự giác của sinh viên trong việc xây dựng ý thức cộng đồng........ 64
2.3.4. Nâng cao ý thức giao lưu, hợp tác trong cộng đồng sinh viên hiện nay ............. 67
Kết luận chương II ....................................................................................................... 70
C. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 71
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất của dân tộc ta và nhân loại, người đã để lại cho dân tộc ta một di sản tình thần vô
giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là một
trong những tư tưởng nổi bật.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một niềm tin tuyệt đối, trí tuệ và sức mạnh to
lớn của khối đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Người đã xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân vững mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành tự do, ấm no, hạnh phúc
cho nhân dân. Là người nắm giữ vận mệnh đất nước, hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thấy rõ vai trò quan trọng của đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tố quốc xã hội chủ
nghĩa. Người cho rằng, Muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách
mạng đủ mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù và xây dựng thành công một xã hội mới,
muốn có lực lượng cách mạng vững mạnh phải thực hiện đại đoàn kết dân tộc để quy
tụ thành một khối vững chắc. Đoàn kết toàn dân vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ,
hòa bình và tiến bộ xã hội là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng và mục tiêu
đấu tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nhấn mạnh “Đoàn kết là sức mạnh của
chúng ta”, “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta”, “Đoàn kết là sức mạnh,
là then chốt của thành công” [35, tr.154].
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, người khuyên đồng bào vì
lòng yêu nước thương nòi, hãy xóa bỏ mọi bất hòa, thành kiến để cùng phấn đấu cho

một tương lai tươi sáng. Trong thư gửi đồng bào nam bộ, người viết: “Năm ngón tay
cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đầu hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy
triệu con người cũng có người này người khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải
khoan hồng đại độ, ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay
nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà
cảm hóa họ…. có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn
vẻ vang”[28, tr.246].
Lòng yêu nước và ý thức cộng đồng, đó là truyền thống quý báu, là sức mạnh vô
địch của nhân dân Việt Nam, cùng chung một bọc, nghĩa lớn đồng bào, 54 dân tộc
7


Việt Nam đã đoàn kết chung lưng đấu cật, ngược lên rừng, tiến ra biển, khẩn hoang,
dựng nước, chống giặc ngoại xâm để giữ gìn non sông gấm vóc. Bác Hồ nói: “Đồng
bào tất cả các dân tộc phải như anh em trong một nhà”. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn
đặt vấn đề dân tộc ở vị trí chiến lược, có tầm quan trọng sống còn đối với quốc gia và
là một nội dung lớn đối với cách mạng Việt Nam. Nhờ có đường lối chính trị và chính
sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước các dân tộc Việt Nam từ thân phận nô
lệ, phân biệt đối xử, trở thành chủ nhân đất nước, gắn bó bền chặt, sướng khổ có nhau,
cùng lao động, đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện những thắng lợi sự nghiệp đổi mới công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải nêu cao vấn đề đại đoàn kết trong việc xây
dựng ý thức cộng đồng cho sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Sư phạm,
Đại học Đà Nẵng nói riêng. Bởi vì, sinh viên là nhân tố, nguồn nhân lực quan trọng
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tri thức nói chung và sinh viên nói
riêng: là lực lượng hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo,
có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới,
với bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước những thách thức toàn cầu hóa về đa
lĩnh vực. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
với việc xây dựng ý thức cộng đồng cho sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học

Đà Nẵng” làm khóa luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ khóa luận
2.1. Mục đích khóa luận
Khóa luận làm rõ nguồn gốc và các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
dân tộc. Từ đó, vận dụng vào việc xây dựng ý thức cộng đồng cho sinh viên trường
Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ khóa luận
Để đạt được mục đích trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết.
- Hệ thống hóa những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết.

8


- Chỉ ra thực trạng đoàn kết của sinh viên Đại học Sư phạm và góp phần đưa ra
một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức cộng đồng cho sinh viên trường Đại học Sư
phạm, Đại học Đà Nẵng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, từ đó
vận dụng vào việc xây dựng ý thức cộng đồng cho sinh viên trường Đại học Sư phạm,
Đại học Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết:
Về phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
Phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp phân loại, phương pháp
logic – lịch sử, nhằm làm sáng tỏ một cách toàn diện và sâu sắc hơn nội dung đề tài.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 2
chương:

- Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
- Chương II: Thực trạng và giải pháp xây dựng ý thức công đồng cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
6. Tổng quan tài liệu khóa luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết là tư tưởng nỗi bật, có giá trị trường tồn đối
với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đoàn kết là tư tưởng
xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn Hồ Chí Minh và
trở thành chiến lược cách mạng của đảng ta, gắn với những thắng lợi vẻ vang của dân
tộc. Đã có nhiều sách, báo, giáo trình, hội thảo khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung được đề cập qua một số sách và giáo trình tiêu
biểu như: Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý
luận Chính trị - Hành chính, Những vẫn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003),
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Hồ Chí Minh
(2000), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Đặng Văn Thái ( 2004), Vấn đề
đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo dục
9


và Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Các công trình này đã nghiên cứu những vấn đề lý
luận chung về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết. Đã nêu rõ được tầm quan trọng về
Đại đoàn kết với việc ý thức cộng đồng cho sinh viên. Trong các nghiên cứu trên cũng
đã khẳng định muốn nâng cao ý thức cộng đồng cho sinh viên thì phải thông qua Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, hiểu được nguồn gốc và nội dung của Tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Bên cạnh đó có nhiều công trình nghiên cứu khác như: Đàm Thế Vinh, Nguyễn
Ngọc Ánh ( 2014), Tăng cường công tác giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ
Việt Nam theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục lý luận; Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2013), Trần Quốc Đạt, Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trên

địa bàn Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học.; Lại Quốc Khánh, Phan Duy Anh
(2013) “Giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”,
Tạp chí tuyên giáo; v.v… Nội dung của các công trình này chủ yếu tập trung nghiên
cứu, bổ trợ trong việc giáo dục ý thức cộng đồng cho sinh viên hiện nay.
Cho đến hiện nay chưa có công trình khoa học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết dân tộc với việc xây dựng ý thức cộng đồng cho sinh viên Trường Đại học
Sư phạm nói chung và Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nói riêng. Các công trình
nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý báu, gợi mở cho tôi hướng tiếp cận
mới khi nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
với ý thức cộng đồng cho sinh viên đang còn nhiều bất cập. Vì vậy, tiếp thu, kế thừa
thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài “Vận
dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết với việc xây dựng ý thức cộng đồng cho sinh
viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng” làm khóa luận tốt nghiệp.

10


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐOÀN KẾT
1.1. Nguồn gốc lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
1.1.1. Giá trị đoàn kết dân tộc
Với lịch sử dựng nước và giữ nước hết sức đặc biệt, dân tộc Việt Nam đã xây
dựng nên tinh thần đoàn kết bền chặt, cố kết cộng đồng sâu sắc trong suốt chiều dài
lịch sử, trở thành một trong những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp, một trong
những động lực, sức mạnh to lớn giúp nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử
thách.
Nền kinh tế của nước ta trước đây chủ yếu là tự cung, tự cấp, dựa vào thiên

nhiên. Làng, bản, thôn, xóm trong truyền thống tổ chức xã hội Việt Nam nhìn chung
mang tính chất khép kín. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi địa
phương mà sự giao lưu về kinh tế, giao thoa về văn hóa vẫn diễn ra. Việc trao đổi, mua
bán các sản phẩm được sản xuất ra ở mỗi vùng, mỗi địa phương đã tạo nên sự gắn chặt
nhân dân mọi miền đất nước lại với nhau. Những tục “kết bạn” không những chỉ thực
hiện giữa các công xã trong từng vùng mà giữa các công xã khác vùng và khác thành
phần dân tộc. Đây là cơ sở kinh tế - xã hội để tạo dựng nên sự cố kết cộng đồng, tinh
thần hợp tác, đoàn kết trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt xã hội.
Điều kiện thiên nhiên buộc con người muốn tồn tại phải hiệp sức lại với nhau,
giữa những người trong vùng, giữa những vùng khác nhau trong cả nước và ý thức
sớm liên kết thành một cộng đồng dân tộc thống nhất, phải tựa lưng nhau mà sống đã
được hình thành. Chính yêu cầu phải hợp sức, hợp lực trong sản xuất, trong đấu tranh
với thiên nhiên từ năm này qua năm khác, đời này qua đời khác, là nhân tố cơ bản đầu
tiên tạo nên ý thức thống nhất dân tộc, thống nhất quốc gia.
Giá trị truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam được hình thành, củng cố,
thử thách trước sự đe doạ thường xuyên của giặc ngoại xâm do những thế lực phong
kiến và những thế lực thực dân, đế quốc gây ra. Do có vị trí địa lý thuận lợi cho giao
thông, tài nguyên thiên nhiên phong phú, cho nên, Việt Nam trong tất cả các thời kỳ
lịch sử là đối tượng của những đội quân xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần
11


và cực kỳ tàn bạo. Trong bối cảnh đó, các thành phần dân cư khác nhau đã tự nguyện
đoàn kết để bảo vệ sự sống còn của bản thân mình, bảo vệ quê hương, làng xóm và hình
thành nên một sức mạnh hết sức to lớn. Ngày nay, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân
tộc là một chiến lược phát triển lâu dài, một động lực mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Suốt cả cuộc đời Hồ Chí
Minh, Người luôn quan tâm tới vấn đề đoàn kết, không chỉ đoàn kết trong Đảng, đoàn kết
dân tộc, mà còn đoàn kết quốc tế.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, giáo dục tinh thần đoàn kết cho sinh viên
Việt Nam, trước hết là giáo dục cho sinh viên ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia
đình - làng xã - Tổ quốc. Đây là cơ sở góp phần hình thành ở sinh viên những phẩm
chất nhân cách cần thiết, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Quá trình học tập, rèn luyện ở bậc đại học, cao đẳng không chỉ là quá trình giáo
dục, đào tạo cho sinh viên có phẩm chất đạo đức, năng lực tham gia vào quá trình sản
xuất của xã hội, mà còn chuẩn bị cho họ khả năng bước vào các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội như: chính trị, văn hoá, gia đình, giao tiếp, giải trí. Sinh viên có
thể xứng đáng là người kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước và là người chủ tương
lai của nước nhà, của dân tộc, đòi hỏi sinh viên phải được giáo dục ý thức cộng đồng
gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc với tinh thần phục vụ nhân dân, nêu cao
chủ nghĩa tập thể.
Giáo dục tinh thần phục vụ nhân dân cho sinh viên là: chúng ta giáo dục trách
nhiệm của sinh viên trước cộng đồng, trước mọi người, với tinh thần tình nguyện.
Hình ảnh những sinh viên tình nguyện toả về mọi miền đất nước, về với nhân dân
“cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với nhân dân”. Nó có sức lan tỏa hết sức to lớn trong
cộng đồng xã hội, đồng thời cũng tác động trở lại định hướng giá trị, lối sống của sinh
viên: sống vì mọi người, vì cộng đồng, vì sự phát triển xã hội. Đại bộ phận sinh viên
hiện nay đã không lãnh đạm, thờ ơ với cuộc sống, ngược lại họ sẵn sàng cống hiến, hy
sinh lợi ích cá nhân vì cộng động và đất nước.
Bên cạnh những sinh viên tích cực, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa sẵn sàng
tham gia vào các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, họ xa rời tập thể. Chính vì vậy,
12


cần phải giáo dục cho sinh viên tinh thần vì dân mà phục vụ, đến với nhân dân là đến
với trường học thứ hai của mình. Đây chính là quá trình học đi đôi với hành, trên giảng
đường là học kiến thức khoa học, đến với nhân dân là vận dụng kiến thức đó để giải
quyết mọi vấn đề. Phục vụ nhân dân với tinh thần tự giác, trách nhiệm, được xem như

là phẩm chất đạo đức của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Hợp tác và cạnh tranh, hội nhập và phát triển đang là xu thế chung của thế giới
hiện đại. Vì vậy, sự quan tâm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau là một yêu cầu tất yếu đối với
mọi người, trong đó có tầng lớp sinh viên. Giáo dục cho sinh viên tất cả vì cộng đồng: là
sự tự giác của cá nhân vì lý tưởng cao quý của con người. Nó biểu hiện bằng sự thống
nhất của tình bạn, tình đồng chí, tình đồng nghiệp, tinh thần trách nhiệm, thái độ tôn trọng
và chăm sóc lẫn nhau nhằm đảm bảo cho các cá nhân phát triển cao nhất, phục vụ cho lợi
ích xã hội.
1.1.2. Quan niệm của C. Mác- Ph.Ăngghen, Lênin về đoàn kết
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ nhất cuối thế kỷ XVII, đầu thế
kỷ XVIII đã chính thức đưa thế giới bước vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Lúc này, chế
độ phong kiến với những lãnh địa cát cứ vốn là đặc trưng của các quốc gia thời Trung
cổ không còn phù hợp để tồn tại nữa. Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở của sự phát
triển sản xuất và trao đổi hàng hoá đã khiến cho nền kinh tế tự cấp, tự túc bị xoá bỏ, thị
trường có tính chất địa phương nhỏ hẹp, khép kín được mở rộng thành thị trường dân
tộc. Cùng với quá trình đó, sự phát triển đến mức độ chín muồi của các nhân tố ý thức,
văn hoá, ngôn ngữ, sự ổn định của lãnh thổ chung đã làm cho các quốc gia dân tộc
xuất hiện.
Bằng những tài liệu khảo cổ học của Moocgan, Mác - Ăngghen đã nghiên cứu xã
hội cổ đại cũng như chỉ ra tiến trình hình thành của các dân tộc nói chung.
Đối với các ông, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã
hội loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức
cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Nếu như trong cộng đồng thị tộc
(trong xã hội nguyên thuỷ), quan hệ huyết thống còn đóng vai trò chi phối tuyệt đối,
thì ở cộng đồng bộ lạc và liên minh bộ lạc (xuất hiện vào cuối xã hội nguyên thuỷ),
những quan hệ tộc người xen với những quan hệ chính trị - xã hội. Khi xã hội bước
vào thời kỳ có sự phân chia rõ rệt hơn về giai cấp và kế đó là sự xuất hiện của nhà
13



nước thì cộng đồng bộ tộc ra đời. Ở cộng đồng bộ tộc có sự gắn bó chặt chẽ giữa sự cố
kết bộ tộc với sự hình thành, củng cố quốc gia. Đến khi dân tộc ra đời thì mối quan hệ
giữa dân tộc và quốc gia đã chuyển lên một hình thức cao hơn. Thông thường, những
nhân tố hình thành dân tộc chín muồi không tách rời với sự chín muồi của những nhân
tố hình thành quốc gia - chúng bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau.
Từ việc luận giải một cách khoa học vấn đề dân tộc, Mác - Ăngghen đã chỉ ra
mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, từ đó nêu lên
những tư tưởng về đoàn kết dân tộc trong việc tập hợp lực lượng cách mạng để thực
hiện mục tiêu xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng thành công xã hội mới - xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, Mác - Ăngghen cho rằng chỉ có dựa trên lập trường của giai cấp công
nhân, vấn đề dân tộc và các quan hệ dân tộc mới được giải quyết đúng đắn. Bởi vì xét
về nguồn gốc thì “Các dân tộc hiện nay cũng là sản phẩm của những giai cấp bị áp
bức” [21, tr.21]. Ăngghen nói: “Không một dân tộc nào có thể trở thành tự do trong
khi còn tiếp tục áp bức những dân tộc khác” [21, tr.4].
Vì thế, giải quyết vấn đề giai cấp gắn bó chặt chẽ với vấn đề dân tộc trong công
cuộc thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mác và Ăngghen từng nêu luận điểm nổi
tiếng trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản (năm 1848): “Hãy xóa bỏ tình trạng người
bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ” [21,
tr.4] và “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì
sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo” [21, tr.4].
Do đó, các ông đã khẳng định đoàn kết giữa giai cấp vô sản và những giai tầng bị
áp bức, bị bóc lột là tất yếu để tập hợp lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh
chống lại giai cấp tư sản và các thế lực áp bức, bóc lột. Đặc biệt, khi giai cấp tư sản và
các thế lực áp bức, bóc lột liên minh, liên kết với nhau chống phong trào cách mạng,
các giai cấp, tầng lớp lao động bị áp bức muốn giải phóng được cho mình thì phải
đoàn kết, liên minh lại với nhau, đoàn kết với giai cấp vô sản, tạo nên một mặt trận
cách mạng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Bởi vì, “thắng lợi của giai cấp vô
sản đối với giai cấp tư sản đồng thời còn là dấu hiệu giải phóng tất cả các dân tộc bị áp
bức”. Thêm vào đó, trong phạm vi một quốc gia thì đoàn kết giữa các giai cấp cũng sẽ

là tiền đề cho việc giải quyết vấn đề dân tộc. Các ông chứng minh: “Cuộc cách mạng
14


Cra-cốp đã nêu một tấm gương chói lọi cho toàn thể châu Âu vì nó đã coi sự nghiệp
dân tộc và sự nghiệp dân chủ cũng như công cuộc giải phóng giai cấp áp bức là một”.
“Sự liên minh ấy là một tất yếu không tránh khỏi, bắt nguồn từ những lợi ích chung
của cả hai dân tộc” [21, tr.4]. Các ông nói rõ sự thống nhất về lợi ích chính là cơ sở để
làm nên sự thống nhất giữa vấn đề đoàn kết dân tộc và đoàn kết giai cấp: “Muốn cho
các dân tộc có thể thực sự đoàn kết lại thì họ phải có những lợi ích chung. Muốn cho
những lợi ích của họ trở thành lợi ích chung thì những quan hệ sở hữu hiện có phải bị
thủ tiêu, bởi lẽ những quan hệ sở hữu hiện tạo điều kiện cho một số dân tộc này bóc lột
một số dân tộc khác; chỉ có giai cấp công nhân là thiết tha với việc thủ tiêu những
quan hệ sở hữu hiện tồn. Duy chỉ có mình nó mới có thể làm được việc này. Giai cấp
vô sản chiến thắng giai cấp tư sản đồng thời còn có nghĩa là khắc phục tất cả những
cuộc xung đột dân tộc và xung đột công nghiệp hiện nay đang sinh ra sự thù hằn giữa
các dân tộc” [21, tr.4].
Ăngghen còn cho rằng sự đoàn kết này trước hết phải dựa trên cơ sở thống nhất
lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc: “Bởi lẽ tình cảnh
của công nhân tất cả các nước đều giống nhau, bởi lẽ lợi ích của họ thống nhất, những
kẻ thù của họ cùng là một, cho nên họ cần hiệp lực đấu tranh chung và họ cần đem liên
minh anh em của công nhân tất cả các dân tộc đối lập với cái liên minh anh em của
giai cấp tư sản tất cả các dân tộc” [21, tr.4].
Bên cạnh đó, đoàn kết phải dựa trên cơ sở hiểu biết và tương trợ lẫn nhau:
“Ngoài việc trao đổi ý kiến và đạt tới một sự hiểu biết lẫn nhau về các nguyên tắc sẽ có
thể phục vụ cho việc đoàn kết và tình hữu ái giữa các dân tộc”. Hơn nữa, “Việc đoàn
kết những người dân chủ thuộc các dân tộc khác nhau không loại trừ sự phê bình lẫn
nhau. Không thể có đoàn kết nếu không có sự phê bình như vậy. Không có phê bình
thì không có sự hiểu biết lẫn nhau, và do đó cũng không có sự đoàn kết” [21, tr.4].
Mục đích cao nhất của đoàn kết dân tộc đã được các ông khẳng định trong Thông

báo của Ban Tổ chức về việc triệu tập Đại hội Công nhân xã hội chủ nghĩa quốc tế là
“Mong muốn giải phóng lao động, tiêu diệt chế độ nô lệ làm thuê và thiết lập một chế
độ xã hội trong đó toàn thể công nhân, không phân biệt nam, nữ và dân tộc, đều có
quyền hưởng những của cải do lao động chung của họ làm ra”12. Ở đoạn khác, các ông
viết: “Mục đích của chúng tôi là thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ sẽ đem lại
15


cho mọi người công ăn việc làm lành mạnh và có ích, sự bảo đảm về vật chất, thời giờ
nhàn rỗi và tự do đầy đủ thật sự” [22, tr.85].
C.Mác, Ph.Ăngghen cũng cho rằng vấn đề đoàn kết, tập hợp lực lượng cách
mạng, liên minh các giai cấp, các dân tộc là điều kiện cần cho thắng lợi của cách
mạng. Lực lượng của công cuộc cách mạng ấy chính là mọi thành viên trong xã hội,
không phân biệt nam nữ, dân tộc, quốc gia, “đoàn kết, mọi công nhân trong toàn xã
hội, tất cả mọi thành viên trong xã hội vào hiệp hội dựa trên sự hiệp tác” [22, tr.85].
Sức mạnh của khối đoàn kết ấy không chỉ bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp vô
sản trong giai đoạn giành chính quyền, mà nó còn bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp
vô sản trong quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Mác viết: “Đứng
trước giai cấp phản cách mạng đã liên minh lại thì dĩ nhiên những phần từ đã được
cách mạng hóa của giai cấp tiểu tư sản và giai cấp nông dân phải liên minh với người
đại biểu cho những lợi ích cách mạng, tức giai cấp vô sản cách mạng” [19, tr.21].
Trong liên minh ấy, C.Mác, Ph.Ăngghen chỉ rõ giai cấp vô sản là giai cấp tiên
phong có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng. Bởi vì, đó là giai cấp “trở nên đủ mạnh
để đặt sự vươn mình của toàn dân tộc lệ thuộc vào sự vươn mình của nó, sự tăng
cường lợi ích của mọi giai cấp khác lệ thuộc vào sự tiến bộ và sự tăng cường các lợi
ích của nó. Lợi ích của một giai cấp đó lúc này phải trở thành lợi ích dân tộc, bản thân
giai cấp đó lúc này phải trở thành người đại biểu cho dân tộc” [19, tr.21,22]. Trong đó,
“những người cộng sản chiến đấu cho những mục đích và những lợi ích trước mắt của
giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại
biểu cho tương lai của phong trào”, “về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ

phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn
thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn hẳn bộ phận còn lại của giai cấp
vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào
vô sản” [21, tr.21]. Điều đó đòi hỏi giai cấp vô sản trong mỗi nước, cũng như giai cấp
vô sản ở tất cả các nước phải đoàn kết lại mới có thể giành được thắng lợi. C.Mác,
Ph.Ăngghen đã nêu ra khẩu hiệu chỉ đạo chiến lược: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết
lại” .
Tóm lại, những đóng góp của C.Mác, Ph.Ăngghen trên cả phương diện lý luận và
thực tiễn của vấn đề đoàn kết dân tộc là rất quan trọng. Các ông đã đặt nền tảng để xây
16


dựng khối liên minh công nông, đoàn kết giai cấp vô sản, đoàn kết các dân tộc bị áp
bức, t.hợp lực lượng, đưa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đi tới thắng lợi. Đó là cơ
sở để Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam hình thành và xây dựng nên
chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt
Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2. Cơ sở thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
1.2.1. Xuất phát từ các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX
Hoàn cảnh lịch sử thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta năm 1858 đến năm 1884 Pháp chính
thức đặt ách thống trị trên toàn cõi nước ta. Năm 1883 triều đình phong kiến Nhà
Nguyễn ký hiệp ước Ác- măng, năm 1884 ký hiệp ước Patơnốt, đầu hàng thực dân
Pháp, song nhân dân ta vẫn nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược một cách
mạnh mẽ. Tiêu biểu là các phong trào theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến và dân
chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước Việt Nam.
Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài
gòn. Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp định nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm
1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân
Cochichine (Nam kỳ). Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt phần còn lại

của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Miền Bắc khi đó rất hỗn
độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt
Nam không thể kiểm soát hết nỗi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu
vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người
Pháp đã thắng.
Do thiếu đường lối đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà
Nguyễn, cuối cùng Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp.
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước
Ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân
Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong trào Cần
Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất
Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885).
17


Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ
chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn
phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba
Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện
Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Cùng thời gian
này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo
dài đến năm 1913.
Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong
kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.
Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu
là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình
quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông
Du (1906-1908). Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không
thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng

lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập
hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc,
nhưng rồi cũng không thành công.
Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí,
nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp
pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước
Việt Nam. Ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội
dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. Ở Trung
Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với
phong trào đấu tranh chống thuế (1908).
Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể
tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của
dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế
lực kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam

18


đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ
thể với những hình thức khác nhau.
Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ
lớp trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc
quyền thương cảng Sài Gòn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đòi thực
dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia.
Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư
sản và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo
quần chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền
lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp.

Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư
sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa
đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà
xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng
thư (Huế); ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê
(Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)... Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị
gây tiếng vang khá lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để
tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926). Cùng
với phong trào đấu tranh chính trị, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành một cuộc vận
động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên,
càng về sau, cùng sự thay đổi của điều kiện lịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị
phân hoá mạnh. Có bộ phận đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản (như
Nam Đồng thư xã), có bộ phận chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu
là Phục Việt, Hưng Nam).
Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và
hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Cội nguồn Đảng này là Nam
Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó
Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở Việt
Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam
trong quân đội Pháp.

19


Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của
Tôn Trung Sơn. Về chính trị, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc,
xóa bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối
chính trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương xây dựng
các cấp từ Trung ương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức
thống nhất.

Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những
hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của
giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất
nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư
sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất
là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường
mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu
mới của nhân dân Việt Nam.
Tất cả các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX con đường
theo khung hướng phong kiến và tư sản, con đường cải cách đất nước đều bị thất bại.
Nguyên nhân dẫn đến thất bại đó là: các lãnh tụ phong trào yêu nước không thấy được
tính chất xã hội Việt Nam đã thay đổi nên các lãnh tụ đã không đề ra được mục tiêu và
nhiệm vụ đúng đắn cho cách mạng. Các phong trào yêu nước không nhận thức được
sâu sắc vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Các lãnh tụ của phong trào yêu
nước có những sai lầm về phương pháp cách mạng. Nhìn chung trong những năm 20
của thế kỷ XX, phong trào dân tộc Việt Nam vẫn bế tắc, chưa tìm được lực lượng và
con đường dẫn đến thắng lợi. Lý do dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó là do chưa có sự
đoàn kết toàn dân tộc nên đã làm cho các phong trào bị thất bại.

20


1.2.2. Xuất phát từ các cuộc cách mạng trên thế giới
Trật tự tồn tại công xã Pa- ri: Tháng 7 năm 1870,Pháp và Phổ đánh nhau để
giành quyền bá chủ. Ngày 1 tháng 9, trong trận Xơ-đăng quân Pháp đã bị thảm hại.

Tin thua trận về đến Pa-ri, nhân dân vô cùng phẫn nộ, ngày 4 tháng 9, nhân dân Pa-ri
lập tức vùng lên khởi nghĩa lật đổ Đế chế thứ hai, thành lập nước Cộng hòa Pháp lần
thứ ba. Nhưng chính quyền cộng hòa nằm trong tay giai cấp tư sản, giai cấp tư sản đã
xây dựng một chính phủ vệ quốc trong khi giai cấp công nhân hy vọng rằng chính phủ
sẽ đảm đương được trọng trách bảo vệ tổ quốc trước sức ép của quân Phổ ở biên giới.
Nhưng chính phủ vệ quốc không có bất cứ hành động chống trả nào, ngược lại, ngầm
có hành động bán nước. Ngoài mặt trận quân Pháp bị thua liên tiếp, quân Phổ tiến rất
nhanh, đã chiếm 1/3 lãnh thổ, và vây chặt Pa-ri.
Trước sự phản bội của Chính phủ vệ quốc, công nhân đã quyết tâm vũ trang bảo
vệ Pa-ri. Họ tổ chức 194 tiểu đoàn quân Tự vệ quốc dân, gồm 30 vạn người đứng lên
bảo vệ tổ quốc.
Tháng 2 năm 1871,tên thủ tướng bán nước Chi-e công khai đầu hàng ký hòa ước
nhục nhã với quân xâm lược, đồng ý bồi thường 5 tỷ phơ-răng, cắt nộp hai tỉnh An-dat
và Lo-ren cho Phổ và giải giáp quân đội chính qui của chính phủ. Công nhân vũ trang
trở thành trở ngại cho chính sách đầu hàng của chính phủ bán nước.
3 giờ sáng ngày 18 tháng 3, quân chính phủ do viên tư lệnh bảo vệ Pa-ri Vê-nua
chỉ huy chia làm mấy phân đội đánh lén vào các trận địa pháo của quân tự vệ. Một đội
cảnh sát và một số quân thường trực do đích thân Vê-nua chỉ huy đánh vào cao điểm
Mông-mác ngoại thành Pa-ri về phía bắc.
Mông-mác là một cao điểm thuộc tuyến phòng vệ phía Bắc cửa ngõ Pa-ri, ở đó
được bố trí 171 khẩu pháo lớn nhằm về phía quân Phổ. Gần 5 giờ, quân chính phủ đã
chiếm được cao điểm, đang định kéo pháo đi, bị một tốp phụ nữ đến cản lại, lát sau,
mấy trăm quân tự vệ cũng đến kịp vào chiến đấu. Viên tướng phản động ra lệnh nã
súng đàn áp làm chết một số người.
Đến 11 giờ sáng, hai tiểu đoàn tự vệ đến chi viện cho Mông-mác. Đồng thời quân
tự vệ cũng kêu gọi công nhân giành lấy chính quyền, các truyền đơn, biểu ngữ dán đầy
khắp các ngõ xóm, phố phường. Các chiến sĩ tự vệ nhanh chóng chiếm các cơ quan
của chính phủ và các trại lính.
21



Quân đội phản động bị đánh tan tác. Công quốc Luc-xăm-bua, các quảng trường,
nhà ga, hải quan... đều bị quần chúng chiếm lĩnh.
Buổi chiều, quân tự vệ quyết định tiến vào trung tâm. Quần chúng như một đợt
sóng thần, ào ạt xông vào Toà thị chính Pa-ri. Che-e leo lên một chiếc xe ngựa, chạy
về Vec-xai. Các quan chức chính phủ và các ông chủ nhà giàu cũng hốt hoảng chạy
khỏi Pa-ri.
Đến 9 giờ rưỡi tối, các cánh quân khởi nghĩa đều tập trung về toà thị chính. Lá cờ
đỏ được kéo lên, cả Pa-ri vang dậy tiếng hoan hô ''Cách mạng 18 tháng 3 muôn năm!''
Sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản, lập tức bắt tay vào lật đổ bộ
máy nhà nước tư sản, xây dựng nền chuyên chính vô sản. Ngày 26 tháng 3, Pa-ri tổ
chức bầu cử Công xã. Nhân dân lao động lần đầu tiên được thực hiện quyền lợi thiêng
liêng của mình, bầu được 86 vị uỷ viên Công xã. Đó là những người thợ tán ri vê Vaclanh, thợ đúc Đuy-van, thợ kimhoàn Tet-xơ... công nhân chiếm 1/3 số ủy viên Công
xã.
Ngày 28 tháng 3, Công xã Pa-ri, một tổ chức nhà nước kiểu mới lần đầu tiên của
giai cấp vô sản trong lịch sử loài người đã cử hành nghi lễ long trọng chính thức tuyên
bố ra đời. Trước tòa thị chính dựng lên một khán đài rất lớn, trên quảng trường tập hợp
mấy chục vạn người từ các nơi kéo về. Một ngọn cờ đỏ lớn tung bay trên nóc Toà thị
chính và giữa rừng người. Một trăm tiểu đoàn quân tự vệ oai phong lẫm liệt, nắm chặt
tay súng, xung quanh là những khẩu pháo lớn bóng loáng. Những ngọn cờ đuôi nheo,
cờ tam giác có tua viền tiêu biểu cho chính quyền nhân dân, phấp phới trước khán đài.
Đội quân nhạc tấu lên bản ''Mác-xây-e'' và “Khúc quân hành”.
Đến 4 giờ chiều, các uỷ viên Công xã, khoác dải băng đỏ chéo qua người, bước
lên khán đài Công xã Pa-ri chính thức được thành lập. Sau đó, các loạt pháo đều nổ,
tiếng vỗ tay vang lên, hàng chục vạn người cùng nhau hô lớn ''Công xã muôn năm!''.
Các tiểu đoàn vũ trang trật tự diễu qua khán đài chào tượng nữ thần cộng hòa. Nhờ sự
ủng hộ tích cực của quần chúng, Công xã nhanh chóng đập tan bộ máy quan liêu quân
sự của giai cấp tư sản, ban bố lệnh bảo hộ lợi ích của người lao động, giao các nhà
máy không chủ cho công nhân quản lý, thực hiện chính sách công nhân giám đốc sản
xuất, cấm trừng phạt bừa bãi công nhân và cấm cúp lương của họ. Công xã còn định

giá thực phẩm và phân phát các khoản trợ cấp xã hội.
22


Đứng trước sự ra đời của chính quyền vô sản, kẻ thù trong và ngoài nước vô
cùng căm giận, chúng, cấu kết với nhau, âm mưu lật đổ Công xã Pa-ri. Ngày 10 tháng
5, Chi-e cấu kết với bọn xâm lược Phổ ký hiệp ước. Phổ phóng thích hơn l0 vạn tù
binh Pháp, vũ trang cho họ quay về đàn áp Công xã Pa-ri. Ngày 20 tháng 5, Chi-e hạ
lệnh tổng tấn công vào Công xã. Ngày hôm sau, quân đội Vec-xai phối hợp với nội
ứng trong thành, đã lọt được vào Pa-ri.
Cuộc chiến đấu bảo vệ công xã bắt đầu. Nhiều nhà cách mạng nước ngoài đã sát
cánh cùng nhân dân Pháp chiến đấu. Già trẻ, gái trai đều trở thành các chiến sĩ của
Công xã. Tinh thần dũng cảm chiến đấu hy sinh của họ khiến kẻ thù khiếp sợ.
Ngày 23 tháng 5, Mông-mác thất thủ. Ngày 24, quân địch tấn công vào Toà thị
chính. Ngày 27, quân địch chiếm được đại bộ phận khu cư trú của công nhân. Những
chiến sĩ cuối cùng của Công xã cố thủ ở lăng mộ Pe-lai-rai-dơ (Père Lachalse) đánh trả
5.000 quân địch. Trải qua một trận đánh giáp lá cà, cuối cùng, tất cả 147 chiến sĩ Công
xã đều hy sinh ở góc tường phía đông nam của lăng mộ. Sau này nhân dân gọi góc
tường này là ''Tường Công xã Pa ri''.
Công xã Pa-ri hoàn toàn thất bại nhưng tấm gương chói lọi của Công xã vẫn có ý
nghĩa sâu sắc đối với giai cấp vô sản toàn thế giới.
Cách mạng tư sản Mỹ, Anh, Pháp: Giành được thắng lợi là biết dựa vào sức
mạnh của giai cấp công nhân. Cách mạng Pháp với khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác
ái” đã lôi kéo quần chúng nhân dân vào cuộc cách mạng. Mặc dù đây là những cuộc
cách mạng không triệt để, chỉ thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột
khác. Nhưng nó để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc cách mạng sau này. Đó
chính là khối đoàn kết để tạo ra sức mạnh trong cuộc cách mạng, làm nên thành công
của cuộc cách mạng.
Cách mạng Tháng Mười Nga: Đây là cuộc cách mạng đầu tiên do giai cấp công
nhân lãnh đạo, thành quả của cuộc cách mạng là nhân dân lao động. Cuộc cách mạng

đã thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết, của khối liên minh công nhân- nông dântri thức. Thành quả của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa đến những bài học
kinh nghiệm của cách mạng triệt để. Đó là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, vai trò
của lãnh tụ, vai trò của khối đại đoàn kết. Cách mạng Tháng Mười Nga mở đường cho
việc xây dựng khối đoàn kết quốc tế “Liên hiệp vô sản trên thế giới”.
23


Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp công nhân ở "chính quốc" và
nhân dân lao động ở các thuộc địa. Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô
sản ở các nước "chính quốc" có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Phải thực hiện sự hợp
tác chặt chẽ với nhau để chống kẻ thù chung, vì chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm
cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng.
Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Phải "làm cho các
dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết
lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là
một trong những cái cánh của cách mạng vô sản" [30, tr.124].
Các dân tộc thuộc địa có sẵn trong bản thân mình một sức mạnh vô cùng to lớn.
Khi hàng triệu quần chúng ở các nước thuộc địa đã hiểu được giá trị của đoàn kết dân
tộc và đoàn kết quốc tế và quyết tâm vùng lên chiến đấu thì chủ nghĩa đế quốc nhất
định bị đánh đổ.
Xuất phát từ những cuộc cách mạng trên thế giới nhấn mạnh: muốn làm cuộc
cách mạng vô sản thì cần phải đoàn kết toàn dân tộc lại với nhau, có như vậy cuộc
cách mạng mới thành công.
1.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1.3.1. Tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc
Xuất phát từ mục tiêu cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội: Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai
đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cách
mạng dân tộc dân chủ có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, trong đó giải phóng dân tộc

là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ dân chủ được rải ra thực hiện từng bước và phục tùng
nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Vì thế, ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc
lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách. Kết luận này được Hồ Chí Minh
rút ra từ sự phân tích tình hình thực tế và những mâu thuẫn khách quan tồn tại của xã
hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến.
Lịch sử phát triển loài người chứng tỏ, độc lập dân tộc là khát vọng mang tính
phổ biến. Với dân tộc Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ
gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam.
24


Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân
chủ. Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải là thứ độc lập giả
hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc
phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân
tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động.
Tóm lại, độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định
con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời đại mới chủ nghĩa xã hội là xu hướng
phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Điều này làm cho con
đường cứu nước giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh khác biệt về chất với con đường
cứu nước những năm đầu thế kỷ ở nước ta và nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới.
Cách mạng Việt Nam thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Điều đó quyết định vai
trò lãnh đạo cách mạng tất yếu thuộc về giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó
là Đảng Cộng sản Việt Nam. Lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc là
toàn dân Việt Nam yêu nước mà nòng cốt là khối liên minh công - nông - trí thức.
Những nhân tố này lại quy định tính tất yếu dẫn đến phương hướng phát triển lên chủ
nghĩa xã hội của cách mạng giải phóng dân tộc. Rõ ràng định hướng đi lên chủ nghĩa
xã hội của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam được chi phối và chế định
bởi các nhân tố bên trong của cuộc cách mạng đó.

Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng
dân tộc một cách hoàn toàn triệt để.
Về lý luận, độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội thể hiện mối quan hệ giữa
mục tiêu trước mắt và mục tiêu cuối cùng; mối quan hệ giữa hai giai đoạn của một quá
trình cách mạng. Lôgíc lịch sử khách quan cho thấy: thực hiện mục tiêu trước mắt là
điều kiện tiên quyết để đi tới mục tiêu cuối cùng và chỉ thực hiện được mục tiêu cuối
cùng thì mục tiêu trước mắt mới củng cố vững chắc một cách hoàn toàn, triệt để. Giữa
hai giai đoạn cách mạng không có bức tường ngăn cách, cách mạng dân tộc dân chủ
xác lập cơ sở, tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng xã hội chủ nghĩa
khẳng định và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền với đời sống ấm no,
hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những người đã trực tiếp làm nên thắng lợi của
25


×