Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG mô HÌNH DU LỊCH dựa vào CỘNG ĐỒNG tại bản lác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 103 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................v
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
5. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC
ĐỀ TÀI.......................................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá tính bền vững của du lịch..........................4
1.1.1. Xác định nội dung đánh giá phát triển du lịch bền vững......................................4
1.1.2. Xác định phương pháp đánh giá và loại thang đo sử dụng...................................6
1.2. Hạn chế của các nghiên cứu trước và điểm mới của nghiên cứu này...............9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC ĐỀ TÀI ..........10
2.1. Phát triển bền vững.............................................................................................10
2.1.1. Sự hoàn thiện quan niệm phát triển bền vững....................................................10
2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững...........................................................................11
2.1.3. Các mô hình phát triển bền vững.......................................................................12
2.1.4. Bộ tiêu chí phát triển bền vững..........................................................................15
2.2. Du lịch bền vững và Phát triển du lịch bền vững.............................................17
2.2.1. Du lịch bền vững................................................................................................17
2.2.1.1. Lịch sử ra đời thuật ngữ..................................................................................17
2.2.1.2. Khái niệm du lịch bền vững............................................................................18
2.2.2. Phát triển du lịch bền vững................................................................................19
2.2.3. Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững.............................................20


2.2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá du lịch bền vững toàn cầu............................................21
2.3. Du lịch dựa vào cộng đồng.................................................................................24
2.3.1. Cộng đồng và du lịch dựa vào cộng đồng..........................................................24
2.3.1.1. Lý thuyết về cộng đồng...................................................................................24
2.3.1.2. Du lịch dựa vào cộng đồng.............................................................................25
2.3.1.3. Các loại hình du lịch cộng đồng......................................................................28
2.3.2. Tính bền vững của du lịch dựa vào cộng đồng so với các mô hình du lịch khác.......29


2

2.3.2.1. Du lịch dựa vào cộng đồng quan tâm đến môi trường sinh thái và bảo tồn tài
nguyên du lịch.............................................................................................................. 30
2.3.2.2. Du lịch dựa vào cộng đồng có sự tham gia quan trọng của cộng đồng địa
phương......................................................................................................................... 30
2.3.2.3. Du lịch dựa vào cộng đồng gắn lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương.....30
2.3.3. Đặc điểm của du lịch cộng đồng........................................................................31
2.3.4. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng..................................32
2.3.5. Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng...............................................................35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................43
3.1. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................43
3.1.1. Khái quát về Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình......................................................43
3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác.........................................44
3.1.3. Văn hóa người Thái ở Bản Lác..........................................................................45
3.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng....................................................47
3.3. Quy trình thực hiện đề tài..................................................................................47
3.4. Mô hình đánh giá................................................................................................48
3.4.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thang đo lường phát triển du lịch bền vững tại
bản Lác........................................................................................................................49
3.4.2. Tiến hành khảo sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và hiệu chỉnh bộ tiêu chí......53

3.4.3. Xác định trọng số của các tiêu chí bằng phương pháp phân tích thứ bậc –
Analytic Hierachy Process (AHP)................................................................................54
3.4.4. Xác định điểm bền vững và kết luận về tính bền vững của mô hình du lịch tại
Bản Lác........................................................................................................................ 58
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN VỀ MỨC ĐỘ BỀN
VỮNG CỦA MÔ HÌNH DU LỊCH BẢN LÁC........................................................60
4.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo tính bền vững............60
4.2. Mức độ quan trọng (trọng số) của các tiêu chí, nhóm tiêu chí từ phân tích
AHP............................................................................................................................. 61
4.3. Điểm bền vững và thảo luận về tính bền vững của mô hình du lịch bản Lác.64
4.3.1. Trạng thái bền vững của tiêu chí Kinh tế và Văn hóa – Xã hội (Bền vững tiềm năng). 66
4.3.2. Trạng thái bền vững của hai tiêu chí Môi trường và Cộng đồng & phát triển du
lịch (Chưa bền vững)...................................................................................................69
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH DU
LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN LÁC.......................................................................74
5.1. Giải pháp nâng cao tính bền vững cho nhóm tiêu chí về Môi trường.............74
5.2. Đề xuất cải thiện tính bền vững cho nhóm tiêu chí về Cộng đồng & Phát triển du lịch
..................................................................................................................................... 79


3

5.3. Một số đề xuất khác............................................................................................77
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TRONG TƯƠNG LAI...............................................................................................79
6.1. Kết luận chung và đóng góp của đề tài..............................................................79
6.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................81
PHỤ LỤC...................................................................................................................84



4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số công cụ đánh giá và loại thang đo được sử dụng.............................13
Bảng 2.1: Du lịch rắn và du lịch mềm..........................................................................28
Bảng 3.1: Sự tham gia vào hoạt động du lịch ở Bản....................................................49
Bảng 3.2: Các khía cạnh phát triển du lịch bền vững...................................................54
Bảng 3.3: Bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác.......................56
Bảng 3.4: Bảng xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP....................59
Bảng 3.5: Mẫu câu hỏi thu thập đánh giá so sánh cặp của chuyên gia.........................59
Bảng 3.6: Giá trị chỉ số ngẫu nhiên – Random Index.Error: Reference source not found
Bảng 3.7: Thang đánh giá mức độ bền vững................................................................62
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha..........................................63
Bảng 4.2: Bảng kết quả so sánh cặp các tiêu chí lớn về phát triển du lịch bền vững....65
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá trọng số của chuyên gia về các tiêu chí............................65
Bảng 4.4: Điểm bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Lác..........68
Bảng 4.5: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Kinh tế............................70
Bảng 4.6: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Văn hóa – Xã hội............71
Bảng 4.7: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Môi trường......................74
Bảng 4.8: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Cộng đồng & Phát triển du lịch.75


5

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler.......................................19
Hình 2.2: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới...................................19
Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn............................................20
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu....................................................................................52

Hình 3.2: Mô hình đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác...........................53
Hình 3.3: Quy trình thực hiện đánh giá trọng số tiêu chí bằng phương pháp AHP.......59

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Mức độ đóng góp của các khía cạnh du lịch bền vững theo chuyên gia. .64
Biểu đồ 4.2: Mức độ bền vững của của các tiêu chí lớn...............................................69


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AHP

Phương pháp phân tích thứ bậc

ANP

Phương pháp phân tích mạng

BVMT

Bảo vệ môi trường

CĐĐP

Cộng đồng địa phương

DLCĐ

Du lịch cộng đồng


HTX

Hợp tác xã

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên

PTBV

Phát triển bền vững

TNDL

Tài nguyên du lịch

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới

WTTC

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới


CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển

nhanh chóng với tốc độ bình quân về khách 6,93%/năm, về thu nhập 11,8%/năm và trở
thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu. Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), bất
chấp tình hình kinh tế khó khăn kéo dài ở một số quốc gia và khu vực, lượng khách du
lịch quốc tế năm 2015 đã đạt hơn 1 tỷ người, cũng là năm thứ 6 liên tiếp đạt mức tăng
trưởng hàng năm từ 4% trở lên.
Ngành du lịch ở Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh
tế-xã hội. Theo công bố vào tháng 3/2016 của hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới
(WTTC), du lịch ở Việt Nam đóng góp 6,6% vào GDP, xếp thứ 40/184 nước về quy
mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào
GDP quốc gia. Cụ thể du lịch đóng góp cả trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là
584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP), trong đó đóng góp trực tiếp của du lịch
vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Du lịch tạo ra hơn 6,3 triệu việc
làm cả trực tiếp và gián tiếp (chiếm 11,2 %), số việc làm trực tiếp được tạo ra là 2,783
triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030 đã đề ra mục tiêu: “Đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất tương đối đồng bộ,
hiện đại; sản phầm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phấn
đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”.
Tuy nhiên ngoài những đóng góp tích cực nêu trên thì cũng tồn tại không ít
những tiêu cực mà du lịch mang lại. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự,
hư hại các di sản… đã được đề cập trong rất nhiều các chương trình nghị sự của các
quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó đòi hỏi chúng ta phải phát triển những mô hình
du lịch không chỉ vận hành hiệu quả mà còn có thể khắc phục được những hạn chế trên
và hướng đến một mục tiêu bền vững. Du lịch dựa vào cộng đồng hay du lịch cộng
đồng (DLCĐ) là mô hình phát triển du lịch một cách toàn diện, một trong những loại
hình phát triển du lịch bền vững, với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương
vào các hoạt động du lịch. Vì có những lợi ích mà du lịch mang lại nên người dân
cũng có ý thức tự giác trong xây dựng và bảo vệ địa điểm du lịch của địa phương
mình. Đặc biệt điều kiện của nước ta với hơn 70% địa hình là đồi núi, là nơi tập trung

nhiều tài nguyên du lịch (hang động, phong cảnh, rừng, suối…), nơi sinh sống của
nhiều dân tộc thiểu số, còn giữ được bản sắc văn hóa. Những điều kiện trên vô cùng
thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch văn hóa cộng đồng.


Du lịch cộng đồng xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, trải qua hơn hai thập kỷ
hình thành và phát triển, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người
dân địa phương tuy nhiên vẫn chưa thực sự đạt được những thành công mong đợi. Đa
số vẫn chỉ là loại hình homestay (hình thức khách du lịch đến ở nhà người dân địa
phương để cùng ăn, nghỉ, trải nghiệm cuộc sống cộng đồng), tỷ lệ hộ dân tham gia vào
du lịch còn quá ít, tổ chức tự phát, manh mún nên nên sự chuyên nghiệp chưa cao.
Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được đánh giá là một mô hình du lịch
cộng đồng tương đối thành công. Trải qua hơn 20 năm làm du lịch Bản đã có những
thay đổi rõ rệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cũng cũng giống như nhiều
mô hình du lịch cộng đồng khác các dấu hiệu thiếu bền vững ngày một xuất hiện
nhiều, phải kể đến sự mai một về văn hóa, hiện tượng bất chấp lợi nhuận sẵn sàng thay
đổi các giá trị truyền thống, tác động xấu đến môi trường, cách thức làm du lịch thiếu
chuyên nghiệp và chưa nhận được sự quy hoạch xứng đáng với tiềm năng và chất
lượng…
Bên cạnh các vấn đề trên, công tác đánh giá và nhìn nhận các vấn đề thiếu bền
vững trong các mô hình du lịch tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, phương pháp đánh giá
chưa có cơ sở chặt chẽ, và hiển nhiên các giải pháp được đề xuất để nâng cao tính bền
vững cho các điểm du lịch vẫn chưa cụ thể. Chính vì các lý do trên, nhóm tác giả đã
lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá phát triển du lịch bền vững: Trường hợp mô
hình du lịch dựa vào cộng đồng tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu,
tỉnh Hòa Bình” nhằm tìm kiếm và áp dụng một phương pháp đánh giá bài bản dựa
trên cơ sở định lượng để phát hiện các khía cạnh thiếu bền vững, qua đó đề xuất các
biện pháp cải thiện cần thiết. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để rút ra bài học cho các
mô hình du lịch dựa vào cộng đồng khác đối với mục tiêu phát triển một cách an toàn
và ổn định trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá
mức độ bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại Bản Lác, xã Chiềng
Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và đưa ra những đề xuất để cải thiện và nâng
cao tính bền vững cho mô hình du lịch này.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại Bản Lác.
- Xác định phương pháp đo lường mức độ bền vững của điểm du lịch.
- Rút ra kết luận về các khía cạnh thiếu bền vững và đề xuất giải pháp cải thiện.
3. Câu hỏi nghiên cứu


Nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trên, đề tài nghiên cứu cần phải trả lời được
các câu hỏi:
- Đánh giá phát triển du lịch bền vững tại Bản Lác bằng các tiêu chí nào?
- Đo lường mức độ bền vững của điểm du lịch bằng cách nào?
- Cần phải làm gì để cải thiện các khía cạnh thiếu bền vững?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại
Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Phát triển du lịch bền vững là một lĩnh vực nghiên cứu
rộng lớn, trong nghiên cứu này việc đánh giá được thực hiện với một điểm du lịch cụ
thể và chỉ tập trung vào các công cụ đánh giá định lượng.
+ Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Bản Lác, xã
Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; trong đó chủ yếu làm việc tại khu vực
Bản Lác 1, trung tâm của điểm du lịch này, đây cũng là khu vực được lựa chọn điều tra
số liệu.
+ Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
01/2017 – tháng 04/2017, trong đó thực hiện thu thập dữ liệu tại địa bàn nghiên cứu từ

cuối tháng 03/2017 – đầu tháng 04/2017.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung đề tài nghiên cứu được trình bày theo kết cấu gồm 6 chương, ngoài
mục lục, danh mục hình vẽ, bảng biểu, chương mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận liên quan đến lĩnh vực đề tài
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả đánh giá và thảo luận về mức độ bền vững của mô hình du
lịch Bản Lác
Chương 5: Đề xuất cải thiện tính bền vững của mô hình du lịch tại Bản Lác
Chương 6: Kết luận, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC
LĨNH VỰC ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá tính bền vững của du lịch
Kể từ khi ra đời, thuật ngữ phát triển bền vững đã tạo nên một làn sóng mới
trong giới khoa học, áp lực kinh tế khiến việc bất chấp tăng trưởng ồ ạt đã khiến những
biểu hiện thiếu bền vững xuất hiện ngay cả trong ngành công nghiệp không khói (du
lịch). Các nghiên cứu về đánh giá phát triển du lịch bền vững đã nhận được sự quan
tâm rộng rãi của các nhà khoa học, chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên thế giới,
nổi bật trong đó phải kể đến Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên (IUCN) với việc phát triển một thước đo sự bền vững (Barometer of
Sustainability) được sử dụng làm chuẩn mực cho rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, để
có thể đánh giá được mức độ bền vững của một hay nhiều điểm du lịch một cách bài
bản là không dễ dàng, đặc biệt khi việc đánh giá sử dụng yếu tố định lượng. Các nhà
khoa học khi thực hiện đánh giá tính bền vững của du lịch luôn phải cân nhắc về hai
vấn đề: Nội dung đánh giá và phương pháp đánh giá.
1.1.1. Xác định nội dung đánh giá phát triển du lịch bền vững
Nội dung đánh giá được thể hiện ở các khía cạnh bền vững (Dimensions) và các

tiêu chí được chọn lựa (Criterias/Sub-Criterias). Mắc dù gần như tất cả các học giả đều
đồng ý với việc đưa ba trụ cột (khía cạnh) chính của mục tiêu phát triển bền vững
(Kinh tế, Xã hội, Môi trường) vào nội dung đánh giá tuy nhiên họ vẫn cho thấy rõ
những quan điểm khác nhau trong cách phân chia các vấn đề này khi thực hiện tại các
tình huống nghiên cứu cụ thể. Bossell (1999), Mowforth & Munt (1998) là những
người đầu tiên cho rằng môi trường nên được cụ thể hóa là mặt sinh thái du lịch, khía
cạnh bền vững nên bao gồm cả các tác động về thế chế/chính trị và công nghệ, bên
cạnh đó, yếu tố văn hóa nên được tách rời làm một khía cạnh riêng. Đồng tình với
quan điểm này là Chris và Sirakaya (2006) cho rằng sinh thái và công nghệ là hai khía
cạnh lớn trong phát triển du lịch bền vững tuy nhiên lại không áp dụng đánh giá về
mặt chính trị. Các yếu tố về môi trường còn được cụ thể hóa thành: tác động của du
lịch đến môi trường, chất lượng hệ sinh thái, đa dạng sinh học và chính sách bảo vệ
môi trường trong nghiên cứu của Ko (2001) hay vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên và
các tác động đến môi trường địa phương theo quan điểm của García-Melón và cộng sự
(2011). Ngoài ra, Uzun và cộng sự (2015) còn đề cao các giá trị về tự nhiên và xếp đây
là một trong các tiêu chí lớn của du lịch bền vững.
Các tác giả đều có sự thống nhất ở khía cạnh kinh tế tuy nhiên cũng có quan
điểm nhấn mạnh vào vấn đề lao động và việc làm trong sự phát triển của du lịch như
của Castellani và Sala (2010).


Ngày càng nhiều các nghiên cứu quan tâm đến vấn đề thể chế và chính sách
trong du lịch, tiếp nối Mowforth & Munt (1998) và Bossell (1999), Ko (2001) đề cập
tới chính sách quản lý môi trường và coi đây là một khía cạnh quan trọng cần được lưu
tâm. García-Melon (2011) xác định quản lý và thể chế có tác động mạnh mẽ tới việc
phát triển du lịch bền vững, đồng tình với ý kiến này còn có Azizi (2011), Wang
(2013) và Uzun (2015).
Bên cạnh các khía cạnh căn bản và vốn đã được quan tâm ở trên, một số nhà
nghiên cứu còn đề cập tới khía cạnh về cách thức thực hiện du lịch và cộng đồng địa
phương. Ko (2001) đưa ra quan điểm về đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch,

cách thức thực hiện du lịch cũng được đánh giá qua các nghiên cứu của García-Melón
(2011), Castellani và Sala (2010), Lin và Lu (2012), đặc biệt nhấn mạnh vào tiêu chí
sự hài lòng về du lịch theo quan điểm của Uzun (2015). Lợi ích và năng lực của cộng
đồng ngày càng được coi trọng khi nguyên tắc về sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển du lịch có được sự quan tâm đúng mực hơn, đặc biệt là trong các mô hình du
lịch dựa vào cộng đồng (Community - Based Tourism), yếu tố phúc lợi cộng đồng
được coi là một khía cạnh đánh giá sự bền vững trong nghiên cứu của Uzun và cộng
sự (2015), các vấn đề về cộng đồng trong nghiên cứu của Lin và Lu (2012).
Tuy nhiên rất nhiều các nhà nghiên cứu vấn giữ nguyên quan điểm và sử dụng 3
tiêu chí bền vững căn bản để đánh giá mức độ bền vững của các mô hình du lịch, điều
này có thể thấy ở các nghiên cứu của Mowforth & Munt (1998), Lozano-Oyola và
cộng sự (2012), Splanis và cộng sự (2005), Tsaur và cộng sự (2005), Blancas và cộng
sự (2010), D. Rio và cộng sự (2012), Huang và cộng sự (2016). Các nhà nghiên cứu
của Việt Nam cũng có chung quan điểm như vậy, điển hình phải kể đến nghiên cứu về
du lịch tỉnh Bình Thuận của La Nữ Ánh Vân (2012), các nghiên cứu đánh giá tính bền
vững của mô hình du lịch làng nghề của Trịnh Kim Liên (2013) và Bạch Thị Lan Anh
(2011), nghiên cứu đánh giá mức độ bền vững du lịch vịnh Bái Tử Long của Châu
Quốc Tuấn và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014). Tuy nhiên tại Việt Nam việc đánh giá
phát triển du lịch bền vững thường được lồng ghép vào các nghiên cứu phân tích thực
trạng du lịch hay đề xuất giải pháp phát triển mà không được xác định là mục tiêu
nghiên cứu chính, khiến cho cách thức đánh giá chưa được bài bản, chủ yếu được thực
hiện dưới dạng đánh giá chủ quan của tác giả dựa trên số liệu thống kê thực trạng và ít
sử dụng các công cụ định lượng trong phương pháp tiến hành.
Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định nội dung đánh giá du
lịch bền vững giữa các tác giả nhưng các nhà khoa học đều đồng tình với việc phải dựa
trên các khía cạnh căn bản của phát triển bền vững, bên cạnh đó cần quan tâm các đặc
trưng của mỗi tình huống nghiên cứu cụ thể mà xác lập các tiêu chí đánh giá phù hợp.


1.1.2. Xác định phương pháp đánh giá và loại thang đo sử dụng

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả sẽ không đề cập tới cách thức đánh giá
phổ thông là đánh giá chủ quan dựa trên việc quan sát, cảm nhận và một cơ sở dữ liệu
thống kê mà tập trung vào cách thức đánh giá có sử dụng công cụ định lượng. Phương
pháp này chỉ được phát hiện ở một số ít các nghiên cứu tại Việt Nam điển hình là công
trình của La Nữ Ánh Vân (2012). Trong khi đó, các nhà khoa học trên thế giới đã phát
triển một số lượng đáng kể các công cụ đánh giá tính bền vững của du lịch nhưng để
áp dụng một cách bài bản các phương pháp này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về
cơ sở lý luận và thực tiễn.
Một trong những cơ sở đầu tiên cho việc đánh giá tính bền vững của du lịch là
sự ra đời của Thước đo sự bền vững (Barometer of Sustainability), được phát triển
bởi Prescott-Allen và IUCN (1996), thang đánh giá của công cụ này được sử dụng
rộng rãi trong các nghiên cứu của Ko (2001), Tsaur (2005), Lin & Lu (2012) và các
nghiên cứu đánh giá sự bền vững ở nhiều lĩnh vực khác. Các nhà nghiên cứu có các
phương pháp khác nhau để đánh giá, trong đó có phương pháp giản đơn như sự áp
dụng thang đo 5 điểm của D. Rio (2012) đến các lý thuyết và kỹ thuật khá phức tạp
như lý thuyết mờ (Lin, 2012), lý thuyết hệ thống xám (Wang, 2014), dấu chân sinh thái
(LI, 2011)… Mặc dù có áp dụng cách đánh giá nào thì nhìn chung các nghiên cứu đều
phải được thực hiện dựa trên một (hoặc nhiều) thang đo tính bền vững, được xác định
rõ ràng các tiêu chí và các biến đo lường (biến thang đo). Điều này lại làm nảy sinh
một vấn đề rằng nên chọn loại thang đo nào cho nghiên cứu. Thông thường, các biến
đo lường được chia làm hai dạng chính: Biến đo lường khách quan (Objective
indicator) và biến đo lường chủ quan (Subjective indicator). Thang đo khách quan sử
dụng dữ liệu định lượng và đa số được mô tả bằng các hàm tính toán (Sanchis và cộng
sự, 2008; Hsu và cộng sự, 2009; Prusty và cộng sự, 2010). Trong khi đó thang đo chủ
quan lại dựa trên thái độ và cảm nhận cá nhân, thiên về định tính, thang đo khách quan
thường được áp dụng nhiều hơn vì tính chính xác và chặt chẽ của nó. Trong trường
hợp đánh giá du lịch bền vững, không chỉ cần sự đánh giá khách quan mà còn phải
xem xét trên nhiều phương diện khác nhau từ góc độ của nhà quản lý, chuyên gia khoa
học hay người dân địa phương,… Chứng minh cho luận điểm này, số lượng các nghiên
cứu sử dụng thang đo lường chủ quan và khách quan là khá tương đương, thậm chí với

trường hợp đánh giá sự bền vững điểm du lịch, thang đo chủ quan còn được sử dụng
rộng rãi hơn.


Bảng 1.1: Một số công cụ đánh giá và loại thang đo được sử dụng
ST
Tác giả
T
1 Tae Gyou Ko, 2003
2

Francisco Javier
Blancas và cộng sự

3

LI Huiqin và cộng
sự, 2011

4

Mónica GarcíaMelón và cộng sự,
2012
5 Hamid Azizi và
cộng sự, 2011
6 D. Rio và cộng sự,
2012
7 Sheng-Hshiung
Tsaur và cộng sự,
2005

8 Yuti Huang và cộng
sự, 2016
9 Zheng-Xin Wang và
cộng sự, 2014
10 Ling-Zhong Lin và
cộng sự, 2012
11 Funda Varnac Uzun
và cộng sự, 2015
12 La Nữ Ánh Vân,
2012
13 Trịnh Kim Liên,
2013

14 Bạch Thị Lan Anh,
2011
15 Châu Quốc Tuấn và
cộng sự, 2014

Cơ sở và công cụ đánh giá
Thước đo sự bền vững, bản đồ đánh giá, phương
pháp chung mô tả và đánh giá hệ sinh thái
(AMOEBA)
Phương pháp phân tích thành phần chính
(Principal component Analysis), hệ thống tiêu chí
đánh giá, xếp hạng tính bền vững giữa các vùng.
Sức tải môi trường du lịch (Tourism
Environmental Carrying Capacity), Dấu chân sinh
thái du lịch (Tourism Ecological Footprint), Sức
tải sinh thái du lịch (Tourism Ecological Capacity)
Kỹ thuật Delphi và Phương pháp phân tích mạng

(Analytic Network Process)
Bộ chỉ tiêu đo lường, mô hình tuyến tính tích lũy
(the cumulative linear model)
Kỹ thuật Delphi, Thang đo 5 điểm, bộ chỉ tiêu
đánh giá.
Kỹ thuật Delphi, Thước đo sự bền vững
(Barometer of Sustainability),…

Loại
thang đo
Khách
quan
Khách
quan
Khách
quan
Chủ quan
Khách
quan
Chủ quan
Chủ quan

Mô hình phi tham số (Data Envelopment Analysis) Khách
quan
Hệ thống chỉ số, Lý thuyết hệ thống xám (grey
Khách
system analysis theory)
quan
Lý thuyết mờ (Fuzzy theory), kỹ thuật Delphi,
Chủ quan

Phương pháp phân tích mạng (ANP), phương pháp
phân tích thứ bậc (AHP)
Bộ tiêu chí đánh giá du lịch bền vững, phương
Chủ quan
pháp phân tích thứ bậc (AHP)
Bộ tiêu chí đánh giá, thang điểm đánh giá các tiêu Khách
chí
quan
Bộ tiêu chí đánh giá
Thang đo
không
được đo
lường cụ
thể.
Các khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội, môi
Không có
trường
thang đo
rõ ràng
Các khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội, môi
Không có
trường
thang đo
rõ ràng.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Tuy nhiên vấn đề sử dụng loại đo lường nào cũng gắn với phương pháp đánh
giá, phổ biến hơn cả, các thang đo lường chủ quan thường được sử dụng trong các
nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierachy

Process-AHP) hay phân tích mạng (Analytic Network Process-ANP), thực chất
phương pháp phân tích mạng là phương pháp tổng quan của AHP, một công cụ hỗ trợ
ra quyết định đa tiêu chuẩn được giới thiệu bởi Saaty (1980, 1996) để phân chia một
vấn đề phức tạp thành một mạng lưới có hệ thống. Bộ công cụ thang đo tính bền vững
– AHP đã được sử dụng trong các nghiên cứu của García-Melón (2012), Lin (2012),
Uzun (2015). Bên cạnh đó các nghiên cứu sử dụng thang đo chủ quan cũng thường
được kết hợp một phương pháp tranh luận là Delphi, sự thảo luận có bài bản này diễn
ra giữa các chuyên gia nhằm lựa chọn các tiêu chí cho việc đánh giá sự bền vững.
Trong khi đó, các nghiên cứu sử dụng thang đo khách quan lại sử dụng dữ liệu là các
chỉ số khách quan và sử dụng một số công cụ khác khá phức tạp như AMOEBA (Ko,
2001), phương pháp phân tích thành phần chính (Blancas, 2009), dấu chân sinh thái
(LI, 2011), mô hình tuyến tính tích lũy (Azizi, 2011),…
Các nghiên cứu của Việt Nam thường không sử dụng thang đo rõ ràng để đo
lường mức độ bền vững mà chỉ dừng lại ở phân tích mô tả và đưa ra đánh giá dựa trên
một số tiêu chí để kết luận về tính bền vững (Bạch Thị Lan Anh, 2011; Trịnh Kim
Liên, 2013; Châu Quốc Tuấn, 2014). Trong nghiên cứu của La Nữ Ánh Tuyết (2011),
tác giả đã xác định được bộ tiêu chí đánh giá có cơ sở và sử dụng thang đo khách
quan, tuy nhiên chỉ áp dụng thang đánh giá cho từng tiêu chí và kết luận được tính bền
vững cho từng tiêu chí đó.


1.2. Hạn chế của các nghiên cứu trước và điểm mới của nghiên cứu này
Thứ nhất, về địa bàn nghiên cứu, bản Lác (Mai Châu) được nhìn nhận là một
trong những mô hình du lịch dựa vào cộng đồng thành công tại Việt Nam, không chỉ là
điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn đáp ứng được các tiêu chí du lịch bền vững và vận
hành hiệu quả (Nguyễn Thị Hường, 2011; Đào Ngọc Anh, 2016). Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá mô hình du lịch bản Lác một cách bài bản
và căn cứ vào các phương pháp định lượng để rút ra kết luận về tính bền vững tại đây.
Hầu hết việc đề cập đến tính bền vững của mô hình này đều nằm trong các nghiên cứu
đánh giá chung phát triển du lịch cộng đồng đã được thực hiện từ khá lâu (Bùi Thanh

Hương và cộng sự, 2007). Trong nghiên cứu này mặc dù có sự tìm hiểu qua nhiều khía
cạnh khác nhau nhưng tác giả chỉ nhìn nhận một cách chủ quan và thiếu cơ sở đánh giá
chặt chẽ và và không kết luận được về mức độ bền vững tại đây. Nghiên cứu này sẽ áp
dụng một cách thức đánh giá có bài bản và căn cứ để kết luận về tính bền vững, đồng
thời chỉ ra các khía cạnh thiếu bền vững của mô hình du lịch vốn được coi là thành
công này.
Thứ hai, về phương pháp đánh giá, nghiên cứu kế thừa bộ công cụ đánh giá
thang đo tính bền vững – AHP đã được dùng trong các nghiên cứu của García-Melón
(2012), Lin (2012) và Uzun (2015) nhưng được đơn giản hóa giúp cho việc đánh giá
trở nên ít phức tạp hơn. Như trong nghiên cứu của Lin (2012) để xác định mức độ bền
vững qua một giá trị số (điểm bền vững) cần phải sử dụng kết hợp lý thuyết mờ (Fuzzy
Theory) nhưng lý thuyết này khá phức tạp về mặt toán học. Vì vậy nhóm nghiên cứu
sử dụng thang đánh giá 5 điểm (đã được ứng dụng trong nghiên cứu của D. Rio và
cộng sự, 2012) kết hợp với việc đánh trọng số cho các tiêu chí bằng AHP để xác định
điểm bền vững cho cả mô hình, cách làm này cũng dựa trên cách tính giá trị bền vững
của thước đo sự bền vững (Barometer of Sustainability) của IUCN (1996). Thêm vào
đó, tại Việt Nam phương pháp AHP đã được sử dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu
và thực hành để xác định phương án ra quyết định tối ưu trong rất nhiều lĩnh vực kinh
tế, xã hội, quản lý,.. nhưng rất khó tìm được nghiên cứu nào áp dụng phương pháp này
để đánh giá tính bền vững của du lịch, trong khi đó nó đã được ứng dụng ở nhiều quốc
gia khác.
Thứ ba, về thang đo đánh giá tính bền vững, nghiên cứu này lần đầu đưa ra một
hệ thống chỉ số (biến đo lường) chủ quan dựa trên tổng hợp có chọn lọc từ các nghiên
cứu trước, kết hợp nghiên cứu thực địa để đánh giá mức độ bền vững của du lịch bản
Lác về phương diện cộng đồng địa phương, kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo có
độ tin cậy cao và phát hiện được những vấn đề đặc trưng tại địa bàn nghiên cứu. Thang
đo này có thể được sử dụng để tiếp tục đánh giá tính bền vững của địa phương trong
tương lai.



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC ĐỀ TÀI
2.1. Phát triển bền vững
2.1.1. Sự hoàn thiện quan niệm phát triển bền vững
Quan niệm phát triển bền vững ra đời và hoàn thiện trong một khoảng thời gian
tương đối dài, mà điểm xuất phát ban đầu là sự quan tâm đến mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái. Ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ
XX, khi việc sử dụng thuốc trừ sâu DDT ở Mỹ gây nên những hiểm họa đối với môi
trường tự nhiên bị tiết lộ qua cuốn sách “Mùa xuân câm lặng” của nữ văn sĩ Rachel
Carson (Mỹ - 1962) thì nhận thức của người dân Mỹ về môi trường đã thay đổi, làm
khởi động các phong trào bảo vệ môi trường và góp phần thúc đẩy các chính sách về
môi trường của đất nước này.
Tiếp đến năm 1968, Câu lạc bộ Rome- một tổ chức phi chính phủ ra đời với
mục đích hỗ trợ cho việc nghiên cứu “Những vấn đề các thế giới” bao gồm các lĩnh
vực chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trên toàn cầu với tầm nhìn dài
hạn. Tổ chức này đã tập hợp những nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới. Trong
nhiều năm, câu lạc bộ Rome đã công bố, một số lượng lớn các báo cáo, bao gồm cả
bản báo cáo Giới hạn của sư tăng trưởng- được xuất bản năm 1972- đề cập tới hậu quả
của việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên… Có thể nói
thập niên 70 của thế kỷ XX là thập niên diễn ra nhiều hoạt động của Liên hợp quốc
hướng vào vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển. Năm 1970, UNESCO
thành lập Chương trình Con người và Sinh quyển, với mục tiêu là phát triển cơ sở
khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo tồn các môi trường. Đến năm 1972, Hội nghị
của Liên hợp quốc (LHQ) về Con người và Môi trường được tổ chức tại Stockholm
(Thụy Điển) được đánh giá là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn
thể nhân loại, nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Năm 1980, tiếp theo Hội nghị Stockholm, các tổ chức bảo tồn như Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương Môi trường đưa ra “Chiến lược bảo tồn
thế giới”. Chiến lược này thúc giục các nước soạn thảo các chiến lược bảo tồn quốc
gia của mình. Từ khi Chiến lược bảo tồn thế giới được công bố tới nay, đã có trên 60
chiến lược bảo tồn quốc gia được phê duyệt. Trong chiến lược này, thuật ngữ “Phát

triển bền vững” lần đầu tiên được nhắc tới, tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh ở góc độ bền
vững sinh thái. Tiếp theo Chiến lược này, một công trình khoa học có tiêu đề “Cứu lấy
Trái Đất- Chiến lược cho cuộc sống bền vững “ đã được IUCN, UNEP và WWF soạn
thảo và công bố (1991)


Năm 1987, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển xuất bản báo cáo
“Tương lai của chúng ta” mà ngày nay thường gọi là Brundtland. Bản báo cáo này lần
đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ “Phát triển bền vững”, đưa ra sự định nghĩa
cũng như một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài. Bản
báo cáo đã góp phần tích cực vào việc phổ cập khái niệm phát triển bền vững trên quy
mô toàn cầu, là điểm khởi đầu cho nhiều nghiên cứu tiếp theo nhằm làm sáng tỏ thêm
thuật ngữ phát triển bền vững.
Năm 1992, Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCED)
(Hay còn gọi là Hội nghị thượng đình về Trái đất) được tổ chức tại Rio de Janeiro
(Brazil). Tại hội nghị, “Phát triển bền vững” được định nghĩa một cách chính thức. Tại
đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một
chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21
(Agenda 21). Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững đã trở thành chiến lược
phát triển của toàn cầu trong thế kỷ XXI, và “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, với 8
nội dung (xóa đói, giảm nghèo; phổ cập giáo dục tiểu học; thúc đẩy bình đẳng giới,
đồng thời nâng cao quyền lợi của nữ giới; giảm tỷ lệ trẻ em tử vong; cải thiện và đảm
bảo sức khỏe sản phụ; đấu tranh với các bệnh tật như HIV, sốt xuất huyết; bảo vệ môi
trường; thúc đẩy phát triển hợp tác toàn cầu) đã được tập trung thực hiện.
Từ năm 2002, nội dung “Phát triển bền vững” mang tính bao quát trên phạm vi
toàn cầu trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn nhân loại, cũng như của từng quốc gia,
từng dân tộc và từng nhóm cộng đồng.
2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm “Phát triển bền vững” (PTBV) xuất hiện trong phong trào “Bảo vệ
môi trường” (BVMT) từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, từ đó đến

nay đã có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra, như:
– Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng
không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.
– Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trưởng
cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại
hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai.
– Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm
thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ.


Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) của
Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “Phát
triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng
không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Định nghĩa này
được nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới thừa nhận và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên
định nghĩa này thiên về đưa ra mục tiêu, yêu cầu cho sự PTBV, mà chưa nói đến bản
chất các quan hệ nội tại của quá trình phát triển bền vững.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là:
“Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản
xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững
cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng
của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Định nghĩa này đã đề
cập cụ thể hơn về mối quan hệ ràng buộc giữa sự đáp ứng nhu cầu hiện tại với khả
năng đáp ứng nhu cầu tương lai, thông qua lồng ghép quá trình sản xuất với các biện
pháp bảo toàn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường. Tuy vậy, định nghĩa này
vẫn chưa đề cập được tính bản chất của các quan hệ giữa các yếu tố của phát triển bền
vững và chưa đề cập đến các nhóm nhân tố cụ thể mà quá trình phát triển bền vững

phải đáp ứng (tuân thủ) cùng một lúc, đó là nhóm nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế,
nhóm nhân tố tác động thay đổi xã hội, bao gồm thay đổi cả văn hoá và nhóm nhân tố
tác động làm thay đổi tài nguyên, môi trường tự nhiên.
Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Rio- 92 và
được bổ sung, hoàn chỉnh tại hội nghị Johnannesburg-2002: “Phát triển bền vững là
quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát
triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.” Ngoài ba mặt
chủ yếu này, có nhiều người còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền
vững như chính trị, văn hóa, tinh thần. dân tộc… và đòi hỏi phải tính toán và cân đối
chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế- xã hội cho
từng quốc gia, từng địa phương cụ thể.
Như vậy, có thể định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trưởng.”
2.1.3. Các mô hình phát triển bền vững
Có nhiều lý thuyết, mô hình mô tả nội dung của phát triển bền vững. Theo
Jacobs và Sedlera, thì phát triển bển vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ
thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và


phân phối sản phẩm; hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội); hệ thống tự
nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi
trường của Trái Đất). Trong mô hình này, sự phát triển bền vững không cho phép vì sự ưu
tiên của hệ này dễ gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác, hay phát triển bển vững
là sự dung hoà các tương tác và thoả hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu trên.
Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler

Hệ xã hội


Hệ kinh tế

Hệ tự nhiên
Nguồn: Jacobs và Sadler (1990)
Theo mô hình của ngân hàng thế giới. phát triển bền vững được hiểu là sự phát
triển kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh tế,
công bằng trong phân phối thu nhập, hiệu quả kinh tế của sản xuất cao), mục tiêu xã
hội (công bằng dân chủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội), mục tiêu sinh thái (báo
đảm cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người).
Hình 2.2: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới
Mục tiêu kinh tế

Phát triển bền
vững

Mục tiêu sinh thái

Mục tiêu xã hội
Nguồn: Ngân hàng thế giới


Trong mô hình của Hội đồng về Môi trường và phát triển bền vững thế giới
(WCED) 1987, thì tập trung trình bày quan niệm phát triển bền vững theo các lĩnh vực
như kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội.
Còn trong mô hình của Villen 1990 thì trình bày các nội dung cụ thể để duy trì
sự cân bằng của mối quan hệ kinh tế – sinh thái – xã hội trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội của các quốc gia.
Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn

Kinh tế


Xã hội

Môi trường

Nguồn: Villen 1990
Nội dung phát triển bền vững được xã định bao gồm ba trụ cột:
– Bền vững về kinh tế: Một hệ thống bến vững về kinh tế phải có thể tạo ra
hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ và
nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
– Bền vững về xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự
công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục,
bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân.
– Bền vững về môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trì
nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh
hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không tái
tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ. Điều này bao gồm
việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác
mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế.
Ba trụ cột của phát triển kinh tế nêu trên là mục tiêu cần đạt được trong quá
trình phát triển, đồng thời là ba nội dung hợp thành quá trình hát triển trong điều kiện
hiện đại. Sự phát triển hiện đại không chỉ là sự phát triển với nền kinh tế thị trường


hiện đại, với sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học và công nghệ, mở rộng hội
nhập kinh tế quốc tế mà còn bao hàm một nội dung mới- phát triển bền vững cũng có
nghĩa là không chỉ xác lập những cơ sở, điều kiện cần thiết đối với việc giải quyết
những mâu thuẫn vốn có của tiến trình kinh tế thị trường- công nghiệp trong sự phát
triển cổ điển, giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế- xã hội và môi trường mà

còn phải bao gồm nội dung bền vững.
2.1.4. Bộ tiêu chí phát triển bền vững
Hiện nay, lý thuyết phát triển bền vững đang được các quốc gia, các tổ chức
quốc tế và khu vực quan tâm nghiên cứu, phát triển thành hệ thống lý luận vừa có tính
toàn cầu, tính quốc gia, vừa mang tính địa phương. Các chương trình phát triển bền
vững đã được thực hiện từ cấp độ cộng đồng ở hầu hết các nước đang phát triển trên
thế giới với những chỉ tiêu và mục tiêu định lượng để đánh giá chất lượng cuộc sống
và tiến bộ vươn tới cấp độ bền vững. Tuy nhiên việc đưa ra được bộ tiêu chí để “đo
lường” sự phát triển bền vững trên phạm vi cả nước cũng như tại các địa phương vẫn
chưa đạt được sự thống nhất và đang được nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Bộ tiêu chí phát triển bền vững có thể phản ánh các khía cạnh khác nhau như:
(1) Các chỉ tiêu trạng thái (phản ánh trạng thái của hệ thống kinh tế xã hội tại
một thời điểm nào đó);
(2) Các chỉ tiêu mục tiêu (bao gồm các chỉ tiêu phản ánh trạng thái mong muốn
trong tương lai);
(3) Các chỉ tiêu áp lực (bao gồm các chỉ tiêu phản ánh áp lực trực tiếp tới các
vấn đề môi trường như tiếng ồn, khí thải CO2);
(4) Các chỉ tiêu động lực (phản ánh các áp lực lên môi trường do phát triển
công nghiệp, tăng dân số,…)
(5) Các chỉ tiêu ảnh hưởng (phản ánh các tác động đến sự thay đổi trạng thái) và
các chỉ tiêu hưởng ứng (phản ánh nỗ lực của xã hội cũng giải quyết các vấn đề đặt ra).
Đến nay đã có nhiều hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu được đề xuất, bảo đảm phản ánh
tổng hòa nhiều tiêu chí thành phần. Xét về mặt nội dung, bộ tiêu chí cần bao gồm ít
nhất 5 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa (bao gồm cả các vấn đề phát
triển con người) và thể chế làm “thước đo” cho phát triển bền vững. Điều quan trọng
là các khía cạnh này phải liên kết với nhau như một thể thống nhất mới bảo đảm phát
triển bền vững. Khâu gắn kết đó được bảo đảm chính là hệ thống thể chế được xây
dựng mang tính hệ thống và thực thi nghiêm chỉnh, nhất là khi nhiều tác động đến phát
triển bền vững khó mà đánh giá trong một thời gian ngắn.



Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc xác định theo các chủ đề
trên bốn lĩnh vực, hình thành nên 58 chỉ tiêu cụ thể:
Bền vững về mặt xã hội: bao gồm 6 chủ đề về công bằng, y tế, giáo dục, nhà ở,
an ninh và dân số với 19 chỉ tiêu cụ thể: (1) Phần trăm dân số sống dưới ngưỡng
nghèo; (2) Chỉ số bất bình đẳng GINI; (3) Tỷ lệ thất nghiệp; (4) Tỷ lệ lương trung bình
của nữ so với nam giới; (5) Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em; (6) Tỷ lệ tử vong của trẻ
dưới 5 tuổi; (7) Tuổi thọ; (8) Phần trăm dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp; (9) Phần
trăm dân số được sử dụng nước sạch; (10) Phần trăm dân số tiếp cận với các dịch vụ y
tế cơ bản; (11) Tiêm chủng phòng ngữa các bệnh lây nhiễm cho trẻ em; (12) Tỷ lệ phổ
biến về phòng tránh thai; (13) Phổ cập tiểu học đối với trẻ em; (14) Tỷ lệ người trưởng
thành học hết cấp hai; (15) Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành; (16) Diện tích nhà ở
(sàn) bình quân đầu người; (17) Số tội phạm trên 100.000 dân; (18) Tốc độ tăng dân
số; (19) Dân số thành thị chính thức và cư trú không chính thức.
Bền vững về môi trường: bao gồm 7 chủ đề về không khí, đất, đại dương biển
và bờ biển, nước sạch và đa dạng sinh học với 19 tiêu chí cụ thể: (20) Phát thải khí nhà
kính; (21) Mức độ tiêu thụ các chất gây hại ở tầng ozon; (22) Nồng độ các chất gây ô
nhiễm không khí ở khu vực đô thị; (23) Đất canh tác và diện tích cây lâu năm; (24) Sử
dụng phân hóa học; (25) Sử dụng thuốc trừ sâu; (26) Tỷ lệ che phủ rừng; (27) Cường
độ khai thác gỗ; (28) Đất bị sa mạc hó; (29) Diện tích thành thị chính thức và khống
chính thức; (30) Mật độ tảo trong biển; (31) Phần trăm dân số sống ở vùng duyên hải;
(32) Sản lượng đánh bắt hàng năm; (33) Mức khai thác nguồn nước ngầm và nước mặt
trên tổng trữ lượng nước; (34) Hàm lượng BOD trong nước; (35) Nồng độ coliform
trong nước sạch; (36) Diện tích hệ sinh thái chủ yếu được lựa chọn; (37) Diện tích khu
bảo tồn so với tổng diện tích; (38) Sự đa dạng của giống loài được lựa chọn.
Bền vững kinh tế bao gồm 2 chủ đề về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, xu hướng
sản xuất và tiêu thụ với 14 chỉ tiêu cụ thể: (39) GDP bình quân đầu người; (40) Tỷ lệ
đầu tư trong GDP; (41) Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ; (42) Tỷ lệ nợ trong
GNI; (43) Tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợ ODA so với GNI; (44) Mức độ sử
dụng nguyên vật liệu; (45) Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người hàng năm; (46)

Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lượng có thể tái sinh; (47) Mức độ sử dụng năng lượng;
(48) Chất thải rắn của công nghiệp và đô thị; (49) Chất thải độc hại; (50) Chất thải
phóng xạ; (51) Chất thải tái sinh; (52) Khoảng cách đi lại tính trên đầu người theo
phương tiện vận tải.
Thể chế phát triển bền vững gồm 2 chủ đề khung thể chế và năng lực thể chế,
được cụ thể hóa thành 6 chỉ tiêu: (53) Chiến lược phát triển bền vững quốc gia; (54)
Thực thi các công ước quốc tế đã ký; (55) Số lượng người truy cập internet/1000 dân;


(56) Đường điện thoại chính/1000 dân; (57) Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tinh
theo % GDP; (58) Thiệt hại về người và của do các thảm họa thiên nhiên.
2.2. Du lịch bền vững và Phát triển du lịch bền vững
2.2.1. Du lịch bền vững
2.2.1.1. Lịch sử ra đời thuật ngữ
Du lịch xuất hiện từ khi các hoạt động trao đổi, buôn bán, truyền giáo, thám
hiểm các vùng đất mới được hình thành. Từ trước Công nguyên, du lịch đã xuất hiện,
xuất phát điểm từ Địa Trung Hải. Ban đầu việc cung ứng các dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu của du khách còn mang tính sơ khai và chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không
quan tâm đến sự tác động xấu của du lịch đến môi trường. Từ đó xuất hiện hình thức
du lịch đầu tiên trong lịch sử và còn tồn tại cho tới ngày nay “du lịch thương mại” hay
“du lịch ồ ạt” (mass tourism).
Đầu 1980, xuất hiện thuật ngữ “các loại hình du lịch thay thế” (alternative
tourism) (alternative tourism), để chỉ các loại hình du lịch có quan tâm đến môi trường
bao gồm “du lịch xanh”, “du lịch mềm”, “du lịch có trách nhiệm”. Từ năm 1975 đến
năm 1980, Krippendorf và Jungk là những nhà khoa học đầu tiên cảnh báo về những
suy thoái sinh thái do hoạt động du lịch gây ra. Họ đã đưa ra khái niệm “du lịch rắn”
(hard tourism) để chỉ loại hình du lịch ồ ạt và “du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ một
chiến lược mới tôn trọng môi trường. Đến năm 1995, Becker tổng kết và đưa ra đặc
trưng của hai loại hình du lịch rắn và mềm như sau:
Bảng 2.1: Du lịch rắn và du lịch mềm

Du lịch rắn (hard tourism)

Du lịch mềm (soft tourism)

1. Phát triển không có qui hoạch
2. Mỗi cộng đồng du lịch tự qui hoạch
cho họ
3. Xây dựng tràn lan và manh mún
4. Xây dựng cho một nhu cầu riêng biệt
5. Du lịch nằm trong tay các nhà kinh
doanh du lịch bên ngoài
6. Phát triển tất cả các phương cách để
khai thác tối đa khả năng của đối tượng
du lịch

1. Trước hết phải qui hoạch sau đó mới
phát triển
2. Qui hoạch tổng thể
3. Xây dựng tập trung để tiết kiệm
không gian
4. Xác định các giới hạn cho sự mở rộng
5. Cộng đồng bản địa tham gia và lập
quyết định
6. Phát triển tất cả các phương cách
(loại hình) nhưng chỉ ở mức độ vừa
phải, không khai thác tối đa đối tượng
du lịch
Nguồn: Becker (1995)



Năm 1996, xuất hiện một khái niệm mới là “du lịch bền vững” (sustainable
tourism), ủng hộ và chủ trương phát triển du lịch mà ít ảnh hưởng xấu tới môi trường
trên cơ sở cải tiến và nâng cấp từ khái niệm “du lịch mềm” của Krippedorf và Jungk.
2.2.1.2. Khái niệm du lịch bền vững
Theo giáo sư Berneker- một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận
định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa.”
Theo “Luật Du lịch Việt Nam (2006): “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch
đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu về du lịch của tương lai”.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996): “Du lịch bền vững là việc
đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả
năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): “Du lịch bền vững là
một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng của những thế hệ mai sau”.
Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: “Du lịch bền vững là sự phát triển
du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời
giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa- xã
hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm
phương hại đến nhu cầu của tương lai”.
Du lịch bền vững là phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng những nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc
bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong
tương lai…(Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, 2001). Du lịch bền
vững hướng đến việc quản lý các nguồn tài nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế xã hội
đều được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái,
sự đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ đời sống.
Như vậy, du lịch bền vững là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và cải
thiện các mặt môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội. Vì vậy, du lịch bền vững cần:
- Sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này hình

thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái
thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.


- Tôn trọng bản sắc văn hóa- xã hội của các cộng đồng ở cấc điểm đến, bảo tồn
di sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia vào
quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn hóa khác.
- Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem lại lợi ích kinh tế,
xã hội cho tất cả mọi thành viên bao gồm những công nhân viên chức có thu nhập cao
hay những người có thu nhập và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.
2.2.2. Phát triển du lịch bền vững
Các vấn đề về phát triển bền vững được đưa ra từ những năm 1980, tiến hành
nghiên cứu về vấn đề này, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các
khía cạnh liên quan đến phát triển bền vững. Từ những năm 1990, các nhà khoa học
trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về
kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, đến nền văn hóa bản địa. Hậu
quả của các tác động ấy sẽ lại ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâu dài của
ngành du lịch. Nhưng định nghĩa phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung
vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của
địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các
nhóm đối tượng tham gia. Phát triển du lịch bền vững được coi là một nhánh của
Phát triển bền vững, có nhiều định nghĩa đã được đưa ra và nhóm nghiên cứu đưa
ra một số khái niệm đã đưa ra:
Theo Hội nghị ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (hay Ủy ban
Brundtland) xác định năm 1987: “Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động
phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và
bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả
năng hỗ trợ.”
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO): “Phát triển du lịch bền vững là việc phát
triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và người

dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên
cho phát triển du lịch trong tương lai”. Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng đầy đủ
nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến các vùng,
điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho tương lai.
Cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực
liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động
khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa
dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm
bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn
vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ


×