Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đề Cương Thực trạng đái tháo đường trong thời kỳ mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.14 KB, 19 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhóm bệnh không lây đang là
nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên toàn thế giới, trong đó đái tháo đường
(ĐTĐ) xếp hàng thứ 4 [15]. Hiện nay số người mắc bệnh ĐTĐ cho tất cả mọi
lứa tuổi trên toàn thế giới là khoảng 347 triệu người trong năm 2010 và ước
tính có thể tăng lên đến 4,4% dân số toàn thế giới trong năm 2030[17].
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một thể đặc biệt của ĐTĐ, xuất hiện
trong thời gian mang thai do tình trạng kháng insulin tại các mô và tổ chức có
thể do tác động của các hormone sinh dục tăng cao trong khi có thai, thường
xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ (hay bắt đầu từ giai đoạn ba
tháng cuối của thai kỳ)[18], hoặc ĐTĐ được phát hiện lần đầu trong lúc mang
thai.
Ở Châu Âu, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) chiếm 2-6% số phụ
nữ mang thai[9], tại Úc là 6,9% vào năm 2000[11], Trung Quốc là 6,8% vào
năm 2008[10]. Ở Việt Nam, theo đánh giá sơ bộ, tỷ lệ mắc ĐTĐTK là khá cao
và tình trạng này ngày càng có dấu hiệu tăng, một số công trình nghiên cứu
công bố tỷ lệ ĐTĐ trong nhóm mang thai là 3,9% năm 1999[5], năm 2000 là
3,6%[2]; 5,7% vào năm 2004[1](chưa có tài liệu tham khảo); năm 2007 tỷ lệ
này tăng lên 10,69%[4].
Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã khẳng định ĐTĐTK để lại
hậu quả nặng nề cho thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai, trong và
sau khi sinh như: tiền sản giật, thai chết lưu, sảy thai, hội chứng suy hô hấp
cấp, tử vong chu sinh, thai to khó đẻ…[13]. Người mẹ bị ĐTĐTK có nguy cơ
tăng huyết áp, đặc biệt nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 thực sự sau này[1],
[12]. Theo Ngô Thị Kim Phụng, tỷ lệ ĐTĐ sau sinh ở những bà mẹ ĐTĐTK là
6,2%, khoảng 20-40% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ này bị ĐTĐ[5].
Những biến chứng này đã được chứng minh có thể giảm thiểu đáng kể
nếu thai phụ được phát hiện và điều trị sớm ĐTĐ trong thời kỳ mang thai. Hầu
hết ĐTĐ trong thai kỳ không có triệu chứng, chỉ chẩn đoán bằng nghiệm pháp



dung nạp glucose (OGTT), do đó, cần phải tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ
ở các thai phụ để có phương pháp chăm sóc, theo dõi và điều trị thích hợp.
Tại các nước phương Tây, việc tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ đã
được tiến hành từ lâu, tại Việt Nam đái tháo đường trong thai kỳ chưa được tầm
soát một cách thường quy mà chỉ được áp dụng thử nghiệm tại một số cơ sở
khám chữa bệnh chuyên khoa Sản và Nội tiết hàng đầu. Hiện nay, các cơ sở y
tế tuyến phường, xã tại tỉnh Nam Định cũng như trên cả nước đang áp dụng
quy trình khám thai theo HƯỚNG DẪN QUỐC GIA về các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày
25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế) và không có nội dung sàng lọc ĐTĐTK.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát hiện và quản lý tốt các thai kỳ có nguy
cơ, trong đó có bệnh lý đái tháo đường trong thai kỳ, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan
ở những phụ nữ mang thai tại tỉnh Nam Định”.
Với 2 mục tiêu sau:
(1) Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở những phụ nữ mang thai tại tỉnh
Nam Định
(2) Khảo sát các yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ ở những phụ
nữ mang thai tại tỉnh Nam Định


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
1.1.

Đại cương

1.1.1. Khái niệm
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là sự giảm dung nạp glucose hoặc

ĐTĐ được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai.
Theo một số tác giả ĐTĐTK bao gồm hai loại, một là phụ nữ khi có thai
đã bị mắc bệnh ĐTĐ từ trước, hai là bệnh lý ĐTĐ do thai nghén gây ra. Loại
thứ hai xuất hiện khi có thai và thường khỏi sau khi sinh, một số ít sẽ có nguy
cơ tiến triển thành ĐTĐ type 2 sau này [3, 8]. Như vậy, ĐTĐTK bao gồm cả
những khả năng bệnh nhân đã có giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ từ trước
nhưng chưa được phát hiện[7].
Với ĐTĐTK, tỷ lệ phát hiện bệnh cao ở giai đoạn muộn của thời kỳ
mang thai hơn là giai đoạn sớm, phần lớn các trường hợp sau sinh glucose máu
có thể trở lại bình thường [8].
Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
năm 1998 và Hội nghị đồng thuận chẩn đoán ĐTĐTK năm 2005 châu Á đã
định nghĩa ĐTĐTK như sau: “ĐTĐTK là tình trạng rối loạn dung nạp glucose
máu (RLDNGM) ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu
tiên trong thời kỳ mang thai, không loại trừ bệnh nhân đó có RLDNGM từ
trước nhưng chưa được phát hiện”.

1.2.

Sinh bệnh học

1.3.

Phân loại ĐTĐTK

1.4.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK

1.5.


Sàng lọc phát hiện ĐTĐTK


1.6.

Chẩn đoán ĐTĐTK

1.7.

Điều trị ĐTĐTK

1.8.

Ảnh hưởng của ĐTĐTK đến thai nhi

1.9.

Ảnh hưởng của ĐTĐTK đến bệnh ĐTĐ và tử vong của mẹ

1.10. Dự phòng bệnh ĐTĐTK
2. CÁC NGHIÊN CỨU HIỆN NAY VỀ ĐTĐT


Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ có thai tại tỉnh Nam Định .
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: 9 tháng (từ tháng 10/2013 đến tháng 6/2014)

Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Nam Định
3. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
4.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả 1 tỷ lệ trong cộng
đồng
p (1-p)
n

= Z21- /2
(p)2

Trong đó:
Z1-/2: Giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị ; trong nghiên cứu này
chúng tôi lấy Z = 1,96 với  = 0,05.
p:

Ước lượng tỷ lệ mắc ĐTĐTK, trong nghiên cứu này chọn p = 0,069. Giá
trị p trong nghiên cứu này chúng tôi tính dựa theo kết quả nghiên cứu của
tác giả Lê Thanh Tùng[6]. Theo đó tỷ lệ ĐTĐTK là 6,9%

:

Độ sai lệch của nghiên cứu theo p, trong nghiên cứu này lấy  = 0,22


Áp dụng công thức trên ta có: n = 1071
Cộng thêm 10% đối tượng có thể từ chối tham gia nghiên cứu, cỡ mẫu
cuối cùng là 1178 người

4.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
-

Là những phụ nữ có thai đang sinh sống tại tỉnh Nam Định từ tháng
10/2013 đến tháng 6/2014 (9 tháng).

-

Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ

-

Thai phụ được xác định đái tháo đường trước khi mang thai.

-

Tuổi thai không đúng theo tiêu chuẩn trên, không nhịn ăn hoặc nhịn ăn chưa
đủ thời gian quy định.

-

Thai chết lưu vào thời điểm xét nghiệm sàng lọc.

-

Đang mắc các bệnh có ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose như: Basedow,
suy giáp, Cushing, suy gan, suy thận,…


-

Đang dùng thuốc có ảnh hưởng đến chuyển hóa như: corticoid, salbutamol,
thuốc hạ huyết áp,…

-

Đang mắc các bệnh cấp tính: nhiễm khuẩn toàn thân, lao phổi, viêm gan,…

-

Mắc các bệnh về tâm thần
(Ghi chú: Các bệnh về chuyển hóa, các bệnh cấp tính và các bệnh về tâm

thần được khám sàng lọc bởi các bác sỹ tại trạm y tế xã/phường trước khi đối
tượng nghiên cứu tiến hành nghiệm pháp OGTT).
4.3. Phương pháp chọn mẫu


4.3.1. Giai đoạn 1: Chọn huyện/thành phố
Tỉnh Nam Định gồm Thành phố Nam Định và 9 huyện có thể chia thành 3
khu vực: khu vực thứ nhất là thành phố, khu vực thứ hai gồm toàn bộ các huyện
thuần nông (gồm 6 huyện) và khu vực thứ 3 bao gồm các huyện ven biển (gồm
2 huyện).
Ở khu vực 1 chúng tôi chọn Thành phố Nam Định, khu vực 2 chọn 2
huyện Mỹ Lộc và Vụ Bản, khu vực 3 chọn 1 huyện Giao Thủy theo phương
pháp bốc thăm ngẫu nhên
4.3.2. Giai đoạn 2: Chọn xã
Theo ước tính, mỗi năm mỗi trạm y tế xã/phường của tỉnh Nam Định có
khoảng 200 đến 250 phụ nữ đến quản lý thai nghén. Với cỡ mẫu 1175 thai phụ,

chúng tôi chọn 6 xã vào nghiên cứu tại mỗi địa điểm theo phương pháp sau: lập
danh sách các xã/phường theo 3 khu vực trên sau đó dùng phương pháp bốc
thăm ngẫu nhiên được danh sách như sau:
STT

Danh sách các xã/phường

Huyện/TP

1

Xã Nam Vân

TP Nam Định

2

Phường Trần Tế Xương

TP Nam Định

3

Xã Mỹ Tân

Mỹ Lộc

4

Xã Liên Bảo


Vụ Bản

5

Xã Giao Xuân

Giao Thủy

6

Xã Giao Lạc

Giao Thủy

Ghi chú
Khu vực TP
Khu vực thuần nông
Khu vực ven biển

4.3.3. Giai đoạn 3: Chọn đối tượng nghiên cứu
-

Sàng lọc đối tượng nghiên cứu: Lập danh sách toàn bộ phụ nữ có thai tại 6
xã/phường đã chọn. Sàng lọc các đối tượng có đủ tiêu chuẩn đưa vào
nghiên cứu.


-


Giấy mời tham gia nghiên cứu được gửi đến các đối tượng đã được lựa
chọn

5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
-

Đối với các biến số về nhân khẩu học, tiền sử mang thai…sử dụng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp theo mẫu hồ sơ theo dõi ĐTĐTK thiết kế sẵn.

-

Đối với các biến số về cân nặng, vòng bụng, chiều cao tử cung, chỉ số
đường huyết sử dụng phương pháp đo trực tiếp bằng các phương tiện máy
móc.

5.2. Công cụ thu thập số liệu
-

Mẫu hồ sơ theo dõi ĐTĐTK thiết kế theo mục tiêu gồm các phần:

+ Phần hành chính: gồm các câu hỏi về tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, đối tượng thu phí…
+ Phần khám sản khoa: gồm các thông tin về cân nặng trước khi mang
thai, cân nặng hiện tại, tuổi thai, CTC/VB, tim thai, ngôi thai…
+ Phần sàng lọc yếu tố nguy cơ cao, trung bình hay thấp
+ Phần kết quả xét nghiệm glucose máu: lúc đói, sau 1 giờ, sau 2 giờ
dùng nghiệm pháp OGTT.
+ Phần kết quả xét nghiệm nước tiểu: bình thường hay không bình
thường

-

Cân trọng lượng: Sử dụng cân Nhơn Hòa có vạch chia tới mg

-

Thước đo vòng bụng, chiều cao tử cung: sử dụng thước dây đo có vạch
chia tới centimet

-

Máy đo glucose máu nhanh OneTouch Ultra 2 EU của hãng Johnson &
Johnson sản xuất năm 2011 tại Mỹ.


Ảnh: Máy đo glucose máu nhanh OneTouch Ultra 2 EU
-

Các dụng cụ kèm theo:

+ Que thử
+ Bút thử và kim chích máu

-

Cốc và chai đo dung tích

(hình ảnh)
7. Các bước thu thập số liệu
Khi tuổi thai <20 tuần

-

Hỏi, khám thực thể theo mẫu Hồ sơ theo dõi ĐTĐTK 01A (phụ lục): khai
thác các thông tin cơ bản về tuổi, tuổi thai, cân nặng, số lần đẻ…để sàng
lọc yếu tố nguy cơ cao, trung bình hay thấp.

-

Nếu thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao, tiến hành nghiệm pháp dung
nạp glucose bằng đường uống (OGTT) với 75g glucose ngay, nếu thai phụ
không nằm trong nhóm trên hẹn đến tuần thai thứ 24-28 đến làm xét
nghiệm glucose máu.
Khi tuổi thai từ 24-28 tuần và >35 tuần


-

Hỏi, khám thực thể theo mẫu Hồ sơ theo dõi ĐTĐTK 01B (phụ lục): khai
thác các thông tin cơ bản về tuổi, tuổi thai, cân nặng, số lần đẻ…

-

Làm nghiệm pháp OGTT với 75g glucose cho tất cả các thai phụ trong
nhóm này.

-

Những thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK được hướng dẫn về chế độ điều
trị bằng chế độ ăn. Những thai phụ ĐTĐTK có chỉ định điều trị bằng
insulin sẽ được gửi tới Trung tâm Nội tiết tỉnh Nam Định để được điều trị,

theo dõi bằng bác sỹ chuyên khoa nội tiết.

Quy trình xét nghiệm máu
Bước 1: Cố định kim chích máu vào đầu bút thử:
-

Mở đầu bút thử bằng cách xoay nhẹ đầu bút ngược chiều kim đồng hồ.

-

Lắp kim chích máu vào đầu bút thử, cố định kim cho chắc chắn bằng cách
ấn nhẹ vào kim chích.

-

Tháo bỏ đầu bảo vệ của kim chích.

-

Lắp lại đầu bút thử.

Bước 2: Điều chỉnh mức độ đâm sâu của kim chích máu nếu cần thiết bằng
cách điều chỉnh số trên thân bút thử (độ đâm sâu tăng dần từ 1-9). Khi đạt được
độ đâm sâu cần thiết, kéo nút hãm lò xo trên thân bút về phía đuôi bút để chuẩn
bị cho chích máu.
Bước 3: Lấy mẫu máu thử:
-

Sát khuẩn vùng chích máu.


-

Áp nhẹ đầu bút thử vào đầu ngón tay vùng đã sát khuẩn, thân bút vuông
góc với mặt da.

-

Bấm nhẹ nút hãm lò xo trên thân bút.

-

Bóp nhẹ đầu ngón tay cho máu chảy ra thành một giọt nhỏ ở đầu ngón tay.

Bước 4: Thử glucose máu:


-

Lấy một que thử, áp thân que vào giọt máu, chú ý quan sát vùng chỉ thị
màu (hình tròn) ở thân que. Khi toàn bộ vùng chỉ thị màu chuyển sang màu
xanh là lượng máu đã lấy đủ.

-

Khởi động máy thử, điều chỉnh mã code của máy trùng với mã của que thử.
Khi máy báo đưa que thử vào máy, nhẹ nhàng đưa que thử vào khe thử của
máy, chú ý đưa hướng và chiều que thử đúng theo hướng dẫn trên máy.

-


Sau 5 giây máy sẽ hiển thị kết quả nồng độ glucose máu của người bệnh
trên màn hình.

7. Các biến số, thước đo và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu
7.1. Các biến số trong nghiên cứu
7.2. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu
7.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK[3]
Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK, đầu tiên là tiêu chuẩn của
O’Sullivan và Mahan đã được nhóm dữ kiện ĐTĐ Quốc gia Hoa Kỳ, Hội nghị
ĐTĐTK, Hội ĐTĐ Hoa Kỳ chấp nhận đề nghị áp dụng, sau đó nhóm dữ kiện
ĐTĐ quốc gia Hoa Kỳ cho áp dụng trị số loại suy đối với glucose huyết tương
đo bằng phương pháp tự phân tích. Sau đó Capenter và Coustan đã điều chỉnh
trị số cho sát với trị số huyết tương thu được bằng phương pháp định lượng với
men glucose oxidase. Hội nghị Quốc tế ĐTĐTK lần thứ 4 đã đề nghị nên sử
dụng tiêu chuẩn của Capenter- Coustan với test 75g glucose đường uống[16]
Bảng: Các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK[16]
(Theo hội nghị ĐTĐ Quốc tế lần thứ 4)
O’Sullivan-Mahan
Nhóm dữ kiện ĐTĐ quốc Carpenter-Coustan
Máu toàn
gia Hoa Kỳ
Huyết tương-Glucose
Somogy-Nelson
Huyết tương-Tự phân tích
Oxidase
(mg/dL[mmol/L])
(mg/dL[mmol/L])
(mg/dL[mmol/L])

Đói

1giờ
2giờ

90 [5,0]
165 [9,2]
145 [8,1]

105 [5,8]
190 [10,6]
165 [9,2]

95 [5,3]
180 [10,0]
155 [8,6]


3giờ

125 [6,9]

145 [8,1]

140 [7,8]

Bảng: Phân loại giá trị xét nghiệm
TT

Thời điểm lấy máu XN

Trị số bình thường


Trị số cao

1

Lúc đói, trước uống glucose

< 5.3 mmol/l

≥ 5.3 mmol/l

2

60 phút (sau uống glucose)

< 10.0 mmol/l

≥10.0 mmol/l

3

120 phút (sau uống glucose)

< 8.6 mmol/l

≥ 8.6mmol/l

Bảng: Tiêu chuẩn chẩn đoán
TT


Chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán

1

Bình thường

Kết quả XN tại 3 thời điểm đều có trị số bình
thường

2

Rối loạn dung nạp glucose

Kết quả XN tại 3 thời điểm có một trị số cao

3

Đái tháo đường thai kỳ

Kết quả XN tại 3 thời điểm có từ 2 trị số cao trở
lên

7.2.2. Một số khái niệm khác dùng trong nghiên cứu
7.2.2.1. Số tăng cân chuẩn khi mang thai
Theo tiêu chuẩn của IOM(2009)[14] số tăng cân phù hợp khi mang thai
dựa vào BMI trước khi có thai: Cân nặng tăng > 18,0 kg trong khi mang thai
(được tính từ khi có thai đến khi thai đủ tháng) thì được coi là tăng cân quá
nhiều khi mang thai. Cụ thể:

Thể trạng
trước khi
mang thai theo
BMI

Cân nặng nên
tăng TB mỗi tuần
3 tháng đầu (kg)

Cân nặng nên
tăng TB mỗi
tuần từ sau
tháng thứ 3 (kg)

12.5 – 18

1–3

0.5

18.5 – 24.9

11.5 – 16

1–3

0.5

Thừa cân


25.0 – 29.9

7 – 11.5

1–3

0.27

Béo phì

≥ 30.0

5–9

0.2 – 2

0.25

Chỉ số BMI
tương ứng
(WHO)

Tổng cân
nặng nên
tăng (kg)

< 18.5

Bình thường


Thiếu cân


7.2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK
Bảng: Bảng xác định các yếu tố nguy cơ nhằm sàng lọc ĐTĐTK
(Theo ADA, 2008 Standards of Medical Care)
Chiến lược sàng lọc

Các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ cao:

- Béo phì độ 3

Khi được chẩn đoán là có thai, cần phải làm
các thăm dò để chẩn đoán ĐTĐTK càng
sớm càng tốt (bao gồm XN glucose máu lúc
đói, đánh giá các triệu chứng của tăng
glucose máu trên lâm sàng, XN glucose máu
không chuẩn bị, OGTT với 75g glucose
(đường anhydro) uống)

- Tiền sử bị ĐTĐTK hoặc đẻ con trên
4000g

Nguy cơ vừa:

- Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ kể trên
nhưng các thăm dò khi tuổi thai <24 tuần
không phát hiện ra ĐTĐTK


Làm các XN chẩn đoán ĐTĐTK càng sớm
càng tốt (bao gồm XN glucose máu lúc đói,
đánh giá các triệu chứng của tăng glucose
máu trên lâm sàng, XN glucose máu không
chuẩn bị, OGTT với 75g glucose (đường
anhydro) uống) khi thai được 24-28 tuần
tuổi

- XN nước tiểu có glucose niệu
- Tiền sử bị PCOS
- Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ type 2

- Mang thai khi tuổi > 25
- Béo phì
- Yếu tố chủng tộc
- Tiền sử bị RLDNGM
- Tiền sử sản khoa nặng nề (sảy thai chưa
rõ nguyên nhân, thai chết lưu, đa ối…)

Nguy cơ thấp:

- Tuổi < 25

Không yêu cầu sàng lọc phát hiện ĐTĐTK

- Trọng lượng cơ thể bình thường trước
khi mang thai (BMT <25)
- Chủng tộc có nguy cơ thấp
- Gia đình không có ai bị ĐTĐ

- Không có tiền sử bị RLDNGM

8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu


8.1. Làm sạch và nhập số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và nhập bằng phần mềm SPSS
13.0. Quá trình nhập liệu được nhập 2 lần riêng biệt bằng 2 người khác nhau,
sau đó so sánh giữa 2 bản số liệu để tìm ra những sai sót và sửa chữa.
Các số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS13.0
8.2. Phân tích số liệu

9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Trước khi tiến hành nghiên cứu, đề cương nghiên cứu sẽ được thông qua
bởi hội đồng đạo đức trường Đại học Y Thái Bình; các trạm y tế tại các
huyện/thành phố được chọn và trung tâm y tế huyện/thành phố thuộc tỉnh Nam
Định. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, thu thập số liệu
bằng hỏi, khám và đo các chỉ số. Trước khi tiến hành phỏng vấn, điều tra viên
giải thích cụ thể về nội dung và mục đích của nghiên cứu, chỉ khi đối tượng
đồng ý ký vào giấy chấp nhận tham gia nghiên cứu thì mới tiến hành phỏng
vấn, khám và đo các chỉ số. Trong quá trình nghiên cứu, đối tượng có thể từ
chối tham gia vào bất kỳ thời điểm nào.
Kết quả nghiên cứu chỉ dành cho mục đích tìm hiểu các thông tin về
bệnh ĐTĐTK ở phụ nữ mang thai tại tỉnh Nam Định. Từ những thông tin này
có thể có những khuyến nghị phù hợp trong việc xây dựng các chương trình
can thiệp phòng chống ĐTĐTK có tính khả thi cao.
10. Những hạn chế trong nghiên cứu và cách khắc phục


Chương 3

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 5
DỰ KIẾN KẾT LUẬN

Chương 6
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

16.
17.
18.

Tạ Văn Bình (2004), Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan
ở phụ nữ quản lý thai nghén tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương và bệnh viện Phụ sản
Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.
Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Đức Thọ và Đỗ Trung Quân (2001), Phát hiện tỷ lệ đái
tháo đường thai nghén ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội và tìm hiểu các yếu tố liên quan,
Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Trần Hữu Dàng (2008), Đái tháo đường và thai nghén, truy cập ngày, tại trang web
/>Tô Thị Minh Nguyệt và Ngô Thị Kim Phụng (2007), "Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và
các yếu tố liên quan ở những thai phụ có nguy cơ cao tại bệnh viện Từ Dũ ", Tạp chí
Y học TP. Hồ Chí Minh. 13(1), tr. 66-70.
Ngô Thị Kim Phụng (1999), "Tầm soát đái tháo đường do thai và khảo sát một số yếu
tố nguy cơ tại Quận 4, TP Hồ Chí Minh", Y học TP Hồ Chí Minh. 5(4), tr. 27-31.
Lê Thanh Tùng (2010), Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh, một số yếu tố nguy cơ và đặc
điểm lâm sàng của đái tháo đường thai kỳ, Luận văn Tiến sỹ Y học, Y Hà Nội.
American Diabetes Associaton (2004), "Gestational Diabetes Mellitus", Diabetes
Care. 27(1), tr. 88-90.
American Diabetes Associaton (2012), "Diagnosis and Classification of Diabetes
Mellitus", Diabetes Care. 35(1), tr. 64-71.
B. S. Buckley và các cộng sự. (2011), "Gestiational diabetes mellitus in Europe:
prevalence, current screening and barriers to screening", Diabetic Medicine. 29(7), tr.
1464-5491.
Zhang F và các cộng sự. (2011), "Increasing prevalence of gestational diabetes
mellitus in Chinese women from 1999 to 2008", Diabet Med. 28(6), tr. 1464-5491.
Assiamira Ferrara (2007), "Increasing Prevalence of Gestational Diabetes Mellitus, A
public health perspestive", Diabetes Care. 30(2), tr. 5141-5146.
Lois Jovanovic và David Pettitt (2001), "Gestational Diabetes Mellitus", JAMA.

286(20), tr. 2516-2518.
M. Scott Magee và các cộng sự. (1993), "Influence of Diagnostic Criteria on the
Incidence of Gestational Diabetes and Perinatal Morbidity", JAMA. 269(5), tr. 609615.
Institude of Medicine (2009), Weight Gain During Pregnancy: Reexamining the
Guideline.
World Health Organization (2011), "Global status report on noncommunicable
diseases 2010", Noncommunicable Diseases Country Profiles 2011.
Maria I. Schmidt và các cộng sự. (2001), "Gestational Diabetes Mellitus Diagnosed
With a 2-h 75-g Oral Glucose Tolerance Test and Adverse Pregnancy Outcomes",
Diabetes Care. 24, tr. 1151-1155.
Sarah Wild và các cộng sự. (2004), "Global prevalence of diabetes: Estimates for the
year 2000 and protections for 2030", Original article. 27, tr. 1047-1053.
Linsay Robert S (2009), "Gestational diabetes: Causes and consequences", British
Journal of Diabetes and Vascular Disease. 9(1), tr. 27-31.




×