Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đánh giá chính sách giáo dục một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.88 KB, 29 trang )

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

MỤC LỤC

1


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

1. Tổng quan cơ sở lý thuyết
Sự nhầm lẫn, bất đồng về khái niệm người tài hay nhân tài đã cản trở việc
xác định và quản trị nhân tài của quốc gia. Nhân tài hay người tài có nhiểu cách
định nghĩa khác nhau phụ thuộc vào mỗi người và thời gian. Từ những nội hàm
khác nhau, nhân tài có thể được xác định và lựa chọn theo nhiều cách khác nhau,
tùy thuộc mục đích, chuyên ngành, lĩnh vực… Nếu ta coi tài năng là đối tượng
hướng tới khi lựa chọn nhân tài thì ta có thể xem xét tài năng tự nhiên (natural
ability), tài năng do tôi luyện (mastery), tài năng qua sự tận tụy, cam kết
(commitment), và tài năng do phù hợp (fit). Các cách hiểu này không mâu thuẫn
nhau mà có thể bù trừ hoặc kết hợp dựa trên mục đích sử dụng nhân tài. Còn nếu ta


coi con người là chủ thể hướng tới thì ta sẽ có hai cách tiếp cận là: tiếp cận theo
nhóm tiêu biểu, tức là tập trung vào nhóm những người có năng suất hoặc tiềm
năng cao; và tiếp cận theo đa số, tức là coi tổng số nhân lực hiện diện là tổng hợp
nhiều tài năng khác nhau. Như vậy, kết hợp một hay nhiều cách hiểu về nhân tài
trên, ta có thể có những cách thức xác định và lựa chọn nhân tài tương ứng. Điều
quan trọng là dù hiểu nhân tài, tài năng theo nội hàm nào, ta phải xác định rõ mục
tiêu và giá trị cần thỏa mãn khi xem xét nhân tài. Tổng kết những cách định nghĩa
khác nhau ấy, tác giả xem xét nội hàm người tài hay nhân tài theo hai cách nhìn
nhận là theo đối tượng (tài năng) và chủ thể (nhân tài) như biểu đồ sau1:

1

/>_work;
2


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

TIẾP CẬN THEO ĐỐI TƯỢNG
(Tài năng là đặc điểm của con người)

Tài năng là khả năng tự nhiên

TIẾP CẬN THEO CHỦ THỂ

(Nhân tài, người tài)

Tài năng do tôi luyện

Tiếp cận nhóm tiêu biểu
Tài năng ở những người có tiềm năng
(High potentials)

Tài năng qua sự tận tụy, cam kết Tài năng là sự phù hợp

Tài năng ở những người làm việc hiệu suất cao
(High performers)

Tiếp cận đa số
Tài năng là toàn bộ nhân lực của một quốc gia

3


Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

Thần đồng là một hiện tượng đặc biệt, là tài năng hiếm có tạo ra điều mà
không một quy tắc rõ ràng nào, hay sự bẩm sinh và cả kỹ năng có thể học được

hay bất kỳ quy luật nào khác có thể giải thích được2.
Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài (thần đồng) chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh
tế-chính trị-xã hội, đặc điểm phát triển dân số, và các chính sách gián tiếp và trực
tiếp điều chỉnh. Đồng thời, đặt trong bối cảnh hội nhập quan hệ quốc tế, mối quan
hệ giữa các quốc gia, giữa công dân một quốc gia với dân nhập cư, lao động nước
ngoài, …Mặt khác, việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là một quy trình quản trị 3
mang tính tuần hoàn và liên tục, gồm tìm kiếm, thu hút, xác định, đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng,và duy trì nhân tài4. Bài viết sau đây không loại trừ sự ảnh hưởng
của những yếu tố trên và vẫn xem xét việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài thống nhất
với mục tiêu chung trong quy trình quản trị nhân tài, nhưng trọng tâm bài viết sẽ
xem xét các chính sách thuộc các lĩnh vực: giáo dục và lao động, việc làm đối với
công dân của mỗi quốc gia.
Dựa trên tiêu chí bảng xếp hạng thế giới về tài năng năm 2017 (IMD World
Talent Rankings 2017), đặc điểm địa lý5, sự tương đồng về xã hội và văn hóa, và
những mục tiêu6 của Việt Nam về học hỏi kinh nghiệm các nước, bài viết sẽ tập

2 />3 Global talent management: Literature review, integrative framework, and suggestions for further

research, IbraizTarique, Randall S.Schuler, />4 />5 />6 Tạp chí Tổ chức Nhà nước, “Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài”,

/>4


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:


trung xem xét chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở những quốc gia sau: Trung
Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, và Đức.
2. Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân tài của một số quốc gia trên thế giới
2.1.

Tổng quan chính sách đào tạo của các quốc gia

Chỉ số cạnh tranh tài năng7 (IMD) nghiên cứu dữ liệu của ba yếu tố, bao
gồm chỉ số đầu tư và phát triển (investment and development), chỉ số thu hút
(appeal), và chỉ số sẵn sang (readiness). Trong đó, chỉ số đầu tư và phát triển đo
lường các nguồn lực được quốc gia sử dụng nhằm đào tạo nhân tài trong nước; chỉ
số thu hút đánh giá khả năng thu hút và duy trì nhân tài từ nước ngoài; và chỉ số
sẵn sang đo lượng chất lượng kỹ năng có sẵn trong tổng số nhân tài hiện có. Bảng
sau thể hiện vị trí của 5 quốc gia được lựa chọn để xem xét, bao gồm: Trung Quốc,
Nhật Bản, Úc, Đức, và Canada
Quốc gia

Tổng thể

Đầu tư và phát Thu hút
triển

Sẵn sàng

Trung
Quốc

40/63


42/63

54/63

30/63

Nhật Bản

31/63

18/63

22/63

48/63

Singapore

13/63

41/63

17/63

02/63

Úc

19/63


36/63

18/63

13/63

Đức

08/63

10/63

08/63

15/63

Mặt khác, nếu phân loại theo xu hướng “nhập khẩu” hoặc “xuất khẩu” nhân
tài, ta có bản đồ sau8:
7 />8 />
5


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:


Chú thích bản đồ:



Net importer of talent: Chỉ nhập khẩu nhân tài;
Mainly importer: Chủ yếu nhập khẩu nhân tài;
Balanced import/ export (below average): Mức độ nhập/ xuất cân bằng (dưới



trung bình);
Balanced import/ export (above average): Mức độ nhập/ xuất cân bằng (trên




trung bình);
Mainly exporter: Chủ yếu xuất khẩu nhân tài;
Net exporter of talent: Chỉ xuất khẩu nhân tài;




6


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI


Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

7


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

Thông qua các số liệu và bản đồ trên, ta có nhận xét tổng quát về các quốc
gia ta tìm hiểu như sau:




Trung Quốc và Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu nhân tài;
Úc và Singapore chủ yếu nhập khẩu nhân tài;
Đức có mức độ nhập/ xuất cân bằng (dưới trung bình);
Việc xem xét mức độ xuất/ nhập khẩu nhân tài và thứ hạng các quốc gia như

trên nhằm giúp người đọc phân biệt giữa quốc gia có nhiều chính sách thu hút nhân
tài và quốc gia chú trọng chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trong nước. Dĩ
nhiên điều này không có nghĩa là quốc gia chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
trong nước sẽ không làm tốt chính sách thu hút nhân tài và ngược lại. Số liệu cho

thấy, các quốc gia nằm trong danh sách 10 nước dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số
cạnh tranh tài năng (bao gồm Thụy Sĩ, Đan Mạch, Bỉ, Áo, Phần Lan, Hà Lan, Nauy, Đức, Thụy Điển, Luxembourg, và Ireland) chia sẻ những đặc điểm chung sau:
nền kinh tế nhỏ9, đầu tư nhiều vào giáo dục, hệ thống giáo dục tối ưu, chất lượng
cuộc sống cao và nhiều cơ hội công việc. Chính vì vậy, việc đánh giá chính sách
đào tạo và bồi dưỡng nhân tài của một quốc gia cần phải phân biệt với số lượng
cũng như chất lượng lao động của quốc gia đó (tác động của chính sách thu hút),
và đặt trong bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia (quy mô kinh tế lớn hay nhỏ, cân đối
giữa các lĩnh vực cần chi).
i) Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân tài của Trung Quốc
Trung Quốc xếp vị trí số 42 trên 63 nước về chỉ số đầu tư và phát triển đối
với đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, được phân tích cụ thể qua bảng số liệu sau:
9 />
8


Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Chỉ tiêu

Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

Nội dung

Tổng đầu tư công Phần tram trên GDP
vào giáo dục


Giá trị

Xếp hạng năm
2017

3.8%

44

Tỉ lệ đầu tư giáo dục Phần tram trên GDP _%
công trên từng học so với đầu người
sinh

_

Tỉ lệ học sinh-giáo
viên (cấp tiểu học)

16.23

33

Tỉ lệ học sinh-giáo
viên (cấp trung học
phổ thông)

14.28

43


Học việc

Đáp ứng đầy đủ

4.43/10
điểm 10)

Đào tạo

Được ưu tiên trong 6.05 (Thang điểm 23
các công ty
10)

Lao động nữ

Tỉ lệ phần trăm

_%

(Thang 42

_

Hệ thống giáo dục Trung Quốc gồm 3 cấp, cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa
phương10. Ở cấp quốc gia, Bộ Giáo dục đóng vai trò trung tâm thiết lập các chính
sách giáo dục vĩ mô. Các cơ quan giáo dục cấp tỉnh quản lý chính sách phát triển
và thi hành theo hướng dẫn của luật và quy định liên quan, đồng thời giám sát
chính cấp giáo dục cao đẳng, đại học. Cơ quan chính quyền địa phương có nhiệm
vụ giám sát chủ yếu với giáo dục cấp tiểu học11 và trung học phổ thông. Các trường

chủ yếu do chính phủ cung cấp tài chính:

10 />11 HTTPS://WENR.WES.ORG/2016/03/EDUCATION-IN-CHINA-2;

9


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

Trong năm 2017, Bộ Giáo dục đã xuất bản báo cáo thường niên trình bày 20
thành tích đạt12 được vừa qua. Là quốc gia có hệ thống giáo dục lớn nhất trên thế
giới (gần 260 triệu học sinh, 15 triệu giáo viên trong khoảng 514000 trường),
những thành tựu Trung Quốc đạt được thể hiện sự hiệu quả và phù hợp các chính
sách Trung Quốc triển khai. Điểm đáng lưu ý trong số 20 thành tích đạt được nêu
trong Báo cáo trên là việc tập trung triển khai, giải quyết theo từng cấp giáo dục
(mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, đại học, dạy nghề), trong nước và ngoài
nước (trao đổi với nhiều nước trên thế giới), giữa việc học tập kiến thức (sách giáo
khoa) và đạo đức, song song với việc thu thập số liệu về các quy chuẩn an toàn
trường học, tiêu chuẩn giáo viên nhằm đưa ra phương án thi hành pháp luật phù
hợp nhất. Mặt khác Trung Quốc cũng thể hiện rõ sự đầu tư đối với việc đào tạo con
người thông qua tổng ngân sách chi tang theo từng năm, cũng như là một trong
những quốc gia ở Châu Á nắm giữ thứ hạng cao trên bảng xếp hạng chỉ số cạnh
12 ;


10


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

tranh tài năng. Sự hỗ trợ về tài chính của chính phủ Trung Quốc có thể dễ dàng
nhìn thấy qua sự hỗ trợ tài chính cho người học bao phủ tất cả các cấp độ giáo dục,
hành chính và đa dạng về hình thức hỗ trợ. Như vậy, Trung Quốc xây dựng nền
giáo dục hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu đa dạng, tạo môi trường tốt nhất có thể
để mọi người, trong đó có nhân tài phát triển.
Với ngàn năm văn hiến, được coi là một trong những cái nôi văn hóa lớn của
thế giới, Trung Quốc liên tục thể hiện sự đầu tư về tìm và đào tạo nhân tài trong
xuyên suốt lịch sử phát triển quốc gia.
Kế hoạch Tài năng quốc gia (“National Talent Plan”)
Nhằm đáp ứng những biến đổi về kinh tế xã hội, Trung Quốc đã đề ra những
mục tiêu và chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng nội địa. Trong
kế hoạch Tài năng quốc gia, nhân tài được mô tả là những người có kiến thức
chuyên môn hoăc kỹ năng nhất định để tạo ra công việc mang tính “sang tạo” và
đóng góp cho xã hội. Đặc biệt, tầm quan trọng của việc tuyển chọn và đào tạo chất
lượng cán bộ công chức Nhà nước được nhấn mạnh, và mỗi quyết định từ phía cơ
quan Nhà nước phải có sự cố vấn từ chuyên gia thích hợp. Mặt khác, chính phủ
Trung Quốc kêu gọi trên 85% cán bộ công chức Nhà nước đạt trình độ cao đẳng,
đại học hệ đào tạo 4 năm đến năm 2020.
Nhân tài được phân thành 6 mục để đầu tư, đào tạo như sau13:

1/ Cán bộ công chức Nhà nước
2/ Nhà kinh doanh
3/ Chuyên gia kỹ thuật
4/ “Tinh hoa” kỹ thuật cao trong các lĩnh vực
5/ “Tinh hoa” lành nghề với các vùng nông thôn và nông nghiệp
6/ Nhân viên xã hội chuyên nghiệp

13 ;

11


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

Trong đó, nhân tài lĩnh vực xã hội và nông nghiệp là hai đề xuất mới được
đưa vào.
Một trong những chính sách nổi bật gần đây nhất của Trung Quốc phải đề
cập đến chương trình 1000 tài năng (“Thousand Talents Program 14”). Chương trình
chia thành 3 đề mục cụ thể với nhóm tinh hoa Trung Quốc dưới 55 tuổi, nhóm tinh
hoa nước ngoài dưới 55 tuổi, nhóm tinh hoa dưới 40 tuổi. Những ứng cử viên, chủ
yếu là các thành phần tinh hoa Trung Quốc tu học tại các quốc gia trên thế giới,
được lựa chọn sẽ được đảm bảo về lương, vị trí làm việc, trợ cấp mua nhà, chi phí
sinh hoạt, chi trả các chi phí bảo hiểm xã hội, hỗ trợ tài chính cho con cái họ đi học
hoàn toàn miễn thuế… Nhìn chung, chương trình 1000 tài năng được đánh giá cao

trong việc thu hút và giúp đào tạo ra nhiều nhân tài trong nghiên cứu, đổi mới và
kinh doanh, nhưng số liệu cho thấy số lượng nhân tài sau khi đào tạo trở về Trung
Quốc tương đối ít, mặt khác, việc những nhân tài này trở về và làm việc cho Trung
Quốc cũng gặp nhiều tranh chấp về sở hữu trí tuệ với các quốc gia khác.
Trung Quốc phân biệt tương đối rõ rang nội hàm ‘nhân tài’ và ‘thần đồng’.
Tuy không thể hiện rõ rang tuyệt đối chính sách đào tạo và bồi dưỡng ‘nhân tài’ và
‘thần đồng’ nhưg xét theo các mục tiêu giáo dục, việc đào tạo thần đồng hầu hết
hướng tới cấp mầm non, tiểu học và trung học phổ thông, trong khi đó, giáo dục
nhân tài xuyên suốt tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục15.
Từ những phân tích trên về giáo dục, có thể thấy Trung Quốc đào tạo ra
nhiều nhân tài, tuy nhiên lại trở thành quốc gia “xuất khẩu” nhân tài đi các quốc
gia khác. Chính vì vậy, Trung Quốc đã và đang có những điều chỉnh nhất định
14 />15 />
12


Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

Điện thoại: + 84. 080.41950

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Email:

trong chính sách lao động định hướng dài hạn nhằm duy trì, đảm bảo và bồi dưỡng
nhân tài trong nước và thu hút bền vững nhân tài nước ngoài.
ii) Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân tài của Nhật Bản
Là quốc gia xếp thứ 31 trên 63 nước tham gia khảo sát chỉ số cạnh tranh tài

năng, Nhật Bản là một trong những quốc gia có chỉ số cao so với cả thế giới và khu
vực Châu Á.
Chỉ tiêu

Nội dung

Tổng đầu tư công Phần
vào giáo dục
GDP

tram

Giá trị
trên 3.3%

Xếp hạng năm
2017
56

Tỉ lệ đầu tư giáo Phần tram trên 25.1%
dục công trên từng GDP so với đầu
học sinh
người

15

Tỉ lệ học sinh-giáo
viên (cấp tiểu học)

17.14


42

Tỉ lệ học sinh-giáo
viên (cấp trung học
phổ thông)

12.77

33

Học việc

Đáp ứng đầy đủ

6.78/10
điểm 10)

Đào tạo

Được ưu tiên trong 7/10 (Thang điểm 5
các công ty
10)

Lao động nữ

Tỉ lệ phần trăm

43.34%


(Thang 5

45

Điểm nổi bật trong giáo dục Nhật Bản chính là vai trò và vị thế của người
dạy học16. Người dạy học không chỉ giới hạn trong khuôn khổ lớp học mà còn mở
16 />
13


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

rộng thành người cố vấn trong nghề nghiệp và tâm lý. Chất lượng giáo viên cũng
được đảm bảo và liên tục nâng cao. Cụ thể, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia có
“Chứng chỉ dạy học cấp lại”, yêu cầu giáo viên phải tham gia các kỳ sát hạch và
hoàn thành ít nhất 30 tiếng các chương trình phát triển chuyên nghiệp mỗi 10 năm
một lần để cải thiện kiến thức và kỹ năng của họ. Tuy nhiên điều này gây áp lực
cho nghề giáo bởi số giờ làm việc kéo dài mà không cân đối được với các hoạt
động cá nhân khác17.
Theo dữ liệu thu thập được từ PISA, hệ thống giáo dục của Nhật Bản được
đánh giá chung là thống nhất nhưng có sự điều chỉnh tùy biến yêu cầu. Nhật cho
phép các chương học tự do thiết kế chương trình học và chính sách đánh giá. Cơ
quan cấp trung ương điều phối tài chính; cơ quan cấp quận chịu trách nhiệm tuyển
chọn và đánh giá giáo viên; cơ quan cấp thị trấn, thành phố chịu trách nhiệm sách

giáo khoa; trường học là chủ thể đặt ra các phương pháp đánh giá học sinh; còn
giáo viên có thể tự do sang tạo và đổi mới trong việc giảng dạy. Quan sát hệ thống
giáo dục của Nhật Bản, ta có thể thấy sự phân công trõ rang là một trong những
nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của nền giáo dục Nhật Bản.
Giáo dục Nhật Bản18 hướng tới giáo dục trọn vẹn, tức là tạo mọi điều kiện có
thể để tất cả người học được tham gia và phát triển, hay còn gọi là “cơ hội giáo dục
bình đẳng”19. Chính sách giáo dục của Nhật không xác định rõ rang nội hàm nhân

17 />18 />19 />
14


Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

Điện thoại: + 84. 080.41950

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Email:

tài hay thần đồng, bởi lẽ, điều này được xem là có thể tạo ra sự phán xét đối với
khả năng và sự phát triển của mỗi người học20.
iii) Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân tài của Singapore
Với diện tích 697 km2, xếp thứ 113 thế giới, Singapore là một trong những
quốc gia thu hút nhân tài từ các quốc gia khác, xếp thứ 13 trên tổng số 63 quốc gia
được đánh giá trong bảng đánh giá sự canh tranh tài năng, có tiêu chí đầu tư và
phát triển đạt thứ 41 và được phân tích trong bảng sau:
Chỉ tiêu


Nội dung

Tổng đầu tư công Phần
vào giáo dục
GDP

tram

Giá trị
trên 2.9%

Xếp hạng năm
2017
59

Tỉ lệ đầu tư giáo Phần tram trên 16.7%
dục công trên từng GDP so với đầu
học sinh
người

46

Tỉ lệ học sinh-giáo
viên (cấp tiểu học)

16.50

37


Tỉ lệ học sinh-giáo
viên (cấp trung học
phổ thông)

12.50

30

Học việc

Đáp ứng đầy đủ

5.25/10
điểm 10)

(Thang 19

Đào tạo

Được ưu tiên trong 6.00/10
các công ty
điểm 10)

(Thang 25

20

/>Gifted_A_Focus_on_Science_Education;
15



VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Lao động nữ

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

Tỉ lệ phần trăm

44.80%

37

Chính phủ Singapore xác định rõ rang các kết quả mong muốn đạt được đối
với giáo dục (The Desire Outcomes of Education-DOE)21


Là một người tự tin, biết đúng sai, có khả năng thích nghi, chịu đựng, biết rõ



bản thân mình, công tâm,tư duy độc lập và phản biện, giao tiếp hiệu quả
Là một người học hướng trọng tâm về bản thân, tự chịu trách nhiệm việc học




của bản thân, đặt câu hỏi, xem xét và liên tục duy trì xuyên suốt quá trình học;
Là một người đóng góp tích cực, làm việc hiệu quả trong nhóm, tích cực tập



luyệ, đương đầu thử thách mới, có tính đổi mới và hướng đến sự hoàn mỹ;
Là một công dân ý thức tính dân tộc, hướng về Singapore, có ý thức cộng đồng
mạnh mẽ, đảm nhiệm những vai trò góp phần làm cuộc sống mọi người tốt hơn.
Qua xem xét chính sách và hệ thống giáo dục của Singapore ta có thể coi

đây là nội hàm tương đương với khái niệm “nhân tài” tại Singapore.
Việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài đảm bảo tính linh hoạt và đa dạng, mở
rộng và toàn diện, “Dạy ít hơn để học nhiều nhiều hơn”. Việc đào tạo và bồi dưỡng
nhân tài được đảm bảo qua việc chính phủ Singapore đặt tiêu chuẩn đối với toàn bộ
trường học trong hệ thống giáo dục ở Singapore, đề cao vai trò của nghề giáo và
đẩy mạnh chính sách hỗ trợ tài chính. Tính linh hoạt và đa dạng thể hiện ở việc
Chính phủ Singapore thành lập những loại hình trường học mới nhằm khuyến
khích những tài năng đặc biệt có thể phát triển. Các trường đã tồn tại trước đó sẽ
được tự chủ hơn và cung cấp các nguồn lực để phát triển thế mạnh chuyên biệt và
trên những lĩnh vực ưu thế. Ví dụ, ở các trường trung học phổ thông, học sinh

21 />
16


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

thuộc hệ thường (học thuật) và hệ thường (kỹ thuật) có thể học một vài môn ở trình
độ cao hơn sớm hơn bình thường. Trường học cũng linh động chuyển học sinh đến
tham gia các khóa học khác nếu những học sinh này chứng tỏ khả năng và việc học
đấy mang lại lợi ích cho người học. Tính linh động này cũng thể hiện trong việc
học sinh có thể chọn học ngôn ngữ thứ ba ngoài tiếng mẹ đẻ trong chương trình
học.
Với khẩu hiệu “Mỗi trường học phải là một trường học tốt”, chính phủ
Singapore cung cấp nguồn lực để trường học đa dạng hóc các chương trình theo
nhu cầu của người học, ví dụ như “Đánh giá toàn diện”, “Giá trị trong hành động”,
“Chương trình học tâp chủ động”. Việc khuyến khích học tập và sang tạo được đặc
biệt chú trọng, ví dụ như các trường Singapore sẽ có “nền tảng” MOE ExCEL
Fest22, là một sự kiện giao lưu thường niên, giúp cho phụ huynh và công chúng tìm
hiểu về các hoạt động và thành tựu mới tại trường. Các hoạt động trên được thực
hiện trong tinh thần xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa trường với
trường, giữa trường với cộng đồng.
Bộ Giáo dục cung cấp hỗ trợ tài chính cho những học sinh Singapore có nhu
cầu, sự đa dạng về đối tượng và điều kiện hỗ trợ tài chính giúp cho tất cả người dân
Singapore đều có thể có cơ hội tốt nhất trong giáo dục. Ngoài hỗ trợ tài chính
thông thường, Singapore còn có chương trình EDUSAVE, được triển khai từ năm
1993, với mục đích tối đa hóa cơ hội cho học sinh tại các trường do MOE đầu tư
(ví dụ trường công, trường do chính phủ đầu tư và các trường giáo dục đặc biệt).
Sau đây là các gói hỗ trợ và học bổng trong chương trình EDUSAVE. Kể từ năm

22 />
17



VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

2014, chương trình EDUSAVE đã mở rộng điều kiện, kể cả những học sinh từ 7
đến 16 tuổi không tham gia nhóm trường học trên đều có thể tham gia.








Edusave Contributions
Edusave Grants
Edusave Awards
o Pilot on PayNow Electronic Payment for Edusave Awards
o Edusave Character Award (ECHA)
o Edusave Scholarships (ES)
o Edusave Skills Award (ESA)
o Edusave Award for Achievement, Good Leadership and Service
(EAGLES)
o Edusave Merit Bursary (EMB)
o Edusave Good Progress Award (GPA)
Edusave Scholarships for Independent Schools

o Edusave Entrance Scholarships for Independent Schools (EESIS)
o Edusave (Independent Schools) Yearly Award [E(IS)YA]
o Edusave Scholarships for Integrated Programme Schools (ESIP)
Achievement Awards for Special Education Students
Chương trình giáo dục thần đồng (GEP) ở Singapore được chú trọng và triển

khai ở diện quốc gia, chương trình bao gồm nhiều giai đoạn, trong đó việc lựa chọn
thần đồng thường dành cho 0.25% (sau này tang lên thành 1%) cá nhân ưu tứu nhất
tham gia thi tuyển và đào tạo23.
iv) Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân tài của Úc
Úc xếp thứ 19 thế giới trên tổng số 63 quốc gia được đánh giá trong bảng xếp hạng
chỉ số cạnh tranh tài năng năm 2017, và là quốc gia chủ yếu nhập khẩu tài năng.
Trong các tiêu chí, Úc xếp 36 về chỉ số đầu tư và phát triển và cụ thể như sau:
23 />18


Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

Điện thoại: + 84. 080.41950

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Chỉ tiêu

Email:

Nội dung


Tổng đầu tư công Phần
vào giáo dục
GDP

tram

Giá trị
trên 5.2%

Xếp hạng năm
2017
25

Tỉ lệ đầu tư giáo Phần tram trên 16.9%
dục công trên từng GDP so với đầu
học sinh
người

44

Tỉ lệ học sinh-giáo
viên (cấp tiểu học)

15.61

31

Tỉ lệ học sinh-giáo
viên (cấp trung học
phổ thông)


12.10

24

Học việc

Đáp ứng đầy đủ

4.00/10
điểm 10)

Đào tạo

Được ưu tiên trong 5.27 (Thang điểm 43
các công ty
10)

Lao động nữ

Tỉ lệ phần trăm

46.41%

(Thang 51

27

Úc hoạt động hệ thống giáo dục chia sẻ theo cam kết giữa các bang. Hệ
thông giáo dục được định hướng thông qua các cam kết với bang và các vùng lãnh

thổ, trọng tâm vào ưu tiên và đầu tư giáo dục. Các trường và các bang chia sẻ hầu
hết trong việc quyết định với giáo dục cấp dưới phổ thông. Các trường quyết định
việc tổ chức giảng dạy. Tuy vậy, việc cung cấp tài chính của trường thiếu sự minh
bạch và rõ ràng, và đã được thể hiện qua nhiều nghiện cứu chứng tỏ việc khó xác
định mỗi trường được đầu tư như thế nào.
Chính phủ Úc đặc biệt lưu ý đến việc đào tạo học sinh có hoàn cảnh khó
khan và học sinh thổ dân và người đảo Torres Strait. Úc thông qua chiến lược phát
triển giáo dục trẻ nhỏ cấp qu6óc gia từ năm 2009 và đã đặt ra các mục tiêu cụ thể

19


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

cho giáo dục nghề nghiệp nhằm tang cường khả năng học việc và kỹ năng của học
sinh đên từ các nhóm đối tượng có hoàn cảnh kinh tế-xã hội khó khan24.
Chính sách các trường, cụ thể là “Student First” (2014) thể hiện 4 chính sách
chính trong đào tạo: 1) phát triển chương trình giáo dục hợp lý; 2) cải thiện chất
lượng dạy học; 3) mở rộng tính tự chủ của các trường; 4) đưa phụ huynh và cộng
đồng tham gia vào hoạt động của trường học
Úc có các chương trình hỗ trợ khuyến khích quốc tế hóa việc đào tạo và làm việc,
ví dụ như “New Colombo Plan” (2013) cung cấp nguồn tài trợ cho học sinh Úc học
hoặc thực tập tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Úc đảm bảo cung cấp các
nguồn lực cần thiết cho tất cả các trường trong hệ thống giáo dục. Ví dụ như kể từ

năm 2014, theo Đạo luật Giáo dục Úc 2013, chính phủ Úc cung cấp định kỳ nguồn
đầu tư đến các trường để đảm bảo chất lượng học tập của tất cả học sinh.
v) Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân tài của Đức
Đức xếp thứ 8, là một trong những quốc gia dẫn đầu trong bảng xếp hạng
chỉ số đánh giá cạnh tranh tài năng. Về chỉ tiêu đầu tư và phát triển, Đức xếp thứ
10 và được phân tích qua những chỉ số sau25:
Chỉ tiêu

Nội dung

Tổng đầu tư công Phần
vào giáo dục
GDP

tram

Giá trị
trên 4.2%

Tỉ lệ đầu tư giáo Phần tram trên 23.7%
dục công trên từng GDP so với đầu
học sinh
người

Xếp hạng năm
2017
33
19

24 />

%20AUSTRALIA_EN.pdf;
25 />
20


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

Tỉ lệ học sinh-giáo
viên (cấp tiểu học)

15.44

29

Tỉ lệ học sinh-giáo
viên (cấp trung học
phổ thông)

13.29

39

Học việc


Đáp ứng đầy đủ

8.48/10
điểm 10)

(Thang 2

Đào tạo

Được ưu tiên trong 7.44/10
các công ty
điểm 10)

(Thang 4

Lao động nữ

Tỉ lệ phần trăm

46.41%

29

Đức có một hệ thống giáo dục phân cấp, với trách nhiệm phân chia rõ rang
giữa chính quyền các bang, Länder, địa phương, đồng thời phối họp thông qua vài
cơ quan. Quyết định về việc giáo dục chính quy được cấp Länder phụ trách, còn
giáo dục và đào tạo nghề (VET) là trách nhiệm giữa Bang và Länder, cùng sự tham
gia chặt chẽ của các đối tác xã hội. Nguồn đầu tư tài chính cho giáo dục chủ yếu
đến từ phía Nhà nước, khối tư nhân đóng góp tương đối lớn cho các chương trình
giáo dục nghề nghiệp phổ thông26.

Đức thể hiện việc đầu tư và tạo cơ hội đào tạo nhân tài khá rõ rang qua các
cột trụ, cụ thể thứ nhất là 13 tổ chức phát triển tài năng cung cấp học bổng cho
những cá nhân có nỗ lực và thành tích xuất sắc (Begabtenförderwerke); thứ hai là
‘Bộ quy định học bổng Đức’ (Stipendienprogramm-Gesetz - German Scholarship
Programs Act) hay còn được gọi là Deutschlandstipendium). Trong những năm gần
đây, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Bang đã đầu tư nhiều tiền hơn vào hai “cột trụ”
trên (13400 học bổng trong năm 2005 tăng lên 56000 học bổng trong năm 2015)27.

26 />
21


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

Tuy nhiên, các chương trình học bổng của Đức từng bị chỉ trích là mang tính
sang lọc cao, chủ yếu chọn thành phần có nền tảng tri thức tốt. Nhận thấy hạn chế
này, Đức đã tìm cách mở rộng đối tượng có thể nhận được học bổng, cụ thể trong
năm 2010, Tổ chức Học bổng hàn lâm Đức đã cho phép ứng tuyển trực tiếp dựa
trên thư giới thiệu của giáng viên và giáo viên. Đồng thời, Đức đẩy mạnh tuyên
truyền về chính sách học bổng và hỗ trợ tài chính thông qua sử dụng các đại sứ
quán nhằm giúp mọi người biết về sự thay đổi trên. Điều này giúp gia tang tỷ lệ cá
nhân nhận học bổng đến từ hoàn cảnh khó khan và hạn chế tang từ 20% lên 30%.
Về giáo dục đối với thần đồng, do việc phân bổ giáo dục theo từng cấp như
trên, dẫn đến chính sách giáo dục đối với thần đồng của Đức cũng có sự đa dạng

nah6t1 định. Sự đa dạng này thể hiện qua các biện pháp hỗ trợ thần đồng khác
nhau. Ví dụ, nếu hoạt động làm việc theo dự án(enrichment project) có thể tìm thấy
trong chính sách của tất cả các bang ở Đức, thì một số chính sách khác lại chỉ là
đặc thù của mỗi bang. Vùng Nam và Đông Đức thường bao gồm trường học dành
cho trẻ thần đồng trong khi vùng Bắc và Tây Đức chỉ thể hiện trường và lớp học
bình thường. Điều này được cho là kết quả của sự lãnh đạo chính quyền về mặt
chính trị. Mặt khác, trẻ tài năng có thể bắt đầu đi học trước tuổi quy định và có cơ
hội học nhảy cóc. Như vậy, việc đa dạng hóa ở Đức tuy dẫn sự không thống nhất
nhưng lại có thể giúp cho các bang có thể học hỏi lẫn nhau, góp phần phát triển và
hoàn thiện kế hoạch phát triển tài năng toàn quốc28.
27 />28 (PDF) Gifted Education and Talent Support in Germany. Available from:

/>y [accessed Oct 30 2018].
22


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

2.2.

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

Tổng quan chính sách bồi dưỡng của các quốc gia

Tổng quan về chính sách lao động của Trung Quốc29
Chính sách tài chính và tiền tệ

Chính phủ thiết lập các quỹ hỗ trợ đặc biệt nhằm giúp lao động thành thị và
nông thôn được tuyển dụng và đào tạo bài bản. Sử dụng chính sách thuế ưu tiên, cơ
quan chính quyền các cấp hỗ trợ những đối tượng thất nghiệp có thể tự khới
nghiệp, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng những
đối tượng trên. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tuyển dụng nhóm đối tượng trên và
những ngừoi lao động thành thị yếu thế (nam trên 50 tuổi và nữ trên 40 tuổi) sẽ
được hưởng nhiều ưu đãi về hỗ trợ chi phí bảo hiễm, ưu đãi thuế, hỗ trợ lãi suất có
thể lên tới 1 triệu Nhân dân tệ…
Phát triển quỹ hỗ trợ không lợi nhuận công cộng30
Với nam trên 50 tuổi và nữ trên 40 tuổi có khả năng và mong muốn làm việc
nhưng gặp khó khan khi tìm kiếm công việc sẽ được hỗ trợ tái tuyển dụng và hỗ
trợ kéo dài bảo hiểm xã hội.
Cải thiện dịch vụ việc làm công cộng, và hỗ trợ phát triển thị trường lao động31
Chính phủ Trung Quốc thiết lập và phát triển hệ thống thông tin việc làm
trên khắp các cấp hành chính địa phương, nhằm cung cấp thông tin về việc làm và
hướng dẫn người lao động tìm kiếm cơ hội.
Thiết lập và cải thiện hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ32
Kể từ năm 1999, Trung Quốc hướng tới phát triển đồng thời đào tạo chứng
chỉ và nghiệp vụ. Hiện tại, Trung Quốc đã thiết lập hòn chỉnh các cấp đào tạo chất
29 />30 />31 />32 />
23


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:


lượng nghiệp vụ, từ cơ bản, trung cấp, nâng cao đến lao động lành nghề và chuyên
gia cao cấp. Việc đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người lao động
mà còn đảm bảo cơ hội tham gia học hỏi và nâng cao tay nghề liên tục và xuyên
suốt của người lao động dựa trên nhu cầu của đất nước. Kể từ 2002, chính phủ bắt
đầu tang cường mục tiêu trên thông qua “Chương trình tang cường bồi dưỡng
nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng lao động” và “Dự án quốc gia bồi dưỡng
nhân viên tay nghề cao”. Đồng thời, chương trình đào tạo 500,000 kỹ thuật viên
mới trong vòng ba năm cũng được triển khai.
Chính sách theo dõi tình trạng thất nghiệp33
Bằng cách sử dụng các công cụ pháp luật, kinh tế và hành chính, chính phủ
Trung Quốc nỗ lực kiểm soát vấn đề thất nghiệp ngay từ nguồn gốc và ngăn chặn
những vấn đề như, sự gia tang tỷ lệ thất nghiệp, tập trung cao số lượng lao động
thất nghiệp.
Như vậy, tương tự với giáo dục, Trung Quốc cũng hướng tới xây dựng một
môi trường lao động hấp dẫn, chuyển mình từ lao động đông và rẻ sang lao động
kết tinh chất lượng cao, tức là nhân tài. Trung Quốc đã kịp thời nhận ra rằng bên
cạnh các chính sách đào tạo và bồi dưỡng tốt, Trung Quốc cần tạo ra các chính
sách mở cửa, giúp cho nhân tài hòa nhập, không chỉ được đảm bảo về điều kiện tài
chính và giáo dục mà còn đảm bảo tự do, luôn tôn trọng đóng góp và vị thế của
nhân tài. Ví dụ, kể từ năm 2012, Trung Quốc đã thay đổi điều kiện từ việc quay trở
lại nước hoàn toàn sang quay lại nước 6 tháng 1 lần để tạo sự linh động tối ưu cho
các nhân tài thuộc chương trình “1000 Tài năng”.
Tổng quan chính sách lao động của Nhật Bản, Singapore, Úc và Đức

33 />
24


VĂN PHÒNG QUỐC HỘI


THƯ VIỆN QUỐC HỘI

Địa chỉ: Nhà Quốc hội, đường Độc lập, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: + 84. 080.41950
Email:

Nhật Bản có truyền thống gọi là “Shinsotsu”, nghĩa là tuyển dụng cử nhân
ngay khi tốt nghiệp vào tháng 4. Văn hóa làm việc của Nhật đề cao quan hệ lao
động, đào tạo, bồi dưỡng và kế hoạch nghỉ hưu lâu dài, thể hiện qua sự chăm chỉ
và trung thành. Thông thường, việc tưởng thưởng sẽ là dành cho thâm niên hơn là
hiệu suất công việc. Như vậy, chính sách đào tạo và bồi dưỡng của Nhật gắn kết
chặt chẽ với nhau34.
Tỉ lệ tham gia bồi dưỡng nâng cao của lao động Nhật Bản xếp hạng cao so
với mức độ trung bình của thế giới. Điều này cũng phản ánh văn hóa đồng bộ, tính
tập thể cao của người Nhật. Tuy đạt được những thành tựu xuất sắc cả về mặt đào
tạo và bồi dưỡng con người, lao động và học sinh Nhật Bản đối mặt với nhiều mặt
trái xuất phát từ việc thiếu cân bằng giữa công việc, học tập với cuộc sống cá nhân,
dẫn đến việc Nhật Bản là một trong những nước có số lượng người căng thẳng cao
nhất thế giới. Một mối bận tâm khác nữa mà chính phủ phải tìm cách giải quyết
bên cạnh việc dân số già hóa nhanh chóng là việc người lao động trẻ không có
động lực, hứng thú làm việc. Những chính sách đào tạo và bồi dưỡng của Nhật về
con người được đánh giá là đã mang lại nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ nhưng
không thể tránh khỏi những mặt trái là sức ép lên đời sống tinh thần của con người.
Nhật Bản, Singapore, Úc và Đức đều chú trọng thiết lập thị trường lao động
ổn định thông qua các chính sách về thất nghiệp, lao động yếu thế, phân bố lao
động song song với khuyến khích và hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động liên tục
và kịp thời; đảm bảo thông suốt và minh bạch thông tin giữa người lao động và
người sử dụng lao động. Tuy nhiên, những quy định khác nhau của pháp luật từng
nước và các giá trị mỗi quốc gia theo đuổi dẫn đến văn hóa làm việc của mỗi quốc

34 />
25


×