Tải bản đầy đủ (.pptx) (44 trang)

SÁCH CHẨN ĐOÁN NGÔI,THẾ,KIỂU THẾ,ĐỘ LỌT CỦA THAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 44 trang )

CHẨN ĐOÁN NGÔI,THẾ,KIỂU THẾ,ĐỘ LỌT CỦA
THAI.
NGÔI CHỎM VÀ CƠ CHẾ ĐẺ NGÔI CHỎM









Mục tiêu học tập:
- Viết ra đợc định nghĩa của ngôi - thế - kiểu thế
- Kể ra đợc 5 loại ngôi thai cùng các điểm mốc tơng ứng
- Mô tả đợc cách khám để chẩn đoán ngôi, thế của thai
- Kể tên các loại ngôi thai có thể đẻ đợc đờng âm đạo
- Trình bày đợc định nghĩa ngôi, mốc ngôi chỏm, đờng kính lọt của ngôi
chỏm.
- Nêu đợc đủ 3 giai đoạn đẻ, mỗi giai đoạn lại qua 4 thì: lọt, xuống, quay,
sổ.
- Cơ chế đẻ đầu trong ngôi chỏm, chẩm chậu trái trớc (CCTT).
- Nêu đợc cơ chế đẻ vai.


NGÔI,THẾ,KIỂU THẾ VÀ ĐỘ LỌT CỦA THAI


1. ĐỊNH NGHĨA
1.1. Ngôi
1.1.1 Ngôi: là phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi có thai hoặc khi chuyển dạ.


Có hai loại ngôi cơ bản sau:
- Ngôi dọc: khi trục dọc của thai nhi cùng trục với trục tử cung của người mẹ. Có hai loại ngôi
dọc:
+ Ngôi đầu: đầu thai nhi trình diện trước eo trên . Ngôi đầu được chia ra thành các loại: ngôi
chỏm (chẩm), ngôi trán và ngôi mặt tuỳ thuộc vào mức độ cúi của đầu thai nhi.
+ Ngôi mông (ngôi ngược): mông thai nhi trình diện trước eo trên. Ngôi mông được chia thành:
ngôi mông hoàn toàn hay còn gọi là ngôi mông đủ (khớp háng và gối gấp, mông trình diện),
ngôi mông không hoàn toàn, còn gọi là ngôi mông thiếu (kiểu mông, kiểu đầu gối và kiểu chân).


 - Ngôi ngang: khi trục dọc của thai nhi vuông góc hoặc bắt chéo với trục tử cung của người mẹ.

Ngoài ra còn có thể gặp ngôi phức hợp.
 1.1.2 Mốc của ngôi: mỗi loại ngôi thai có một điểm mốc, dựa vào điểm mốc đó để phân biệt các






loại ngôi thai.
+ Ngôi chỏm: mốc là xương chẩm.
+ Ngôi mặt: mốc là mõm cằm.
+ Ngôi trán: mốc là gốc mũi.
+ Ngôi ngang: mốc là mõm vai.
+ Ngôi mông: mốc là đỉnh của xương cùng.


 1.2. Độ cúi
 Độ cúi bình thường của ngôi chỏm trong cuộc chuyển dạ là

đầu cúi hoàn toàn, cằm của thai nhi gập sát vào phần trên của
ngực để cho phần chẩm được trình diện trước. Nếu đầu không
cúi hết sẽ đưa đến tình trạng ngôi trán và cổ ngửa ra sẽ đưa đến
tình trạng ngôi mặt.


Hình 1. Độ cúi của đầu trong ngôi chỏm.


 1.3. Thế

Thế là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với bên phải hoặc bên trái của khung chậu





người mẹ. Có 2 loại:
-thế trái:khi điểm mốc của ngôi thai nằm trong phạm vi từ 12-6h trên mặt phẳng eo trên khung
chậu(theo chiều kim đồng hồ),hay ở nửa trái của khung chậu.
-thế phải khi điểm mốc của ngôi nằm trong phạm vi từ 6-12h,hay ở nửa phải khung chậu. Như
vậy:
-đối với ngôi chỏm:lưng thai nhi bên nào thì thế ở bên đó.
-đối với ngôi trán và mặt:thế đối diện với lưng


 1.4. Kiểu thế

Kiểu thế là mối tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với vị trí trước-sau của khung
chậu người mẹ. Trên lâm sàng có 2 loại kiểu thế:

 - Kiểu thế lọt:
 Mỗi thế phải hoặc trái đều có 3 kiểu thế lọt trước,sau và ngang. Như vậy tổng số mỗi ngôi có
6 kiểu thế lọt.

Ví dụ ngôi chỏm, có thể có các kiểu thế lọt sau đây, tính theo chiều kim đồng hồ: chẩm
trái trước, chẩm trái ngang, chẩm trái sau , chẩm phải sau, chẩm phải ngang, chẩm phải trước;


 -Kiểu thế sổ:
 Khi ngôi đã xuống eo giữa và eo dưới thì tuỳ theo cơ chế đẻ và điểm
mốc của ngôi so với khung chậu của người mẹ ta có các kiểu thế sổ sau
đây(tùy theo ngôi):

- Ngôi chỏm có hai kiểu thế sổ đó là chẩm trước và chẩm sau
(chẩm vệ và chẩm cùng) tuỳ theo chẩm ở phia xương mu hay phía
xương cùng.



 - Ngôi mặt có một kiểu thế sổ đó là cằm trước và một kiểu thế không sổ
được đó là cằm sau.
 - Ngôi mông có hai kiểu thế sổ đó là cùng ngang trái và cùng ngang
phải.
 - Ngôi trán và ngôi ngang không có kiểu thế sổ vì không lọt xuống eo
dưới được.


•Hình 2. Ngôi đầu - A.Chẩm trái trước

B.Chẩm trái sau



Ngôi

Thế

Mốc

Kiểu thế lọt

Kiểu thế sổ

Chẩm trái trước

Trái
Xương Chẩm
Chỏm

Phải

Chẩm trái ngang

Chẩm trước

Chẩm trái sau

 

Chẩm phải trước


 

Chẩm phải ngang

Chẩm sau

Chẩm phải sau

Trái
Mông

Đỉnh xương cùng

Phải

Cùng trái trước

Cùng ngang trái

Cùng trái sau

 

Cùng phải trước

Cùng ngangphải

Cùng phải sau
Cằm trái trước


Trái

Cằm trái ngang

Mặt

Cằm trái sau

Cằm
Phải

Cằm trước

Cằm phải trước
Cằm phải ngang
Cằm phải sau

Trái

Không có kiểu thế sổ

Trán

Phải

Gốc mũi

Không có

Ngang


Trái

Mỏm vai

Không có

Phải

Không có kiểu thế sổ


 2. CHẨN ĐOÁN NGÔI, THẾ, KIỂU THẾ
Có nhiều phương pháp thăm khám để chẩn đoán ngôi, thế và kiểu thế: Sờ nắn, kết hợp


nghe tim thai, khám âm đạo. Trong những trường hợp khó có thể áp dụng thêm các phương tiện
cận lâm sàng như: X quang hoặc siêu âm.
 2.1. Sờ nắn bụng
Để biết vị trí các phần của thai nhi, việc sờ nắn có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán

ngôi thế. Thai phụ nằm ngửa, hai chân chống để đùi tạo với mặt giường một góc 45 0, làm các
cơ bụng chùng dễ nắn hơn. Áp dụng bốn thủ thuật của Léopold, người khám đứng bên phải sản
phụ, nắn lần lượt từ thủ thuật 1, 2, 3; đến thủ thuật 4 thì xoay nhìn về phía chân của sản phụ.


 - Thủ thuật thứ nhất: nắn cực trên (đáy tử cung) để biết ở đáy tử cung là đầu hay là mông của

thai nhi. Nếu sờ được một khối có chỗ rắn chỗ mềm, không tròn, ít di động đó là mông. Nếu sờ
được một khối rắn chắc, tròn đều, dễ di động có dạng đá cục đó là đầu của thai nhi.

 - Thủ thuật thứ hai: nắn nhẹ nhàng nhưng sâu hai bên bụng, để xác định bên nào là lưng, bên
nào là chi của thai nhi. Nếu sờ được một diện phẳng, rắn, đều đó là lưng; đối diện với lưng nắn
thấy lổn nhổn những khối to nhỏ khác nhau di động dễ, có khi nắn mạnh thấy phần thai nhi mất
đi rồi hiện lại đó là tay chân của thai nhi.


 - Thủ thuật thứ ba: Nắn cực dưới để biết có đầu hay mông, dựa vào các tính chất như nắn cực

trên của tử cung. Nếu không sờ thấy gì ta nói hạ vị rỗng và xác định đó là trường hợp ngôi
ngang.
 - Thủ thuật thứ bốn: Người khám xoay mặt về phía chân của sản phụ:
 + Dùng một bàn tay ấn sâu xuống bờ trên xương vệ, khi ngôi còn cao thì bàn tay người khám ấn
xuống dễ.
 + Dùng hai bàn tay ấn dọc hai bên cực dưới của tử cung. Khi đầu chưa lọt hai bàn tay có hướng
hội tụ vào nhau, khi đầu đã lọt hai bàn tay hướng ra ngoài không thể chạm vào nhau được.


Thủ thuật 1

Thủ thuật 2

Thủ thuật 3

Hinh 3. Khám 4 thủ thuật Leopold

Thủ thuật 4


 2.2. Khám âm đạo


Trong lúc chuyển dạ, cổ tử cung đã mở một phần hoặc toàn bộ, khám âm đạo sẽ cung cấp
cho ta các yếu tố hữu ích giúp ta chẩn đoán chính xác ngôi - thế - kiểu thế.

Trong ngôi chỏm phải xác định rãnh liên đỉnh và các thóp, nhất là thóp sau ở đâu so với
các điểm mốc của khung chậu của người mẹ. Trong ngôi mặt cần xác định cho được vị trí của
cằm, trong ngôi mông cần xác định cho được vị trí đỉnh xương cùng và hai ụ ngồi của thai nhi
hoặc chân của thai nhi nếu là ngôi mông kiểu ngồi xổm.
 2.3. Nghe tim thai

Tim thai được nghe rõ ở lưng của thai nhi, tự nó không giúp ta chẩn đoán được ngôi, thế,
kiểu thế, nhưng giúp hỗ trợ cho những kết quả tìm thấy khi nắn bụng.


 Ví dụ: Trong ngôi chỏm thì tim thai nghe rõ ở dưới rốn của bà mẹ và tim thai nghe rõ ở bên
nào thì thế ở bên ấy, trong khi đó nếu là ngôi mông sẽ nghe rõ tim thai ở ngang hoặc phía trên
rốn.
 2.4. Siêu âm

Một biện pháp an toàn, chính xác, được sử dụng trong những trường hợp khó như sản phụ
quá mập, thành bụng quá dày quá rắn chắc hoặc rau bám trước. Một đôi khi cũng phải sử dụng
đến X quang để xác định vị trí, tư thế hoặc hình thể của thai nhi; song từ khi có siêu âm vai trò
của X quang ngày càng ít.


3.ĐỘ LỌT,KIỂU LỌT,KIỂU SỔ
 1.Độ lọt:
 -Khi ngôi chưa lọt có 3 độ:(khám ngoài)
 +cao: thấy đầu thai di động dễ dàng sang 2 bên,sờ thấy 2 bướu trán và bướu chẩm ngang
nhau,nghe tim thai trên vệ 10 cm.
 +chúc:thấy di động đầu thai sang hai bên đã hạn chế,sờ không thấy bướu chẩm,nắn thấy bướu

trán rõ rệt,nghe tim thai trên vệ 7<10cm.
 +chặt:thấy không di động được đầu thai,nắn tìm bướu trán khó khăn,nghe tim thai trên vệ
khoảng 7cm


 -Khi ngôi đã lọt: khi ngôi thai vượt hẳn qua eo trên,nắn ngoài không
thấy bướu trán,nghe tim thai trên vệ <7cm;nhìn vùng âm môn thấy giãn
và hé mở,lỗ hậu môn bắt đầu giãn. Thai phụ cảm thấy mót rặn mỗi khi
có cơn co tử cung vì đầu đã lọt. Khám âm đạo thấy rõ 2 bướu đỉnh,thóp
sau ở chính giữa eo trên.












-Có 3 mức độ lọt:
+Lọt cao:2 bướu đỉnh đi qua eo trên nhưng chưa xuống tới đường liên gai hông.
+Lọt trung bình:2 bướu đỉnh đi tới ngang gai hông.
+Lọt thấp:2 bướu đỉnh đã đi qua đường liên gai hông.
2. Kiểu lọt:
-Lọt đối xứng:2 bướu đỉnh cùng xuống một lúc.
-Lọt không đối xứng:một bướu đỉnh xuống trước,một bướu đỉnh xuống sau.
3. Kiểu sổ:

-Sổ đối xứng:cùng một lúc 2 bướu đỉnh sổ qua eo dưới của tiểu khung cùng một lúc khi đầu thai
không to,eo dưới bình thường.
 -Sổ không đối xứng: 2 bướu đỉnh sổ qua eo dưới của tiểu khung không cùng một lúc.


NGÔI CHỎM VÀ CƠ CHẾ ĐẺ NGÔI CHỎM


 1. ĐẠI CƯƠNG
 Ngôi chỏm là ngôi dọc, đầu ở dưới, trục của thai nhi trùng với trục của tử cung. Đầu thai nhi cúi
tốt với xương chẩm trình diện trước eo trên.
 Ngôi chỏm chiếm 95% trường hợp các ngôi thai. Điểm mốc của ngôi chỏm là xương chẩm.
Đường kính lọt của ngôi chỏm là đường kính hạ chẩm- thóp trước (bình thường 9,5 cm).
Ngôi chỏm có thể lọt qua eo trên khung chậu người mẹ theo 2 đường kính chéo phải và trái
(chủ yếu là đường kính chéo trái, chiếm 95%).
 Ngôi chỏm có 2 thế (phải và trái), tương ứng với 6 kiểu thế lọt (chẩm trái trước, chẩm trái
ngang, chẩm trái sau, chẩm phải trước, chẩm phải ngang, chẩm phải sau) và 2 kiểu thế sổ (chẩm
trước và chẩm sau).









2. CHẨN ĐOÁN NGÔI CHỎM
Dựa vào phương pháp hỏi, nhìn, nắn, nghe và khám âm đạo khi có chuyển dạ.
2.1. Chẩn đoán ngôi

- Hỏi: tiền sử các lần đẻ trước thường là ngôi chỏm.
- Nhìn: tử cung có hình trứng.
- Khám thủ thuật 1 và 3 của Léopold: cực dưới là một khối tròn, rắn, đều, di động (khi ngôi cao
lỏng), đó là đầu. Cực trên nắn được một khối mềm, không đều, lớn hơn khối cực dưới, đó là
mông của thai nhi.
 2.2. Chẩn đoán thế
 - Khám thủ thuật 2 của Léopold xác định được một diện phẳng tương ứng lưng của thai nhi.
Lưng bên nào thì thế của thai nhi bên đó.
 - Đôi khi nắn được bướu chẩm (to hơn bướu trán) thường thấp cùng bên với lưng thai nhi


×