Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Luận văn sư phạm Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Vương Duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 76 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN MINH HUYỀN

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ VƯƠNG DUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN MINH HUYỀN

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ VƯƠNG DUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học:


TS. Nguyễn Thị Bích Dung

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Ban
Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
Văn, các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài và đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Bích
Dung đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và động viên em trong suốt quá
trình học hỏi và nghiên khóa luận.
Em rất mong được sự quan tâm và góp ý của quý thầy cô và các bạn để khóa
luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Minh Huyền

Footer Page 3 of 63.


Tài liu lun vn s phm 4 of 63.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn

nhiệt tình của TS.Nguyễn Thị Bích Dung. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn
trong khóa luận là trung thực và có ghi nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học
của khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Minh Huyền

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khảo sát ...................................................... 3
4. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
6. Bố cục khóa luận. ............................................................................................... 4
NỘI DUNG ............................................................................................................ 5
Chương 1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY ....... 5
1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật .................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm không gian .................................................................................. 5
1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật ................................................................ 6
1.2. Một số kiểu không gian nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Vương Duy ............ 6
1.2.1. Không gian “điền viên sơn thủy” trong thơ Vương Duy .............................. 7
1.2.2. Không gian thiền - tĩnh - vô ưu trong thơ Vương Duy ............................... 22
Chương 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY .......... 32

2.1. Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật ............................................... 32
2.1.1. Khái niệm thời gian .................................................................................... 32
2.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật .................................................................. 32
2.2. Một số kiểu thời gian nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Vương Duy.............. 33
2.2.1. Thời gian luân hồi của tự nhiên ................................................................. 34
2.2.2. Thời gian sinh mệnh - triết lí thiền ............................................................. 44
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới có lẽ ít có mối quan hệ nào gắn bó mật thiết, lâu đời và khăng
khít như thơ Đường ở Trung Quốc và thơ ca Việt Nam trung cận đại. Ngay từ khi
Việt Nam bắt đầu có nền văn học viết, thơ Đường đã được các nhà thơ, nhà hoạt
động văn hóa văn nghệ thời phong kiến công nhận như một yếu tố nội tại, không
những về hình thức mà còn cả về mặt thẩm mĩ, và từ đó trở thành khuôn mẫu sáng
tác thi ca trong suốt hàng thế kỉ. Không những thơ viết bằng chữ Hán, chữ Nôm ảnh
hưởng mà ngay cả khi Việt Nam bắt đầu có chữ Quốc ngữ cũng phảng phất, âm
vang, dư vị của của Đường Thi. Đến với thơ Đường, nghiên cứu thơ Đường là tìm
hiểu tinh hoa văn hóa của cả một nền văn học lớn có sức ảnh hưởng sâu sắc đến các
nước phương Đông, khám phá thơ Đường là khám phá vẻ đẹp của một thời đại có
sức gợi đến tận ngàn năm. Do đó có rất nhiều những công trình nghiên cứu của các
học giả trong và ngoài nước đã lấy thơ Đường làm đối tượng.
Trong thế kỉ vừa qua, Đường Thi đã vượt biên giới chủng tộc và văn hóa

ngôn ngữ thế giới. Nhắc đến đỉnh cao thơ Đường, ta nghĩ ngay đến ba nhà thơ lớn
“Thi tiên” Lý Bạch - “Thi Thánh” - Đỗ Phủ; “Thi Phật”-Vương Duy. Những sáng
tác của ba nhà thơ này đã có sức ảnh hưởng lớn tới thơ ca Việt Nam trung cận đại
và thậm chí là cả thơ hiện đại, nó đã trở nên thân thuộc đến nỗi Cao Bá Quát,
Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du,… đã “vô tình” đưa thơ của họ vào
những sáng tác của mình, nhưng công việc nghiên cứu thì có lẽ phải chờ đến nửa
sau của thế kỉ XX mới có những người thực sự quan tâm tới. Với những hướng
nghiên cứu và tiếp cận khác nhau, những thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên
cứu đã tạo ra bước đi ban đầu cho việc tìm hiểu sâu rộng hơn về thơ ca đời Đường
nói chung.
Việt Nam chúng ta là một dân tộc đồng văn và cùng với Trung Quốc sẻ chia
chung một gia tài văn hóa văn học đồ sộ từ hàng ngàn năm. Qua thời gian, ngày
càng khẳng định được vị trí và vai trò của thơ Đường, đó là một đỉnh cao bất tuyệt
trong nhân loại. Xét về góc độ văn hóa, Việt Nam và Trung Quốc có cùng chung
một tôn giáo lớn đó chính là Phật Giáo. Thiền tông đời Đường cũng là một trong
những thành tựu lịch sử Phật Giáo cũng như đời sống văn hóa, tinh thần Trung
Quốc nói riêng, lịch sử Phật Giáo nói chung đã ghi nhận một kỉ nguyên mới: Kỉ
nguyên phát triển rực rỡ của Phật Giáo Đại thừa và Trung Quốc hóa Phật Giáo. Ở
Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng lớn từ Thiền tông và đi theo văn hóa là

1
Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

những sản phẩm văn học bất hủ với thời đại. Trung Quốc thời nhà Đường đã sản
sinh ra một loại thơ mang hơi thở Thiền hay còn gọi là Thơ Thiền mà người được
coi là khởi xướng dòng thơ này được coi là “Thi Phật” đó chính là Vương Duy.
Các nhà nghiên cứu Vương Duy phần nhiều đều tập trung ở các nước Phương Tây

như Marsha L.Wagner (U.C. Berkeley), Pauline Yu( Stanford University)... Trong
cuốn Vương Duy- Chân diện mục, Vũ Thế Ngọc viết: “Trong hai thập niên vừa qua,
chưa có một thi hào Đông Phương nào được các tác giả phương Tây viết nhiều sách
báo như Vương Duy . Có lẽ vì dưới ảnh hưởng của Thiền tông?” Đề tài Không gian
và thời gian trong thơ Vương Duy của chúng tôi chính là nghiên cứu một phần tinh
hóa lớn nhất trong ba đỉnh cao thơ ca đời Đường- Thi Phật Vương Duy, khám phá
một trong những phần quan trọng trong lĩnh vực Trung Quốc học vốn được xem là
có vị trí chiến lược và hết sức hấp dẫn ở Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu về Vương
Duy ở Việt Nam cũng hết sức da dạng và phong phú trên nhiều hướng tiếp cận, đề
tài này tiếp nhận thơ Vương Duy dưới một khía cạnh nhỏ của thi pháp học là không
gian và thời gian, phần nào sẽ giúp ích cho mọi người khi tìm hiểu về thơ của ông
và hữu ích trong lĩnh vực giảng dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường.
Thơ của Vương Duy lôi cuốn người đọc bởi những nét chấm phá đơn sơ mà
đẹp đến mê hoặc hồn người mà đặc biệt là chất Thiền ẩn chứ trong phần lớn các bài
thơ. Được người đời tôn xưng là Thi Phật, ắt hẳn trong các bài thơ của ông ẩn chứ
những những lí, vẻ đẹp nhân sinh sâu sắc. Thơ của ông có lẽ còn rất nhiều khám
phá, nó mãi mãi là những ma lực hấp dẫn mọi người yêu thơ nói chung và thơ
Đường nói riêng. Để hiểu và cảm nhận được thơ Vương Duy cần phải có một quá
trình thâm nhập, nghiên cứu. Cho nên với mong muốn được học hỏi và theo đuổi sự
nghiệp mà các nhà nghiên cứu trước đã khai phá mở đường, chúng tôi chọn đề tài
này để tiến những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Song song với lớp bụi thời gian và đi cùng sự trường tồn của thơ Đường đó
chính là bề dày của sự nghiên cứu các tác giả nhiều thế hệ. Thơ Đường được tiếp
nhận từ nhiều góc độ và được dịch thuật ra nhiều tiếng trên Thế giới. So với “Thi
tiên” Lý Bạch- “Thi thánh” Đỗ Phủ thì thơ “Thi Phật” Vương Duy có lẽ được
nghiên cứu một cách khiêm tốn hơn ở Việt Nam.Một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu về Vương Duy như: Lịch sử văn học Trung Quốc, nhấn mạnh “ tư tưởng của
Vương Duy đã thấm đượm màu sắc thanh tịnh vô vi của Đạo Phật”, cho nên dưới
ngòi bút của ông, cảnh điền viên là cảnh của thanh nhàn, yên tĩnh” . Trong công


2
Footer Page 7 of 63.


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

trình Vương Duy thi tuyển (Thơ Vương Duy) của Giản Chi đã xác định những đặc
điểm thơ của Vương Duy: “ Thơ của Vương Duy viết nhiều về Đạo Phật và Thiền
lí”; Thơ Vương Duy “bình dị và hồn nhiên, đạm viễn, ý tại ngôn ngoại”; “cẩn
nghiêm, luôn luôn théo đúng thị giáo: ôn, nhu, đôn, hậu”... Những tư tưởng giải
thoát khỏi vòng luân hồi luôn được đề cập và là đề tài chính trong thơ của ông.
Vương Duy tác gia và tác phẩm trong nhà trường phổ thông của nhóm tác giả Lê
Nguyên Cẩn, Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Diệu Linh đã nhìn thơ của ông
dưới góc độ “thi trung hữu họa”, “thi dĩ ngụ thiền, dĩ thiền thuyết thi”. Trong Thơ
Thiền Đường Tống của Đỗ Tùng Bách, tác giả cũng đã dành những mỹ ngôn xác
đáng khi nghiên cứu về Thi Phật Vương Duy: “nhà thơ đem thiền vào trong thi ca,
bởi các văn sĩ, thi nhân Đường Tống tham thiền, thành phong trào , lấy nó làm đắc
sở tri, đưa nó vào trong thơ. Thi nhân đời Đường Tống phần lớn hay viết về nơi ảo
diệu của cảnh thiền, nơi thích thú đạt đến thiền lý. Điểm qua một số công trình trên,
người viết nhận thấy rằng, các công trình trên ít nhiều đều đề cập và nghiên cứu thơ
Vương Duy nhìn dưới góc độ của Thiền học. Tuy nhiên, đề tài “Không gian và thời
gian nghệ thuật trong thơ Vương Duy” được người viết nhìn nhận dưới góc độ Thi
pháp học để phân tích và nghiên cứu. Nhưng khi bàn về Vương Duy, dù đứng ở góc
nhìn nào, chúng ta trước tiên cũng phải nhìn nhận nó ít nhiều qua tư tưởng Thiềnđó là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa thiền tâm trong tâm hồn của mỗi con
người khi đến với thơ của ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Vương Duy.
- Đối tượng khảo sát: Cuốn Vương Duy chân diện mục, Vũ Thế Ngọc, Nhà
xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006.

4. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này đi sâu nghiên cứu và khám phá thế giới nghệ thuật trong thơ
Vương Duy qua không gian và thời gian, qua đó độc giả có thể hiểu biết thêm phần
nào về thơ của ông và hơn nữa có thể lí giải thêm câu hỏi lớn : “Cái gì đã làm nên
sự hấp dẫn của thơ Đường”. Với Thi Phật Vương Duy, khi đọc và nghiên cứu
chuyên sâu tác phẩm thơ của ông đem lại cho người đọc nhiều bài học cuộc sống,
những tư tưởng sống mới đầy an nhiên. Đó chính là mục đích của việc nghiên cứu
thơ Vương Duy. Việc nghiên cứu chuyên sâu của đề tài này giúp ích cho những
người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn hóa, văn học Trung Quốc. Văn hóa
Thời Đường và Đường thi cách chúng ta đến hàng ngàn năm, và do sự bất đồng

3
Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.

ngôn ngữ hán tự với chữ Quốc ngữ, cho nên việc nghiên cứu và giảng dạy thơ
Đường trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Việc nghiên cứu thơ Đường nói
chung và thơ Vương Duy nói riêng sẽ đem lại cho sinh viên, học sinh nhiều những
hiểu biết và góc nhìn mới về thơ ca cổ, từ đó giúp các em thấu hiểu sâu sắc hơn về
những triết lí,bài học nhân sinh được nhà thơ gửi gắm qua những bài thơ. Có thể
khẳng định rằng, những bài thơ của Vương Duy mang tính chân lí, đi theo cùng với
tháng năm, thời đại. Thơ Đường chính là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Hoa và
Vương Duy là một trong những ngôi sao sáng , cho nên nó có ảnh hưởng sâu sắc
đến thơ Trung Quốc các đời sau và đối với cả Việt Nam trong thời phong kiến.Cho
nên nắm được một phần thi pháp trong thơ Vương Duy ( không gian;thời gian nghệ
thuật) là có thể lí giải được một phần thơ ca trung đại Việt Nam. Do đó, việc ứng
dụng những kết quả nghiên cứu của việc nghiên cứu Không gian và thời gian trong
thơ Vương Duy sẽ được mở rộng.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nghiên cứu liên nghành (văn – sử - triết)
- Phương pháp phân tích thi pháp học
6. Bố cục khóa luận.
Mở đầu
Nội dung
Chương 1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY
Chương 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4
Footer Page 9 of 63.


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

NỘI DUNG
Chương 1
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VƯƠNG DUY
1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm không gian
“Không gian là khái niệm vật lí học chỉ khoảng không tồn tại của vật chất và
được thể hiện bằng các phạm trù chỉ chiều kích rộng-hẹp, dài-ngắn.. và các từ chỉ
phương hướng như đông, tây, nam, bắc, trên, dưới, cao, thấp.”

Theo quan niệm của văn hóa phương Tây, khái niệm không gian là để chỉ
một khối vuông rỗng, một kết cấu hình học, một vật chứa luôn tách rời hình thái tồn
tại cụ thể của vật chất. Aristote nêu ra thuyết giới hạn diện- thuyết hạn chế về bề
mặt, ông cho rằng bản thân sự hạn diện chính là không gian. Theo ông, cái gọi là
hạn diện là luôn trùng khít lên bề mặt của sự vật, nó được xem là hạn diện nội tại,
luôn tĩnh lặng, gắn liền với bề mặt vật chất trong không gian của vũ trụ. Những lí lẽ
trên giàu chất “tư biện”, có thể nói không gian trong quan niệm của người Phương
Tây là thứ không gian hữu hạn, không gian hình khối, nó hạn chế trong một bề mặt
cụ thể.
Khác với quan niệm của người phương Tây, người Trung Quốc lại cho rằng
không gian không chỉ hữu hạn mà đồng thời cũng vô hạn, nó chính là bầu trời rộng
lớn, bao la, và hoàn toàn không có ranh giới.Sách Tấn Thư, thiên Thiên văn chí
thượng viết: “Trời là khoảng không bao la, ngước nhìn lên cao xa vô cùng, mờ ảo
vô cùng nên có màu xanh như vậy... mặt trời, mặt trăng, các vì sao, vạn vật đều
sống trôi nổi trong khoảng không ấy, mọi sự vận hành của chúng đều nhờ có khí
vậy.”
Không gian cùng với thời gian là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
trong đó có con người.Không có bất kì sự vật nào tồn tại ngoài không gian và thời
gian. Chúng ta quen thuộc không gian và thời gian đến nỗi không ý thức được sự
hiện diện của nó. Những từ ngữ quen thuộc như “vũ trụ”, “thế giới” đều là những
khái niệm chỉ không gian và thời gian. Bản thân những từ này đều là những khái
niệm tổng thể chỉ không-thời gian.

5
Footer Page 10 of 63.


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật

Không gian được viết ở trên là không gian vật lý, còn không gian được tạo
dựng trong tác phẩm văn học là không gian nghệ thuật đã được quan niệm hóa. Nó
không chịu sự tác động của quy luật vật lí mà đã được hình tượng hóa thành hình
tượng không gian, chịu sự tác động và chi phối của những quan niệm nghệ thuật của
tác giả, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ.
Người Trung Quốc xưa cảm nhận không gian tồn tại trong tính trọn vẹn và
chỉnh thể. Trang Tử cũng xác định một không gian vô cùng: “Hữu thực nhi vô hồ
xứ giả, vũ dã” (Có thực mà không chứa gì trong ấy cả, đó là vũ). Trong thơ ca, con
người chiêm nghiệm sự tồn tại của vạn vật, của chính mình trong không gian và thể
hiện bằng những hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong thơ không
đơn thuần là không gian vật chất khách quan mà là một kiểu không gian tinh thần
mang tính chủ quan, hay còn gọi là không gian tâm trạng, không gian nội tâm.
“Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian trong tác phẩm”[3-tr.26] Nó là sự
kết tinh của vốn tri thức về văn hóa truyền thống cùng với yếu tố tinh thần của thời
đại và cảm xúc cá nhân của người nghệ sĩ-thi nhân.
1.2. Một số kiểu không gian nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Vương Duy
Bảng1.1. Tổng hợp khảo sát các kiểu không gian nghệ thuật trong thơ Vương Duy
(Xem chi tiết phần phụ lục)
Không gian nghệ thuật
86 bài thơ

Điền viênSơn thủy

Thiền-tĩnhvô ưu

Đối xứng

Tống biệt

Biên ải


Số bài thơ

84

55

21

11

2

Tỉ lệ

97.6%

63.9%

24.4%

12.7%

2.3%

Qua bảng khảo sát, tổng hợp chúng tôi nhận thấy rằng trong phần Không
gian nghệ thuật trong thơ Vương Duy có chủ yếu 5 loại không gian : Không gian
“điền viên sơn thủy” (84 bài thơ); Không gian thiền- tĩnh-vô ưu(55 bài thơ) ;Không
gian đối xứng (21 bài thơ); Không gian tống biệt(11 bài thơ); Không gian biên ải(2
bài thơ). Trong đó kiểu không gian “điền viên sơn thủy” và không gian thiền-tĩnhvô ưu chiếm một số lượng lớn trong những bài thơ được khảo sát. Có nhiều không

gian xuất hiện trong một bài thơ, nhưng chủ yếu vẫn là hai loại không gian trên

6
Footer Page 11 of 63.


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

chiếm ưu thế. Cho nên khóa luận sẽ tập trung phân tích hai kiểu không gian này để
làm rõ cái đặc trưng trong không gian nghệ thuật thơ Vương Duy.
1.2.1. Không gian “điền viên sơn thủy” trong thơ Vương Duy
Khi đứng trước một khung cảnh thiên nhiên người phương Đông thường có
xu hướng muốn hòa nhập với thiên nhiên, muốn cùng được thiên nhiên sống gần
gũi mà không hề có tham vọng chinh phục tự nhiên giống như tâm lí của người
phương Tây. Trong văn học phương Đông, có ba chủ đề chính: tự nhiên, xã hội và
tu tâm dưỡng tính. Trong đó đề tài viết về tự nhiên được yêu thích và ưu tiên hơn
cả. Nói về tự nhiên, không thể nào không nhắc tới một loại thơ đặc sắc, đó là phái
thơ “điền viên sơn thủy”. Đại diện tiêu biểu cho phái thơ “điền viên” có thể kể tới
Đào Uyên Minh ( 365-427) đời Đông Tấn. Bên cạnh đó cũng phải nói đến “ông tổ”
của phái thơ “sơn thủy” đó là Tạ Vân Linh đời Nam Triều. Vương Duy với tư cách
là một họa sư - thi nhân đã học tập và tiếp thu tư tưởng của bậc hiền nhân đi trước
và tạo nên một trường phái thơ đậm nét riêng của chính mình, đó là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa “điền viên” và “sơn thủy”. Sự kết hợp đó đã làm nên không gian
riêng biệt trong thơ của Vương Duy, một không gian thơ đầy màu sắc. Với Vương
Duy, thơ của ông nhuốm màu Thiền và bàng bạc tư tưởng Lão -Trang cho nên thơ
điền viên sơn thủy của ông không chỉ mang nét bình dị, êm ả của cảnh vật nông
thôn mà tình thơ của ông còn mang những nét u hoài và triết lí sống. Cảnh sắc thiên
nhiên với sơn, thủy, núi non hữu tình trong thơ Vương Duy đã tạo nên một không
gian nghệ thuật riêng không thể lẫn được. Vương Duy là một nhà thơ đồng thời
cũng là một nhà hội hoa, một nhạc sư, nhà thư pháp đã cống hiến cả đời cho nghệ

thuật. Tô Thức đời Tống đã từng nhận xét: “Đọc thơ Ma Cật trong thơ có họa,xem
Ma Cật trong họa có thơ”. Thơ và họa trong thơ của Vương Duy hòa quyện lẫn
nhau tạo nên màu sắc riêng biệt, trong không gian riêng biệt. Mỗi bài thơ như là
một bức bích họa với những đường nét và màu sắc tinh tế và điêu luyện hết sức kì
công của người nghệ sĩ, thi sĩ.
1.2.1.1. Không gian “điền viên” trong thơ Vương Duy
Thơ điền viên trong thơ Đường chủ yếu nhất vẫn là thơ của những khóm
trúc, bờ ruộng, của trời xanh, cò trắng, của những cánh cửa cổng sài, mái nhà tranh
và những con người sống ẩn dật với đời. Người Trung Quốc ca ngợi cuộc sống điền
viên hạnh phúc, êm đềm và trong sáng, trong thơ ca của họ chưa thấy phản ánh một
cách rõ ràng những nỗi khổ nhọc về cả vật chất lẫn tinh thần. Người ta để cho thơ
điền viên mang ý nghĩa ban đầu là chốn vui nhẹ nhàng, thanh thoát mà Đào Uyên

7
Footer Page 12 of 63.


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

Minh đời Tấn đã từng xây dựng nên. Nhắc đến điền viên là người ta lại nghĩ ngay
đến những “quan niệm nhân sinh vui vẻ”, chúng tôi chú ý đến khía cạnh này hơn cả.
Theo Vương Duy truyện, quyển 190, Cựu Đường Thư có viết: “Vương Duy
mua được biệt thự của Tống Chi Vấn tại Lam Điền, Võng Khẩu, sông Võng bao
quanh nhà ngập bãi trúc lũy hoa. Vương Duy thường cùng đạo hữu Bùi Địch thả
thuyền qua lại thung lũng hoa Trướng Trúc Châu, đàn ca ngâm vịnh suốt ngày.
Vương Duy thường tụ hợp bạn bè lại gia trang của mình để vịnh làm thơ.”
Năm 750 mẹ của Vương Duy mất, ông về Võng xuyên cư tang mẹ trong hai
năm và xin vua cho biến tư thất của ông ở Võng Xuyên thành nơi tự viện. Trong hai
năm này ông bỏ hẳn việc làm quan và thơ của ông ngày càng tiêu sái và phóng đạt.
Sống một mình ở Võng Xuyên với thú vui điền viên, ông làm bạn với những

cao nhân ẩn sĩ quanh vùng núi sông kì vĩ đó.Ta hãy đọc bài thơ Sống một mình ở
Võng Xuyên: “ ... chẳng về núi đông cả một năm nay, nay vừa về kịp để làm ruộng
mùa xuân. Giữa mưa mầu cỏ biếc xanh đẹp như thảm, bên suối hoa đào đỏ rực rỡ
như lửa hồng. Rồi bạn hữu chợt đến: nào là nhà sư Ưu Lâu - vị bác thông kinh luận(
ở đây ví với Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Uruvilva Kaspaya), nào là cụ Ủ Lũ một vị
hiền nhân trong thôn( ở đây ví với nhân vật lưng gù họ Châu-Châu Ủ Lũ,trong sách
Trang Tử). Ta vội khoác áo, xỏ dép chạy vội ra đón, cùng nhau nói cười vui vẻ
trước cổng tre..”. Thú vui điền viên của Vương Duy thể hiện một cái nhìn, quan
niệm, một lối sống chủ quan của người nhàn nhã. Ông đem con mắt của mình, của
người thích sống tịch lặng, sống một mình để mà nhìn nhận và hưởng thụ cuộc
sống, không chỉ thấy mình nhàn, vui mà còn nhìn cảnh vật xung quanh cũng nhàn
vui mà không ồn ào, tĩnh lặng.
Cảnh vật thiên nhiên sau cơn mưa ở Võng Xuyên được nhà thơ miêu tả một
cách hết sức tự nhiên khiến cho cảnh sắc nhẹ nhàng đi vào lòng người:
“Tích vũ không lâm yên hỏa trì

“Rừng vắng trong cơn mưa dầm, lử khói hắt hiu

Chưng lê xuy thử hướng đông chuy
Mạc mạc thủy điền phi bạch lô

Đun canh lê, nấu cháo nếp, ăn uống xoàng ở
ruộng đông

Âm âm hạ mộc chuyển hoàng ly.”

Cò trắng bay trên vùng nước bao la
Oanh vàng hót trong bóng cây mùa hè râm
mát.”


Tích vũ Võng Xuyên trang tác - Vương Duy

8
Footer Page 13 of 63.


Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

Cuộc sống với thú vui điền viên của Vương Duy hết sức giản đơn với nếp
sống sinh hoạt ăn uống xoàng ở ruộng đồng: đun canh lê và nấu cháo nếp ở “hướng
đông chuy”. Sau cơn mưa mù mịt, rừng vắng dần và khói tỏa chầm chậm. Mờ mờ
trên ruộng đồng thấp thoáng cánh cò trắng bay trên khoảng không bao la và dưới
những lùm cây, chim vàng oanh hót líu lo. Chim vàng oanh và hình ảnh cánh cò
dường như đã trở thành một thi liệu quen thuộc khi các thi nhân khi làm thơ điền
viên - thú vui ruộng đồng. Họ nhìn ngắm ruộng nương với con mắt của một người
yêu đời, lạc thú, phát hiện ra những cánh chim, màu trời trong xanh và gửi gắm
những tâm tư cảm xúc của mình qua cảnh sắc thiên nhiên bình dị.
“Trĩ cấu mạch miêu tú

“Chim trĩ kêu, lúa mạch tươi tốt

Tàm miên tang diệp hi

Tằm chưa ngủ, lá dâu lưa thưa

Điền phu hạ sừ chí

Người làm ruộng vác cuốc tới

Tương kiến ngữ y.”


Gặp nhau trò chuyện như mọi khi.”

Vị Xuyên điền gia - Vương Duy
Sống với ruộng vườn thì an nhàn, vui tươi. Mình thấy mình nhàn mà nhìn
người cũng thấy rất nhàn. Không gian và thời gian như thước phim được tâm ý lưu
giữ.Dù diễn trước mắt trong sự tưởng tượng của người đọc mà như một thước
phim.Bức tranh nông thôn quê mùa với tiếng chim trĩ kêu lúa mạch mọc tốt tươi.
Cảnh tằm ăn lá dâu lưa thưa. Người làm ruộng gặp nhau trò chuyện an nhàn, mấy
câu chuyện tưới tiêu chăm bón, chuyện trên trời dưới bể, chuyện cuộc sống nhàn
cư, dù nghèo nhưng lại có cái vui tinh thần thật trang nhã. Bức tranh làng quê thanh
bình, những người nông dân chăm chỉ ngày qua ngày “bán mặt cho đất, bán lưng
cho trời”, vất cả chịu thương chịu khó cho con tằm ăn lá, se sợ luồn kim dệt nên
những tấm vải lụa tơ tằm tuyệt hảo. Cuộc sống thật thanh bình và an nhàn biết bao.
Hầu hết những khóm trúc đều xuất hiện trong những bài thơ tả cảnh điền
viên, ruộng vườn, chốn an nhàn, ẩn dật của những bậc hiền nhân cư sĩ. “Trúc lâm”
dường như đã trở thành hình tượng trong thơ cổ xưa tới nay. Trong Trúc phổ có ghi
chép rằng: trúc “bất nhu bất cương, phi thảo phi mộc” tức là không cứng cũng không
mềm, không phải loại cây thân gỗ, hay dây leo. Không biết trúc xuất hiện từ bao giờ
nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với người nông dân. Hoa kinh cũng đã có lần ghi
chép rằng: “Trúc chịu qua sương tuyết mà chẳng tiêu điều, suốt bốn mùa lúc nào
cũng xanh tươi, không dễ dàng bị uốn cong, cả người thanh và người tục cùng yêu
quý”. Nhiều bậc cư sĩ cho rằng trúc được coi là sự hiến thân của bậc quân tử.

9
Footer Page 14 of 63.


Tài liu lun vn s phm 15 of 63.


Trúc cao phong lượng tiết nên người ta muốn trồng trúc trong nhà như việc
sống gần người hiền nhân vậy. Bắt nguồn từ ý nghĩa đó, nên Tô Đông Pha đã từng
nói : “Ăn không có thịt nhưng ở không thể thiếu Trúc”( “Ninh khả thực vô nhị bất
khả cư vô trúc”). Có lẽ chính vì lẽ đó mà trong thơ điền viên của Vương Duy không
thể nào thiếu được hình ảnh của những khóm trúc, nhà thơ giản dị mà mạnh dạn đưa
cây trúc vào thơ ca của mình. Trúc là hình ảnh vô cùng quen thuộc của làng quê
nông thôn nhưng cũng đồng thời đại diện cho những con người có phẩm chất cao
khiết, biểu tượng cho sự bất khuất rắn rỏi và kiên cường. Trong bài thơ “Du Lý
Nhân Sơn Sở cư nhân đề thất bích” (Đề trên vách nhà nhân dịp đến chỗ ở của Lý
Nhân Sơn) nhà thơ Vương Duy đã chỉ ra rằng:
“ Thế thượng giai như mộng

“Cuộc đời đều như mộng

Cuồng lai hoặc tự ca

Ngông cuồng hoặc hát ca

Vấn niên tùng lão thụ

Tuổi đời thông già cõi

Hữu địa trúc lâm đa.”

Đất có trúc bao la.”

Nhà thơ đã khẳng định rằng cuộc đời này chỉ như một giấc mộng, chúng ta
ngông cuồng hát ca. Tuổi trẻ đi qua nhanh như một cơn gió, tuổi đời nay đã như
thông già cõi. Nhưng có một chân lý không bao giờ đổi thay đó chính là “trúc lâm
đa”- quân tử hiền nhân nhiều vô số, không phân biệt gianh giới tuổi tác. Hình ảnh

“trúc lâm” đã góp một phần nhỏ và không gian điền viên của người cư sĩ, làm nên
cái phẩm chất đáng quý của họ.Sống với thú vui ruộng vườn là sống với những
khóm trúc đơn sơ, giản dị nhưng lại phi thường, nhưng Vương Duy lại khiêm tốn:
“Khán trúc đáo bần gia”(Nhìn trúc là biết nhà nghèo). Một lần nữa hình ảnh “trúc
lâm” lại điểm tô cho cái thú vui điền viên của thi nhân thật giản đơn nhưng cũng
không kém phần thanh tao. Sống với những khóm trúc, là sống với bậc hiền nhân
quân tử, sống với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Trong các bài thơ điền viên của Vương Duy ta bắt gặp nhiều sự miêu tả
những con đường, sân vắng, ngõ sâu, những căn nhà, cánh cửa, bầu trời... Nhưng
bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật chính trong thơ Vương
Duy. Chúng chỉ được xem như là một không gian nghệ thuật trong chừng mực,
chúng trở thành yếu tố “tiểu không gian” trong cấu trúc biểu nghĩa, biểu hiện mô
hình thế giới của tác giả. Chính những “tiểu không gian”ấy góp phần làm nên không
gian điền viên và mục đích chính là qua không gian đó, hiểu một cách sâu sắc về
không gian tâm trạng của tác giả.

10
Footer Page 15 of 63.


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

Viết về đề tài “điền viên” Vương Duy có chùm thơ Điền viên lạc đã gợi ra
cho người đọc những điều thú vị về cuộc sống điền viên an nhàn, không gian làng
quên mở ra trước với biết bao điều giản dị nhưng lại hàm chứ nhiều ý nghĩa, triết lí
sống. Vương Duy đậu tiến sĩ năm 21 tuổi, làm quan tới Lại bộ lang trung. Năm ông
38 tuổi, Lý Lâm Phủ chuyên quyền sai ông đi sứ Lương Châu hai năm, khỉ trở về
thì giáng ông làm một chức quan nhỏ. Ông cất biệt thự ở Võng Xuyên gần kinh đô
Trường An, vừ làm việc vừa vui thú với thú điền viên ẩn dật. Chùm thơ Điền viên
lạc được ông viết trong khoảng thời gian này. Đọc chùm thơ này, ta cảm nhận được

không gian điền viên một cách rõ nét với xóm bắc, thôn nam, ngàn cửa vạn nhà,
ruộng đồng bát ngát, cây ruộng cao thấp, bò dê đề huề. Sống những năm tháng một
mình ở Võng Xuyên với thú vui điền viên và làm bạn với các ẩn sĩ quanh vùng,
không gian sống của Vương Duy mang hơi thở và dáng dấp của những nhà thiền
tịnh. Cứ không nhất thiết phải lên chùa mới là tu, Vương Duy tu tại điền gia. Cảnh
làng quê thanh bình biết bao với : “Ngưu dương tự quy thôn hạng / Đồng trĩ bất
thức y quan”. ( “Bò dê tự về làng ngõ/ Con trẻ chẳng biết vua quan”) - Điền viên lạc
kì . Nhà thơ khẳng định rằng không có thứ gì có thể sánh được với thú vui điền
viên. Sử kí ghi chuyện Ngu Khanh yết kiến Triệu Vương lần đầu đã được tặng một
đôi ngọc và một trăm đỉnh vàng. Tiết kiến lần thứ hai được chức Thượng Khanh và
lần thứ ba được giao Tướng Ấn, phong làm chức Vạn Hộ đầu. Tuy nhiên vàng bạc
châu báu, quyền uy đối với nhà thơ mà nói chỉ là thứ phù du, lạc lõng với đời, chỉ
có thú vui “điền viên” là chân lí...
“ Tái kiến : phong hầu vạn hộ

“Đứng thuyết: đôi ngọc bích: tặng

Lập đàm: di bích nhất song

Gặp lại: Vạn Hộ Hầu: phong

Cực thắng ngẫu canh nam mẫu

Chẳng bằng cầy vừa ruộng vườn

Hà như cao ngọa đông song.”

Nào như nằm ngủ đông song.”

Điền viên lạc kì 2- Vương Duy

Bên cạnh đó, không gian điền viên còn được khắc họa một cách chân thực
với cánh cửa sài, cửa cỏ đơn sơ của những con người nhà nghèo. Cảnh nông thôn
chân thật hiện ra trước mắt:

“ Nhật ẩn tang chá ngoại

“Trời ẩn ngoài nương dâu

Hà minh lư tĩnh gian

Sông soi giữa xóm nhà

11
Footer Page 16 of 63.


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

Mục đồng vọng thôn khứ

Mục đồng ngóng thôn đi

Liệp cẩu tùy nhân hoàn.”

Chó săn theo người về.”

Kỳ thượng tức sự điền viên - Vương Duy
Tức cảnh trên sông Kỳ, nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ này. Không gian làng
quê đồng hiện với mây trời, nương dâu. Giữa những xóm nhà san sát nhau, dòng
sông ở giữa soi bóng. Không lộ rõ bóng thời gian trong bài thơ, nhưng ta có thể cảm

nhận được nó qua không gian chân thực. Mục đồng sau một ngày làm việc vất vả,
những chú chó săn theo người về. Khi không có việc gì thì : “ Tĩnh giả diệc hà sự /
Kinh phi thù chú quan”( “Tĩnh nhàn nào có việc/ Cửa cỏ đóng sáng nay”)- Kỳ
thượng tức sự điền viên. Cuộc sống an nhàn với ngày làm việc, đêm nghỉ ngơi, khi
không có sự gì thì cửa cỏ đóng kín, mặc kệ đời. Trong thơ Vương Duy hay xuất
hiện hình ảnh của những cánh cửa cũ, cửa cỏ, thể hiện sự kiêm tốn và phong thái
ung dung, lạc quan của nhà thơ. Một ông quan thanh liêm, thanh khiết lấy đâu ra
nhiều châu báu ngọc ngà, để có nhà cao, cửa rộng. Qua đó, ta lại càng thấy yêu hơn
đức tính và phẩm chất của Vương Duy - một nhà thơ giản dị với lối thơ mang đầy
triết lí sống đáng để nhiều thế hệ noi gương.
Thơ Vương Duy mang đến cho người đọc những “mĩ cảnh điền viên” thanh
tú, đẹp đẽ. Một không gian sáng bừng lên, tươi tắn ngập tràn màu sắc:
“ Đào hồng phục hàm túc vũ

“Đêm mưa đào hồng còn ngậm

Liễu lục cánh đái triêu yên,”

Khói mai liễu thắm vẫn quàng.”

Điền viên lạ kì 6 - Vương Duy.
Chỉ với hai câu thơ đã làm bừng sáng lên cả không gian. Ta bắt gặp sự “đối
tỉ” mạnh mẽ trong sắc “đào hồng” và “liễu lục”, kết hợp với màu sắc đó là màu
xanh của chim oanh đang hót. Màu sắc tươi sáng cùng với sự đối xứng mạnh mẽ đó
đã phản ánh đúng sắc xuân tươi non ,mơn mởn đầy sức sống. Không gian mùa xuân
hiện ra trước mắt người đọc với tâm trạng phấn khích vui tươi trong mùa của sự
sống sinh sôi, nảy nở, với những sắc hương ngập tràn tinh túy xuân. Khung cảnh
“đào hồng” sau cơn mưa đêm và liễu xanh vương sương sớm buổi sáng đã tạo nên
một gam màu vô cùng sinh động và cực kì tinh tế. Vương Duy dưới con mắt của
một nhà hội họa, một nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh điền viên xuân đầy tình ý.

Thú vui điền viên thật thanh cao và tao nhã, từ cổ xưa tới nay chỉ có bậc hiền
nhân ẩn lánh đời mới có thể quy về ở ẩn, kẻ phàm phu còn tham danh vọng chốn

12
Footer Page 17 of 63.


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

quan trường sa hoa làm cho mù mắt. Có thể nói, thú vui điền viên chính là chân lý
sống của bậc quân tử, của những bậc hiền triết sống tu tâm dưỡng tính. Không gian
điền viên trong thơ của Vương Duy sống động như bức tranh bích họa về đời sống
nông thôn giản dị mà thanh cao vừa đượm chất triết lí, suy ngẫm về cuộc đời.
1.2.1.2. Không gian “sơn thủy” trong thơ Vương Duy
Bên cạnh các bài thơ viết về không gian điền viên thì hầu hết các bài thơ còn
lại của Vương Duy đều dành cho cảnh “sơn thủy” hữu tình. “Sơn thủy” theo Từ
điển Tiếng Việt có nghĩa là núi và nước nói chung, nhưng dùng để chỉ cảnh đẹp
thiên nhiên. Lịch sử Trung Quốc đánh giá các sáng tác, đặc biệt là thơ sơn thủy của
Vương Duy rất cao, xin đơn cử một số ý kiến của các nhà phê bình tiêu biểu. Tô
Thức cho rằng: “ Vị Ma Cật chi thi, thi trung hữu họa; quan Ma Cật chi họa, họa
trung hữu thi. ( Thưởng thức thơ Ma Cật, trong thơ có họa; Xem Ma Cật họa, trong
họa có thơ- Thư Ma Cật Lam Điền yên vũ đồ )[11]
Cùng với Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy được tôn sùng là nhà thơ tiêu biểu
cho khuynh hướng thơ “sơn thủy” dưới thời Thịnh Đường. Đây là khuynh hướng
thơ nối tiếp truyền thống thơ thơ “sơn thủy” của Tạ Linh Vận thời Nam Triều. Thơ
sơn thủy chủ yếu miêu tả thiên nhiên, phong cảnh, cảnh vật như chất chứa tâm trạng
lưu lạc, “tiếu ngạo giang hồ”.
Thơ “sơn thủy” thời kì đầu của Vương Duy chủ yếu thiên về miêu tả cảnh
vật tự nhiên, âm hưởng vô cùng hùng tráng, mang bóng dáng của “khí chất Thịnh
Đường” nhập thế đầy chất văn thơ lãng mạng, còn những sáng tác thời kỳ “bán

quan bán ẩn” phần nhiều vừa là cảnh tự nhiên nhưng giá trị thẩm mỹ căn bản vẫn là
ý thức và tư tưởng quy ẩn, tự nhiên, an nhàn:
“Không sơn bất kiến nhân

“Núi vắng không bóng người

Đản văn nhân ngữ hưởng

Chợt nghe tiếng ai vang

Phản ảnh nhập thâm lâm

Nắng soi rừng núi thẳm

Phục chiếu thanh đài thượng”

Chiều rạng đài rêu xanh.”

Lộc trại - Vương Duy
Hoàn toàn không có cảnh ruộng vườn, ao hồ, ngư tiều, liệp khuyển... song lại
rất quen thuộc và rất tĩnh vốn là đặc trưng nơi ẩn cư, thể hiện tấm thế của một con
người muốn rời xa chốn quan trường xô bồ. Không gian núi vắng không một bóng
người, nghe vọng lại tiếng ai không rõ. Thi nhân Trung Quốc thời cổ thường thích

13
Footer Page 18 of 63.


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.


“sơn” hơn là “thủy”. Đất nước của họ không thiếu sông dài biển rộng, nhưng rất ít
khi thấy biển xuất hiện trong thơ. Đặc biệt qua khảo sát, chúng tôi không thấy
không gian biển được nhắc tới trong thơ Vương Duy. Hiện tượng ấy cũng một phần
vì trong quan niệm của người Trung Quốc thích sự kiên định, vững vàng (tĩnh của
núi) hơn là sự thay đổi chảy trôi (động của nước). Người Trung Quốc trọng người
“nhân” hơn người “trí”, mà “nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy” tức là người nhân
thích núi, người trí thích nước. Cho nên “sơn” đã trở thành hình tượng nghệ thuật,
không gian nghệ thuật trong thơ ca Trung Quốc cổ xưa. Hình ảnh núi non xuất hiện
rất nhiều trong thơ ca của Vương Duy, mềm mại như những nét vẽ tranh sơn thủy.
Bài thơ Lộc trại miêu tả khung cảnh miền núi vắng cô quạnh, heo hút, rộng lớn và
thẳm sâu, gợi cho người ta cảm giác trống trải, bao la, rộng lớn. Con người đứng
giữa không gian ấy nhỏ bé, cô đơn. Với thủ pháp lấy động tả tĩnh, như một nét
chấm phá không gian, nhà thơ dường như đã vẽ lên trong tâm trí người thưởng thức
thơ một luồng âm thanh vang vọng như đang lấp đầy khoảng không gian u mịch ấy.
“Đản văn nhân ngữ hưởng” một câu hỏi tu từ đầy ẩn ý, muốn hỏi tiếng vọng của ai
để lại trong tâm trí người đọc nhiều trường liên tưởng, không rõ có phải tiếng người
không, hay âm thanh lòng người sâu thẳm vời vợi. Lại một lần nữa, không gian
được lấp đầy bởi ánh nắng chiều đang bừng lên. Hoàng hôn không được nhắc tới
trong bài thơ nhưng ta có thể cảm nhận được thứ nắng chiều đang bừng lên và
hoàng hôn đang lấp dần qua câu thơ cuối của bài thơ “Phục chiếu thanh đài
thượng”, chiều đang dần rạng trên những viên đá rêu xanh. Cuộc sống an nhàn nơi
núi sâu thẳm, gợi không gian trầm tư, tĩnh lặng.
Vương triều Lý - Đường thời Khai Nguyên (712 - 743) đã đạt được những
thành tự rực rỡ trên nhiều phương diện đã kích thích sự hưng phấn trong tâm lý kẻ
sĩ đương thường. Giống như bao người khác, tâm tình của Vương Duy cũng bị cuốn
theo cái mang tên “Thịnh Đường khí tượng”, “Thịnh Đường khí chất”, tích cực
tham gia vào đời sống chính trị. Khí chất hồng hồn và tráng lệ là âm điệu cơ bản
của Vương Duy trong thời kì đầu. Không có gianh giới rõ ràng giữa các dòng thơ
biên tái và tống biệt và sơn thủy, chúng xen lẫn nhau là làm nên Sứ chí tái thượng,
Hán giang lâm phiến, Chung Nam sơn... cảnh sơn thủy hữu tình với “núi cao chót

vót đến tận mây”, “sông lớn nước trôi cuồn cuộn sóng đến tận trời”... nó luôn mang
một cảm xúc và không gian lãng mạn đầy khí thế. Sứ chí tái thượng là một trong
những bài thơ biên tái - sơn thủy có thể sánh với thơ của Cao Thích, Sầm Than về
âm điệu hùng hồn với ảnh núi non biên ải hùng tráng:

14
Footer Page 19 of 63.


Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

“Chinh bồng xuất Hán tắc

“Cỏ bồng dời đất Hán

Quy nhạn nhập Hồ thiên

Chim nhạn về trời Hồ

Đại mạc cô yên trực

Khói buồn cao đại mạc

Trường hà lạc mộ viên.”

Ráng chiều phơi trường hà.”

Sứ chí tắc thượng - Vương Duy
Không gian sa mạc mênh mông và làn khói nhỏ nhoi, mặt trời tròn và dòng
sông dài đặt cạnh nhau đã tạo nên một đối sánh lớn- nhỏ tạo nên một bức họa phong

cảnh thật hùng vĩ và khoáng đãng. Ngọn cỏ bồng nơi đất Hán, đối lập với hình ảnh
nhạn bay về trời Hồ, tạo nên một cung bậc bâng khuâng cảm xúc khó tả, một sự
buồn man mác. Khung cảnh nơi biên thùy rộng lớn như sa vào lòng người những
tâm trạng cảm xúc bâng khuâng tỏng khoảng không của “mộ viên”. Làn khói lững
lờ buồn bay thẳng lên bầu trời. Hai chữ “cô yên” diễn tả nỗi buồn, nó như hòa và
không gian mênh mang của vũ trụ, làm cho lòng người ngày càng trở nên não nề.
Như một bức tranh vẽ khói sương mờ ảo, chỉ điểm chút ráng chiều đã làm cho nó
trở nên đẹp huyền ảo.
Thơ “sơn thủy” của Vương Duy là sự tiếp sức của thơ Tạ Linh Vân, tức là
lấy cảnh thiên nhiên làm đối tượng để ca tụng và ngâm vịnh. Song từ Tạ đến
Vương, thơ sơn thủy đã trải qua một quá trình phát triển cực thịnh. Thơ Tạ Linh
Vân chủ yếu miêu tả “chân diện mục” của sơn thủy để từ đó “ngộ” ra những triết lí
về nhân sinh, cảnh giới tinh thần và cảnh vật tự nhiên với chủ thể thẩm mĩ chưa đạt
được đến độ dung hòa. Nói một cách khác, giữa “vật” với “ngã” vẫn còn đang phân
biệt mà “lưỡng vong” theo mô hình “ký du-tả cảnh-hứng tình-ngộ lý”.
Không gian sơn thủy trong thơ của Vương Duy được thể hiện qua những
màu sắc và đường nét vẽ núi non, cây cỏ, sông nước... vô cùng tinh tế, như những
bức tranh thủy mặc. Cái đẹp do màu sắc đem lại là một trong những yếu tố quan
trọng của “hội họa mĩ” trong thơ. Là nhà thơ đồng thời là một họa gia nổi tiếng và
kiệt xuất, Vương Duy đã mang đến cho thơ ca một khoảng không gian riêng với
màu sắc và đường nét vô cùng đặc biệt. Vương Duy đã khéo léo điều phối màu sắc,
kết hợp những gam màu nóng và gam màu lạnh , sử dụng “đối tỉ” trong mỗi bài
thơ. Nói một cách cụ thể và dễ hiểu thì nó là cách pha màu. Là ông tổ của tranh thủy
mặc, nhưng ông cũng thể hiện rằng mình là người rất giỏi trong việc vẽ tranh màu.
Giữa không gian của màu sắc đậm nhạt, Vương Duy điểm vào những gam màu sắc
rực rỡ như “hồng”, “chu” gây hiệu quả thị giác thật nổi bật. Bài “Họa thái thường

15
Footer Page 20 of 63.



Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

vi chủ bạ Ngũ lang Ôn tuyền ngụ mục” đã cho ta thấy giữa một vùng “núi
xanh”(thanh sơn), “suối biếc”(bích giản) thì màu “cờ đỏ”(chu kì) thật nổi bật. Đó là
những nét vẽ màu vô cùng sinh động, đặc sắc qua đó nhằm khẳng định tài năng hội
họa của họa sư Vương Duy. Quả thật “thi trung hữu họa”, trong họa có thơ mà
trong thơ mang hơi thở của hội họa. Tiêu biểu cho không gian sơn thủy với những
gam màu sắc lộng lẫy của thời kì thịnh trị đó nằm trong bài thơ “Tân Di ổ” (Lũy
cây Tân Di):
“Mộc mạt phù dung hoa

“Trên cành phù dung nở

Sơn trung phát hồng ngạc

Trong núi mầm hồng phơi

Giản hộ tịch vô nhân

Không người bờ suối vắng

Phân phân khai thả lạc”

Lác đác hoa rụng rơi.”

Tân di ổ - Vương Duy
“Tân di” là hoa mộc lan, còn “ổ” là vùng đất trũng thấp, bốn phía xung
quanh cao, như vậy tân di ổ nên dịch là “thung lũng mộc lan”. Các sách chú giải
Vương Duy chẳng hạn như Vương Duy tập hiệu chú của Trần Thiết Dân, Trung

Hoa thư cục 1997(tr.423) cũng đều hiểu là như vậy. Thung lũng hoa này đương thời
là một cảnh đẹp ở nơi Vương Duy ẩn cư, biệt thự Võng Xuyên đất Lam Điền ở tỉnh
Thiểm Tây, Trung Quốc.Không gian bao quanh bông hoa phù dung được triển khai
rất rộng, đó là không gian “sơn trung”, “giản hộ” được vẽ bằng nét “đại bút”, trên
“chót vót cành phù dung”. Vương Duy vẽ bằng nét “công bút” một bông phù dung
đẹp rực rỡ , “hồng ngạc”. Giữa không gian của núi, của suối, bông hoa nổi bật lên
như một triết lí về sự sống của vũ trụ.Bông phù dung đỏ ở giữa núi, nơi khe suối
vắng người cứ tơi bời nở rụng, màu “hồng” ấy đang ở trong một xu thế vận động
quen thuộc: “khai” - “lạc” (nở - tàn). Vương Duy không cảm hứng tiếc hoa vì ông
nhìn sự đời bằng cái Tâm Bát Nhã. Cái Tâm Bát Nhã của thiền khiến ông hiểu ra
rằng màu “hồng” kia, sự “khai thả lạc” ấy chỉ là hiện tướng của sự vật, cong cái Bản
Thể Chân của sự vật không ở sự nở, sự tàn, hay màu hồng đó. Tâm thức thiền khiến
cho ông thấy được cái huyền ảo của Vạn Pháp và cái bất biếm của Bản Thể. Màu
sắc lúc này dường như mang tính chất triết lí cao độ, hóa ra màu “hồng” của bông
hoa rực rỡ giữa núi tác động thẳng vào thị giác của con người thì suy cho cùng vẫn
là ảo giác, vẫn là hiện tướng của Vạn Pháp trong khi cái ta cần là cái bất biến của
Thực Tướng Chân Như. Dưới con mắt của một họa sư, Vương Duy đã nắm bắt
ngay được bố cục độc đáo của màu sắc, sự vật trong thiên nhiên và đưa nó vào

16
Footer Page 21 of 63.


Tài liu lun vn s phm 22 of 63.

trong thơ ca. Nhưng bằng cái tâm thiền của mình, cho nên ông đã đư ra màu sắc ấy
vào một triết lí cao hơn, có thể nói ông đã dùng “huệ nhãn” để phát hiện và làm nên
cái không gian thiên nhiên sơn thủy ấy, tạo ra một không gian sơn thủy vừa giàu
sức sống, vừa nồng đượm ý thiền. Tất cả đã làm nên một không gian sơn thủy cao
diệu trong thơ của ông.

Không gian sơn thủy còn được vẽ nên bởi những gam màu “đạm thái” là loại
màu nhạt của hội họa thủy mặc sơn thủy. Những bài thơ này không gian thiên nhiên
sơn thủy được tô màu nhạc, mang vẻ đạm bạc và đơn sơ. Đó là những bài thơ như:
Mộc lan trại, Lộc trại, Bạch Thạch than...
Trong bài thơ Lộc trại, ta thấy được sự kết hợp giữa ánh sáng và màu sắc tạo
nên một không gian sơn thủy vô cùng đẹp đẽ, đã trải qua rất nhiều trung gian, sắc độ
giảm dần đi nhiều nhưng cái vẻ huyền bí và kì ảo lại tăng lên. Màu rêu vốn là gam
màu mang tính chất lạnh, sâu , tĩnh và phi vật chất... Màu rêu xanh kết hợp với ánh
sáng yếu tạo vẻ đẹp kì ảo và thanh đạm đã góp phần bộc lộ cái tĩnh của cảnh vật vốn
là tứ thơ của bài thơ. “Lộc trại” chính là một trong sáu cảnh đẹp ở Võng Xuyên, vẻ
đẹp của nó tĩnh tại và bình yên, xứng đáng là chốn nhàn cư, ẩn dật của Vương Duy.
Không gian sơn thủy được gợi tả một cách độc đáo và đặc sắc trong bài thơ
“Sơn trung”, ý tưởng của bài thơ này gợi không gian thanh tân, sắc thái minh lệ, đọc
bài thơ, người đọc như bước vào không gian núi non sơn thủy,nhập tâm vào cảnh
vật và cảm nhận:
“Kinh khê bạch thạch xuất

“Nước cuộn trong đá trắng

Thiên hàn hồng diệp hi

Lá thưa lạnh đất trời

Sơn lộ nguyên vô vũ,

Không mưa đường núi vắng

Không thúy thấp nhân y.”

Trời tím áo sương rơi.”


Sơn trung - Vương Duy
Cảnh mặt trời mọc trên dòng suối hiểm trở, trời lạnh, những cây lá đỏ thưa
thớt. Suối Kinh Khê thuộc Tây Nam núi Tần Lĩnh, huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm
Tây - Trung Quốc. Liên một của bài thơ là cảnh trí rất trong sáng, giản dị và gợi
nhiều cảm xúc. Hiện lên trong không gian núi rừng ấy là màu óng ánh của đá trằng,
hình trạng len lỏi của Kinh Khê những ngày trời lạnh mưa lâm thâm, lưa thưa.
Thiên nhiên Trung Hoa mùa thu thường có sương, làm lá đỏ tạo thành một vòm trời
thu rực rỡ, nhưng đến mùa đông lạnh lá đỏ hiếm hoi. Cảnh sắc vốn giản dị không

17
Footer Page 22 of 63.


Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

đáng chú ý, nhưng với Vương Duy thì khác, nhà thơ đã có sự mẫn cảm trước cảnh
thù đặc sắc đại tự nhiên này. Như Lý Bạch đã từng nói: “ Nước trong sẽ nở hoa sen/
Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời”, không gian sơn thủy trong bài thơ này chân
thực, nhưng cũng không bớt đi sự giản dị và trong sáng mà nó lại ngày càng sáng
hơn. “Thiên hàn hồng diệp hi”(“ Lá thưa lạnh mặt đất”), câu thơ này đã thể hiện sự
cảm thụ màu sắc cực kì tinh tế, từ đó mở ra một không gian với những gam màu đối
lập, nhưng lại tôn lên cho nhau vẻ đẹp đầy ý nhị.
Hiệu ứng màu sắc lan tỏa khắp không gian đã đưa đến những sự bừng sáng
trong cảm thụ của thị giác, màu sắc được thể hiện trong nhiều sắc thái không tĩnh
mà động trong đó chứa đựng không gian tâm trạng của con người:
“Vũ trung thảo sắc lục kham nhiễm

“Cỏ dại trong mưa xanh biếc biếc,


Thủy thượng đào hoa hồng dục nhiên”

Hoa đào trên nước đỏ hây hây.”

Võng Xuyên biệt nghiệp- Vương Duy
Không gian mùa xuân mở ra với cỏ dại trong mưa xanh biếc, hoa đào trôi
trên nước đỏ hây hây. Phần dịch câu thơ chưa được hay, bởi cái hay, cái lạ ở đây là
“khan nhiễm” và “dục nhiên”. Màu “lục” thì như “nhuộm”( nhiễm) ra xung quanh,
màu “hồng” của hoa đào thì “muốn thiêu đốt”( dục nhiên) vạn vật xung quanh. Sức
sống mãnh liệt của màu sắc đang chảy trôi mãnh liệt, chứ không đơn thuần xanh
biếc biếc, đỏ hây hây. Tâm hồn nhà thơ hào hứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên cho
nên miêu tả cảnh trí tràn trề sức sống. Nhờ cảm xúc nội tâm của nhà thơ mà cảnh
vật vô tri cũng biến thành hữu tri, màu sắc cũng “kham nhiễm”, “dục nhiên” bằng
nội lực vô biên bên trong chúng.
Không gian sơn thủy được vẽ nên trong thơ Vương Duy là những gam màu
sắc không rực rỡ, chói gắt mà rất “đạm”. Những thứ ánh sáng của “dư lạc nhật”
(ánh chiều còn sót lại) - Võng Xuyên nhàn cư; “nhật sắc” - Vị Xuyên điền gia; “tịch
dương”( nắng chiều) - Họa Thái Thường vi chủ bạ Ngũ Lang Ôn Tuyền ngụ mục;
“phản ánh” ( nắng hắt) - Lộc trại, và đặc biệt là ánh sáng của trăng “minh nguyệt”Bạch Thạch than; “Mộc suy trừng thanh nguyệt”(Vừng trăng sáng đến soi nhau)Trúc lí quán, “Quế phách sơ sinh thu lộ vi” (Sương thu bàng bạc ánh trăng đầu)Thu dạ khúc, “Sơn nguyệt chiếu đàn cầm”(Trăng núi rọi đàn cầm) - Thù trương
thiếu phủ... Chính những gam màu sắc thanh nhã ấy đã vẽ lên bức tranh sơn thủy
xung đạm, cổ nhã và mang vẻ đẹp tiềm ẩn. Quả thật nếu như không gian sơn thủy
mà thiếu đi những gam màu sắc và đường nét thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn.

18
Footer Page 23 of 63.


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.

Nó ẩn chứa một sức mạnh lớn lao và làm nên những đặc trưng tiêu biểu trong thơ

của họa sư - thi nhân Vương Duy.
Không gian “sơn thủy” trong thơ của Vương Duy được miêu tả một cách rõ
nét chân thực khiến cho người đọc như bước vào thế giới của nghệ thuật một cách
chân chính. Hình ảnh và những nét vẽ núi trong thơ Vương Duy giờ đây không còn
lạ lẫm gì với người đọc. Tần suất xuất hiện của những dãy núi trong thơ ông thật là
đều dặn. Chắc hẳn vì ông đã chọn một cuộc sống nhàn cư, ẩn dật cho nên đã dành
hết tình cảm cho thiên nhiên, sống hết mình với thiên nhiên. Hình tượng núi cao
được lặp đi lặp lại trong nhiều bài thơ với nhiều cung bậc núi tiếp suối(“tự hữu
sơn”)- Đề hữu nhân vân mẫu trướng tử ; trước mặt núi cao cảnh phong đãng( “tiền
sơn cảnh khí giai)- Lưu biệt Thôi hưng thôn; núi lạnh chuyển màu xanh( “Hàn sơn
chuyển thương thúy”) - Võng Xuyên nhàn cư tặng Bùi Tú Tài địch; núi xuân không
đêm vắng (“Dạ tĩnh xuân sơn không”)- Điểu minh giản ; “Sơn lộ” - Sơn trung;
“sơn khẩu”, “sơn khai” - Đào nguyên hành; núi quanh co (“sơn tương vạn chuyển”)
- Thanh Khê ; núi bình yên(“sơn trung”) - Tịch Vũ Võng Xuyên trang tác, Tân hi ổ;
núi xanh(“sơn thương”) - Đăng Hà Bắc Thành lâu tác; núi tiếp (“liên sơn”) - Chung
Nam Sơn; núi mùa thu( “thu sơn”) - Quy sơn tung tá, Mộc lam sài, Tống Hạ Toại
Viên Ngoại ngoại sanh; núi vắng(“không sơn”) - Sơn cư thu minh, Lộc trại; núi
xa(“viễn sơn”) - Quy võng xuyên tác; núi biếc (“sơn lộ”) - Câu trúc lãnh; núi
xanh(“sơn thanh”) - Ca hồ; núi xa vắng (“sơn tĩnh”) - Tế Châu Tống Tổ Tam; núi
vọng (“sơn hưởng”) - Quá cảm hóa tự đàm hưng thượng nhân sơn viện...Không
gian núi non mở ra trước mắt bao la rộng lớn với đầy đủ những tâm tư cảm xúc.
Qua thống kê cho thấy, núi mùa thu xuất hiện nhiều hơn cả trong các bài thờ viết về
núi. Nét vẽ núi với đủ các sắc thái và màu sắc đã góp phần làm cho không gian sơn
thủy trở nên phong phú và đa dạng và mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
Người Trung Quốc thường coi trọng “sơn” hơn là “thủy”, nhưng không vì
thế mà họ loại bỏ hẳn yếu tố “thủy” trong thơ. Không gian nước non với những cơn
mưa, suối vắng, sông hồ lạnh, khe nước... đã làm cho không gian sơn thủy thêm
màu sắc và đường nét tinh tế. Trong thơ sơn thủy không thể thiếu được không gian
của nhưng dòng suối vàng, điển hình là bài thơ Kim Tiết Tuyền tức Suối bột vàng:
“Nhật ẩm kim tiết tuyền


“Ngày uống suối bột vàng

Thiều đương thiên dư tuế

Ngàn tuổi sống như thường

Thúy phụng tường văn ly

Phụng xanh cờn rồng tía

19
Footer Page 24 of 63.


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

Vũ tiết triều ngọc đế.”

Lông vẩy triều đế vương.”

Kim tiết tuyền- Vương Duy
Và bài thơ “Bạch thanh khê” tức Suối đá trắng:
“Thanh tiện bạch thạch khê

“Cạn trong suối đá trắng

Lục bổ hướng kham bả

Đầy tay trôi trong xanh


Gia trú thủy đông tây

Lơ thơ nhà bên suối

Hoán sa minh nguyệt hạ.”

Giặt lụa dưới trăng thanh.”

Dòng suối đá trắng với cỏ rong xanh mịn như một nét chấm phá, làm nổi bật
lên cái sự trắng ngần, tinh khôi của suối đá... Bên khe xanh có mấy ngôi nhà, những
cô gái nhà quê đang giặt lụa an nhàn dưới trăng. Khung cảnh sinh hoạt bên suối
trắng hiện lên một cách bình và tự nhiên. Bên dòng suối, con người và cảnh vật như
hòa vào nhau. Hình ảnh suối vàng trong bài thơ Kim tiết tuyền vừa miêu tả dòng
suối vàng, đồng thời mang trong nó triết lí sống, thể hiện khát vọng trường sinh bất
lão. Tiêu biểu cho không gian suối, Vương Duy có bài thơ Đào Nguyên Hành tức
Suối hoa đào. Cảnh sắc trong bài thơ như một bức tranh bích họa mùa xuân:
“Ngư châu trục thủy ái sơn xuân
Lưỡng ngạn đào hoa giáp cổ tân
Tọa khán hồng thụ bất tri viễn
Hành tận thanh khê bất kiến nhân
Sơn khẩu tiệm hành thỉ ôi áo
Sơn khai khoáng vọng triển bình lục
....
Thanh khê kỉ độ đáo vân lâm
Xuân lai biến thị Đào hoa thủy
Bất tiện tiên nguyên hà xứ tầm.”
Đào nguyên hành -Vương Duy
Bài thơ như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp vẽ suối hoa đào mùa xuân.
Mùa xuân mở ra với núi xuân, những chiếc thuyền trôi theo dòng nước mùa xuân,

hai bên cảnh vật là mênh mang những “ngạn đào” thi nhau đua hương, khoe sắc.

20
Footer Page 25 of 63.


×