Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Luận văn sư phạm Minh giải Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.31 KB, 55 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THỊ LOAN

MINH GIẢI THIÊN ĐÔ CHIẾU
CỦA LÝ CÔNG UẨN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THỊ LOAN

MINH GIẢI THIÊN ĐÔ CHIẾU
CỦA LÝ CÔNG UẨN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm


Người hướng dẫn khóa luận:

TS. Nguyễn Thị Hải Vân

HÀ NỘI, 2019

Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Khoa ngữ văn trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài
“Minh giải Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn”.
Để có thể hoàn thành bài khóa luận, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản
thân còn có sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình, tận tụy của Tiến sĩ Nguyễn
Thị Hải Vân là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
đề tài, giúp tôi hoàn thành đúng tiến độ và thời gian quy định. Mặc dù cô
bận nhiều công việc nhưng luôn quan tâm chỉ dẫn tôi, để tôi hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Trong tiểu luận này tôi có sử dụng và tham khảo các tài liệu của các
giáo sư tiến sĩ đầu ngành. Tuy nhiên vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn cùng với
kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên nội dung của bài không tránh khỏi
những thiếu xót và hạn chế. Qua tiểu luận này, tôi rất mong nhận sự góp ý,
chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để bài khóa
luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2019
Người thực hiện

`

Footer Page 3 of 63.

Nguyễn Thị Loan


Tài liu lun vn s phm 4 of 63.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Minh giải Thiên đô
chiếu của Lý Công Uẩn” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao
chép của bất cứ ai và dưới sự định hướng của tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Vân.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được
công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây.
Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu mọi
trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2019
Người cam đoan

Nguyễn Thị Loan

Footer Page 4 of 63.



Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn............................................................................ 5
7. Bố cục ..................................................................................................... 5
NỘI DUNG .................................................................................................... 6
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG......................................................... 6
1.1. Vấn đề minh giải tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường ....................... 6
1.1.1. Tập hợp, sưu tầm tư liệu văn bản: .................................................. 7
1.1.2. Phân tích, đối chiếu so sánh dị bản - dị văn qua các truyền bản: ... 7
1.1.3. Xác định và đánh giá “văn bản quy phạm”: .................................. 7
1.1.4. Tìm hiểu về tác giả, mối liên hệ giữa văn bản với bối cảnh lịch
sử - văn hoá thời đại của nó: ................................................................... 8
1.1.5. Phân tích, giải thích chữ nghĩa của văn bản: ................................. 8
1.1.6. Tìm hiểu, xác định cấu trúc ngữ pháp của từng câu văn/ thơ
trong mối quan hệ đoạn mạch của văn bản: ............................................ 8
1.1.7. Dịch - giảng nghĩa văn bản tác phẩm: ........................................... 8
1.2. Khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của “Thiên đô chiếu” ............ 8
1.2.1 Tác giả Lý Công Uẩn- thân thế và sự nghiệp .................................. 8
1.2.2 Hoàn cảnh ra đời của “Thiên đô chiếu” ....................................... 11
Chương 2. MINH GIẢI VĂN BẢN “THIÊN ĐÔ CHIẾU” CỦA LÝ
CÔNG UẨN................................................................................................. 14
2.1. Xác định văn bản quy phạm ............................................................... 14


Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

2.1.1. Một số dị bản ............................................................................... 14
2.1.2 So sánh, phân tích dị văn .............................................................. 16
2.1.3 Văn bản quy phạm ........................................................................ 20
2.2. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong “Thiên đô chiếu” ............................... 22
2.2.1. Giải thích một số từ ngữ............................................................... 23
2.2.2. Những đặc sắc trong sử dụng ngôn từ.......................................... 31
2.3. Vấn đề ngữ pháp văn bản “Thiên đô chiếu” ....................................... 33
2.3.1. Đại từ chỉ thị ................................................................................ 33
2.3.2. Liên từ 而..................................................................................... 33
2.3.3. Trợ từ kết cấu之 ........................................................................... 34
2.3.4.Từ loại dùng linh hoạt................................................................... 34
Chương 3: GIẢNG DẠY “THIÊN ĐÔ CHIẾU” TRONG NHÀ TRƯỜNG
PHỔ THÔNG............................................................................................... 35
3.1. So sánh bản dịch hiện hành với nguyên tác bằng chữ Hán ................. 35
3.2. Một số lưu ý khi giảng dạy “Thiên đô chiếu” trong nhà trường
phổ thông ................................................................................................. 36
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Những năm trở lại đây, vấn đề đổi mới, thay đổi phương pháp dạy và
học môn Ngữ văn được Bộ Giáo dục và Đào tạo vô cùng quan tâm. Đông đảo
giáo viên tham gia viết tài liệu, nghiên cứu khoa học nhằm đề xuất những
phương hướng mới trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
Ngữ văn trong nhà trường. Một thực tế mà chúng ta nhận thấy đó là việc dạy
học Ngữ văn đem lại hiệu quả chưa cao. Môn Ngữ văn chưa thu hút được
hứng thú và niềm say mê của học sinh, đặc biệt là các tác phẩm văn thơ cổ
chữ Hán và chữ Nôm. Vốn hiểu biết về chữ Hán và chữ Nôm của giáo viên
còn nhiều hạn chế khiến cho việc tiếp nhận tác phẩm gặp nhiều khó khăn, nói
gì đến việc truyền đạt những văn bản đó cho học sinh. Nhiều giáo viên vẫn có
xu hướng bằng lòng với phương pháp dạy học cũ nên việc truyền tải các áng
văn cổ này đã đang và vẫn là vấn đề khó khăn trong giảng dạy và tiếp nhận
không chỉ đối với học sinh mà ngay cả với giáo viên.
Trước đây, việc tiếp cận văn bản chữ Hán chưa chú ý tới giải nghĩa từ
ngữ, điều đó hiện diện ngay trong cách in ấn tác phẩm trong sách giáo khoa.
Ta cũng còn thấy hiện tượng giáo viên và học sinh tìm hiểu văn bản chỉ mới
thông qua bản dịch. Điều này dẫn đến việc xa rời nguyên tác, không phản ánh
đúng giá trị của văn bản gốc thành ra việc học thơ văn chữ Hán không khác gì
mấy so với việc học tác phẩm Quốc ngữ. Cũng vì thế cảm nhận phân tích giá
trị nghệ thuật không còn là của tác giả mà đó là của dịch giả.
Từ 2002 trở lại đây, vấn đề này đã được chú trọng hơn. Khi đổi mới
SGK, văn bản chữ Hán khi được in ấn đều có phần phiên âm, sau đó là dịch
nghĩa, chú giải từ ngữ. Sự thay đổi đó góp phần quan trọng trong định hướng
giúp người dạy cũng như người học tiếp nhận văn bản một cách chân xác hơn.

1
Footer Page 7 of 63.



Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

Văn học chữ Hán và chữ Nôm gần như ổn định nhất về số lượng. Giá
trị của mảng văn học này là ổn định. Mặt khác với vai trò là những giáo viên,
chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để có thể đáp ứng tốt nhất mục tiêu của
chương trình sách giáo khoa mới, làm thế nào để việc dạy và học môn Ngữ
văn nói chung và dạy học tác phẩm Hán Nôm nói riêng không còn là thử
thách đối với giáo viên và học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra
cách tiếp nhận tác phẩm Hán Nôm theo hướng “Từ chữ nghĩa đến văn bản và
tác phẩm” cụ thể là “Minh giải Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn”.
Như chúng ta đã biết, Thiên đô chiếu là sáng tác thuộc số ít những tác
phẩm ra đời sớm nhất của văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X - XIX). Đây
cũng là một tác phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình phát triển của
lịch sử văn minh dân tộc. Chính bởi vậy mà từ khá sớm, tác phẩm này đã
được chuyển dịch, công bố, phân tích, dẫn dụng. Thiên đô chiếu được đưa vào
chương trình Ngữ văn lớp 8 đã chứng tỏ được giá trị và ý nghĩa to lớn của nó.
Tuy nhiên, ta thấy vì đây là một văn bản Hán cổ với đặc trưng riêng về ngôn
ngữ, ý tứ. Ngôn ngữ thì hàm súc, ý tứ thì sâu xa nên càng không dễ tiếp cận,
nhất là nếu chỉ tiếp cận qua bản dịch. Điều đó đòi hỏi độc giả, người dạy cũng
như người học cần có sự hiểu biết tường tận về “nguyên bản”, từ câu chữ cho
đến văn bản.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thời gian là một thử thách khắc nghiệt đối với những áng văn chương.
Nhiều áng văn vô tình bị thời gian làm cho quên lãng. Nhưng Lý Công Uẩn
với Thiên đô chiếu lại vẫn luôn là đề tài bàn luận với những giá trị không bao
giờ cũ. Thiên đô chiếu chỉ có 214 chữ Hán, bài chiếu này do vua Lý Thái Tổ
(974-1028) viết, với mục đích nói về lý do và tư tưởng của triều đình mới
trong việc chuyển dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt. Tác phẩm này là một
áng văn đặc biệt, mở đầu cho nền văn học thời Lý . “Thiên đô chiếu” có giá


2
Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.

trị không chỉ về mặt văn chương mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, địa lý và
lịch sử. Mặt khác có ảnh hưởng tích cực đến vận mệnh đất nước và dân tộc
thế kỉ 10 trở đi.
Vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về Thiên đô chiếu. Qua khảo
sát chúng tôi nhận thấy cho đến nay có một số bài viết của các nhà nghiên cứu
có uy tín quan tâm tới tác phẩm này ở các khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu đó
là các bài viết của các tác giả như: Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Hải Kế, Vương
Trí Nhàn, Nguyễn Phạm Hùng, Phạm Quốc Sử, Vũ Công Thương,…
Nguyễn Hải Kế trong bài viết “Thiên đô chiếu của vua Lý Công UẩnNhững giá trị chưa bao giờ cũ” đã cho thấy những giá trị của Chiếu Thiên đô
mà các nhà nghiên cứu đi trước đã tìm tòi, càng được khẳng định, và tiếp tục
tỏa sáng. Tác giả đã khẳng định “Chiếu dời đô bộc lộ khúc triết, tổng thể tâm
thế, tư duy, nhân cách của bậc đế vương khai sáng một triều đại, khai sinh
một kinh thành của quốc gia Đại Việt 1.000 năm trước. Đó chính là khối toàn
bích, là biện chứng mẫu mực trong tư duy của đức Lý Công Uẩn, vì thế chẳng
bao giờ mờ cũ mà ngày càng toả sáng theo chiều dài tháng năm của Thăng
Long - Hà Nội - Việt Nam”.
Nguyễn Văn Phúc với “Chiếu dời đô từ góc nhìn triết học, đạo đức học
và mỹ học” đã khẳng định giá trị của Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. “Đây là
một kiệt tác mang những giá trị nhiều chiều, nhiều lớp có ý nghĩa không chỉ
đối với quá khứ, mà còn đối với hôm nay và mai sau”.
“Nhìn lại giá trị Thiên đô chiếu” của Nguyễn Phạm Hùng đã chỉ ra giá
trị của tác phẩm có ý nghĩa lớn lao cho đến mãi về sau. Đó là cái nhìn bao
quát cho ta nhiều hiểu biết hơn về bài cáo.

Những bài nghiên cứu của các tác giả tên tuổi đó đã cho ta cái nhìn
chân thực và đa chiều về Thiên đô chiếu từ đó thấy được giá trị của tác phẩm
và tầm vóc trí tuệ của vua Lý Công Uẩn. Có thể thấy, tác phẩm này được khá
nhiều người khảo sát kĩ lưỡng. Song do giá trị to lớn của bài chiếu mà hiện

3
Footer Page 9 of 63.


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

nay bài chiếu vẫn khá được quan tâm. Với bài tiểu luận này, tôi xin đi vào
minh giải văn bản một cách cụ thể để góp phần giúp cho tác phẩm được tiếp
cận một cách dễ dàng hơn, xóa bớt phần nào khoảng cách về lịch sử cũng như
rào cản về văn tự.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông, tác phẩm Hán Nôm đã giữ
một vị trí nhất định. Theo như đã thống kê một cách sơ lược, các tác phẩm
này chiếm khoảng ¼ thời lượng trong chương trình dành cho phần đọc hiểu
tác phẩm văn học ở nhà trường THCS và THPT. Do đó việc tiếp cận và
truyền tải tác phẩm này cũng có vai trò to lớn góp phần bồi dưỡng năng lực và
bồi đắp nhân cách cho người học.
Thực tế đã chứng minh trong quá trình dạy học tác phẩm này ở nhà
trường các cấp, không chỉ người học mà ngay cả người dạy cũng vấp phải rất
nhiều khó khăn. Đó là cách bức về phương diện ngôn ngữ, rào cản về mặt văn
hoá, tư tưởng, lịch sử...Trong khi đó, những thông tin về văn bản – tác phẩm
mà sách giáo khoa cung cấp còn quá sơ lược nên việc biên soạn các tài liệu
tham khảo để làm phong phú thêm tư liệu về văn bản tác phẩm sẽ có một vai
trò và giá trị to lớn. Từ đó ta có nhiều cơ sở hơn để đánh giá và tiếp nhận
đúng về các tác phẩm Hán Nôm cổ.

4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp liệt kê, thống kê.
- Phương pháp khảo sát văn bản.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp cắt nghĩa, chú giải.
- Phương pháp phân tích bình giảng.

4
Footer Page 10 of 63.


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là “Minh giải Thiên đô chiếu
của Lý Công Uẩn”.
Phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng tác phẩm Thiên đô
chiếu của tác giả Lý Công Uẩn.
6. Đóng góp của luận văn
Trước đây, việc tiếp nhận văn bản, tác phẩm Hán Nôm hầu như chỉ được
thông qua bản dịch. Người học cũng như người dạy thường xa rời văn bản,
nguyên tác. Cách dạy học như vậy gây nên nhiều hạn chế đó là việc xa rời,
thoát li văn bản, từ đó dẫn tới việc cảm thụ đánh giá giá trị văn bản không có
chiều sâu, không làm toát lên được giá trị chân xác của tác phẩm thậm chí mơ
hồ, áp đặt trong cảm nhận. Cách dạy học này không phát huy được tính tích
cực chủ động của học sinh.
Do đó, đóng góp của đề tài là bám sát yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
và học môn Ngữ văn để đưa ra cách thức tiếp cận văn bản Hán Nôm có hiệu

quả. Phương pháp và các thao tác khoa học có liên quan sẽ giúp giáo viên đặc
biệt là lớp giáo viên trẻ thấy được vai trò và tầm quan trọng cũng như giá trị
của vấn đề, có ý thức hơn trong việc học tập phân môn Hán Nôm ngay từ khi
còn ngồi trên ghế giảng đường.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận còn có phần mục
lục và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó trọng tâm là phần nội dung,
gồm 3 chương:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Chương 2: MINH GIẢI VĂN BẢN “THIÊN ĐÔ CHIẾU” CỦA LÝ
CÔNG UẨN
Chương 3: GIẢNG DẠY “THIÊN ĐÔ CHIẾU” TRONG NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

5
Footer Page 11 of 63.


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vấn đề minh giải tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường
Về khái niệm Minh giải (明解) có thể hiểu ngắn gọn như sau:
Minh 明: sáng, rõ, khách quan, chính xác.
Giải 解: phân tích, giải thích làm cho những rắc rối hoặc bí ẩn được gỡ dần ra
để tìm ra đáp số và câu trả lời.
Trong giới nghiên cứu bộ môn Hán Nôm, “minh giải văn bản” là khái
niệm chỉ các nhiệm vụ chính là: “tổ chức dịch thuật và chú thích - dẫn giải
cho văn bản”. Nhưng công việc này trong nhà trường THCS cũng như THPT

lại mang tầm bao quát hơn. Mục đích chính là cung cấp tri thức để làm rõ tất
cả các vấn đề có ý nghĩa liên quan xung quanh tác phẩm để từ đó cho ta sự
đánh giá về giá trị văn bản một cách chuẩn xác nhất.
“Minh giải văn bản Hán Nôm” là thao tác xuất phát từ chữ nghĩa để tìm
hiểu các khía cạnh về giá trị của văn bản. Đây là thao tác khoa học hết sức
then chốt từ đó bồi dưỡng cho người học kĩ năng, năng lực cảm thụ cũng như
tiếp nhận văn bản Hán Nôm.
Đường hướng trọng tâm của việc minh giải văn bản Hán Nôm được vạch
ra như sau: Trên cơ sở hệ thống dị bản - bản sao từ đó thực hiện quá trình
phân tích, đối chiếu, so sánh để có thể xác định một văn bản phản ánh trung
thực nhất ý đồ của người viết. Dựa vào ngôn từ của văn bản ta sẽ tiến hành
phân tích, mổ xẻ một cách cụ thể chi tiết, từ đó rút ra hướng tìm hiểu xác định
đúng giá trị của tác phẩm.
Như vậy, “minh giải văn bản” được coi là khâu đoạn cơ sở, có tính chất
nền tảng, giúp cho việc tiếp nhận các tác phẩm Hán Nôm dễ dàng hơn nhằm
đáp ứng nhu cầu đọc hiểu văn bản hiện nay. Nó giúp cho việc đọc hiểu văn
bản thực hiện dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất.

6
Footer Page 12 of 63.


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

Với mỗi văn bản cụ thể thì việc tổ chức minh giải sẽ khác nhau. Để đáp
ứng việc giảng dạy văn bản Hán Nôm cổ trong nhà trường, theo tôi, tổ chức
minh giải văn bản - tác phẩm sẽ được tiến hành như sau:
1.1.1. Tập hợp, sưu tầm tư liệu văn bản:
Trong nhà trường hiện nay tác phẩm Hán Nôm mới chỉ giới thiệu
được một văn bản; có khi văn bản ấy được các nhà nghiên cứu lựa chọn dựa

trên việc tổng hợp, so sánh giữa các dị bản với nhau. Phần lớn đó là văn bản
đáp ứng được các yêu cầu của một văn bản được gọi là “văn bản quy phạm”.
Người học cũng như người dạy luôn có nhu cầu đòi hỏi phải được tiếp cận
với các văn bản chuẩn. Cho nên, việc thu thập tư liệu về văn bản đem lại
một ý nghĩa quan trọng.
1.1.2. Phân tích, đối chiếu so sánh dị bản - dị văn qua các truyền bản:
Xác định được một “văn bản quy phạm” là điều không đơn giản. Đó là
quá trình đi so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu, các dị bản với nhau. Từ đó
cơ sở để so sánh với văn bản đã được chọn dùng trong sách giáo khoa (văn
bản được coi là quy phạm) được mở rộng, từ đó tạo điều kiện đi sâu tìm hiểu
các phương diện văn bản.
1.1.3. Xác định và đánh giá “văn bản quy phạm”:
Ở đây “Văn bản quy phạm” được hiểu là “văn bản được đánh giá là
đáng tin cậy nhất, thể hiện được trung thành nhất ý đồ của tác giả”. Phần lớn
bản gốc của văn bản Hán Nôm theo thời gian đã bị thất lạc nên hầu như khi
tiếp xúc với các tác phẩm này, chúng ta chỉ được biết đến bản sao. Các văn
bản được đưa vào dùng trong sách giáo khoa được đánh giá là “sản phẩm tốt
nhất” được chọn lọc. Nhưng qua quá trình khảo sát hiện nay, ta vẫn chưa thể
coi kết quả đó là chuẩn nhất. Nếu như văn bản dùng trong Sách giáo khoa
được coi là tốt nhất thì bên cạnh đó việc mở rộng nguồn tư liệu để đối sánh về
văn bản sẽ giúp ta khẳng định rõ hơn giá trị của văn bản được chọn.

7
Footer Page 13 of 63.


Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

1.1.4. Tìm hiểu về tác giả, mối liên hệ giữa văn bản với bối cảnh lịch sử văn hoá thời đại của nó:
Niên đại của tác phẩm và tác giả có một mối liên hệ với nhau.Tác giả là

người sản sinh ra văn bản do đó bối cảnh lịch sử hay thời đại cũng đều có mối
liên hệ nhất định đối với tác phẩm. Tìm hiểu mối liên hệ này là một nguyên
tắc quan trọng giúp mở ra một hướng khai thác khám phá tác phẩm.
1.1.5. Phân tích, giải thích chữ nghĩa của văn bản:
“Chất liệu” của văn bản là ngôn từ. Do đó muốn hiểu đúng tác phẩm thì
ta phải đi vào chữ nghĩa cụ thể của văn bản đó. Đối với văn bản Hán Nôm cổ,
xuất phát từ đặc trưng của ngôn ngữ. Đó là tính chất đa nghĩa, cô đọng, hàm
súc. Nên khi phân tích sẽ có hiện tượng có nhiều cách cắt nghĩa văn bản
không giống nhau. Đi từ phương diện ngữ nghĩa để phân tích sẽ giúp ta có
chứng cứ xác thực để đánh giá đúng giá trị tác phẩm, tránh được những bình
luận thiếu căn cứ.
1.1.6. Tìm hiểu, xác định cấu trúc ngữ pháp của từng câu văn / thơ trong
mối quan hệ đoạn mạch của văn bản:
Ngữ pháp là một đặc trưng riêng biệt cuả văn bản Hán Nôm. Khi phân
tích lý giải văn bản ta cần phải lưu ý vào các phương diện như: cấu trúc cú
pháp đa nghĩa của câu văn, cấu trúc đối, hiện tượng tỉnh lược thành phần câu,
biện pháp đảo ngữ, chuyển loại từ …
1.1.7. Dịch - giảng nghĩa văn bản tác phẩm:
Đây là một công việc bắt buộc khi tiếp cận với văn bản Hán Nôm. Đó là
đưa ra được một bản dịch đầy đủ đáp ứng việc chuyển tải giá trị văn bản một
cách khách quan nhất.
1.2. Khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của “Thiên đô chiếu”
1.2.1 Tác giả Lý Công Uẩn- thân thế và sự nghiệp
Lý Thái Tổ (tên chữ Hán: 李太祖; 8 tháng 3 năm 974 - 31 tháng
3 năm 1028), tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊), là vị hoàng đế sáng lập nhà
Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.

8
Footer Page 14 of 63.



Tài liu lun vn s phm 15 of 63.

Ông từng là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê. Năm 1009,
khi Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Công Uẩn đã được lực lượng
của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn lên làm hoàng đế. Trong khoảng
thời gian trị vì của mình, ông đã dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi
phản loạn. Triều đình trung ương dần dần được củng cố, các thế lực phản
động bị đánh dẹp. Kinh đô nước ta được dời từ Hoa Lư về Đại La vào tháng
7 năm 1010, và sau này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát
triển dài lâu của nhà Lý tồn tại suốt 216 năm.
Sách Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư đều chép “Lý Công
Uẩn người ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ
họ Phạm. Tuy nhiên, tên cha của ông không được chép rõ, mà chỉ thấy ghi là
sau khi ông lên ngôi đã truy tôn cha mình tước Hiển Khánh vương”. Sách Đại
Việt sử lược cũng chép “ông có một người anh trai (về sau được phong Vũ Uy
vương) và một người em (sau được phong Dực Thánh vương)”.
Ông được Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi khi mới 3 tuổi. Ngay từ
khi còn nhỏ ông đã bộc lộ tư chất thông minh, vẻ tuấn tú khác thường. Sư
Vạn Hạnh thấy, khen rằng: “Đứa bé này không phải người thường, sau này
lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.”
Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" ở Hà Nam cùng tư liệu tại các di tích
ở cố đô Hoa Lư - Ninh Bình ghi chép lại: “hàng năm Lý Công Uẩn theo thiền
sư Vạn Hạnh vào hầu vua Lê Đại Hành ở thành Hoa Lư. Ông được vua yêu
quý, cho ở lại kinh thành học tập về quân sự. Sau Lê Hoàn lại gả công
chúa Lê Thị Phất Ngân sinh ra Lý Phật Mã và phong cho ông làm Điện tiền
cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn được thăng lên chức Điện tiền
chỉ huy sứ (Chức quan này chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích). Chính
nhờ vậy mà sau này, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý”.
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư, thời vua Lê Long Đĩnh còn tại vị, ở

hương Diên Uẩn (châu Cổ Pháp) có cây gạo bị sét đánh, thấy có chữ trên ấy,

9
Footer Page 15 of 63.


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

vị sư Vạn Hạnh mới bảo Công Uẩn rằng: “Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ,
biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người
họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ
được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân
chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa.”
Cuối mùa thu năm Kỷ Dậu (1009), khi đang làm Tả thân vệ Điện tiền
chỉ huy sứ, vua Ngoạ triều băng hà, Lý Công Uẩn được Đào Cam Mộc cùng
các triều thần nhà Lê tín nhiệm tôn lên làm vua, kết thúc triều Lê, mở đầu
triều Lý. Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vào tháng 11, ngày Quý Sửu,
năm Kỷ Dậu (tức ngày 21 tháng 11 năm 1009), đặt hiệu là Thuận Thiên,
nghĩa là "theo ý trời”.
Mùa hè năm Canh Tuất (1010) khi lên ngôi báu vừa tròn 9 tháng, Lý
Thái Tổ hạ chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Sử sách chép rằng: “Lý Thái Tổ
lên ngôi tự quốc bình thiên hạ chưa vội làm việc gì khác, mà trước tiên mưu
tính việc đình đô, xét về sự quyết đoán, sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực
những vua tầm thường không thể theo kịp”. Theo Đại Việt sử lược
“năm 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Lý Thái Tổ đã không còn
được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3, Thái Tổ qua đời ở điện
Long An, trị vì 19 năm, hưởng thọ 54 tuổi”.
Lý Công Uẩn trị vì gần 20 năm. Khi mới lên ngôi ông đã gặp vô vàn
khó khăn và gian khổ. Được sự ủng hộ của thần dân chung sức chung lòng,
vua Lý đã thiết lập nên một vương triều thực sự vững mạnh, ổn định lâu dài.

Chẳng những có ý nghĩa đặt nền móng vững chắc cho chế độ phong kiến Việt
Nam, mà từ đó còn mở ra thời đại độc lập tự chủ của dân tộc. Ông là vị vua
có cống hiến lịch sử vô cùng to lớn. Ông chính là vị hoàng đế khai sinh ra
không chỉ một vương triều mà còn là vị hoàng đế mở ra một thời đại mới của
lịch sử dân tộc thời đại độc lập và tự chủ. Ngay sau khi lên làm vua, việc làm

10
Footer Page 16 of 63.


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

đầu tiên của Lý Công Uẩn là dời đô từ Hoa Lư về Đại La và sau đó đổi tên
thành Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay. Việc làm ấy đã thể hiện tầm nhìn
chiến lược của vị vua đại tài. Nó vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của
thời đại, cũng như của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đang trên
đà vươn lên mạnh mẽ, vừa chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng và kế sách lo toan
cho con cháu muôn đời sau. Kể từ đây, Thăng Long đã trở thành kinh đô
chính thức của Đại Việt.
1.2.2 Hoàn cảnh ra đời của “Thiên đô chiếu”
Chiếu dời đô là một bài văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ
XV trong sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Bài văn được cho rằng do Lý Thái
Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 với mục đích chuyển kinh đô của nước
Đại Cồ Việt từ Hoa Lư - Ninh Bình ra thành Đại La - Hà Nội. Chiếu dời đô
đã khẳng định được vai trò quan trọng của kinh đô Thăng Long. Đây cũng
được coi là tác phẩm khai sáng cho nền văn học triều Lý.
Lên ngôi báu, Thái Tổ nhận thấy những khó khăn về thế đất Hoa Lư cản
trở sự phát triển của đất nước, vì thế việc lớn đầu tiên vua họ Lý nghĩ đến đó
là dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Mặc dù ở ngôi vị cao nhất, nhưng Lý Thái Tổ
vẫn đem việc dời đô ra hỏi ý kiến của quần thần để trên dưới đồng lòng. Điều

đó chứng tỏ ông rõ ràng là một bậc minh quân.
Theo khảo sát thì văn bản sớm nhất có lưu giữ Thiên đô chiếu là Toàn
thư của sử gia Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV) và các sử thần nhà Lê (thế kỉ XVXVII). Khi Ngô Sĩ Liên khởi thảo Toàn thư, không rõ bài chiếu đã được ghi
nhận hay là chưa, chỉ biết rằng vào năm 1697 một tác phẩm Thiên đô chiếu
hoàn chỉnh đã được công bố. Toàn thư cho biết: “nhà vua cho rằng Hoa Lư
chật hẹp, ẩm thấp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác,
tự tay viết bài chiếu”.
Chiếu dời đô được ban ra, với sự đồng thuận của vua tôi trên dưới một
lòng, kinh đô đã được di chuyển ra thành Đại La. Sách Đại Việt sử ký toàn

11
Footer Page 17 of 63.


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

thư cho biết khi bài Chiếu của Lý Thái Tổ được công bố, bề tôi đều nói: “Bệ
hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao,
dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không
theo”. Vua vô cùng vui mừng.
Vẫn theo Đại Việt sử ký toàn thư, mùa thu tháng 7 năm Canh tuất, niên
hiệu Thuận Thiên năm thứ nhất (1010), diễn ra sự kiện quan trọng đánh dấu
bước ngoặt lớn trong lịch sử đó là kinh đô được chính thức dời ra thành Đại
La. Sách viết “vua từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ
thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở nơi thuyền ngự, nhân đó đổi tên
thành gọi là thành Thăng Long”. Khi vừa đặt chân đến đất Đại La, nhà vua
trông thấy có rồng vàng xuất hiện uốn lượn trước mắt vua rồi bay lên trời.
Trước hình ảnh đó, nhà vua bèn xuống chiếu đặt tên cho vùng đất này là
Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên). Đây là một cái tên đẹp, thể hiện lòng
tự tôn và niềm tự hào dân tộc.

Đó là nguồn gốc của cái tên Hoàng thành Thăng Long. Chính thức từ
đây Thăng Long trở thành kinh đô của Đại Việt - một nhà nước độc lập, thống
nhất. Cũng vì thế, năm 1010 đã trở thành cột mốc để người Thăng Long nói
riêng và người Việt Nam nói chung đánh dấu sự ra đời của Thủ đô Hà Nội.
Với đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, từ mùa thu năm 1010
cho đến đầu năm 1011 - chỉ trong thời gian rất ngắn, về cơ bản nhất một số
công trình cung điện của Hoàng thành Thăng Long đã được xây dựng xong.
Thời kỳ này, Hoàng thành Thăng Long đã được thiết kế với hai phần
tương đối rõ nét: Hoàng thành và La thành. Hoàng thành là nơi ở của nhà vua
và hoàng tộc, đây còn là nơi nhà vua thiết triều. Toàn bộ triều đình (cơ quan
đầu não của nhà nước phong kiến) đều tập trung làm việc ở nơi này. La Thành
là vòng thành rộng hơn, bao quanh Hoàng thành. Khoảng đất giữa hai vòng
tường thành - Hoàng thành và La Thành - là nơi ở của các tầng lớp nhân dân
và quan lại, đây được gọi là khu Kinh thành.

12
Footer Page 18 of 63.


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.

Bài Chiếu được ban ra trước lúc diễn ra việc dời đô. Sự thuận lợi về
thiên thời, địa lợi, nhân hòa đã làm cho triều Lý vững vàng về mọi mặt (vững
vàng về chính trị, hùng mạnh về quân sự, phát triển về kinh tế, văn hóa). Lịch
sử đã chứng minh, đây là triều đại tồn tại dài lâu dài nhất, không chỉ so với
hai triều Đinh, Tiền Lê trước đó, mà là so với tất cả các triều đại trong lịch sử
chế độ phong kiến Việt Nam.
Việc dời đô chứng tỏ sự lựa chọn sáng suốt của Lý Thái Tổ ở thế kỷ XI.
Thăng Long trở thành tên gọi đầu tiên của Hà Nội, đi vào lịch sử đất nước là
kinh đô chính thức của Đại Việt. Thăng Long có lịch sử nghìn năm văn hiến,

điều đó chứng tỏ giá trị trường tồn của Chiếu dời đô. Tác phẩm đã thể hiện
tầm nhìn sáng suốt và tư tưởng vượt thời gian. Giá trị của Chiếu dời đô cho
đến nay vẫn luôn được trân trọng.

13
Footer Page 19 of 63.


Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

Chương 2. MINH GIẢI VĂN BẢN “THIÊN ĐÔ CHIẾU”
CỦA LÝ CÔNG UẨN
2.1. Xác định văn bản quy phạm
2.1.1. Một số dị bản
Sự kiện dời đô lịch sử gắn với sự ra đời của bài chiếu. Thiên đô chiếu
được vua Lý Công Uẩn soạn thảo và công bố năm 1010. Đây coi là sự kiện có
ý nghĩ to lớn với vận mệnh dân tộc. Song do nhiều nguyên nhân, bài chiếu này
hiện chỉ còn được lưu giữ trong một vài tài liệu chữ Hán ở thời nhà Nguyễn.
Chúng ta đều biết, hiện “nguyên cảo”, “thủ cảo” của bài chiếu không
còn. Ngay chính tên bài chiếu cũng là một nghi vấn liệu có chính xác là như
thế hay không? Ngược dòng thời gian trở về lịch sử ta sẽ có cơ hội tìm hiểu kĩ
hơn về Thiên đô chiếu.
Đại Việt sử kí (Sử kí, Lê Văn Hưu, 1272) là cuốn chính sử đầu tiên của
nước ta. Cuốn chính sử này được cho là có khả năng “tàng trữ” bài chiếu thì
không còn. Văn bản sớm nhất có lưu giữ Thiên đô chiếu là Toàn thư của Ngô
Sĩ Liên (thế kỉ XV) và các sử thần nhà Lê (thế kỉ XV-XVII). Không rõ ở thế
kỉ XV (1478), khi Ngô Sĩ Liên khởi thảo Toàn thư, bài chiếu đã được ghi
nhận hay chưa, chỉ biết rằng đến năm 1697 một Thiên đô chiếu hoàn chỉnh đã
được công bố. Sách cũng cho biết, “nhà vua cho rằng Hoa Lư chật hẹp, ẩm
thấp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết bài

chiếu”. Toàn thư hiện còn khá nhiều dị bản, so sánh các dị bản với nhau Trần
Kinh Hòa cho hay văn bản Thiên đô chiếu có tính ổn định cao, chỉ sai dị ở
một chữ (chữ 塏). Sau Toàn thư là cuốn Đại Việt sử kí tiền biên (Tiền biên)
của Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) và Ngô Thì Nhậm (1740 - 1803). Cuốn sách in
năm 1800. Tiền biên thực chất được căn cứ trên Toàn thư. Do đó, Thiên đô
chiếu trong các bộ sách này không có sự sai biệt nhiều. Tính ổn định tương
đối cao. Một cuốn sách khác cũng lưu giữ Thiên đô chiếu khá đầy đủ đó là

14
Footer Page 20 of 63.


Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

Hoàng Việt văn tuyển (Văn tuyển). Văn tuyển chú: “Năm Canh Tuất, đầu niên
hiệu Thuận Thiên, Lí Công Uẩn cho cựu đô của nhà Đinh, Lê là thành Hoa
Lư chật hẹp, ẩm thấp, giáng chiếu tự viết dời đô đến Đại La thành. Kịp khi
thuyền ngự đến dưới thành, có điềm rồng vàng, nhân đổi tên thành Thăng
Long”. Ta còn bắt gặp văn bản trong cuốn Khâm định Việt sử thông giám
cương mục (Cương mục, 1856 - 1884) của Quốc sử quán triều nhưng văn bản
đã bị lược bỏ đi nhiều, không còn giữ được nguyên bản. Cương mục ghi rằng:
“Tháng Bảy, mùa thu, dời đô đến thành Thăng Long. Vua cho thành Hoa Lư
chật hẹp, ẩm thấp, muốn dời đi, bèn dụ quần thần rằng: “…” Quần thần đều
nói: “Bệ hạ nói đến điều này, đó là cái lợi muôn đời của thiên hạ vậy. Vua cả
mừng, bèn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La thành, thuyền ngự đến dưới thành, có
rồng hiện ra. Lệnh đổi tên thành thành Thăng Long”.
Trước tiên chúng tôi khảo cứu văn bản Thiên đô chiếu trong sách Đại
Việt sử kí toàn thư. Đại Việt sử kí toàn thư là một công trình tập đại thành
nhiều bộ sử của nước ta. Thông qua cuốn sử này sẽ thấy nhiều thời kỳ lịch sử
khác nhau dần được mở ra. Tác giả của bộ sử là sự kết hợp từ các sử gia tên

tuổi như Lê Văn Hưu, Vũ Quỳnh, Ngô Sĩ Liên, Lê Hy và nhóm biên soạn
Nguyễn Quý Đức, Hà Tông Mục.
Thông qua quá trình khảo cứu ta thấy, ở Viện nghiên cứu Hán Nôm
hiện còn lưu giữ được các bản Đại Việt sử kí toàn thư. Bài Thiên đô chiếu
được ghi trong phần Bản Kỷ, quyển 2 kỷ nhà Lý ở Đại Việt sử kí toàn thư các
bản có ký hiệu A.2694, A.3, VHv.2330. Toàn bộ văn bản có 12 dòng. Mỗi
dòng có 19 chữ. Dòng đầu tiên có 16 chữ tính từ “Tích Thương gia chí Bàn
Canh 昔商家至盤庚”. Dòng thứ 12 có 11 chữ tính đến chữ “Khanh đẳng như
hà 卿等如何” Tổng cộng là 214 chữ.
Tiếp theo là văn bản Thiên đô chiếu được ghi chép trong Đại Việt sử kí,
Đại Việt sử kí tiền biên và Hoàng Việt văn tuyển.

15
Footer Page 21 of 63.


Tài liu lun vn s phm 22 of 63.

a. Đại Việt sử ký
Đây là bộ sách được lược biên bộ Đại Việt sử ký từ thời trước đồng
thời có ghi thêm các sự kiện từ các tư liệu khác nhau.
Thiên đô chiếu được tìm thấy trong phần Bản kỷ - Kỷ nhà Lý. Tôi chọn
ra 3 bản A.1272/1-4, A.1486 và VHv.1578/2.
b. Đại Việt sử ký tiền biên
Đại Việt sử ký tiền biên chép bài Thiên đô chiếu trong tờ 2a, 2b quyển 2
– Kỷ nhà Lý. Toàn bộ văn bản xếp theo cột dọc thành12 dòng, tổng cộng là
220 chữ.
c. Hoàng Việt văn tuyển:
Bùi Huy Bích đã ghi chép từ thời Lý – Trần đến thời Lê. Bao gồm các
thể: phú, biểu, chiếu, chế, ký, văn tế…

Quyển 5 Hoàng Việt văn tuyển có bài Tỷ đô Thăng Long chiếu 徙都昇
龍詔. Toàn văn bài Tỷ đô Thăng Long chiếu có 10 dòng, mỗi dòng 23 chữ,
dòng cuối có 3 chữ. Tất cả là 210 chữ.
2.1.2 So sánh, phân tích dị văn
Chúng ta đã biết Thiên đô chiếu là một văn bản Hán cổ ra đời cách
chúng ta hơn nghìn năm. Sử sách đã lưu lại khá nhiều bản khác nhau như đã
nói ở trên. Theo thời gian thì những dị bản đã có ít nhiều điểm khác nhau. Sự
so sánh đối chiếu sau đây sẽ giúp ta tìm ra được “một văn bản mang tính quy
phạm” phản ảnh trung thực và đúng đắn ý đồ của người viết cũng như giá trị
trường tồn của tác phẩm.
Trước tiên đó là nhan đề Thiên đô chiếu 遷都詔. Nhan đề tác phẩm
trong Hoàng Việt văn tuyển (A.1582, A.203) là “Tỷ đô Thăng Long chiếu 徙
都昇龍詔” . Bài chiếu in trong Đại Việt sử kí toàn thư không thấy có nhan đề,
nhan đề Thiên đô chiếu là được đặt theo nội dung và thể loại của tác phẩm.

16
Footer Page 22 of 63.


Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

Để có cơ sở so sánh, ta sẽ lấy Thiên đô chiếu trong Đại Việt sử ký toàn
thư, đặc biệt là bản VHv.2330 làm nền, thì ở Đại Việt sử kí có sự khác biệt.
Dòng 4 đều ghi là "dân tục" (民俗). Ở Toàn thư ghi là “phong tục” (風俗).
Dùng từ “dân tục” có ý thiên về con người. So với từ “dân tục” thì “phong
tục” nhấn mạnh về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên. Dòng thứ 7
ở Đại Việt sử kí ghi là “trạch đại địa khu vực chi trung 宅大地區域之”. Toàn
thư ghi là “trạch thiên địa 宅天地”. “Đại địa” mang nghĩa “đất rộng lớn”,
“thiên địa” mang nghĩa “trời đất”. Cả hai từ đều có nghĩa phù hợp, tuy nhiên
ta thấy từ “Thiên địa” khái quát về không gian rộng lớn hơn từ “Đại địa”.

Dòng thứ 10 ở Đại Việt sử kí ghi là “dân cư miệt hôn điếm chi khổ 民居蔑昏
墊之”. Toàn thư ghi là “chi khốn 之困”. Ở hai bản A.1486 và A.1272, dòng
thứ 6 không có đoan “toán số đoản xúc 算數短促” và “vạn vật thất nghi 萬物
失宜”. Dòng cuối khác hẳn với Toàn thư, ghi là “khanh đẳng hữu sở khả bĩ
thái minh cáo Trẫm 卿等有所可否泰明告朕” (“Các khanh thấy chỗ nào hay
chỗ nào dở thì nói rõ cho Trẫm”).
Nội dung bài Thiên đô chiếu trong Đại Việt sử kí tiền biên về cơ bản
đầy đủ và giống bản Đại Việt sử kí toàn thư tuy có một vài điểm khác. Dòng
thứ 4 ghi là: “Dân tục phú phụ 民俗富阜” trong khi đó Toàn thư chép là:
"phong tục phú phụ". Dòng 10 là: “Dân cư miệt hôn điếm chi khổ (…墊之)”
khác Toàn thư là “... điếm chi khốn (…墊之困)”. Dòng cuối ghi là: “Khanh
đẳng hữu sở khả bĩ thái minh cáo Trẫm 卿等有所可否泰明告朕” giống với
bản Đại Việt sử kí và khác Toàn thư chỉ ghi là “Khanh đẳng như hà”.
Tỷ đô Thăng Long chiếu trong Hoàng Việt văn tuyển có nội dung cơ
bản giống với bản ở Toàn thư, tuy nhiên vẫn còn một vài điểm khác. Đó là
dòng đầu tiên chữ “Đãi” ở câu “Chu thất đãi Thành vương 周室逮成王” viết

17
Footer Page 23 of 63.


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.

không giống chữ “Đãi 迨” ở Toàn thư. Dòng thứ 9 ghi là “Vi vạn thế đế
vương chi thượng đô 為萬世帝王之上都” khác với Toàn thư, Đại Việt sử
kí, Đại Việt sử kí tiền biên đều ghi là “Vi vạn thế kinh sư chi thượng đô 為萬
世京師之上都”. Ở Hoàng Việt văn tuyển không thấy câu cuối “Khanh đẳng
như hà 卿等如何”. Bùi Huy Bích loại bỏ câu này có lẽ vì ông quan niệm câu
này không thuộc nguyên tác của bài chiếu.
Để có thể có cái nhìn khái quát và khách quan hơn, sau đây là bảng so

sánh các dị bản:
Toàn

thư

(1697)/ Tiêu án (1778)

Văn tuyển (1825)

Cương mục (1887)

Tiền biên (1800)
[遷 都 詔]

[遷 都 詔]

徙都昇龍詔

[遷 都 詔]

手詔曰

手詔曰

手詔曰

喻 群 臣 曰

昔 商 家 至 盤 庚五 昔 商 家 至 盤 庚 昔 商 家 至 盤 庚 昔 商 家 五 遷 周
遷 周 室 迨 成 王 五 遷 周 室 迨 成 五 遷 周 室 迨 成 室迨三徙

三徙

王三徙

王三徙

豈 三 代 之 數 君 非 徇 為 一 己 之 豈 三 代 之 數 君
徇 于 己 私 妄 自 私

徇 于 己 私 妄 自

遷徙

遷徙

以 其 圖 大 宅 中 實為億萬年計

以 其 圖 大 宅 中





億 萬 世 子 孫 之

億 萬 世 子 孫 之






上 謹 天 命 下 因

上 謹 天 命 下 因 皆 上 謹 天 命 下

民 志 苟 有 便 輒

民 志 苟 有 便 輒 因 民 志 為 萬 世





故 國 祚 延 長 風

故 國 祚 延 長 風

俗富阜

俗富阜

18
Footer Page 24 of 63.

計也


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

而 丁 黎 二 家 乃 丁黎二家


而 丁 黎 二 家, 乃 近 者 丁 黎 徇 己

徇己私忽天命

徇己私忽天命



罔 蹈 商 周 之 跡 不 蹈 商 周 之 跡 罔 蹈 商 周 之 跡 安 厥 邑 不 為 遠
常安厥邑于茲

常安厥邑于茲

常安厥邑于茲



致 世 代 弗 長 算

致 世 代 弗 長 算 享國不長

數 短 促 百 姓 耗

數 短 促 百 姓 耗

損萬物失宜

損萬物失宜


朕 甚 痛 之 不 得 朕甚痛之

朕 甚 痛 之 不 得 朕 甚 痛 之 朕 披

不徙

不徙

觀地圖

況 高 王 故 都 大 惟 大 羅 城 宅 天 況 高 王 故 都 大 高 駢 故 都 大 羅
羅 城 宅 天 地 區 地區域之中

羅 城 宅 天 地 區 城居天下之中

域之中

域之中

得 龍 蟠 虎 踞 之 得 龍 蟠 虎 踞 之 得 龍 蟠 虎 踞 之 有 龍 蟠 虎 踞 之
勢 正 南 北 東 西 勢 正 南 北 東 西 勢 正 南 北 東 西 勢四方輻輳
之 位 便 江 山 向 之 位 便 江 山 向 之 位 便 江 山 向
背之宜

背之宜

背之宜

其 地 廣 而 坦 平 其 地 廣 而 坦 平 其 地 廣 而 坦 平
厥土高而爽塏


厥土高而爽塏

厥土高而爽塏

民 居 蔑 昏 墊 之 蔑昏墊之困

民 居 蔑 昏 墊 之





萬 物 極 繁 阜 之 極繁阜之區

萬 物 極 繁 阜 之 人物繁阜





遍 覽 越 邦 斯 為 遍 覽 越 邦 斯 為 遍 覽 越 邦 斯 為
勝地

勝地

勝地

誠 四 方 輻 輳 之 誠四方之要會


誠 四 方 輻 輳 之

要會

要會

為 萬 世 京 師 之 為萬世之上都

為 萬 世 帝 王 之 誠 帝 王 之 上 都

19
Footer Page 25 of 63.


×