Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.32 KB, 13 trang )

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (P. 1)
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh lây truyền từ người này sang người khác do
có quan hệ tình dục với người đã nhiễm bệnh, nói một cách khác quan hệ tình dục không an
toàn là đường lây chính của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Có rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục, tuy nhiên bệnh thường gặp nhất là: lậu, giang
mai, hột xoài, hạ cam mềm, mồng gà, nhiễm Chlamydia, đặc biệt AIDS là bệnh nguy hiểm hơn
cả.
Hiện nay, bệnh lây truyền qua đường tình dục đang có chiều hướng gia tăng do các dạng bệnh
được lây truyền qua nhiều đường khác nhau: đường giao hợp sinh dục - sinh dục, đường miệng –
sinh dục, đường hậu môn – sinh dục. Đặc biệt, từ khi bệnh AIDS xuất hiện thì đây không chỉ là
vấn đề liên quan đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây tác hại lớn cho người nhiễm bệnh, biến chứng nặng
nề nhất là làm cho người bệnh mất khả năng sinh sản, gây lở loét đau đớn ở cơ quan sinh dục,
kéo dài mãn tính nếu không điều trị, có thể đưa đến chết người như HIV/ AIDS, hoặc âm thầm
gây di chứng lâu dài như giang mai, lậu ….
Những điều cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Nên đến các cơ sở y tế để được khám và trị bệnh càng sớm càng tốt. Các cơ sở sở y tế mới có đủ
điều kiện để xác định bệnh chính xác, chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh để xử trí và điều trị
kịp thời.
Ngoài ra, các cơ sở này cũng hướng dẫn chúng ta cách phòng tránh bệnh về sau, hướng dẫn
phòng tránh cho người có quan hệ với mình, vì nếu không chữa trị cho cả hai, thì bệnh sẽ tái
nhiễm nhiều lần làm giảm hiệu quả và tác dụng điều trị về sau.
Các dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục
1. Viêm âm đạo do Trichomonas Vaginalis
Nhiễm trùng do Trichomonas là bệnh nhiễm trùng lây
qua đường tình dục do đơn bào Trichomonas vaginalis.
Nó chiếm khoảng 25% viêm âm đạo. Trichomonas là
một ký sinh trùng chịu đựng được nhiều môi trường,
có thể sống sót trên những khăn ướt và những bề mặt
khác. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 28 ngày.
Triệu chứng: có thể thay đổi nhiều. Huyết trắng điển


hình có mùi hôi, có bọt, loãng và nhiều, có thể có màu


xám, trắng hoặc vàng xanh. Âm hộ và âm đạo có thể viêm đỏ hoặc phù nề. Cổ tử cung có thể
viêm đỏ và mủn nát.
Chẩn đoán: - Soi tươi phát hiện đơn bào dạng hình thoi di động, có đuôi, kích thước hơi lớn hơn
bạch cầu. Thường có sự hiện diện của nhiều tế bào viêm.
- Huyết trắng có pH từ 5.0-7.0.
- Bệnh nhân không triệu chứng bị nhiễm có thể phát hiện Trichomonas trên Pap's smear.
Điều trị: Metronidazole 2g uống liều duy nhất. Điều trị đồng thời cả bạn tình.
Phác đồ thay thế: Metronidazole 500mg x 2 lần /ngày x 7 ngày.
2. Viêm cổ tử cung do Chlamydia Trachomatis
Nhiễm C. Trachomatis là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp. C.Trachomatis là vi
khuẩn nội bào bắt buộc thích nhiễm tế bào trụ lát, vì vậy ở vùng chuyển tiếp cổ tử cung là nơi lấy
bệnh phẩm để chẩn đoán xác định bệnh.

Triệu chứng: Nhiễm C.Trachomatis không triệu chứng trong 30 – 50% trường hợp và có thể kéo
dài vài năm. Bệnh nhân bị viêm cổ tử cung có thể than phiền về huyết trắng hoặc ra máu thấm
giọt hoặc sau giao hợp. Khi khám cổ tử cung thấy cổ tử cung đỏ và dễ chảy máu và có huyết
trắng như mủ vàng xanh. Nhuộm Gram phát hiện hơn 10 bạch cầu đa nhân trên quang trường
dầu.


Chẩn đoán: Cấy là phương pháp tốt nhất. Cấy được thực hiện sau khi phết tăm bông mủ ở kênh
cổ tử cung. Phết tăm bông cổ trong nên được xoay 15 đến 20 giây để đảm bảo có tế bào biểu mô.
Độ nhạy khoảng 75%.
Test nhanh cho kết quả nhanh hơn và rẻ hơn. Test này có độ nhạy 86% đến 93% và độ đặc hiệu
93% đến 99%.
Điều trị: cho cả bạn tình
- Doxycycline 100mg x 2 lần /ngày x 7 ngày (uống).

- Azithromycin 1g liều duy nhất (uống).
Phác đồ khác:
- Ofloxacin 300mg x 2 lần /ngày x 7 ngày (uống).
- Erythromycin 500 mg x 4 lần /ngày x 7 ngày (uống).
- Sulfisoxazole 500mg x 4 lần /ngày x 10 ngày (uống).
3. Viêm âm đạo không đặc hiệu
Không có tác nhân nhiễm trùng đơn độc, đúng hơn là sự chuyển đổi thành phần vi khuẩn thường
trú âm đạo với tăng 10 lần vi khuẩn kỵ khí và tăng nồng độ Gardnerella vaginalis, giảm nồng độ
lactobacilli.
Triệu chứng: Huyết trắng đặc trưng là đồng nhất, màu trắng xám, nhiều và có mùi tanh cá. Hiếm
khi

ngứa
hoặc
kích
thích
âm
hộ
hoặc
âm
đạo.
Chẩn
đoán:
- Soi tươi huyết trắng thấy hình ảnh "clue cells" (hơn 20%). Clue cells là những tế bào biểu mô
âm đạo được vi khuẩn bám vào màng tế bào. Tế bào viêm hoặc lactobacilli ít được thấy.
- pH huyết trắng >= 4.5
- "whiff" test dương tính: ngửi mùi tanh cá sau khi cho dung dịch KOH 10%-20% vào huyết
trắng.
- Hiếm khi có viêm đỏ âm đạo.
Điều trị:

- Metronidazole 500mg x 2 lần / ngày x 7 ngày (uống)
- Metronidazole gel x 2 lần / ngày x 5 ngày ( bôi âm đạo)
- Clindamycin 2% cream 1 lần / ngày x 7 ngày (bôi âm đạo).
4. Lậu


Do vi trùng lậu Nesseria gonorrhea, là song cầu trùng gram âm.
Có vài đặc tính giống Chlamydia:
- Chuyên biệt trong biểu mô tuyến, nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên chỉ lây truyền qua
tiếp xúc gần gũi.
- Gây nhiễm trùng ngược dòng ở phụ nữ khỏe mạnh.
Một số đặc điểm khác biệt với Chlamydia:
- Gonococci sao chép bên ngoài tế bào.
- Gonococci dễ gây nhiễm hơn Chlamydia vì nó nhân đôi nhiều hơn.
- Có nhiều triệu chứng mà bệnh than phiền hơn.
- Gonococci rất nhạy cảm với hầu hết các kháng sinh và tiêu diệt tận gốc với đơn liều trị liệu.
- Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày nhưng có thể kéo dài 2-3 tuần, thời gian ủ bệnh càng dài thì bệnh
càng nhẹ.
Các hình thái lâm sàng:
- Ở nữ: Gây viêm CTC, viêm niệu đạo, viêm tuyến Bartholine, viêm vùng chậu gây vô sinh,
viêm hầu họng cấp tính, viêm khớp, viêm kết mạc.
- Ở nam: Gây viêm niệu đạo, tiểu khó, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh, viêm khớp, viêm kết
mạc.
- Ở trẻ em: Đường lây truyền do tiếp xúc quần áo có nhiễm lậu hay do tiếp xúc tình dục. Triệu
chứng ở bé gái: viêm âm hộ-âm đạo với dịch tiết màu vàng đục như mủ, âm hộ phù nề.
- Ở sơ sinh: Viêm kết mạc mắt có thể gây mù, viêm mắt sơ sinh.
Triệu chứng lâm sàng:
Huyết trắng có mủ ở CTC, ở nam có mủ ở niệu đạo, tiểu gắt buốt, viêm tuyến
Bartholine cấp, đau vùng bụng dưới, sốt, đặc biệt đau khi quan hệ tình dục.
Cận lâm sàng:

- Soi trực tiếp: Lấy mủ ở dịch tiệt niệu đạo thấy hình ảnh song cầu hình hạt cà
phê.


- Cấy: ít sử dụng.
- Phản ứng miễn dịch hùynh quang, phản ứng cố định bổ thể, phản ứng men.
Chẩn đoán:
Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào:
- Lâm sàng:
Nam: tiểu ra mủ, tiểu gắt, tiểu buốt, tính chất mủ màu vàng xanh loãng.
Nữ: huyết trắng vàng xanh từ cổ trong CTC.
- Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày
- Xét nghiệm trực tiếp có song cầu gram âm nội ngoại bào.
Điều trị:
Nguyên tắc điều trị:
- Phải chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để tránh biến chứng và hạn chế sự lờn thuốc.
- Phải điều trị cả người có quan hệ tình dục.
- Phải thử huyết thanh chẩn đoán giang mai (VDRL) và HIV để phát hiện bệnh kèm theo.
- Điều trị kết hợp điều trị Chlamydia vì tính chất dịch tể học, sự kết hợp bệnh trong điều kiện
thiếu phương tiện xét nghiệm..
Các loại thuốc đặc trị như:
1. Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất. Hoặc

2. Spectinomycine 2g tiêm một liều duy nhất. Hoặc

3. Ciprofloxacine 500mg uống liều duy nhất.
Theo dõi sau điều trị:


Nếu điều trị đúng sẽ hết tiểu mủ sau 2-3 ngày. Cảm giác đường tiểu sẽ giảm trong ngày đầu và

biến mất hoàn toàn sau 3-5 ngày. Chỉ xét nghiệm khỏi bệnh khi cấy liên tiếp 2 lần âm tính hoặc
không tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích.
5. Hạ cam mềm (CHANCROID)

Vi trùng

Hemophylus Ducreyi, là vi khuẩn hình que gram âm yếm khí ưa máu.
Gặp ở các nước đang phát triển.
Triệu chứng lâm sàng:
- Chancre thường không triệu chứng, khởi đầu là sẩn mềm, sau đó thành mụn mủ và vỡ ra thành
vết loét .
- Đặc điểm loét: loét sâu, hình tròn kích thước 1-2cm, bờ vết loét rất rõ, bờ đôi, 2 viền (trong
vàng, ngoài đỏ), bề mặt vết loét có mủ màu vàng, đáy vết loét không bằng phẳng, vết loét nằm
trên vùng da phù nề, mềm đau.
- Hạch: được coi là biến chứng của bệnh, xuất hiện trong tuần lễ đầu, thường một hạch ở một bên
bẹn.
Chẩn đoán:
- Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng, xét nghiệm nhuộm gram cho thấy trực trùng gram âm xếp
theo
kiểu
đàn
cá.
Cấy mủ có Hemophylus Ducreyi .


Điều trị:
- Nguyên tắc: điều trị cho cả 2 (bệnh nhân và bạn tình).
- Xét nghiệm cần phải thử huyết thanh chẩn đoán giang mai và HIV. Lặp lại sau ba tháng nếu hai
phản ứng này âm tính.
- Điều trị song song toàn thân và tại chỗ.

- Tại chỗ: dung dịch màu Milian, Eosin 2%, thuốc tím pha loãng 1/5.000 đến 1/10.000.
- Toàn thân: Azitromycine 1g uống liều duy nhất.
- Ciprofloxacine 500mg x 2 lần /ngày x 3 ngày (uống)
- Erythromycine 500mg x 4 lần /ngày x 7 ngày (uống)
- Ceftriaxone 250mg liều duy nhất (tiêm bắp)
Theo dõi sau điều trị:
- Bệnh nhân nên được tái khám sau khi điều trị 3-7 ngày.
- Khuyên bệnh nhân kiêng giao hợp trong suốt thời gian điều trị.
- Hạch lành chậm hơn và đôi khi cần phải hút mủ ngay cả khi điều trị thành công.
6. Giang mai ( SYPHILIS)
Do xoắn trùng Treponema pallidum lây truyền do tiếp xúc sinh dục và từ mẹ sang con gây giang
mai bẩm sinh.
Triệu chứng lâm sàng: thường gặp tổn thương âm hộ âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, môi.


Tiến triển qua ba giai đoạn :
Giang mai kì I : tổn thương âm hộ là chancre, xuất hiện ba tuần sau lần giao hợp bị nhiễm.
Chancre là một vết loét tròn, bờ cứng hơi gờ cao trên nền đỏ ẩm, không đau kèm hạch bẹn. Có
thể mọc ở cổ tử cung và âm đạo. Vết loét có thể tự mất trong 2-6 tuần.
Giang mai kì II: tổn thương là chồi sùi, tròn, dính thành từng đám, bờ cứng xuất tiết dịch màu
xám hoại tử và hạch bẹn viêm rất lây.
Giang mai kì III : tổn thương là gồ giang mai (gumma) là một nốt chồi loét, đau phù nề và bội
nhiễm cùng hạch viêm.
- Tổn thương da niêm mạc, lòng bàn tay, bàn chân và màng niêm nổi nhiều ban sần, mồng gà,
viêm hạch bạch huyết toàn thân.
- Tổn thương nội tạng: phình động mạch chủ, teo thần kinh thị giác, bệnh Tabès, giang mai màng
não.


Giang mai bẩm sinh : ở các phụ nữ không điều trị giang mai. 1/3 trường hợp thai lưu hoặc thai

ngoài tử cung hoặc sẩy thai tự nhiên ở thai 12-28 tuần. 1/3 số trẻ được sinh ra với tình trạng
giang mai bẩm sinh.1/3 không bị nhiễm vì nguy cơ nhiễm qua nhau chỉ chiếm tỉ lệ 70%.
Thai hoặc trẻ sơ sinh bị nhiễm có dấu hiệu giang mai kì II ngay sau sanh hoặc muộn hơn sau
nhiều tháng nhiều năm. Dấu hiệu sớm là gan to, lách to, sưng hạch, viêm mũi, thiếu máu ngoại
ban, dát sẩn với sẩn ướt, thiếu máu giảm tiểu cầu và chậm phát triển. Dấu hiệu muộn: trẻ bị dị
dạng hệ răng xương, điếc và viêm xoang cảnh. Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm kháng thể
IgM.
Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
Giai đoạn tiên phát với một vết loét cứng điển hình, xem một lam phết chất dịch tươi ở tổn
thương bằng kính hiển vi nền đen.
Giai đoạn tiến triển và thứ phát dựa huyết thanh chẩn đoán VDRL (Venereal disease research
laboratory ), RPR ( rapid plasma reagin ), FAT-ABS (Fluorescent treponema antibody absorbed )
và MHA-TP (Microhemagglutination assay for treponema pallidum ).
Điều trị: PNC G là thuốc được lựa chọn đầu tiên vì hiệu quả trị liệu của nó.
Giang mai kì I: ở người lớn điều trị Benzathine Penicilline G, 1 liều duy nhất 2,4 triệu UI tiêm
bắp chia đôi mỗi bên mông hoặc Procain PNC G pha loãng tiêm bắp 1,2 triệu /ngày x 10 ngày.
Nếu dị ứng PNC và không có thai thì điều trị bằng Doxycycline 100 mg x 2 lần /ngày uống x 15
ngày.
Giang mai kì II: người lớn điều trị Benzathine Penicilline G, 2,4 triệu UI tiêm bắp chia đôi mỗi
bên mông, 2 liều ở ngày thứ 1 và ngày 14 hoặc Procain PNC G pha loãng tiêm bắp 1,2 triệu
/ngày x 15 ngày.
Giang mai trong khi có thai kì I: điều trị PNC giống như liều không có thai. Nếu dị ứng PNC thì
dùng Erythromycine 500 mg uống 1 viên x 4lần / ngày x 15 ngày. Kì II của giang mai,
Erythromycine uống 500 mg x 4lần / ngày x 30 ngày.
Giang mai bẩm sinh sớm: (dưới 2 tuổi) PNC G pha loãng 50.000 UI/kg tiêm bắp hoặc tĩnh
mạch 2 lần / ngày x 10-15 ngày hoặc Procaine PNC G pha 50.000 UI/kg tiêm bắp 1 lần mỗi
ngày x 10 ngày hoặc Benzathine PNC G pha loãng 50.000 UI/kg tiêm bắp 1 liều duy nhất.
7. Mồng gà âm hộ (HUMAN PAPILLOMA VIRUS)
Tác nhân gây bệnh là virus thuộc nhóm PAPOVA (papiloma polyform vaacuolisation) Type 6,11
thường nhất tiếp theo là type 16, 18, 31, 33. Các type 16, 18, 24, 33 thường phối hợp gây loạn

sản hoặc ung thư.
Đường lây truyền qua tiếp xúc tình dục hoặc không. Ở trẻ sơ sinh có thể lây HPV trong lúc sanh.


Lâm Sàng
Thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 8 tháng, thường là 3 tháng, có thể từ nhiều tháng đến nhiều năm.
Thương tổn căn bản là sần sùi kích thước 1 mm đến hằng trăm mm, bề mặt sẩn sùi, da trên bề
mặt ẩm ướt. Sang thương mềm không đau, đụng dễ chảy máu, số lượng từ vài đến nhiều sang
thương.
Ở nam giới, sang thương xuất hiện lỗ tiểu rãnh qui đầu, thân dương vật, bẹn, tầng sinh môn, hậu
môn. Ở nữ xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, quanh lỗ tiểu, tầng sinh môn, hậu môn. Ở trẻ
em gặp ở mắt mũi miệng.
Trong lúc mang thai, tổn thương phát triển rất nhanh và nhiều, đôi khi bít cả âm đạo cản trở cuộc
sanh.
Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào lâm sàng.
Chẩn đoán phân biệt với Condylom lata, ung thư tế bào gai, gai sinh dục, Noevus sùi.

Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc dùng đường toàn thân, chủ yếu là phá hủy tổn thương tại chỗ, loại bỏ
yếu tố thuận lợi, tăng sức đề kháng của cơ thể và điều trị người tiếp xúc.
Các phương pháp điều trị: đốt điện, đốt lạnh bằng khí nitơ lỏng, tuyết CO 2, đốt bằng laser CO2,
bôi thuốc tại chỗ với Podophylline 20- 30% hoặc Trichloracetic acid, có thể điều trị 3-4 đợt, mỗi
đợt cách nhau 10-15 ngày. Sau khi bôi thuốc 3 giờ phải rửa sạch bằng nước, phương pháp này
không dùng cho phụ nữ có thai.
8. Herpes sinh dục (HERPES SIMPLEX VIRUS HSV)


Do siêu vi khuẩn gồm 2 chủng HSV-1 và HSV-2 ( HSV-1 gây bệnh ở miệng, HSV-2 gây bệnh ở
cơ quan sinh dục ).
Đường lây truyền do tiếp xúc từ da qua da. Đa số xảy ra trong giai đoạn không triệu chứng. Tỉ lệ

lây truyền giữa vợ chồng khoảng 10%. Yếu tố thuận lợi là stress, chấn thương cơ học, kinh
nguyệt, giao hợp, thay đổi làm giảm sức đề kháng.
Lâm sàng
Herpes sơ nhiễm: thời gian ủ bệnh 2 – 20 ngày, trung bình 6 ngày. Triệu chứng tổng quát thường
mệt, nóng sốt, nhức đầu, sau đó xuất hiện sang thương ở da hình ảnh giống hồng ban mụn nước
mọc thành chùm, có cảm giác ngứa rát rất khó chịu, những chùm mụn nước này sẽ vỡ rất nhanh
sau 24 giờ để lại vết trợt tròn, kéo dài 2-3 tuần mụn nước tự ổn định sau 2 tuần.
Vị trí, nữ thường ở niêm mạc, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung sưng đỏ tiết dịch trong, ít khi có mủ
hoặc máu. Nam ở bao dương vật hoặc rãnh qui đầu, chùm mụn nước vỡ thành vết trợt bóp đau.
Herpes tái phát, sau giai đoạn sơ nhiễm thì HSV nằm tiềm tàng trong tế bào thần kinh của hạch
cảm giác. Sự tái hoạt virus do các yếu tố thuận lợi như đã nêu gây phát ban mụn nước, tiếp theo
sau cảm giác nóng bỏng ngứa. Sang thương chỉ thấy là vết trợt hình đa cung ít đau, triệu chứng
tổng quát ít gặp và nhẹ.
Herpes ở trẻ sơ sinh thường rất nặng và tử cung cao vì vùng da phát bệnh xuất hiện rất muộn nên
điều trị thường quá trễ nguy cơ cho trẻ sơ sinh sẽ tăng khi mẹ không có kháng thể kháng HSV.
Trẻ bị nhiễm qua miệng bởi nhân viên y tế và khách thăm. Các trẻ này không có sức đề kháng
với virus nên bệnh trở nên rất nặng.


Chẩn đoán dựa vào lâm sàng với những chùm mụn nước trên nền hồng ban hay tái phát.
Cận lâm sàng xét nghiệm tế bào Tzanck bằng cào sàn mụn nước lấy chất tiết phết lên lam
nhuộm Giemsa thấy tế bào biểu mô phồng to có một nhân khổng lồ. Các xét nghiệm phân lập
virus bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang và huyết thanh chẩn đoán.
Điều trị hiện chưa có thuốc đặc trị. Điều trị bội nhiễm là thuốc tím pha loãng rửa hoặc bội bằng
dung dịch Milian, Eosin 2%. Kháng virus tại chỗ bằng Acyclovir . Tuyệt đối không được dùng
corticoid tại chỗ.
Điều trị toàn thân: nâng cao sức đề kháng, kháng sinh toàn thân (Acyclovir 200mg x 5 lần / ngày
trong 7 ngày) nếu có bội nhiễm. Thuốc chống siêu vi thường có tác dụng trong giai đoạn nguyên
phát.
Tư vấn nên tư vấn các bệnh nhân này như sau:

- Bệnh nhân nên tránh giao hợp khi có sang thương hay triệu chứng báo trước và khuyến khích
thông báo cho bạn tình dùng bao cao su có thể giảm nguy cơ nhiễm Herpes sinh dục
- Nguy cơ lây cho trẻ sơ sinh nên được giải thích cho tất cả bệnh nhân. Phụ nữ trong lứa tuổi sinh
đẻ bị nhiễm Herpes nên đến nhân viên y tế để được tư vấn, chăm sóc trong thai kỳ.
9. HIV/AIDS
HIV (Human immunodeficiency virus ) là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(AIDS).
AIDS (Accquired immunodeficiency symdrom) là một nhóm bệnh biểu hiện bởi nhiễm trùng
hoặc bướu thứ phát do suy giảm miễn dịch tế bào do Retrovirus gây nên.
Các đường lây truyền của HIV ( bao gồm) lây qua đường tình dục, qua tiêm chích, qua đường
máu và các sản phẩm của máu, do cấy ghép các cơ quan nội tạng, từ nhân viên y tế hoặc từ mẹ
sang con (trong lúc mang thai và cho con bú).
Biểu hiện lâm sàng: 80-90% đối tượng nhiễm HIV không có triệu chứng, trong đó mỗi năm có
khoảng 10-20% phát thành bệnh AIDS và trong số này có 80-90% chết trong vòng 2 năm sau
phát bệnh.
Triệu chứng: Sốt, đổ mồ hôi, đau nhức cơ khớp, nổi hạch bạch huyết to,tiêu chảy, sụt cân, mệt
mỏi, bội nhiễm nghiêm trọng đưa đến tử vong.
Chẩn đoán: bệnh bằng xét nghiệm huyết thanh ELISA để sàng lọc
Western Blot để chẩn đoán khẳng định nếu ELISA dương tính 2 lần.


Điều trị: Chưa có thuốc nào chứng minh được có hiệu quả thực sự, AZT đang còn trong giai
đoạn thử nghiệm. Điều quan trọng nhất là phải biết dự phòng để tránh lây nhiễm cho từng người,
cho cộng đồng và cho toàn xã hội.
NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT ĐỐI VỚI BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Cần giáo dục tuyên truyền cho mọi đối tượng trong xã hội về những nguy cơ lây lan và tác hại
của bệnh lây truyền qua đường tình dục, đề cao nền tảng gia đình, tuyên truyền đời sống một vợ
một chồng. Nâng cao vai trò tư vấn của nhân viên y tế đối với cộng đồng, nhất là tư vấn các biện
pháp ngừa thai an toàn. Đối với các quan hệ không lành mạnh và an toàn, phải biết cách phòng
bệnh cho mình và người tiếp xúc quan hệ tình dục bằng việc sử dụng bao cao su đúng cách khi

quan hệ tình dục.
Quan trọng nhất là không nên tự ý uống thuốc hoặc chích thuốc theo lời chỉ dẫn, mách bảo của
người không có chuyên môn vì sẽ không trị dứt bệnh, làm bệnh kéo dài, khó trị, có khi bệnh
không phải khỏi hẳn mà chuyển sang giai đoạn âm thầm, ăn sâu vào cơ quan bên trong, hoặc gây
biến chứng nặng nề về sau.



×