Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHỮNG KỊCH BẢN CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.44 KB, 7 trang )

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
NHỮNG KỊCH BẢN CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ, TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ
CỦA VIỆT NAM
Trong những tháng gần đây, cả thế giới đang theo dõi và đã có nhiều tranh luận về
mối quan hệ giữa hai quốc gia đứng hàng thứ nhất và thứ 2 về kinh tế là Mỹ và Trung
Quốc. Đặc biệt là những dự đoán về ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung tác động gì đến nền kinh tế thế giới và mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một
điều chắc chắn nhìn thấy là kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sụt giảm đã
làm cho kim ngạch toàn cầu giảm, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm. Còn những
đòn gì mà Mỹ đưa ra tiếp theo, rồi “đòn ăn miếng trả miếng” gì mà Trung Quốc có thể
làm và tác động ra sao đến kinh tế - chính trị toàn câu, từng khu vực và mỗi quốc gia thì
vẫn còn ở phía trước. Chúng ta hãy phân tích một số khía cạnh có ảnh hưởng và những
kịch bản có thể xảy ra tác động đến khía cạnh kinh tế, tiền tệ của Việt Nam từ cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung này dựa trên những thông tin đã có và những dự đoán của các
như bình luận chính trị, kinh tế có uy tín.
Xuất phát từ quan điểm rằng Trung Quốc đã áp dụng các chính sách kinh tế thiếu
công bằng để tạo ra thặng dư thương mại quá lớn với Mỹ.
Bảng 1: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc
Đơn vị: Tỷ USD
Năm

Xuất khẩu
62.936,9

2007
69.732,8
2008
69.496,7
2009
91.911,1
2010
104.121,5


2011
110.516,6
2012
121.746,2
2013
123.657,2
2014
115.873,4
2015
115.545,5
2016
129.893,6
2017
83.573,9
8 tháng đầu 2018
Nguồn: United States Census Bureau

Nhập khẩu
321.442,9

Thặng dư/thâm hụt
.-258.506,0

337.772,6

-268.039,8

296.373,9

-226.877,2


364.592,6

-273.041,6

399.371,2

-295.249,7

425.619,1

-315.102,5

440.430,0

-318.683,8

468.474,9

-344.817,7

483.201,7

-367.328,3

462.542,0

-346.996,5

505.470,0


-375.576,4

344.699,1

-261.125,2

1


Tổng thống Mỹ D.Trump có thể coi là người khởi xướng và phát động cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung với diễn biến thời gian qua như sau:
- Ngày 22/1/2018: Mỹ thông báo đánh thuế 30% đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu,
20% đối với máy giặt nhập khẩu, phần lớn từ Trung Quốc.
- Ngày 8/3/2018: Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công bố áp mức thuế suất
mới, 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu chủ yếu nhằm vào
Trung Quốc, nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới.
- Ngày 2/4/2018: Bộ Thương mại Trung Quốc đáp trả bằng việc áp thuế nhập khẩu
mới đối với 128 sản phẩm của Mỹ. Theo đó, 120 mặt hàng nhập khẩu trong đó có trái cây
sẽ chịu mức thuế 15%, trong khi 8 sản phẩm còn lại, trong đó có thịt lợn, sẽ là 25%
- Ngày 3/4/2018: Sau 24h đồng hồ kể từ đòn phản pháo đầu tiên từ Trung Quốc, Mỹ
công bố danh sách 1.300 mặt hàng Trung Quốc bị áp mức thuế mới 25% trong gói trừng
phạt trị giá 50 tỷ USD và cáo buộc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ
của Mỹ, bao gồm các sản phẩm: công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, thuốc trị bệnh,
thiết bị y tế, giáo dục.
- Ngày 4/4/2018: Trung Quốc đáp trả bằng việc công bố danh sách các sản phẩm
nhập khẩu từ Mỹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế 25%, trong đó có đậu
tương, máy bay, ô tô và hóa chất. Trung Quốc tuyên bố, thời điểm mức thuế mới này có
hiệu lực sẽ phụ thuộc vào thời điểm Mỹ áp mức thuế mới đối với các mặt hàng nhập khẩu
từ Trung Quốc.

- Từ ngày 24/9/2018 Mỹ chính thức áp thuế 10% với 200 tỉ USD lên 6.000 mặt hàng
từ Trung Quốc, bao gồm hàng tiêu dùng, thực phẩm và cả các sản phẩm kỹ thuật, công
nghệ.
- Ngay lập tức, cùng ngày Trung Quốc cũng trả đòn bằng việc áp thuế 5% với 1.600
mặt hàng và thêm 3.500 mặt hàng chịu mức thuế suất 10%, tổng trị giá 60 tỉ USD hàng
hóa nhập khẩu từ Mỹ.
- Chính quyền tổng thống Donal Trump đe dọa đang để ngỏ khả năng kích hoạt gói
thuế suất thứ 3 mà ông đã cảnh báo là 267 tỉ USD. Nếu điều đó diễn ra, đồng nghĩa với
việc Mỹ sẽ áp dụng mức thuế cao đặc biệt với tất cả các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu
vào thị trường Mỹ. Nguy hiểm hơn, mức độ đó xác định cuộc chiến thương mại Mỹ Trung không biết khi nào có thể dừng lại và nếu tiếp tục, rất có trở thành một cuộc chiến
tranh tiền tệ.

2


Cùng với biện pháp thuế trên gói hàng hóa 567 tỷ USD các mặt hàng xuất khẩu của
Trung Quốc vào thị trường Mỹ, trong Hiệp định NAFTA mới đây với Canada và Mexico
Mỹ cũng đã có những đòi hỏi các quốc gia bắc mỹ này phải thay đổi theo hướng xiết chặt
các điều khoản trong quan hệ thương mại với Trung quốc . Tiếp đến là Mỹ đang vận động
EU và Nhật Bản điều chỉnh các nguyên tắc trong WTO nhằm ngăn chặn những chính
sách kinh tế của Trung Quốc làm “xói mòn” hệ thống thương mại toàn cầu.
Về phía Trung Quốc, sau các “đòn trả miếng” về thuế áp cho hàng hóa từ Mỹ nhập
khẩu vào Trung quốc đã chạm ngưỡng toàn bộ rồi thì không còn áp dụng được đòn đánh
thuế nếu Mỹ áp dụng nốt thuế trên gói 257 tỷ USD cuối cùng. Trung Quốc dùng các đòn
khác như ngừng nhập khẩu dầu thô từ Mỹ và đe dọa bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ
mà hiện Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất, lên tới 1000 tỷ USD. Có những chuyên gia
dự đoán, nếu Trung Quốc bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ thì người bị thua thiệt đầu
tiên lại là Trung Quốc vì giá trái phiếu giảm xuống và có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng
mua vào. Nếu vì giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, dẫn đến lãi suất đồng USD tăng gây ít
nhiều thiệt hại cho Mỹ, nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Mỹ

đang có sự tăng trưởng tốt trong những tháng gần đây.
Nhiều chuyên gia đánh giá diễn biến cuộc chiến thương mại này sẽ còn tiếp tục leo
thang bởi hai bên đều trong trạng thái “ăn miếng trả miếng” và chưa bên nào thực sự thể
hiện sự nhượng bộ cần thiết, nhằm “giảm nhiệt” căng thẳng. Đánh giá gần đây nhất của
nhóm chuyên gia nghiên cứu về “Toàn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”, đã đưa
ra 3 kịch bản sắp tới về cuộc chiến này.
Theo đó, (1) “nếu mục đích chính của chính quyền D.Trump chỉ là giành lấy sự ủng
hộ của cử tri Mỹ thì nhiều khả năng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ hạ nhiệt sau
thời điểm tháng 11.2018, tức là khi cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ kết thúc. (2) Nếu
mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ là giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc thì xung
đột thương mại có thể sẽ hạ nhiệt nếu Trung Quốc cam kết tăng mua hàng hóa từ Mỹ
trong thời gian tới để đưa thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc xuống còn khoảng 100 tỉ
USD/năm.
(3) Nếu Hoa Kỳ hướng đến mục tiêu mang tính chiến lược dài hạn hơn là kiềm chế sự
trỗi dậy của Trung Quốc thì nhiều khả năng cuộc chiến thương mại này sẽ còn kéo dài và
diễn biến phức tạp.
Theo đánh giá nhiều chuyên gia, có rất ít khả năng Trung Quốc sẽ từ bỏ kế hoạch
“Made in China 2025” của họ nên việc Mỹ có thể làm chỉ là ngăn chặn cách thức thực thi
3


kế hoạch này của Trung Quốc cũng như luôn giữ lợi thế chủ động cho các doanh nghiệp
công nghệ Mỹ. Cách thức Mỹ đang áp dụng hiện nay là siết lại các vụ mua bán các công
ty công nghệ Mỹ của Trung Quốc, đồng thời áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu nhằm
gây sức ép để Trung Quốc phải mở cửa thị trường trong nước rộng rãi hơn cho các doanh
nghiệp Mỹ mà không kèm yêu cầu chuyển giao công nghệ. Bằng cách này, các công
nghệ, sáng chế của Mỹ sẽ được bảo vệ tốt hơn và Trung Quốc sẽ cần thêm nhiều thời
gian để có thể tự mình làm chủ được những công nghệ mới này.
Nhìn trên góc độ tổng thể nền kinh tế của 2 nước cho thấy, kinh tế Mỹ có sự tăng
trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm thấp, đầu tư tăng lên đáng kể, đồng USD đang tăng giá trị;

kinh tế Trung Quốc đang bị xáo trộn, sụt giảm rõ rệt, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn, nhiều
nhà đầu tư nước ngoài đang tính toán rút khỏi Trung Quốc, đồng Nhân dân tệ mất giá, nợ
công tăng cao. Cùng với những khó khăn về xuất khẩu và kinh tế trong nước thì chính
sách “một vành đai một con đường” của Trung Quốc đang có dấu hiệu khó thực hiện vì
hàng loạt quốc gia châu Á, châu Phi, châu Âu, Nam Mỹ dè chừng và thậm chí đình hoãn,
loại bỏ các dự án đầu tư của Trung Quốc vì lo sợ “bẫy nợ”.
Bối cảnh và diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động như thế nào
đến kinh tế, tài chính, tiền tệ của Việt Nam cũng được nhiều chuyên gia dự đoán và đưa
ra trên các góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta hãy phân tích từ quan điểm toàn diện
và bối cảnh của đất nước để có cái nhìn vừa khoa học vừa thực tiễn.
- Trước hết, nhìn từ thị trường xuất nhập khẩu: Rõ ràng do Trung quốc khó khăn để
xuất khẩu vào thị trường Mỹ (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc) và ngược lại
Mỹ cũng gặp khó khăn trong xuất khẩu vào Trung Quốc (thị trường đông dân nhất thế
giới) nên đây là cơ hội để các quốc gia khác chiếm lấy hai thị trường rộng lớn này nếu
biết tranh thủ cơ hội. Với Việt Nam, không chỉ 2 thị trường Mỹ và Trung Quốc mà có thể
mở rộng vào thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh được những thị
trường này chúng ta phải có lượng hàng hóa dồi dào, có chất lượng tốt để vượt qua được
các tiêu chuẩn khắt khe của các quốc gia khó tính này. Chiều ngược lại, là nguy cơ hàng
từ các thị trường này sẽ chảy vào Việt Nam nhiều hơn, nhất là hàng từ Trung Quốc mà
Việt Nam có chung biên giới cùng với sự lỏng lẻo trong kiểm soát hàng nhập khẩu của
nước ta. Tệ hại hơn nữa là nếu thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, hàng hóa Trung Quốc chuyển
qua nước ta để chuyển đổi nhãn mác thành hàng Việt Nam và tìm đường vào thị trường
Mỹ và các nước thì hậu quả vô cùng tai hại.

4


- Hai là nhìn từ góc độ các nhà sản xuất: Khi biết tận dụng thời cơ, cùng với cố gắng
của từng chủ thể kết hợp với chiến lược tốt của Chính phủ, các doanh nghiệp, các hộ
nông dân có cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất để tăng xuất khẩu. Vấn đề là các sản

phẩm sản xuất ra, nhất là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản,… phải có sự cải thiện về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội để chập khẩu
công nghệ tiên tiến, các nguyên liệu có chất lượng từ Mỹ và các quốc gia phát triển để cải
tiến chất lượng, mẫu mã và giá cả sản phẩm. Các doanh nghiệp phải kiên quyết từ bỏ tâm
lý tư duy ngắn hạn, lợi ích ngắn hạn, kiếm lợi trước mắt,… để chuyển sang chiến lược
phát triển dài hạn, lâu dài để xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” có uy tín. Chiều
ngược lại, là nguy cơ nhập khẩu ồ ạt công nghệ lạc hậu, nguyên liệu, hàng hóa giá rẻ,
chất lượng thấp từ Trung Quốc thì không những chúng ta không tận dụng được cơ hội mà
còn bị thay thế bởi các doanh nghiệp, các nhà sản xuất từ Trung Quốc. Trong khi hàng
hóa Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường Việt Nam sẽ khó kiểm soát về chất lượng và
tiêu chuẩn an toàn. Các thương nhân không những mở rộng tiêu thụ hàng Trung Quốc
trong nước mà còn tìm cách bắt tay với các nhà sản xuất, các thương nhân Trung Quốc
giả xuất sứ hàng hóa từ Việt Nam để xuất khẩu sang nước ngoài. Điều đó không chỉ gây
tổn hại, thậm chí phá sản các nhà sản xuất trong nước mà còn gây mất uy tín hàng hóa
Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Ba là, nhìn từ góc độ thu hút đầu tư: Do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và
những khó khăn nội tại của Trung Quốc, chắc chắn nguồn đầu tư từ Chính phủ Trung
Quốc sẽ giảm sút, trong khi có thể nguồn đầu tư tư nhân từ Trung Quốc sẽ trốn chạy sang
nước ta. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có tâm lý dời bỏ Trung Quốc vì cuộc chiến này
sẽ tìm đến các quốc gia khác. Để tận dụng thời cơ này, chúng ta cần có những chính sách
và chiến lược mới để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài sao cho hiệu quả nhất, tạo công ăn
việc làm cho người lao động, cải thiện thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế đất
nước. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm những năm qua về thu hút đầu tư, chúng ta phải cương
quyết kiểm soát để có dòng vốn đầu tư có tính ổn định, công nghệ tiến tiến, có hiệu quả
và có triển vọng đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Thu hút đầu tư phải song song
với cải thiện năng lực quản lý từ cấp vi mô tới từng doanh nhiệp, cải thiện chất lượng
nguồn lao động và bảo vệ môi trường. Ngăn chặn các dòng vốn mang tính đầu cơ, các
nhà đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, không đem lại nhiều lợi
ích cho đất nước. Nhất là kiểm soát các nhà đầu tư và dòng vốn đầu tư có nguồn gốc


5


Trung Quốc để tránh tình trạng đầu tư kéo dài, đội vốn để tạo ra bẫy nợ làm phương hại
đến lợi ích quốc gia.
- Bốn là, về tiền tệ: Chúng ta đã có thông tư cho phép các giao dịch thương mại biên
mậu khu vực biên giới được sử dụng đồng tiền quốc gia láng giềnh để thanh toán, tạo
điều kiện cho giao thương biên giới phát triển. Tuy nhiên, do chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung đang làm cho đồng USD tăng giá, đồng Nhân dân tệ mất giá. Điều này sẽ tác
động nhiều chiều đến cả thương mại và tiền tệ của Việt Nam. Khi đồng Nhân dân tệ mất
giá, Trung quốc sẽ có lợi thế về xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa Trung Quốc vào thị
trường Việt Nam với giá rẻ hơn. Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư sang Việt Nam,
người Trung Quốc còn có tâm lý trốn chạy khỏi đồng Nhân dân tệ, tìm cách chuyển đổi
sang đồng USD hoặc các đồng tiền mạnh khác ngay trên thị trường Việt Nam, gây hiện
tượng chảy máu ngoại tệ không chỉ khu vực biên giới mà kể cả trong các khu vực khác.
Bằng chứng là có rất nhiều nơi có người Trung Quốc đến du lịch, đầu tư đều xuất hiện
các tư thương thu đổi đồng Nhân dân tệ.
Bảng 2: Tỷ giá USD và đồng Nhân dân tệ

Nguồn: FXexchange rate.com

Tóm lại: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn đang diễn biến phức tạp, có thể
không chỉ dừng lại vì mục tiêu kinh tế nên khó dự đoán chính xác những diễn biến có thể
xảy ra. Tuy nhiên, mỗi quốc gia cần theo dõi sát diễn biến và có chiến lược dài hạn và các
chính sách ứng phó ngắn hạn để hạn chế những tác động tiêu cực, tận dụng những cơ hội
để phát triển kinh tế và giữ vững ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ đất nước. Việt Nam là
nước láng giềnh với Trung Quốc, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa nước ta với Trung Quốc
6



hiện đang rất cao, dòng đầu tư từ Trung Quốc cũng chiếm tỷ trọng cao trong cả nước nên
chắc chắn Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc chiến thương mại này. Tuy nhiên,
chúng ta đang mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, nếu
chúng ta có chính sách và chiến lược đúng thì đây cũng là cơ hội để chúng ta tái cơ cấu
để phát triển bền vững hơn.
Tài liệu tham khảo:
1- Báo Vietnam net
2- Báo VNexpress
3- FX exchange rate.com

4- Paul Kennedy, The Rise and Fall of the Great Powers, 1987
5- The Hudson Institute
6- United States Census Bureau

7



×