Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Diễn biến quan hệ thương mại Mỹ Trung Quốc và những tác động tiềm năng đến nền kinh tế Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.52 KB, 8 trang )

Diễn biến quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc và những tác động tiềm năng đến nền kinh tế
Việt Nam.
Mỹ và Trung Quốc với vai trò là nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tạo ra những lo ngại đối với nền
kinh tế toàn cầu bởi xung đột trong quan hệ thương mại giữa hai nước đã và đang diễn ra. Đối với Việt
Nam, hai quốc gia này là những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Với đặc trưng
tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam khó tránh khỏi những
tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại này. Bài viết này nhằm đưa ra những nhận định về tác động
của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung, kinh tế Việt Nam nói
riêng cùng với những cơ hội đặt ra cho Việt Nam, trên cơ sở diễn biến quan hệ thương mại Mỹ - Trung
và những xung đột trong quan hệ thương mại của hai nước trong thời gian gần đây.
Quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc
Năm 2017, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc đạt 505,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 390%
so với năm 2001; tổng giá trị xuất khẩu tới Trung Quốc tăng trưởng 570%, đạt 129,9 tỷ đô la Mỹ 1. Mặt
khác, Mỹ đã duy trì mức thặng dư thương mại trong lĩnh vực dịch vụ với Trung Quốc đạt 40,2 tỷ đô la
Mỹ. Số liệu thống kê xuất nhập khẩu từ hai quốc gia cho thấy, tỷ trọng xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa
đến/từ Mỹ của Trung Quốc lần lượt chiếm đến 19% và 8,4% trong tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu của
quốc gia này. Trong khi con số này của Mỹ lần lượt là 8,4% và 21,6%.
Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giữa Trung Quốc và Mỹ năm 2017:

Giá trị xuất/nhập khẩu
(tỷ đô la Mỹ)

% trong xuất/nhập khẩu
của cả nước

Nhập khẩu từ Mỹ

153,9

8,4%


Xuất khẩu đến Mỹ

429,8

19%

Nhập khẩu từ Trung Quốc

505,5

21,6%

Xuất khẩu đến Trung Quốc

129,9

8,4%

Quốc gia
Trung Quốc

Mỹ

Nguồn: Ban Thư ký Hội đồng Lập pháp HongKong (Legislative Council Secretariat)
Diễn biến và xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc từ năm 2017
Mỹ và Trung Quốc vẫn giữ tốt mối quan hệ thương mại kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng
thống Mỹ tháng 01/2017 cho đến những tháng đầu năm 2018. Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng
thống năm 2016, ông Trump đã cam kết giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ, do đó, sau lễ
nhậm chức Tổng thống, một mặt thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc, mặt khác, ông Trump
đã chỉ đạo các cuộc điều tra thương mại đối với một số mặt hàng nhất định, và các mặt hàng nhập

khẩu từ Trung Quốc nhằm xác định hoạt động nhập khẩu có tác động xấu đến nền kinh tế Mỹ hay
không.

1

Ban Thư ký Hội đồng Lập pháp HongKong 2018.
1


Đến năm 2017, Mỹ-Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung việc thiết lập một “Kế hoạch hành động
100 ngày về thương mại” trong khuôn khổ “Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung”. Kết quả của kế
hoạch hành động cho thấy, hai bên đã đạt được sự đồng thuận trong việc giải quyết những vấn đề trong
nhiều lĩnh vực bao gồm thương mại, nông nghiệp, dịch vụ tài chính, đầu tư, và năng lượng. Đến tháng
11/2017, Tổng thống Mỹ đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Nhiều thỏa thuận thương
mại và đầu tư trị giá hơn 250 tỷ đô la Mỹ được công bố và được ký kết giữa doanh nghiệp Mỹ và Trung
Quốc trong lĩnh vực đa ngành nghề từ cơ sở hạ tầng, y tế, đến năng lượng và hàng không. Theo đó,
tháng 5/2018, Mỹ và Trung Quốc tuyên bố đồng thuận trong việc thực hiện các biện pháp hiệu quả để
giảm bền vững thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đối với Trung Quốc, với việcTrung Quốc sẽ gia
tăng đáng kể việc mua hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ.
Tuy nhiên, cùng với việc đưa ra tuyên bố chung đầu năm 2017, Mỹ tiến hành cuộc điều tra về tác động
của việc nhập khẩu nhôm thép đối với an ninh quốc gia, đồng thời xem xét việc tăng nhập khẩu pin mặt
trời công nghiệp tinh thể silicon và máy giặt dân dụng cỡ lớn có là một nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt sản xuất nội địa trong lĩnh vực này hay không. Đến tháng 8/2017 thì chính thức bắt đầu
cuộc điều tra đối với Trung Quốc để xác định liệu những hoạt động, chính sách, và thực tế liên quan
đến chuyển giao, sở hữu trí tuệ, và đổi mới công nghệ của Trung Quốc có không phù hợp hay phân biệt
đối xử, và hạn chế lên thương mại Mỹ hay không.
Điều đó cho thấy xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc đã bắt đầu kể từ những tháng đầu năm 2018,
khi các cơ quan điều tra của Mỹ đưa ra kết luận, các hoạt động nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra là
một nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt sản xuất nội địa Mỹ, đe dọa an ninh quốc gia Mỹ,
đồng thời, những hoạt động, chính sách, và thực tế liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ

của Trung Quốc đang gây ra áp lực và hạn chế hoạt động thương mại của Mỹ.
Vì vậy, từ tháng 01/2018 đến nay, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố áp các mức thuế lên hàng hóa nhập khẩu
từ Trung Quốc khiến cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia ngày càng gay gắt. Trong đó, Mỹ đã 5
lần chính thức áp các mức thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Lần 1 vào tháng
01/2018, mức thuế 30% đối với mặt hàng pin mặt trời, 20% đối với mặt hàng máy giặt; lần 2, tháng
03/2018, mức thuế bổ sung 25% đối với nhập khẩu mặt hàng thép và 10% đối với nhập khẩu mặt hàng
nhôm; lần 3, tháng 6/2018, mức thuế 25% được áp đối với một danh sách các mặt hàng bao gồm 1102
nhóm sản phẩm tập trung vào các ngành hàng không, công nghệ thông tin và liên lạc, rô bốt, máy móc
công nghiệp, nguyên liệu mới và ô tô; lần 4, tháng 7/2018, mức thuế 25% được áp lên 34 tỷ đô la Mỹ
đối với nhập khẩu hàng hóa hàng năm từ Trung Quốc gồm máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao,
và lên 16 tỷ đô la Mỹ từ ngày 23/8/2018; tháng 9/2018 là lần thứ 5, Mỹ áp thuế suất 10% đối với lượng
hàng hoá nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 24/9/2018, đồng thời tuyên bố
sẽ tăng biểu thuế này lên 25% vào đầu năm 20192.
Phản ứng trước các chính sách của Mỹ, Trung Quốc cho rằng hành động leo thang của Mỹ là hoàn
toàn không thể chấp nhận, và vì vậy, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp các mức thuế tương tự đối
với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Đồng thời, quốc gia này cũng đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) các yêu cầu tham vấn với Mỹ liên quan đến việc áp thuế của Mỹ thông qua khuôn khổ giải
quyết tranh chấp trong WTO.
Với vai trò là những đầu tàu trong nền kinh tế thế giới, những động thái của Mỹ và Trung Quốc luôn
được các quốc gia trên thế giới dõi theo, quan tâm và đánh giá tầm ảnh hưởng. Chiếm đến 40% nền
kinh tế toàn cầu và trên 22% xuất khẩu hàng hóa hàng hóa thế giới 3, xung đột thương mại giữa Mỹ và
Trung Quốc đang tạo ra những lo ngại về những khả năng tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.
Tác động của Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với nền kinh tế toàn cầu
/>3
Số liệu năm 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
2

2



Chiến tranh thương mại làm tăng thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thực thông qua hai kênh
chính: trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, tác động trực tiếp làm giá trị thương mại giảm, cản trở chuỗi
cung cấp hàng hóa toàn cầu và làm tăng chi phí hàng hóa nhập khẩu, do đó, tăng nguy cơ lạm phát ở
các quốc gia nhập khẩu. Với tác động gián tiếp, chiến tranh thương mại làm giảm sự sẵn sàng đầu tư và
tiêu dùng, vì vậy tác động tiêu cực đến giá tài sản trên phạm vi toàn cầu (Bergqvist 2018).
Nghiên cứu của IMF chỉ ra4, khi Mỹ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và việc áp thuế
tương ứng trả đũa từ Trung Quốc, thì GDP của Mỹ được dự báo giảm 0,2% trong năm đầu tiên, sau đó
hồi phục nhẹ khoảng hơn 0,1% trong 5 năm tiếp theo. Nếu xung đột thương mại tiếp tục leo thang đối
với hoạt động nhập khẩu xe hơi của Mỹ, GDP của Mỹ được dự báo giảm tới 0,6% trong năm đầu tiên
và 0,3% trong 5 năm tiếp theo so với năm cơ sở.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra, công cụ thuế quan đang tạo ra những chuyển hướng trong thương mại toàn
cầu và tác động trực tiếp đến nền kinh tế các quốc gia còn lại. Đánh giá tác động việc Mỹ áp mức thuế
10% lên 200 tỷ đô la Mỹ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và hành động trả đũa Mỹ của Trung
Quốc, IMF dự báo GDP của các quốc gia Châu Á phát triển (trong đó có Việt Nam) sẽ giảm khoảng
0.2% trong năm thứ nhất. Tuy nhiên, các khu vực kinh tế còn lại sẽ được hưởng lợi từ việc dịch chuyển
hướng thương mại khỏi Trung Quốc và Mỹ.
Ở khía cạnh rộng hơn khi chiến tranh thương mại lan sang các nước, việc gia tăng các làn sóng căng


Mỹ

28.644

33.465

38.450

41.526

34.864


Trung Quốc

14.931

17.109

21.960

35.274

28.150

Nguồn: Báo cáo tình hình thương mại của Bộ Công thương
Từ năm 2013 đến năm 2017, giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 20% tổng giá trị hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam, với mức tăng trưởng đang có xu hướng chững lại trong những năm gần
đây; trong khi, giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 16% và có xu hướng tăng
mạnh. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam là 20,15% năm 2014 và giảm
dần xuống còn 8% năm 2017; trong khi đó, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc tăng mạnh từ 12,83% năm 2014, lên 60,63% năm 2017.

Nguồn: Báo cáo tình hình thương mại của Bộ Công thương và tính toán của tác giả
Về mặt hàng xuất khẩu, Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường lớn trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam6, bao gồm (i) điện thoại các loại và linh kiện, (ii) hàng dệt may, (iii) máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện, (iv) giày dép, (v) máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, (vi) hàng thủy sản,
(vii) gỗ và sản phẩm gỗ, (viii) phương tiện vận tải và phụ tùng, (ix) máy ảnh, máy quay phim và linh
kiện, (x) xơ và sợi dệt các loại. Theo đó, Mỹ là một trong các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam đối với mặt hàng dệt may, giày dép, gỗ và các sản phẩm về gỗ, với giá trị xuất khẩu năm 2017 lần
lượt là 12.275 triệu USD, 5.113 triệu USD, và 3.267 triệu USD, tương đương 47%, 34,8%, và 42,4%
tổng giá trị xuất khẩu đối với các mặt hàng tương ứng của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường xuất

khẩu lớn nhất của Việt Nam đối với các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy ảnh,
và xơ, sợi dệt các loại với giá trị xuất khẩu lần lượt là 6.861 triệu USD, 2.088 triệu USD, và 2.042 triệu
USD tương đương 26,4%, 54,9%, và 56,8% tổng giá trị xuất khẩu đối với các mặt hàng tương ứng của
Việt Nam.

6

Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2017, Tổng cục Hải Quan
4


Nguồn: Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2017, Tổng cục Hải Quan
Hiện nay, Việt Nam đã và đang đàm phán ký kết 16 hiệp định FTA 7, bao gồm 12 hiệp định FTA đã có
hiệu lực8 và 4 hiệp định đang trong giai đoạn đàm phán 9. Trong đó, Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc
trong Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, và đang ký kết với Trung Quốc trong
Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiện Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự
do nào với Mỹ. Các hiệp định tự do thương mại được ký kết đã tạo nhiều ưu đãi về thuế quan và phi
thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam, góp phần gia tăng kim ngạch thương mại của Việt Nam và mở
cửa dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Với xu hướng này, kinh tế Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu rộng, thị trường tiêu thụ các sản phẩm Việt Nam ngày càng mở rộng, thúc đẩy tăng trưởng
thương mại xuất – nhập khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tác động của xung đột thương mại Mỹ - Trung tới nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi cung hàng hóa của hai nền kinh tế lớn Mỹ và Trung Quốc, nên sẽ
khó tránh khỏi ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại này, đặc biệt tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
đang phụ thuộc nhiều giá trị xuất khẩu. Do đó, nền kinh tế Việt Nam đặc biệt nhạy cảm đối với sự đứt
gãy trong chuỗi cung hàng hóa toàn cầu. Nghiên cứu của FT Confidential Research (2018) cho rằng,
Việt Nam là một trong năm quốc gia 10 có nền kinh tế lớn trong khu vực Châu Á chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất từ cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc do đặc điểm tăng
trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu (giá trị xuất khẩu, đạt khoảng 210 tỷ USD 11,
xấp xỉ tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2017, đạt khoảng 220 tỷ USD, tương đương 5.007,9 nghìn tỷ

/>Bao gồm: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại
Tự do ASEAN-Hồng Kông, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung
Quốc, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ấn Độ, Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, Hiệp định Đối
tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc /New Zealand, Hiệp định Thương mại
Tự do Việt Nam – Chilê, Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Việt Nam – Á Âu.
9
Bao gồm: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EFTA, Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Israel, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU.
10
Bao gồm Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Indonesia
11
Theo báo cáo của Bộ Công thương
7
8

5


đồng12). Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung được dự báo làm giảm tăng trưởng kinh tế của Mỹ từ 0.8%
đến 1% và kinh tế các quốc gia Châu Á đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là 0,7% đến 1,1% (theo
nghiên cứu của IMF và WB).
Khi tăng trưởng kinh tế của các quốc gia bị giảm tốc, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, hoạt động đầu tư,
kinh doanh sản xuất cũng giảm theo, đặc biệt Mỹ và Trung Quốc lại là hai quốc gia thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam, do đó, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hai quốc gia này có
nguy cơ giảm khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài. Hơn nữa, Việt Nam là một phần trong
chuỗi cung cấp hàng hóa của Trung Quốc, và vì vậy, khi Trung Quốc bị hạn chế sản phẩm đầu ra tại thị
trường Mỹ, hoạt động xuất khẩu hàng hóa bán thành phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh
hưởng tiêu cực, đặc biệt đối với mặt hàng linh kiện điện tử, là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam sang Trung Quốc.
Ở một khía cạnh khác, doanh nghiệp xuất khẩu tại Trung Quốc có thể di chuyển cơ sở sản xuất sang

Việt Nam để sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ, tránh chính sách thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa
nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt
Nam sang Mỹ, cũng như tiềm năng trong quan hệ đàm phán thương mại song phương giữa Việt Nam
và Mỹ.
Xét ở khía cạnh dài hạn hơn, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể tạo hiệu ứng mạnh hơn đối với
chủ nghĩa bảo hộ thương mại toàn cầu đang nổi dậy ở các quốc gia. Theo thống kê của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), kể từ tháng 10/2008, có 2.800 biện pháp hạn chế thương mại đã được các nước
thành viên WTO áp dụng và 75% trong số này vẫn đang có hiệu lực. Người ủng hộ quan điểm này
mạnh mẽ nhất là Tổng thống Mỹ Donald Trump 13. Các rào cản thương mại của các quốc gia đối tác
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ đặt ra những điều kiện khắt khe hơn đối với hàng hóa xuất khẩu
từ Việt Nam để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, do đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ có nguy cơ
giảm tốc bởi xu hướng chủ nghĩa bảo hộ thương mại toàn cầu. Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hiệp
quốc tại châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP) cũng đánh giá, chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng
làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển bị chậm lại khoảng 1,2% (GS.TSKH
Nguyễn Mại 201814), mà trong đó kinh tế Việt Nam là một mắt xích khó tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực
này.
Mặt khác, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cũng có khả năng gây áp lực lên thị trường tài chính của
Việt Nam trong điều kiện đồng Việt Nam đang neo tỷ giá vào đồng đô la Mỹ. Việc áp thuế lên hàng hóa
xuất khẩu từ Mỹ của Trung Quốc nói riêng, các quốc gia đối đầu nói chung, sẽ tạo áp lực tăng chi phí
sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ, gây áp lực lạm phát, và vì vậy gây áp lực tăng lãi suất
để kiểm soát lạm phát của Mỹ. Giá trị đồng đô la Mỹ từ đó có xu hướng tăng trên thị trường ngoại hối,
tạo áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam.
Hơn nữa, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể tác động đến xu hướng thực hiện chính sách tiền tệ
của các quốc gia. Theo đó, các quốc gia có thể chạy đua với một chính sách đồng nội tệ yếu để tạo lợi
thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, từ đó, gây sức ép cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Điều
này làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa của Việt Nam, và vì vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ
bị giảm tốc.
Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc
Việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ làm mất lợi thế cạnh tranh của hàng hóa sản
xuất tại Trung Quốc (như các sản phẩm nông nghiệp, kim loại, và các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2017 của Tổng cục thống kê
/>14
/>12
13

6


như phụ kiện quần áo, ti vi, máy ảnh); hơn nữa, Trung Quốc với tốc độ tăng lương cao nhất Châu Á 15,
giờ đây quốc gia này không còn là quốc gia có nguồn lao động giá rẻ, do đó, thị trường Trung Quốc có
thể trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Đây là cơ hội để hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ sâu rộng hơn, tăng sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu tại thị
trường này; đồng thời, thu hút tốt hơn hoạt động đầu tư từ các doanh nghiệp Mỹ trong bối cảnh cạnh
tranh luồng vốn đầu tư với Trung Quốc. Theo báo cáo của Hiệp hội thương mại Mỹ, thị trường Việt
Nam đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư tại Mỹ, có đến 36% các công ty Mỹ được hỏi
khảo sát muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (cao hơn các quốc gia trong khu vực là
Thái Lan và Maylaysia, con số này lần lượt là 21% và 19%).
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy cơ hội và quá trình đàm phán
thương mại song phương với Mỹ, Trung Quốc, và các quốc gia tiềm năng xuất khẩu khác, tạo cơ hội
mở rộng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường này. Các chuyên gia tại Ngân hàng
Deutsche Bank Hong Kong dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể tăng khoảng 1,7% do sự
sụt giảm nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc. Hơn nữa, việc Trung Quốc áp thuế lên các mặt hàng của
Mỹ tạo cơ hội cho tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến Mỹ16.
Xu hướng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại cũng là một cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy việc xây dựng
những giải pháp cụ thể cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để đáp ứng các điều kiện và tiêu
chuẩn ngày càng cao đối với hàng hóa nhập khẩu vào những nước này, như các tiêu chuẩn về an toàn
thực phẩm, về bảo vệ môi trường. Việc áp dụng hiệu quả dây chuyền công nghệ cao trong hoạt động
sản xuất, hỗ trợ sản xuất mặt hàng xuất khẩu sẽ là một trong các giải pháp đảm bảo nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu mà Việt Nam cần tận dụng hiệu quả trong quá
trình xây dựng giải pháp phát triển bền vững cho thị trường xuất khẩu. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để

Việt Nam thúc đẩy quá trình phát triển tăng giá trị của nền kinh tế nội tại. Điều này không những tạo
nền tảng cho nền kinh tế Việt Nam chống đỡ được những biến động từ các cuộc chiến tranh thương
mại, mà còn tạo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.
Thị trường tài chính Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển với nhiều biện pháp tái cơ cấu được
Chính phủ triển khai thời gian qua. Trước bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể tác động
đến thị trường tài chính trong dài hạn, đây là cơ hội để Việt Nam có thêm động lực thúc đẩy nhanh các
biện pháp tái cơ cấu, hoàn thiện thị trường tài chính trong thời gian tới, sẵn sàng đối phó với những tác
động tiêu cực được dự báo từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang
nổi dậy.
Kết luận
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã và đang diễn ra theo chiều hướng căng thẳng thương mại giữa
hai quốc gia tiếp tục leo thang với nguy cơ làm chậm lại tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong
giai đoạn hội nhập kinh tế và xu hướng tự do hóa thương mại thương mại toàn cầu, tăng trưởng kinh tế
Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu, và vì vậy, ảnh hưởng tiêu cực từ xung đột
thương mại Mỹ-Trung là điều khó tránh khỏi. Trong điều kiện được dự báo là khó khăn đó, Việt Nam
cần tận dụng những cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mang lại để tiếp tục thúc đẩy nhanh
quá trình phát triển nền kinh tế thực nội tại và hoàn thiện thị trường tài chính.

15
16

/>Nhóm Phát triển Kinh doanh Việt Nam (BDG Vietnam)
7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A World Bank Group 2018, Global Economic Prospects-The turning of the tide?, World Bank Group
Flagship Report, World Bank Group.
Bergqvist R 2018, Trump’s trade war: regrettable but manageable in terms of growth, Macro & FICC
Research.

BDG Vietnam 2018, US-China trade war’s impact on Vietnam, Business Development Vietnam
/>Bộ Công thương 2014, 2015, 2016, 2017, 9 tháng đầu năm 2018, Báo cáo tình hình sản xuất công
nghiệp và hoạt động thương mại, Bộ Công thương.
Group of Twenty 2018, G-20 surveillance note, G-20 Finance Ministers and Central Bank Governors’
Meeting July 21-22,2018, Argentina, Group of Twenty, IMF.
FT Confidential Research 2018, Vietnam is most vulnerable in Southeast Asia to trade war, FT
Confidential Research, Financial Times.
Nguyễn Diệu Tú Uyên, Haslinda, & John Boudreau 2018, Vietnam’s Premier seeks ‘New ways’ to
survive U.S.-China trade war, New Economy Forum, Blooberg
< />Nguyen Hien & Ngoc Loan 2018, How is Vietnam affected by the US-China trade war?, Customsnews
< />Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2017, Tổng cục Hải Quan.
Tạp chí Tài chính 2018, Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ tác động gì tới kinh tế Việt Nam?, Tạp
chí Tài chính
< />Tiffany NG & Kent CHUNG 2018, ‘Trade conflict between China and the United States and its impact
on Hong Kong’s economy’, Research Office, Legislative Councial Secretariat.

8



×