Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.27 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ THU HƯƠNG

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỘI AN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 834.02.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG HỮU MẪN

Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi
.

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 8 năm 2019.


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang
diễn ra hiện nay buộc Nhà nước ta phải thay đổi nhiều để bắt kịp sự
phát triển của các quốc gia khác. Trong đó, chính sách mở cửa đầu tư
của Nhà nước đã làm cho nền kinh tế nước nhà chịu sự cạnh tranh
khốc liệt từ bên trong lẫn bên ngoài. Ngành ngân hàng cũng không
nằm ngoài quy luật, phải chịu sự cạnh tranh cực lớn. Tính đến thời
điểm hiện tại, sự tham gia vào thị trường ngân hàng không chỉ có 05
ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước mà còn có sự hiện diện của gần
30 ngân hàng TMCP trong nước, 05 ngân hàng có 100% vốn nước
ngoài, 16 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 04 ngân hàng liên doanh
và khoảng gần 50 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài.
Sự đổi mới hướng đầu tư nhằm phù hợp với tình hình kinh tế
của từng thời kỳ là bước đi quan trọng và cần thiết đối với mỗi
NHTM hiện nay. Thời gian qua, hoạt động cho vay vẫn là nguồn thu
chính của các ngân hàng nhưng tính hấp dẫn và hiệu quả của nó
không còn như trước do nợ xấu gia tăng, hiệu suất đầu tư rủi ro cao
và tình trạng mất thanh khoản liên tục xuất hiện làm cho các ngân
hàng luôn áp lực về vốn.
Thời gian qua tỉnh Quảng Nam rất được Nhà nước chú trọng
trong việc tạo điều kiện phát triển và thu hút đầu tư. Trong đó, cá
nhân vay kinh doanh là đối tượng rất cần nguồn vốn từ các NHTM
để giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, tỷ trọng cho

vay CNKD các năm qua khá lớn và có xu hướng tăng lên.
Mặc dù, BIDV nói chung và BIDV - CN Hội An nói riêng có
những chú trọng đặc biệt với khác hàng là CNKD. Tuy nhiên, việc
phát triển dịch vụ này tại BIDV - CN Hội An không có hoạch định
chiến lược rõ ràng, chưa biết tận dụng những cơ hội và lợi thế cạnh


2
tranh của một ngân hàng lớn có vốn Nhà nước. Trình độ nhân lực
còn hạn chế nên kết quả đạt được chưa được như kỳ vọng. Trong đó,
cần đặc biệt chú ý là công tác quản lý trong hoạt động cho vay đối
với đối tượng cá nhân kinh doanh chưa mang lại hiệu quả cao, thiếu
chặt chẽ. Thị trường tín dụng cho đối tượng này tại thành phố Hội
An còn nhiều tiềm năng và lợi thế mà các ngân hàng chưa khác thác
hết. Do đó, hoạt động cho vay CNKD tại BIDV- CN Hội An là một
hoạt động có vai trò quan trọng, đòi hỏi phải tiến hành phân tích
nhiều khía cạnh khác nhau để tiếp tục hoàn thiện hoạt động này, đạt
được các mục tiêu đề ra về quy mô, hiệu quả và chất lượng.
Xuất phát từ mục tiêu chung của hệ thống BIDV, BIDV- CN
Hội An trong những năm gần đây thường xuyên đẩy mạnh công tác
phát triển hoạt động cho vay với các CNKD trên địa bàn thành phố.
Từ thực tiễn hoạt động cho vay CNKD tại chi nhánh Hội An, em đề
xuất chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Hội An” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay CNKD
tại các ngân hàng thương mại.
Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân tại BIDV - CN Hội An để trên cơ sở đó đưa

ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh tại tại BIDV - CN Hội An theo mục tiêu, kế hoạch, chiến
lược kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian từ nay đến năm 2025.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hoạt động cho vay CNKD của ngân hàng thương mại bao
hàm các nội dung gì? Phải đánh giá kết quả hoạt động cho vay
CNKD thông qua các tiêu chí nào?


3
- Tình hình hoạt động cho vay CNKD tại BIDV - CN Hội An
trong thời gian qua như thế nào? Những ưu điểm và nhược điểm? Chi
nhánh Hội An cần làm gì để hoàn thiện hoạt động cho vay CNKD của
mình?
- Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay CNKD
của BIDV - CN Hội An cũng như định hướng hoạt động cho vay
CNKD trong thời gian đến của hệ thống BIDV, cần đề xuất khuyến
nghị nào đối với BIDV - CN Hội An, BIDV - Hội sở, NNHN… để
hoàn thiện cơ chế cho vay CNKD?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn về hoạt động
cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV – CN Hội An.
Đối tượng khảo sát: Tác giả tập trung vào nghiên cứu tại
phòng khách hàng cá nhân của BIDV - CN Hội An và dựa vào các
báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm, căn cứ vào hồ sơ tín dụng cho
vay, báo cáo tín dụng của ngân hàng, báo cáo tổng kết hàng kỳ, tài
liệu của các PKHCN, PQLNB, P QLRR, và các phòng giao dịch của
BIDV - CN Hội An từ năm 2016 – 2018.
b. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay
vốn đối với cá nhân kinh doanh tại BIDV - CN Hội An.
- Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở khảo sát
thực trạng với dữ liệu giai đoạn từ năm 2016 - 2018 và có những
khuyến nghị cho 5 năm tới.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay của
ngân hàng nhưng tập trung nghiên cứu về đối tượng là các cá nhân
vay vì mục đích kinh doanh, không bao gồm cho vay tiêu dùng tại
BIDV - CN Hội An.


4
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê mô tả
+ Phương pháp quan sát, tham vấn ý kiến
+ Phương pháp phân tích, đánh giá
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận, phân
tích và khuyến nghị hoàn thiện hệ thống những văn bản pháp lý điều
chỉnh hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của các cơ quan có
thẩm quyền, đồng thời đóng góp nhằm chuẩn mực hóa các quy định
nội bộ tại các NHTM nói chung và của BIDV nói riêng.
b. Ý nghĩa thực tiễn: Tổng hợp, phân tích, đánh giá những
mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh tại BIDV – CN Hội An trên cơ sở đó đề xuất những
khuyến nghị có khả năng vận dụng vào hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh của Chi nhánh. Đồng thời, có thể được sử dụng như
nguồn tham khảo để các đơn vị có những điều kiện, bối cảnh tương
đồng vận dụng, hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh.
7. Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh tại các ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh tại BIDV - CN Hội An.
- Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay cá
nhân kinh doanh tại BIDV – CN Hội An.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. CHO VAY ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM
Cho vay CNKD: “Là việc các tổ chức tín dụng cho vay vốn
đối với khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của cá nhân,
của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân vay vốn đó
là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân”.
1.1.2. Đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh
Cho vay cá nhân kinh doanh có những đặc điểm cơ bản sau:
- Về đối tượng: ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn
của khách hàng cá nhân cũng khác nhau.
- Thời gian vay vốn: Thời gian vay vốn của cá nhân kinh
doanh đa dạng.
- Quy mô vốn và số lượng các khoản vay: thông thường quy
mô khoản cho vay CNKD thường nhỏ hơn cho vay KHDN.
- Chi phí cho vay: chi phí mà NHTM bỏ ra đối với các khoản

vay cá nhân kinh doanh thường lớn cả về chi phí thủ tục và quản lý.
- Mức lãi suất cho vay: thường ít linh hoạt.
- Khả năng rủi ro tín dụng: Các khoản cho vay cá nhân kinh
doanh bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao.
1.1.3. Vai trò của cho vay cá nhân kinh doanh
a. Đối với ngân hàng thương mại
+ Thứ nhất, góp phần mở rộng các hoạt động dịch vụ của ngân
hàng.
+ Thứ hai, mở rộng thị phần, thị trường cho ngân hàng.
b. Đối với cá nhân kinh doanh


6
Để đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng, các CNKD phải
xây dựng được phương án kinh doanh tốt.
Với nguồn vốn có được từ việc vay của NHTM, CNKD có thể
nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, giúp
nâng cao chất lượng cuộc sống.
c. Đối với nền kinh tế
Tạo nhiều nhu cầu việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động, góp phần đưa nền kinh tế phát triển bền vững, xã hội ngày
càng ổn định.
Đưa nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững.
1.1.4. Phân loại cho vay cá nhân kinh doanh
Cho vay cá nhân kinh doanh gồm những loại sau:
a. Phân theo phương thức cho vay: Cho vay từng lần; Cho
vay hợp vốn; Cho vay lưu vụ; Cho vay theo hạn mức; Cho vay theo
hạn mức cho vay dự phòng; Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài
khoản thanh toán; Cho vay quay vòng; Cho vay tuần hoàn (rollover)
Ngoài ra NHTM còn có một số cách thức cho vay khác: cho

vay bao thanh toán, cho vay thuê hoặc mua....
b. Phân loại hình thức bảo đảm tiền vay
+ Cho vay có tài sản đảm bảo
+ Cho vay tín chấp
c. Phân loại theo thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa
01 (một) năm.
Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên
01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05
(năm) năm.
d. Phân loại lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh


7
- Cho vay trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.
- Cho vay lĩnh vực thương mai và dịch vụ.
- Cho vay lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng.
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA
NHTM
1.2.1. Mục tiêu của hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh của NHTM
Trong lĩnh vực cho vay CNKD của NHTM thường hướng đến
các mục tiêu: tăng trưởng quy mô cho vay, nâng cao chất lượng dịch
vụ cho vay, đẩy mạnh bán chéo các sản phẩm, kiểm soát được rủi ro
tín dụng và nâng cao kết quả tài chính đạt được:
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh của NHTM
NHTM thường lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức bộ

máy quản lý hoạt động cho vay: mô hình tập trung và mô hình
chuyên môn hóa.
1.2.3. Các hoạt động triển khai cho vay cá nhân kinh
doanh của Ngân hàng Thương mại
a. Hoạt động nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu cá
nhân kinh doanh
b. Phát triển cung ứng sản phẩm mới, đa dạng hóa sản
phẩm
c. Hoạt động tổ chức mạng lưới kinh doanh
d. Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay
e. Kiểm soát rủi ro, đặt biệt là rủi ro tín dụng
1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay cá
nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại
a. Quy mô cho vay cá nhân kinh doanh


8
b. Thị phần cho vay đối với cá nhân kinh doanh
c. Cơ cấu cho vay CNKD
d. Chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh
e. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh
f. Kết quả bán chéo các sản phẩm
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CNKD TẠI NHTM
1.3.1. Nhân tố bên ngoài ngân hàng
1.3.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH

DOANH TẠI BIDV – CHI NHÁNH HỘI AN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ BIDV – CN HỘI AN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của BIDV-CN Hội An
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của IDV – CN Hội
An
Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động giai đoạn 2016-2018 tại BIDV – CN
Hội An
Đơn vị tính: Tỷ đồng
T
T

Chỉ tiêu

Thực
hiện
2016

Thực
hiện
2017

Thực
hiện
2018

I.CHỈ TIÊU QUY MÔ
1 Huy động vốn cuối kỳ 1.275,7 1.690,7 2.125,0
Huy động vốn BL cuối

2
952,4 1.307,5 1.665,7
kỳ

2017/2016
Tăng/
Tỷ lệ
giảm
(%)

2018/2017
Tăng/
Tỷ lệ
giảm
(%)

415,0 32,53%

434,3

25,69%

355,1

358,2

27,40%

37,28%



9
Thực
Thực
hiện
hiện
2016
2017
3 Dư nợ tín dụng CK
1.599,6 2.383,3
4 Dư nợ BL cuối kỳ
481,8
798,4
5 Dư nợ BL cuối kỳ
465,3
773,3
II.CHỈ TIÊU CƠ CẤU, CHẤT LƯỢNG
6 Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN 60,15% 53,29%
7 Tỷ lệ nợ nhóm 2/TDN 0,10% 0,02%
8 Tỷ lệ nợ xấu/TDN
0,61% 0,24%
9 Dư lãi treo
0,8
0,3
10 Dư lãi dự thu
9,8
11,2
III.CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ
11 Thu Dịch vụ ròng
11,2

13,2
12 Thu KDNTPS
0,37
0,5
Thu nợ hạch toán ngoại
13
2,5
4,4
bảng
14 Chênh lệch thu chi
35,4
46,6
Trích Dự phòng rủi ro
15
9,9
7,1
và trả nợ Hội sở chính
16 Lợi nhuận trước thuế
22,5
39,5
IV.CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG ÁN LẺ
17 Thu nhập ròng bán lẻ
23,7
39,2
Thu nhập ròng hoạt
18
4,5
5,3
động thẻ
T

T

Chỉ tiêu

2017/2016
Thực
hiện
Tăng/
Tỷ lệ
2018
giảm
(%)
3.190,1 783,7 48,99%
1.354,0 316,6 65,71%
1.266,1 308,0 66,19%

2018/2017
Tăng/
Tỷ lệ
giảm
(%)
806,8 33,85%
555,6 69,59%
492,8 63,73%

52,14% -6,86% -11,40% -1,15% -2,16%
0,05% -0,08% -80,00% 0,03% 150,00%
0,47% -0,37% -60,66% 0,23% 95,83%
0,3
-0,5 -62,50%

0,0
0,00%
26,1
1,4
14,29% 14,9 133,04%
15,4
1,1

2,0
0,1

17,86%
35,14%

2,2
0,6

16,67%
120,00%

0,1

1,9

76,00%

-4,3

-97,73%


91,9

11,2

31,64%

45,3

97,21%

12,2

-2,8

-28,28%

5,1

71,83%

79,6

17,0

75,56%

40,1

101,52%


62,8

15,5

65,40%

23,6

60,20%

10,1

0,8

18,00%

4,8

90,40%

“Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

a. Đánh giá cụ thể các mặt hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay giai đoạn 2016-2018 tại BIDV-CN Hội An
Đơn vị tính: Tỷ đồng
S
TT
1

2


Chỉ tiêu
Tổng dư nợ tín
dụng cuối kỳ
Cơ cấu tín dụng
Theo kỳ hạn
- Dư nợ cho vay
ngắn hạn

Thực
hiện
2016

Thực
hiện
2017

1.599,6 2.383,3

637,4

1.113,3

Thực
hiện
2018

2017/2016
Tăng/ Tỷ lệ
giảm

(%)

2018/2017
Tăng/ Tỷ lệ
giảm
(%)

3.190,1

783,7

806,8 33,85%

1.526,8

475,9 74,66% 413,5 37,14%

49%


10
S
TT

Chỉ tiêu

Thực
hiện
2016


Thực
hiện
2017

- Dư nợ cho vay
962,2 1.270,0
trung và dài hạn
Theo đối tượng
khách hàng
- Dư nợ của KH
1.054,7 1.585,0
DN
- Dư nợ của KH
544,9
798,3
bán lẻ
Dư nợ bán lẻ sau
3 khi trừ cầm cố
465,0
773,3
vả thẻ tín dụng
Dư nợ tín dụng
4
1.318,4 1.943,9
BQ
Thị phẩn tín
5 dụng trên địa
3,7%
46,5%
bàn


Thực
hiện
2018

2017/2016
Tăng/ Tỷ lệ
giảm
(%)

2018/2017
Tăng/ Tỷ lệ
giảm
(%)

1.663,3

307,8 31,99% 393,3 30,97%

1.836,1

530,3 50,28% 251,1 15,84%

1.354,0

253,4 46,50% 555,7 69,61%

1.266,0

308,3 66,30% 492,7 63,71%


2.803,9

625,5 47,44% 860,0 44,24%

53,6%

42,8% 1.167%

7,1%

15,3%

“Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ tăng đều qua các năm.
Bảng 2.3. Nguồn vốn huy động giai đoạn 2016 -2018 tại BIDV –
CN Hội An
Đơn vị: Tỷ đồng
S
TT

Chỉ tiêu

Huy dộng vốn
cuối kỳ
Cơ cấu huy động
vốn
Theo thời gian
- Dưới 1 năm

- Từ 1 năm trở
2 lên
Theo đối tượng
khách hàng
- HĐV từ KH
ĐCTC
- HĐV từ KH
1

Thực
hiện
2016

Thực
hiện
2017

1.275,7 1.690,7

858,0

Thực
hiện
2018

2017/2016
Tăng/
Tỷ lệ
giảm
(%)


2018/2017
Tăng/
Tỷ lệ
giảm
(%)

2.125

415,0

32,53%

434,3

25,69%

502,9

58,61%

389,8

28,64%

1.360,9 1.750,7

418,0

329,8


374,3

-88,2

-21,10%

44,5

13,49%

222,0

288,1

233,5

66,1

29,77%

-54,6

-18,95%

101,3

95,1

218,9


-6,2

-6,12%

123,8 130,18%


11
S
TT

Chỉ tiêu

DN
- HĐV từ KH cá
nhân
Huy động vốn
3
bình quân
Thị phần HĐV
4
trên địa bàn

Thực
hiện
2016

Thực
hiện

2017

Thực
hiện
2018

2017/2016
Tăng/
Tỷ lệ
giảm
(%)

2018/2017
Tăng/
Tỷ lệ
giảm
(%)

952,4

1.307,5 1.672,6

355,1

37,28%

365,1

27,92%


999,5

1.499,7 2.026,0

500,2

50,05%

526,3

35,09%

3,76%

3,87%

0,1%

2,9%

0,4%

11,4%

4,31%

“Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Qua bảng số liệu ta thấy kết quả huy động vốn từ năm 20162018 của BIDV – CN Hội An luôn có mức tăng trưởng ổn định.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – CN Hội An

STT

Chỉ tiêu

2017/2016
Thực hiện Thực hiện Thực hiện
2016
2017
2018
Tăng/giảm tỷ lệ (%)

2018/2017
Tăng/giảm tỷ lệ (%)

1 Thu Dịch vụ ròng

11,2

13,2

15,4

2,0

17,86%

2,2

16,67%


2 Thu KDNTPS
Thu nợ hạch toán ngoại
3
bảng
4 Chênh lệch thu chi
Trích Dự phòng rủi ro
5
và trả nợ Hội sở chính
6 Lợi nhuận trước thuế

0,37

0,5

1,1

0,1

35,14%

0,6

120,00%

2,5

4,4

0,1


1,9

76,00%

-4,3

-97,73%

35,4

46,6

91,9

11,2

31,64%

45,3

97,21%

9,9

7,1

12,2

-2,8


-28,28%

5,1

71,83%

22,5

39,5

79,6

17,0

75,56%

40,1

101,52%

“Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Qua bảng 2.4 về kết quả hoạt động kinh doanh nhìn chung
trong 3 năm đều tăng trưởng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
KINH DOANH TẠI BIDV – CN HỘI AN
2.2.1. Đặc điểm môi trường cho vay cá nhân kinh doanh
của BIDV - CN Hội An
Hoạt động cho vay CNKD của BIDV- CN Hội An trong bối
cảnh môi trường kinh doanh thuận lợi và tiềm năng cho vay CNKD

rất lớn. Về mặt kinh tế, xã hội phát triển cũng như chính trị ổn định
trên địa bàn tạo động lực thúc đẩy CNKD mạnh dạn đầu tư phát
triển, nhu cầu vay vốn mở rộng cơ sở kinh doanh của CNKD cũng


12
tăng lên. Nhất là các CNKD hoạt động trong nhóm ngành thương
mại- dịch vụ- du lịch, nổi trội trong năm 2016 là sự phát triển rầm rộ
của các CNKD dịch vụ lưu trú trên địa bàn.
2.2.2. Mục tiêu hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh
trong thời gian qua của chi nhánh
Hằng năm, nỗ lực tăng trưởng dư nợ CNKD từ 15-18%; số
lượng khách hàng CNKD trên 15%, nợ xấu < 1% trên tổng dư nợ
CNKD.
- Tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn lên 30% trên tổng dư
nợ.
- Thu dịch vụ: Tăng tối thiểu 30% so với năm trước liền kề.
- Tài chính: Tăng tối thiểu 10% so với năm trước liền kề.
Nhìn chung, những mục tiêu cho vay cá nhân kinh doanh CNBIDV Hội An đã đề ra là phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh,
chiến lược kinh doanh của chi nhánh và phù hợp với xu thế chung
của thị trường.
2.2.3. Tổ chức quản lý hoạt cho vay cá nhân kinh doanh
trong thời gian qua của BIDV – CN Hội An
a. Các quy định về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá
nhân
Quy trình cấp tín dụng tại BIDV CN - Hội An:
Bước 1: Tiếp thị khách hàng và đề xuất tín dụng. Trong giai
đoạn này gồm các công việc:
Bước 2: Phê duyệt cấp tín dụng và giải ngân
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ sau khi phê duyệt tín dụng

Bước 4: Giải ngân và lưu trữ hồ sơ
Bước 5: Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng, khoản vay,
kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay
Bước 6: Điều chỉnh tín dụng


13
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng
2.2.4. Những hoạt động mà BIDV- CN Hội An đã thực
hiện để cho vay cá nhân kinh doanh
a. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu,
giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, xác định nhu cầu cá nhân
kinh doanh
b. Tăng cường chủ động, tìm kiếm khách hàng, lựa chọn
khách hàng vay cá nhân kinh doanh
c. Các biện pháp về quy trình, xử lý hồ sơ, phân đoạn khách
hàng và quản lý chất lượng tín dụng của Chi nhánh
d. Các giải pháp về sản phẩm dịch vụ
e. Các giải pháp về tổ chức và nhân sự
f. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
2.2.5. Kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại
BIDV – CN Hội An
a. Về quy mô cho vay cá nhân kinh doanh của chi nhánh
- Dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh qua các năm như sau.
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV – CN Hội
An năm 2016 - 2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018

Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
(%)
Tổng dư nợ cho vay
1.599,6
100
2.383,3
100
3.190,1
100
Dư nợ cho vay CN KD 554,9
34,69
798,3
33,5
1.354
42,4
Nợ xấu
9,7
0,60
5,65
0,24
15,06
0,47
Nợ xấu CNKD

2,5
0,45
1,2
0,15
0,90
0,07
Tỷ lệ nợ xấu
0,60
0,24
0,47
Tỷ lệ nợ xấu CNKD
0,45
0,15
0,07
Chỉ tiêu

“Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Nhìn vào tổng thể về số liệu 3 năm liên tiếp ta thấy tốc độ tăng
trưởng về dư nợ nhưng nợ xấu luôn đảm bảo tỷ lệ thấp.


14
- Số lượng cá nhân kinh doanh giai đoạn 2016 -2018 tại BIDV
Chi nhánh Hội An.
Bảng 2.6. Số lượng cá nhân kinh doanh giai đoạn 2016-2018 tại
BIDV – CN Hội An
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch tăng/ giảm
Chỉ tiêu


Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

Tổng số KH

708

827

985

Số KH cá nhân KD

448

527

675

2017/2016

2018/2017


Tăng/

Tỷ lệ

Tăng/

Tỷ lệ

giảm

(%)

giảm

(%)

119

17

158

16

79

18

148


22

“Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Qua bảng số liệu ta thấy tổng số lượng khách hàng cũng như số
lượng cá nhân kinh doanh của chi nhánh tăng đều qua các năm cho
thấy những nỗ lực chi nhánh trong việc tìm kiếm khách hàng mới.
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay bình quân trên 01 cá nhân kinh doanh tại
BIDV – CN Hội An trong giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch tăng/ giảm
Chỉ tiêu

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

Dư nợ CNKD

554,9

798,3

Số KHCNKD


852

1.003

0,651 0,796

Dư nợ bình quân/KH

2017/2016

2018/2017

Tăng/
giảm

Tỷ lệ
(%)

Tăng/
giảm

Tỷ lệ
(%)

1.354

243,4

143,9


555,7

169,6

1.525

151

117,7

522

152,0

0,888

0,145

122,2

0,092

111,6

“Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Qua bảng 2.7 ta thấy dư nợ bình quân trên CNKD tăng đều
qua các năm.
b. Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh
- Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay CNKH theo thời gian:

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay CNKD theo thời gian cho vay


15
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay CN KD

Năm 2016
Tỷ
Số
trọng
tiền
(%)
554,9
100

Năm 2017
Tỷ
Số
trọng
tiền
(%)
798,3
100

Năm 2018
Tỷ
Số
trọng

tiền
(%)
1.354
100

1. Dư nợ ngắn hạn

432,4

77,9

565

70,8

987

72,9

2. Dư nợ trung và dài hạn

122,5

22,1

233,3

29,2

467


34,5

“Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Qua bảng số liệu bảng 2.8 cho thấy dư nợ ngắn hạn CNKD
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay CNKD và có xu hướng
tăng dần qua 3 năm.
- Cơ cấu cho vay theo phương thức cho vay:
Bảng 2.9. Cơ cấu dư nợ cá nhân kinh doanh theo phương thức
cho vay
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay CNKD
1.Cho vay từng lần
2.Cho vay hạn mức

Năm 2016
Số
Tỷ trọng
tiền
(%)
554,9
100
361
65,1
193,9
34,9

Năm 2017

Số
Tỷ trọng
tiền
(%)
798,3
100
495
62,0
303,3
38,0

Năm 2018
Số
Tỷ trọng
tiền
(%)
1.354
100
820
60,6
534
39,4

“Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay từng lần
chiếm tỷ trọng lớn hơn.
- Cơ cấu cho vay theo hình thức đảm bảo tiền vay:



16
Bảng 2.10. Cơ cấu cho vay theo hình thức đảm bảo tiền vay
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay CNKD
1.Dư nợ có bảo đảm bằng tài sản
2.Dư nợ không có bảo đảm bằng
tài sản

Năm 2016
Tỷ
Số
trọng
tiền
(%)
554,9
100
554,9
100
-

-

Năm 2017
Tỷ
Số
trọng
tiền
(%)
798,3

100
798,3
100
-

-

Năm 2018
Tỷ
Số
trọng
tiền
(%)
1.354
100
1.354
100
-

-

“Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Qua bảng ta thấy tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo không phát
sinh cho vay CNKD không có tài sản đảm bảo.
- Cơ cấu cho vay theo ngành nghề:
Bảng 2.11. Cơ cấu dư nợ CNKD theo ngành nghề
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay CN KD

1. Nông nghiệp
2. Thương mại dịch vụ
3. Khác

Năm 2016
Tỷ trọng
Số tiền
(%)
554,9
100
55
9,9
388,5
70,0
111,4
20,1

Năm 2017
Số
Tỷ trọng
tiền
(%)
798,3
100
89
11
542
68
167,3
21


Năm 2018
Số
Tỷ trọng
tiền
(%)
1.354
100
176
13
875
65
303
22

“Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Qua bảng số liệu 2.11 cho thấy, tại BIDV- CN Hội An dư nợ
cho vay CNKD tại chi nhánh có sự tăng trưởng khá ổn định.
c. Rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD
Bảng 2.12. Nợ xấu trong cho vay CNKD tại BIDV CN Hội An
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018


Dư nợ cho vay CN KD

554,9

798,3

1.354

Nợ xấu CNKD

2,5

1,2

0,9

Tỷ lệ nợ xấu (%)

0,45

0,15

0,07

“Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Qua bảng số liệu ta thấy, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu về cho vay


17

CNKD trong những năm là khá thấp, giảm dần qua các năm mặc dù
dư nợ vay tăng lên.
d. Kết quả bán chéo sản phẩm trong cho vay cá nhân kinh
doanh
Bảng 2.13. Số lượng CNKD sử dụng dịch vụ tại BIDV- CN Hội An
Chỉ tiêu
Số lượng CNKD
Số KH sử dụng dịch vụ tiền gửi
Số KH sử dụng dịch vụ SMS
Số KH sử dụng dịch vụ
mobibanking, smarbanking
Số KH sử dụng bảo hiểm bình an
Số KH sử dụng dịch vụ thẻ

Năm 2016
Tỷ
Số
trọng
lương
(%)
852
450
52,8
850
99,8

Năm 2017
Tỷ
Số
trọng

lương
(%)
1.003
850
84,7
950
94,7

Năm 2018
Tỷ
Số
trọng
lương
(%)
1.525
1.350
88,5
1.200
78,7

250

29,3

350

34,9

650


42,6

852
650

100
76,3

1.003
900

100,0
89,7

1.525
1.220

100,0
80,0

“Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Nhìn vào bảng 2.13, ta thấy, số lượng KHCNKD sử dụng các
dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng qua các năm.
f. Thu nhập từ cho vay CNKD
Bảng 2.14. Thu lãi từ cho vay CNKD tại BIDV – CN Hội An
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1. Tổng thu lãi cho vay
2. Thu lãi cho vay CNKD

Tỷ trọng thu lãi từ CV
CNKD/Thu lãi CV (%)
3. Thu lãi cho vay khác
Tỷ trọng thu lãi từ CV khác /
Thu lãi CV (%)

Năm Năm Năm Mức tăng Mức tăng
2016 2017 2018 2016/2017 2017/2018
11,2 13,2 15,4 1,18
1,17
0,37 0,50 1,1 1,35
2,2
3,3 3,79
10,83 12,7

7,14 114,66
14,3 1,17

96,70 96,21 92,86 99,50

188,57
1,13
96,51

“Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh BIDV – CN Hội An năm 2016-2018”

Nhìn vào bảng 2.14 ta thấy thu nhập từ hoạt động cho vay vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguồn thu chính.



18
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ
NHÂN KINH DOANH, TẠI BIDV – CN HỘI AN
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Luôn hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh hàng năm
- Tăng trưởng quy mô và nâng cao dần chất lượng
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh tại BIDV – CN Hội An
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay vẫn còn nhỏ, còn
chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường.
- Đa số cán bộ QLKH tại chi nhánh không đánh giá đúng vai
trò của việc phân đoạn.
- Việc mở rộng cho vay trong thời gian qua Chi nhánh chỉ dựa
vào mối quan hệ khách hàng có tại Chi nhánh. Do đó, kết quả đem
lại từ biện pháp này chưa cao.
- Chính sách lãi suất của Chi nhánh chưa linh hoạt
- Do số lượng cán bộ Chi nhánh đa phần tuổi đời còn trẻ nên
kinh nghiệm giao tiếp khách hàng còn hạn chế.
- Việc phân bổ chỉ tiêu cho vay CNKD theo sản phẩm chưa
được thực hiện.
- Chính sách đa dạng hóa danh mục đầu tư chưa đạt được kết
quả mong đợi.
- Công tác phát triển khách hàng vay mới vẫn còn nhiều tiềm
năng để phát triển.
- Không khai thác hết dịch vụ cho khách hàng vay.
- Thủ tục vay vốn hiện nay còn nhiều rườm rà, cứng nhắc.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động
cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV – Chi nhánh Hội An
- Các chi nhánh các ngân hàng có trình trạng cạnh tranh bằng
cách tạo sự dễ dàng hơn cho khách hàng bỏ qua các nhân tố rủi ro.

- Việc chăm sóc khách hàng mới chỉ dừng lại ở các khách


19
hàng lớn và khách hàng truyền thống hiện hữu.
- BIDV – CN Hội An thực hiện định giá tài sản dựa theo giá
trị thị trường nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình định giá tài sản
đảm bảo.
- Tâm lý e ngại và sự hiểu biết của CNKD về các sản phẩm
cho vay vốn kinh doanh nói riêng và dịch vụ của ngân hàng nói
chung còn nhiều hạn chế.
- Việc có quá nhiều văn bản trùng lặp, thủ tục triển khai còn
rườm rà, hoạt động quản lý chủ yếu xoay quanh vấn đề kiểm soát rủi ro
ngân hàng dẫn tới hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh gặp khó khăn.
CHƯƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH
TẠI IDV – CHI NHÁNH HỘI AN
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi
nhánh Hội An
a. Công tác kế hoạch, quản trị điều hành
- Tuyệt đối tuân thủ các chủ trương, chính sách điều hành của
BIDV, NHNN trong từng thời kỳ về điều hành hoạt động kinh doanh
trong toàn hệ thống.

- Lập kế hoạch, giao chỉ tiêu và đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
tập thể từng quý theo điểm thẻ cân bằng (BSC).
- Thường xuyên cập nhật thông tin từ các chính sách kinh tế vĩ
mô, các chính sách có ảnh hường đến hoạt động cho vay CNKD của

ngân hàng để có biện pháp ứng xử phù hợp trong từng thời kỳ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong hoạt động cho vay CNKD
của chi nhánh theo hướng tăng cường tần suất, số lượng và phạm vi
kiểm tra, giám sát thường xuyên tại các Phòng trong chi nhánh.
b. Công tác huy động vốn


20
- Tập trung phát triển và duy trì nền khách hàng hiện có, tăng
cường hợp tác toàn diện với các khách hàng tiềm năng.
- Giao kế hoạch huy động vốn đến các phòng, từng cán bộ
trong chi nhánh để khuyến khích, động viên cán bộ hoàn thành mục
tiêu đã đặt ra.
- Xây dựng cơ chế chăm sóc khách hàng theo phân đoạn
khách hàng và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng.
- Gắn tăng trưởng tín dụng với huy động vốn thông qua việc
yêu cầu khách hàng thực hiện các cam kết được nêu trong hợp đồng.
- Nâng cao kỹ năng, tính chuyên nghiệp, đảm bảo phục vụ tốt
nhất nhu cầu trong giao dịch của khách hàng.
- Rà soát đồng bộ lại bộ nhận diện thương hiệu, tiếp tục đẩy
mạnh quảng bá thương hiệu BIDV trên địa bàn.
- Chủ động theo dõi, bám sát và cập nhật diễn biến tình hình
lãi suất thị trường và các đối thủ cạnh tranh để có các giải pháp kịp
thời nhằm đảm bảo giữ vững và phát triển nguồn vốn CNKD.
c. Công tác tín dụng
- Tăng cường phát triển tín dụng khách hàng mới có tình hình
tài chính tốt.
- Kiểm soát chặc chẽ dòng tiền, hàng tồn kho của khách hàng.
- Tăng cường trách nhiệm trong việc đánh giá phân loại nợ,
định hạng tín dụng doanh nghiệp, cá nhân để có cách ứng xử kịp thời

khi khách hàng phát sinh vấn đề.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ nhằm
kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
d. Công tác dịch vụ
- Đẩy mạnh công tác phát triển máy POS trên địa bàn thành
phố Hội An.
- Đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động dịch vụ như mua bán
ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền điện tử, các dịch vụ khác…


21
- Nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ, chất lượng phục vụ
khách hàng cá nhân, rút ngắn thời gian xử lý tác nghiệp. Tăng cường
bán chéo các sản phẩm dịch vụ hiện tại.
e. Công tác phát triển khách hàng
- Nghiên cứu thiết kế sản phẩm/gói sản phẩm theo nhu cầu và
hành vi của khách hàng.
- Triển khai chương trình bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác
cho nhóm khách hàng ưu tiên, khách hàng thân thiết để tăng tỷ lệ sử
dụng dịch vụ và giữ chân khách hàng.
f. Công tác nhân sự và đào tạo
Đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác cùng tham gia
trong hoạt động cung cấp dịch vụ. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán
bộ quản lý trung gian.
g. Công tác phát triển mạng lưới
- Sắp xếp và phát triển mạng lưới Phòng giao dịch là kênh
cạnh tranh mũi nhọn của Chi nhánh đối với phân khúc khách hàng cá
nhân, gia tăng quy mô tín dụng bán lẻ.
- Tập trung phát triển thương hiệu, gia tăng hình ảnh, uy tín và
thương hiệu của BIDV trên địa bàn.

- Bám sát Ban quản lý dự án Công trình Phía Nam sớm thực
hiện xây dựng Trụ sở Chi nhánh Hội An tại số 86 Trần Hưng Đạo,
Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, sớm đưa trụ sở vào sử dụng.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Hội An
- Tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với CNKD, trong
đó mở rộng cho vay đối với một số khách hàng truyền thống, đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ của chi nhánh.
- Kết hợp tăng trưởng dư nợ với hoạt động bán chéo sản phẩm
dịch vụ trong cho vay CNKD.
- Thay đổi cơ cấu cho vay CNKD theo hướng đa dạng hóa


22
danh mục ngành nghề cho vay nhằm giảm các rủi ro.
- Nâng cao chất lượng cho vay đối với CNKD, kiểm soát tốt
nợ xấu, bảo đảm tăng trưởng ổn định, bền vững.
- Tiếp tục tập trung thu hồi nợ xấu, nợ đã bán VAMC, nợ đã
xử lý rủi ro của các CNKD nhằm giảm áp lực nợ xấu và cải thiện
tình hình tài chính.
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI BIDV – CHI
NHÁNH HỘI AN
3.2.1. Mở rộng hoạt động, nâng cao uy tín của Chi nhánh
a. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu
ngân hàng, giới thiệu sản các phẩm dịch vụ ngân hàng
b. Tăng cường, chủ động tìm kiếm khách hàng, lựa chọn
khách hàng vay cá nhân kinh doanh.
c. Thực hiện bán chéo sản phẩm
d. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ

e. Xây dựng văn hoá giao dịch của BIDV:
3.2.2. Hoàn thiện quy trình, xử lý hồ sơ, phân đoạn khách
hàng và quản lý chất lượng tín dụng của Chi nhánh
Việc ban hành quy trình tín dụng là do hội sở thực hiện dựa trên
quan điểm, chính sách tín dụng của ban lãnh đạo trong từng thời kỳ.
Chi nhánh cần công khai các thủ tục, hồ sơ vay cũng như quy
định lãi suất cho vay tại trụ sở chi nhánh để khách hàng năm rõ.
Hoàn thiện các chính sách, quy trình thủ tục cho vay, vừa đảm
bảo duy trì được nguồn vốn huy động dồi dào, vừa đảm bảo hoạt
động kinh doanh có lãi, bảo toàn được nguồn vốn cho vay.
BIDV – CN Hội An cần có các chính sách đối với từng nhóm
khách hàng cụ thể theo từng địa bàn hoạt động.
Ngoài ra, BIDV – CN Hội An cũng nên quan tâm đến các
chính sách liên quan đến các tài sản đảm bảo.


23
Chi nhánh cũng cần phải lưu ý công tác thẩm định các tài sản
đảm bảo.
Cần có sự phối hợp nhịp nhàng, trôi chảy giữa các bộ phận,
các phòng ban liên quan trong công tác tín dụng.
3.2.3. Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ
a. Hoàn thiện và phát triển sản phẩm, dịch vụ, xây dựng sản
phẩm chiến lược cho vay KHCN kinh doanh.
b. Xây dựng cơ cấu danh mục các sản phẩm cho vay CNKD
hợp lý
c. Đa dạng hóa các hình thức cho vay
d. Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt tại Chi nhánh.
3.2.4. Hoàn thiện chiến lược phát triển và quản lý nguồn
nhân lực

+ Triển khai đầy đủ các văn bản nghiệp vụ, văn bản hướng
dẫn, chỉ đạo nội bộ của ngành, quy định của nhà nước, của pháp luật
có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
+ Tăng cường đào tạo kiến thức về sản phẩm tín dụng bán lẻ,
kỹ năng Marketing cho cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân kinh
doanh.
+ Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng
người, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc
phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo
của cán bộ.
3.2.5. Một số giải pháp khác
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát tại các phòng giao
dịch, các phòng ban chi nhánh.
- Ngân hàng cần tự thay đổi trước khi bắt buộc phải thay đổi
để cạnh tranh.
- Cần cập nhật đầy đủ thông của khách hàng, từ đó có thể phân
nhóm và lựa chọn khách hàng, vận dụng chính sách khách hàng


×