Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO ASEAN ĐẾN NHẬP
KHẨU CỦA VIỆT NAM

TMTẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. VÕ THỊ THÚY ANH

Phản biện 1: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 2: TS. LÂM MINH CHÂU

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Phạm Văn
Đồng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đa Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề
Tham gia các Hiệp định thương mại tự do ngày nay không còn
quá xa lạ đối với việc phát triển kinh tế của một quốc gia. Các hiệp
định này tạo điều kiện cho các quốc gia giao thương với nhau thông
qua việc giảm thuế, gỡ bỏ những hàng rào phi thế quan đã tác động
góp phần mở rộng phạm vi thị trường, gia tăng đầu tư mở rộng sản
xuất và đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam
sang các đối tác. AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singpore về
chương trình thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định này có
ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước trong khu vực ASEAN nhằm
mục đích nhất thể hóa thị trường, cơ sở sản xuất và từng bước gỡ bỏ
hàng rào thương mại phi thuế quan nhằm tạo ra thị trường chung của
khu vực ASEAN với 651 triệu dân.
Việt Nam bắt đầu gia nhập ASEAN (AFTA) vào năm 1995
được xem là khởi đầu cho những cơ hội lớn đối với sự phát triển
kinh tế của đất nước. Có thể nói, việc tham gia vào AFTA đã tạo ra
cho Việt Nam nhiều cơ hội đầu tư, thị trường xuất nhập khẩu vào các
nước ASEAN được mở rộng và đa dạng hóa, thị trường tài chính
phát triển hơn...Trong tự do hóa thương mại, hoạt động nhập khẩu là
yếu tố quan trọng đối với quá trình chuyển giao công nghệ, hàng
hóa, gia tăng vốn đầu tư...Theo lộ trình thì hiệp định thương mại tự
do ASEAN đã cơ bản hoàn tất lộ trình cắt giảm thuế trong khối, thúc
đẩy hoạt động nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam làm cho
kim ngạch nhập khẩu của các quốc gia này vào Việt Nam tăng đáng
kể, với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2016 là 24.09 tỷ USD, tăng

14.35% so với năm 2015, đứng thứ 2 sau Trung Quốc.
Bên cạnh những lợi ích được tạo ra từ tự do hóa thương mại,


2
Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn và thách thức trong quá trình
hội nhập với khu vực ASEAN như việc giảm thuế sẽ làm cho hàng
hóa của các nước ASEAN có độ tương đồng với hàng hóa của Việt
Nam tràn vào thị trường nội địa, nếu doanh nghiệp không chuẩn bị
sẵn sàng năng lực và chủ động cạnh tranh thì ngay cả những mặt
hàng mà Việt Nam có lợi thế như hàng nông sản, hàng tiêu dùng,
thủy sản, dệt may, da giày… sẽ bị sức ép cạnh tranh rất lớn; đồng
thời tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng diễn biến
phức tạp hơn. Mặt khác, khi các doanh nghiệp trong nước chưa nắm
bắt kịp thời về biến động giá cả, thị trường, dự báo về chính sách để
phù hợp với tiến trình hội nhập cũng như chủ động đón đầu sức ép
cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn của các nước thành viên, thì việc
tăng kim ngạch nhập khẩu nhanh chóng có thể gây ra tình trạng thâm
hụt cán cân thương mại. Điển hình là giá trị nhập siêu năm 2007 –
2008 đã gấp 1.27 lần cả giai đoạn 2000 – 2006 và tiếp tục nhập siêu
của Việt Nam ở mức cao vào giai đoạn 2009-2011. Sau khi cán cân
thương mại thặng dư giai đoạn 2012-2014. Năm 2015, cán cân
thương mại lại rơi vào thâm hụt 3.55 tỷ USD.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế,
với mong muốn tìm ra giải pháp nhằm nắm bắt, tận dụng thời cơ và
đánh giá tác động của AFTA đối với hoạt động nhập khẩu của Việt
Nam, tôi xin chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của hiệp định
thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Phân tích, dự báo tác động của Hiệp định thương mại tự do
ASEAN đến hoạt động nhập khẩu của Việt Nam và đề xuất


3
những hàm ý chính sách nhằm tối ưu hóa những tác động tích cực và
hạn chế những tác động tiêu cực từ việc gia nhập AFTA đối với nhập
khẩu của Việt Nam.
2.2 . Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận về hiệp định thương mại tự do và tác
động của hiệp định thương mại tự do đến nhập khẩu.
- Nghiên cứu thực trạng tác động của Hiệp định thương mại tự
do ASEAN (AFTA) đến nhập khẩu của Việt Nam.
- Đưa ra một số hàm ý chính sách cho Chính phủ, Doanh
nghiệp lựa chọn, tận dụng các lợi thế và hạn chế những tác động tiêu
cực từ việc gia nhập AFTA đối với nhập khẩu của Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp, chỉ tiêu nào để nghiên cứu tác động
của Hiệp định thương mại tự do đến nhập khẩu?
- Hiệp định thương mại tự do AFTA có tác động như thế nào
đến nhập khẩu Việt Nam?
- Việt Nam cần phải làm gì để khai thác lợi thế và hạn chế
những tác động tiêu cực của Hiệp định thương mại tự do mang lại?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của AFTA đến nhập khẩu Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: giới hạn nghiên cứu tác động của Hiệp
định thương mại tự do đến tổng qui mô nhập khẩu, chi tiết đến một

số nhóm ngành sản phẩm có giá trị và tỷ trọng lớn trong tổng quy mô
nhập khẩu Việt Nam và các nước ASEAN. Đề tài không nghiên cứu
chi tiết đến cấp ngành sản phẩm.


4
+ Không gian nghiên cứu: nghiên cứu ở cấp độ quốc gia Việt
Nam và các nước khối ASEAN, không đi chi tiết nghiên cứu cấp độ
vùng và địa phương của từng quốc gia.
+ Phạm vi thời gian: trong giai đoạn 2000 đến 2016
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng
nhằm hệ thống hóa cở sở lý thuyết, liệt kê, đối chiếu so sánh về mặt
nội dung, phương pháp phân tích, kết quả nghiên cứu thực nghiệm
trong và ngoài nước nhằm hình thành nên cơ sở lý thuyết và khung
phân tích của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng
thông qua các chỉ tiêu thống kê mô tả theo chuỗi thời gian nhằm
đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do đến nhập khẩu
Việt Nam và ASEAN như thế nào so với trước khi thực Hiệp định
thương mại tự do về quy mô, cơ cấu theo thị trường từng quốc gia,
theo nhóm hàng hóa. Ngoài ra đề tài sử dụng mô hình lực hấp dẫn
(Gravity model)
- Nguồn dữ liệu: Trong phạm vi đề tài của luận văn này, tác giả
chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống hóa quá trình phát triển lý
thuyết của Hiệp định thương mại tự do và biện giải cơ chế tác động
Hiệp định thương mại tư do đến nhập khẩu. Đề tài đã hỗ trợ cho
người nghiên cứu sau về thương mại tư do có cái nhìn tổng quát và

hệ thống quá trình phát triển lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.
- Về mặt thực nghiệm, đề tài đã trình bày một cách hệ thống về
mặt định lượng thực tiễn sự tác động của Hiệp định tự do đến tổng
quy mô nhập khẩu, cũng như một số nhóm ngành sản phẩm chủ yếu


5
giữa Việt Nam và ASEAN. Từ đó nhận diện được cơ hội và thách
thức của Việt Nam với các nước ASEAN trong việc thực thi các Hiệp
định thương mại tự do. Trên cơ sở kết quả phân tích định lượng, đề
tài cũng đề xuất một số hàm ý chính sách mà các bên có liên quan
như cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp, doanh
nghiệp…
- Về mặt đào tạo, đề tài là một tài liệu có giá trị tham khảo
trong việc đào tạo bậc đại học sau đại học đối với khối ngành Kinh
tế, Ngoại thương ở trường đại học hiện nay về Hiệp định thương
mại, tác động của Hiệp định thương mại tự do đến kinh tế nói chung
và nhập khẩu nói riêng.
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
Từ Thúy Anh (2013), Giáo trình “Kinh tế học quốc tế”, Đại
học Ngoại Thương, NXB Thống kê; Đỗ Đức Bình và Nguyễn
Thường Lạng (2012), Giáo trình “Kinh tế học quốc tế”, Đại học
Kinh tế Quốc dân; Tổng cục thống kê (2018) và Bùi Trường Giang
(2010).
8. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
8.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Anuar Ariffior (2007), Urata và Okabe (2007), Gulhot (2010)
Basri & Hill, (2008) và Misa OKABE và Shujiro URATA (2014)
8.2. Nghiên cứu trong nước
Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008); MUTRAP III

(2010); Nguyễn Anh Thu (2012) ;Vũ Thanh Hương (2014); Bùi
Hồng Cường (2016).
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệp định thương mại tự do và tác


6
động hiệp định thương mại tự do đến nhập khẩu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu tác động của AFTA đến
nhập khẩu của Việt Nam
Chương 3: Tác động của AFTA đến nhập khẩu của Việt Nam
Chương 4: Một số hàm ý chính sách
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI

TỰ DO ĐẾN NHẬP KHẨU
1.1 KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT VỀ TỰ DO H A THƢƠNG
MẠI
1.1.1. Khái niệm tự do hóa thƣơng mại
Tự do hóa thương mại là chế độ thương mại trong đó không có
sự phân biệt đối xử nào đối với việc bán hàng trong nước, xuất khẩu
và nhập khẩu.
1.1.2. Lý thuyết về tự do hóa thƣơng mại
Chủ nghĩa trọng thương; Lý thuyết “Lợi thế tuyệt đối” của
Adam Smith; Lý thuyết “ Lợi thế so sánh” của David Ricacdo; Lý
thuyết Hecksher – Ohli.
1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỰ DO H A THƢƠNG MẠI
Cắt giảm dần thuế quan; Giảm dần tiến tới loại bỏ hàng rào phi
thuế quan; Đảm bảo cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối

xử; Những nội dung khác.
1.3. TỔNG QUAN HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO

1.3.1. Khái niệm Hiệp định thƣơng mại tự do
Hiệp định thương mại tự do là hiệp định mà trong đó các nước
tham gia ký kết thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi, như các
hàng rào thương mại kể cả thuế quan và phi thuế quan đều được loại
bỏ, nhưng mỗi nước thành viên vẫn được tự do quyết định những


7
chính sách thương mại độc lập của mình đối với các nước không
phải thành viên của hiệp định.
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển Hiệp định thƣơng
mại tự do trên thế giới
1.3.3.Các Hiệp định thƣơng mại tự do mà Việt Nam tham
gia
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức ASEAN năm
1995. Năm 2018, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán
tổng cộng 16 FTA. Trong số 16 FTA này có 10 FTA đã được thực thi.
1.3.4. Phân loại Hiệp định thƣơng mại tự do
FTA song phương, FTA đa phương và FTA hỗn hợp
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
ĐẾN KINH TẾ CỦA MỘT QUỐC GIA
- Tác động tới quy mô: Quy mô của FTA được thể hiện ở số
lượng và quy mô của các thành viên tham gia FTA.
- Tác động tới cơ cấu mặt hàng: Cơ cấu mặt hàng tạo thúc đẩy các
quốc gia phải tiếp cận những công nghệ hiện đại hỗ trợ cho nền sản xuất
trong nước về các hàng hóa có chất lượng, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng
hoá phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước .


- Tác động tới thị trường: Mọi quốc gia nên khi tham gia Hiệp
định thương mại tự do làm tác động đến mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tác động tích
cực tạo nhiều công việc mới cho người lao động .
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
Thể chế, sự chuẩn bị của một quốc gia và sự chuẩn bị của
doanh nghiệp


8
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA AFTA ĐẾN

NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – ASEAN
2.1.1. Sự ra đời và quá trình hình thành
Hội nghị thượng đỉnh của các nước ASEAN tháng 1-1992 đã
ký kết tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan(ASEAN-6). Các nước
Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (CLMV) được yêu cầu tham
gia AFTA và được kết nạp vào khối ASEAN và ngày 1/1/1996 Việt
Nam đã chính thức gia nhập AFTA.Theo hiệp định này tiến trình
giảm dần thuế quan theo CEPT xuống từ 0% đến 5%, loại bỏ dần các
hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa
hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
2.1.2 Mục tiêu: Thúc đẩy thương mại giữa các nước trong khu
vực nhờ CEFT và các ưu đãi khác; Tự do hóa thường mại bằng gỡ bỏ
hàng rào thuế quan và phi thuế quan; Tạo một thị trường chung rộng

lớn thì phải kết nối các nền kinh tế của các nước ASEAN; Xây dựng
các cơ chế và điều kiện chung thúc đẩy phát triển kinh tế của các
nước thành viên.
2.1.3. Lộ trình cắt giảm thuế
Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT), sáu
quốc gia gia nhập ASEAN trước sẽ xóa bỏ khoảng 98% tổng số dòng
thuế của mình đối với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006.
Thời hạn dành cho bốn quốc gia gia nhập sau (CLMV) là năm 2013
và xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2015. Bao gồm các sản
phẩm công nghiệp và nông nghiệp, phân thành bốn danh mục: Danh
mục cắt giảm thuế ngay; danh mục loại trừ tạm thời; danh mục hàng


9
nhạy cảm; danh mục loại trừ hoàn toàn.
- Đến ngày 01/01/2006, có 95% các mặt hàng nhập khẩu từ
ASEAN có thuế suất 0-5% và không có hàng rào phi thuế quan. Sau
năm 2006, Việt Nam sẽ phải tiếp tục tiến hành cắt giảm thuế nhập
khẩu để đạt mức 0% của tất cả các mặt hàng vào năm 2015( với một
số ít linh hoạt vào năm 2018). Như vây, Việt Nam được thực hiện
những ưu đãi cơ chế CEPT theo các mốc thời gian 2006, 2012.
2.1.4. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thƣơng mại tự do
Tự do hóa thương mại hàng hóa; Tự do hóa thương mại dịch
vụ; Tự do hóa đầu tư; Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham
gia ký kết hiệp định; Một số cam kết khác.
2.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
CỦA MỘT QUỐC GIA
- Tốc độ phát triển liên hoàn:
ti =


Y
ti: (Tốci−1) độ phát triển liên hoàn;Yi: Giá trị kim ngạch nhập
khẩu kỳ nghiên cứu i (năm i); Y (i-1): Giá trị kim ngạch nhập khẩu kỳ
nghiên cứu i-1 (năm i-1).
Công thức (2.01) phản ánh giá trị kim ngạch nhập khẩu của
năm i bằng bao nhiêu % so với năm i-1.
- Tốc độ phát triển bình quân:
Y

n

t = n−1
Y
1


khẩu kỳ nghiên cứu n (năm n- năm cuối cùng dãy dữ liệu nghiên
cứu);Y1: Giá trị kim ngạch nhập khẩu kỳ nghiên cứu là kỳ gốc (năm
- năm đầu tiên dãy dữ liệu nghiên cứu); Công thức (2.02) phản ánh


10
giá trị kim ngạch nhập khẩu bình quân mỗi năm là bao nhiêu %.
- Tốc độ tăng liên hoàn:
a=
i

Công thức (2.03) phản ánh giá trị kim ngạch nhập khẩu của
năm i tăng hoặc giảm bao nhiêu % so với năm i-1.

- Tốc độ tăng bình quân:

t

= t −100%

Công thức (2.04) phản ánh giá trị kim ngạch nhập khẩu bình
quân hàng năm trong cả giai đoạn nghiên cứu tăng hoặc giảm bao
nhiêu %.
- Phân tích cơ cấu theo công thức sau:
Yi: Giá trị kim ngạch nhập khẩu ở bộ phận I (Quốc gia i; ngành
kinh tế i).
2.3. MÔ HÌNH TRỌNG LỰC
Phương trình mô hình lực hấp dẫn trong nghiên cứu này sẽ cụ
thể như sau:
Mijt = β10 + β11Yjt + β12POPjt + β13Dij + β14ERijt + β15FTAijt + ε1t
Trong đó: Mijt: là giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các nước
ASEAN j trong thời gian t; Yjt: là GDP của các nước ASEAN j trong
thời gian t; POPjt: là dân số của các nước ASEAN j trong thời gian t;
Dij: là khoảng cách của Việt Nam và nước ASEAN j trong thời gian
t; ERijt: là tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam so với đồng tiền
của các nước ASEAN; FTAijt: là hiệp định thương mại tự do mà Việt
Nam và nước ASEAN j là thành viên trong thời gian t, cụ thể trong
nghiên cứu này là AFTA; i: đại diện cho Việt Nam; j: đại diện cho


11
nước ASEAN j; t: thời gian; ε1t: là sai số của phương trình.
2.4. LỢI ÍCH CỦA VIỆC KÝ KẾT AFTA ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VÀ NGƢỜI TIÊU DÙNG

- Đối với doanh nghiệp: Với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
thì doang nghiệp có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường lớn trên quốc tế.
Hiệp định thương mại tự do đã mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho
doanh nghiệp tiếp cận thị trường chung của khu vực ASEAN với hơn
651 triệu dân đã đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước trước những
sức ép cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài buộc
doanh nghiệp không ngừng đổi mới, cải tiến, chuyển giao công nghệ
tiên tiến, nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp để nâng cao chất lượng hàng hóa nhưng vẫn đảm bảo
giá cả, chất lượng, mẫu mã ở mức cạnh tranh với hàng hóa nước
ngoài. Ngoài ra, doanh nghệp sẽ thu hút được nguồn lao động chất
lượng cao từ các nước thành viên.
- Đối với người tiêu dùng: Việc tham gia Hiệp định thương mại
tự do AFTA đã mang lợi ích cho người tiêu dùng được tiếp cận với
nhiều thị trường về các loại hàng hóa, chất lượng dịch vụ tốt hơn,
mẫu mã đẹp hơn, giá cả rẻ hơn, chủng loại hàng hóa phong phú hơn.
Cho nên người tiêu dùng được quyền lựa chọn hơn và mức độ thảo
mãn tiêu dùng cao hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng có quyền được bảo
vệ1 như lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, quyền được cung cấp thông tin
sản phẩm, quyền được bảo vệ, đòi bồi thường thiện hại, khởi kiện,
phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…


12
CHƢƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA AFTA ĐẾN NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1. TỔNG QUANVỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT
NAM – ASEAN



13

Qua các thống kê trên ta thấy rằng dân số Việt Nam đứng thứ 3
trong khu vực ASEAN, cho nên Việt Nam là thị trường tiêu thụ hàng
hóa khá lớn và là cơ hội cho các nước trong khu vực nhập khẩu vào
Việt Nam nhiều hơn. Bên cạnh đó, thu nhập của người Việt Nam có
khoảng cách rất thấp so với các nước trong khu vực, đứng thứ 9
trước Myanma. Vì vậy thị trường Việt Nam chỉ phù hợp với những
hàng hóa giá rẻ, chất lượng trung bình. Từ khi gia nhập ASEAN, nền
kinh tế Việt Nam ở giai đoạn 2006-2013 gặp rất nhiều khó khăn,
nhận thức được tình hình đó Việt Nam đã sử dụng các gói kích cầu
và đề ra hàng loạt chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân
nhằm thoát khoải suy thoái kinh tế và kéo mức lạm phát năm 2013
xuống còn 6,6%. Sau năm 2013, tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy
những dấu hiệu tích cực và tăng mạnh vào năm 2015 đạt 6,68%, năm
2016 là 6,21% và xếp hạng đứng thứ 3 trong khu vực.
3.2. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO ASEAN ĐẾN NHẬP KHẨU CỦA VIỆT
NAM


14
3.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG
MẠI TỰ DO ĐẾN NHẬP KHẨU VIỆT NAM – ASEAN


15


16


Nhìn vào các bảng trên ta thấy Hiệp định thương mại tự do tác
động mạnh đến quy mô nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, cũng như
đến cơ cấu hàng hóa nhập khẩu khi giảm thuế theo CEPT, qua đó tác
động trực tiếp đến hoạt động sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam và


17
khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với hàng hóa các nước
trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, làm cho hàng hóa các nước
ASEAN nhập khẩu tăng mạnh vào Việt Nam, tăng nhiều nhất từ thị
trường Thailand với hơn 10 mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn
nhất vào Việt Nam. Như vậy khi gia nhập ASEAN đã đem lại lợi ích
cho người tiêu dùng Việt Nam được mua hàng hóa chất lượng tốt
hơn, giá cả rẻ hơn ở nhiều thị trường khác nhau trong khu vực.
3.4. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH TRỌNG LỰC
3.4.1. Mô hình
Mô hình sử dụng trong đề tài cụ thể như sau:
Mijt = β10 + β11Yjt + β12POPjt + β13Dij + β14ERijt + β15FTAijt + ε1t
(1)
Trong đó:Mijt: là giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các nước
ASEAN j trong thời gian t, cụ thể là từ năm 1998 đến 2017.
Yjt: là GDP của các nước ASEAN j trong thời gian t. Biến này
thể hiện kích thước nền kinh tế của đối tác thương mại của Việt Nam.
POPjt : là dân số của các nước ASEANj trong thời gian t. Biến
này thể hiện quy mô dân số của các nước đối tác thương mại của Việt
Nam.
Dij: là khoảng cách của Việt Nam và nước ASEAN j. Trong mô
hình lực hấp dẫn thì biến khoảng cách thể hiện một phần chi phí
thương mại giữa hai quốc gia.

FTAijt: là hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và nước
ASEAN j là thành viên trong thời gian t, cụ thể trong nghiên cứu này
là Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) cho khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đây là biến giả có giá trị bằng
1 trong năm mà hiệp định CEPT đã có hiệu lực (miễn giảm thuế cho


18
các nước thành viên), các năm còn lại sẽ có giá trị bằng 0.
ERijt : là tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng tiền
các nước ASEAN từ năm 1998 đến 2017. Khi tỷ giá hối đoái này
tăng lên, thể hiện đồng Việt Nam mất giá so với các đồng tiền trong
khu vực ASEAN, điều này làm cho hàng hóa nhập khẩu của Việt
Nam từ ASEAN có xu hướng tăng giá một cách tương đối trên thị
trường thế giới. Vì thế chúng tôi dự đoán biến này sẽ có tác động tiêu
cực đến biến nhập khẩu (Mijt) - là biến phụ thuộc của mô hình;
i: đại diện cho Việt Nam; j: đại diện cho nước ASEAN j; t: thời
gian, cụ thể là từ 1998 đến 2017; ε1t: là sai số của phương trình.
3.4.2. Kết quả ƣớc lƣợng của mô hình trọng lực
Sử dụng phương pháp pooled OLS để ước lượng phương trình
(1), kết quả của mô hình trọng lực được trình bày trong bảng sau:

Kết quả ước lượng cho thấy tất cả các biến có ý nghĩa thống kê
và phù hợp với các giả thuyết của mô hình trọng lực đã đề cập ở
phần trên. Chỉ số R2 cho thấy mô hình có thể giúp giải thích khoảng
hơn 56% dao động trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam và 9
đối tác thương mại trong khối ASEAN trong giai đoạn 1998 – 2017.


19

Cụ thể, CEPT cho thấy sẽ có tác động tích cực đến nhập khẩu
của Việt Nam từ các nước ASEAN. Kết quả này cũng phù hợp với
các dự đoán khi mà Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
ASEAN. Kết quả ước lượng cho thấy khi Chương trình thuế quan ưu
đãi này có hiệu lực đã làm Việt Nam tăng khoảng 0,7% kim ngạch
nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN với độ tin cậy là 95%.
Cũng như dự đoán của mô hình trọng lực, kết quả ước lượng
cho thấy khi GDP của các nước ASEAN tăng thêm 1% sẽ làm tăng
nhập khẩu của Việt Nam từ các nước này thêm 1,99%. Điều này là
do khi quy mô kinh tế của các nước ASEAN tăng lên, sự đa dạng của
sản xuất hàng hóa càng cao. Bên cạnh đó, các nền kinh tế càng lớn
càng có thể khai thác lợi thế quy mô sản xuất dẫn đến việc hạ giá
thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì
vậy, hàng hóa xuất khẩu từ ASEAN sang Việt Nam có xu hướng tăng
lên, hay nói cách khác hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ các
nước ASEAN được dự đoán tăng lên với sự tăng lên của GDP ở các
nước ASEAN.
Tương tự như vậy, kết quả ước lượng cũng cho thấy khi dân số
của các nước ASEAN tăng lên 1% thì nhập khẩu của Việt Nam từ
các nước này giảm khoảng 0,53%. Kết quả này cũng phù hợp với dự
đoán là dân số của các nước đối tác sẽ có tác động tiêu cực đến khả
năng xuất khẩu của các nước này vào Việt Nam. Vì khi dân số tăng
lên thì nhu cầu tiêu dùng sẽ nhiều hơn và phần dành cho xuất khẩu
(trong đó có xuất khẩu sang Việt Nam) giảm đi. Kết quả ước lượng
này cũng có độ tin cậy là 99%.
Phù hợp với dự đoán của mô hình trọng lực khi kết quả ước
lượng cho thấy nếu khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đối tác
tăng thêm 1%, nhập khẩu của Việt Nam từ các nước này sẽ giảm



20
khoảng 2.7%, với độ tin cậy của ước lượng là 99%. Điều này là do
khoảng cách thể hiện một phần chi phí thương mại giữa hai quốc gia,
nên buôn bán giữa các quốc gia có khoảng cách càng xa nhau thì chi
phí thương mại càng cao.
Kết quả ước lượng của biến tỷ giá trong mô hình cho thấy khi
đồng Việt Nam mất giá so với các đồng tiền trong khu vực ASEAN,
điều này làm cho hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN có
xu hướng tăng giá một cách tương đối trên thị trường thế giới. Điều
đó có nghĩa hàng hóa của ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam sẽ mất đi
lợi thế cạnh tranh về giá so với các hàng hóa khác trên thị trường
này, và vì vậy nhập khẩu của Việt Nam sẽ có khuynh hướng giảm từ
các thị trường này. Cụ thể, nếu đồng Việt Nam mất giá 1% so với
đồng tiền của các nước ASEAN thì sẽ tác động làm giảm khoảng
0.16% giá trị hàng hóa của các nước ASEAN nhập khẩu vào Việt
Nam.
3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.5.1. Tác động tích cực
- Sau khi gia nhập AFTA, Việt Nam đã cam kết thực hiện lộ
trình giảm thuế nhập khẩu đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam
tiếp cận, đổi mới và hưởng lợi từ việc nhập khẩu với mức thuế thấp
sẽ làm giảm chi phí sản xuất, chi phí giao dịch, chi phí kinh doanh,
hạ giá thành sản phẩm từ đó mở rộng thị trường và thu hút được
nguồn lao động có trình độ cao từ các nước thành viên.
- Việc gia nhập AFTA đã thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng.
Người tiêu dùng có nhiều cơ hội tiếp cận các sản phẩm, chất lượng dịch
vụ tốt hơn, đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp, giả cả rẻ hơn, chủng loại
hàng hóa phong phú hơn nhờ đó người tiêu dùng được quyền lựa chọn
lớn hơn và mức độ thỏa mãn tiêu dùng cao hơn.



21
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiến
lược công nghiệp hướng về xuất khẩu tăng lên cán cân thương mại
đã thặng dự vào năm 2016, mở rộng thị trường sang các nước trong
khu vực và thế giới những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh
như máy móc, thiết bị, nhựa hoặc cao su, hóa chất….
3.5.2. Tác động tiêu cực
- Gia nhập AFTA, Việt Nam đứng trước thách thức vô cùng
lớn khi áp dung mức ưu đãi về thuế quan sẽ tạo tạo điều kiện thuận
lơi hơn cho các nước ASEAN nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam
- Theo lộ trình cắt giảm thuế và gỡ bỏ hàng rào thuế quan các
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do phải cạnh tranh với hàng nhập
khẩu có giá rẻ, chất lượng tốt đến từ các nước như Sigapore, Thái
Lan, Indonesia, Malaysia. Ngoài ra Việt Nam còn phải cạnh tranh
với các nước trong khu vực trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
là rất lớn.
- Trình độ, năng lực sản xuất và sức cạnh tranh hàng hóa Việt
Nam yếu do công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý nên chất lượng hàng
hóa thấp, giá thành cao. Dẫn đến khó cạnh tranh được về giá cả, chất
lượng khi gia nhập mái nhà chung.
- Khi thực hiện CEPT đã làm giảm mức thu thuế nhập khẩu từ
các nước ASEAN vào Việt Nam. Do đó, xu hướng cắt giảm thuế
quan sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó,
khi các nước trong khu vực xảy ra biến động không thuận lợi thì nền
kinh tế trong nước dễ bị tác động xấu.


22
CHƢƠNG 4

MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
hứ nh t doanh nghiệp cần phải chủ động, sáng tạo, nâng cao
trình độ quản lý, đổi mới công nghệ tiên tiến, áp dụng khoa học k
thuật hiện đại vào trong sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ
lực, có lợi thế ở Việt Nam như rau quả, giày dép, máy móc và thiết bị
điện, nhiên liêu…
hứ hai doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường
khu vực cũng như thị trường quốc tế thì cần có phương án thích ứng
kịp thời khi hàng hóa của các nước ASEAN tràn ngập vào Việt Nam.
Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp đang
hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên của lộ trình CEPT/AFTA để hàng
hóa trong nước chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.
hứ a các doanh nghiệp cần nắm r và tận dung các ưu đãi từ
hiệp định này nhằm tăng cường xuất khẩu sang thị trường ASEAN
và hạn chế nhập khẩu hay thay thế hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
các nước ASEAN.
hứ tư, dựa trên kết quả phân tích mô hình, các doanh nghiệp
Việt Nam phải linh hoạt, nhạy bén, nhận diện và nắm chắc thông tin
của các nước đối tác, tình hình phát triển kinh tế của họ và nhu cầu
nhập khẩu của Việt Nam để đưa ra những định hướng chiến lược
phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, phù hợp với xu
thế của Hiệp định thương mại tự do.
4.2. VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ
hứ nh t Việt Nam phải tập trung cải cách thể chế, cải cách hệ
thống hành chính phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và có
khả năng cạnh tranh cao trong khu vực.



×