Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kể chuyện Bác Hồ có liên hệ thực tiễn: Khó khăn phải tìm cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.81 KB, 4 trang )

KỂ CHUYỆN VỀ BÁC
CHỦ ĐỀ: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG
CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG SUY THOÁI TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA
TRONG NỘI BỘ GẮN VỚI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 04/NQ-TW
NGÀY 30/10/2016 CỦA BCH TW ĐẢNG KHÓA XII
Chi bộ: Văn phòng HĐND-UBND
Câu chuyện: Khó khăn phải tìm cách khắc phục
Nguồn: Theo lời kể đồng chí Hoàng Hữu Kháng - Nguyên Đại tá, Cục
trưởng Cục Cảnh vệ, Bộ Công an. Trích từ sách: Chuyện kể của những người giúp
việc Bác Hồ, Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2003.
Từ làng Sen có một người trai chí lớn. Mang lý tưởng cách mạng giải
phóng quê hương. Ra đi tìm khắp muôn phương, đường đi cho cả dân tộc, dặm
trường mà xông pha. Từ Làng Sen đã tỏa làn hương thơm ngát. Buông mát tên
thanh bạch Hồ Chí Minh. Một lần rạng rỡ non ngời, mà non sông vẫn muôn thưở.
Ngàn đời mà không phai.
Từ làng sen ấy đã mang đến cho đất nước, dân tộc Việt Nam – người anh
hùng làm rạng rỡ non sông – Hồ Chí Minh – Hồ Chí Minh – một tấm gương sáng
ngời – vị lãnh tụ của nhân dân.
Kính thưa Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, quý vị đại biểu cùng toàn thể Hội
nghị, hôm nay tôi rất vinh dự được đại diện Chi bộ Văn phòng HĐND-UBND thị
xã tham gia kể chuyện về Bác với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”
Kính thưa quý vị đại biểu, cuộc đời của Bác luôn là đề tài bất tận cho
những ai khao khát, mong muốn cái đẹp “gieo mầm cho sự sống”. Trước muôn
vàn câu chuyện kể về Người, hôm nay Chi bộ Văn phòng HĐND-UBND xin
được kể câu chuyện về Bác với tựa đề “Khó khăn phải tìm cách khắc phục”, câu
chuyện được trích từ lời kể của đồng chí Hoàng Hữu Kháng - Nguyên Đại tá, Cục
trưởng Cục Cảnh vệ, Bộ Công an. Trích từ sách: Chuyện kể của những người giúp
việc Bác Hồ, Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2003
Chuyện kể rằng:


Bác đã có kế hoạch đi đâu thì nhất định thực hiện bằng được. Có những lần
vì phải đến chỗ không an toàn nên chúng tôi đã tìm cớ để không đưa Bác đi,
nhưng Bác không chịu. Bác nói: Khó khăn cần phải tìm cách khắc phục. Những
ngày ở Việt Bắc, ô tô không đi được vì đường đã phá để kháng chiến, không cho
địch dùng đường của ta để đánh ta. Chúng tôi chuẩn bị ngựa cho Bác đi nhưng
1


Bác nói: đi ngựa thì lộ mất, vì chỉ cán bộ cao cấp mới được đi ngựa. Vì vậy khi
cần đi xa mấy ngày đường Bác cũng chỉ đi bộ.
Hồi trước Cách mạng tháng Tám, ở Việt Bắc, chúng tôi đi giày kiểu đi
rừng, khi về Hà Nội, ở 12 Ngô Quyền, sàn nhẵn hay bị ngã nên chúng tôi thay
giày đế kếp. Kháng chiến trở lại chiến khu, đi về nông thôn giày này đi không
hợp, lại hay bị ngã, chúng tôi phải bỏ giày đi chân không, nhưng vì đau chân, mặt
mũi nhăn nhó. Bác nhắc chúng tôi phải tìm cách khắc phục không nên kêu ca
nhiều.
Năm 1948, ở xã Thắng Lợi bị địch tấn công phải về Khuôn Tát, thuộc xã
Phú Đình. Trời rét đậm, tôi và đồng chí Kỳ bàn nhau: Dự kiến phải đi hai ngày.
Tính Bác khẩn trương, không muốn rề rà, vì vậy có lúc lội suối đến nứt chân, Bác
vẫn đi. Đường đi lẽ ra đi hai ngày, Bác chỉ đi hơn một ngày. Nửa đêm đến nơi,
Bác nói:
- Cố một chút đi đến nhà nghỉ tốt hơn, nghỉ dọc đường nhiều phiền hà.
Đến nơi mọi người đau chân nằm cả, riêng Bác vẫn đi đi lại lại xem mọi
việc chuẩn bị đã tốt chưa.
Tôi được phục vụ Bác từ năm 1945. Trong thời gian ở gần Bác, tôi thấy ba
lần Bác bị ốm nặng.
Hồi mới về xã Tân Trào, tôi bị ốm Bác khuyên không nên nằm, nằm càng
thêm ốm. Bác ngồi làm việc thấy tôi nằm, Bác bảo phải dậy.
Ít lâu sau Bác bị ốm, có lúc Bác sốt run lên, nhưng không kêu, lúc sốt nặng
quá Bác ngả lưng một tí, rồi gượng dậy đi đi lại lại chứ kiên quyết không nằm.

Trong lúc mệt Bác vẫn làm việc, nhất là những lúc phải tiếp bọn Tàu Tưởng
đến quấy nhiễu. Bác không có thì giờ để nghỉ. Trước tình hình ấy, một số đồng chí
tỏ ra bực bội nhưng Bác lại rất bình tĩnh.
Bác ốm lần thứ hai là vào năm 1948. Lúc này Bác đang ở thôn Lục Giã. Tôi
được Bác cho đi học lớp chính trị do Trung ương mở. Bác vừa sốt, vừa đau răng.
Hàng ngày tôi đi học về vẫn thấy Bác ngồi làm việc.
Lần thứ ba Bác ốm là năm 1969, khi ấy tôi được phân công bảo vệ đoàn
cán bộ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình miền Nam do luật
sư Trịnh Đình Thảo dẫn đầu ra thăm miền Bắc. Khi đang bảo vệ đoàn đi tham
quan thì nhận được tin Bác ốm, tôi về ngay. Lúc này Bác lên cơn đau tim, mặt tái,
người đờ ra. Nhưng mỗi lần như vậy Bác chỉ để các bác sĩ chăm sóc cho Bác, chứ
tuyệt đối không hề rên rỉ một lời.
Những năm cuối đời, Bác yếu đi nhiều, khi Bác tiếp khách, chúng tôi phải
dìu. Bác phải chống gậy, nhưng lúc đến gần địa điểm thì Bác bảo chúng tôi lui ra
để Bác tự vào. Những ngày cuối Bác còn đến thăm phái đoàn cán bộ mới ở Hội
2


nghị Pari về, cách đó chỉ hai mươi ngày trước khi Bác mất, Bác vẫn vui vẻ, vì vậy
mọi người trong đoàn không biết là Bác đã yếu.
Kính thưa quý vị đại biểu, qua câu chuyên trên, ta thấy: không gì có được
mà không phải đánh đổi, cũng như không có giọt mồ hôi nào là hoài phí cho tất cả
sự cố gắng đã qua. Ở Bác chưa bao giờ có định nghĩa ngại khó, ngại khổ, bởi ngại
khó ngại khổ thì chẳng làm nổi việc gì. Và cũng ở Bác, chúng ta học được bài học
về thái độ, cách Bác ứng xử trong giải quyết những khó khăn của công việc. Vấn
đề nào cũng có thể giải quyết, khó khăn nào cũng sẽ vượt qua; vì thời cuộc cách
mạng, Bác chọn tự thân mình đi bộ mấy ngày đường thay vì đi ngựa. Câu chuyện
còn là bài học tinh thần hăng say làm việc, học tập, ở mọi lúc, mọi nơi của Bác;
về tinh thần lạc quan, quan tâm, động viên các chiến sĩ.
Bản thân là một công chức hành chính Nhà nước, là một đoàn viên công

đoàn, đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản HCM, tôi đã và đang không ngừng nổ
lực rèn luyện bản thân về sự quyết tâm, bền chí, tôi cũng đã không ngừng nổ lực
để vượt qua những chông chênh, khó khăn trong công việc và cuộc sống; luôn
phấn đấu để công việc nào cũng hoàn thành, không để xảy ra tình trạng thấy việc
nào dễ thì làm, việc nào khó thì đùn đẩy cho người khác, luôn tuân thủ sự phân
công của cấp trên. Trong quá trình làm việc, luôn tìm cách để giải quyết công việc
tốt nhất, không kêu ca, phàn nàn.
Kính thưa quý vị đại biểu, Học tập và thực hiện Nghị quyết 04 của BCH
TW Đảng khóa XII; tôi rất quan tâm về nhóm biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị. Tại Hội nghị này, tôi xin nêu biểu hiện thứ tám về “Tham vọng chức
quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí
công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng
nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận
động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không
lành mạnh”, trong đó xin nhấn mạnh về biểu hiện “chọn nơi có nhiều lợi ích,
chọn việc dễ, bỏ việc khó”
Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã tạo được những
chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cán bộ,
đảng viên ngại khó, ngại khổ, việc nào dễ, có lợi cá nhân thì tranh làm, việc nào
khó thì đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí không quan tâm hoặc làm quoa loa, hình
thức; ngại tìm những cách thức để giải quyết, làm theo lối mòn, xưa cũ.
Để đấu tranh, ngăn chặn với biểu hiện trên, tập thể Văn phòng HĐNDUBND cần rà soát, thực hiện nghiêm túc thông báo phân công nhiệm vụ của từng
thành viên, quy chế làm việc của cơ quan; từng cá nhân phải không ngừng học
tập, rèn luyện bản lĩnh, tập trung hướng tới mục tiêu công việc; tuyệt đối không
than vãn, kêu ca, nề hà trước những khó khăn.
3


Kính thưa quý vị, và cũng hôm nay đây, tôi xin được đọc to lời dạy của Bác
trích trong thư Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến năm

1946, như lời nhắc nhủ đối với thế hệ thanh thiếu niên, CBCC trẻ hiện nay “Một
năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của
xã hội. Qua năm mới, các cháu phải xung phong thực hành đời sống mới. Đời
sống mới là: Hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ; Phải siêng học,
phải siêng làm, phải tiết kiệm; Việc nên làm ta không chờ ai nhắn nhủ; Việc nên
tránh thì ta không đợi ai ngăn ngừa”.
Và cuối cùng, tôi xin mượn ca từ bài hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn để kết
lại nội dung hôm nay: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai”.
Phần thi kể chuyện của Văn phòng HĐND-UBND đến đây là kết thúc. Xin
cảm ơn BTC, BGK cùng toàn thể quý vị đã chú ý lắng nghe. Thay mặt Chi bộ VP
HĐND-UBND, tôi xin gửi đến các cô, các chị có một ngày 20/10 ý nghĩa, vui tươi
và hạnh phúc.

4



×