Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp – những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 87 trang )

VŨ THỊ HỒNG NHUNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2016 - 2018

VŨ THỊ HỒNG NHUNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG
LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VŨ THỊ HỒNG NHUNG


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107

PGS. TS. VŨ THỊ HỒNG YẾN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các
công trình khác.
Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài
của mình.

Người cam đoan

Vũ Thị Hồng Nhung


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Thị Hồng Yến
- người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Khoa Sau Đại học - Viện Đại
học Mở Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập hoàn thành Luận
văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài....................................................1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................3
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................3
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu............................. 3
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP .......................................................................................5
1.1. Những vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp .............................................................................5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
.....................................................................................................................5
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ........................................................... 8
1.1.3. Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định
của Luật cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ ....13
1.1.4. Khái quát về các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp ........15
1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp .....................................................24
1.2.1. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm .......................... 24
1.2.2. Hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành
viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý
của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu ......................................30
1.2.3. Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên
miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn ................................................34



1.3. Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp .................................38
1.3.1. Ưu điểm .......................................................................................... 38
1.3.2. Một số hạn chế ...............................................................................39
Chƣơng 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP ............................................................................................ 47
2.1. Khái quát về thực tiễn thực hiện pháp luật các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp .................................47
2.2. Một số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu
công nghiệp điển hình .....................................................................................51
2.2.1. Vụ việc tranh chấp giữa công ty dược Mediplantex và công ty
DTH năm 2007 ......................................................................................... 51
2.2.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu
công nghiệp của Mumuso ........................................................................58
2.2.3. Tranh chấp tên miền “ebay.com.vn” ............................................62
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ...................................................................................................................69
3.1. Nhóm kiến nghị điều chỉnh về kết cấu điều luật ...................................69
3.2. Nhóm kiến nghị bổ sung các quy định hƣớng dẫn ................................ 70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cạnh tranh không lành mạnh:

CTKLM


Sở hữu công nghiệp:

SHCN

Luật sở hữu trí tuệ:

LSHTT

Chỉ dẫn thƣơng mại:

CDTM

Luật cạnh tranh:

LCT

Trách nhiệm hữu hạn:

TNHH


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các chủ thể khi tham gia
hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò và giá trị của
quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN).
Ở nước ta, trong những năm gần đây, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ nói chung và quyền SHCN nói riêng đã trở thành một vấn đề nổi cộm, sự vi
phạm diễn ra ngày càng phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng hơn và cách

thức ngày càng đa dạng, tinh vi hơn. Ngoài các biện pháp bảo vệ quyền như: Biện
pháp dân sự, hình sự, hành chính, các chủ thể của quyền SHCN có một biện pháp
bảo vệ đặc biệt quan trọng là quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM)
trong lĩnh vực SHCN.
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nhưng trong
điều kiện kinh tế thị trường nói chung và trong lĩnh vực sở hữư trí tuệ nói riêng,
pháp luật phải điều tiết cạnh tranh để đảm bảo bảo vệ môi trường cạnh tranh, đồng
thời thúc đẩy hội nhập về kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHCN không chỉ làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh mà còn
xâm phạm đến quyền SHCN – tài sản quan trọng, nền tảng cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN
thường phức tạp hơn các hành vi CTKLM thông thường và gắn liền với quyền
SHCN, với những đối tượng đặc thù của quyền SHCN.
Có thể thấy, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN phức tạp hơn, có tác
động tới thị trường, tới hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế lớn hơn các
hành vi CTKLM thông thường. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn” để thực hiện luận văn của mình.

1


2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hành vi CTKLM nói chung và hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN nói
riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc độ, phạm vi khác nhau như:
- Luận án Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam của
tác giả Lê Anh Tuấn năm 2008; Luận văn Pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn của tác
giả Nguyễn Vũ Quỳnh Lâm năm 2006; Luận văn Hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp

dụng của tác giả Đặng Công Huân năm 2016; Luận văn Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
của tác giả Đặng Thị Hồng Tuyến năm 2013; Luận án Pháp luật về kiểm soát độc
quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam năm 2002; Luận văn Pháp
luật về chống cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh ở Việt Nam của tác giả Đinh Đức Minh năm 2012;
- Bài viết “Áp dụng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực
sở hữu công nghiệp” của tác giả Đặng Vũ Huân đăng trên Tạp chí Dân chủ pháp
luật số 8/2016; Bài viết “Cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ trong pháp
luật Việt Nam” của tác giả Bùi Thanh Lam đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số
14/2008; Bài viết “Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn
chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Quỳnh đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2009;

Các công trình đã nêu trên tuy đều nghiên cứu về hành vi CTKLM trong lĩnh
vực SHCN nhưng các bài viết trên tạp chí thường chỉ khai thác một khía cạnh của
vấn đề, luận văn, luận án tuy nghiên cứu một cách khá toàn diện song do thời gian
đã khá lâu nên không còn phù hợp với thực tiễn khi mà các văn bản quy phạm pháp
luật mới có hiệu lực và sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến sự thay đổi đa dạng
của các hành vi trên thực tế.

2


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật
hiện hành về hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN; nghiên cứu hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHCN trên thực tế để từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp
luật.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phân tích, làm rõ các đặc điểm pháp lý của các hành vi CTKLM trong lĩnh
vực SHCN và liên hệ thực tiễn.
- Làm sáng tỏ các khái niệm có liên quan về các hành vi CTKLM trong lĩnh
vực SHCN.
- Phân tích, bình luận, đánh giá thực trạng các quy định về hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHCN.
- Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi CTKLM trong
lĩnh vực SHCN.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật về hành vi
CTKLM trong lĩnh vực SHCN.
Luận văn nghiên cứu hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN trong phạm vi
quy định của Luật sở hữu trí tuệ (LSHTT) Việt Nam, các văn bản hướng dẫn, kết
hợp với các quy định của Luật cạnh tranh (LCT) và liên hệ với các hành vi trên thực
tế tại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để làm rõ các khái niệm, đặc điểm pháp lý và
thực tiễn các hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu

3


Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần phân tích, làm sáng tỏ các quy định của
pháp luật hiện hành về hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN, đánh giá được các
quy định đó.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần nêu được các hành vi CTKLM trên
thực tế, kết hợp với các phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành để đưa ra các kiến
nghị hoàn thiện pháp luật.


4


Chƣơng 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP
1.1. Những vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh
vực sở hữu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Khái niệm “cạnh tranh” từ lâu đã được nhắc đến trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống. Tùy vào mục đích, vào cách tiếp cận và phạm vi tiếp cận mà
mỗi tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau. Đối với hành vi CTKLM trong lĩnh
vực SHCN, cần nghiên cứu về khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế. Cạnh
tranh là một vấn đề tất yếu của đời sống kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các quốc gia
phát triển và đang phát triển. Tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được coi là
phương tiện thỏa mãn cung và cầu hiệu quả nhất của nền kinh tế. Nó vừa kích thích
kinh tế phát triển mạnh mẽ, vừa kích thích sự sáng tạo của xã hội, giúp tạo ra một
thị trường trong sáng, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Đặc trưng của nó là cạnh
tranh bằng chính tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, có mục đích thu hút khách
hàng không trái pháp luật và tập quán kinh doanh.
Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch". [4]
Theo từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 thì: Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành nhau cùng một
loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. [32]


5


Theo Từ điển Tiếng Việt: “Cạnh tranh là tranh đua giữa những cá nhân, tập
thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về phía mình”. [27]
Dù cách định nghĩa khác nhau song cạnh tranh theo các định nghĩa nêu trên
đều có các đặc trưng cơ bản như phải được diễn ra giữa hai chủ thể trở lên; đó là sự
ganh đua, kình địch của các doanh nghiệp trong việc tranh dành thị phần trên cùng
một thị trường liên quan. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động sản xuất,
kinh doanh đều phải đối mặt với sự cạnh tranh, phải có năng lực cạnh tranh và phải
chủ động cạnh tranh. Cạnh tranh mang lại hiệu quả tích cực, kích thích sự phát triển
của thị trường và sự không ngừng vươn lên của các doanh nghiệp. Tuy nhiên,
những hiệu quả tích cực đó của cạnh tranh chỉ có thể phát huy được khi tất cả
những chủ thể tham gia đều tuân thủ những nguyên tắc của cạnh tranh đó là cạnh
tranh một cách lành mạnh.
Hiện nay, dựa vào thực tế thị trường mà có hai cách phân loại về cạnh tranh:
cạnh tranh lành mạnh và CTKLM. Theo từ điển Black law dictionary thì: cạnh
tranh lành mạnh được hiểu là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay
thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh [32]. Theo định nghĩa này, có
thể hiểu CTKLM là sự thiếu minh bạch, không đúng đắn của đối thủ cạnh tranh.
Các hành vi CTKLM có thể là: dèm pha, bôi nhọ đối thủ nhằm hạ thấp uy tín,
chiếm đoạt thành quả đầu tư về trí tuệ, tài chính của doanh nghiệp khác… Các quốc
gia trên thế giới cũng đưa ra các khái niệm về CTKLM là hành vi: “trái với thực
tiễn thương mại trung thực” (Bỉ, Lúc – xăm – bua); “trái với nguyên tắc ngay tình” (
Tây Ban Nha, Thụy Sỹ)… [32].
CTKLM được định nghĩa trong pháp LCT của Cộng đồng các quốc gia độc
lập (SNG) là hành vi của các doanh nghiệp với mục đích thu lợi bất chính trong khi
tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, vi phạm nguyên tắc công bằng được tôn
trọng, vi phạm tập quán kinh doanh, vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh,
gây ra thiệt hại cho các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh hoặc gây ảnh

hưởng uy tín kinh doanh của họ. [11]

6


Trên phương diện nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành, LSHTT 2009 không đưa ra định nghĩa về CTKLM. Khoản 4 Điều 3 LCT định
nghĩa: “Hành vi CTKLM là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh
trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có
thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác, của người tiêu dùng”.
Dưới góc độ bảo vệ quyền SHCN, Công ước Paris năm 1883 tại Khoản 2
Điều 10bis có đề cập: Bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công
nghiệp và thương mại đều bị coi là hành động CTKLM.
Nhìn chung, hành vi CTKLM là những hành vi cạnh tranh cụ thể, đơn
phương, đi ngược với nguyên tắc xã hội, với đạo đức và truyền thống kinh doanh,
xâm phạm tới lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
Theo định nghĩa của LCT, hành vi CTKLM có các đặc điểm:
Thứ nhất, hành vi CTKLM được thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh trên
thị trường: Theo đó, chủ thể của hành vi CTKLM là doanh nghiệp theo nghĩa rộng,
bao gồm mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách
thường xuyên. LCT còn điều chỉnh hành vi của nhóm doanh nghiệp hoạt động có tổ
chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do (người bán hàng rong, bác sĩ, luật
sư, ...). Như vậy, phạm vi chủ thể thực hiện hành vi CTKLM rất rộng, hành vi
CTKLM có thể xảy ra ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, mọi
công đoạn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, hành vi nhằm mục đích cạnh tranh hoặc có thể gây ảnh hưởng tới
cạnh tranh: Đây là đặc điểm quan trọng, tiền đề để xác định một hành vi có phải là
hành vi CTKLM hay không. Nếu hành vi doanh nghiệp thực hiện trên thị trường
không nhằm mục đích cạnh tranh, không thể gây ảnh hướng tới năng lực cạnh tranh,

tới môi trường cạnh tranh thì sẽ không đặt ra vấn đề xem xét tính lành mạnh của nó.
Thứ ba, hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh
doanh: Các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh ở mỗi quốc gia lại có

7


sự khác nhau. Để xác định một hành vi có trái với các chuẩn mực thông thường về
đạo đức kinh doanh hay không cần căn cứ vào quy định của pháp luật - đây là căn
cứ đầu tiên và vô cùng quan trọng bởi nó quy định một cách cụ thể, chi tiết, dễ hiểu
những chuẩn mực đạo đức thông thường, phổ biến trong một văn bản có tính pháp
lý, mang tính quyền lực nhà nước. Ngoài các văn bản pháp luật, việc xác định còn
có thể xem xét thông qua thông lệ và tập quán kinh doanh tốt đẹp đã được thừa
nhận rộng rãi trong đời sống.
Thứ tư, hành vi gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước,
lợi ích của các doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng: Hậu quả của hành vi
có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra đối với lợi ích Nhà nước (tác động xấu đến thị
trường, ...), đến doanh nghiệp khác (mất uy tín, giảm thị phần, giảm doanh thu, ...)
hoặc đối với người tiêu dùng (thiệt hại về tài chính và sức khỏe). Nhìn chung, hậu
quả do hành vi CTKLM gây ra thường ở phạm vi hẹp, trong một vụ việc cụ thể
thường tác động đến những chủ thể nhất định, dễ dàng xác định được.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Ngày nay, các đối tượng SHCN đã trở thành một yếu tố quan trọng của nền
kinh tế và là một lợi thế cạnh tranh của chủ sở hữu các đối tượng đó. Tuy nhiên,
khác với các tài sản vật chất khác mà chủ sở hữu có thể chiếm hữu theo phương
thức thông thường như cất giữ, bảo vệ, trông coi thì các đối tượng SHCN là tài sản
trí tuệ, thứ tài sản không thể che giấu, không thể khóa kín trong tủ, nói một cách
khác là không thể chiếm hữu được nên rất khó có thể kiểm soát được các hành vi lợi
dụng xâm phạm, hoặc hành vi CTKLM của các chủ thể khác.

Đối với một doanh nghiệp, một khi đã xây dựng được thương hiệu uy tín thì
đó là nguồn lợi nhuận khổng lồ mà chủ doanh nghiệp phải cố gắng gìn giữ. Để tạo
dựng được một thương hiệu thì đi kèm với nó là các đặc điểm nhận diện, là các
CDTM, là tên miền. Rất khó để định giá được các CDTM, tên miền gắn với một
thương hiệu cụ thể bởi giá trị của nó tương ứng với giá trị của thương hiệu - giá trị

8


được định giá bằng thị trường, thể hiện bằng lòng tin, sự tín nhiệm của người tiêu
dùng, tức không có giới hạn và khó có thể đong đếm được. Hằng năm, các tổ chức
định giá nhãn hiệu trên thế giới thường tiến hành định giá các nhãn hiệu nổi tiếng
thế giới như Coca-cola, intel, Microsof, ... Theo thống kê của Tạp chí Forbes, năm
2018, nhãn hiệu Coca-cola có giá 57,3 tỷ USD, Apple có giá 182,8 tỷ USD, Google
có giá 132,1 tỷ USD, Microsoft có giá 104,9 tỷ USD [38]. Đối với một doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì giá trị tài sản phần lớn không nằm ở
tài sản vật chất mà nằm ở tài sản sở hữu trí tuệ, nằm ở các CDTM.
Bản chất của CDTM là giúp phân biệt hàng hóa của chủ thể này với chủ thể
khác, giúp người tiêu dùng nhận diện hàng hóa và dịch vụ để từ đó lựa chọn đúng
hàng hóa, dịch vụ mà mình mong muốn. Đằng sau mỗi CDTM là chất lượng của
sản phẩm được nhà sản xuất chân chính bảo đảm, là cả uy tín của doanh nghiệp, vậy
nên việc có được một nhãn hiệu nói riêng và CDTM nói chung có uy tín trên thị
trường không phải là điều dễ dàng. Thực tế cho thấy, không một nhãn hiệu nổi tiếng
nào không bị làm nhái, làm giả, bị sử dụng nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Việc bắt chước, lợi dụng CDTM cho một loại hàng hóa để nhằm trục lợi không phải
là một việc là quá khó vậy nên đây luôn là miếng mồi béo bở để các đối thủ cạnh
tranh không trung thực nhòm ngó để thực hiện các hành vi CTKLM.
Khoản 4 Điều 4 của LSHTT 2009 (LSHTT) nêu rõ: “Quyền sở hữu công
nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật

kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh”.
Quyền chống CTKLM là một phần của quyền SHCN. Đây là nội dung đặc
biệt của quyền SHCN bởi lẽ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền
liên quan, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng nhưng trong đó chỉ có
quyền SHCN có quyền chống CTKLM.

9


Điều 10bis Công ước Paris đưa ra một danh sách không đầy đủ bao gồm ba
hình thức CTKLM bị cấm, đó là:
(i) Mọi hành vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bất kỳ phương tiện nào, với cơ sở,
hàng hóa hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh;
(ii) Những tuyên bố sai trái trong công việc kinh doanh nhằm làm mất uy tín của cơ
sở, hàng hóa hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh;
(iii) Những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh nhằm lừa dối
công chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp về mục đích, hoặc
số lượng của hàng hóa.
LSHTT không đưa ra định nghĩa cụ thể về hành vi CTKLM trong lĩnh vực
SHCN mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là hành vi CTKLM trong lĩnh vực
SHCN. Cụ thể, Khoản 1 Điều 130 LSHTT quy định: “Các hành vi sau đây bị coi là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh
doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng,
chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung
cấp hàng hóa, dịch vụ;
c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn

hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử
dụng là đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không
được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự,
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ
dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi

10


dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý tương ứng.”
Theo đó, có thể hiểu hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN là hành vi
CTKLM liên quan tới việc sử dụng hoặc chuyển giao quyền SHCN, xâm hại quyền
SHCN và làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm mang đối tượng
của quyền SHCN. Như vậy quy định về hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN của
LSHTT có phạm vi rộng hơn Công ước Paris, ngoài các hành vi nhằm gây nhầm
lẫn, mấy uy tín, LSHTT còn quy định hai hành vi CTKLM liên quan đến hai đối
tượng đặc biệt là nhãn hiệu và tên miền.
Từ định nghĩa trên, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN có các đặc điểm
sau:
Thứ nhất, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN cũng là hành vi CTKLM,
tuy nhiên do đặc thù là hành vi vi phạm trong lĩnh vực SHCN, do LSHTT điều
chỉnh nên hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN không mang đầy đủ các đặc điểm
của hành vi CTKLM thông thường. Hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN chỉ
mang đặc điểm: Được thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh trên thị trường; gây
thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của các doanh
nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng.
Thứ hai, hành vi liên quan tới việc sử dụng hoặc chuyển giao quyền SHCN.
Khoản 2 Điều 2 LSHTT quy định: “Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí
mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý”. Tuy nhiên, không
phải tất cả các đối tượng của quyền SHCN đều là đối tượng mà thông qua việc sử
dụng hoặc chuyển giao, chủ thể thực hiện hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN.
Bốn hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN mà LSHTT đã quy định chỉ tác động
đến các CDTM bao gồm:
-

Nhãn hiệu: Khoản 16 Điều 4 LSHTT đã định nghĩa: “Nhãn hiệu là dấu hiệu

dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Dấu

11


hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được bao gồm từ
ngữ, cụm từ, logo, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này. Nhãn hiệu là CDTM
quan trọng và cũng là CDTM bị vi phạm nhiều nhất bởi lẽ nhãn hiệu là dấu hiệu
phổ biến nhất để người tiêu dùng nhận biết hàng hóa, dịch vụ; sự đa dạng, cấu tạo
nhiều thành phần của nhãn hiệu cũng dễ dẫn đến tình trạng sử dụng nhãn hiệu có
nhiều điểm tương đồng, dễ gây nhầm lẫn.
-

Tên thương mại: Khoản 21 Điều 4 LSHTT đã định nghĩa: “Tên thương mại

là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ
thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và
khu vực kinh doanh.”, trong đó khu vực kinh doanh “là khu vực địa lý nơi chủ thể
kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”. Tên thương mại thông
thường đều được thể hiện cụ thể, rõ ràng có thể là tập hợp các chữ cái, có thể kèm

theo chữ số, phát âm được, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi
đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tên thương
mại được sử dụng vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng nó để xưng danh trong
các hoạt động kinh doanh, thể hiện trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, hàng hoá
sản phẩm, bao bì hàng hoá và quảng cáo. Tên thương mại phải không trùng hoặc
tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng
trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, không trùng hoặc tương tự đến
mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được
bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
-

Chỉ dẫn địa lý: Khoản 22 Điều 4 LSHTT đã định nghĩa: “Chỉ dẫn địa lý là

dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ
hay quốc gia cụ thể”. Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa,
nguồn gốc là yếu tố quyết định tạo nên những đặc tính riêng biệt, tính chất, chất
lượng đặc thù của sản phẩm. Những đặc tính, tính chất, chất lượng đó được tạo nên
bởi các yếu tố về tự nhiên và con người hoặc cả hai. Chỉ dẫn địa lý không phải tên
thương mại hay nhãn hiệu, không thể tự sáng tạo nên mà nó sinh ra, tồn tại gắn liền
với một địa danh cụ thể. Địa danh cụ thể gắn với chỉ dẫn địa lý có thể rộng hoặc hẹp

12


tùy thuộc vào thực tế phạm vi mà sản phẩm được tạo thành đáp ứng các yêu cầu,
đặc tính đặc trưng. Phạm vi đó có thể là một quốc gia như Pháp, Nga, …, có thể là
một khu vực như Nha Trang, Phú Quốc, Bến Tre, …
-

Kiểu dáng công nghiệp: Khoản 13 Điều 4 LSHTT đã định nghĩa: “Kiểu dáng


công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối,
đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. Kiểu dáng công nghiệp chỉ
có thể là đối tượng tác động của hành vi CTKLM khi kiểu dáng công nghiệp có
những đặc điểm đặc biệt, khác biệt mà căn cứ vào đó người tiêu dùng nhận biết sản
phẩm và thương hiệu.
Thứ ba, hành vi làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm mang
đối tượng của quyền SHCN: LSHTT quy định các hậu quả do hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHCN gây ra như gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ; gây nhầm lẫn về xuất xứ,
cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa,
dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ; làm thiệt hại đến uy tín, danh
tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng
1.1.3. Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật
cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ
Về phạm vi áp dụng: Đối với hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN theo
quy định của LSHTT: Chỉ áp dụng trong lĩnh vực SHCN. LSHTT chỉ điều chỉnh
các hành vi CTKLM liên quan đến quyền SHCN với điều kiện đó là hành vi sử
dụng các đối tượng của quyền SHCN đang được bảo hộ. Chỉ có thể tạo thành hành
vi vi phạm quyền SHTT khi có một quyền SHTT hợp pháp đang được bảo hộ bị
xâm phạm. Các đối tượng của quyền SHCN chỉ được bảo hộ khi đã đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp văn bằng bảo hộ (Đối với nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý và kiểu dáng công nghiệp) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(đối với tên thương mại).

13


Đối với hành vi CTKLM theo quy định của LCT: LCT có phạm vi áp dụng

rộng hơn. Tất cả các hành vi thỏa mãn dấu hiệu luật định, không cần xét đến việc đã
đăng ký bảo hộ hay chưa đều có thể được bảo vệ. Ví dụ như trường hợp một nhãn
hiệu không đăng ký thì không thể căn cứ vào pháp luật về SHTT để bảo vệ khi bị
xâm phạm. Tuy nhiên, cũng trong trường hợp này lại hoàn toàn có thể áp dụng LCT
để điều chỉnh, theo đó hành vi sử dụng chỉ dẫn làm sai lệch nhận thức của khách
hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh là một dạng của hành vi
CTKLM, không phụ thuộc vào việc dấu hiệu chỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa.
Từ sự phân tích này có thể thấy những “đối tượng có liên quan đến SHTT” thuộc
phạm vi áp dụng LCT rộng hơn so với pháp luật về SHTT. Các đối tượng như khẩu
hiệu kinh doanh, biểu tượng, bao bì… nếu không được bảo hộ bằng các quy định
riêng về SHTT thì hoàn toàn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo vệ trong LCT.
Về mục đích điều chỉnh: LSHTT điều chỉnh hành vi CTKLM trong lĩnh vực
SHCN nhằm mục đích bảo vệ triệt để quyền SHCN, quyền chống CTKLM là một
nội dung quan trọng góp phần hoàn thiện chế định về bảo vệ quyền SHCN. Luật
SHTT hướng tới việc bảo hộ các đối tượng tài sản trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói
riêng mà quyền sở hữu được xác lập một cách rõ ràng, đầy đủ thông qua các thủ tục
đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ hoặc các tiến trình pháp lý khác do nhà nước quy
định. Sự bảo vệ pháp luật dành cho các đối tượng này do đó cũng là đầy đủ và vững
chắc nhất. Trong khi đó, LCT quy định và điều chỉnh các hành vi CTKLM nhằm
mục đích tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh,
bảo vệ các lợi thế cạnh tranh của các chủ thể, đặc biệt là những lợi thế cạnh tranh
không được bảo vệ.
Về yếu tố chủ thể: Đối với hành vi CTKLM theo quy định của LCT: Không
thể nói đến hành vi CTKLM khi mà trên thực tế các chủ thể không ở trong vị thế
“cạnh tranh” với nhau. Cụ thể, chỉ có thể kết luận về hành vi CTKLM nếu các chủ
thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm
thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan (Điều 3 khoản 1 LCT)
theo nguyên tắc được pháp luật các nước thừa nhận rằng “Mọi thương nhân trung

14



thực phải có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để cá biệt hoá sản phẩm
của mình nhằm không gây nhầm lẫn với sản phẩm khác”.
Đối với hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN theo quy định của LSHTT:
Có thể kết luận hành vi vi phạm quyền SHTT với bất kỳ chủ thể nào vi phạm độc
quyền của chủ sở hữu quyền SHCN đã được pháp luật quy định, không cần xem xét
đến vấn đề các chủ thể đó có vị thế cạnh tranh với nhau hay không. Ví dụ trong
trường hợp hai doanh nghiệp kinh doanh ở hai khu vực và địa bàn cách xa nhau,
không cùng thị trường địa lý liên quan, doanh nghiệp A đã sử dụng nhãn hiệu mà
doanh nghiệp B đã đăng ký. Doanh nghiệp A sẽ không bị xử lý theo quy định của
LCT nhưng sẽ bị xử lý về hành vi xâm phạm quyền SHCN, hành vi CTKLM trong
lĩnh vực SHCN.
Về yếu tố lỗi: Hành vi CTKLM là hành vi có lỗi cố ý theo pháp luật hiện
hành cũng như được ghi nhận từ lâu trong pháp luật các nước. Điều 40 của LCT chỉ
rõ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn phải “nhằm mục đích cạnh tranh”, do đó không thể
nói tới CTKLM khi mà chủ thể không biết mình đang thực hiện hành vi bị cấm. Đối
với lĩnh vực SHTT, lỗi không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành hành vi vi phạm.
Một khi các đối tượng của quyền SHTT đã được đăng ký theo đúng trình tự pháp
luật quy định thì các chủ thể khác được suy đoán là đã biết tới quyền của chủ thể
quyền, có nghĩa vụ phải biết và tôn trọng một cách tuyệt đối quyền SHTT. Do đó,
sẽ cấu thành hành vi vi phạm quyền SHTT mọi hành vi thuộc độc quyền của chủ sở
hữu quyền SHTT mà không được chủ sở hữu cho phép.
Như vậy, tuy cùng quy định về hành vi CTKLM nhưng LCT và LSHTT vẫn
có những điểm khác biệt. Các quy định này có ý nghĩa hỗ trợ, bổ sung cho nhau góp
phần tạo nên cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ để có thể xử lý các hành vi vi phạm
trên thực tế. Việc phân biệt hành vi CTKLM theo quy định của LCT và CTKLM
trong lĩnh vực SHCN theo quy định của LSHTT là rất cần thiết, giúp các chủ thể có
thể vận dụng linh hoạt, chính xác các quy định của pháp luật.
1.1.4. Khái quát về các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

 Sáng chế

15


Khoản 12 Điều 4 LSHTT định nghĩa: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới
dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng
dụng các quy luật tự nhiên.”.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp
ứng đồng thời 3 điều kiện là:
(i) Có tính mới: Sáng chế được xem là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai
dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong
nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu
tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Sáng chế
vẫn được coi là có tính mới trong các trường hợp sau:
-

Một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
Trong trường hợp này sáng chế chưa bị bộc lộ công khai bởi phạm vi người
biết xác định, giới hạn được và những người biết về sáng chế đều có nghĩa
vụ giữ bí mật về nó.

-

Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền
đăng ký và người có quyền đăng ký nộp đơn đăng ký trong thời hạn sáu
tháng kể từ ngày sáng chế được công bố.

-


Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa
học.

-

Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại triển lãm quốc gia Việt
Nam hoặc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

(ii) Có trình độ sáng tạo: Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu các giải
pháp kỹ thuật là một bước tiến sáng tạo, không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với
người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
(iii) Có khả năng áp dụng công nghiệp: Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng
công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm
hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả
ổn định.

16


Nếu sáng chế không có trình độ sáng tạo, chỉ có tính mới và khả năng áp
dụng công nghiệp, đồng thời không phải là hiểu biết thông thường thì sẽ được bảo
hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế:
(i) Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.
(ii) Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn
luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.
(iii) Cách thức thể hiện thông tin.
(iv) Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.
(v) Giống thực vật, giống động vật.
(vi) Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà

không phải là quy trình vi sinh.
(vii) Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
 Kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 LSHTT: “Kiểu dáng công nghiệp là
hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu
sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”
Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ khi đáp ứng đủ ba điều kiện:
(i) Có tính mới: Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đánh giá dựa trên sự
khác biệt so với những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai trong nước
hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn
được hưởng quyền ưu tiên. Sự khác biệt phải là đáng kể mới được coi là có tính
mới. Sự khác biệt đáng kể được xác định dựa trên một số điểm: khác biệt về đặc
điểm tạo dáng dễ nhận biết, ghi nhớ; khác biệt về đặc điểm giúp phân biệt tổng thể
kiểu dáng công nghiệp đó với kiểu dáng công nghiệp khác. Kiểu dáng công nghiệp
chỉ được coi là có tính mới khi chưa được bộc lộ công khai, trong trường hợp một

17


số người có hạn biết và có nghĩa vụ giữ bí mật thì kiểu dáng công nghiệp cũng chưa
bị bộc lộ công khai.
(ii) Có tính sáng tạo: Cũng giống như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được coi là
có tính sáng tạo khi kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ
dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
(iii) Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả
năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm
có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp
hoặc thủ công nghiệp. Cũng giống như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp sẽ không
có giá trị nếu không có khả năng áp dụng, không mang lại lợi ích thực tế. Chính vì
vậy điều kiện có khả năng áp dụng công nghiệp là điều kiện bắt buộc để sáng chế và

kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
 Nhãn hiệu
LSHTT định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 LSHTT: “Nhãn hiệu là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Trong đó,
có một số loại nhãn hiệu đặc biệt, bao gồm: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn
hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ
chức đó”, “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép
tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để
chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng
hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc
tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”, “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn
hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm,
dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”, “Nhãn hiệu nổi
tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt
Nam”.
Nhãn hiệu được đề cập đến trong hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều
130 LSHTT là nhãn hiệu nói chung, bao gồm cả nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng

18


×