tÝch hîp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng
trong m«n tiÕng viÖt líp 3
TrÇn M¹nh Hëng
Vô GD TiÓu häc, Bé GD&§T
I. nội dung tích hợp
HS hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của MTTN ở
các địa phương trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng để
dạy kiến thức, kĩ năng, thể hiện các phân môn: Tập đọc,
Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm
văn.
HS thấy được tác hại của việc phá hoại môi trường :
gây nên những thiệt hại lớn qua các trận lũ, giông
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường : trồng cây, bảo vệ
thiên nhiên ; góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường
của quê hương đất nước.
II. phương thức tích hợp cụ thể
trong giảng dạy tiếng việt 3
Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về
GDBVMT, GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ và
sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ
một cách tự nhiên về ý thức BVMT. Đây là điều kiện tốt
nhất để nội dung GDBVMTphát huy tác dụng với HS
thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt.
a) Phân môn Tập đọc
Bài Cảnh đẹp non sông (TV3, T1, tr 97)
HS luyện đọc các câu CD nói về cảnh đẹp thiên nhiên của
một số địa phương trên đất nước ta. GV hướng dẫn HS luyện
đọc, tìm hiểu bài (theo CH SGK) để cảm nhận được nội dung,
thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý thức BVMT
Bài Cửa Tùng (TV3, T1, tr109)
HS luyện đọc bài văn tả cảnh đẹp của bãi biển Cửa Tùng, tìm
hiểu bài để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, nâng
cao ý thức BVMT.
Bài Vẽ quê hương (TV3, T1, tr 88)
GV hướng dẫn HS luyện đọc, trả lời CH SGK (chú ý câu 1), từ
đó giúp các em trực tiếp cảm nhận vẻ đẹp nên thơ của quê hư
ơng thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta.
b) Phân môn Kể chuyện
Thông qua một số câu chuyện trong SGK Tiếng Việt 3 do HS
tập kể trên lớp (theo yêu cầu của CT), GV có thể giúp các em
trực tiếp cảm nhận được nội dung BVMT.
KC tuần 12 : Nắng phương Nam (TV 3, T1, tr 95) Giáo
dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền
Nam.
KC tuần 32 : Người đi săn và con vượn (TV 3, T2, tr 114)
Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy
tình nghĩa trong môi trường thiên nhiên.
c) Phân môn Chính tả
Hầu hết các bài Chính tả có nội dung gắn với các bài Tập đọc
đã học. Một số bài Tập đọc nội dung trực tiếp nói về GDBVMT
lại được khắc sâu trong giờ Chính tả càng làm cho HS nâng cao
ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường Xanh-Sạch-Đẹp và bồi dư
ỡng tình cảm yêu mến quê hương đất nước cho HS.
Đáng chú ý ở một số văn bản dùng để dạy riêng trong giờ
Chính tả cũng có nội dung trực tiếp GDBVMT, như : Quê hư
ơng ruột thịt (T 10), Tiếng hò trên sông (T 10), Chiều trên
sông Hương (T 12), Đêm trăng trên Hồ Tây (T 13), Vầng
trăng quê em ( T17),... ở những bài này, HS được biết thêm
những cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu
quý MT xung quanh, có ý thức BVMT.