Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đề tài Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Việt lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.93 KB, 30 trang )

ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỉ 21, do tốc độ phát triển của xã hội, cùng với xu thế hội
nhập quốc tế và toàn cầu hóa, giáo dục và đào tạo của Việt Nam đã được ưu tiên
ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách phát triển quốc gia. Để đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực
cho sự phát triển của thời đại, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết
số 29-NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Khâu then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực là đổi mới mục tiêu giáo dục. Đại hội XII đã nâng tầm các
quan điểm trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung
ương 8 khoá XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành Văn
kiện Đại hội Đảng. Trong đó, khẳng định: Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ
yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học. Đây là là một bước chuyển đổi căn bản của giáo dục Việt Nam, hướng vào
đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Mục tiêu giáo dục truyền thống chủ yếu là
coi trọng trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Thực hiện
Nghị quyết 29 của Đảng, ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới toàn diện với
nhiều nội dung khác nhau. Trong các nội dung đổi mới hiện nay, dạy học theo
hướng phát triển năng lực người học là nội dung cơ bản, trọng tâm được triển
khai rộng rãi ở tất cả các cấp học, môn học.
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc
tiểu học.Bởi lẽ tiếng Việt là một môn học giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức
mới đồng thời là công cụ để học sinh có thể học tập và tìm hiểu với các môn học


khác. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh, việc học
Tiếng Việt sẽ giúp các em hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn
1


Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc
của mình một cách chính xác và biểu cảm. Ngoài ra, tầm quan trọng của Tiếng
Việt ở bậc tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng
sống cần thiết cho trẻ.. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp
trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự
nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
Như vậy có thể khẳng định, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong
hệ thống giáo dục của đất nước, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học
– lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về nhân cách và tư duy. Tiếng Việt
không những là “công cụ của tư duy” mà còn bước đệm để hình thành nhân cách
của một đứa trẻ. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện
ở bậc tiểu học cần phải đổi mới trong dạy học tất cả các môn học và đặc biệt là
môn Tiếng Việt. Nội dung đổi mới cần phải toàn diện, trong đó đổi mới tổ chức
dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm.
Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất bước đầu đã được triển khai ở một số trường tiểu học. Tuy nhiên,
quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học
sinh phát huy được năng lực, tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau
trong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫn
còn là một thách thức rất lớn đối với tất cả giáo viên.
Xuất phát từ những lí do trên, nên tôi đã lựa chọn vấn đề:" Tổ chức dạy học
môn Tiếng Việt lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực” làm đề tài nghiên cứu .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong việc tổ chức dạy học môn

Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực.
Vận dụng tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học theo định
hướng phát triển năng lực.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
Là quá trình dạy học môn tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học.
2. Đối tượng nghiên cứu
Là quy trình tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học theo định
hướng phát triển năng lực.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2


- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề tổ chức dạy học môn
Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực.
- Thực nghiệm tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học theo
định hướng phát triển năng lực.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung giới thiệu và giải quyết những vấn đề về việc tổ chức dạy học
môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Dạy học phát triển năng lực
Một trong những điểm đổi mới và xu thế chung của chương trình giáo dục
phổ thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạy
học cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người
học. Với Việt Nam, đây là yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi mới
theo nghị quyết 29 ( 2013) của Đảng và Nghị quyết số 88 (2014) của Quốc hội.
1.1.Năng lực và dạy học phát triển năng lực
Năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh competentia“. Ngày nay
khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Tiếp thu quan niệm về
3


năng lực của các nước phát triển, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của
Bộ Giáo dục & Đào tạo ( tháng 7 năm 2017) đã xác định:
-

Năng lực: Là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất

sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp
các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý
chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong
muốn trong những điều kiện cụ thể. Có hai loại năng lực lớn:
+ Năng lực cốt lõi: Là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cần
phải
có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.

+ Năng lực đặc biệt: Là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao,
kỹ
năng sống,… nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người.
Cũng theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năng lực cốt lõi gồm
năng lực chung và năng lực chuyên môn.
- Năng lực chung là năng lực được tất cả các môn học và hoạt động giáo
dục góp phần hình thành, phát triển như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực
giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn là năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu
thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực ngôn
ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công
nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo
dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu)
của học sinh.
1.2.Dạy học định hướng nội dung và dạy học phát triển năng lực
Từ những năm 90 của thế kỉ trước, khi so sánh quốc tế về thiết kế chương
trình giáo dục phổ thông, người ta thường nêu hai cách tiếp cận chính là tiếp cận
dựa vào nội dung hoặc chủ đề ( Chương trình theo nội dung) và tiếp cận dựa vào
kết quả đầu ra (Chương trình theo kết quả đầu ra).
4


Chương trình theo nội dung là loại chương trình tập trung xác định và nêu
ra một danh mục đề tài của một lĩnh vực/môn học nào đó. Tức là tập trung trả lời
câu hỏi: Chúng ta muốn học sinh cần biết những gì? Cách tiếp cận này chủ yếu
dựa vào cấu trúc nội dung học vấn của một khoa học bộ môn tương ứng với bậc
đại học để thu nhỏ lại cho cấp phổ thông nên thường mang tính “hàn lâm”, nặng
về lí thuyết và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú ý đến các giai đoạn
phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học.

Chương trình theo kết quả đầu ra là cách tiếp cận nêu rõ kết quả, những
khả năng hoặc kĩ năng mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn
học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể ( theo NIER 2 – 1999). Nói cách
khác chương trình này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn học sinh biết và có
thể làm được những gì? Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực
được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu
hướng giáo dục quốc tế. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực
có thể coi là một tên gọi khác hay một mô hình cụ thể hoá của chương trình
định hướng kết quả đầu ra, một công cụ để thực hiện giáo dục định hướng điều
khiển đầu ra. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, mục
tiêu dạy học của chương trình được mô tả thông qua các nhóm năng lực.
2. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực ở bậc tiểu học
2.1. Mục tiêu
Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển
những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh
thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân,
gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh
hoạt.
2.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh
những năng lực cốt lõi sau:
- Năng lực chung (gồm 10 năng lực): Năng lực tự chủ và tự học, giao
tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự
nhiên và xã hội, Năng lực công nghệ, năng lực tin học, thẩm mĩ, thể chất.
- Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu
thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ,
năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ,
năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
5



Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo
dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu)
của học sinh.
3.Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực trong dạy học môn
Tiếng Việt ở tiểu học
3.1.Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (đọc,
viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn với việc học Tiếng Việt
nhằm từng bước tạo ra ở học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập ở tiểu
học và các bậc học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi.
- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh
các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán...).
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con
người, về văn hoá và văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó:
- Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt,
lẽ phải và sự công bằng trong xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói
quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
- Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: có tri thức,
biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh,
ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.
3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học
Năng lực trong môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt lớp
là năng lực ngôn ngữ. Đó chính là khả năng sử dụng tiếng nói và chữ viết trong
giao tiếp, thể hiện ở các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Đây chính là biểu hiện rõ
nhất của năng lực giao tiếp, một năng lực chung hết sức quan trọng dối với
người học, năng lực công cụ. Năng lực ngôn ngữ được thể hiện thông qua các
tiêu chí sau:
- Đọc trôi chảy và hiểu đúng các văn bản thuộc các kiểu loại khác nhau có

chủ đề, nội dung phù hợp với lứa tuổi; biết phản hồi về các văn bản đã học; có
thói quen tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc.
6


- Viết được các văn bản thuộc các kiểu loaị khác nhau có chủ đề, nội dung
phù hợp về lứa tuổi, phục vụ yêu cầu học tập và đời sống; bảo đảm các yêu cầu
về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách văn bản.
- Biết nói rõ ràng, mạch lạc; biết trình bày một cách thuyết phục và bảo vệ
quan điểm cá nhân, có tính đến quan điểm của người khác trong giao tiếp.
- Hiểu ý kiến người khác trong giao tiếp thông thường; chắt lọc được thông
tin quan trọng, bổ ích từ bài thuyết trình, các cuộc đối thoại, thảo luận, tranh
luận và có phản hồi linh hoạt phù hợp.
4. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo định hướng phát
triển năng lực
4.1. Phương pháp dạy học
Trong dạy học nói chung, đã có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu về phương
pháp dạy học. Theo các tác giả trong cuốn “ Dạy học phát triển năng lực môn
Tiếng Việt tiểu học” – NXB ĐHSP thì “ Phương pháp dạy học là cách thức hoạt
động của giáo viên khi thực hiện dạy học; quy định mô hình hoạt động của giáo
viên nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh dối tượng và đạt mục tiêu bài học”.
Xuất phát từ bản chất của chương trình phát triển năng lực, có thể xác định
một số phương pháp dạy học đặc thù trong môn Tiếng Việt ở tiểu học như sau:
- Phương pháp dạy đọc đúng và đọc diễn cảm.
- Phương pháp dạy đọc hiểu.
- Phương pháp dạy viết đúng.
- Phương pháp dạy viết đoạn văn và văn bản.
- Phương pháp dạy nói và nghe.
Trong mỗi phương pháp dạy học lớn nêu trên có nhiều biện pháp và kĩ
thuật dạy học. Vì vậy để đạt được mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển

năng lực, người giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy
học, hình thức dạy học cho phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học, đối tượng
học sinh, điều kiện cơ sở vật chất…
4.2. Yêu cầu cơ bản của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học theo định
hướng phát triển năng lực
a. Phát huy tính tích cực của người học
Đề đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, giáo viên cần chú ý hình thành cho
học sinh cách học, tự học, từ phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đến
cách thức tạo lập văn bản và nghe – nói; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều
kiểu loại văn bản khác nhau để các em có thể học tập suốt đời và có khả năng
giải quyết các vấn đề trọng cuộc sống. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các
hoạt động cho học sinh; hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ để các em từng bước hình
7


thành và phát triển các phẩm chất và năng lực mà chương trình giáo dục mong
đợi.
GV cần khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm, vốn hiểu biết đã có của người
học về vấn đề đang học; khuyến khích Hstrao đổi, tranh luận, khám phá, sáng
tạo…bên cạnh việc phát huy tính tích cực của người học,GV cần chú ý về tính
chuẩn mực của người thầy cả về tri thức và kĩ năng sư phạm.
b. Dạy học tích hợp và phân hóa.
Đòi hỏi GV phả thấy được mối liên hệ nội môn (đọc, viết, nghe, nói), theo
đó nội dung dạy đọc có liên quan đến các nội dung dạy viết, nói và nghe và
ngược lại. Cùng với yêu cầu tích hợp nội môn, trong khi dạy đọc, viết, nói, nghe
GV còn phải biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, hợp
lí vào giờ học có các yêu cầu giáo dục liên môn (Đạo đức, Lịch sử, Địa lí…).
Dạy học phân hóa được thực hiện bằng nhiều cách: Nêu câu hỏi, bài tập
theo nhiều mức độ khác nhau; yêu cầu tất cả HS đều làm việc và lựa chọn vấn
đề phù hợp với mình; khuyến kkhichs sự mạnh dạn, tự tin… của HS

c. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học.
GV cần tránh máy móc rập khuôn, không tuyệt đối hóa một phương pháp
dạy học nào mà cần phải biết vận dụng các phương pháp phù hợp với đối
tượng, bối cảnh, nội dung, mục đích giờ học. Có thể chọn lựa một cách linh
hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực
hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được
nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức,
hướng dẫn của GV”.
Cần mở rộng không gian dạy và học, không chỉ giới hạn trong phạm vi lớp
học mà còn có thể tổ chức ngoài lớp học.Việc sử dụng phương pháp dạy học
gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối
tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá
nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương
pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui
định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội
dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông
tin trong dạy học.
-

8


II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 5
Mục tiêu của môn Tiếng Việt của tiểu học ở lớp 5 là:
Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,
nói đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi.

- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác của
tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát quá, trừu tượng quá).
-

Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá và văn học của
Việt Nam và nước ngoài.
-

Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam.
-

-

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

2. Cấu trúc chương trình
SGK Tiếng Việt 5 (2 tập) gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ
điểm, học trong 3 tuần (trừ chủ điểm Vì hạnh phúc con người học trong 4 tuần).
Mỗi đơn vị học gắn với một chủ điểm lại được chia thành các phân môn (Tập
đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn), căn cứ vào nhiệm
vụ rèn luyện kĩ năng của từng phân môn.
-

Nội dung các chủ điểm học tập trong SGK Tiếng Việt lớp 5 là tình yêu hoà
bình, quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường công bằng xã hội, thể hiện
tinh thần nhân đạo quốc tế… Giữa và cuối mỗi học kì đều có 1 tuần dành cho ôn
tập và kiểm tra. Các tuần dành để ôn tập và kiểm tra là 10, 18, 28 và 35

CÁC CHỦ ĐIỂM TRONG SGK TIẾNG VIỆT LỚP 5
STT
TÊN CHỦ ĐIỂM
1
Việt Nam – Tổ quốc em
2
Cánh chim hoà bình
3
Con người với thiên nhiên
4
Giữ lấy màu xanh
5
Vì hạnh phúc con người
6
Người công dân
7
Vì cuộc sống thanh bình
8
Nhớ nguồn
9
Nam và nữ
10
Những chủ nhân tương lai
9


3.Các phân môn trong SGK Tiếng Việt lớp 5 thể hiện chủ điểm như thế
nào?
- Với phân môn Tập đọc: Gồm hệ thống văn bản đa dạng phong phú thuộc
các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học đã tuyển chọn và đưa vào

SGK Tiếng Việt 5 đều có nội dung phù hợp với chủ điểm. Câu hỏi tìm hiểu bài
cũng nhằm vào những vấn đề liên quan giúp HS hiểu chủ điểm sâu hơn.
-Với phân môn Kể chuyện: Phân môn Kể chuyện ở lớp 5 tiếp tục củng cố
và phát triển các kĩ năng kể chuyện đã được hình thành từ các lớp dưới đồng
thời mở rộng yêu cầu với ba kiểu bài tập : Nghe − kể lại câu chuyện vừa nghe
thầy (cô) kể trên lớp; Kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ Kể chuyện; Kể
chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Phân môn Tập làm văn có nội dung gắn với các chủ điểm và thể hiện rõ
yêu cầu tích hợp, đặc biệt tích hợp với phân môn Tập đọc.
- Trong phân môn Luyện từ và câu, phần Mở rộng vốn từ thể hiện rất rõ
chủ điểm. ở phần này, HS được hướng dẫn để tìm từ theo mẫu trong SGK, sắp
xếp chúng theo hệ thống hoặc giải nghĩa... Các từ đều thể hiện chủ điểm đang
học. ở các phần khác, SGK thường sử dụng ngữ liệu là những đoạn trích từ các
bài tập đọc đã học hoặc ngữ liệu có liên quan đến chủ điểm đang học. Phân môn
Luyện từ và câu lớp 5 có phần hệ thống hoá tất cả các nội dung về từ và câu mà
HS được học ở cấp Tiểu học.
- Trong phân môn Chính tả, các bài nghe - viết, nhớ - viết đều được trích
hoặc tóm tắt từ bài tập đọc; trong trường hợp chọn ngữ liệu mới thì ngữ liệu ấy
cũng có nội dung phù hợp với chủ điểm của tuần. Các bài tập điền chữ, điền
vần, tìm tiếng có âm, vần cho trước nhiều khi cũng góp phần làm rõ thêm chủ
điểm.
4. Thực trạng việc tổ chức dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát
triển năng lực ở trường tiểu học
Qua hoạt động trò chuyện, điều tra, phân tích kết quả điều tra về thực trạng
việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học tôi
thấy còn tồn tại những vấn đề sau:
 Thứ nhất: Hầu hết các giáo viên đều đã áp dụng dạy học theo định hướng
phát triển năng lực trong giảng dạy ở tất cả các môn học trong trường tiểu
học, trong đó các giáo viên đều khẳng định môn Tiếng Việt là môn học
quan trọng ở cấp tiểu học và cần phải tổ chức dạy học theo định hướng

phát triển năng lực ở môn học này. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của giáo
10


viên về bản chất của vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực
còn nhiều hạn chế. Hầu hết giáo viên còn mơ hồ với vấn đề này. Họ cảm
thấy rất lúng túng khi thực hiện.
 Thứ hai: Đa số giáo viên đều hiểu được ý nghĩa to lớn, vai trò quan trọng và
sự cần thiết của dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường ở tiểu
học và họ đã được tham gia tập huấn về vấn đề này. Tuy nhiên số buổi tập
huấn còn ít nên hiểu biết của giáo viên về vấn đề này còn hạn chế.
 Thứ ba: Trong qua trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực hiện
nay ở trường tiểu học, giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh
nghiệm, phương pháp, tài liệu chưa thống nhất; khó khăn về phía học sinh,
nội dung chương trình học, khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất…Những
khõ khăn đó khiến cho việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển
năng lực ở trường tiểu học chưa đạt được kết quả như mong muốn.

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
I. Dạy đọc hiểu văn bản văn học ở tiểu học
1.Thế nào là “đọc hiểu sâu” theo định hướng phát triển năng lực (ĐHPTNL)
“Đọc hiểu sâu” theo ĐHPTNL yêu cầu trong quá trình đọc, cần thiết phải
biến quá trình hướng dẫn đọc thành tự đọc. Trên cơ sở hướng dẫn của GV, HS
có thể đưa ra những quan điểm riêng đồng thời có cách nhìn nhận về tác phẩm,
cuộc sống theo cách riêng của mình. Thông qua việc hiểu giá trị tác phẩm, HS
biết cách tự điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình cho phù hợp.
Dạy học đọc – hiểu theo hướng năng lực không nhằm truyền thụ 1 chiều
cho HS những cảm nhận của GV về văn bản được học, mà hướng đến việc cung

cấp cách đọc, cách tiếp nhận, khám phá những vấn đề về văn bản. Hoạt động
đọc – hiểu cần thực hiện theo trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao.
2.Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản truyện theo định hướng phát triển
năng lực
2.1.Tóm tắt/kể lại câu chuyện
Đây là cách đọc hiểu tương đối dễ đối với HS. GV cần hướng dẫn HS dùng
lời văn của mình để tóm tắt/kể lại chuyện. Để HS có thể làm tốt việc này, sau khi
11


HS đọc xong câu chuyện, GV có thể yêu cầu HS trả lời 6 câu hỏi : Ai? Ở đâu?
Khi nào? Cái gì? Tại sao? Bằng cách nào? để tìm ra các ý chính câu chuyện.
2.2.Tạo kết nối
Tạo kết nối là tìm ra mối liên hệ giữa cái mình đang đọc/tìm hiểu với sự vật,
sự việc, con người mình từng biết. Có 3 cách tạo kết nối như sau:
- Liên hệ giữa truyện (hay sách, phim) với bản thân mình hay những gì đã
trải nghiệm.
- Liên hệ chéo giữa các truyện với nhau, liên hệ giữa truyện đang đọc/xem
với những truyện (phim) đã xem.
- Liên hệ giữa truyện với thế giới hiện thực. Đây là kiểu liên hệ thể hiện rõ
nhất nguyên tắc dạy đọc gắn với phát triển năng lực.
2.3.Đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi giúp HS hiểu văn bản hơn và kích thích đào sâu nghiên cứu
cũng như đọc mở rộng. Các câu hỏi trong SGK được coi như “phần cứng”. Đặt
câu hỏi theo hướng năng lực, GV có thể thêm “phần mềm”. Việc đặt câu hỏi
được tiến hành vào trước, trong và sau khi đọc.
2.4.Dự đoán
Dựa trên việc hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản, GV có thể gợi ý cho
HS để dự đoán bước tiếp theo của nhân vật, tình huống. Có 2 cách dự đoán:
- Dự đoán đơn giản: HS dự đoán phần kết theo đúng nội dung câu chuyện.

- Dự đoán khó hơn: HS sẽ nêu những dự đoán của mình dựa trên những
thông tin văn bản cung cấp.
2.5.Suy luận
Phương pháp này khó hơn dự đoán vì không chỉ dựa vào những gì HS đọc
từ văn bản mà còn phải kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm ngoài đời mà HS
tích lũy, học hỏi được.
Để tập cách đọc hiểu này, GV nên hướng dẫn HS giải quyết tình huống nhỏ
trước rồi mới áp dụng vào truyện đang học/đọc. Đây là kĩ năng khó nhưng rất tốt
cho hướng phát triển năng lực của HS. Nếu thành thạo kĩ năng này các em sẽ
hiểu ẩn ý của tác giả, đồng thời có kiến thức về đời sống muôn màu.
2.6.Kết luận
Phương pháp này đòi hỏi HS phải rút ra kết luận dựa trên những suy đoán,
suy luận của mình. Kĩ năng này thường được áp dụng với những câu chuyện có
nhiều tầng ý nghĩa.
Những mẫu câu dùng cho cả 3 phương pháp đọc hiểu Dự đoán, suy luận,
Rút ra kết luận là:
- Em có nghĩ…
12


Em đoán…
Có thể là…
Em cho rằng…
2.7.Vận dụng kiến thức nền
- Kiến thức nền gồm: vốn sống, những trải nghiệm đã có, từng làm; môi
trường, lối sống, văn hóa, gia đình; những kiến thức từ việc đọc sách hay đi trải
nghiêm.
- Để HS có kiến thức nền phong phú, GV cần nói chuyện, kể thêm những
hiểu biết về cuộc sống xung quanh bài học cho HS; tạo cơ hội đẻ các em tiếp
xúc với nhiều trải nghiệm khác nhau.

- HS cần thực hiện những yêu cầu sau:
+ Đọc thêm cuốn sách có liên quan.
+ Thực hành.
+ Xem phim (nếu có) trước khi đọc truyện.
+ quan sát sự vật, hiện tượng liên quan đến đề tài của câu chuyện.
+ Hỏi những người xung quanh những gì họ biết về chủ đề mình sắp đọc.
2.8.Góc nhìn/Giọng kể của tác giả.
Đây là một trong những cách giúp HS có được tư duy phản biện. Trong quá
trình dạy đoc – hiểu, Hs cần xác định được ngôi kể. Có 2 góc nhìn để kể chuyện:
- Người kể xưng “tôi” (chúng tôi): Truyện hay đoạn văn, câu văn được kể
bằng giọng, góc nhìn của tác giả.
- Người kể ẩn: Người kể tự gọi tên các nhân vật, tự giấu mình đi như là
không có mặt.
2.9.So sánh
Các bài tập đọc trong SGK được sắp xếp theo chủ đề nên đây cũng là cơ hội
để luyện kí nằn so sánh đối chiếu không chỉ cho môn Tập đọc mà cho cả các
môn học khác nữa. Gv có thể hướng dẫn HS dùng sơ đồ hình tròn để lên ý tưởng
khi so sánh.
-

Khác nhau

Giống Khác nhau
nhau

13


3.Quy trình dạy học sinh đọc hiểu văn bản văn học
3.1.Những yêu cầu nhằm đảm bảo hiệu quả dạy đọc hiểu văn bản

Để đảm bảo hiệu quả của việc dạy đọc hiểu văn bản văn học, cần lưu ý
những đặc điểm cơ bản sau:
a Về quan niệm dạy đọc hiểu văn bản
Dạy đọc văn bản trong nhà trường chính là quá trình tương tác giữa cá nhân
HS với chính mình, với văn bản và với xung quanh. Thông qua quá trình này,
HS dựa trên kiến thức nền tảng của mình để kiến tạo nghĩa cho tác phẩm. Nghĩa
là HS hiểu văn bản theo cách của riêng mình dựa vào hiểu biết cũng như trải
nghiệm của bản thân. Từ đó phát triển năng lực cảm thụ, giao tiếp… của các em.
Qua quá trình dạy đọc hiểu văn bản GV cũng giúp HS yêu thích tác phẩm hơn
và biết dùng những kinh nghiệm này vào cuộc sống.
b Về chương trình sách giáo khoa.
Chương trình cần có độ mở nhất định nhằm hướng tới hình thành phẩm chất
và phát triển năng lực. Chương trình nên khuyến khích có nhiều bộ SGK.
c Về phương pháp giảng dạy
- Không nên áp đặt cách hiểu của GV về văn bản đối với HS.
- Chú ý bối cảnh lịch sử khi HS thực hiện hoạt động đọc: GV không nên chỉ
chú trọng vào bối cảnh lịch sử, xã hội ở thời điểm văn bản được sáng tạo mà còn
phải chú ý tới bối cảnh khi HS đọc văn bản để làm tăng sức sống, ý nghĩa của
văn bản đối với cuộc sống của HS.
- Kĩ thuật đọc: bản chất của kĩ thuật đọc là học đọc thành tiếng và đọc thầm.
Việc đọc thành tiếng diễn ra trước đọc thầm.
- Đọc diễn cảm tác phẩm: Đọc diễn cảm tác phẩm để các em đồng cảm với
nhân vật, góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ.
- Đọc hiểu: Sau khi đọc xong một tác phẩm, GV có thể cho HS kể lại, viết lại,
đóng vai, đọc thơ, các trò chơi…để các em cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm.
HS được thảo luận, trao đổi , phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm.
- Hình thành thói quen tự đọc tác phẩm: GV hướng dẫn HS đọc tác phẩm
trước ở nhà, đọc trên lớp; phân tích, thảo luận… về tác phẩm.
- Hệ thống các câu hỏi trong bài: Phải đáp ứng yêu cầu PTNL của HS
d. Về kiểm tra, đánh giá

Cần chú ý cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Nội dung kiểm tra
không nên chú trọng kiểm tra ghi nhớ kiến thức mà cần phải đánh giá được năng
lực đọc của HS.
3.2.Quy trình dạy học sinh đọc hiểu văn bản văn học ở tiểu học
14


Để quá trình dạy đọc hiểu văn bản trên lớp diễn ra đúng với định hướng
PTNL và phù hợp với các gợi ý về phương pháp dạy học đã nêu ở trên, GV cần
thực hiện những yêu cầu sau:
a Giáo viên tự làm người đọc tối thiểu 3 lần không giống nhau
- Lần 1: Đọc một mình để biến văn bản thành tác phẩm cho mình ( tương tác
với tác giả).
- Lần 2: Đọc hướng tới hoạt động dạy (thiết kế giáo án; vừa tương tác với tác
giả vừa hướng tới HS).
- Lần 3: Đọc hướng tới bạn đọc HS/ đồng hành tương tác với bạn đọc HS
( vừa đọc lại vừa gợi dẫn sự đọc của HS).
b. Gợi động cơ
GV là người gợi động cơ tiếp nhận cho các cá thể HS. Có nhiều cách để GV
“gợi động cơ” như thuyết giảng và đặt câu hỏi nêu vấn đề; dẫn truyện; gợi mở,
chia sẻ bằng trò chơi…Có thể thông qua hệ thống tranh ảnh hoặc câu hỏi mang
tính chất “khởi động”.
b Hướng dẫn học sinh đọc
* Hướng dẫn HS kĩ thuật đọc:
- Đọc đúng âm, vần và thanh điệu.
- Đọc đúng ngữ điệu: Bao gồm việc ngắt/nghỉ, lên/xuống giọng…trong văn
xuôi hoặc đúng nhịp thơ. Đây là việc làm quan trọng vì Đọc sai ngữ điệu có
thể dẫn đến hiểu sai ý nghĩa của đoạn, bài.
- Khi soạn giáo án, GV cần:
+ Đánh dấu ngắt nghỉ vào những câu dài.

+ Đánh dấu vào những câu mà việc ngăt nghỉ hay lên/xuống giọng có thể
mang đến những ý nghĩa khác nhau.
+ Đánh dấu nhấn giọng những từ khóa hoặc những chi tiết quan trọng.
-Trong quá trình dạy học GV có thể dùng các hình thức:
+ Giải thích,lưu ý cho HS trong quá trình đọc-đọc mẫu-HS đọc lại.
+ Viết câu khó về nhữ điệu lên bảng cùng với quy ước ngắt nghỉ, HS đọc
theo hướng dẫn đó.
+ Cùng HS thảo luận và rút ra cách ngắt nhịp, nhấn giọng cho phù hợp.
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm không phải là “đọc điệu”, đó chính là cách HS sau khi
hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của văn bản, biết đọc bằng rung cảm cùng những
hiểu biết về cách đọc đúng. Để hướng dẫn HS đọc diến cảm GV cần:
- Giảng cho HS về ý nghĩa của từ/câu/đoạn.
- Hướng dẫn HS lưu ý những từ chìa khóa.
15


Hướng dẫn HS về nhịp điệu hoặc ngữ điệu, nhất là ở những từ, câu, đoạn
tập trung bộc lộ nghĩa hàm ẩn của văn bản.
d.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
Sau khi “gợi động cơ”, Gv phải bằng một hệ thống thao tác và việc làm
giúp cho mỗi HS phát huy nguồn lực của bản thân để tìm hiểu các tầng ý
nghĩa của tác phẩm. Quá trình khai thác chiều sâu của tác phâm qua dạy đọc
văn bản phân thành các cấp độ: đọc để hiểu từ, hiểu câu; đọc để nắm được
nội dung cơ bản của đoạn văn, bài văn; đọc để nắm được chiều sâu của tác
phẩm; đọc để đánh giá được gí trị nghệ thuật của tác phẩm; đọc để so sánh,
liên hợp, vận dụng, sáng tạo.
Hướng dẫn HS hiểu và phản hồi về văn bản: Đây là mức độ cao của việc
đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực. Trong quá trình soanjvaf dạy trên lớp,
Gv có thể đặt ra những câu hỏi suy đoán, hồi tưởng, phản chiếu…để các em

có thể nêu lên tình cảm, suy nghĩ của bản thân và những bài học rút ra được
sau khi đọc văn bản.
II.Phương pháp dạy học kiến thức tiếng Việt
1.Tổ chức dạy học kiến thức tiếng Việt
Việc dạy kiến thức tiếng Việt gồm 2 nhóm hoạt động: Hoạt động tìm hiểu về
tiếng, từ, câu và hoạt động thực hành luyện tiếng, từ, câu.
1.1. Hoạt động tìm hiểu về tiếng, từ, câu
Là những hoạt động có mục đích tìm hiểu kiến thức lí thuyết về tiếng, từ,
câu và những quy tắc sử dụng từ, câu. Để thực hiện được hoạt động này GV cần
thực hiện các việc sau:
a Hiểu cách trình bày hoạt động tìm hiểu về tiếng, từ, câu trong sách
giáo khoa
Trong SGK những hoạt động tìm hiểu về tiếng, từ, câu luôn được bắt đầu
bằng nhận xét và kết thúc bằng nội dung ghi nhớ.
b Xác định nội dung lí thuyết cần dạy
c Các bước cần thực hiện để tổ chức hoạt động tìm hiểu về tiếng, từ,
câu
- Xác định mục tiêu hoạt động.
- Chuẩn bị cho hoạt động.
- Tổ chức kiểm soát hoạt động.
1.2.Hoạt động thực hành luyện tiếng, từ, câu
Đây là trọng tâm của dạy học kiến thức tiếng Việt. Hoạt động này có 2
nhiệm vụ:
-

16


Giúp HS nhận ra hiện tượng về từ và câu cần nghiên cứu . Ở mức yêu cầu
thấp, những hiện tượng này được nêu sẵn trong các ngữ liệu khác. Mức

yêu cầu cao hơn, HS phải tự tìm các hiện tượng về từ, câu vừa học trong
vốn tiếng Việt của mình.
- Tạo điều kiện cho HS sử dụng những đơn vị từ ngữ, ngữ pháp đã học vào
hoạt động nói năng của mình.
Việc tổ chức thực hiện hoạt động thực hành luyện tiếng, từ, câu gồm các
bước sau:
a Xác định mục tiêu hoạt động
b Chuẩn bị cho hoạt động ( chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học)
c Tổ chức, kiểm soát hoạt động
d Kiểm tra, đánh giá hoạt động
2.Dạy học kiến thức tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực
2.1.Thế nào là dạy học kiến thức tiếng Việt theo định hướng phát triển năng
lực
Dạy học kiến thức tiếng Việt theo chương trình định hướng nội dung là tập
trung dạy cho HS nhận biết, phân tích, phân loại các đơn vị ngôn ngữ mà ít chú
ý đến tạo năng lực sử dụng các đơn vị , kiểu loại ngôn ngữ nên không kết nối
kiến thức tiếng Việt với năng lực sử dụng tiếng Việt của HS.
Dạy học kiến thức tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực là chuyển từ
mục tiêu HS biết được gì về đơn vị ngôn ngữ sang mục tiêu HS làm được gì từ
điều đã biết – sử dụng các đơn vị này như thế nào trong hoạt động giao tiếp.
2.2.Những việc cần làm khi dạy học kiến thức tiếng Việt theo định hướng
phát triển năng lực
a. Bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho HS khi dạy học kiến
thức tiếng Việt
Muốn làm được điều này GV cần phải xác định đúng mục tiêu chung của bài
học và mục tiêu cụ thể của từng hoạt động.
b Tối giản hóa (dễ hóa) quá trình nhận diện, phân loại, phân tích các
đơn vị ngôn ngữ bằng cách:
- Giảm số lượng bài tập nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ.
- Cho ví dụ điển hình, tối giản khi dạy học tìm hiểu tiếng, từ, câu.

- Xây dựng “mẹo” nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ: các
đơn vị, kiểu loại ngôn ngữ đưa ra dạy cần gắn liền với dấu hiệu hình thức để
dễ nhận diện. Đồng thời chúng phải được đưa ra trong thế đối lập”nó”/
“không phải nó”, nhất là hững cái gì na ná như “nó”.
-

17


c. Tối ưu hóa quá trình sử dụng các đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ và
bình diện khác nhau bằng việc:
- Tăng số lượng bài tập dạy sử dụng ( bài tập có tính chất tổng hợp, sáng tạo) các
đơn vị ngôn ngữ và các kiểu loại ngôn ngữ.
- Cho HS thấy lợi ích, chức năng xã hội, chức năng giao tiếp của những đơn vị
ngôn ngữ thuộc các cấp độ và bình diện khác nhau.
- Bảo đảm tính thống nhất giữa nội dung và hình thức khi dạy học kiến thức
tiếng Việt.
- Chú trọng dạy nghĩa và dạy cách dùng.
- Tổ chức dạy kiến thức tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp.
III. Dạy viết
1. Phương pháp dạy viết đúng
1.1.Phương pháp dạy tập viết
a. Phương pháp trực quan: Mẫu chữ là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập
viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Vì vậy yêu cầu mẫu chữ cần
phải đúng quy định, rõ ràng, đẹp.
b. PP đàm thoại gợi mở: PP này thường được sử dụng ở đầu tiết học. GV dẫn
dắt HS tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi.
c. PP luyện tập thực hành
1.2.Phương pháp dạy Chính tả
a. PP phân tích ngôn ngữ: Bao gồm các thao tác phân tích, tổng hợp cấu tạo

chữ, cách đọc các âm, vần khó hay dễ lẫn…
b. PP giao tiếp: Được thể hiện bằng việc GV tổ chức tiết học bằng cách giao
nhiệm vụ học tập sao cho HS tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động giao
tiếp một cách hiệu quả.
c. PP rèn luyện theo mẫu
1.3.Phương pháp dạy kĩ thuật viết theo định hướng phát triển năng lực
Dạy kĩ thuật viết theo hướng phát triển năng lực vẫn sử dụng chủ yếu các
phương pháp như đã nêu trên nhưng giáo viên cần:
- Tích cực hóa hoạt động của người học .
- Tăng cường các hoạt động thực hành cho HS.
- Thay đổi cách đánh giá.
2. Phương pháp dạy viết đoạn văn, văn bản (tập làm văn) theo định hướng
phát triển năng lực
2.1.Hướng dẫn HS trong suốt quá trình tạo lập văn bản
Để thực hiện tiến trình tạo lập văn bản, GV cần thực hiện các bước sau:
18


Giúp HS xác định chủ đề chính của đoạn văn, bài văn: bằng việc GV đưa
ra các câu hỏi gợi mở, HS sẽ xác định được nội dung yêu cầu.
- Hướng dẫn HS thu thập thông tin và chất liệu có liên quan đến chủ đề bài
viết.
- Giúp HS xác định cấu trúc đoạn văn.
2.2.Sử dụng phối hợp, linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học viết văn bản.
Trong quá trình dạy tập làm văn, muốn HS chủ động trong học tập, GV cần
linh hoạt sử dụng các phương pháp: nêu vấn đề, so sánh, đàm thoại, thảo luận…
Trong đó đặc biệt chú ý đến các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sau:
- PP thực hành, luyện tập.
- PP thực hành theo nhóm và cá nhân.
- Phối hợp với hoạt động trải nghiệm.

IV. Dạy nói và nghe
1.Phương pháp dạy nói và nghe theo chương trình Tiếng Việt hiện hành.
1.1. Bước chuẩn bị
- Giúp HS nắm vững, hiểu và có cảm xúc đối với câu chuyện sắp kể để các em
chủ động, tự tin hơn.
- Tạo cho HS tâm thế muốn kể chuyện cho cô, cho bạn nghe.
1.2. Bước tập kể từng phần câu chuyện
- Lúc đầu tập cho các em kể từng phần câu chuyện, các tình tiết quan trọng.
- Đối với các lớp lớn, Gv hướng dẫn các em cách nhấn giọng khi kể.
1.3. Bước tập kể toàn bộ câu chuyện
Bước này HS cần luyện tập cả 2 yêu cầu: kể đúng, kể hay.
2.Phương pháp dạy nói và nghe theo định hướng phát triển năng lực
Dạy nói và nghe theo định hướng phát triển năng lực, Gv vẫn có thể sử
dụng các PPDH như ở PP dạy kể chuyện hiện hành. Tuy nhiên, để giờ nói và
nghe hiệu quả, GV cần chú ý:
- Hướng dẫn HS cách thức, quy trình chuẩn bị một bài trình bày ngắn và
trình bày trước nhóm.
- Hướng dẫn HS cách tập trung vào chủ đề và mục tiêu khi nói
- Hướng dẫn HS kĩ năng nghe hiểu.
- Tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận.
- Gv hướng dẫn HS cách xâu chuỗi những chủ đề.
-

19


CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

I. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM
- HS lớp 5B (28 em) trường tiểu học……………Ứng Hòa – Thành phố Hà Nội

II. GIÁO ÁN DẠY THỰC NGHIỆM
GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 TUẦN 15
(Dành cho học buổi 2)
CHỦ ĐỀ: VÌ HẠNH PHÚC CON NGƯỜI
I) Mục đích, yêu cầu
- Đọc rành mạch, trôi chảy; Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc
diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung bài đọc: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con
em được học hành.
- Nhận diện được các chi tiết và sự kiện trong bài đọc; hình dung ra điều đã học
và giải thích chúng bằng lời của mình.
- Liên hệ những được đã học với thực tế để giải quyết tình huống.
- Ôn tập về từ đồng nghĩa.
- Mở rộng vốn từ về các dân tộc anh em, từ chỉ người thân, nghề nghiệp...
- Viết đúng chính tả và phân biệt được ch/ tr, dấu hỏi/ ngã.
- Rèn kĩ năng viết văn miêu tả.
- Rèn tư duy logich, tư duy tượng hình bồi dưỡng tâm hồn ,hình thành nhân cách
cho học sinh.
II) Đồ dùng dạy học
20


-

Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

-

Bảng phụ


-

Phiếu học tập ( các bài tập trong bài được thiết kế dưới dạng phiếu học
tập để HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm)

III) Các phương pháp, kĩ thuật dạy học chủ yếu
-

Vấn đáp

-

Giải quyết vấn đề

-

Thảo luận nhóm

-

Trò chơi.

III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1) Ổn định lớp học
2) Những hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Khởi động


HS trả lời (học)
- GV dẫn vào bài mới.
B. Khám phá chủ đề “Vì hạnh phúc con người”

21


 Hoạt động 1: Đọc hiểu

- GV yêu cầu HS đọc bài “ Buôn Chư Lênh đón cô
HS đọc bài.
giáo” (SGK Tiếng Việt 5, tập một, trang 144- 145)
GV lưu ý HS phát âm đúng tên người dân tộc trong bài;
biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng
đoạn.
Người dân buôn Chư Lênh có tục lệ gì đặc biệt?

HS trả lời.

GV kết luận và giới thiệu thêm một số nét văn hóa của ( người lạ đến buôn
các dân tộc. (sử dụng hình ảnh hoặc video minh họa)
chém một nhát dao
vào cột để thể hiện
lời thề thì sẽ trở
thành người trong
buôn)
Các chi tiết “mọi người ùa theo già làng đề nghị cô
giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi
xem Y Hoa viết, Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng

hò reo” cho em thấy điều gì?

HS trả lời.
(mọi người rất háo
hức, vui mừng)

Nguyện vọng tha thiết của người dân buôn Chư Lênh là HS trả lời
gì?
(mong muốn con
em
được
học
hành.)
Em hãy viết một câu nói lên cảm nhận của em về người
dân Tây Nguyên qua bài bài học.

HS làm việc cá
nhân để hoàn thành
yêu cầu.

Em hãy tìm từ thay thế cho từ “hạnh phúc” trong câu
sau: “Người dân buôn Chư Lênh cảm thấy hạnh phúc vì
được học chữ”

HS trả lời.
(vui sướng, sung
sướng, vui mừng…)

Em hãy nối từ ngữ ở cột A với lời giải thích ở cột B
A


B

a.Phúc đức

1.Có lòng thương người,hay làm điều tốt cho người
khác.

b.Phúc hậu

2.Phần may mắn được hưởng do số phận.

c.Phúc lộc

3.Điều tốt lành để lại cho con cháu.

d.Phúc phận

4.Gia đình yên ấm, tiền của dồi dào.

HS trả lời.
22


(a-3, b-1, c- 4, d-2)
GV chia HS thành các đội chơi và tổ chức cho các em tham gia trò chơi “Tiếp
sức” để hoàn thành bài tập sau:
Xếp các từ ngữ dưới đây vào đúng ô trong bảng:
(thầy giáo, mẹ, cha, công nhân, nông dân, Kinh, cô giáo, Tày, chú, bạn, bác,
ông, họa sĩ, Nùng, bạn thân, kĩ sư, thím, cậu, bác bảo vệ, thủy thủ, phi công,

Thái, thợ may, bộ đội, chị, cô lao công, công an, Ê-đê, học sinh, cháu, Dao,
sinh viên, Ba-na, dì, mợ)
Đáp án:
Từ ngữ chỉ các
dân tộc anh em
trên đất nước ta

Kinh, Tày, Nùng,
Ê-đê, Ba-na,
Thái, Dao

Từ ngữ chỉ
những người
thân trong gia
đình
Mẹ, cha, chú,
bác, cậu, chị,
cháu, thím, dì,
mợ.

Từ ngữ chỉ
những người
gần gũi với em
trong trường
học

Từ ngữ chỉ các
nghề nghiệp
khác nhau


thầy giáo, cô
giáo, bạn, bạn
thân, bác bảo vệ,
cô lao công

công nhân, nông
dân, họa sĩ, kĩ
sư, thủy thủ, phi
công, thợ may,
bộ đội, công an,
học sinh, sinh
viên, thầy giáo,
cô giáo.

Hoạt động 2: Viết
Tìm tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr điền vào chỗ trống

HS làm bài tập theo
yêu cầu.

Vi-ta-min C có tác dụng tốt với sức khỏe. Vi-ta-min
C tham gia vào quá …. bài tiết …… độc khỏi cơ thể, ( trình, chất, chống,
phòng ….. ung thư, bảo vệ da, giảm nguy cơ cảm lạnh chủ, trong)
và cúm. Vi-ta-min C …yếu có … rau quả tươi. Các loại
thực phẩm giàu vi-ta-min C như: cam, táo, sơn trà,
chanh, cà chua…. Và một loạt các rau lá màu đậm
khác.
Đặt trên dấu chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã:
“Con trơ về gian dị,.
Cái ngo nho, mái nhà quê biến thành công trời,

thành lâu đài trong mắt mẹ đón con.
23


Buôi sớm

HS làm việc cá
nhân để hoàn thành
bài tập

Nắng xiên nghiêng
Mẹ vân lên nhà xuống bếp một mình.
Chiến thắng của mẹ là anh

(trở, giản, ngõ nhỏ,
buổi, vẫn)

Niềm vui của mẹ là anh”
(Theo Phùng Khắc Bắc)
Em hãy viết một đoạn văn miêu tả một hoạt động em làm cùng với các bạn ở
lớp.
GV gợi ý cho HS: Giả sử em và các bạn trong lớp cùng làm bánh trôi nước
nhân ngày Tết Hàn thực (3/3 âm lịch). Dựa theo các bước làm bánh trôi được
miêu tả dưới đây, em hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động làm bánh của
em và các bạn.

HS đựa vào gợi ý của GV để hoàn thành yêu cầu.
Hoạt động 3: Nói và nghe
Theo em, câu chuyện sau có gì buồn cười:
KHÔNG CẦN HỌC

Một lão nhà giàu đã dốt lại hà tiện. Con đã lớn mà không cho đi học, sợ
tốn tiền. Một ông khách thấy vậy, hỏi:
- Sao không cho thằng nhỏ đi học trường?
- Cho cháu đến trường, sợ học trò lớn bắt nạt.
- Thì rước thầy về nhà cho cháu học vậy!
24


- Nó chưa có trí, biết nó có học được hay không?
- Có khó gì, thầy sẽ tuỳ theo sức nó mà dạy. Nay dạy chữ nhất là một, một
vạch, qua ngày mai, dạy nó chữ nhị là hai, hai vạch, qua bữa mốt, dạy nó chữ
tam là ba, ba vạch, lần lần như vậy thì cháu phải biết chữ.
Khách ra về, thằng con mới bảo cha:
- Thôi, cha đừng rước thầy về tốn kém. Mấy chữ ấy con không học cũng biết
rồi… Con nghe qua là đã thuộc!
Người cha bảo nó viết chữ nhất, chữ nhị, chữ tam, nó viết được cả, ông ta
khen con sáng dạ, không mời thầy về nữa. Một hôm, người cha bảo nó viết
chữ vạn. Nó bảo cha cứ đi sang hàng sóm mà chơi, lúc về nó viết cho xem.
Đến chưa ông ta về thấy nó viết chưa xong, liền mắng:
- Viết gì mà lâu thế?
Nó thưa:
- Chữ vạn dài lắm bố ạ! Con vạch hơn nửa ngày mà mới được có năm trăm
vạch thôi!

Nếu được nói với lão nhà giàu về ý nghĩa của việc học,
HS làm việc cá
em sẽ nói gì ?
nhân để hoàn thành
yêu cầu.
C. Củng cố, mở rộng


Ước mơ của em là gì? Em sẽ làm những gì để thực hiện được ước mơ đó ?

II. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Chất lượng khảo sát trước khi thực nghiệm

II. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1 Chất lượng khảo sát trước khi thực nghiệm
25


×