Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH “ NĂNG LỰC TÁI HIỆN SỰ KIỆN, HIỆN TƯỢNG, NHÂN VẬT LỊCH SỬ ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.49 KB, 5 trang )

TRƯỜNG TH &THCS ĐẠI DỰC,
THCS ĐÔNG NGŨ,
THPT HẢI ĐÔNG

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
“ NĂNG LỰC TÁI HIỆN SỰ KIỆN, HIỆN TƯỢNG, NHÂN VẬT LỊCH SỬ ”

I. Lí do chọn chuyên đề
- Nâng cao chất lượng & hiệu quả dạy học luôn là một trong những vấn đề quan
trọng của tất cả các GV đứng lớp trong đó có GV dạy môn lịch sử. Dạy như thế nào,
học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả
thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học.
Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu
đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học
bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh tái hiện các sự kiện,
hiện tượng, nhân vật lịch sử nhằm lĩnh hội kiến thức, bản chất lịch sử một cách tự
giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học.
- Đặc biệt trong quá trình dạy học hiện nay từng bước đổi mới theo định hướng
phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực người học.
- Hơn thế nữa trong dạy học lịch sử hiện nay nhiều GV còn coi nhẹ việc hình
thành NL tái hiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
- Vậy làm thế nào để phát huy NL tái hiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật,
lịch sử của học sinh trong dạy- học lịch sử. Để quá trình hoạt động chung, thống
nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức
lịch sử, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân
cách cho các em là vấn đề được nhiều GV dạy môn LS hết sức quan tâm và trăn trở.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề định hướng phát
triển năng lực cho học sinh nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, dưới sự chỉ đạo của
PGD& ĐT HuyệnTiênYên, Chuyên môn cụm 3 trường: THCS Đông Ngũ, THPT Hải
Đông, TH&THCS Đại Dực nhóm sử chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề


này với tinh thần học hỏi,và chia sẻ với các đ/c, đồng nghiệp.
II. Thực trạng - Nguyên nhân
* Về phía giáo viên :
- Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy
học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều
kiện cho các em suy nghĩ , chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng
phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe ”, “thầy đọc,trò chép ”. Do đó nhiều học sinh
chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi
thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn ...
- Bên cạnh đó còn một số giáo viên chưa đưa được các hình thức để rèn năng
lực tái hiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử trong việc truyền thụ tri thức lịch
sử ở bậc THCS.
- Đôi khi giáo viên đưa ra câu hỏi hơi khó ,học sinh không trả lơì được nhưng


lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh .Vấn
đề này được thể hiện rất rõ trong hoạt động thảo luận nhóm, giáo viên chỉ biết nêu ra
câu hỏi nhưng lại không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đó như thế nào vì không
có hệ thống câu hỏi gợi mở vấn đề .
* Về phía học sinh :
- Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo
khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy . Một số học sinh còn đọc nguyên xi sách
giáo khoa để trả lời câu hỏi.
- Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh
không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ , trênlớp các em thiếu tập
trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ để tái hiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật
lịch sử ....gặp không ít khó khăn.
- Học sinh chưa nắm được bản chất các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử,nên NL tái hiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn lúng túng. Trong quá
trình giảng dạy chúng tôi thiết nghĩ vấn đề sử dụng năng lực tái hiện các sự kiện,

hiện tượng, nhân vật lịch sử để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học ở
môn lịch sử không phải là vấnđề mới mẻ vì trong quá trình giảng dạy lịch sử chúng ta
vẫn thực hiện có điều chưa định hình cụ thể hóa mà thôi. Mặt khác nhằm giảm bớt số
lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá
giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn bản chất các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử.
- Với việc nghiên cứu chuyên đề này, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần vào
giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học lịch sử hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực
chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức, bản chất,cốt lõi của bài học. Đây cũng
là lí do mà nhóm sử chúng tôi chọn chuyên đề này.
- Đặc biệt ở trường TH&THCS Đại Dực, THCS Đông Ngũ, THPT Hải Đông
nhiều học sinh còn lười học, và là HS các DT thiểu số vùng 135 các em chưa có sự
say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ để tái hiện các sự kiện, hiện tượng,
nhân vật lịch sử .....còn yếu. Ngôn ngữ trình bày tái hiện,các sự kiện, hiện tượng,
nhân vật chưa trong sáng, gãy gọn, đôi khi dùng từ chưa chính xác.Nhiều em chưa
độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà phải đọc nguyên xi trong sách giáo khoa
hay chỉ nêu được mốc thời gian mà không diễn tả được thời gian đó nói lên sự
kiệngì ... Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà thường đọc
nguyên trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được mốc thời gian mà không diễn tả được
thời gian đó nói lên sự kiện gì ... Bởi vậy bản thân các em nên có một phương pháp
học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặt khác giáo
viên giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường một phần nào đó chưa đưa ra được hình thức
phát triển NL tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử và sử dụng các hình thức
tái hiện như thế nào cho phù hợp, cho nên chất lượng kiểm tra một số em ở một sốlớp
còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và
nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường bản thân chúng tôi đã thấy được điều
đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực nhằm phát huy năng lực tái
hiện của học sinh.



III. GIẢI PHÁP :
GV cần xác định các năng lực cần phát triển qua môn Lịch sử với việc kết hợp
sử dung các PP và Kĩ thuật dạy học góp phần phát triển năng lực của học sinh cũng là
vần đề GV cần chú trọng ngay từ khâu thiết kế bài soạn.
Năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử được hình thành trên cơ sở những năng
lực chung, kết hợp với đặc thù môn Lịch sử và chương trình giáo dục phổ thông.
Năng lực chuyên biệt cần hình thành và phát triển cho học sinh trong môn Lịch
sử ở cấp THCS là:
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
- Năng lực thực hành bộ môn.
- Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng tác động giữa các
sự kiện lịch sử với nhau.
- Năng lực so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa.
- Năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện
tượng, vấn đề, nhân vật lịch sử.
- Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những
vấn đề thực tiễn đặt ra
Để nâng cao hiệu quả để giảng dạy một tiết học lịch sử trong nhà trường cần
phải đổi mới phương pháp dạy học, sáng tạo và sử dụng linh hoạt các những biện
pháp dạy và học. Với đặc thù là các trường trong đó đa số các em HS là con em dân
tộc ít người mức độ tiếp thu kiến thức chậm, ngôn ngữ diễn đạt hạn chế, cách trình
bày trong sách hầu như các em khó chốt ra được ý chính vì vậy chúng tôi mạnh dạn
thực hiện chuyên đề: Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
1. Thế nào là năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử?
Là khả năng của học sinh tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và dân tộc.
Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử của học sinh được thể
hiện dưới hình thức ngôn ngữ nói và viết. Trong dạy- học lịch sử hiện nay, nhiều giáo
viên còn coi nhẹ việc hình thành năng lực này cho học sinh. Để hình thành được năng
lực này cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:

Thứ nhất, học sinh phải nắm vững các sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử.
Thứ hai, ngôn ngữ trình bày trong sáng, gãy gọn, dùng từ chính xác và bằng
ngôn ngữ của mình.
Thứ ba, có thể kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo.
Nhiều học sinh rất lúng túng trong việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch
sử. Do đó giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho các em, động viên các em tự tin, bình
tĩnh.
2. Làm thế nào để HS có thể tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.


a. Chuẩn bị:
*/ Đối với HS:
Trong việc chuẩn bị bài ở nhà:
- Học bài cũ thật chu đáo
- Cần nghiên cứu bài chi tiết , đầy đủ và sưu tầm các tư liệu có liên quan đến
nội dung bài học
Trong quá trình học tập trên lớp:
- Tích cực tham gia vào các hoạt động học
- Hăng hái xây dựng ý kiến
- Luôn nghiêm túc , có ý thức học tập .
- Hợp tác , chia sẻ với bạn trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học
* / Đối với GV:
- GV cần nghiên cứu thật kĩ nội dung của bài học .
- Sưu tầm các kiến thức liên quan đến bài học : chuẩn bị về CNTT, phiếu học
tập hay bảng phụ nếu cần sử dụng trong bài học.
b. Quá trình lên lớp:
Để phát huy năng lực học tập và tính tích cực của HS , GV cần thiết kế các
hoạt động trong bài học thật đa dạng và phong phú nhằm giúp HS nắm chắc kiến thức
từ đó dễ dàng tái hiện lại.
* Đối với bài học chúng tôi chọn nghiên cứu hôm nay: Khởi nghĩa Lam

Sơn (T2) II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc
Cụ thể trong tiết học mà nhóm chúng tôi xây dựng ngày hôm nay thông qua bài
dạy giúp HS có thể tái hiện được:
- Tái hiện những nét chủ yếu về hoạt động, những chiến thắng của nghĩa quân
Lam Sơn trong giai đoạn 1924 – 1926. Qua đó thấy được sự phát triển của cuộc khởi
Lam Sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hóa tiến đến làm
chủ một vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân và bao vây được Đông
Quan ( T Long ).
- Tái hiện nhân vật lịch sử như Nguyễn Chích, Lê Lợi, Nguyễn Trãi…
Hoạt động 1: Khởi động( KTBC)
Trước khi vào bài mới GV cho HS khởi động bằng cách đưa những câu hỏi
trả lời nhanh nhằm củng cố,tái hiện kiến thức cho HS trước khi vào bài mới.
Hoạt động 2: Bài học:
Với mục 1: Giải phóng Nghệ An ( năm 1424 ),
mục 2: Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa ( năm 1425 )
Để hình thành năng lực tái hiện lịch sử cho học sinh, giáo viên chiếu lược đồ
hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn và hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp


với phần kênh chữ ở sách giáo khoa trang 87 để tìm hiểu về quá trình chuyển hoạt
động của nghĩa quân ra Nghệ An, giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
Giáo viên có câu hỏi gợi ý cho học sinh:
Với mục 3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động ( cuối năm
1426 )
GV sử dụng phương pháp TLN bàn tìm hiểu nội dung kiến thức
- Khi áp dụng phương pháp TLN, GV sẽ hình thành ở HS năng lực giải quyết
vấn đề , hợp tác , tự quản bản thân , đồng thời có các kĩ năng : giao tiếp , chia sẻ
trong quá trình hoạt động .
- GV dành thời gian cho HS chuẩn bị. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh lên
bảng trình bày chỉ trên lược đồ để thấy được quá trình tiên quân ra Bắc mở rộng phạm

vi hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
- Sau khi học sinh trình bày xong, HS khác nhận xét sau đó giáo viên sẽ nhận
xét và có thể cho điểm miệng đối với học sinh trình bày tốt. Với những học sinh trình
bày chưa tốt, giáo viên động viên rút kinh nghiệm cho các em về cách dùng từ, cách
chỉ trên lược đồ. Với cách làm như vậy, giáo viên sẽ hình thành năng lực tái hiện lịch
sử cho học sinh, giúp các em tự tin để trình bày tốt vấn đề lịch sử.
Hoạt động 3: Củng cố bài học:
GV sử dụng nhiều hình thức trắc nghiệm, TLN, trò chơi.... giúp HS tái hiện
kiến thức đã được học đồng thời gây hứng thú cho HS
Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình giảng dạy
môn lịch sử , bằng hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai
sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.



×