Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Báo cáo thực tập Công ty TNHH SX – TM Mười Hợi và Công ty TNHH cơ khí – xây dựng Nam Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.58 MB, 45 trang )

GVHD:
Sinh Viên:
MSSV:
Tp.HCM, ngày 20 tháng 07 năm 20


LỜI CẢM ƠN
Ngành đúc ở nước ta đang có những bước phát triển mới, các công trình nghiên cứu
về công nghệ mới, máy móc mới để cơ khí hóa và tự động sản xuất vẫn đang được đẩy mạnh.
Nhờ vậy, năng suất và chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên.
Nhằm giúp các sinh viên có điều kiện tiếp cận các công nghệ sản xuất trong ngành
đúc,hoàn thành chương trình đào tạo, nhà trường, khoa công nghệ vật liệu phối hợp cùng
các đơn vị sản xuất chi tiết đúc trong địa bàn đã tổ chức cho chúng em tham quan và tìm
hiểu ở 2 công ty: Công ty TNHH SX – TM Mười Hợi và Công ty TNHH cơ khí – xây dựng
Nam Long.
Tại đây, chúng em đã học tập được rất nhiều điều bổ ích nhằm tạo hành trang cho
con đường tương lai phía trước. Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa Công nghệ vật
liệu và các công ty đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành đợt thực tập này.
Tuy nhiên trong quá trình thực tập không tránh khỏi sai sót, mong cán bộ công ty và
nhà trường bỏ qua và tiếp tục tạo điều kiện cho các em khóa sau có thể hoàn thành đợt thực
tập của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang2


MỤC LỤC

PHẦN A


Chương I

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.

Lịch sử hình thành

Công ty TNHH SX-TM Mười Hợi Bình Dương tiền thân là cơ sở đúc Gang Chung
Thị Mười (thành lập năm 1989, diện tích 1.500m 2) sau đó là doanh nghiệp tư nhân Mười Hợi
(thành lập năm 1999 ở KCN Tân Bình, diện tích 3.700m 2) năm 2005 mở rộng sản xuất, đầu
tư ở KCN Tân Đông Hiệp B, Dĩ An, Bình Dương.
Công ty TNHH SX-TM Mười Hợi Bình Dương diện tích 8.600m 2, đầu tư các máy
móc, thiết bị của Đài Loan.
Tổ chức nhân sự
Công ty có văn phòng đại diện: ở Đường số 3 KCN Tân Bình, Q. Tân Phú, TP.HCM
Nhà máy sản xuất đặt tại: Đường số 3 KCN Tân Đông Hiệp B, Dĩ An, Bình Dương.
Tại nhà máy sản xuất (địa điểm thực tập) tổ chức nhân sự bao gồm:
• Các cán bộ quản lý về kinh tế, sản xuất, kinh doanh, nhân sự.
• Các nhân viên trực tiếp xuống nơi sản xuất để lấy thông tin về sản phẩm và chấm
công cho công nhân.
• Cuối cùng là công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, nhà máy có 120 công nhân và 2
kỹ sư.
3.
Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
2.

Chuyên đúc các sản phẩm bằng Gang, Thép
Lò nấu Gang bằng điện có dung tích 1.500kg, 2.000kg.
Làm khuôn cho các sản phẩm bằng máy làm khuôn F1, F2, FD-1A, FD-2A…
Trang bị máy làm ruột cát hiện đại.

Vệ sinh sản phẩn bằng máy bắn cát xử lý bề mặt.
Kỹ thuật: Trộn cát, làm khuôn đúc và nấu lò theo công nghệ Nhật Bản.
4.

Sản phẩm chính

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang3


Các sản phẩm chủ yếu được đúc bằng gang xám, kích thước nhỏ, trung bình đến lớn,
chất lượng theo yêu cầu. Phân thành 2 loại: Gang xám tiêu chuẩn và gang xám phi tiêu
chuẩn.
Một số sản phẩm chủ yếu: mô tơ, ống khói, các bộ phận trong động cơ ….

Chương II

QUY TRÌNH LÀM RA MỘT SẢN PHẨM ĐÚC
CỦA CÔNG TY
1) Chế tạo mẫu

Sau khi nhận được đơn đặt hàng của đối tác. Bộ phận làm mẫu tiếp nhận và triển khai
công việc. Không cần quá nhiều công cụ hỗ trợ và các phần mềm trợ giúp thiết kế có sẵn trên
máy tính, công việc thiết kế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Các bản vẽ cũng không cần theo
đúng tiểu chuẩn, chỉ cần dễ đọc và đơn giản.

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang4



Hình1. Một số hình ảnh về bản vẽ thiết kế
Công việc chế tạo mẫu tốn rất nhiều thời gian. “Vài giờ cũng có mà vài ngày cũng có”
đó là lời chia sẻ của một thợ làm khuôn.
Các bước để tạo ra Mẫu:
• Bước 1: nhận thông tin về vật cần đúc và lên bản vẽ thiết kế;
• Bước 2: tiến hành thiết kế khuôn để đúc mẫu;
• Bước 3: tiến hành rót kim loại lỏng vào khuôn;
• Bước 4: lấy vật mẫu và tiến hành gia công để tạo ra vật mẫu hoàn chỉnh.

Hình 2. Thợ công ty trao đổi với nhau về việc thiết kế khuôn

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang5


Hình 3. Một số vật để tạo ra hình dạng cho mẫu

Hình 4. Hệ thống nấu kim loại lỏng
Công ty chủ yếu dùng nhôm làm vật mẫu, do nhôm không bị ô-xi hòa và bề mặt nhẵn bóng.

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang6


Hình 5. Mẫu đã được đúc xong
2) Chế tạo khuôn


Tùy vào chất lượng hay yêu cầu của sản phẩm mà ta chọn phương pháp làm
khuôn thích hợp. Có thể làm khuôn cát tươi bằng tay (phương pháp thủ công), làm
khuôn cát tươi bằng máy (phương pháp bán tự động), làm khuôn bằng cát nhựa…
a. Làm khuôn bằng tay

Dùng để đúc các chi tiết khá phức tạp,có kích thước và khối lượng lớn. số lượng
vừa phải, không nhiều lắm. Nhược điểm của khuôn tay là tốc độ làm chậm hơn, độ
chính xác không cao bằng khuôn máy, ví dụ ống khói có đường kính khoảng 40cm,
trọng lượng 1,5kg, thì mỗi ngày người công nhân có thể làm được 20 cái khuôn.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
Thành phần chính của cát làm khuôn là: các loại sét bentonite (có tính trương nở mạnh
và kết dính cao) và cát.
Sét bentonite màu vàng

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Sét bentonite màu trắng

Trang7


Hình 6. Chất kết dính

Hình 7. Cát làm khuôn
Sau khi đã có đầy đủ các loại vật liệu cần thiết. Công nhân tiến hành trộn cát và chất
kết dính. Trong quá trình trộn độ ẩm của cát cần phải hợp lý, để vừa phát huy đầy đủ tính kết
dính của sét Benonite mà không làm cho khuôn quá ẩm (tránh được khuyết tật do hơi nước
gây ra khi rót kim loại lỏng).


Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang8


Hình 8. Trộn cát và chất kết dính
Bước 2: Làm khuôn
Cần phải chuẩn bị đầy đủ mẫu, hòm khuôn, cọ, ống inox để tạo hệ thống rót và hệ
thống thông hơi, xẻng, cọ có thấm nước…
Hòm khuôn cần phải chọn sao cho hợp lý với mẫu. Với vật đúc mỏng nhỏ mà chọn
hòm khuôn quá dày thì quá trình thoát hơi kém làm cho vật đúc sẽ bị khuyết tật.

Hình 9. Công nhân đang tiến hành làm khuôn
Như trong hình 9, ta thấy có một vật mẫu hình hoa văn nằm bên trong hòm khuôn.
Trước khi tiến hành đổ cát (đã pha trộn chất kết dính) thì công nhân sẽ phủ một lớp bột màu
trắng với công dụng là tránh để mẫu dính cát (khi đúc sẽ cho lớp bề mặt vật đúc đẹp hơn).
Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang9


Hình 10. Tiến hành đổ cát vào hòm khuôn
Cát được cho đầy tràn vào hòm khuôn, tiến hành nén cát xuống. Đa số là dùng chày
đâm và dùng chân nén. Công đoạn này rất quan trọng, nếu công đoạn này làm kĩ thì khuôn sẽ
không bị xệ như vậy sẽ cho vật đúc được đúng như mong muốn. Còn nếu làm ẩu sẽ dẫn đến
các khuyết tật như: điền chưa đầy các hốc, bề mặt vật đúc xấu, thấm chí là bể khuôn (do tác
dụng của lực đẩy Ác-Si-mét).

Hình 11. Tiến hành tháo hòm khuôn


Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang10


Hình 12. Tiến hành đâm lỗ rót và lỗ thông khí
Sau khi đã nén chặt, tiến hành lấy mẫu và hòm khuôn ra. Lúc này đã có một bộ khuôn
nhưng chưa hoàn chỉnh nếu chưa có hệ thống rót và hệ thống thoát khí. Công nhân sẽ dùng
một ống inox rỗng đâm vào khuôn để tạo lỗ rót và tạo lỗ thoát khí.
b. Làm khuôn bằng máy
Bước 1: Công đoạn chuẩn bị vật liệu cũng giống như bên làm khuôn bằng tay.
Bước 2: Tiến hành làm khuôn.

Hình 13. Rây sàng cát
Cần phải chuẩn bị: rây, xẻng, ruột, bộ hòm khuôn…
Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang11


Hòm khuôn ở bên làm khuôn bằng máy đặc biệt hơn bên làm khuôn bằng tay. Hòm
khuôn ở đây rất bền, có những thiết kế đặc biệt để phù hợp khi công tác trên máy hỗ trợ làm
khuôn và điều quan trong là một bộ hòm khuôn như vậy rất đắc. Hòm khuôn này được đặt ờ
Đài Loan.

Hình 14. Hòm khuôn và mẫu
Sau khi cát trộn xong, sẽ đổ cát vào hòm khuôn thông qua một bộ rây để lọc những
hạt cát bị vón cục. Cát đổ vào hòm khuôn cũng chia thành hai loại: loại tiếp xúc với mẫu và
một loại là đổ vào để tiền đầy hòm khuôn. Loại tiếp xúc với mẫu thì hạt nhỏ mịn, ít lẫn tạp
chất, và có trộn chất kết dính. Loại dùng để điền đầy hòm khuôn là không cần chọn lựa kĩ,

mục đích chính là dùng để hạn chế việc phải sử dụng nhiều cát có trộn chất kết dính qua đó
tiết kiệm được chi phí.
Trên bảng điều khiển có các nút mà khi bấm sẽ tạo ra các công dụng sau đây: dập tạo
độ nén chặt cho cát, ép để tăng thêm độ chặt của cát (tránh gây xệ khuôn), rung để khi tiến
hành lấy mẫu ra không gây dính cát, ngoài ra còn có vòi phun hơi để thổi bay cát dính lại trên
bàn máy và hòm khuôn.
Khi tiến đã lấy hai nửa khuôn ra, các công nhân tiến hành chỉnh sửa những chỗ bị bể,
và cắt bỏ những chỗ dư thừa. Sau đó là cho ruột khuôn vào. Trường hợp khuôn bị bể quá
nhiều (do kết chưa đạt được độ kết dính), thì công nhân sẽ tiến hành kiểm tra. Các bước kiểm
tra như sau: làm thêm một bộ khuôn khác nếu khuôn vẫn còn bể thì do cát chưa kết dính tốt
và sẽ mang cát đi phối trộn lại. Nhưng nếu khuôn vẫn bình thường thì cần phải xem xét lại
quá trình làm khuôn, cần chú ý ở các công đoạn dập và nén vì hai công đoạn này làm kĩ sẽ
tạo cho khuôn được đẹp hơn. Khuôn được làm xong sẽ được để lên các miếng đỡ (giống như
kiểu ba-lét nhưng nhỏ hơn) rồi mang đi phơi để cho độ ẩm được giảm bớt. Các khuôn làm
xong được các công nhân bố trí rất ngay hàng thẳng lối để tạo thuận lợi cho quá trình rót kim
và tháo gỡ vật đúc sau này.
Làm khuôn trên máy chỉ khác với bằng tay ở điểm, nếu như làm bằng tay thì phải
dùng sức người để nén khuôn thì làm bằng máy dùng sức ép của hơi. Ngoài ra làm bằng máy
còn dùng thêm động tác dập nên độ nén chặt của khuôn cao vì vậy khó bị xệ khuôn.

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang12


Hình 15. Bảng điều khiển của máy làm khuôn

Hình 16. Ruột khuôn ứng với hòm khuôn ở hình 14
3) Làm ruột


Hỗn hợp cát - nhựa có ưu điểm là độ bền cao, đặc biệt là độ bền còn lại rất
thấp nên thường được dùng làm các ruột đúc có hình dạng phức tạp nhiều góc, vấu,
rãnh...(vd như ruột của quy lát động cơ) sau khi đúc dể dàng làm sạch bên trong lòng
vật đúc.
Cát nhựa được dùng để chế tạo ruột khuôn. Khuôn để làm ruột được đưa đi nung nóng
đến nhiệt độ thích hợp. Sau khi đạt được nhiệt độ thích hợp (thường được xác định nhờ vào
kinh nghiệm của công nhân) thì các khuôn được lấy ra. Công nhân tiến hành đổ cát nhựa vào
khuôn. Cát do được bọc một lớp nhựa nên sẽ chảy ra và sẽ dính lại với nhau tao thành một
khối đông cứng, nhờ đó mà ruột được giữ được hình dạng. Khi tiến hành rót kim loại lỏng,
Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang13


thì phần ruột khuôn này sẽ được đốt cháy hết và đồng thời kim loại lỏng cũng sẽ đông đặc
theo hình dạng của ruột khuôn.

Hình 17. Khuôn để làm ruột được nung nóng

Hình 18. Cát nhựa được đổ vào khuôn đã nung nóng
Đó là cách làm ruột bằng tay. Ngoài ra, công ty còn trang bị máy làm khuôn. Máy
hoạt động cũng dựa trên nguyên tắc của làm khuôn bằng tay. Nhưng việc thao tác trên máy sẽ
đạt năng suất cao hơn, độ chính xác cao hơn, an toàn cho công nhân và quan trọng là sẽ giảm
được sức lực cho công nhân.

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang14



Hình 19. Máy làm ruột

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang15


Hình 20. Ruột khuôn
4) Lò và nấu gang xám
Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang16


Lò nấu gang xám được dùng là lò cảm ứng.
Công ty có 2 lò: lò 1,5 tấn và lò 2 tấn.
a) Cấu tạo lò

Tại nhà máy sử dụng lò nấu cảm ứng trung tần (gồm 1 nồi nấu v12 1 bộ phận điều
khiền dòng điện) với năng suất 250 – 300 tấn/tháng. Nhiệt độ trung bình của các mẻ có thể
đến 14500C.
Lò nấu điều chỉnh được nhiệt độ và xỉ, có thiết bị ở lò nấu kiểm soát thành phần các
nguyên tố, đảm bảo các mẻ nấu cho ra kim loại lỏng đúng thành phần mong muốn.
Do trong nguyên liệu cũng như trong quá trình nấu sẽ xuất hiện tạp chất nên trong quá
trình nấu sẽ có quá trình khử tạp chất ( S , P , oxit … ) bằng cách cho vào nồi đá vôi hoặc đá.
Để loại bỏ xỉ dễ dàng trong quá trình nấu chúng ta sẽ cho thêm chất tách xỉ (thường là cát).
Ngoài ra để làm mềm gang, người ta có thể cho vào một lượng Si thích hợp.
Điện cung cấp cho lò được lấy từ nguồn điện 22kV và được đưa qua máy biến áp còn
380V.
Trung bình một ngày nấu 12 tiếng với khối lượng nguyên liệu khoảng 10 tấn, một mẻ

nấu tối đa là 1.5 – 2 tấn.

Hình 21. Hình ảnh về lò

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang17


Hình 22. Vật liệu chống cháy
b) Nguyên liệu

Nguyên liệu sản xuất chính của nhà máy là gang, thép phế liệu được mua về, nguồn
phế liệu sinh ra trong công nghệ nấu luyện và tạo hình sản phẩm: chúng gồm lượng dư sau
khi đúc, mẻ nấu không đạt yêu cầu vì một lí do nào đó, còn lại trong hệ thống dẩn kim loại
vào khuôn, vật đúc bị hỏng, các đầu thừa hay phế phẩm trong nguyên công cán-rèn-dập cần
được phân loại thành từng nhóm theo Mác nhằm sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích và
một phần nhỏ là từ nguồn xỉ được tái chế,chúng được đem xử lý và nấu luyện. Ngoài ra còn
có đá vôi,CaF2…

Hình 23. Nguyên liệu cho lò
c) Nấu luyện

Các bước tiến hành nấu gang xám của công ty:
Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang18


Thêm cac-bon. Nếu là nấu gang xám từ các vật đúc thì một mẻ 2 tấn thêm 3kg C. Nếu 100kg

thép CT3 thì thêm 4kg C. Phải cho C vào ngay từ đầu.
Đá vôi có tác dụng làm cho xỉ bám vào nồi lò nổi lên. Nếu gang sạch thì cho 10-15kg, Gang
dơ sẽ thêm 20kg. Đá vôi mà cho dư nhiều quá trong thời gian dài sẽ bào mòn nồi lò và nếu
mức độ bào mòn quá nhiều thì phải thay nồi mới.
Khi mà gang đã chảy lỏng thì liên tục cho chất tạo xỉ để lọc xỉ. Chất tạo xỉ có tác dụng làm xỉ
sệt lại, điều đó làm cho việc lọc xỉ đạt hiệu quả cao.
Khi gần rót kim loại lỏng thì sẽ thêm Si (nếu cho Si quá sớm thì Si sẽ bay hơi mất). Si có tác
dụng khử Oxi và tạo gang xám. Nhiệt độ của gang đạt gần 1400 độ C
Theo như kinh nghiệm của công nhân ở đây thì khi tắt điện lò cảm ứng thì xỉ sẽ nổi lên mạnh
mẽ và việc khử tạp chất sẽ có hiệu quả cao hơn.

Hình 24. Cac-bon

Hình 25. Đá vôi

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang19


Hình 26. Nạp liệu vào lò

Hình 27. Lọc xỉ

5) Rót Kim Loại
Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang20



Gang xám nấu xong sẽ được người đứng lò bấm nút báo hiệu cho đội lò tiến hành lấy
Kim loại lỏng từ lò và tiến hành rót vào khuôn.
Lò được thiết kế với công dụng quay được, để đổ kim loại lỏng chia ra những thùng
nhỏ hơn. Từ các thùng nhỏ có thể tiến hành đổ trực tiếp hoặc là dùng các gầu nhỏ để múc
kim loại lỏng để đổ vào khuôn.
Cần phải chuẩn bị các bộ bao quanh vật đúc và các vật nặng để đè lên vật đúc. Làm
như vậy để tránh bể do tác dụng của hơi nước khi tiến rót kim loại lỏng.

Hình 28. Chia gang lỏng qua thùng nhỏ hơn

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang21


Hình 29. Gang đã sẵn sàng được rót

Hình 30. Công nhân tiến hành rót gang
Ở hình 30, có thế thấy rõ ràng các vật đề lên trên khuôn để tránh gây bể khuôn do tác
dụng của lực đẩy Ác-Si-mét từ dòng kim loại lỏng. Ở đây không thấy được các bộ bao quanh
khuôn vì ở đây tất cả các khuôn được sắp xếp gần sát nhau và ở giữa có nén đất thật chặt. Ở
các chỗ nén đất như vậy sẽ tiền hành đâm nhiều lỗ nhỏ để thông khí trong quá trình rót.
Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang22


Hình 31. Các lỗ thoát khí

Hình 32. Dùng chày gõ để dòng kim loại được điền đầy hốc khuôn tốt hơn


6) Tháo vật đúc và làm sạch vật đúc

Sau khi rót xong. Quá trình đông đặc diễn ra khá nhanh, nhưng do chủ yếu là làm
nguội tự nhiên nên với các vật đúc quá dày và lớn thì thời gian làm nguội rất dài.
Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang23


Công ty có hai người chuyên làm công việc tháo dỡ và phân loại sơ các vật đúc. Ngoài
ra còn có một số phương tiện cơ giới chuyên dùng để vận chuyển vật đúc.

Hình 33. Hình ảnh về quá trình tháo gỡ vật đúc
Cát sau khi phá khuôn sẽ được tập kết thành đống và tiến hành xay nhuyễn trở lại để
phục vụ cho các sản phẩm đúc tiếp theo. Nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí và cũng tránh
được lượng chất thải ra môi trường. Chính điều này sẽ làm cho sản phẩm của công ty thân
thiện với môi trường hơn.

Hình 34. Vật đúc được lấy hoàn toàn ra khỏi khuôn và chuẩn bị đi làm sạch
a) Công đoạn kiểm tra vật đúc sau khi dỡ khuôn

Vật đúc sau khi dỡ khuôn có thể bị một số khuyết tật hoặc lỗi không như ý muốn. Do
đó phải kiểm tra để loại bỏ những vật đúc không đạt yêu cầu nhằm giảm gánh nặng cho khâu
làm sạch; đồng thời thu lại làm nguyên liệu cho lò nồi.
Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang24



Có một số cách để kiểm tra chất lượng của vật đúc sau khi dỡ khuôn như: dùng búa
gõ vào vật đúc xem có đạt độ cứng theo yêu cầu hay không; kiểm tra bề mặt có bị biến dạng
do quá trình nguội của vật đúc, kim loại có điền đầy khuôn hay bị khuyết ở một vài vị trí nào
đó…
b) Làm sạch vật đúc
- Thiết bị:2 máy bắn bi.
- Vận hành
Có 2 máy, tùy vào kích thước vật đúc và yêu cầu về bề mặt sản phẩm mà ta chọn loại
máy thích hợp.
o Loại có một buồng bên trong có một băng tải không phẳng mà gập ghềng, mở của chi chi tiết
vào nằm trên băng tải một phía của buồng cũng có mâm cánh quạt phun bi vào do băng tải
không phẳng nên chi tiết được đảo lật mặt nên sạch các phía, mặt khác chi tiết sẽ không bị va
đập dùng phun các chi tiết dạng hộp nhỏ.
o Loại cũng có một buồng để phun bi vật đúc được treo trên một mônô ray 0,5 - 1 tấn và đưa
vào buồng phun bi bên hông buồng phun có 3 động cơ mang 3 mâm cánh quạt phun bi từ
trên, ngang, dưới vào vật đúc đồng thời có động cơ quay tròn vật đúc nên tác dụng làm sạch
cao. Có đồng hồ đo A để tính dòng bi phun vào.
- Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hình 35. Sơ đồ máy bắn bi
-

Hình ảnh máy bắn bi tại xưởng Mười Hợi

Báo cáo thực tập kỹ thuật

Trang25



×