Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề 1 XDVBPL bổ nhiệm tổng cục trưởng tổng cục Thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.13 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng dân sự và
cũng là giai đoạn quyết định đến hiệu quả của bản án/quyết định dân sự của Tòa
án. Chính vì vậy, những người làm việc trong cơ quan này đặc biệt là người
đứng đầu phải là người có phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm trong thi hành án
dân sự.
Vậy, ai là người có quyền bổ nhiệm và quyết định bổ nhiệm chức danh
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành dán sự Bộ Tư pháp như thế nào? Tất cả sẽ
được giải quyết trong nội dung bài tiểu luận của em với đề tài số 1:”Giải thích
rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản và soạn thảo hoàn chỉnh văn
bản pháp luật về việc bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp”.
NỘI DUNG
1. Về chủ thể ban hành
Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung
tâm. Thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết
định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp
luật quy định.
Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết công việc phát sinh theo quy
định của pháp luật hiện hành có ý nghĩa rất quan trọng vì nếu văn bản áp dụng
pháp luật được ban hành trái thẩm quyền thì sẽ không có hiệu lực pháp luật và
sẽ bị cấp có thẩm quyền hủy bỏ.
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 96/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, theo đó thì
Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư
pháp.
Căn cứ vào Khoản 9 Điều 34 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định
nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ như sau:
“9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen
thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị
trực thuộc”
Trang | 1




Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật Tổng cục trường
Tổng cục Thi hành án dân sự.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những
người là công chức, thì những công chức trong trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và
các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập bao gồm:
‘‘2. Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương
đương, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn
phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương.”
Như vậy, việc bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ
thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
2. Về việc lựa chọn loại văn bản
Để bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thì chủ thể có
thẩm quyền sẽ ra một văn bản áp dụng pháp luật và loại văn bản áp dụng pháp
luật ở đây chính là quyết định. Bởi vì:
Quyết định với tính chất là văn bản áp dụng pháp luật (hay quyết định cá
biệt) được các chủ thể quản lý nhà nước, đặc biệt là các chủ thể quản lý hành
chính nhà nước sử dụng phổ biến, thường xuyên để giải quyết các công việc
phát sinh trong nội bộ cơ quan. Như trong lĩnh vực tổ chức nhân sự là toàn bộ
những vấn đề liên quan đến việc sử dụng con người trong các cơ quan, tổ chức
như bầu, bổ nhiễm, miễn nhiệm, cách chức vụ nhà nước; khen thưởng, kỉ luật
cán bộ, công chức của cơ quan hay tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển, biệt
phái công tác, nâng ngạch lương, chuyển ngạch lương cho cán bộ, công chức…
Quyết định cá biệt được ban hành để giải quyết một loại công việc cụ thể,
chỉ được áp dụng một lần. Quyết định cá biệt mang tính quyền lực bắt buộc các
chủ thể ghi nhận trong quyết định phải phục tùng.
Như vậy, bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự được xem
là công việc tổ chức nhân sự ở cấp Bộ và việc giải quyết nhân sự này có tác

động đến một đối tượng và được sử dụng một lần vì thế văn bản được áp dụng
trong trường hợp này đó là quyết định.
3. Soạn thảo văn bản hoàn chỉnh

Trang | 2


BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: … /QĐ-BTP
Hà Nội, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH
V/v bổ nhiệm Tổng cục trường Tổng cục Thi hành án dân sự
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính
phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư
pháp;
Căn cứ Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ
chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
Căn cứ Công văn số…/VPCP-TCCB ngày….tháng….năm… của Văn
phòng Chính phủ về việc bổ nhiệm cán bộ;
Căn cứ Quyết định số 328/QĐ-BTP, ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn
nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ nhiệm ông Lê Văn X, sinh ngày … tháng… năm…, hiện là
…………………. giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự kể
từ ngày … tháng … năm…
Điều 2. Ông Lê Văn X có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm
nhiệm và nhận nhiệm vụ mới chậm nhất đến ngày…tháng….năm……..
Điều 3. Ông Lê Văn X được hưởng phụ cấp chức vụ bằng 1,25 mức
lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục
Thi hành án dân sự, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan và ông Lê Văn
X chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Lãnh đạo Bộ;

BỘ TRƯỞNG

Trang | 3


- Bộ Nội vụ;
- Đảng ủy Bộ;
- Lưu: VT, HSCC, TCCB.

Lê Thành Long

KẾT LUẬN

Thông qua việc xác định loại văn bản, chủ thể có thẩm quyền và thực
hành soạn thảo một quyết định cụ thể, em đã thầy được vai trò to lớn và quan
trọng của quyết định hành chính nói chung, quyết định hành chính cá biệt nói
riêng trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Bằng việc đưa ra quyết định
hành chính cá biệt đặc biệt là các quyết định liên quan đến nhân sự đã giúp các
cơ quan hành chính nhà nước sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh,
gọn và phát huy được tối đa vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức.

Trang | 4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017;
2. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015;
3. Nghị định 96/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
4. Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức
của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp
5. Quyết định số 328/QĐ-BTP, ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm,
điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Tư pháp;

Trang | 5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1

1. Về chủ thể ban hành.......................................................................................1
2. Về việc lựa chọn loại văn bản........................................................................3
3. Soạn thảo văn bản hoàn chỉnh.......................................................................3
KẾT LUẬN...........................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang | 6



×