Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Một số giải pháp về phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.37 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................3
I. Cơ sở lý luận về phong cách người lãnh đạo..................................................................3
1.1 Khái niệm về lãnh đạo..............................................................................................3
1.2 Các yếu tố cấu của lãnh đạo......................................................................................3
1.3 Vai trò của nhà lãnh đạo............................................................................................4
1.4 Phong cách lãnh đạo.................................................................................................5
II. Thực trạng phong cách lãnh đạo tại KBNN Cờ Đỏ.......................................................7
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................7
C2.2 Chức năng và nhiệm vụ..........................................................................................8
2.3 Thực trạng công tác lãnh đạo tại KBNN Cờ Đỏ......................................................10
3.1 Nhân tố tạo khả năng được ưa thích đưa ra nhiều thông tin trọng yếu, lời khuyên. 12
3.2 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo...........................................................12
3.3 Một số giải pháp khác.............................................................................................12
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................15

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xã hội phát triển, con người luôn đòi hỏi sự bình đẳng trước pháp luật.
Nhưng trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị người ta luôn cần đến những nhà lãnh
đạo có đủ năng lực đế giúp cho những người trong tổ chức, cơ quan, đơn vị tin
tưởng và dẫn dắt họ vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong công việc để đạt đến
sự thành công. Nếu không có những người lãnh đạo tinh thông về chuyên môn
nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, thì có thể dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc
không cao, thậm chí có thể dẫn đến sự tan rã của một tổ chức. Người lãnh đạo có
năng lực còn là chỗ dựa, là sức mạnh và là nguồn an ủi của mọi người để họ cảm
thấy tin tưởng và phấn đấu hết mình cho công việc.


Để làm được việc này, ngoài khả năng và kiến thức tốt, người lãnh đạo còn
cần hội đủ những đức tính cần thiết và nghệ thuật lãnh đạo một cách khôn khéo để
đem lại thành công và kết quả tốt đẹp cho cơ quan, tổ chức mà mình chịu trách
nhiệm lãnh đạo. Điều quan trọng nhất đối với người lãnh đạo là phải biết vận dụng
một cách linh hoạt phong cách lãnh đạo của mình. Giống như một đoàn tàu ra
khơi, bao giờ chúng ta cũng kỳ vọng vào thuyền trưởng – người chèo lái con tàu.
Những vấn đề trên đã đặt ra cho chúng ta cần phải nghiên cứu về phong cách
của người lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo là sự rất cần thiết, nhưng chưa đủ để nhà
lãnh đạo nắm chắc thành công. Cái không thể thiếu ở một người lãnh đạo là biết
mình lãnh đạo ai, trong môi trường nào, với những truyền thống, phong tục, tập
quán,… ra sao và quan trọng hết cần đưa ra tầm nhìn như thế nào để đe lại lợi ích
lớn nhất cho người sẽ chịu ảnh hưởng từ tầm nhìn ấy.
Xuất phát từ nhận thức trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải
pháp về phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý” để làm tiểu
luận sau khi được học tập lớp “Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, chi cục và
tương đương” do Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ tài chính Miền Nam tổ
chức.

2


PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về phong cách người lãnh đạo
1.1 Khái niệm về lãnh đạo

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một
nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhât
định.
1.2 Các yếu tố cấu của lãnh đạo


- Khả năng nhận thức được con người, những động lực thúc đẩy khác nhau ở
những thời gian khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Khả năng khích lệ: Hãy hiểu rõ những biện pháp khích lệ mà mọi người
coi trọng bằng cách áp dụng kỹ năng xây dựng quan hệ và xác định kỳ vọng. Hãy
nghiên cứu những biện pháp khích lệ cụ thể mà mọi người muốn có và những gì
mà môi trường đã mang lại cho họ. Hãy sử dụng các biện pháp khuyến khích
“cứng” và “mềm” để khích lệ mọi người. Các khuyến khích cứng bao gồm: tiền
lương, phúc lợi, thăng chức, an ninh nghề nghiệp và điều kiện làm việc. Đây là
những công cụ thúc đẩy mạnh. Hãy chắc chắn là mọi người nhận được đầy đủ
những ưu đãi này.
- Khả năng hành động: để tạo ra một bầu không khí hữu ích cho sự ảnh
hưởng các quyết định của nhóm hay tập thể.

3


1.3 Vai trò của nhà lãnh đạo

Hướng
dẫn
Hướng

dẫn
Hỗ trợ

Đổi mới

Có tầm
nhìn


Giám
sát

Điều phối

Đột phá

Chỉ đạo
Sản xuất

- Người hướng dẫn: Hướng đãn và tạo ra các ội cơ hội cho nhân viên, giúp
nhân viên đạt được cả mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp, học hỏi từ nhân viên.
- Người hỗ trợ: Xây dựng thành các nhóm, sử dụng ra quyết định tập thể,
quản lý xung đột.
- Người đổi mới: Coi việc thay đổi như một cơ hội, suy nghĩ sáng tạo, thích
ứng và thay đổi các sản phẩm dịch vụ.
- Người đột phá: Xây dựng và duy trì cơ sở quyền lực, đàm phán các thỏa
thuận và cam kết, trình bày các ý tưởng.

4


- Người giám sát: Giám sát hoạt động của cá nhân, quản lý hoạt động tập
thể, quản lý hoạt động tổ chức.
- Người điều phối: Thiết kê công việc, quản lý qua các chức năng.
- Người sản xuất: Làm việc năng suất, khuyến khích môi trường làm việc có
năng suất, quản lý thời gian và hạn chế stress.
- Người chỉ đạo: Lập kế hoạch chiến lược và đặt ra mục tiêu, thiết kế và cơ
cấu tổ chức, phân bổ công việc đảm bảo hiệu quả.
- Người có tầm nhìn: Phát triển tầm nhìn, chuyển tầm nhìn thành hành động,

kết nối mọi người, truyền sinh lực.
1.4 Phong cách lãnh đạo

Những nhà lãnh đạo – quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn
thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong
cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó
người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa
phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể. Có thể khẳng định rằng, phong cách
lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng những yếu tố làm nên sự thành công của tổ
chức.
Phong cách lãnh đạo là những mô hình hoặc cách thức mà người lãnh đạo
thường sử dụng để gây ảnh hưởng đến cấp dưới trong quá trình thúc đẩy họ thực
hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh
đạo, quản lý mà con người thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác
động người khác của người lãnh đạo.

5


Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình
thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý
chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý.
Phong cách lãnh đạo được coi như là một nhân tố quan trọng của quản lý,
trong đó thể hiện không chỉ mặt khoa học và tổ chức quản lý mà còn thể hiện tài
năng và chí hướng của con người, nghệ thuật lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo độc đoán:
Là phong cách trong đó người lãnh đạo trực tiếp ra các quyết định mà không
cần tham khảo ý kiến của người dưới quyền.
* Ưu điểm: Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời. Song người

lãnh đạo không quan tâm tới ý kiến của người dưới quyền và ra quyết định trên cơ
sở những thông tin có sẵn.
* Nhược điểm: Chủ quan, không phát huy được sáng tạo, kinh nghiệm của
người dưới quyền.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ:
Là phong cách lãnh đạo trong đó người lãnh đạo ra các quyết định cơ sở bàn
bạc, trao đổi và tham khảo của cấp dưới.
* Ưu điểm: Cho phép khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của người
dưới quyền, từ đó tạo ra sự thỏa mãn lớn cho người dưới quyền vì họ cảm thấy
được chấp nhận và được tham gia. Người dưới quền cảm thấy thỏa mãn vì họ được
thực hiện những công việc do chính họ đề ra, thậm chí được tham gia đánh giá kết
quả công việc.

6


* Nhược điểm: là quá trình dân chủ tốn kém nhiều thời gian. Trong rất nhiều
trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi được quyết định trong khi thời gian
giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài.
- Phong cách lãnh đạo tự do:
Là phòng cách trong đó người lãnh đạo cung cấp thông tin và thu nhận kết
quả cho phép người dưới quyền ra các quyết định riêng của mình. Người lãnh đạo
theo phong cách này ít tham gia vào việc ra các quyết định của tổ chức.
* Ưu điểm: Phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người dưới quyền/.
* Nhược điểm: Sự lãnh đạo này dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ
trong tổ chức do thiếu vắng chỉ dẫn của người lãnh đạo.
Từ việc so sánh hiệu quả của 3 phong cách lãnh đạo trên, K.Lewin kết luận
rằng sự lãnh đạo dân chủ là phong cách mang lại hiệu quả cao nhất và coi đây là
phong cách của người lãnh đạo thành công.
Tốt nhất là phong cách dân chủ kết hợp với một ít độc đoán. Người dưới

quyền tin tưởng vào sự lãnh đạo và cảm thấy mình được tôn trọng.
II. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG TẠI PHÒNG TUYÊN TRUYỀN HỖ
TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế được tổ chức thực hiện, có
chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục
Thuế.

7


C2.2 Chức năng và nhiệm vụ cụ thể

Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính
sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
Nhiệm vụ cụ thể:
1.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ, phổ biến chính sách pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người dân và các
cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh, thành phố;
1.2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trực thuộc trong việc triển khai
thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền chính sách, pháp luật về
thuế;
1.3. Trực tiếp hỗ trợ người nộp thuế thuộc Cục Thuế quản lý trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật thuế và các thủ tục hành chính thuế (bao gồm cả hướng dẫn,
trả lời các vướng mắc về áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các cam kết
quốc tế khác của Việt Nam có liên quan đến thuế; và chính sách thuế thu nhập cá
nhân); tư vấn, hỗ trợ, trả lời các vướng mắc về thuế của các Chi cục Thuế để trả
lời, hỗ trợ người nộp thuế thuộc Chi cục Thuế quản lý;
1.4. Tổng hợp các vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế và các thủ tục
về thuế; phối hợp với các phòng chức năng liên quan đề xuất, trình Cục trưởng giải

quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định;
1.5. Là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách pháp
luật thuế và giải quyết một số thủ tục hành chính thuế theo quy định;
1.6. Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ sở hệ
thống thông tin do ngành thuế quản lý cho người nộp thuế theo quy định của pháp
luật và của ngành;

8


1.7. Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Cục Thuế, các tổ chức khác có liên
quan trên địa bàn tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế;
1.8. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ, tuyên truyền về
chính sách, pháp luật thuế, công tác khen thưởng, tôn vinh đối với các tổ chức, cá
nhân ngoài ngành thuế và công tác cải cách hành chính thuế trên địa bàn; nghiên
cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp thuế và
công tác tuyền truyền về thuế;
1.9. Quản lý, biên tập nội dung trang thông tin điện tử nội bộ ngành thuế tại Cục
Thuế; phối hợp với Tổng cục Thuế trong việc xây dựng nội dung trang Web trên
Internet của ngành thuế;
1.10. Tổng hợp đề nghị khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thực
hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác
ngoài ngành thuế có thành tích xuất sắc trong việc tham gia công tác quản lý thuế;
1.11. Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực
được giao;
1.12. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản
pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;
1.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
2.3 Thực trạng công tác lãnh đạo tại phòng
Thực tiễn cho thấy lãnh đạo Phòng nghiệp vụ tuyên truyền và hỗ trợ người

nộp thuế đã hội đủ những yếu tố về năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính tri và các
kỹ năng cần thiết. Điều đó được thể hiện qua kết quả hoạt động của đơn vị, cùng
với những thành tích mà đơn vị nhận được trong thời gian qua.

9


Trong công tác lãnh đạo, quản lý cấp phòng tuy đạt được những thành quả
nhất định. Song, trong hoạt động thực tiễn của đơn vị vẫn gặp phải một số mặt
thuận lợi, khí khăn nhất định.
* Về mặt thuận lợi:
- Được lãnh đạo Cục quan tâm và xác định rõ vai trò, trách nhiệm chuyên
môn, nhiệm vụ chính trị của phòng đối với ngành thuế tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ công chức có trình dộ đồng đều, phần lớn còn rất trẻ và đã
đạt trình độ Đại học trở lên, có tinh thần đoàn kết và luôn phấn đấu hoành thành tốt
nhiệm vụ.
- Được trang bị đầy đủ máy móc, thiêt bị phục vụ cho công tác chuyên môn,
đáp ứng được nhu cầu hoạt động của đơn vị.
- Cơ quan thường xuyên chăm lo đời sống cho cán bộ công chức, hàng năm
đều có tổ chức khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị kịp
thời.
- Trụ sở cơ quan có bố trí nhà công vụ phục vụ cho các cán bộ công chức xa
nhà.
* Về mặt khó khăn:
- Đội ngũ cán bộ công chức tuy đã được đào tạo trình độ cơ bản nhưng phần
lớn còn rất trê nên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đôi khi xử lý công việc
còn lúng túng.
- Biên chế hiện nay của Phòng chỉ có 5 người, trong đó khối lượng công việc
rất lớn, điều này đã tạo áp lực rất lớn cho người lãnh đạo khi phân công, giao việc.


10


- Kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng trong giao tiếp, xử lý công việc vẫn còn hạn
chế do công tác luân chuyển cán bộ thường xuyên. Một số cán bộ bố trí chưa đúng
chuyên ngành và nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

III. Một số giải pháp về phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác
quản lý
Lãnh đạo là quá trình tác động gây ảnh hưởng đến người khác làm cho nhân viên
tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Vì lãnh đạo
hiệu quả được xem là hết sức quan trọng đối với việc thành đạt mục tiêu của tổ
chức. Do vậy, để nâng cao hiệu quả trong quản lý, đòi hỏi người lãnh đạo cần áp
dụng một số nhân tố về phong cách lãnh đạo như sau:
3.1 Nhân tố tạo khả năng được ưa thích đưa ra nhiều thông tin tr ọng
yếu, lời khuyên

- Thiếu thân thiện là một điểm không tốt. Mỗi lần bạn không thân thiện với
ai đó, bạn đã trải qua một thất bại trong việc kiểm soát bản thân. Do đó, dù ở
cương vị nào đi chăng nữa chúng ta phải đối xử thân thiện với mọi người.
- Quản lý con người, chứ không phải quản lý đồ vật và thư điện tử. Hãy ghi
nhớ rằng các kênh thông tin kỹ thuật số, thư điện tử, là những hình thức không
thiện cảm nhất trong giao tiếp. Các hình thức này đưa ra ít gợi ý nhất, giao tiếp ít
cảm xúc nhất và tạo ra chất lượng các mối liên hệ kém nhât.

11


3.2 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo


- Điều tra cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo đẻ xác định rõ những mặt hạn chế
và yếu kém. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng để có chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tính đặc thù của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo. Cải tiến nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo theo cấp bậc, chức vụ. Mở
rộng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và áp dụng các phương thức đào tạo, bồi dưỡng
linh hoạt như: hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ. Mặt khác, cần tiến hành luân chuyển
cán bộ.
3.3 Một số giải pháp khác

- Tổ chức lại bộ máy, mạnh dan cắt bỏ các bộ phận kem hiệu quả, cho kiêm
nhiệm để nâng cao đời sống cho nhân viên.
- Xây dựng phong cách làm việc dân chủ tập thể, thống nhất giữa nhận thức
và hoạt động thực tiễn, lời nói phải đi đôi với việc làm. Hãy nhìn những việc người
thực hiện làm chứ không nên nghe những điều người đó nói.
- Trí tuệ cảm xúc được chứng minh là có liên hệ mật thiết với thành tích
công việc ở tất cả các cấp độ. Nhưng nó trở nên đặc biệt quan trọng liên qua đến
những công việc đòi hỏi mức độ tương tác với xã hội cao. Nhà lãnh đạo tài ba thể
hiện trí tuệ cảm xúc của họ thông qua 5 thành tố chính: tự nhận thức, tự động viên,
đồng cảm và kỹ năng xã hội. Do vậy, chọn người lãnh đạo giống như chọn nhạc
trưởng, khúc nhạc hay là nhờ sự chỉ đạo của nhạc trưởng.
- Làm gì cũng phải tận tụy, say mê, trăn trở với công việc thì người lãnh đạo
mới có sự tìm tòi, mới đề xuất được những ý kiến hay, mới có một phương án tốt
đặt chất lượng và hiệu quả cao. Sự đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của
nhân dân khi thống nhất giữa tính trung thực và việc làm của người cán bộ lãnh
12


đạo. Phải có chính kiến của riêng mình, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu
tranh.

- Làm tốt công tác cán bộ, bố trí sử dụng can bộ đúng chuyên môn, nghiệp
vụ, không chen tình cảm riêng tư vào trong công tác cán bộ, bỏ co chế con ông
cháu cha thiếu năng lực. Có chính sách, chế độ thu hút nguồn nhân tài.
- Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị. Như Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại nói rằng: “ Cũng như sông thì có nguồn mói có nước, không có
nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhận dân”.
- Bản thân người lãnh đạo phải không ngừng đổi mới phong cách, lề lối làm
việc có khoa học, hợp lý, nhằm nâng cao tính năng động, tính sáng tạo đa dạng và
phong phú. Làm việc có hiệu quả, chất lượng, thiết thực với chức năng công việc
của mình đảm nhiệm, theo dõi, quản lý ở từng cơ quan, đơn vị.
- Người lãnh đạo cần chú ý quan tâm đến tính quy hoạch, tính kế thừa nhằm
tạo ra nguồn nhân lực về lâu dài nên chú ý đến chính sách khuyến khích, hỗ trợ
trong công tác đào tạo. Người lãnh đạo muốn đứng vững phải có tâm và đủ tầm.
- Người lãnh đạo phải luôn cải thiện thành tích của mình mỗi năm. Nếu
người lãnh đạo muốn làm việc hiệu quả và là người được kính trọng thì phải là một
người biết học tập suốt đời để xứng đáng với vị trí của mình.

13


PHẦN KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, người lãnh đạo quản lý phải có tầm nhìn xa, trông
rộng, có quan điểm đúng đắn hướng tới sự sáng tạo, năng động, chất lượng, hiệu
quả, xây dựng cuộc sống và môi trường xã hội trong sáng, lành mạnh trên nền tảng
thế giới quan khoa học. Loại trừ tu tưởng cục bộ, địa phương, bè phái, thực dụng,
hẹp hòi, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, đặc quyền, đặc lợi.
Con đường hiệu quả nhất giúp người lãnh đạo quản lý hoàn thiện nhân cách
là tự mình nhận thức và tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những tri thức khoa học,

ký năng lãnh đạo quản lý và tự rèn luyện những phẩm chất nhân cách của mình.
Việc áp dụng các nhân tố trong phong cách lãnh đạo là một vấn đề mới và quan
trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với người lãnh đạo quản lý. Mỗi người
lãnh đạo, quản lý đều phải quan tâm và có nhiệm vụ nghiên cứu vận dụng sáng tạo
và bổ sung hoàn chỉnh thường xuyên phương pháp và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý
trong tất cả các lĩnh vực, phải hiểu đặc điểm tâm lý của từng nhân viên.
Phong cách lãnh đạo liên quan đến uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Lựa
chọn được phong cách quản lý đúng là rất quan trọng đối với người lãnh đạo, nó
ảnh hưởng ngay đến uy tín của họ. Phong cách lãnh đạo là điều kiện, phương tiện
quan trọng để đem lại hiệu quả công việc. Điều quan trọng đối với người lãnh đạo
là lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với công việc hiện tại, với từng đối
tượng, với từng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn lịch sử. Do đó, phong
cách lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả quản lý của cơ quan.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính Bộ Tài chính. Tài liệu Đào tạo, bồi
dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương đương.
2. Lê Văn Tập, 2011. Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo. Nhà xuất bản Lao
động.
3. Trường Đào tạo, bồi dưỡng công chức Bộ Nội vụ, 2011. Tài liệu Bồi
dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý đối với Lãnh đạo cấp phòng, Phó Lãnh đạo cấp
phòng ngành nội vụ.

15




×