Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

TÀI LIỆU ôn HSG lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.96 KB, 33 trang )

TI LIU ễN HSG LP 12, NH 2018-2019

CCH LM BI NGH LUN X HI
I. Lí THUYT
1. Nghị luận về một hiện tợng đời sống.
Loi ny thng nờu lờn mt hin tng, mt vn cú tớnh cht thi s c
d lun trong nc cng nh cng ng quc t quan tõm.
I. Mở bài:
- dẫn dắt vấn đề (những vấn đề có liên quan tới nội dung
nghị luận)
- Nêu vấn đề: nội dung cần nghị luận
II. Thân bài: Cần nêu một số ý nh sau.
- Nêu vai trò / ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận.
- Hiện trạng/thc trng của vấn đề.
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng đó.
- Tác hại của nó đối với xã hội, con ngời nh thế nào.
- Biện pháp khắc phục.
- By t thỏi , ý kin ca bn thõn v hin tng xó hi ú (ng tỡnh, khụng
ng tỡnh).
III. Kết bài:
- Đánh giá lại vai trò/ ý nghĩ của vấn đề.
- Mọi ngời cần có ý thức nh thế nào về vấn đề đó.
2. Ngh lun v mt t tng, o lớ
Loi ny thng l mt cõu danh ngụn, mt nhn nh, mt ỏnh giỏ no ú
yờu cu ngi vit bn lun v th hin t tng, quan im ca mỡnh.
I. M BI:
- Dn dt vn :
- Nờu vn : 1. Nờu ni dung ca cõu núi/ ý kin ( lun )
2. Trớch dn cõu núi/ ý kin.
1



II. PHẦN THÂN BÀI:
1. Giải thích những từ ngữ then chốt (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
2. Phân tích, chứng minh ( H/S có thể lấy dẫn chứng ở trong đời sống, xã hội, văn
học…)
3. Bình luận câu nói / ý kiến đó :
- Câu nói / ý kiến ấy đúng, sai hay chỉ đúng/sai một nửa.
- Nó có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội/ với mọi người.
III. KẾT BÀI:
-Khẳng định lại ý nghĩa/ vai trò của câu nói/ ý kiến đó.
- Rút ra bài học cho bản thân
II. LUYỆN TẬP
Câu 1 (8 điểm).
Phía sau lời nói dối...
Đây là dạng đề mở, người viết cần đưa ra được quan điểm riêng của mình
và lựa chọn kiểu văn bản phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về nội dung.
1. Nói dối là nói không đúng sự thật. Đây là một biểu hiện thường gặp
trong cuộc sống.
2. Phía sau lời nói dối có thể là:
- Những động cơ, nguyên nhân khác nhau: những toan tính, thủ đoạn
của kẻ
không trung thực; sự yếu đuối, hèn nhát của người không dám đối diện sự
thật;
né tránh sự thật đau lòng, không muốn làm tổn thương người khác...
- Những trạng thái tâm lí, cảm xúc khác nhau: buồn - vui, đau khổ hạnh
phúc, hối hận - hả hê,...
- Những hệ lụy không ai mong muốn, những hậu quả khôn lường: lời
nói dối

2



có thể kéo theo những hành động gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm
tin giữa con người với nhau, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội,...
3. Bài học:
- Nói dối là một thói xấu, vì thế con người cần rèn luyện cho mình phẩm
chất trung thực, không được nói dối.
- Cần lên án, phê phán nghiêm khắc những kẻ nói dối cũng như những
hành vi gian dối. Nhưng cũng nên có cách nhìn nhận thấu đáo nếu phải
nghe những lời nói dối.
- Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể buộc
phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối. Bởi suy cho
cùng, trong cuộc sống không ai muốn nghe hoặc phải nói những lời gian
dối và sớm muộn sự thật cũng sẽ được phơi bày.
Câu 2: Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark:
“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc
sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.
(Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38)
Hướng dẫn
1.Giải thích:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của
đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ:
không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc
nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối...
2. Bình luận:
- Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần
được tôn trọng, động viên, khuyến khích.
- Nhưng phải luôn ý thức rằng:
+ Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là

những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ
những điều đơn sơ, bình dị.
3


+ Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ,
muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học:
- Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm...
- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có
thể hướng tới những điều lớn lao.
Câu 3
“Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn?”. Hãy viết một bài văn
(khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về điều đó.

Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nêu vấn đề: điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bản thân là gì.
điểm

1,0

- Lí giải nguyên nhân, khẳng định sự cần thiết, đúng đắn; phân tích những biểu
hiện của điều quan trọng đó.
3,0 điểm
- Lật lại vấn đề, phê phán những quan niệm trái chiều, lệch lạc đối với vấn đề được
trình bày.
1,0
điểm
- Liên hệ, rút ra bài học bổ ích thấm thía đối với bản thân.


1,0 điểm

Câu 4 (6.0 điểm )
Hạnh phúc trong tầm tay.
Nội dung

Điểm

1. Giải thích

1.0

- Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh
phúc. Tuy nhiên có thể nhận thấy hạnh phúc thường gắn liền với trạng
thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của
mình.
4

0.5


- Hạnh phúc trong tầm tay: hạnh phúc không phải điều gì quá xa
vời. Ai cũng có khả năng tạo lập hạnh phúc cho bản thân mình.

2. Bàn luận

0.5
4.0

- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con

người trong cuộc sống.
- Mỗi người tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh đều có thể có
được hạnh phúc. Vì vậy, con người cần phải nỗ lực, cố gắng để đạt
được hạnh phúc.
- Hạnh phúc không phải là điều gì quá xa vời. Nhiều khi hạnh
phúc chính là những điều giản dị, gần gũi xung quanh chúng ta mà
không phải ai cũng đủ tự tin và tinh tế để nhận ra.

1.0

1.0

1.0

- Những người tự ti, mặc cảm về bản thân hay theo đuổi những
điều viển vông vượt quá khả năng của mình đều không thể có được
hạnh phúc.
1.0
3. Bài học nhận thức và hành động
- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với
hoàn cảnh và khả năng của bản thân.
- Luôn tự tin, biết trân trọng và gìn giữ hạnh phúc.

1.0
0.5

0.5

Câu 4
Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết

im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: “Cuộc sống
chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước
những vấn đề hệ trọng”.
5


Từ hai ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài luận bàn về vấn đề cần im lặng hay
lên tiếng trong cách xử thế của con người trong cuộc sống.
1

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề

2

Giải thích hai ý kiến
* Giải thích câu nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai
không biết im lặng là không biết nói”.
- Im lặng là không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có
thể đem lại tai hoạ cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác.
- Câu nói đề cao giá trị của sự im lặng, xem im lặng là cách xử thế khôn
ngoan nhất của con người trong cuộc sống. Từ nền tảng của sự im lặng khôn
ngoan đó, con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì.
* Giải thích câu nói: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái
ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.
- Lên tiếng là bày tỏ chính kiến của bản thân truớc những vấn đề quan trọng
của cuộc sống, là tiếng nói của chân lí, của lẽ phải, của tình yêu đối với con
người và cuộc sống.
- Câu nói của Martin Luther King Jr nói về tác hại của sự im lặng trước
những vấn đề hệ trọng. Từ đó mong muốn con người cần phải lên tiếng
trước những vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia, đời sống

con người, liên quan đến cuộc sống gia đình, bản thân.

3

Bình luận, chứng minh (1,0 điểm)
* Từ câu nói của Pythagos, luận bàn về giá trị của sự im lặng:
- Im lặng là một cách xử thế khôn ngoan vì:
+ Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó.
+ Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng.
+ Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức bản thân,
cuộc sống trước khi nói hay hành động.
+ Im lặng để giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm.
+ Im lặng còn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một
6


vấn đề nào đó.
+ Im lặng để đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác.
+ Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để di dưỡng tâm
hồn...
* Từ câu nói của Martin Luther King Jr luận về giá trị của việc lên tiếng
trước những vấn đề hệ trọng:
- Lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng là một cách sống đẹp vì:
+ Lên tiếng để khẳng định giá trị, khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự chủ động
tự tin của bản thân, bày tỏ nguyện vọng, mơ ước của mình.
+ Lên tiếng để đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cái bạo ngược chà đạp lên
cuộc sống của con người.
+ Lên tiếng để bênh vực cho cái tốt, cái yếu bị chà đạp.
+ Lên tiếng để bày tỏ tình yêu thương, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người
khác.

+ Lên tiếng để mang niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời.

4

Mở rộng, nâng cao vấn đề (0,5 điểm)
- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau: Con người cần phải vận
dụng linh hoạt để “im lặng” hay “lên tiếng” trước những hoàn cảnh cụ thể
trong cuộc sống.
- Cần hiểu và phân biệt im lặng khác với sự nhu nhược, vô tâm, thờ ơ, vì đó
không phải là “cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan”. Cần hiểu sự lên tiếng
xuất phát từ thiện ý tốt đẹp của bản thân, lên tiếng đúng nơi, đúng lúc, đúng
thời điểm và lời nói phải đi kèm với hành động...

5

Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động

Câu 5

7


Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống sau đây của Ra-bin-đra-nát Ta-go:
“Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương
Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát”.
Ý

Nội dung

1.


Giới thiệu câu nói của Tagore và thái độ sống, cách sống để đối mặt với “nỗi
đau thương”.

2.

Giải thích câu nói
- Cuộc đời không phải chỉ có hoa hồng, thảm nhung, ánh sáng nó còn có những
vực sâu, bóng tối. Cho nên, trong cuộc sống, mỗi người đều phải đối mặt với nỗi
đau thương mà cõi đời đem đến cho tâm hồn, trái tim mình; đó có thể là sự thất
vọng, nỗi buồn thương,...Cuộc sống mang đến cho ta rất nhiều áp lực: công việc,
sự nghiệp, gia đình, mối quan hệ đồng nghiệp, họ hàng...“đôi khi cuộc sống trở nên
không chịu đựng nổi”.
- Muốn sống có ý nghĩa, ta phải đáp lại những “nỗi đau thương” mà đời đem đến
bằng “lời ca tiếng hát” tức là phải có thái độ sống lạc quan; yêu đời, sống bằng cả
trái tim, tấm lòng.
--> Trước những đau buồn, bất hạnh mà cuộc đời mang lại, ta cần sống lạc quan,
yêu đời, sống chân thành và hết mình để sự sống thêm ý nghĩa, đẹp tươi.

3

Lí giải vì sao “cõi đời hôn lên hồn ta nỗi đau thương” mà ta phải “đáp lại
bằng lời ca tiếng hát”?
- Nếu con người nhanh chóng gục ngã trước những nỗi đau thương thì con người
sẽ không tồn tại được, không thể sống một cách có ý nghĩa; khi đó ta chỉ như một
kẻ hèn nhát, yếu đuối, bị động, buông xuôi trên dòng đời và tất yếu bị huỷ diệt.
(dẫn chứng minh họa)
- Khi ta đáp lại bằng “lời ca tiếng hát”, ta sẽ có đủ tự tin, ý chí, nghị lực để vượt
qua sóng gió cuộc đời, bởi tinh thần lạc quan, tình yêu cuộc sống là những năng
lượng tinh thần vô giá, có sức mạnh diệu kì giúp con người thoát khỏi những bế

tắc, khủng hoảng trong cuộc sống. (dẫn chứng minh họa)

4.

Bàn luận, mở rộng vấn đề
8


- Đây là một quan niệm sống tích cực, một thái độ sống khỏe khoắn, một cách
sống đúng đắn đem lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc.
- Phê phán những người bi quan, yếu đuối, thiếu bản lĩnh đã nhanh chóng bị sóng
gió cuộc đời quật ngã, không thể đứng dậy sau thất bại, đau khổ.
- Lạc quan song không nên huyễn hoặc, ảo tưởng.
5.

Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Câu hỏi 1
VÌ SAO MÀ SỐNG?
Có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào
để bản thân sống được vui vẻ.
- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? - Nhà hiền triết hỏi.
Người đầu tiên nói:
- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.
Người thứ hai nói:
- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà
tôi sống.
Người thứ ba nói:
- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.
Nhà hiền triết lắc đầu nói:

Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi...
(Theo
/>Hãy lí giải ngắn gọn vì sao nhà hiền triết lại khẳng định: Thế thì đương nhiên các
ông không được vui vẻ rồi...? Từ đó, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về cách
sống để cuộc đời mỗi người trở nên thú vị và ý nghĩa.
Câu hỏi 2:
“Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào ?

H ỎI
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:

9


- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.

- Người sống với người như thế nào ?”
(Hữu Thỉnh)


Từ ý thơ trên, trình bày suy nghĩ của anh/chị về những bài học trong cách sống
của con người.

Nội dung
* Giới thiệu về mẩu chuyện và nêu khái quát vấn đề cần nghị luận
Bàn về lẽ sống, thái độ, quan điểm sống.
* Lí giải lời khẳng định của nhà hiền triết: Thế thì đương nhiên các ông không được vui
vẻ rồi...
Ba người đến hỏi nhà hiền triết đều không cảm thấy cuộc sống của mình vui vẻ vì:
- Người thứ nhất chỉ biết sống vì sự tồn tại về mặt sinh học; sợ hãi cái chết mà phải sống;
cuộc sống đầy lo âu, thắc thỏm.
- Người thứ hai sống chỉ chờ xem ngày mai có hơn hôm nay không; sống trong chờ đợi,
phấp phỏng; cuộc sống mòn mỏi, tẻ nhạt.
- Người thứ ba sống chỉ vì gánh nặng nuôi gia đình; sống chỉ vì bổn phận, trách nhiệm;

10


cuộc sống mỏi mệt, nặng nề.
* Quan điểm về cách sống để cuộc đời mỗi người trở nên thú vị, ý nghĩa.
- Đưa ra được quan niệm của bản thân về cách sống để cuộc đời mỗi người trở nên thú vị
và ý nghĩa.
- Lí giải được vì sao cách sống ấy lại khiến cuộc sống trở nên thú vị, ý nghĩa.
- Những minh chứng cụ thể của cách sống ấy trong cuộc đời.
- Bàn bạc cách thức, hành động để sống theo quan niệm ấy.
(Học sinh có thể triển khai bài viết theo một hay một số hướng sau:
Con người muốn sống một cuộc sống không vô vị tẻ nhạt, bên cạnh việc sống để tồn tại,
chờ đợi, vì bổn phận cần có: lí tưởng sống; ước mơ, hoài bão; niềm đam mê sáng tạo, say
mê làm việc; sở thích; niềm vui...)

Lưu ý: Đây là đề văn mở nên khuyến khích những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và thuyết
phục.
* Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện và tầm quan trọng của quan điểm sống đúng đắn
trong cuộc đời của mỗi người.

11


MỞ RỘNG THÊM MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LLVH
1. Quan điểm/ quan niệm sáng tác
+ Là gì:
- Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác.
- Phải được hiện thực hoá trong quá trình sáng tác.
- Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm.
- Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ
thống có giá trị thì không phải ai cũng làm được.
+ Vai trò:
- Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết,
các hình thức nghệ thụât...)
- Phần nào thể hiện tầm tư tưởng của nhà văn.
+ Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh: Văn học là vũ khí
lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt
trận văn hoá tư tưởng.
2. Tình huống trong truyện ngắn
+ Là gì:
- Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và
tư tưởng nhà thể hiện rõ nhất.( là khoảnh khắc của cuộc sống được tái hiện trong
tác phẩm)
“Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người
thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)

- Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng
khả năng phản ánh lớn.
+ Vai trò:
- Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ.
- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một
khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời,
số phận nhân vật…) => Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên
hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn => Xây dựng được tình huống truyện độc
đáo là dấu hiệu của:
• Một tác phẩm có giá trị
• Một tác giả tài năng.
+ Ví dụ: tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ), tình huống cuộc gặp gỡ đầy éo
12


le, oái oăm giữa quản ngục và Huấn Cao (Chữ người tử tù), tình huống nhận thức
(Chiếc thuyền ngoài xa)…
3. Nhà văn – văn bản – bạn đọc
+ Nhà văn: người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kí mã => Ý đồ nghệ
thuật.
+ Bạn đọc: ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giải mã.
+ Văn bản: là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau nhưng phải
phù hợp với các mã đã được nhà văn kí gửi.
4. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ
+ Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự)
Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vật trong tác phẩm tự
sự: có diện mạo, tính cách, hành động cụ thể)
+ Phân loại:
- Xét sự xuất hiện của tác giả trong tác phẩm:
• Cái tôi trữ tình: tác giả

• Nhân vật trữ tình nhập vai: khi tác giả hoá thân vào nhân vật khác trong tác
phẩm.
- Xét về vai trò:
• Chủ thể trữ tình (người trực tiếp bộc lộ cảm xúc)
• Đối tượng trữ tình: đối tượng hướng tới của tâm trạng chủ thể trữ tình
+ Ví dụ:
- “Tảo giải” (Giải đi sớm) khắc hoạ hình tượng nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình với vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ và vẻ đẹp tinh thần
chiến sĩ.
- “Sóng”: xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình “sóng” – nhân vật trữ tình nhập
vai, đối tượng trữ tình mang vẻ đẹp của khao khát tình yêu thuỷ chung, nồng nàn,
mãnh liệt.
5. Giá trị hiện thực
+ Là gì:
- Phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh.
- Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực. (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: hiện
thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí…)
+ Biểu hiện:
Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường đề cập 3 nét
chính:
- Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần
của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
- Chỉ ra nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người.
13


- Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng. Cùng phản
ánh tình cảnh khốn quẫn của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, Ngô Tất
Tố miêu tả nỗi chật vật về vật chất của chị Dậu vì nạn sưu cao thuế nặng, một cổ

nhiều tròng, Nguyễn Công Hoan phơi bày chân thực sự cùng đường tuyệt lộ của
người nông dân (“Bước đường cùng”), Nam Cao lại đi vào mảng hiện thực sâu kín
nhất, tăm tối nhất – địa hạt tâm lí để lột trần bi kịch bị tha hoá, nỗi đau tinh thần
khắc khoải của những con người dưới đáy của xã hội – Chí Phèo.
+ Vai trò:
- Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn.
- Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị.
+ Ứng dụng:
- Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm. (Chí Phéo, Vợ chồng A Phủ, Vợ
nhặt…)
- Phân tích nhân vật làm rõ giá trị hiện thực mới mẻ và độc đáo trong một tác
phẩm. (nhân vật Chí Phèo, nhân vật Mị, nhân vật người phụ nữ vợ nhặt…)
6. Giá trị nhân đạo
+ Là gì:
- Hạt nhân: lòng yêu thương con người.
- Đối tượng: thường là nỗi khổ.
+ Biểu hiện: 3 khía cạnh cơ bản.
- Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
- Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người.
- Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh.
Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt.
Chẳng hạn, cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu sắc,
Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ đẹp truyền thống, thuỷ chung, không tì vết;
Kim Lân phát hiện ra nét nữ tính và khát vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn
người vợ nhặt, còn Tô Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nơi cô gái
vùng cao - Mị…
+ Vai trò:
- Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn
“Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki)
- Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học.

Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương con người).
+ Ứng dụng:
- Phân tích giá trị nhân đạo trong một tác phẩm (Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Chí
Phèo…)
- Làm rõ giá trị nhân đạo độc đáo và mới mẻ của một tác phẩm qua việc phân tích
14


nhân vật (Phân tích nhân vật Tràng, phân tích nhân vật Mị, phân tích nhân vật Chí
Phèo…)
+ Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:
- Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm.
- Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá
trị hiện thực là nhắc tới sự trình bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách
quan thì nói tới gía trị nhân đạo tức là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm thông,
thương xót, đồng tình, ngợi ca…)

15


MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1:
"Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính
chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả."
(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)
Từ hình tượng sông Hương trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”? của
Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến trên.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập
luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.


Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi
chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức


Cần đáp ứng một số ý chính sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
2. Giải thích ý kiến
Phong cách văn học là những nét riêng, độc đáo của một tác giả trong quá trình
nhận thức và phản ánh cuộc sống... phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người
nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua
những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người
sáng tạo.
3. Bàn luận
3.1. Khẳng định vấn đề
Hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? góp phần khẳng
định phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Nét độc đáo trong phong cách của nhà văn biểu hiện trước hết ở cách nhìn,
cách cảm thụ và giọng điệu riêng biệt.
3.2. Biểu hiện của phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường khi xây dựng hình tượng
sông Hương (5.5đ)


3.2.1 Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá


Sông Hương luôn được cảm nhận ở vẻ đẹp giàu nữ tính:
16



Hình ảnh sông Hương gắn với vẻ đẹp của người con gái: cô gái
Digan, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, là người gái đẹp
nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, là người tài
nữ đánh đàn lúc đêm khuya, là nàng Kiều trong đêm tình tự với Kim
Trọng, là người con gái dịu dàng của đất nước.
o
Sông Hương được miêu tả bằng một hệ thống từ ngữ gợi nét đẹp đặc
trưng của người phụ nữ: sắc đẹp dịu dàng, đường cong thật mềm, hình
cung thật tròn, dòng sông mềm như tấm lụa, uốn một cánh cung rất nhẹ,
điệu slow tình cảm, ngập ngừng như muốn đi muốn ở, những vấn vương
của một nỗi lòng, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu... Đó là vẻ đẹp dịu
dàng, đằm thắm, kín đáo nhưng cũng đầy gợi cảm.

Sông Hương được miêu tả trong chiều sâu của những giá trị văn hóa:
o
Hình ảnh so sánh mới lạ: là bản trường ca của rừng già, vẻ đẹp trầm
mặc như triết lí, như cổ thi, điệu slow tình cảm, là không gian sinh thành
và nuôi dưỡng nền âm nhạc cổ điển Huế, là hành động rất lạ với tự
nhiên và rất giống con người ở đây...
o
Trong quan hệ với thi ca, sông Hương luôn gợi những cảm hứng mới
mẻ, không bao giờ tự lặp lại mình... Mỗi nhà thơ đều có một khám phá
riêng về nó...
3.2.2. Giọng điệu riêng biệt
o

Giọng điệu tha thiết, yêu thương:
o

Dõi theo hành trình của sông Hương từ thượng nguồn cho đến khi về
với biển.
o
Phát hiện những biến đổi tinh tế của sông Hương trong không gian và
thời gian.
o
Phát hiện mối liên hệ khăng khít giữa vẻ đẹp của sông Hương với
mảnh đất cố đô và những nét đặc trưng trong văn hóa của con người xứ
Huế.

Giọng điệu dịu dàng, mê đắm: hành trình của sông Hương được miêu tả
trong sự liên tưởng đến câu chuyện tình yêu mãnh liệt, say đắm với nhiều
cung bậc cảm xúc: mong đợi, vui sướng, ngập ngừng, bịn rịn, lưu luyến, nhớ
nhung...

Giọng điệu tự hào, trân trọng:
o
Khám phá nét riêng, độc đáo của sông Hương trong tương quan với
những dòng sông nổi tiếng trên thế giới để chợt nhớ và yêu quý điệu
chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố.
o
Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử
của nó... là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu
cỏ lá xanh biếc.
4. Đánh giá khái quát




Thông qua cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng

biệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc hình ảnh một sông
Hương vừa quen, vừa lạ, vừa chân thực nhưng đầy sức gợi.
17


Sông Hương trong bài kí là sản phẩm của một cái tôi nghệ sĩ tinh tế tài hoa,
một cái tôi giàu vốn văn hóa và trí tưởng tượng phong phú, một cái tôi say
đắm với tình yêu quê hương đất nước. Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
làm nên sự đa dạng cho thể loại kí nói riêng và nền văn học dân tộc nói
chung.
Đề 2:


Nhà thơ Hoàng Cầm cho rằng: “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cảm nhận về hồn thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh
Thảo) qua nhạc tính của bài thơ?

1.Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận để giải quyết một vấn đề
văn học theo định hướng của đề ra.
- Bố cục mạch lạc, chặt chẽ; hành văn trong sáng, biểu cảm; không mắc các lỗi về
diễn đạt, chính tả...
2.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở kiến thức lí luận văn học về nhạc tính cùng vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ và
kiến thức về tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca”, về tác giả Thanh Thảo, học sinh có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:
a. Giải thích nhận định (2,0 điểm)
- “Nhạc” (của thơ): là yếu tố bộc bạch, kí thác của cảm xúc thơ nhờ khả năng biểu
đạt của ngôn ngữ. Nhạc là hình thức hoá phần hồn của thơ cũng là một đặc tính cốt
yếu của thơ.

- “Hồn thi phẩm”: là tư tưởng, cảm xúc, tình cảm, là thông điệp nghệ thuật được
nhà văn gửi gắm qua thi phẩm.
- Ý kiến đã đề cập tới một phương diện trong khả năng biểu đạt cảm xúc, tư tưởng
của ngôn ngữ thơ cũng là một đặc trưng cơ bản của thơ, đó là nhạc tính.
b. Cảm nhận về hồn thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” qua nhạc tính của bài thơ
(6,0 điểm)
- Dáng dấp ca khúc và lối diễn tấu trong hình thức văn bản: Khúc dạo đầu của bản
nhạc với những nốt trầm êm dịu, tiết tấu chậm giới thiệu khái quát về chân dung nhân
vật trữ tình trên nền văn hóa Tây Ban Nha. Kế tiếp là đoạn phát triển của bản nhạc với

18


nhiều nốt thăng ở cuối câu tái hiện giây phút đau thương, bi phẫn của cuộc đời Lorca.
Cao trào của bản nhạc với tiết tấu nhanh, âm thanh xô đẩy dồn dập thể hiện vẻ đẹp tâm
hồn, dũng khí Lorca. Đoạn kết của bản nhạc từ từ đổ xuống bằng những nốt trầm êm
ái và chậm “li - la li - la li - la”... như sức ngân vang của tiếng đàn, với niềm tin mãnh
liệt về sức sống của nghệ thuật và sự bất tử của Lorca.
- Các cách kết hợp từ lạ, ngẫu hứng: ghi ta nâu, ghi ta lá xanh … làm hiện lên thanh
âm tiếng đàn với những cung bậc, ý nghĩa biểu hiện phong phú.
- Những từ mô phỏng âm thanh của các nốt đàn, giai điệu đàn ghita: li la , li la, li la
cùng hình thứclặp đi lặp lại hình ảnh, từ ngữ, tạo nên những điệp khúc, cao trào: tiếng
ghi ta, tiếng đàn, hình ảnhbọt nước … biểu đạt sâu sắc sức hấp dẫn của tiếng đàn, của
nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn, khí phách, nỗi đau thân phận, bi kịch cùng sự bất tử của
nghệ thuật, của người nghệ sĩ Lorca.
- Hình thức câu thơ tự do dài ngắn đan xen, dòng thơ chảy tràn, không có dấu chấm
câu, không có chữ viết hoa đầu câu thơ, dòng thơ… tự do thể hiện dòng cảm xúc mãnh
liệt, phóng túng, những suy tư đa chiều.
-…
c. Bàn luận, đánh giá (2,0 điểm)

- Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ dồi dào nhạc tính, là minh chứng thuyết phục
cho nhận định về giá trị của nhạc tính trong thơ ca.
- Nhạc tính của bài thơ góp phần thể hiện thành công vẻ đẹp, sức ám ảnh của hình
tượng tiếng đàn, tôn vinh người nghệ sĩ Lorca cùng nỗi niềm đồng cảm, tri âm, yêu
kính, ngưỡng mộ của nhà thơ Thanh Thảo dành cho Lorca.
- Sức hấp dẫn của bài thơ do nhạc tính mang lại góp phần khẳng định sự thành công và
đóng góp của ngòi bút Thanh Thảo trên hành trình cách tân thơ Việt.

19


Đề 3:
Bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh có đoạn:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
20



(Ngữ văn 12, tập một – NXB Giáo dục 2007)
Có ý kiến cho rằng: "Đoạn thơ là nỗi nhớ nhung da diết của người phụ nữ trong
tình yêu". Ý kiến khác lại nhấn mạnh : "Thông qua nỗi nhớ nhung da diết, đoạn thơ
còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu". Bằng cảm nhận về đoạn
thơ, anh(chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
A. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết một bài văn NLVH.
 Bài viết triển khai hoàn chỉnh theo bố cục, trình bày rõ ràng, mạch lạc,
không mắc lỗ về dùng từ, câu, diễn đạt.
B. Yêu cầu về kiến thức:


HS có thể triển khai theo cách riêng nhưng cần đáp ứng được những nội dung sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, ý kiến.
Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ trẻ
trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 "Sóng" in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào" (1968) là bài thơ tiêu biểu cho
hồn thơ Xuân Quỳnh: chân thành, hồn hậu, luôn khắc khoải da diết trước
hạnh phúc đời thường.
 Đoạn thơ trích nằm ở giữa bài thơ được xem là đoạn thơ tiêu biểu.
Có ý kiến cho rằng: "Đoạn thơ là nỗi nhớ nhung da diết của người phụ nữ gái trong
tình yêu". Ý kiến khác lại nhấn mạnh: "Thông qua nỗi nhớ nhung da diết, đoạn thơ
còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu".


2. Cảm nhận về đoạn thơ để phân tích ý kiến:
a- Đoạn thơ là nỗi nhớ nhung da diết của người phụ nữ trong tình yêu.
Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: Lòng sâu – mặt nước, ngày –
đêm.
 Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào

trong giấc mơ, trong tiềm thức ("Cả trong mơ còn thức").
 Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ của một
tình yêu mãnh liệt da diết ("Ngày đêm không ngủ được").
 Mượn hình tượng sóng để nói tới nỗi nhớ chưa đủ, nhà thơ trực tiếp thể hiện
nỗi nhớ của mình ("Lòng em nhớ đến anh")
b- Đoạn thơ còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu :
21



Khẳng định tình yêu thủy chung duy nhất: dù ở nơi nào, phương nào em
cũng chỉ hướng về phương anh ("Hướng về anh một phương").
 Trong cái mênh mông của đất trời, đã có phương bắc, phương nam thì cũng
có phương anh, đây là phương tâm trạng, phương của người phụ nữ đang
yêu thiết tha say đắm. ("Hướng về anh – một phương").
 Sự thủy chung son sắt là nét đẹp cao cả trong tình yêu. Nếu sóng vượt qua
mọi trở ngại để vào bờ thì em cũng vượt mọi chông gai, bất chấp trở ngại
khó khăn để hướng về anh với tình yêu chân thành mãnh liệt thủy chung, có
đức hi sinh cao cả, luôn vững tin vào tình yêu hạnh phúc.
c- Vài nét về nghệ thuật:


Thể thơ năm chữ được sử dụng sáng tạo thể hiện nhịp sóng biển và nhịp
sóng lòng thi sĩ.
 Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, từ ngữ gợi hình, gợi cảm... diễn tả
những trạng thái đối lập mà thống nhất của sóng và tình cảm con người, thể
hiện sinh động và chính xác những cảm xúc và khát vọng của con người.
3. Đánh giá chung:



Ý kiến trên hoàn toàn chính xác với nội dung của đoạn thơ.
 Từ ý kiến trên, đoạn thơ giúp ta nhìn lại tâm hồn mình để sống đẹp hơn
trong tình yêu và cuộc sống.
=> Cả hai ý kiến đều thể hiện một cách khái quát nội dung của đoạn thơ cũng như
vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.


Đề 4:
Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng:
“Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này
thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh
hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.”
(SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích
các tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu) và “Đất nước”
(trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm).
22


a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập
luận.
- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
Ý

Nội dung


1

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,5 điểm)

2

Giải thích nhận định (1,5 điểm)
- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có
tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh
hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng
đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở
bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn
sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ,
hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và
hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975
chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống
mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin
tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn
làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng
được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển
cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn
học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt
yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.

3

Phân tích, chứng minh (4,0 điểm)

23


* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học
giai đoạn 1945 – 1975.
- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác
phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm
nhuần tinh thần lạc quan:
- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất;
chịu nhiều mất mát, hy sinh…
- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc:
lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào
sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi
đẹp…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp
ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển
của cách mạng:
- Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực
rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá
trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng
chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc
lập tự do cho đất nước.
- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân
dân, tình đồng chí đồng đội…
- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí
của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ
cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách
nhiệm bảo vệ Tổ quốc…

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang
trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ
pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…

24


* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây
Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân
tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.
4

Đánh giá chung (1,0 điểm)
- Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc
điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và
phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách
mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ
của người cầm bút.
- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời
không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao
quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.
- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng
vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.
- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn
chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác
phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn…

Đề 5:
Bàn về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, sách giáo viên Ngữ văn 12 Nâng

cao khẳng định:
“Là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích, bài thơ Tây Tiến
ở đoạn nào cũng có những câu đặc sắc, những hình ảnh thơ độc đáo”.
Anh (chị) hãy dựa vào những hiểu biết về bài thơ để trình bày quan điểm của
mình về nhận định trên.
ĐÁP ÁN
Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:
1. Về kiến thức
a. Giải thích và bày tỏ quan điểm về nhận định
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×