Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ung thư vú hai bên giai đoạn i, II tại bệnh viện k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.99 MB, 109 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên
thế giới và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở nữ giới [1].
Theo GLOBOCAN năm 2012, trên toàn thế giới có 1.671.000 ca mới mắc
và có 522.000 phụ nữ tử vong do ung thư vú. Tại Mỹ năm 2011, khoảng
233.000 ca mới mắc và 44.000 ca tử vong vì ung thư vú [1]. Tại Việt Nam,
có 11.067 trường hợp mới mắc, chiếm 20,3% trong số các ung thư ở nữ giới,
trong đó có 4.671 trường hợp tử vong, chiếm 13%. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi
là 23/100.000 dân [1]. Ung thư vú hai bên gặp ở 4 – 20% bệnh nhân ung thư
vú nguyên phát được phẫu thuật [2]. Năm 1921, nhóm bệnh nhân ung thư vú
hai bên đầu tiên đã được Kilgore báo cáo [3]. Khi xuất hiện tổn thương ung
thư tại vú đối bên, rất khó để phân biệt đó là tổn thương di căn hay là ung
thư nguyên phát thứ hai. Năm 1984, Chaudary và cộng sự đã đề xuất tiêu
chuẩn chẩn đoán ung thư vú nguyên phát thứ hai, và đưa ra hướng phân
biệt dựa vào tiêu chuẩn giải phẫu bệnh [4]. Những nguy cơ liên quan với
ung thư vú hai bên bao gồm: ung thư vú có tính gia đình, ung thư vú trẻ tuổi,
ung thư vú đa ổ và tiếp xúc tia xạ [5].
Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, trong ung thư vú hai bên, các
nghiên cứu trên thế giới cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa ung thư
vú phải và trái. So với ung thư vú một bên, ung thư vú hai bên đồng thời
thường biểu hiện khối u nhỏ hơn, thể tiểu thùy xâm nhập hay gặp hơn, độ mô
học thấp hơn, tỷ lệ thụ thể nội tiết dương tính cao hơn và sự bộc lộ quá mức
Ki67 thấp hơn [6].
Hiện nay, còn nhiều tranh luận về khía cạnh sinh học và phương pháp
điều trị ung thư vú hai bên [7], [8]. Điều quan trọng là xác định ung thư vú
đối bên là tổn thương di căn hay nguyên phát. Trong thực hành, hầu hết các


2



nhà lâm sàng điều trị theo hướng tổn thương hai bên nguyên phát và cũng
chưa có một báo cáo rõ ràng nào đánh giá kết quả của chiến lược điều trị này.
Một vài bài báo cho thấy tiên lượng của ung thư vú hai bên xấu hơn so với
ung thư vú một bên [9], [10], [11], [12], [13].
Tại Việt Nam, hiện chưa có một báo cáo nào về đặc điểm cũng như kết
quả điều trị ung thư vú hai bên. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ung thư vú hai bên
giai đoạn I, II tại Bệnh viện K” nhằm hai mục tiêu:
1)

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư vú
hai bên giai đoạn I,II tại Bệnh viện K từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2017.

2)

Đánh giá kết quả điều trị ung thư vú hai bên giai đoạn I, II tại Bệnh viện
K từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2017.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về lịch sử
Ung thư vú được ghi nhận từ khoảng 3000 năm trước công nguyên.
Trường hợp sớm nhất về ung thư vú hai bên được mô tả bởi William
Nisbet năm 1800, tuy nhiên chủ đề này không được quan tâm cho đến tận thế
kỷ XX [14].
Năm 1921, Kilgore báo cáo nhóm bệnh nhân ung thư vú hai bên đầu

tiên [3]. Kể từ đó, có rất nhiều nghiên cứu về tỷ lệ, yếu tố nguy cơ và tiên
lượng ung thư vú hai bên được tiến hành.
Năm 1984, Chaudary đã đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư vú
nguyên phát thứ hai [4]. Tiêu chuẩn này hiện nay vẫn được áp dụng trong các
nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng.
1.2. Khái niệm ung thư vú hai bên
Ung thư vú đối bên là ung thư vú nguyên phát thứ hai hoặc là tổn
thương di căn của ung thư nguyên phát đầu tiên. Chaudary và cộng sự đã đề
xuất tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư vú nguyên phát thứ hai bao gồm:
1. Có bằng chứng của sự thay đổi tại chỗ ở vú đối bên.
2. Khối u ở vú đối bên được coi là tổn thương nguyên phát mới nếu mô
bệnh học khác biệt với khối u vú nguyên phát thứ nhất.
3. Ung thư ở vú thứ hai được coi là một tổn thương nguyên phát mới nếu
độ mô học cao hơn tổn thương ban đầu.
4. Nếu không có sự khác biệt về mô bệnh học, tổn thương vú đối bên
được coi là một tổn thương độc lập khi không có bằng chứng của di căn tại
chỗ, tại vùng và di căn xa của khối u vú cùng bên [4].


4

1.3. Phân loại ung thư vú hai bên
Ung thư vú hai bên được phân thành ung thư vú hai bên đồng thời và
không đồng thời. Năm 1971, Haagensen đưa ra khái niệm về khoảng thời gian
giữa hai lần xuất hiện khối u [15]. Khoảng thời gian này thay đổi theo quan
niệm của từng tác giả, từ 1 tháng, đến 5 năm [16], [17], [18]. Tại Argentina,
Uriburu định nghĩa ung thư vú hai bên đồng thời khi khối u thứ hai xuất hiện
trong vòng 12 tháng [19]. Một số nhà lâm sàng khác cũng đồng ý với quan
điểm này, nhưng định nghĩa này không phải là tiêu chuẩn, và một số tác giả
khác đề nghị khoảng thời gian ngắn hơn.

Bảng 1.1. Giới hạn thời gian để phân loại ung thư vú hai bên
theo các tác giả [20]
Khoảng thời gian

Tác giả

Cùng một thời điểm

Kilgore; Robins and Berg; Leis

1 tháng

Prior and Waterhouse ; Healey; Gollamudi; Yeatm an

3 tháng

Carmichael; Intra; Hartman

68 ngày

Mose

6 tháng

Haagensen; McCredie; De La Rochefordiere;
Broet; Verkooijen

1 năm

Al-Jurf; Uriburu; Hislop;Heron; Kaas ; Quan


5 năm

Bloom

Ung thư vú hai bên đồng thời có thể phân chia thêm thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất bao gồm những bệnh nhân biểu hiện dấu hiệu hoặc triệu
chứng ở cả hai vú, nhóm thứ hai bao gồm ung thư vú đối bên không sờ thấy
và được chẩn đoán dựa vào kết quả của chẩn đoán hình ảnh. Trong sự vắng
mặt của sàng lọc, ung thư vú thứ hai có thể được chẩn đoán muộn hơn và
được phân loại như ung thư vú hai bên không đồng thời. Tỷ lệ ung thư vú hai
bên phụ thuộc lớn vào sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh. Nhiều nghiên


5

cứu khác nhau đánh giá sự phổ biến của ung thư vú đối bên được phát hiện
bằng chụp cộng hưởng từ (MRI) là 2 – 6% [21], [22], [23]. Kết quả của một
phân tích lớn cho thấy rằng khi sàng lọc dựa trên MRI, ung thư vú đối bên
được tìm thấy ở 4% trong số 3253 bệnh nhân, 2/3 là ung thư xâm nhập và 1/3
là thể nội ống [21].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ung thư vú hai bên được xác định là
đồng thời khi ung thư vú đối bên được xác định trong vòng 6 tháng sau ung
thư vú đầu tiên. Ung thư vú đối bên chẩn đoán trên 6 tháng được định nghĩa là
ung thư vú không đồng thời.
1.4. Tình hình dịch tễ
Ung thư vú là loại ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới. Theo số
liệu ghi nhận của GLOBOCAN 2012, trên toàn thế giới có 1.677.000 trường
hợp ung thư vú mới được chẩn đoán chiếm 25,1% trong tổng số các loại ung
thư. Tỷ lệ mắc ung thư vú có sự khác biệt nhau theo các vùng địa lý khác nhau.

Tỷ lệ mắc ung thư vú thấp nhất ở Trung Phi với 26,8/100.000 dân, trong khi đó,
ở Bắc Mỹ tỷ lệ này là cao nhất với 91,6/100.000 dân. Tử vong do ung thư vú
đứng hàng thứ 5 trong số các bệnh ung thư (522.000 trường hợp), nhưng nếu chỉ
tính đến các ung thư ở nữ giới thì ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu ở các nước kém phát triển (324.000 trường hợp, chiếm 14,3%) và đứng hàng
thứ 2 ở các nước phát triển (198.000 trường hợp, chiếm 15,4%) sau ung thư phổi
[1].
Tại Việt Nam, theo số liệu ghi nhận của GLOBOCAN 2012, trong số các
bệnh ung thư ở nữ giới, tỷ lệ mắc mới của ung thư vú là cao nhất với
23/100.000 dân và tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 với 9,9/100.000 sau ung thư
phổi và ung thư gan [1].


6

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong của ung thư vú (tính trên 100.000 phụ
nữ) tại các khu vực trên thế giới (Nguồn GLOBOCAN 2012) [1].
Trong y văn, tỷ lệ ung thư vú hai bên chiếm từ 2 đến 11% trong số bệnh
nhân ung thư vú [24].
Bảng 1.2. Tỷ lệ ung thư vú hai bên theo các nghiên cứu
[13], [10], [25], [26], [27]


7

Tác giả

Năm báo cáo

Tỷ lệ (%)


Carmichael

2002

6,9% (135/1945)

Takahashi

2004

3,8% ( 46/1214)

Beinart

2007

6,9% (771/11234)

Kheirelseid

2011

4,4% (112/2524)

Jobsen

2015

8% (323/4025)


1.5. Bệnh sinh ung thư vú
Đa số trường hợp ung thư vú xâm nhập phát sinh từ tế bào biểu mô lót
mặt trong thùy hoặc ống dẫn sữa của tuyến vú. Các ung thư xuất phát từ các
thành phần khác của tuyến vú rất hiếm gặp. Do vậy, khi nhắc đến ung thư vú
là nói đến ung thư biểu mô của vú. Các tế bào biểu mô này bị ung thư hóa,
nhân lên với tốc độ khoảng 60 ngày một chu kỳ. Ban đầu, các tế bào nhân lên
nhưng chưa phá vỡ màng đáy. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn này,
người ta gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Về sau, khối u phát triển phá vỡ màng
đáy, trở thành ung thư xâm nhập. Từ ổ ung thư nguyên phát, bệnh lan rộng
bằng các cách sau:
• Xâm lấn trực tiếp: sự xâm lấn trực tiếp thường phân nhánh, cho hình ảnh
hình sao đặc trưng khi phẫu tích bệnh phẩm và trên phim X-quang vú.
Nếu không điều trị, u sẽ phát triển ra da ở nông và cân cơ ngực ở sâu.
• Phát triển dọc theo các ống trong tuyến vú: có thể gây tổn thương toàn
bộ vú, điển hình là ung thư vú thể viêm.
• Theo đường bạch huyết: thông qua mạng lưới mạch bạch huyết dày
đặc, ung thư vú lan tới các chặng hạch trong đó hạch nách là vị trí hay
gặp bởi đây là vị trí chính dẫn lưu bạch huyết của vú. Từ đây tế bào ung
thư tiếp tục đi lên các hạch thượng đòn rồi đi vào hệ tĩnh mạch. Các
hạch vú trong cũng thường bị di căn, sau đó tới các hạch trung thất.
• Theo đường máu: thường tới xương, phổi, gan, não. Khoảng 20 – 30%


8

các bệnh nhân hạch nách âm tính nhưng có di căn xa chứng tỏ di căn
theo đường máu là chủ yếu ở các bệnh nhân này [28].
1.6. Các yếu tố nguy cơ của ung thư vú hai bên
Hiểu biết về nguy cơ của ung thư vú đối bên còn rất ít. Một nghiên cứu

tại Thụy Điển cho thấy nguy cơ ung thư vú đối bên tại thời điểm 10 năm sau
chẩn đoán ung thư vú một bên là 8% ở những bệnh nhân không sử dụng
Tamoxifen [29]. Một nghiên cứu khác lại cho thấy nguy cơ ung thư vú hai bên
không đồng thời khoảng 0,4% sau 30 năm theo dõi [30]. Trong một nghiên
cứu tương tự khác tại Hà Lan, nguy cơ ung thư vú đối bên sau 6 năm theo dõi
trung bình là 0,4%/năm [31]. Tổng hợp từ 16 nghiên cứu thuần tập, nguy cơ
ung thư vú đối bên hàng năm là 0,4-0,8% [24]. Tỷ lệ nguy cơ ung thư vú đối
bên này phụ thuộc rất nhiều yếu tố:
Tuổi của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán
Nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy phụ nữ mắc ung thư vú từ 30-34 tuổi
có nguy cơ ung thư vú đối bên cao hơn phụ nữ đã mãn kinh [32]. Một nghiên
cứu cộng đồng tại Hà Lan cho kết quả tỷ lệ mắc chuẩn hóa của ung thư vú đối
bên là 11,4 ở phụ nữ dưới 35 tuổi và 1,5 ở phụ nữ từ 60 tuổi trở lên [31]. Ở
những bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính, tỷ lệ nguy cơ (HR:
hazard ratio) cho nguy cơ ung thư vú đối bên cao hơn ở phụ nữ dưới 30 tuổi
tại thời điểm chẩn đoán đầu tiên (43,8; 95% CI: 27,1-66,9) so với phụ nữ 70
tuổi (1,85; 95% CI :1,71-1,96) [33]. Như vậy, tuổi mắc ung thư vú càng trẻ
càng có nguy cơ cao ung thư vú đối bên.
Tiền sử gia đình
Phụ nữ không có đột biến BRCA1 và BRCA2, tiền sử gia đình có người
mắc ung thư vú một bên hay hai bên cũng có nguy cơ phát triển ung thư vú
đối bên. Một câu hỏi đặt ra là tiền sử gia đình có ung thư vú hai bên liệu có là
yếu tố nguy cơ cao hơn ung thư vú một bên. Trong một nghiên cứu mới đây,
tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đều không biết tình trạng đột biến, 45


9

người có tiền sử gia đình ung thư vú ở thế hệ thứ nhất và thứ hai nguy cơ ung
thư vú đối bên tăng gấp 3 lần (OR: 2,8; 95% CI: 1,6–4,9) [34]. Trong nghiên

cứu loại bỏ phụ nữ ung thư vú hai bên có đột biến BRCA1 hay BRCA2, phụ
nữ có tiền sử trong gia đình có người ung thư vú tăng nguy cơ ung thư vú đối
bên, đặt biệt ở phụ nữ trẻ tuổi [35]. Đặc biệt, phụ nữ được chẩn đoán ung thư
vú lần đầu ở tuổi ≤ 55 và có mẹ hay chị em gái mắc ung thư vú, nguy cơ ung
thư vú hai bên sau 10 năm là 15,6%, tăng 3 lần so với phụ nữ không có tiền
sử gia đình [35].
Các yếu tố nguy cơ kinh điển
Một vài yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ung thư vú đối bên được chỉ ra trong
nghiên cứu WECARE [36], [37], [38], [39], [40]. Kinh nguyệt lần đầu từ 13
tuổi trở lên (OR: 0,78; 95% CI: 0,62–0,97), mang thai 2-3 lần (OR: 0,63; 95%
CI: 0,45– 0,87) đều là các yếu tố bảo vệ [36], [37]. Thường xuyên uống rượu
bất kỳ số lượng đều tăng đáng kể nguy cơ ung thư vú đối bên (OR: 1,3; 95%
CI: 1,0–1,6). Hút thuốc lá không làm tăng nguy cơ [38]. Không sử dụng
hormone thay thế cũng như không sử dụng thuốc tránh thai là các yếu tố nguy
cơ ung thư vú đối bên [39]. Béo phì (BMI >30kg/m2) là yếu tố nguy cơ ung
thư vú đối bên trong những bệnh nhân mãn kinh có thụ thể Estrogen (ER:
Estrogen receptor) âm tính ở khối u nguyên phát (RR: 5,64; 95% CI: 1,76–
18,1), khi so sánh với phụ nữ có chỉ số khối cơ thể bình thường hay thấp hơn
(BMI ≤25 kg/m2) [40]. Tuy nhiên, trong những phụ nữ chưa mãn kinh hoặc đã
mãn kinh có ER (+) không có mối liên quan giữa BMI và nguy cơ ung thư vú
đối bên [40].
Các tổn thương lành tính của tuyến vú
Giả sử rằng ung thư vú hai bên có thể dự đoán trước được trên các nhóm
bệnh nhân có nguy cơ cao mà các bệnh lý lành tính là tổn thương tiền ung thư
vú, vậy thì các bệnh lý lành tính sẽ thường gặp trên nhóm ung thư vú hai bên


10

hơn là nhóm bệnh nhân mắc ung thư vú một bên. Điều này không đúng với

thực tế. Ví dụ, một nghiên cứu thất bại trong việc chứng minh rằng ung thư biểu
mô thể nội ống lan rộng là đặc điểm riêng hay gặp trong ung thư vú hai bên [6].
Mô vú tăng đậm độ là yếu tố nguy cơ cho cả ung thư vú và ung thư vú tái phát
tại chỗ, tuy nhiên điều đó chưa được chứng minh là yếu tố nguy cơ của ung thư
vú đối bên [41], [42]. Mặt khác, giảm mật độ mô vú sau thời điểm chẩn đoán
ung thư thứ nhất thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú đã mãn kinh hoặc sử dụng
Tamoxifen đều làm giảm nguy cơ ung thư vú ở bên còn lại [43].
Mô bệnh học
Có 2 câu hỏi được đặt ra: thứ nhất là liệu nguy cơ ung thư vú đối bên có
phụ thuộc vào mô bệnh học của khối u nguyên phát, thứ hai là khi nào ung
thư vú đối bên giống nhau về đặc điểm mô bệnh học, thụ thể nội tiết và đột
biến gen. Kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư vú đối bên
thường gặp với thể tiểu thùy xâm nhập hơn là thể ống xâm nhập [6], [31],
[44]. Những nghiên cứu này so sánh giữa đặc điểm mô bệnh học của ung thư
vú một bên so với ung thư vú hai bên và nghiên cứu tiến cứu trên những
nhóm bệnh nhân gồm nhiều loại mô bệnh học khác nhau. Tăng nguy cơ ung
thư vú đồng thời bên đối diện thường gặp trong thể tiểu thùy xâm nhập [31].
Trên thực tế, 15% ung thư vú hai bên đồng thời là thể tiểu thùy xâm nhập so
với 9% trong ung thư vú một bên (p = 0,001) [6]. Điều này chưa thật rõ ràng
khi ở ung thư vú hai bên không đồng thời. Trong một nghiên cứu hồi cứu
2.855 bệnh nhân ung thư vú một bên được theo dõi sau 7 năm, nguy cơ ung
thư vú đối bên là 20,9% với thể mô bệnh học là tiểu thùy xâm nhập so với
11,2% thể mô bệnh học là ống xâm nhập [44], [45]. Nhiều nghiên cứu cho
thấy nguy cơ ung thư vú đối bên thường gặp ở nhóm ER âm tính hơn là nhóm
ER dương tính. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân có ER dương tính được điều trị
Tamoxifen, và nhóm ER âm tính thì không điều trị. Điều trị Tamoxifen làm


11


giảm nguy cơ ung thư vú đối bên do vậy kết quả trên cần có sự điều chỉnh lại
vai trò của Tamoxifen với ung thư vú đối bên. Trong một nghiên cứu lớn cho
thấy tình trạng HER-2/NEU không có vai trò trong dự báo nguy cơ ung thư
vú đối bên, trong khi một số nghiên cứu khác ghi nhận Her-2/neu dương tính
trong 71% của 13 trường hợp ung thư vú hai bên và 35% trong 101 trường
hợp ung thư vú một bên (p<0,001) [46].
Sự phù hợp mô học
Nhiều nghiên cứu cho thấy luôn luôn có tỉ lệ phù hợp lớn trong ung thư
vú hai bên về tình trạng ER [33], [46], [47], [48], [49], [50]. Hầu hết đều là
nghiên cứu tiến cứu sử dụng dữ liệu của SEER. Các nhà nghiên cứu đã
chứng minh rằng trên các bệnh nhân ung thư vú nguyên phát thứ nhất có thụ
thể nội tiết âm tính thì nguy cơ ung thư thứ hai có tình trạng thụ thể nội tiết
âm tính lớn hơn gấp 10 lần (SIR: 9,8; 95% CI: 9,0–10,7), trong khi đó nguy
cơ thụ thể nội tiết dương tính chỉ là 2 lần (SIR: 1,8; 95% CI: 1,8–2,1). Dữ
liệu đối với bệnh nhân ung thư vú nguyên phát thứ nhất có ER dương tính khó
đánh giá hơn do vai trò của điều trị Tamoxifen. Kết quả trên dựa trên nhóm
không điều trị Tamoxifen nghiên cứu trên 30.617 bệnh nhân ung thư vú hai
bên từ dữ liệu SEER cho thấy có sự phù hợp về tình trạng ER (OR: 7,6; 95%
CI: 7,0–8,4) [51]. Sự phù hợp này là lớn nhất trong nhóm ung thư vú hai bên
chẩn đoán trong vòng 1 tháng và tỉ suất chênh là 3,7 trong chẩn đoán sau ≥ 10
năm. Sự phù hợp này cũng được nhận thấy đối với sự biểu lộ thụ thể
Progesterone (PR: Progesterone receptor) (OR: 4,2; 95% CI: 3,9–4,6) và độ
mô học cũng như dưới típ mô bệnh học tuy nhiên với OR thấp hơn. Nhóm
bệnh nhân nữ < 50 tuổi có sự phù hợp về tình trạng ER lớn hơn nhóm bệnh
nhân > 50 tuổi [51]. Sự phù hợp về ER thường gặp trong nhóm bệnh nhân có
đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 [52]. Không có nghiên cứu nào cho thấy có sự
phù hợp về đột biến gen p53 giữa các nhóm bệnh nhân [52].
Tóm lại có thể kết luận rằng có sự phù hợp về đặc điểm mô học của ung



12

thư vú hai bên tuy nhiên sự phù hợp này chưa đủ lớn để kết luận là do ung thư
vú một bên di căn sang bên còn lại hơn nữa các yếu tố phù hợp cũng không
phải là yếu tố nguy cơ của ung thư vú đối bên, chỉ có thể mô bệnh học là tiểu
thùy xâm nhập là yếu tố nguy cơ của ung thư vú hai bên tuy nhiên nó có giá
trị nhiều trong ung thư vú hai bên đồng thời hơn là trong ung thư vú hai bên
không đồng thời.
Đột biến gen
BRCA1 và BRCA2
Người mang đột biến BRCA nguy cơ ung thư vú đối bên khoảng
2,5%/năm, hay gần 36% sau 15 năm theo dõi kể từ thời điểm chẩn đoán [53],
[54]. Mang đột biến BRCA1 và BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư vú đối bên
lần lượt là 4,5 và 3,4 lần [55]. Một vài yếu tố ảnh hưởng ung thư vú đối bên ở
những bệnh nhân có đột biến BRCA1 và BRCA2 bao gồm tuổi mắc bệnh,
tiền sử gia đình, phẫu thuật cắt buồng trứng, điều trị Tamoxifen [53], [54],
[56], [57], [58].Trong một nghiên cứu lớn ở những phụ nữ mang đột biến
BRCA1 tại Đức, nguy cơ tích lũy ung thư vú đối bên sau 25 năm theo dõi là
63% ở phụ nữ dưới 40 tuổi, so với 20% ở phụ nữ trên 50 tuổi [56].
CHEK2
Đột biến CHEK2 gặp ở 1% phụ nữ châu Âu [59]. Trong nghiên cứu
WECARE, chỉ 7/708 (1,0%) phụ nữ ung thư vú hai bên và 10/1.396 (0,7%)
phụ nữ ung thư vú một bên mang đột biến này [60].
Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị
Nhiều phương pháp điều trị trong ung thư vú có tác dụng làm giảm nguy
cơ ung thư vú đối bên bao gồm điều trị nội tiết Tamoxifen, kháng Aromatase,
hóa chất, tia xạ [29], [61], [62], [63], [64]. Cả Tamoxifen và kháng Aromatase
đều có tác dụng làm giảm ung thư vú đối bên. Điều trị Tamoxifen với liều
khuyến cáo làm giảm 50% nguy cơ ung thư vú đối bên và có tác dụng ít nhất



13

trong 15 năm [29], [61]. Trong một nghiên cứu tại Hà Lan, điều trị nội tiết
làm giảm 43% nguy cơ ung thư vú đối bên (HR: 0,57; p<0,001), kết quả cũng
tương tự khi điều trị bằng nhóm kháng Aromatase [62]. Kết quả này thu được
hầu hết trên nhóm bệnh nhân sử dụng Tamoxifen hoặc kháng Aromatase trong
5 năm, tuy nhiên điều trị trong thời gian ngắn hơn cũng có hiệu quả làm giảm
tỉ lệ ung thư vú đối bên. Nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy không có sự
khác biệt về tỉ lệ giảm nguy cơ ung thư vú đối bên trên nhóm bệnh nhân điều
trị Tamoxifen trong 2 năm cũng như 5 năm [29]. Một nghiên cứu khác tại
Thụy Điển cho thấy điều trị Tamoxifen trong 2 năm làm giảm 50% nguy cơ
ung thư vú đối bên. Theo phân tích dưới nhóm, hiệu quả này thường gặp ở
nhóm phụ nữ dưới 40 tuổi (HR: 0,09; p = 0,02) [63].
Xạ trị có là yếu tố nguy cơ ung thư vú hai bên? Hiện nay có rất ít bằng
chứng ủng hộ cho quan điểm này. Theo nghiên cứu về ung thư vú đối bên từ
1975 đến 1983 cho thấy điều trị tia xạ trong ung thư vú nguyên phát không
làm tăng nguy cơ ung thư vú đối bên (OR: 0,9; 95% CI: 0,6–1,4) và ngược lại
tia xạ là yếu tố bảo vệ ung thư vú đối bên (OR: 0,3; 95% CI: 0,1–0,7) [34],
[36]. Nghiên cứu Dutch cũng chứng minh rằng hóa chất là yếu tố bảo vệ trong
ung thư vú đối bên nhưng thời gian có tác dụng bảo vệ không kéo dài (HR:
0,79; p = 0,003) [31]. Theo phân tích gộp của nhóm cộng tác về ung thư vú
giai đoạn sớm, điều trị hóa chất và nội tiết có tác dụng làm giảm nguy cơ ung
thư vú đối bên [64]. Không có sự khác biệt giữa các phác đồ hóa chất trong
việc làm giảm nguy cơ ung thư vú đối bên.
1.7. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư vú hai bên
Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng bao gồm các biểu hiện của từng
bên vú tổn thương giống như ung thư vú một bên.
1.7.1. Đặc điểm lâm sàng



14

Triệu chứng lâm sàng của ung thư vú rất đa dạng.
- Khối u ở vú và vị trí: khoảng 90% triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư
vú là có khối u. Ung thư vú mới phát hiện triệu chứng rất nghèo nàn. Giai đoạn
cuối u đã xâm lấn rộng ra xung quanh, vào thành ngực thì di động hạn chế thậm
chí không di động. Vị trí khối u thường 1/4 trên ngoài 40,9% [28], [65].
- Thay đổi da trên vị trí khối u: Dính da là một đặc điểm lâm sàng quan
trọng để chẩn đoán ung thư vú. Khối u xâm lấn ra ngoài da gây sần da cam,
gây vỡ loét chảy máu, chảy dịch. Ung thư vú có thể làm cho da vú ở vị trí trên
khối u đỏ lên và nóng tại chỗ, có thể có phù da, sần da như vỏ cam, có khi
nóng đỏ toàn bộ vú ở ung thư vú thể viêm.
- Thay đổi hình dạng núm vú: khối u xâm lấn gây co kéo tổ chức xung
quanh. Khi khối u ở gần núm vú có thể gây tụt núm vú, lệch núm vú. Một số
trường hợp ung thư vú (Paget núm vú) gây loét núm vú, lúc đầu thường chẩn
đoán nhầm là chàm.
- Chảy dịch đầu vú: ung thư vú đôi khi gây chảy dịch đầu vú. Một số
trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện vì do lý chảy dịch đầu vú. Dịch chảy có
thể là dịch không màu, dịch nhày, nhưng thường là dịch máu. Trong số bệnh
nhân có chảy dịch đầu vú thì chỉ có 5% là bệnh ung thư vú còn lại là các bệnh
lành tính tuyến vú gây ra và trong số bệnh nhân bị ung thư vú thì có 2,6% là
có chảy dịch đầu vú kèm theo khối u vú [66].
- Hạch nách sưng to: giai đoạn đầu hạch nách thường nhỏ mềm khó phát
hiện trên lâm sàng. Giai đoạn muộn hạch nách to, cứng chắc, đôi khi dính
nhau, dính tổ chức xung quanh nên di động hạn chế.
- Đau vùng vú: thường ung thư vú giai đoạn đầu không gây đau, đôi khi
có thể bị đau vùng vú, không thường xuyên.
- Biểu hiện ung thư vú giai đoạn tiến triển: ung thư vú giai đoạn tiến
triển tại chỗ có thể xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da gây chảy dịch, mùi



15

hôi thối, xâm lấn thành ngực gây đau nhiều. Đau xương thường là dấu hiệu
gợi ý di căn xương sớm; ho, khó thở có thể là biểu hiện di căn phổi; mệt mỏi,
chán ăn, gầy sút có thể gợi ý di căn gan; các triệu chứng bất thường về thần
kinh có thể gợi ý di căn não.
1.7.2. Đặc điểm cận lâm sàng
- Chẩn đoán tế bào học: tế bào học được làm từ những tổn thương loét ở
vú hay tiết dịch ở núm vú, khối u hay mảng cứng ở vú.
- Chụp X-quang tuyến vú (mammography): vai trò của chụp tuyến vú là
phát hiện các tổn thương nghi ngờ hoặc ác tính. Hình ảnh điển hình là tổn
thương co kéo tổ chức xung quanh, bờ không đều, tổn thương hình sao, có
lắng đọng canxi hoặc vi lắng đọng canxi trong ung thư thể ống tại chỗ.
- Chụp X-quang tuyến sữa (galactography): được sử dụng trong trường
hợp chảy dịch đầu vú mà lâm sàng không phát hiện thấy khối u.
- Sinh thiết kim: để chẩn đoán mô bệnh học, giúp xác định hình ảnh mô
bệnh học của tổn thương, tình trạng thụ thể nội tiết và Her-2/neu. Hiện nay
sinh thiết kim đang được sử dụng rộng rãi với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, ít
can thiệp và an toàn. Tuy nhiên sinh thiết kim còn hạn chế khi không lấy được
hết khối u, dẫn đến đôi khi nhầm lẫn thể giải phẫu bệnh xâm nhập hay không
xâm nhập và độ mô học.
- Sinh thiết định vị: Sinh thiết định vị có ý nghĩa cao trong các trường
hợp tổn thương không sờ được trên lâm sàng, nhưng hình ảnh gợi ý rõ trên
phim chụp hoặc siêu âm, giúp giảm bớt bỏ sót các ung thư vú giai đoạn sớm
khi chưa có biểu hiện trên lâm sàng.
- Sinh thiết tức thì: Sinh thiết tức thì có độ nhạy cao, có tính ưu việt giúp
bệnh nhân không phải thêm một lần mổ. Sinh thiết tức thì hạch cửa giúp phẫu
thuật viên quyết định có vét hạch nách tiếp hay không trong phẫu thuật ung thư

vú. Hiện nay kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi ở các bệnh viện, trung tâm ung


16

thư lớn.
- Sinh thiết mở: để khẳng định ung thư vú và bản chất khối u, tuy nhiên
tính can thiệp cao hơn, phức tạp hơn các phương pháp mới nên hiện nay ít
được sử dụng hơn.
- Sinh thiết lại để chẩn đoán xác định di căn và tình trạng thụ thể nội tiết,
Her-2/neu của khối u di căn là chỉ định cần thiết cho các bệnh nhân ung thư
vú tái phát.
- Siêu âm tuyến vú: có giá trị chủ yếu để phân biệt tổn thương là nang
với những tổn thương đặc của vú và đo chính xác kích thước các u vú đặc.
Đặc điểm hình thái của khối u gợi ý các tổn thương ác tính.
- Các xét nghiệm đánh giá toàn thân
+ Chụp phổi: phát hiện tổn thương di căn ở phổi.
+ Siêu âm ổ bụng: là phương pháp tốt, ít can thiệp quan sát các tạng
trong ổ bụng, đặc biệt là khảo sát các tạng đặc, hạch ổ bụng. Hình ảnh di căn
gan trên siêu âm của ung thư vú thường được biểu hiện là các khối giảm âm,
đồng nhất, có thể một hay đa khối.
+ Chụp cắt lớp vi tính: Cho phép đánh giá rõ các tổn thương nguyên phát,
thứ phát và theo dõi kết quả đáp ứng.
+ Chụp cộng hưởng từ: Chụp cộng hưởng từ có độ nhạy cao hơn chụp
cắt lớp vi tính trong chẩn đoán di căn gan. Các khối di căn biểu hiện bằng các
khối u giới hạn rõ, giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu trên T2.
+ Xạ hình xương: phát hiện tổn thương di căn xương.
+ PET/CT: là phương pháp mới, có độ nhạy cao, cho phép đánh giá ung
thư nguyên phát và ung thư thứ phát trên tất cả cơ quan trên cơ thể.
+ Chất chỉ điểm khối u CA 15-3: chỉ điểm u CA 15-3 không đặc hiệu, nên

không có giá trị cao trong ung thư vú giai đoạn sớm, tuy nhiên có tính chất gợi ý
bệnh tái phát, tiến triển hoặc theo dõi điều trị ung thư vú giai đoạn tiến triển.
Các xét nghiệm khác: để đánh giá toàn trạng bệnh nhân và khả năng
chịu đựng các phương pháp điều trị.


17

1.8. Chẩn đoán ung thư vú ung thư vú hai bên
1.8.1. Chẩn đoán xác định
Bộ ba kinh điển trong chẩn đoán ung thư vú: thăm khám lâm sàng, xét
nghiệm tế bào học và chụp X-quang tuyến vú cùng cho kết quả ung thư thì
chẩn đoán ung thư vú được xác lập [28], [65], [67].
Sinh thiết u vú làm giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán xác
định ung thư vú.
Phương pháp sinh thiết ngoài ý nghĩa để chẩn đoán xác định còn có giá trị
để đánh giá trình trạng thụ thể nội tiết (ER, PR) và Her-2/neu nhằm định hướng
cho phương pháp điều trị nội tiết, hoá chất và để tiên lượng bệnh.
Chẩn đoán ung thư vú hai bên dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Chaudary [4].
1.8.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
Đánh giá giai đoạn trong ung thư vú hai bên là đánh giá giai đoạn theo
từng bên vú.
Đánh giá giai đoạn dựa theo phân loại giai đoạn TNM của Ủy ban Liên kết
chống Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) ấn bản lần thứ 7 năm 2010 [68] (Phụ lục 3).
Đánh giá giai đoạn bệnh giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị
phù hợp, hiệu quả đối với từng bệnh nhân; so sánh được kết quả trước và sau
điều trị cũng như cung cấp các thông tin để tiên lượng bệnh.
1.8.3. Chẩn đoán mô bệnh học và hóa mô miễn dịch
Mô bệnh học
Chẩn đoán mô bệnh học ung thư vú theo phân loại ung thư vú mới

của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2012 [69] (Phụ lục 4).
Độ mô học
Độ 1: biệt hóa cao
Độ 2: biệt hóa vừa
Độ 3: kém biệt hóa
Hóa mô miễn dịch


18

Trong điều trị ung thư vú phần lớn đều phải dựa vào đánh giá các yếu
tố tiên lượng. Bên cạnh các yếu tố tiên lượng kinh điển như kích thước u, tình
trạng hạch nách, loại mô học, độ mô học...các nhà nghiên cứu còn đi sâu đánh
giá các yếu tố sinh học. Ngoài đánh giá các thụ thể Estrogen và Progesteron
giúp điều trị nội tiết, người ta còn đánh giá các yếu tố có giá trị khác như Her2/neu, p53, Ki67 bằng nhuộm hóa mô miễn dịch để có một phác đồ điều trị
chuẩn mực cũng như tiên lượng bệnh . Điển hình là phân loại phân tử ung thư
biểu mô tuyến vú bằng phương pháp hóa mô miễn dịch được thống nhất tại
Hội nghị ung thư vú Quốc tế tại St Gallen, Thụy Sĩ [70], [71](Phụ lục 5).

Hình 1.1. Kết quả phân tích trên hóa mô miễn dịch tình trạng bộc lộ ER, PR, Her2/neu và Ki-67 ( Nhóm Luminal A: ER (+) 100%, PR (+) 90%, Her-2/neu (-), Ki67 bộc lộ 1%; Nhóm Basal-like: ER và PR (-), Her-2/neu (-), Ki-67 bộc lộ trên
70%) [72], [73], [74].
1.9. Điều trị ung thư vú


19

Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực sinh học phân tử trong những năm gần
đây đã có nhiều thay đổi trong điều trị bệnh ung thư vú. Hiện nay, các phương
pháp được áp dụng trong điều trị ung thư là phẫu thuật, tia xạ, hoá chất, nội
tiết và sinh học. Có thể nói điều trị ung thư vú là sự phối hợp điển hình giữa

các phương pháp điều trị này [28], [67].
Chiến lược điều trị ung thư vú hai bên đang còn là một vấn đề còn nhiều tranh
luận. Hầu hết tác giả quan điểm, ung thư vú hai bên là hai tổn thương nguyên phát
độc lập, và theo đó chỉ định điều trị cho từng bên như ung thư vú một bên.
1.9.1. Điều trị phẫu thuật
- Phẫu thuật bảo tồn: chỉ cắt rộng vùng mô có u và vét hạch nách bên vú
tổn thương. Phẫu thuật bảo tồn chỉ được thực hiện khi khối u nhỏ, đơn ổ,
không ở vùng trung tâm. Phương pháp này giúp giữ lại được tuyến vú, có ý
nghĩa về thẩm mỹ.
- Phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn cải biên: cắt toàn bộ tuyến vú, để lại
cơ ngực, vét hạch nách bên vú tổn thương. Phương pháp này hạn chế tàn phá
so với phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn theo Halsted trước đây (cắt cả cơ ngực
tới sát xương sườn).
- Phẫu thuật tạo hình: tái tạo lại tuyến vú sau cắt bỏ bằng các phương
pháp khác nhau (vạt cơ, đặt túi ngực...).
- Phẫu thuật sạch sẽ: loại bớt tổn thương tại vú ở giai đoạn muộn, đặc biệt
các tổn thương u vú vỡ, loét, chảy máu... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân.
1.9.2. Điều trị tia xạ
Fisher (1928) và F. Keynes (1938) là những tác giả đầu tiên đề xuất xạ
trị trong ung thư vú. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng đóng vai trò
quan trọng trong việc phòng ngừa tái phát tại chỗ.
Chỉ định xạ trị trong ung thư vú:
- Sau phẫu thuật bảo tồn.
- Diện cắt sau mổ dương tính.
- Khối u từ giai đoạn T3 trở lên.


20


- Từ 3 hạch di căn trở lên hoặc hạch có hiện tượng phá vỡ vỏ.
- Xạ trị triệu chứng: chống đau, chống chảy máu.
1.9.3. Điều trị hệ thống
Các phương pháp điều trị hệ thống trong ung thư vú phát triển mạnh mẽ
trong thời gian gần đây gồm có điều trị hoá chất với nhiều loại hoá chất và
nhiều phác đồ mới, điều trị nội tiết cho các bệnh nhân có thụ thể nội tiết
dương tính và gần đây là các liệu pháp điều trị nhắm trúng đích. Hiện tại, ung
thư vú được chia thành nhiều phân nhóm dựa theo các đặc tính mô học, hóa
mô miễn dịch và sinh học phân tử, chỉ định điều trị hệ thống cũng được chi
tiết cho từng phân nhóm.
Ứng dụng phân loại phân tử bằng phương pháp hóa mô miễn dịch
được thống nhất tại Hội nghị ung thư vú Quốc tế tại St Gallen năm 2013
trong điều trị hệ thống ung thư vú [71]:
Nhóm Luminal A: Điều trị nội tiết đơn thuần được chỉ định cho hầu hết
các bệnh nhân thuộc nhóm này. Tuy nhiên, hóa chất bổ trợ cũng có thể được
chỉ định trong các trường hợp: xuất hiện yếu tố nguy cơ cao ở gene 21 và 70,
độ mô học khối u cao, các trường hợp hạch nách dương tính, kích thước u >
2cm, bệnh nhân dưới 35 tuổi.
Nhóm Luminal B – Her-2/neu (-): Chỉ định điều trị hệ thống cho nhóm
này là nội tiết, kết hợp với điều trị hóa chất.
Nhóm Luminal B – Her-2/neu (+): Chỉ định điều trị hệ thống cho nhóm
này là hóa chất kết hợp với kháng thể đơn dòng và điều trị nội tiết.
Nhóm Her-2/neu (+) không thuộc Luminal: Hóa chất kết hợp thuốc
kháng Her-2/neu. Ngưỡng để sử dụng thuốc kháng Her-2/neu khi khối u lớn
hơn 1 cm trở lên hoặc hạch dương tính.
Nhóm Basal-like (Triple negative): Chỉ định điều trị hệ thống là hóa
chất. Nhóm này thường có tiên lương xấu hơn.
Một số thể mô học đặc biệt: ung thư biểu mô dạng sàng, ung thư biểu



21

mô dạng vi ống, ung thư biểu mô thể nhầy, các dạng này đáp ứng với nội tiết;
ung thư biểu mô thể tủy, ung thư biểu mô dạng nang tuyến, ung thư biểu mô
không biệt hóa, các dạng này không đáp ứng với điều trị nội tiết. Chỉ định
điều trị hệ thống là hóa chất.
Bảng 1.3. Một số phác đồ hóa chất bổ trợ thường dùng [75]
Trường hợp Her (-)
4AC – 4P
(Doxorubicin/Cyclophosphomide/
Paclitaxel)

Trường hợp Her (+)
4AC – 4TH (Doxorubicin /
Cyclophosphomide /
Paclitaxel / Trastuzumab)
Ưu tiên
4AC – 4T + Trastuzumab +
Ưu tiên Pertuzumab
4TC
6TCH ( Docetaxel /
(Docetaxel/Cyclophosphomide)
Carboplatin / Trastuzumab )
4AC
6TC + Trastuzumab +
(Doxorubicin/Cyclophosphomide)
Pertuzumab
6TAC (Docetaxel/Doxorubicin/
4AC – 4TH ( Doxorubicin /
Cyclophosphomide)

Cyclophosphomide /
Docetaxel / Trastuzumab)
6CMF (Cyclophosphomide/
4AC – 4T (Doxorubicin /
Methotrexate/5-Fu)
Phác đồ Cyclophosphomide /
khác Docetaxel) + Trastuzumab +
Pertuzumab
4AC – 4T
4TC
(Doxorubicin/Cyclophosphomide/Do
(Docetaxel/Cyclophosphomide) +
Phác đồ
cetaxel)
Trastuzumab
khác
8EC ( Epirubicin /
3FEC + 3 ( Pertuzumab +
Cyclophosphomide)
Trastuzumab + Docetaxel )
3FEC + 3 ( Pertuzumab +
Trastuzumab + Paclitaxel )
Paclitaxel + Trastuzumab
4 ( Pertuzumab +
Trastuzumab + Docetaxel ) +
3 FEC
4 ( Pertuzumab +
Trastuzumab + Paclitaxel) +
3 FEC



22

Bảng 1.4. Các thuốc điều trị nội tiết
Các thuốc điều chỉnh chọn lọc trên thụ thể Estrogen
(theo cơ chế kết hợp đồng vận và đối vận)
Tamoxifen (Novadex)
20mg/ngày/đường uống
Toremifene (Fareston)
60mg/ngày/đường uống
Thuốc có tác dụng giảm thụ thể Estrogen
Faslodex
250mg/tháng/Tiêm bắp
Các chất ức chế Aromatase
Anastrozole (Arimidex)
1mg/ngày/đường uống
Letrozole (Femara)

2,5mg/ngày/đường uống

Exemestane (Aromasin)
25mg/ngày/đường uống
Các chất đồng vận với LHRH
Leuprolide (Lupron Depot)
7,5mg/tháng/Tiêm bắp
Leuprolide (Lupron Depot)

22,5mg/3 tháng lần/Tiêm bắp

Leuprolide (Lupron Depot)

Các chất đồng vận GnRH
Goserelin (Zoladex)

30mg/4 thánglần/Tiêm bắp

Goserelin (Zoladex)

10,8 mg/1 liều/Tiêm dưới da/chu kỳ 12 tuần

3,6 mg/1 liều/Tiêm dưới da/chu kỳ 28 ngày

1.10. Tóm lược tình hình nghiên cứu ung thư vú hai bên
Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đang tập trung phân biệt
tổn thương hai bên vú và ngày càng đi sâu vào các đặc điểm phân tử. Bên
cạnh đó, các nghiên cứu cũng đánh giá kết quả điều trị của ung thư vú hai bên
so với ung thư vú một bên, so sánh tiên lượng giữa các nhóm ung thư vú hai
bên đồng thời, ung thư vú hai bên không đồng thời và ung thư vú một bên.
Trong một nghiên cứu của Chen và cộng sự năm 2013, so sánh đặc điểm
lâm sàng giữa 48 bệnh nhân ung thư vú hai bên và 1.650 bệnh nhân ung thư
vú một bên cho thấy rằng ung thư vú hai bên liên quan với tiền sử gia đình,
thể tiểu thùy xâm nhập ở u nguyên phát đầu tiên và tình trạng di căn hạch.
Ung thư vú hai bên không thay đổi thời gian sống thêm. Khoảng thời gian từ


23

khi ung thư vú đầu tiên đến khi phát hiện ung thư vú đối bên không liên quan
đến tiên lượng. Tuy nhiên, ung thư vú hai bên dễ bị di căn xương và di căn
tạng hơn ung thư vú một bên [76].
Nghiên cứu của Soo Jung Gong và cộng sự trên 41 bệnh nhân ung thư vú

hai bên điều trị tại Trung tâm Ung thư Yonsei từ năm 1974 đến 2003 cho thấy
tuổi trung bình của bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú đầu tiên là 41 tuổi
(26 – 68 tuổi), khoảng thời gian trung bình giữa 2 lần phát hiện ung thư trong
ung thư vú hai bên không đồng thời là 34 tháng (7 – 209 tháng). Tỷ lệ phù
hợp về giai đoạn T và giai đoạn TNM theo thứ tự là 71% và 64% ở ung thư vú
hai bên đồng thời, trong khi tỷ lệ này là 24% và 32% ở ung thư vú hai bên
không đồng thời (p = 0,03). Về tình trạng PR, tỷ lệ phù hợp là 86% và 52% ở
ung thư vú hai bên đồng thời và không đồng thời (p = 0,03). Ngoài ra, không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng di căn hạch, độ mô học,
thành phần nội ống, tình trạng ER và sự bộc lộ Her-2/neu [77].
Trong một nghiên cứu khác của Mattia Intra và cộng sự trên 143 bệnh
nhân ung thư vú hai bên đồng thời điều trị tại Viện Ung thư Châu Âu (Milan,
Italia) từ tháng 4 năm 1997 đến tháng 2 năm 2003 nhận thấy rằng không có sự
khác biệt giữa khối u vú phải và trái. So với bệnh nhân ung thư vú một bên,
bệnh nhân ung thư vú hai bên đồng thời có khối u nhỏ hơn và hay gặp thể tiểu
thùy xâm nhập hơn, độ mô học thấp hơn, tỷ lệ ER và PR dương tính cao hơn,
sự bộc lộ Ki-67 thấp hơn [6].
Trong một nghiên cứu hồi cứu trên 194 bệnh nhân ung thư vú hai bên và
2.237 bệnh nhân ung thư vú một bên điều trị tại Bệnh viện Hàng không Buenos
(Anh) từ năm 1970 đến 2007, kết quả cho thấy nguy cơ ung thư vú đối bên là
0,9% mỗi năm, và nguy cơ cộng dồn sau 15 năm là 12,75%. Tỷ lệ sống thêm 5
năm là 85,9% đối với ung thư vú một bên, 94,6% đối với ung thư vú hai bên
không đồng thời và 63,3% đối với ung thư vú hai bên đồng thời. Tỷ lệ sống thêm
15 năm là 65,5% đối với ung thư vú một bên, 52,3% đối với ung thư vú hai bên


24

không đồng thời, 37,2% đối với ung thư vú hai bên đồng thời. Nhóm ung thư vú
hai bên không đồng thời được chẩn đoán trong vòng 5 năm sau ung thư vú đầu

tiên có tiên lượng sống thêm xấu hơn, trong khi chẩn đoán sau 5 năm thì tiên
lượng tương tự nhóm ung thư vú một bên. Ung thư vú hai bên đồng thời có tiên
lượng sống thêm xấu hơn và là một yêu tố tiên lượng độc lập [20].


25

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm tất cả bệnh nhân ung thư vú hai bên giai đoạn
I, II tại bệnh viện K từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân nữ được chẩn đoán xác định ung thư vú hai bên bằng mô
bệnh học là ung thư biểu mô tuyến vú.
Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư vú nguyên phát thứ hai
1. Có bằng chứng của sự thay đổi tại chỗ ở vú đối bên.
2. Khối u ở vú đối bên được coi là tổn thương nguyên phát mới
nếu mô bệnh học khác biệt với khối u vú nguyên phát thứ nhất.
3. Ung thư ở vú thứ hai được coi là một tổn thương nguyên phát
mới nếu độ mô học cao hơn tổn thương ban đầu.
4. Nếu không có sự khác biệt về mô bệnh học, tổn thương vú đối
bên được coi là một tổn thương độc lập khi không có bằng chứng
của di căn tại chỗ, tại vùng và di căn xa của vú cùng bên.
- Bệnh nhân ung thư vú hai bên được chia thành hai nhóm:
1. Ung thư vú hai bên đồng thời: khoảng thời gian giữa hai lần
ung thư vú là từ dưới 6 tháng.
2. Ung thư vú hai bên không đồng thời: khoảng thời gian giữa hai
lần ung thư vú là trên 6 tháng.
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án lưu trữ.



×