Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

NGHIÊN cứu CHỈ ĐỊNH và DIỄN BIẾN các TRIỆU CHỨNG SAU cắt AMIĐAN tại BỆNH VIỆN TAI mũi HỌNG TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KHƠI

NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH VÀ DIỄN BIẾN CÁC
TRIỆU CHỨNG SAU CẮT AMIĐAN TẠI
BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2011-2017

Giảng viên hướng dẫn:
TS. PHẠM THỊ BÍCH ĐÀO

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn bè và
các cơ quan.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
Phòng quản lý đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Bích Đàogiảng viên bộ môn Tai Mũi Họng, trường Đại học Y Hà Nội, cô đã hướng dẫn
tận tình, dìu dắt, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tai


Mũi Họng Trung Ương đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Tai Mũi Họng –
Trường Đại học Y Hà Nội, trong đó có thầy PGS.TS. Phạm Tuấn CảnhTrưởng Bộ môn luôn tận tình, dìu dắt các thế hệ sinh viên.
Tôi xin cảm ơn các Thầy cô trong trong hội đồng bảo vệ khóa luận tốt
nghiệp, thầy cô đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn bố mẹ, anh chị, bạn bè là những người
luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc
sống và học tập.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Nguyễn Thị Khơi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
được thu thập tại bệnh viện Tai Mũi Họng TW là trung thực và chưa từng
được công bố tại bất kì đề tài nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Khơi


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A
ĐM
ĐR
TMH

TK
TW
VA

: Amiđan.
: Động mạch.
: Đám rối.
: Tai mũi họng.
: Thần kinh.
: Trung ương.
: Amiđan vòm.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………….......………………………………………1


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Amiđan khẩu cái (gọi tắt là amiđan) là hai khối tổ chức bạch huyết lớn

nhất của vòng Waldeyer nằm ở thành bên họng miệng, có vai trò sinh miễn
dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Viêm amiđan là hiện tượng viêm khu trú ở tổ chức amiđan, có thể tái đi tái
lại nhiều đợt [1]. Tại Hoa Kì, viêm amiđan là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em trên
2 tuổi, hầu như mọi trẻ ở Hoa Kì đều có 1 lần viêm amiđan [2]. Ở Việt Nam
tỷ lệ viêm amiđan ở người lớn là 8-10 % ở trẻ em là 21%[3] . Viêm amiđan có
thể gây nhiều biến chứng tại chỗ: viêm tấy và áp- xe quanh amiđan. Các bộ
phận kế cận cũng có những ảnh hưởng như viêm mũi xoang, viêm tai, viêm
phế quản hoặc gây những biến chứng toàn thân nặng nề như viêm cầu thận
cấp, thấp tim, viêm khớp [4],[5],[6]. Với trẻ em viêm Amiđan có thể ảnh
hưởng đến phát triển thể chất.
Hiện nay cắt amiđan vẫn là phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao nhất trong các phẫu
thuật tai mũi họng, với nhiều chỉ định khác nhau [4]. Theo Viện Hàn Lâm về
Tai Mũi Họng và Phẫu Thuật Đầu Cổ Mỹ (AAO-HNS) thì cắt amiđan được
chỉ định cho những bệnh nhân viêm tái phát 7 lần lần trong một năm hoặc
viêm 3-4 lần trong một năm trong 2 năm liên tiếp, viêm gây biến chứng tại
chỗ, biến chứng kế cận, biến chứng toàn thân, viêm amiđan ảnh hưởng tới
phát triển thể chất, viêm amiđan do vi khuẩn có mùi hôi, viêm amiđan gây
ảnh hưởng tới các chức năng sinh lý như có cơn ngừng thở.... [4].
Cắt amiđan có những giai đoạn trở thành phẫu thuật thường quy để giảm
tần xuất viêm [7]. Năm 1923 các bác sĩ tai mũi họng thực hiện ca cắt amiđan
đầu tiên. Tại Mỹ, mỗi năm có 500.000 trường hợp bệnh nhân được cắt amiđan
và được xếp vào 24 phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất ở Hoa Kỳ [8], ở
Việt Nam chiếm 24,7% trong các phẫu thuật TMH [9] . Nhiều người bệnh cho
rằng cắt amiđan là biện pháp có thể chữa được mọi biểu hiện khó chịu ở họng


10

như hết viêm, nuốt vướng, nuốt đau, hội miệng, ngủ ngáy... và đặt ra cho

người thầy thuốc nhiệm vụ nặng nề trước khi thực hiện phẫu thuật. Cắt
amiđan là một phẫu thuật cũng có những tai biến nhất định như chảy máu, tử
vong do mất máu cấp do tổn thương mạch máu lớn như mạch cảnh, shock do
dị ứng một số thuốc dùng trong phẫu thuật... [10]. Bên cạnh đó sau cắt
amiđan cũng có một số phản ứng của cơ thể như quá phát tổ chức amiđan đáy
lưỡi, có thể nuốt vướng và ngủ ngáy, khoang họng rộng hơn nên có thể thay
đổi giọng nhất là với nghề ca sĩ, nuốt vướng do sẹo để lại vùng hốc
amiddan…[11]
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về tương quan giữa chỉ định
cắt amiđan và xu hướng thay đổi của chúng theo thời gian [12],[8]. Tại Việt
Nam có rất ít nghiên cứu về những diễn biến của các triều chứng sau cắt
amiđan. Chính vì thế, nghên cứu chỉ định cắt amiđan và xác định hiệu quả
đem lại cho người bệnh sau cắt amiđan có ý nghĩa rất quan trọng.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chỉ
định và diễn biến các triệu chứng sau cắt amidan tại bệnh viện TMH TW” với
hai mục tiêu:
1. Thống kê các chỉ định cắt amiđan tại bệnh viện TMHTW.
2. Diễn biến của các triệu chứng trước và sau phẫu thuật cắt amiđan.


11

1 CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Lịch sử nghiên cứu.
1.1.1 Trên thế giới.
3000 BC, cắt amiđan đã được miêu tả ở Ấn Độ[1].
Đầu thế kỉ VI, Aetius mô tả kĩ thuật cắt bằng dao và thòng lọng, sau đó kĩ
thuật được Paul mô tả vào năm 625 [13].
Do các biến chứng và di chứng để lại sau cắt amiđan, người ta cố tìm ra

loại phương tiện hạn chế được những tác hại đó.
Năm 1827 Physick là người mở đường cho dao cắt hiện đại và mô tả
phương pháp phẫu thuật bằng forcept [14], [15].
Sluder (1991) đã sáng tạo ra dụng cụ cắt nhanh Amiđan cho trẻ em và được
Ballenger cải tiến gọi là phương pháp Sluder- Ballenger [16].
Năm 1927 Bovie, Cushing phát minh ra dao điện, được ứng dụng rộng rãi
trong phẫu thuật. Năm 1962 lần đầu tiên dao điện được ứng dụng trong
cắt Amiđan [16].
Năm 1960 Crowe, Watking và Rotthollz là những người đưa ra các kỹ thuật
cắt Amiđan bằng dao, đông điện và laser CO2 [17].
Năm 1984 Paradise và cộng sự đã theo dõi các bệnh nhân viêm họng tái
diễn cho thấy ít gặp viêm họng ở các bệnh nhân 2 năm đầu sau khi cắt
Amiđan hơn so với bệnh nhân không cắt Amiđan [18].
Năm 1994 Krespi YP (Hoa Kỳ) nghiên cứu trên 84 trường hợp cắt amiđan
cho thấy bệnh nhân có thể trở lại làm việc, học tập trong vòng 12-24 giờ [17].
Năm 2002 Koltai và cộng sự đưa ra phương pháp cắt amiđan bằng
Microdebrider.
Năm 2004 phát minh ra phương pháp cắt amiđan bằng coblator [18].


12

1.1.2 Trong nước
Tháng 12/ 1959 Trần Hữu Tước và Võ Tấn đã mô tả các phương pháp
cắt amiđan [19].
Năm 2000 dao kim điện đơn cực được sử dụng cắt amiđan tại bệnh viện Tai
Mũi Họng TW [19].
Năm 2011 cắt amiđan bằng laser gold được áp dụng tại khoa Tai Mũi Họng
bệnh viện Bạch Mai [20] .
Năm 2012 Nguyễn Tuấn Sơn nghiên cứu chỉ định và kết qủa điều trị của

phương pháp cắt amiđan bằng dao điện đơn cực [20].
Năm 2016 nghiên cứu của Phạm Trần Anh và Phạm Thị Bích Đào về diễn
biến của các triệu chứng sau cắt amiđan cho thấy chỉ định cắt amiđan do viêm
tái diễn vẫn chiếm đa số (60,1%) và số lần viêm giảm hẳn sau khi cắt amiđan
nhưng các triệu chứng khác như hơi thở hôi, nuốt đau, nuốt vướng, ngủ ngáy
thì giảm không đáng kể [2].
1.2 Giải phẫu Amiđan.
Henrich von Waldeyer, nhà giải phẫu học người Đức lần đầu tiên mô tả một
cách hệ thống các khối mô lympho ở thành sau họng mũi và họng miệng liên
kết với nhau tạo lên một vòng lympho khép kín mang tên vòng Waldeyer.
Amiđan là tổ chức lympho lớn nhất nằm ở ngay họng miệng với tên đầy đủ là
amiđan khẩu cái.


13

Phía trên đường
giữa của họng mũi

A vòm
A
vòi

A vòi

A khẩu cái

Quanh lỗ vòi nhĩ

A khẩu cái


Bờ bên của
họng miệng

A đáy lưỡi
Bên dưới lớp nhày
ở 1/3 sau của lưỡi
Hình 1.1: Vòng Waldeyer [1].
Một số tác giả cho rằng các hạch nhân ở vòng Waldeyer có tác dụng tiêu
diệt vi trùng do niêm mạc của mũi và họng chặn lại. Thực ra những tế bào
đơn nhân do hạnh nhân sản xuất có khả năng thực bào rất ít. Chính những
bạch cầu thoát ra từ mao mạch và cùng với những tế bào đơn nhân trong niêm
dịch của họng mới là lực lượng chủ yếu diệt vi trùng [1].
Mỗi người đều có 2 amiđan ở 2 thành bên họng trong hốc amiđan. Amiđan
giới hạn bởi 2 trụ trước và sau chạy hơi chếch xuống dưới vào trong [21] [23].


14

Hình 1.2. Giải phẫu Amiđan và tổ chức quanh Amiđan [22].
1.2.1 Mặt ngoài .
Mặt này amiđan được bao bọc bằng lớp vỏ xơ và ngăn cách với thành bên
họng bởi một khoảng gọi là khoảng quanh amiđan. Nửa dưới của mặt ngoài
có cuống amiđan là nơi bó mạch thần kinh chạy vào amiđan. Ngược lại các
phần khác của khoang quanh amiđan chứa tổ chức liên kết lỏng lẻo dễ bóc
tách. Cho nên trong mổ cắt amiđan thầy thuốc tiêm thuốc tê vào khoảng này
và cũng là nơi dễ tụ mủ khi amiđan bị viêm nhiễm nặng tạo nên áp xe quanh
amiđan. Qua thành họng bên với cơ khít họng, các khoang quanh họng.

Hình 1.3. Giải phẫu quanh Amiđan [22].



15

1.2.2 Mặt trong .
Là mặt tự do, không nhẵn đều, có những lỗ, mỗi lỗ đổ vào một hốc rộng
hẹp khác nhau. Niêm mạc của liên tục với niêm mạc họng.
1.2.3 Trụ trước.
Cơ lưỡi- màn hầu.
1.2.4 Trụ sau.
Cơ họng- màn hầu.
1.2.5 Hai cực.
Đều tự do, đặc biệt cực trên cạch vòm của 2 trụ bởi một hố là hố trên
amiđan. Nhiều khi hố này có khe ăn sâu lấn ra phía trước, phía ngoài tới vỏ
bóc amiđan. Khe này gọi là khe Tourtual là nơi hay bị nhiễm trùng gây ra
viêm tấy và áp xe quanh amiđan thể trước trên.
1.2.6 Mạch và thần kinh.

1. ĐM cảnh trong

4. ĐM lưỡi

7. ĐM khẩu cái lên

2. ĐM cảnh ngoài

5. ĐM họng lên

8. ĐM hàm trong


3. ĐM mặt

6. ĐM khẩu cái xuống

9. TM Amiđan

Hình 1.4. Động mạch của Amiđan [23].


16

1.2.6.1 Động mạch Amiđan.
Là nhánh của động mạch khẩu cái lên, tách từ động mạch mặt (nhánh của
động mạch cảnh ngoài), phân chia ra 2 nhóm chính:
+ Nhóm ở cực dưới, gồm có
- Động mạch mặt: Sau khi uốn vòng cung cách cực dưới 10mm tách ra
động mạch khẩu cái lên, động mạch này cho nhánh Amiđan và tưới máu cho
thành bên họng.
- Động mạch lưỡi cũng cho một nhánh tới amiđan.
+ Nhóm ở cực trên gồm có:
- Động mạch hàm trong cho nhánh động mạch khẩu cái xuống kèm với
một nhánh cho Amiđan.
- Động mạch họng lên cũng cho một nhánh tới Amiđan .
1.2.6.2 Tĩnh mạch Amiđan.
Đổ vào tĩnh mạch khẩu cái và được chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm các tĩnh mạch ở vùng sau trên của Amiđan nhập vào hệ thống đám
rối chân bướm rồi về xoang hang.
+ Các tĩnh mạch chân cuống trên đổ về tĩnh mạch cảnh ngoài.
+ Các tĩnh mạch chân cuống dưới đổ về tĩnh mạch cảnh trong.


1. Thân TM giáp- lưỡi- mặt
2. TM cảnh trong

3. TM cuống chính
4.TM cảnh ngoài

5. TM cuống trên
6. TM cực trên
7. ĐR chân bướm
Hình 1.5. Hệ tĩnh mạch của Amiđan [23].


17

1.2.6.3 Bạch mạch.
Chạy vào các hạch cổ sau, nhất là hạch dưới cằm.
1.2.6.4 Thần kinh.
Từ đám rối tạo nên bởi các nhánh của dây TK lưỡi và dây IX.
1.3 Chức năng sinh lý của Amiđan.
Amiđan có vai trò chìa khóa trong sự đáp ứng miễn dịch đầu tiên chống lại
các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi và đường
miệng.
1.3.1 Miễn dịch học của Amiđan.
Hoạt động miễn dịch mạnh nhất ở độ tuổi 3-10 tuổi, đến tuổi 60 giảm đáng
kể các lympho B ở trong tất cả các nang Amiđan, đông thời các tế bào nhánh
giảm dần theo tuổi, chỉ có sự thay đổi tổng thể của các lympho T là rất ít.
Sự đáp ứng miễn dịch của Amiđan diễn ra qua 2 bước:
- Bước 1: đáp ứng miễn dịch xảy ra ở bề mặt Amiđan ở biểu mô lympho ở
các hốc.
- Bước 2: đáp ứng miễn dich diễn ra ở nang lympho và vùng ngoài nang.

Sự xâm nhập liên tục của các tế bào lymho từ máu vào mô Amiđan là rất cơ
bản cho khả năng đáp ứng miễn dịch củ Amiđan. Sự đáp ứng miễn dịch đặc
hiệu cho mỗi kháng nguyên riêng biệt là khả năng của mô Amiđan khi nó còn
lành mạnh, không bị tổn thương.
1.3.2 Các hình thái miễn dịch của Amiđan.
+ Viêm sinh lý: một Amiđan khỏe mạnh là nơi các tế bào lympho chịu kích
thích liên tục từ các yếu tố gây bệnh, các kháng nguyên lạ xâm nhập vào
theo khí thở và thức ăn. Do vậy các tế bào lympho phải hoạt động liên tục
đó là trạng thái viêm sinh lý của Amiđan


18

+ Viêm thực sự: quá trình viêm thực sự xảy ra nếu hoạt tính và sự tăng
sinh các bệnh nguyên trong mô Amiđan vượt quá khả năng bảo vệ của tế
bào sản xuất kháng thể và các tế bào lympho được hoạt hóa.
1.4 Bệnh học viêm Amiđan [5], [24], [25], [26].
1.4.1 Nguyên nhân.
- Nguyên nhân gây viêm Amiđan chủ yếu là virus, vi khuẩn.
- Các virus thường gặp nhất là Adenovirus, Rhinovirus, cúm, á cúm, RSV.
- Các vi khuẩn hay gây viêm Amiđan gồm: phế cầu, liên cầu, Hemophilus
Influenzae … trong đó đáng lưu ý là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A
(GABHS) vì thường gây biến chứng tim,thận, khớp.
- Ngoài ra viêm Amiđan có rất nhiều yếu tố nguy cơ: cơ địa, thời tiết nóng
ẩm, thay đổi thời tiết đột ngột, khói bụi, sức đề kháng của cơ thể, kém dinh
dưỡng, các ổ viêm nhiễm ở gần như viêm lợi, sâu răng, viêm xoang….
1.4.2 Viêm Amiđan mạn tính.
Là hiện tượng viêm Amiđan thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần.
- Triệu chứng toàn thân: Thường nghèo nàn, có khi không có gì ngoài
những đợt tái phát cấp tính. Người bệnh có thể hay ốm vặt, ho vặt,

chậm phát triển thể chất…
- Triệu chứng cơ năng.
+ Ngứa vướng và rát họng thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết.
+ Hơi thở hôi thường xuyên mặc dù vệ sinh răng miệng đầy đủ.
+ Ho khan từng cơn nhất là về buổi sáng mới thức dậy. Giọng nói mất
trong, có thể khàn nhẹ.
+ Nếu Amiđan quá phát gây hội chứng tắc họng miệng, bệnh nhân sẽ biểu
hiện các rối loạn về hô hấp, nói, nuốt, cụ thể:
Rối loạn về hô hấp: khó thở nhẹ, các rối loạn thở khi ngủ vào ban đêm như
ngủ ngáy, cơn ngừng thở khi ngủ, ngủ hay thức giấc, đái dầm…Ban ngày thì


19

hay buồn ngủ, ngủ gật, mệt mỏi, giảm tập trung chú ý ảnh hưởng đến sự phát
triển tâm thần thể chất của trẻ em và kết quả công việc.
Rối loạn về nói: tiếng nói trở lên đục như ngậm hạt thị. Rối loạn nuốt:
Amiđan quá to gây khó nuốt, nuốt đau, với trẻ em hay gây nôn trớ, kéo dài
dẫn tới chán ăn, chậm lớn.
- Triệu chứng thực thể.
Viêm amiđan mạn tính có hai thể lâm sàng chính.
 Thể quá phát: thường gặp ở trẻ em. Hai Amiđan to vượt qua hai trụ
trước và trụ sau, lấn vào làm hẹp khoang họng. Niêm mạc họng đỏ nhẹ,
trụ trước đỏ sẫm, trụ sau dày. Trong các hốc có khi có mủ trắng. Viêm
Amiđan quá phát ở trẻ em thường kèm theo viêm VA.
 Thể xơ teo: thường gặp ở người lớn, hai Amiđan nhỏ, bề mặt không
nhẵn mà gồ ghề, lỗ chỗ, chằng chịt xơ trắng biểu hiện của viêm đi viêm
lại nhiều lần, có thể có những chấm mủ đỏ. Trụ trước và trụ sau dầy, đỏ
sẫm. Amiđan thường rắn, mất tính mềm mại, ấn vào Amiđan có thể
thấy mủ phòi ra từ các hốc. Trong một số trường hợp, miệng khe

Amiđan bị bịt kín bở một lớp niêm mạc nhẵn, chất bã đậu không thoát
ra ngoài được và hình thành những kén nhỏ băng hạt gạo nếp màu vàng
hoặc màu trắng tùy theo bề dày của niêm mạc che phủ [24].
- Phân độ Amiđan theo Brodsky L [27] [28].
• Độ 1: Amiđan vượt quá 2 trụ trước amiđan nhưng dưới 25% khoảng
họng giữa 2 trụ trước Amiđan.
• Độ 2: Amiđan to choán dưới 50% khoảng họng giữa 2 trụ trước
Amiđan.
• Độ 3: Amiđan to chiếm dưới 75% khoảng họng giữa 2 trụ trước
Amiđan.
• Độ 4: Amiđan to chiếm trên 75% khoảng họng giữa 2 trụ trước
Amiđan.


20

Hình 1.6 : Phân độ amiđan theo Brodsky [27]
1.4.3 Biến chứng của viêm Amiđan.
- Tại chỗ: viêm tấy quanh Amiđan, áp xe quanh Amiđan.
- Biến chứng gần: viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm thanh
khí phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy hoặc áp xe thành bên
họng…
- Biến chứng xa: thường do liên cầu tan huyết beta nhóm A, có thể gây
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thấp tim, viêm cầu thận cấp, viêm
khớp cấp, cá biệt có thể gây nhiễm khuẩn huyết.
- Ảnh hưởng tới sinh lý: ăn uống và thở.
- Với trẻ em có thể ảnh hưởng tới phát triển thể chất và tinh thần.
1.4.4 Chỉ định cắt Amiđan
Chỉ định cắt Amiđan gồm: [27] [5] [26].
- Do viêm nhiễm: Viêm họng tái đi tái lại nhiều đợt: Theo hướng dẫn của

viện hàn lâm khoa học về tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ
(AAO- HNS) chỉ định cắt Amiđan khi trẻ bị viêm họng tái đi tái lại 7


21

lần/năm hoặc 5 lần/ năm trong 2 năm hoặc 3 lần/ năm trong 3 năm. Mỗi
đợt có đau họng kèm theo 1 hay nhiều triệu chứng sau: sốt trên 38.3 0C,
nổi hạch cổ, viêm Amiđan tiết dịch hoặc test dương tính với liên cầu
-

beta tan huyết nhóm A.
Viêm Amiđan gây biến chứng tại chỗ.
Viêm Amiđan gây biến chứng kế cận.
Viêm Amiđan gây biến chứng xa.
Viêm Amiđan làm ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần của trẻ.
Chỉ định cắt Amiđan do quá phát: Amiđan bị phì đại ảnh hưởng đến
nuốt, nói, thở đặc biệt là gây các rối loạn thở khi ngủ như: ngủ ngáy,

cơn ngừng thở khi ngủ.
- Một số chỉ định ít gặp hơn.
+ Viêm Amiđan mạn tính ở trẻ em không dung nạp hoặc dị ứng nhiều
loại kháng sinh
+ Viêm Amiđan gây các biến chứng sốt cao co giật, hơi thở hôi không
đáp ứng với điều trị nội khoa, gây sai lệch khớp cắn, viêm Amiđan
trong hội chứng PEAPA.
+ Nghi ngờ khối u ác tính cần sinh thiết làm giải phẫu bệnh.
1.4.5 Chống chỉ định cắt Amiđan.
- Chống chỉ định tạm thời:
+ Khi đang có viêm cấp họng và amiđan hay đang có biến chứng tại chỗ

của viêm Amiđan.
+ Khi đang có nhiễm khuẩn cấp cục bộ hoặc toàn thân.
+ Các bệnh mãn tính chưa ổn định.
+ Đang trong vụ dịch của địa phương: cúm, sởi, viêm não…..
- Chống chỉ định tuyệt đối:
+ Các bệnh về máu, bệnh liên quan đến chảy máu kéo dài.
+ Các bệnh suy tim, cao huyết áp, tâm phế mạn.
+ Các bệnh thận gây suy thận mạn tính.


22

Qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy phẫu thuật cắt Amiđan ngày
nay rất phát triển và có nhiều thành tựu tiên tiến. bệnh nhân ít biến chứng hơn,
khả năng phục hồi sau mổ nhanh hơn nhiều so với phẫu thuật trước đây[29].
1.5 Một số nghiên cứu về hiệu quả sau cắt amiđan.
Trên thế giới, nghiên cứu của Francis DO và Chinnadurai S năm 2016 chỉ
ra có sự cải thiện hơn về giấc ngủ ở những người sau cắt bỏ amiđan với
những người không phẫu thuật. Đối với trẻ em bị viêm họng tái phát, cắt bỏ
amiđan cải thiện số ca nhiễm trùng.[30].
Trong nghiên cứu của Smith MM năm 2017 cho thấy có sự giảm đáng kể
về tỷ lệ triệu chứng ngừng thở khi ngủ sau khi cắt bỏ amiđan viêm[12].
Ở Việt Nam, năm 2012 Nguyễn Tuấn Sơn nghiên cứu sau phẫu thuật 3
tháng còn 6% bệnh nhân còn viêm họng tái diễn và triệu chứng nuốt đau cũng
cải thiện đáng kể [31]. Năm 2013 Lưu Văn Duy cho thấy hôi miệng là triệu
chứng diễn biến không tốt sau phẫu thuật [18].


23


2 CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là những bệnh nhân được cắt amiđan
tại khoa cấp cứu bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương gồm 94 bệnh nhân, từ
tháng 4/2016 đến tháng 11/ 2016.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn.
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm amiđan mạn tính và được bác sĩ chỉ
định cắt amiđan.
- Bệnh nhân được phẫu thuật cắt amiđan tại khoa cấp cứu bệnh viện Tai
Mũi Họng Trung Ương.
- Không giới hạn tuổi, nghề nghiệp, quê quán.
- Có hồ sơ bệnh án đầy đủ.
- Bệnh nhân theo dõi theo đúng hẹn của nhóm nghiên cứu ở 3 thời điểm
nghiên cứu (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng sau phẫu thuật cắt amiđan).
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ.
- Những bệnh nhân không có đầy đủ hồ sơ bệnh án.
- Bệnh nhân hoặc người nhà không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân không theo dõi được ở 3 thời điểm nghiên cứu (1 tháng, 2
tháng, 3 tháng sau phẫu thuật cắt amiđan).
2.2 Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả và theo dõi dọc từng ca
- Cỡ mẫu: lựa chọn đối tượng nghiên cứu theo đúng tiêu chuẩn lựa chọn, theo
mẫu thuận tiện.
2.3 Các bước tiến hành.
- Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu.


24


- Chọn bệnh nhân.
- Thu thập thông tin bệnh nhân theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Theo dõi các chỉ số sau 1,2,3 tháng về:
+ Tần xuất viêm.
+ Ngủ ngáy.
+ Nuốt đau/ vướng.
+ Hơi thở hôi.
2.4 Các biến số nghiên cứu.
- Đặc điểm chung: tuổi, giới.
- Thời gian nằm viện.
- Lý do vào viện.
- Thời gian diễn biến bệnh trước khi cắt Amiđan.
- Triệu chứng cơ năng:
+ Số lần sốt/ năm.
+ Ho.
+ Ngứa họng.
+ Đau họng.
+ Nuốt đau
+ Nuốt vướng.
+ Nôn, trớ.
+ Hơi thở hôi.
+ Ngủ ngáy.
+ Bất thường giọng nói.
- Điều trị trước đây.
- Tiền sử.
- Khám lâm sàng: hạch cổ,cân nặng.
- Thăm khám các triệu chứng thực thể.



25

- Chỉ định cắt amiđan .
+ Do viêm: viêm họng tái đi tái lại, viêm amiđan ảnh hưởng đến thể chất.
+ Do quá phát: Amiđan to gây nuốt đau, nuốt vướng; amiđan to gây ngủ
ngáy.
+ Chỉ định ít gặp: hơi thở hôi.
+ Các chỉ định khác.
- Diễn biến các triệu chứng sau 1,2,3 tháng:
+ Tần xuất viêm.
+ Ngủ ngáy.
+ Nuốt đau/ vướng.
+ Hơi thở hôi.
2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata và xử lý bằng phần mềm Stata
và Excel 2010.
2.6 Đạo đức nghiên cứu.
- Đề tài được thực hiện theo đúng quy định của nghiên cứu y sinh.
- Bệnh nhân hoặc bố mẹ bệnh nhân (nếu là trẻ em) được giải thích rõ và đồng
ý tham gia nghiên cứu.
- Thông tin liên quan đến bệnh nhân được bảo mật và chỉ sử dụng với mục
đích nghiên cứu.


×