Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm lâm SÀNG, x QUANG và mô BỆNH học của các u DO RĂNG THƯỜNG gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 98 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
-----***-----

NGUYN TH NGC

NGHIÊN CứU MộT Số ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, X
QUANG
Và MÔ BệNH HọC CủA CáC U DO RĂNG
THƯờNG GặP

LUN VN TT NGHIP BC S NI TR


H NI 2016
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
-----***-----

NGUYN TH NGC

NGHIÊN CứU MộT Số ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, X
QUANG
Và MÔ BệNH HọC CủA CáC U DO RĂNG
THƯờNG GặP


Chuyờn ngnh : Gii phu bnh
Mó s

: NT 62720105

LUN VN TT NGHIP BC S NI TR
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS. TS. Lấ VN SN


2. ThS. TRẦN ĐỨC HƯỞNG

HÀ NỘI – 2016
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A–D
A – E/ P
AF
A – S/ M
AOT
A–U
BN
KCOT
MBH

Ameloblastoma – desmoplatic type
Ameloblastoma – extraosseous/ peripheral type
Ameloblatic Fibroma
Ameloblastoma – solid/ multicystic type
Adenomatoid Odontogenic Tumour
Ameloblastoma – unicystic type

Bệnh nhân
Keratinizing Cystic Odontogenic Tumour
Mô bệnh học

OC
Ocp
OM

Odontoma Complex
Odontoma Compound
Odontogenic Myxoma

OT
NBM
XHD

Odontogenic Tumor
Nguyên bào men
Xương hàm dưới

XHT

Xương hàm trên


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
U do răng (Odontogenic Tumour – OT) là những tổn thương phát sinh
từ thành phần biểu mô, ngoại trung mô hoặc trung mô của cơ quan hình thành
răng hoặc phần còn sót lại của chúng. OT có thể chỉ là sự tăng sinh quá mức,
không có tính tự động và trưởng thành tại vị trí bình thường (hamatomatous
proliferation) nhưng cũng có thể là những u lành tính hoặc u ác tính có tiềm năng
xâm lấn và di căn khác nhau [1], [2], [3], [4], [5], [6]. Các tổn thương này chủ yếu
nằm ở trong xương hàm – thể trung tâm/ trong xương, nhưng cũng có khi tìm thấy
ở phần mềm như lợi, niêm mạc miệng, gọi là thể ngoại vi/ ngoài xương.
OT tương đối hiếm gặp, chiếm 2- 3% các u vùng miệng và xương hàm
[7]. U có nguồn gốc từ răng bao gồm nhiều loại tổn thương, cả lành tính và ác
tính, trong đó hơn 90% là lành tính [2], [3], [8], [9]. Triệu chứng lâm sàng
của OT khá giống nhau và không đặc trưng: với các u lành phát triển chậm,
giai đoạn đầu, khi u nhỏ, rất ít hoặc hầu như không gây ra bất cứ khó chịu nào
cho bệnh nhân (BN). Do vậy, người bệnh thường tình cờ được phát hiện sau
khi chụp phim X quang. Ở giai đoạn sau, khi khối u đã phát triển to nó thường
gây các triệu chứng rõ rêt như đau, dị cảm, xô lệch, lung lay răng, gây sưng
phồng, biến dạng mặt, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ. Ngược lại, các
tổn thương ác tính thì đau thường là triệu chứng đầu tiên, tuy nhiên chúng
cũng thường bị bỏ qua do BN nhầm lẫn với các bệnh trong miệng hay gặp
khác cũng gây đau như biến chứng mọc răng 8, loét apthus,…Vì vậy, BN
thường đến khám ở giai đoạn muộn [2].
X quang là chỉ định của tất cả các tổn thương có nghi ngờ là OT. Việc
phân tích kỹ lưỡng các đặc điểm hình ảnh trên phim X quang có thể gợi ý cho
việc xác định bản chất khối u, tính chất lành ác và định hướng điều trị. Tuy



7

vậy, các dấu hiệu về lâm sàng, X quang chỉ có tính chất định hướng, việc chẩn
đoán xác định vẫn phải dựa vào chẩn đoán mô bệnh học.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về u do răng chưa nhiều và gần như chưa
có công trình nghiên cứu nào về đặc điểm mô bệnh học của chúng. Vì vậy, tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, X quang và mô
bệnh học của các u do răng thường gặp ” với 02 mục tiêu:
1.
2.

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, X quang và mô bệnh học các u do răng.
Tìm mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, X quang và mô bệnh học
của các u do răng.


8

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự hình thành và phát triển răng
1.1.1. Sự hình thành mầm răng
Các bằng chứng từ nghiên cứu phôi thai học thực nghiệm, tái tổ hợp
AND gần đây cho thấy biểu mô cung mang thứ nhất là cơ sở cho sự phát triển
răng. Ở phôi người, sự phát sinh răng bắt đầu từ 28 – 40 ngày sau khi thụ tinh.
Ở thời điểm này, phôi có độ dài đầu – mông (CRL: Crown- Rump Length)
khoảng 7- 9 mm. Hàm dưới và cung móng đã hình thành, sàn của hốc miệng
nguyên thủy đã đóng, các lồi và các củ hình thành lưới đã nhận biết được, các

mào mũi bên và vòm miệng nguyên thủy đã tạo thành. Trong pha phát triển
này của ngoại bì, biểu mô phủ của ống miệng có một lớp tế bào hình khối
vuông dẹt.
Trước đó, vào ngày thứ 18 của phôi thai, lớp ngoại bì đã hình thành tấm
thần kinh. Sau đó, tấm thần kinh lõm xuống phía trung bì ở đường giữa để tạo
thành máng thần kinh. Các tế bào từ hai bên bờ máng tăng sinh, di chuyển sang
hai bên và tách rời khỏi rãnh để tạo thành hai dải tế bào gọi là mào thần kinh.
Hai bờ máng thần kinh từ từ tiến lại gần nhau và hòa nhập ở đường giữa tạo
thành ống thần kinh.Các tế bào mào thần kinh là những phần hợp thành nhiều
mô: thần kinh giao cảm, tế bào sắc tố,…chúng góp phần tạo thành mô liên kết
vùng đầu mặt, trong đó có các mô liên kết của răng. Mặc dù có nguồn gốc ngoại
bì, tế bào mào thần kinh thể hiện một số đặc điểm của trung mô và kết hợp với
trung mô để tạo thành ngoại trung mô (ectodemesenchymal).
Vào tuần thứ 5- 6 của thai kì, khoang miệng nguyên thủy được lót bởi
ngoại bì gồm 2- 3 lớp tế bào hình trụ và tế bào dẹt bề mặt. Trung bì chứa trình
hình thành răng là sự tụ tập của ngoại trung mô ngay sát dưới biểu mô niêm


9

mạc miệng. Sự tụ đặc của ngoại trung mô bắt đầu từ ở vùng trước gần đường
giữa, sau đó sẽlan dần dọc ra sau mỗi nửa bên cung hàm tương lai, trong đó ở
sự phát triển ở hàm dưới bao giờ cũng trước hàm trên một chút. Khi ngoại
trung mô xuất hiện, nó sẽ gây cảm ứng biểu mô niêm mạc miệng phát triển dày
lên tiến xuống lớp trung mô bên dưới hình thành nên lá răng (tooth band/ dental
lamina) có hình móng ngựa. Mỗi nửa hàm có một lá răng, đầu trước của hai lá
răng ở hai bên sau này sẽ nối với nhau ở đường giữa [10], [11], [12], [13].
Sự hình thành mầm răng là một quá trình liên tục, căn cứ vào những
diễn biến hình thái, nguời ta chia sự phát triển của mầm răng thành 3 giai
đoạn: nhú, mũ và chuông.

1.1.1.1. Giai đoạn nụ (giai đoạn tăng sinh)
Từ biểu mô của lá răng, các tế bào tăng sinh hình thành một đám hình
cầu, gọi là cơ quan men hình nụ hoặc cơ quan tạo răng hình nụ (dental or
enamel organ).
1.1.1.2. Giai đoạn mũ
Các tế bào ngoạitrung mô hình thành một nhú đồng thời cơ quan tạo
men lõm xuống tạo thành một mũ trên nhú răng. Các tế bào xung quanh cơ
quan tạo men và nhú răng phân chia tạo thành một lớp tế bào ngoại trung mô
tụ đặc, gọi là bao răng hay túi răng. Đến giai đoạn này, mầm răng đã bao gồm:
cơ quan tạo men (đã có 4 loại tế bào), nhú răng và bao răng.
Cấu tạo của cơ quan tạo men:
Gồm 4 thành phần riêng biệt, phân biệt nhau về các mặt hình thái học,
tế bào học và chức năng: biểu mô men lớp ngoài, lưới tế bào hình sao, lớp tế
bào trung gian và biểu mô men lớp trong.
Biểu mô men lớp ngoài: nằm ở mặt ngoài của cơ quan men, liên quan
mật thiết với mạch máu ngoại trung mô lân cận. Các tế bào này thay đổi hình
thái tùy theo vị trí so với biểu mô men lớp trong. Khi biểu mô men lớp trong


10

chưa biệt hóa, chúng có hình khối vuông hoặc lăng trụ. Khi đối mặt với biểu
mô men chứng trở nên thấp dẹt và sắp xếp lộn xộn hơn. Biểu mô men lớp
ngoài và biểu mô men lớp trong liên tiếp với nhau ở vùng gấp của cơ quan
men. Đây là vùng quan trọng có tác dụng cảm ứng, đồng thời là vùng xảy ra
phân chia tế bào để hình thành các tiền nguyên bào men mới. Đây cũng là nơi
hình thành bao Hertwig có tác dụng cảm ứng hình thành chân răng.Biểu mô
men lớp ngoài có vai trò trong kiểm soát sự trao đổi chất giữa cơ quan men và
môi trường bên ngoài.
Lớp lưới tế bào hình sao: gồm các tế bào hình sao với nhiều nhánh bào

tương dài, nối với nhau bằng thể nối và khe khớp. Khoảng gian bào giữa
chúng được lấp bởi mucopolusaccaride có tính acid và các chất cơ bản ái
nước, là sản phẩm của tế bào lưới. Chúng có vai trò dinh dưỡng cho mầm
răng. Một số tác giả cho rằng nó như một tổ chức đệm, có tác dụng chống lại
các lực cơ học bên ngoài, cũng như giữ một khoảng cần thiết cho sự hình
thành thân răng.
Lớp tế bào trung gian: gồm 3 – 4 hàng tế bào dẹt, đa giác, tương đối
gần nhau. Người ta cho rằng chúng tham gia vào quá trình vôi hóa răng.
Biểu mô men lớp trong: gồm 1 hàng tế bào hình trụ thấp, nhân hình bầu
dục, các bào quan phân tán trong bào tương. Chúng biệt hóa thành nguyên
bào tạo men.Khi các nguyên bào tạo men chưa chế tiết thì được gọi là tiền
nguyên bào tạo men.Vai trò: cảm ứng lớp tế bào ngoại vicủa nhú răng để tạo
thành các tiền nguyên bào tạo ngà.
1.1.1.3. Giai đoạn chuông (giai đoạn trưởng thành và biệt hóa)
Khác với hai giai đoạn trước, ở giai đoạn này mầm răng không chỉ tiếp
tục lớn lên về kích thước mà có sự biệt hóa của các tế bào. Gồm 2 giai đoạn:
giai đoạn sớm trước khi hình thành mô cứng của răng và giai đoạn sau là bắt
đầu có sự hình thành lớp ngà đầu tiên. Trong giai đoạn này, mầm răng có hai


11

đặc điểm chính là: (1) sự tiếp xúc của biểu mô men lớp trong và tế bào lớp
ngoài của nhú răng, xác định hình thể tương lai của răng; (2) có sự biệt hóa
thành nguyên bào men, nguyên bào ngà, cũng như một chuỗi các biệt hóa của
các tế bào khác của mầm răng.

Hình 1.1: Sự di cư của các tế bào mào thần kinh [13]

Hình 1.2: Giai đoạn nụ [13]



12

Hình 1.3: Giai đoạn mũ [13]

Hình 1.4: Giai đoạn chuông [13]
1.1.2. Quá trình hình thành răng
1.1.2.1. Sự hình thành thân răng
Biểu mô men lớp trong tiếp xúc với các tế bào ngoại vi của nhú răng đã
biệt hóa thành tiền nguyên bào tạo men. Sau đó chính các tiền nguyên bào tạo
men lại cảm ứng các tế bào ngoại vi của nhú răng biệt hóa thành tiền nguyên
bào ngà, rồi thành nguyên bào ngà. Nguyên bào ngà có thể tạo ra ngà răng
ngay. Lớp ngà mới được tạo ra (tiền ngà) làm phân tách lớp nguyên bào


13

menkhỏi hệ thống mạch máu ở nhú răng và gây biến đổi chuyển hóa của lớp
này. Và tiền nguyên bào men biệt hóa thành nguyên bào men, có khả năng chế
tiết tạo ra lớp men. Lúc này, việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần cho sự tạo
men đều do hệ thống mạch máu ở sát lớp biểu mô men lớp ngoài đưa đến sau
khi đi qua lưới tế bào hình sao và lớp tế bào trung gian.
Các nguyên bào men và nguyên bào ngà tiếp tục chế tiết và tạo thành
các lớp men và ngà làm cho hai lớp tế bào ngày càng xa nhau. Men dày lên
theo hướng từ trong ra ngoài, ngà dày theo hướng từ ngoài vào trong làm cho
buồng tủy càng hẹp lại.
Khi thân răng hình thành xong thì cơ quan tạo men bắt đầu thoái hóa
[11], [13], [14], [15].
1.1.2.2. Sự hình thành chân răng

Khi thân răng hình thành, thì vùng gấp của cơ quan tạo men cũng phát
triển nhưng không biệt hóa thành nguyên bào men mới mà hình thành 1 lá biểu
bì gồm 2 lớp biểu mô. Lá này phát triển sâu xuống tổ chức mô liên kết bên dưới,
tạo thành 1 bao biểu mô, gọi là bao Hertwig (còn gọi là Von Brunn).
Bao Hertwig có 2 lớp tế bào:
Lớp biểu mô trong: không biệt hóa thành nguyên bào men nhưng vẫn
có khả năng cảm ứng tế bào ngoại vi của nhú răng để tạo ngà.
Lớp biểu mô ngoài: không ảnh hưởng gì đến mô liên kết bên xung quang.
Sau khi lớp ngà chân răng hình thành thì bao Hertwig thoái hóa. Bao
này sẽ mất đi từng phần và để lại những di tích là những đám biểu mô nhỏ ở
tổ chức quanh chóp răng, gọi là những đám biểu mô Malassez. Những đám
biểu mô còn sót lại khi gặp điều kiện thích hợp có thể phát triển thành các
nang hoặc u [11], [13], [14], [15].


14

F

Hình 1.5: Các giai đoạn hình thành răng [11]
(A : giai đoạn nụ, B: giai đoạn mũ, C: giai đoạn chuông, D và E: hình thành
ngà và men răng, F: thân răng hình thành, G: hình thành chân răng, H: hình
thành răng hoàn chỉnh)
1.2. U do răng
1.2.1. Đặc điểm chung


Định nghĩa
OT là những tổn thương có nguồn gốc từ biểu mô, ngoại trung mô, và
hoặc trung mô của cơ quan tạo răng. Do đó, những u này thường được tìm

thấy trong xương hàm mặt (thể trung tâm/ thể trong xương) hoặc trong mô
mềm phủ cung răng hoặc niêm mạc huyệt ổ răng (thể ngoại vi hay ngoài


15

xương). U có thể tự thoái hóa. Các đặc điểm lâm sàng như tuổi, giới và vị trí
có thể vô cùng giá trị trong việc chẩn đoán phân biệt các OT [16].


Dịch tễ
Trong các bệnh lý vùng hàm mặt, u do răng tương đối hiếm gặp, chỉ
chiếm 2 - 3% các tổn thương ở miệng và xương hàm [7]. Theo số liệu nghiên
cứu của một số tác giả trên thế giới, thấy rằng có sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ
mắc các OT. Kết quả nghiên cứu ở Trung quốc, Hồng Kông, Nigeria,
Zimbabwe, Đức, Nhật, Canada, Nam Phi, Mĩ cho thấy hay gặp nhất là u
nguyên bào men típ đặc (58,6%), ở Hồng Kông là 59,4%, Nhật là 57% và ở
Zimbabwe và Nigeria lần lượt là 79,1 % và 58,5%. Tương phản với tỉ lệ gặp ở
Mĩ và Canada, u răng lại là u hay gặp nhất (73,8% và 56,4%), trong khi đó u
nguyên bào men típ đặc chỉ chiếm 12,2% và 14,8%. Khác biệt này có thể là
do ở một số nước đang phát triển thường không gửi giải phẫu bệnh để chẩn
đoán u răng [1]. Ngoài ra, có một số nghiên cứu lại thấy rằng u dạng nang
sừng hóa hay gặp nhất [3], [4]. Các u do răng có xu hướng lành tính nhiều
hơn ác tính [1] [3] [17]. Theo báo cáo của Taylor, Adalberto Mosqueda thấy
trong tất cả các mẫu sinh thiết được gửi đến, OT chỉ chiếm 0,8 – 3,7% và
trong số đó hơn 95% là lành tính, trong đó u răng, u nguyên bào men và u
nhầy là hay gặp hơn cả [2].
1.2.2. Chẩn đoán OT
1.2.2.1. Chẩn đoán lâm sàng và X quang




Đặc điểm lâm sàng:
OT bao gồm nhiều loại khác nhau, cả lành tính và ác tính. Phần lớn các
OT ở trong xương hàm (thể trung tâm/ thể trong xương). OT thể ngoại vi/ ngoài
xương khi u nằm ở lợi, phần mô mềm phủ huyệt ổ răng. Đặc điểm lâm sàng của
hầu hết các OT không đặc trưng, có thể gặp các triệu chứng sau:


16



Đau : Hầu hết các OT lành tính, phát triển chậm thường không hoặc rất ít đau.
Ngược lại, đối với u ác tính, đau lại là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên.



Phồng xương: Là triệu chứng thường gặp nhất. Nếu u phát triển to, gây tiêu
xương nhưng chưa phá vỡ vỏ xương, có thể gặp dấu hiệu “bóng nhựa”.



Răng liên quan đến u: có thể lung lay, di chuyển hoặc mọc bất thường, xương
ổ răng chậm lành sau khi nhổ răng.



Các dấu hiệu khác: ít gặp, như dò hay loét niêm mạc, gãy xương hàm tự
phát... Nếu u không tiến triển thành ác tính và không bị nhiễm trùng thì BN

không có hạch và không bị mất cảm giác.



Hình ảnh X quang:
Bản chất của mỗi loại OT khác nhau nên hình ảnh biểu hiện trên phim
X quang cũng thay đổi. Các OT có thành phần mô cứng dễ phân biệt với các
tổn thương dạng nang hơn các OT không có thành phần mô cứng. U răng là
tổn thương cản quang được bao quang bởi viền thấu quang. U dạng u tuyến,
u biểu mô canxi hóa là tổn thương thấu quang, xem lẫn những ổ cản quang...
Những OT không có thành phần cản quang khó phân biệt với các nang xương
hàm, gây khó khăn cho các nhà chẩn đoán hình ảnh [9]. X quang rất có giá trị
trong chẩn đoán, việc phân tích cẩn thận hình ảnh tổn thương trên phim X
quang sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, định hướng chẩn đoán [18].



Độ cản quang của tổn thương: những tổn thương cản quang (mờ trên phim)
do những thành phần của răng, xi măng hay u tạo xương. Thường gặp hơn là
những tổn thương không cản quang do tiêu xương hay nang. Hỗn hợp cản
quang và thấu quang: hiếm gặp, và nếu gặp thì là dấu hiệu đặc hiệu hơn của u
do răng.



Có thể có hình một buồng hay nhiều buồng.



Bờ của tổn thương: tổn thương có ranh giới không rõ hoặc rõ với đường viền

xơ dày hoặc mảnh.


17



Liên quan đến răng: có thể nhìn thấy hình ảnh răng ngầm, mầm răng hoặc tiêu
chân răng.



Liên quan của u với ống răng dưới và xoang hàm.
Trên phim CT- scanner ta có thể đánh giá được u chính xác hơn theo 3
chiều trong không gian về kích thước, sự xâm lấn và sự liên quan với các mô
lân cận.
1.2.2.2. Chẩn đoán mô bệnh học
Là kết quả cuối cùng, là tiêu chuẩn vàng của chẩn đoán các u có nguồn
gốc từ răng.
1.2.3. Điều trị và tiên lượng
Hướng điều trị chung của các OT lành tính là phẫu thuật cắt bỏ triệt để
và theo dõi vì một số u có khả năng tái phát nếu không lấy hết tổn thương.Với
các BN được chẩn đoán MBH là u nguyên bào men đơn nang thì cần đánh giá
sự xâm nhập vách. Nếu xâm nhập vách là tối thiểu, yêu cầu theo dõi, nếu u
xâm nhập vách nhiều, điều trị thêm được cân nhắc và theo dõi là điều chắc
chắn. U dạng nang sừng hóa có tiềm năng xâm lấn nên cũng cần theo dõi.
Chưa có một báo cáo nào ghi nhận sự tái phát của u răng.
Việc theo dõi sau phẫu thuật được khuyến cáo cho tất cả các BN.
1.2.4. Đặc điểm X quang của từng loại u do răng
Hình ảnh trên X quang của các OT phụ thuộc vào bản chất, vị trí và

giai đoạn của OT.


U nguyên bào men
Hình ảnh tổn thương u nguyên bào men (NBM) trên phim X quang

thường là hình ảnh thấu quang có thể một buồng hoặc nhiều buồng dạng
“bong bóng xà phòng” hoặc “tổ ong”, đường viền xung quanh tương đối rõ
nhưng không đều. Chân răng liên quan thường bị tiêu. Thường thấy răng chưa
mọc, nếu kèm thêm hình ảnh thấu quang đơn buồng sẽ rất dễ nhầm với nang


18

thân răng. Ueno và cộng sự nhận thấy răng trong 97 trường hợp u nguyên bào
men thì 47% có hình ảnh một buồng, 37% là nhiều buồng, 16% có dạng
“bong bóng xà phòng” [19], [20], [21], [22].

Hình 1.6. Hình ảnh “bong bóng xà phòng” và “tổ ong”
của u nguyên bào men [23]


U răng
U răng phức hợp:
Biểu hiện trên X quang của OC phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của u.
Người ta chia u ra làm 3 giai đoạn dựa trên mức độ khoáng hóa của u: giai
đoạn đầu đặc trưng bởi hình ảnh thấu quang do thiếu sự canxi hóa, giai đoạn
trung gian có sự canxi hóa một phần, giai đoạn uối cùng tổn thương là khói
cản quang giống tổ chức cứng của răng, được bao quanh bởi một viền thấu
quang mỏng, ít thấy tiêu chân răng bên cạnh [19], [20], [21], [22]



19

Hình 1.7: U răng phứ hợp phía trên răng 37 [1]
U răng đa hợp:
Khối cản quang có nhiều tổ chức giống như răng và rất nhiều răng dị
dạng, kèm với 1 hoặc nhiều răng vĩnh viên ngầm hoặc răng thừa ngầm. Bao
quanh là viền xơ thấu quang rõ [19], [20], [21], [22], [24]

Hình 1.8. U răng đa hợp [25]


U nang sừng hóa
Tổn thương thấu quang với đường viền cản quang rõ. Những tổn

thương lớn, đặc biệt ở phía sau của thân XHD và cành lên, có thể thấy hình
ảnh nhiều ổ [22], [26]


20

Hình 1.9. Hình ảnh thấu quang của u nang sừng hóavùng cằm, cành
ngang, cành lên xương hàm dưới bên phải [27]


U nguyên bào cement
Hình ảnh X quang thường là một khối cản quang tương đối đồng nhất,

hình tròn, liền với một hay nhiều chân răng. Xung quang là vùng thấu quang

mỏng, bờ rõ [19], [20], [21], [22].

Hình 1.10. U nguyên bào cement [28]


21



U dạng u tuyến
Hình ảnh thấu quang đơn buồng, ranh giới rõ, bao quanh thân răng và

một phần chân răng vĩnh viễn chưa mọc, rất dễ nhầm với nang thân răng. Có
thể không có răng ngầm. Hai phần ba các biến thể trong xương có hình ảnh
các ổ cản quang nhỏ phân tán trong vùng thấu quang. Biến thể ngoại vi có thể
thấy hình ảnh tiêu mào xương ổ răng [1].

Hình 1.11. A-B. Hình ảnh u dạng u tuyến [1]


U nhầy
Tổn thương thấu quang đơn buồng hoặc đa buồng, có thể gặp hình ảnh
“bong bóng xà phòng” hoặc “tổ ong”. Ranh giới thường rõ thường gây đẩy
phồng vỏ xương, nhưng cũng có khi u ranh giới không rõ. Tiêu chân răng,
dịch chuyển răng có thể xảy ra. Khi u to có thể có phản ứng vỏ xương [1].


22

Hình 1.12. U nhầy [1]

1.2.5. Đặc điểm mô bệnh học
1.2.5.1. Lịch sử phân loại
Đứng trước thực trạng sử dụng thuật ngữ “odontoma” cho bất kì u do
răng nào, Broca đã gợi ý việc phân loại các OT năm 1869. Từ năm 1888
đến 1914, Bland – Sutton và Gabell, James và Payne đã đổi thuật ngữ u
trong khi vẫn duy trì khái niệm “odontoma” của Broca. Phân loại của
Thoma và Golman (1946) đã phân các OT thành các u có nguồn gốc từ
trung bì, ngoại bì và hỗn hợp 2 nguồn gốc, loại bỏ thuật ngữ “odontoma”.
Phân loại của Pindborg và Clausen (1958) dựa trên sự tương tác cảm ứng
của ngoại trung mô để hình thành các OT. Năm 1966, Tổ chức Y tế thế giới
WHO thành lập Trung tâm phối hợp về phân loại mô học các u do răng và
các tổn thương liên quan bao gồm các nang xương hàm, được đứng đầu bởi
Dr Jens Pindborg. Năm 1971, bản hướng dẫn về phân loại OT và các nang
đầu tiên của WHO ra đời [29].
Sau đó vào năm 1992, WHO công bố bảng phân loại mới, với sự thay
đổi so với phân loại cũ: các dưới typ của u xi - măng (cementoma) là (1) u
nguyên bào men lành tính (benign cementoblastoma), (2) u xơ sinh xi - măng


23

(cementifying fibroma), (3) loạn sản xi - măng quanh chóp (periapical
cemental dysplasia), (4) u xi – măng dạng khổng lồ (gigantiform cementoma)
đã được gộp lại thành u nguyên bào cement lành tính (benign
cementoblastoma) [18].
Năm 2002, Philipsen và Reichart đã sửa đổi bản năm 1992 và vào năm
2003, các biên tập viên của WHO Blue Book quyết định sản xuất sách về các
khối u ở đầu – cổ, trong đó có một chương về OT và các tổn thương ở xương có
liên quan. Vào tháng 7 năm 2005 sách này được xuất bản bởi IARC, Lyon [29].
Phân loại OT của WHO 2005 có những thay đổi chính so với phân loại

năm 1992 như sau: [17]


OT không chỉ liên quan đến mô răng nhưng phải có nguồn gốc tạo răng.



Mô đệm của nhóm u biểu mô là mô đệm xơ, không chứa thành phần ngoại
trung mô.



Dưới typ của u nguyên bào men phải được phân biệt (trong xương – ngoài
xương, thể xơ, thể đơn nang).



U răng dạng u tuyến được xếp lại vào nhóm u có nguồn gốc chỉ từ biểu mô,
không có ngoại trung mô.



U do răng tế bào bóng ma can-xi hóa (calcifying ghost cell odontogenic
tumor) cũng có trong phân loại.



Nang răng sừng hóa (odontogenic keratocyst – OKC) trước đây được phân
loại vào tổn thương dạng nang có nguồn gốc tạo răng, đã được đổi tên thành u
dạng nang sừng hóa (keratocystic odontogenic tumour – KCOT) và xếp vào

nhóm u có nguồn gốc biểu mô tạo răng, thể hiện là một khối tân sản thực sự.



Phân loại OT ác tính đã được sửa đổi bới Eversole (1999) với một vài thay
đổi nhỏ. Đặc biệt là ung thư biểu mô nguyên bào men (ameloblastic


24

carcinoma) được phân biệt với u nguyên bào men ác tính/ di căn (malignant/
metastasizing ameloblastoma).


U tế bào sáng (clear cell odontogenic tumour) chuyển thành ung thư biểu mô
tế bào sáng (clear cell odontogenic carcinoma).
Bảng1.1. Phân loại các u có nguồn gốc từ răng theo mô học của WHO 1992
Lành tính:
Nguồn gốc biểu mô không có thành phần ngoại trung mô.
U nguyên bào men (ameloblastoma)
U do răng tế bào vảy (squamous cell odontogenic tumour)
U biểu mô canxi hóa (calcifying epithelial odontogenic tumour – Pindborg tumour)
U tế bào sáng (clear cell odontogenic tumour)
Nguồn gốc biểu mô và ngoại trung mô, có hoặc không hình thành mô cứng:
U xơ nguyên bào men (ameloblastic fibroma)
U xơ ngà nguyên bào men (ameloblastic fibrodentinoma) và u răng- xơ nguyên
bào men (ameloblastic fibro- odontoma)
U nguyên bào men – răng (odontoameloblastoma)
U dạng u tuyến (adenomatoid odontogenic tumour)
Nang răng calci hóa (calcifying odontogenic cyst)

U răng phức hợp (complex odontoma)
U răng đa hợp (compound odontoma)
Nguồn gốc ngoại trung mô có hoặc không có thành phần biểu mô:
U xơ răng (odontogenic fibroma)
U nhầy (myxoma, odontogenic myxoma, myxofibroma)
U nguyên bào cement lành tính (benign cementolastoma)
Ác tính:
Ung thư biểu mô / carcinoma
U nguyên bào men ác tính (malignant amelonlastoma)
Ung thư biểu mô trong xương nguyên phát(primary intraosseous carcinoma)
Biến đổi ác tính của u biểu mô răng (malignant variants of other odontogenic
epithelial tumours)
Biến đổi ác tính của các nang răng(malignant changes in odontogenic cyst)
Sarcoma
Ung thư xơ nguyên bào men (ameloblastic fibrosarcoma) / Ung thư nguyên bào
men (ameloblastic sarcoma)
Sarcoma xơ – ngà nguyên bào men (ameloblastic fibrodentinosarcoma,
ameloblastic fibro – odontosaroma)
Sarcoma ung thư biểu mô từ răng (odontogenic carcinosarcoma)


25

Nguồn: Kramer IRH, Pindborg JJ, Shear M, Histological typing of
odontogenic tumours, 2nded, Berlin: Springer – Verlag, 1992


×