Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

TIẾP cận THÔNG TIN về BỆNH DO VI rút ZIKA của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học y hà nội năm 2017 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.61 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ PHƯƠNG

TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ BỆNH DO VI RÚT ZIKA
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM
2017 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011-2017

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ PHƯƠNG

TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ BỆNH DO VI RÚT ZIKA
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM
2017 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA


KHÓA 2011-2017

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. PHẠM BÍCH DIỆP

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội,
Phòng Đào tạo Đại học, đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Trường Đại học Y Hà
Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế
Công cộng, các thầy cô trong Bộ môn Giáo dục sức khỏe đã tận tình dạy
dỗ, giúp đỡ em trong 6 năm học tại trường cũng như trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn TS.
Phạm Bích Diệp – giảng viên hướng dẫn đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng,
cùng các bạn sinh viên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thu
thập số liệu.
Mình cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của bạn bè trong qúa trình
học tập cũng như trong cuộc sống.
Đặc biệt, con cám ơn gia đình đã luôn dành cho con sự yêu thương và
những điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp đại học.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Phương


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi : - Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, năm học 2016 – 2017.

Em xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của em, toàn bộ
số liệu được thu thập và xử lý một cách khách quan, trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ một tài liệu nào khác.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Vũ Thị Phương


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐH: Đại học
ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu
SV: Sinh viên
VR: Vi rút


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Tiếp cận thông tin....................................................................................3
1.2. Tiếp cận thông tin sức khỏe.....................................................................3
1.2.1. Khái niệm tiếp cận thông tin sức khỏe..............................................3
1.2.2. Mô hình lý thuyết tìm kiếm thông tin sức khỏe................................4
1.3. Vai trò của tiếp cận thông tin sức khỏe....................................................5
1.4. Một số nghiên cứu về tiếp cận thông tin sức khỏe nói chung và Zika
nói riêng................................................................................................10
1.4.1. Một số nghiên cứu về tiếp cận thông tin sức khỏe nói chung.........10
1.4.2. Nghiên cứu về tiếp cận thông tin sức khỏe về bệnh do vi rút Zika.14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........16
2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................16
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................16
2.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................16
2.4. Địa điểm nghiên cứu..............................................................................16
2.5. Mẫu và cách chọn mẫu..........................................................................16
2.5.1. Cỡ mẫu............................................................................................16
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu...................................................................18
2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu.....................................................................18
2.7. Phương pháp và quy trình thu thập số liệu............................................24
2.8. Sai số và cách khống chế sai số.............................................................24
2.9. Nhập liệu và quản lý số liệu..................................................................24
2.10. Phân tích số liệu..................................................................................25
2.11. Đạo đức nghiên cứu............................................................................25


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................26
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...........................................26
3.2. Tiếp cận thông tin về bệnh do vi rút Zika..............................................28
3.3. Tìm kiếm chủ động thông tin về bệnh do vi rút Zika............................36

3.4. Một số yêu tố liên quan đến tiếp cận thông tin chủ động về bệnh do
virus Zika của sinh viên trường ĐH Y Hà Nội năm học 2016-2017.....37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................39
4.1. Đặc điểm chung của đôi tượng nghiên cứu...........................................39
4.2. Mô tả việc tiếp cận thông tin về bệnh do virus Zika của sinh viên trường
Đại học Y Hà Nội năm học 2016-2017.................................................40
KẾT LUẬN....................................................................................................42
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu...................................................................18
Bảng 2.2: Các chỉ số nghiên cứu.....................................................................22
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu......................................26
Bảng 3.2: Hành vi tìm kiếm thông tin về vi rút Zika theo giới tính................37
Bảng 3.3: Hành vi tìm kiếm thông tin về vi rút Zika theo chuyên ngành.......37
Bảng 3.4: Hành vi tìm kiếm thông tin về vi rút Zika theo năm học................38
Bảng 3.5: Hành vi tìm kiếm thông tin về Zika theo học lực...........................38


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thời điểm tiếp cận với thông tin về vi rút Zika..........................28
Biểu đồ 3.2: Nguồn tin về Zika mà SV tiếp cận..............................................29
Biểu đồ 3.3: Mức độ có đầy đủ thông tin về bệnh do vi rút Zika của SV.......30
Biểu đồ 3.4: Nhu cầu có thêm thông tin về bệnh do vi rút Zika của SV.........30
Biểu đồ 3.5: Phần thông tin về bệnh do vi rút Zika SV muốn được bổ sung........31
Biểu đồ 3.6: Chủ động tìm kiếm thông tin về bệnh do vi rút Zika của SV.....32

Biểu đồ 3.7: Tần suất tiếp cận thụ động của sinh viên với các nguồn tin.......33
Biểu đồ 3.8: Mức độ tin cậy của sinh viên với các nguồn tin khi tiếp cận thụ
động.............................................................................................34
Biểu đồ 3.9: Lý do tin cậy nguồn tin khi tiếp cận thụ động............................35
Biểu đồ 3.10: Kiểm chứng thông tin về Zika khi tiếp cận thụ động...............36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khoẻ là vốn quý, là niềm hạnh phúc đích thực của con người, đồng
thời sức khoẻ cũng là tài sản của mỗi quốc gia khi con người được thừa nhận
là động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Ngày nay, cùng
với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao,
con người không còn phải lo lắng nhiều đến việc làm sao thoả mãn được nhu
cầu như: ăn, mặc, ở mà bắt đầu chú trọng hơn đến những nhu cầu cao hơn,
nhất là nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay khi công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ, mọi người
càng dễ dàng được thỏa mãn nhu cầu về thông tin nói chung và các thông tin
về sức khỏe nói riêng. Các nguồn cung cấp thông tin vô cùng đa dạng, phong
phú như mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh, báo chí,vv… Hệ thống này
rất phổ biến, thuận tiện và ảnh hưởng sâu sắc tới việc tiếp cận, tìm kiếm thông
tin sức khỏe của cộng đồng.
Ngày nay, do ảnh hưởng của biến đối khí hậu, các mô hình bệnh tật
không ngừng biến đổi, có rất nhiều dịch bệnh lây mới xuất hiện, đe dọa
nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Một trong số những bệnh lây mới nổi
được cả cộng đồng quan tâm là bệnh do vi rút Zika. Zika đã xuất hiện ở 75
quốc gia trên thế giới và để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm như
dẫn đến tình trạng dị tật bẩm sinh thai nhi, điển hình là tình trạng đầu và não
teo nhỏ bất thường. Việt nam cũng là một trong số các nước có virut Zika.

Tháng 4 năm 2016, Bộ Y tế Việt Nam đã công bố ca vi rút Zika đầu tiên ở
Việt Nam, tính đến nay trong vòng 1 năm đã có hơn 216 ca (tài liệu tham
khảo). Với những bệnh lây mới nổi như bệnh do viruts Zika, việc thực hiện
truyền thông trong cộng đồng rất quan trọng để giúp cung cấp thông tin dự
phòng, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Câu hỏi đặt ra là những thông tin này
được truyền thông cho người dân như thế nào và dưới hình thức nào?
Sinh viên y là đối tượng thường xuyên được tiếp xúc với các thông tin
sức khỏe do đặc thù chuyên ngành học tập. Không chỉ vậy, họ còn được giảng


2

dạy và đào tạo một cách khoa học, bài bản về sức khỏe, bệnh tật. Những
nguồn thông tin sức khỏe mà họ thường xuyên tiếp xúc vô cùng phong phú,
đa dạng: các chuyên gia, nhân viên y tế, thầy cô, bạn học, thư viện, internet,
bệnh nhân… Với sinh viên Y, việc tự học giữ vị trí vô cùng quan trọng.
Không chỉ thu hẹp trong việc học tập trên giảng đường hay bênh viện, sinh
viên còn cần phải tích cực tự tìm hiểu, bổ sung các kiến thức về sức khỏe để
phục vụ cho việc học tập hiện tại. Bên cạnh đó, sinh viên y sẽ là cán bộ y tế
trong tương lai, sẽ tham gia vào hoạt động điều trị và dự phòng chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân. Do vậy, cập nhật kiến thức cho bản thân về các thông tin
liên quan đến vấn đề sức khỏe đang tồn tại hoặc các vấn đề sức khỏe mới nổi
rất quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân và bảo vệ sức khỏe của cộng
đồng.
Thông thường với các vấn đề sức khỏe tồn tại đã lâu hay phổ biến, sinh
viên có thể dễ dàng tìm kiếm hay tiếp cận trong quá trình học tập. Vậy với các
bệnh mới nổi, cụ thể là bệnh do viruts Zika, trong cộng đồng và chưa được
cập nhật, giới thiệu đầy đủ trong chương trình học tập và giảng dạy, sinh viên
Y có quan tâm tìm kiếm những thông tin về các bệnh mới nổi không? Họ
thường tìm kiếm thông tin như thế nào? Có những yếu tố gì ảnh hưởng tới

quá trình tìm kiếm thông tin về bệnh do viruts Zika?
Để trả lời cho các câu hỏi về trên, nghiên cứu “Tiếp cận thông tin về
bệnh do virut Zika của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm học 2016-2017 và
một số yếu tố liên quan” được thực với 2 mục tiêu sau:
1.

1. Mô tả việc tiếp cận thông tin về bệnh do virus Zika của sinh viên

trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016-2017
2. Xác định một số yêu tố liên quan đến tiếp cận thông tin chủ động về
bệnh do virus Zika của sinh viên trường ĐH Y Hà Nội năm học 2016-2017.
Nghiên cứu này hi vọng sẽ cung cấp những kết quả cơ bản ban đầu trong
việc cung cấp và tìm kiếm thông tin về bệnh do virut Zika, từ đó cung cấp các
khuyến nghị trong việc cung cấp thông tin về bệnh do viruts Zika nói riêng và
bệnh mới nổi nói chung.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tiếp cận thông tin
Tiếp cận thông tin có 2 hình thức: thụ động và chủ động.
+ Tiếp cận chủ động (tìm kiếm thông tin) là việc tìm kiếm thông tin có
chủ đích nhằm đáp ứng một số mục tiêu. Trong quá trình tìm kiếm thông tin,
các cá nhân có thể tương tác với hệ thống thông tin qua các phương pháp thủ
công, truyền thống như tạp chí hoặc thư viện hoặc qua các phương pháp dựa
vào công nghệ như mạng Internet .
+ Tiếp cận thụ động: chẳng hạn như nghe radio hoặc xem các chương
trình truyền hình, là nơi mà người tìm ko chủ định tìm kiếm thông tin nhưng

lại thu được thông tin ở đó
1.2. Tiếp cận thông tin sức khỏe
1.2.1. Khái niệm tiếp cận thông tin sức khỏe
Tiếp cận thông tin sức khỏe là phạm trù đã được nhắc tới từ rất lâu tuy
nhiên hiện nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức và chính xác tuyệt đối.
Theo Johnson (1993) , tiếp cận thông tin có thể được định nghĩa là "việc
nhận được thông tin có chủ đích từ các thông tin được lựa chọn" . Đặt
trong bối cảnh sức khỏe, nó có thể hiểu là sự phân loại các thông tin mà
họ tìm được là có ích hay không . Nó bao gồm tất cả các hình thức chủ
động và thụ động tiếp nhận các thông tin về sức khỏe hay y tế thông qua
mạng lưới nguồn cung cấp phong phú và một quá trình quan trọng để mọi
người có được một sức khỏe tốt, tránh được các yếu tố nguy cơ và bệnh
tật hay khi đã mắc bệnh có thể tìm ra các hướng chẩn đoán, điều trị, tiên
lượng và phục hồi chức năng .


4

1.2.2. Mô hình lý thuyết tìm kiếm thông tin sức khỏe
Mô hình Wilson 1981 là mô hình tìm kiếm thông tin sức khỏe rút ra từ
các nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác ngoài khoa học thông tin, bao gồm
cả việc ra quyết định, tâm lý học, sự đổi mới, truyền thông sức khỏe và
nghiên cứu người tiêu dùng. Mô hình dựa trên hai mệnh đề chính đó là: nhu
cầu cơ bản và nỗ lực khai thác thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu. Xét về tâm
lý học, Wilconson cho rằng, nhu cầu cơ bản là tâm lý, nhận thức và ông cũng
chú ý tới bối cảnh khi ai đó tìm kiếm thông tin cho bản thân họ. Ông đã chỉ ra
nhu cầu thông tin được phát sinh như thế nào và những gì có thể cản trở, hỗ
trợ, liên quan tới hành vi tìm kiếm thông tin trong thực tế, điều đó được thể
hiện trong sơ đồ sau:
Tổ chức

hoạt động

Cá nhân
trong bối
cảnh

Stress/đối
phó với
stress

Yếu tố
can thiệp

Tổ chức
hoạt động

Tâm lý

Nguy cơ/

Chú ý thụ

thuận lợi

động

Nhân khẩu
học
Vai trò
liên quan/

cá nhân
Môi
trường
Đặc điểm
nguồn tin

Xử lý và sử dụng thông tin

Hành vi
tìm kiếm
thông tin

Tìm kiếm
Thuyết
học thức
xã hội
Năng lực
bản thân

thụ động
Hành vi
thụ động
Tiếp tục
tìm kiếm


5

Wilson cũng đã đưa ra một số khái niệm về tìm kiếm thông tin như sau:
- Chú ý thụ động: chẳng hạn nghe radio hoặc xem chương trình truyền

hình, nới mà người tìm không chủ định tìm kiếm thông tin nhưng lại thu được
thông tin ở đó.
- Tìm kiếm thụ động: Có vẻ như là mâu thuẫn nhưng có quan hệ nguyên
nhân khi một loại tìm kiếm hoặc một hành vi khác đưa đến kết quả thu nhận
thông tin.
- Tích cực tìm kiếm là hình thức phổ biến nhất khi tìm kiếm các thông
tin khoa học, khi ấy cá nhân sẽ chủ động tìm kiếm các thông tin.
Ưu điểm của mô hình này là có đề cập đến cả việc tiếp cận thụ động lẫn việc
chủ động thông tin. Như chúng ta đã biết hằng ngày lượng thông tin chúng ta
cập nhật là nhiều vô kể, nếu chỉ quan tâm đến những thông tin ta thu được do
tìm kiếm thì sẽ thiếu đi một mảng rất quan trọng.
1.3. Vai trò của tiếp cận thông tin sức khỏe.
Tiếp cận thông tin sức khỏe giúp mỗi cá nhân hiểu được những mối đe
dọa tới sức khỏe của mình, những yếu tố nguy cơ, dự đoán được chiều hướng
tiêng triển từ đó ảnh hưởng đến mức độ mà mỗi cá nhân ra quyết định liên
quan đến lối sống sức khỏe và hành vi dự phòng. Như vậy, tiếp cận thông tin
là một cách để thực hiện giáo dục sức khỏe. Theo mô hình của Tannahill thì
giáo dục sức khỏe là một trong 3 cách để nâng cao sức khỏe.


6

Sơ đồ 1.1: Mô hình 3 hình cầu của nâng cao sức khỏe theo Tannahill 1996
Như vậy, tiếp cận thông tin sẽ giúp giáo dục, dự phòng và bảo vệ sức
khỏe từ đó góp phần nâng cao sức khỏe. Khi có kiến thức tốt sẽ dẫn tới sự
thay đổi hành vi của mỗi cá nhân theo hướng có lợi cho sức khỏe. Có rất
nhiều lý thuyết các mô hình thay đổi hành vi sức khỏe như mô hình lý thuyết
về hành động có lý do, mô hình niềm tin sức khỏe, mô hình giai đoạn của sự
thay đổi, mô hình về khuynh hướng hành vi và yếu tố có thể tác động đến
thay đổi hành vi. Theo các mô hình lý thuyết này thì kiến thức là một trong

các yếu tố có tác động đến niềm tin và giúp thay đổi hành vi sức khỏe lành
mạnh. Tiếp cận thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung kiến thức
và thay đổi hành vi.
Mô hình niềm tin sức khỏe là được phát triển vào năm 1950 bởi các
nhà tâm lý học xã hội tại dịch vụ y tế công của Mỹ, là một trong những lý
thuyết nổi tiếng nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực thay đổi
hành vi sức khỏe. Mô hình đã được bổ sung sửa đổi năm 1988, được áp dụng
để dự đoán một loạt các hành vi sức khỏe .


7

Sơ đồ 1.2: Mô hình niềm tin sức khỏe.
Nguyên lý của mô hình này là cách một người nhận thức thế giới quan
và những nhận thức này làm động cơ để thay đổi hành vi của người đó như
thế nào. Những cá nhân tự đánh giá những lợi ích của việc thay đổi hành vi và
tự quyết định có hành động hay không. Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM)
xác định 4 mặt của sự đánh giá này: Sự nhạy cảm hiểu được về sức khỏe kém;
Hiểu được mức độ nghiêm trọng của sức khỏe; Hiểu được lợi ích của thay đổi
hành vi; Hiểu được những trở ngại của việc hành động. Khi có kiến thức tốt
thì có thể sẽ giúp cho thay đổi hành vi tuy nhiên đôi khi kiến thức thay đổi
nhưng hành vi vẫn chưa thay đổi nhưng đa phần là có kiến thức mới thay đổi
hành vi .
Năm 1992, các nhà tâm lý đã phát triển lý thuyết về “Các giai đoạn thay
đổi” bao gồm 4 giai đoạn: tiền suy nghĩ, suy nghĩ, giai đoạn chuẩn bị cho
hành động, hành động và suy trì đã được xác định và trình bày như một quá


8


trình liên tục của thay đổi. Trong đó, giai đoạn tiền suy nghĩ: cá nhân có vấn
đề (có thể họ có nhận ra hoặc không nhận ra) và chưa có ý định thay đổi; Giai
đoạn suy nghĩ: các cá nhân nhận ra vấn đề và suy nghĩ nghiêm túc về các thay
đổi; Giai đoạn chuẩn bị cho hành động: các cá nhân các cá nhân nhận ra vấn
đề và có ý định thay đổi hành vi trong thời gian tới . Như vậy ta thấy, giai
đoạn cá nhân nhận thức được vấn đề là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa
trong việc hình thành các hành vi sức khỏe. Để nhận thức được vấn đề, việc
tiếp cận với các nguồn thông tin sức khỏe là cần thiết để họ có kiến thức và
thái độ tích cực hay quan tâm, qua đó dẫn đến sự thay đổi hành vi để bảo vệ
sức khỏe của bản thân cũng như gia đình và xã hội.
Thông tin tốt sẽ giúp dự phòng sức khỏe tốt ví dụ đối với các bệnh lây
nhiễm có thể tiêm phòng; các bệnh không lây có thể thay đổi hành vi và lối
sống. Áp dụng mô hình niềm tin, có thể thấy, việc tiếp cận với thông tin sức
khỏe là vô cùng quan trọng, bắt đầu từ quá trình tiếp cận thụ động, mỗi cá
nhân thu nhận các thông tin sức khỏe mới, nhận thức được sự trầm trọng hay
lợi ích của thông tin sức khỏe đó một cách không có chủ ý hay có chủ ý, từ đó
thúc đẩy mỗi cá nhân có hành vi chủ động tìm kiếm thông tin, có thể qua các
phương tiện internet, qua sách vở, qua bạn bè, người thân, bác sỹ… giúp họ
hiểu được những mối đe dọa tới sức khỏe của mình, những yếu tố nguy cơ, dự
đoán được chiều hướng tiến triển, qua đó mỗi cá nhân luyện tập hoặc làm việc
thông qua kinh nghiệm của họ, biết cách quản lý các yếu tố nguy cơ, xác định
những gì nguồn lực có sẵn để điều chỉnh các yếu tố ấy, đưa ra quyết định,
tăng khả năng dự báo và cảm giác kiểm soát tình huống từ đó tăng cường
cách đối phó với vấn đề sức khỏe của mình.
Theo thống kê của quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Việt Nam có
khoảng 1/3 dân số thuộc lứa tuổi vị thành niên và thanh niên . Qua điều tra
cho thấy, nguồn cung cấp thông tin cho vị thành niên về các bệnh truyền


9


nhiễm chủ yếu là qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, tivi..), vị
thành niên được tiếp nhận thông tin từ nhà trường, từ cơ sở y tế chiếm một tỷ
lệ ít hơn . Sinh viên y là những nhân viên y tế trong tương lai, là người trực
tiếp chăm sóc sức khỏe cũng như tư vấn cho người bệnh, đồng thời cũng là
những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm, do vậy, việc tiếp cận, cập nhật và
tiếp thu những thông tin sức khỏe mới là vô cùng quan trọng. Việc nhận thức
được những vấn đề sức khỏe mới, không chỉ giúp sinh viên tự bảo vệ cho bản
thân, tư vấn cho bạn bè, người thân mà còn giúp cho sinh viên có nền tảng
kiến thức vững chắc trong việc thực hành cũng như điều trị, tư vấn cho bệnh
nhân sau này. Vì vậy, nghiên cứu tiếp cận thông tin sức khỏe của sinh viên y
là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Hiện nay, virus Zika là một bệnh truyền nhiễm mới nổi, đang trở thành
nỗi kinh hoàng trên toàn cầu vì những hậu quả nặng nề mà loại virus này
mang lại . Virus Zika được lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm,
được phát hiện đầu tiên trong năm 1947 tại Uganda, ổ dịch bệnh do vi rút
Zika được báo cáo lần đầu tiên ở Thái Bình Dương vào năm 2007 ở Yap,
Polynesia Pháp vào năm 2013 và các nước châu Mỹ (Brazil và Colombia),
châu Phi (Cape Verde) năm 2015. Ngoài ra, hơn 13 quốc gia ở châu Mỹ đã
báo cáo các trường hợp lẻ tẻ nhiễm virus Zika, điều đó cho thấy sự mở rộng
địa lý nhanh chóng của virus Zika. . Tuy chưa có nghiên cứu chính thức
nhưng theo các chuyên gia, virus Zika được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến tình trạng dị tật bẩm sinh thai nhi, điển hình là tình trạng đầu và não teo
nhỏ bất thường . Hiện nay, WHO đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn
cầu do diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh của bệnh . Theo Cục Y tế
dự phòng, trong thời gian quan đã phát hiện ra một số tỉnh có chẩn đoán ca
bệnh nhiễm virus Zika, đặc biệt trong thời gian gần đây, số ca mắc có tăng tại
thành phố Hồ Chí Minh với trên 200 ca. Cục Y tế dự phòng cũng đã nhận



10

định, trong năm tới, dịch bệnh do virus Zika sẽ tăng kể cả số địa phương lẫn
số ca bệnh tăng, virus Zika sẽ trở thành bệnh dịch lưu hành bởi nó có nguồn
bệnh, vật trung gian truyền bệnh là loại muỗi sốt xuất huyết . Trước những
vấn đề sức khỏe mới nổi này, thế hệ sinh viên nói chung và đặc biệt là sinh
viên y nói riêng đã nhận thức được hay chưa, nguồn tiếp cận của sinh viên với
các thông tin sức khỏe đó như thế nào? Họ đã làm gì để chung tay bảo vệ sức
khỏe cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng khi nhận thức được sự nguy
hiểm của căn bệnh truyền nhiễm này. Việc đánh giá tiếp cận thông tin của
sinh viên y về các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh do virus zika có ý nghĩa
quan trọng trong vấn đề đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khỏe cho sinh viên nói riêng và cộng đồng nói chung.
1.4. Một số nghiên cứu về tiếp cận thông tin sức khỏe nói chung và Zika
nói riêng.
1.4.1. Một số nghiên cứu về tiếp cận thông tin sức khỏe nói chung.
Nghiên cứu về hành vi tìm kiếm thông tin sức khỏe ở các nước đang
phát triển cho thấy: 71% người thỉnh thoảng kiếm tra lại những thông tin y tế
mà họ nhận được thụ động qua các phương tiện truyền thông như tivi, radio,
chỉ có 1.5% thường xuyên kiểm tra kĩ lại những thông tin ấy. Kết quả chỉ ra
rằng có tần suất trung bình của tìm kiếm thụ động là 1.6/5 và tìm kiếm chủ
động là 1,4. ( Thang điểm từ 1-5 tương ứng với mức độ từ “ không bao
giờ”-“thường xuyên”).Vì thế; với sự khác biệt nhỏ trong thứ hạng trung bình
có thể nói rằng hầu hết mọi người là thụ động tìm kiếm thông tin y tế. Ti vi
được đánh giá là nguồn cung cấp thông tin y tế nhiều nhất, tiếp đến là trao đổi
với gia đình, bạn thân, tìm hiểu qua sách vở và cuối cùng là internet. Thống
kê này cũng đã cho thấy đa số mọi người tiếp cận thụ động với các nguồn tin
thông qua ti vi. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa
trình độ học vấn và sử dụng internet để tìm kiếm thông tin y tế (p=0,041).



11

Cũng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tuổi (p=0,005) và công việc
(p=0,015) và thảo luận với những người khác như gia đình, người thân hay
gần bạn bè để đáp ứng thông tin y tế. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy
một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố nhân khẩu học xã hội
khác chẳng hạn như giới tính và giáo dục với thảo luận với những người khác
người như gia đình, bạn bè và sử dụng Internet (p> 0,005)
Nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe ưu tiên và việc sử dụng các nguồn
thông tin sức khỏe trên sinh viên của Yan Zhang cho thấy: Các đối tượng
tham gia nghiên cứu cho rằng Internet, cụ thể là các trang web tìm kiếm và
các trang web về sức khỏe là nguồn thông tin y tế rất quan trọng. Bên cạnh
đó, phù hợp với những phát hiện của các nghiên cứu trước đó, bác sĩ và
những người chăm sóc sức khỏe được xếp là nguồn cung cấp thông tin y tế
quan trọng nhất. Các mối quan hệ xã hội của người tham gia, đặc biệt là với
các thành viên trong gia đình và một người nào đó, chủ yếu là bạn bè, cũng
được coi là quan trọng. Mặc dù các phương tiện truyền thông truyền thống, cụ
thể là tài liệu in (sách, báo, tạp chí, và các tờ rơi) và phương tiện truyền thông
đại chúng (TV) được xếp hạng thấp hơn nhưng vẫn được ưa chuộng. Về tiêu
chí lựa chọn và sử dụng nguồn thông tin thì khả năng tiếp cận, nội dung bản
quyền là những tiêu chí được sử dụng rộng rãi nhất, tiếp theo là sự tin cậy và
khả năng sử dụng. Nguồn tin được tiếp cận nhiều hơn khi các nguồn tin này
có sẵn (ví dụ như các công cụ tìm kiếm và liên kết trực tuyến) hoặc trong
khoảng cách thích hợp ( ví dụ như thư viện và cha mẹ) và có thể tiến hành
trong khoảng thời gian chấp nhận được ( ví dụ một cuộc hen với bác sĩ hoặc
bạn bè) .
Một nghiên cứu về sinh viên đại học tại các nước đang phát triển về “
thông tin sức khỏe được tìm ở đâu “ cho thấy: 85,7% sinh viên đại học đã tìm
thông tin sức khỏe chủ yếu là từ Internet. Internet là sự lựa chọn hàng đầu của



12

họ khi cần tìm kiếm thông tin y tế. 76% sinh viên tham gia nghiên cứu cho
biết internet là nguồn thông tin y tế cơ bản của họ. Kĩ năng sử dụng internet
thành thạo được hình thành trong quá trình học là nguyên nhân nhân chính
khiến họ ưu tiên lựa chọn intetnet hơn các nguồn tin khác. Những nguồn
thông tin ưu tiên tiếp theo của họ là gia đình và bác sĩ. Trong gia đình, sinh
viên thường hỏi ý kiến của mẹ nhiều hơn cha về các vấn đề sức khỏe. Các
nguồn khác bao gồm sách, báo, tạp chí và sách nhỏ. Trong các công cụ tìm
kiếm trực tuyến, Google là công cụ ưa thích nhất để tìm kiếm các thông tin y
tế. Với việc tìm kiếm thông tin cơ bản, Google rất có ích nhưng nếu cần tìm
kiếm chuyên sâu thì cần rất nhiều lượt tìm kiếm và liên tục. Do đó việc quảng
bá các công cụ tìm kiếm miền cụ thể hoặc các hệ thống thông tin y tế là vô
cùng quan trọng, ví dụ: WebMed, MedlinePlus. Sinh viên cũng được sử dụng
Wikipedia như nguồn thông tin y thế cơ bản thứ hai của mình. Nghiên cứu
cũng cho biết nguồn thông tin y tế từ phương tiện truyền thông xã hội đã tác
động to lớn đối với truyền thông sức khỏe vì nó cung cấp nền tảng để mọi
người giao tiếp và chia sẻ thông tin .
Một cuộc điều tra định tính về hành vi tìm kiếm thông tin hàng ngày của
27 thanh thiếu niên thành thị tuổi từ 14 đến 17 bằng cách sử dụng nhật ký
hoạt động bằng văn bản và các cuộc phỏng vấn nhóm bán cấu trúc cho thấy
bạn bè và gia đình là nguồn thông tin được ưu tiên lựa chọn khi tìm kiếm,
điện thoại di động là phương pháp truyền thông trung gian được yêu thích, và
các hoạt động học đường, các truy vấn liên quan đến thời gian và đời sống xã
hội là những khu vực phổ biến nhất và quan trọng nhất của nguồn tìm kiếm
thông tin và thư viện là nguồn ít được áp dụng nhất .
Nghiên cứu nguồn tìm kiếm thông tin sức khỏe ở người trưởng thành
Mỹ cho thấy: 86% đối tượng sẽ tìm đến một chuyên gia y tế như bác sĩ, 68%

sẽ hỏi một người bạn hoặc thành viên gia đình, 57% sử dụng sách hoặc tài


13

liệu tham khảo đã in khác, 33% liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm
của họ, 5% sử dụng một nguồn khác không được đề cập trong danh sách, 61%
tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến .
Một nghiên cứu trên 94.806 sinh viên tại 117 trường cao đẳng và đại học
cho 4 nguồn thông tin sức khỏe có thể tin cậy nhất được chỉ ra là các nhân
viên y tế tại trung tâm y tế, các giảng viên y tế , khoa hoặc môn học và các
bậc cha mẹ. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể trong nhóm phụ nữ, đặc biệt
là trong việc sử dụng cha mẹ làm nguồn thông tin sức khoẻ. Các tác giả kết
luận rằng thông tin về việc sử dụng và tin tưởng các nguồn thông tin sức khoẻ
có thể giúp các trường cao đẳng thiết kế các chiến dịch thông tin y tế có hiệu
quả hơn
Một báo cáo của sinh viên đại học Hoa Kỳ về việc nhận được các thông
tin y tế tại trường cao đẳng cho thấy: các cơ sở giáo dục đại học là môi trường
thuận lợi để thúc đẩy các hành vi lành mạnh bằng cách giáo dục sức khỏe cho
sinh viên, tuy nhiên chỉ có khoảng gần ¾ sinh viên báo cáo họ nhận được thông
tin về ít nhất một chủ đề về sức khỏe và chỉ có khoảng 6% đã nhân được thông
tin về tất cả các chủ đề được kiểm tra [6]. Một nghiên cứu khác về nguồn và sự
tin cậy của các thông tin liên quan đến sức khỏe ở sinh viên cho thấy: khảo sát
1202 sinh viên cho thấy 46% mẫu không nhận được bất kì thông tin gì, trong khi
chỉ có 0,5% nhận được tất cả các thông tin về tất cả các chủ đề sức khỏe. Internet
là nguồn phổ biến nhất của thông tin liên quan đến sức khỏe nhưng trái lại được
coi là nguồn ít tin cậy nhất, nhân viên y tế và giảng viên được coi là nguồn đáng
tin cậy nhất tuy nhiên lại ít phổ biến hơn .
Từ các nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu chủ yếu là tìm hiểu về tiếp
cận thông tin sức khỏe chủ động với chủ đề sức khỏe nói chung. Các nguồn

thông tin được tiếp cận chủ yếu là internet và tivi. Các yếu tố ảnh hưởng đến
tiếp cận thông tin là tuổi, giới, môi trường học tập, nghành học…


14

1.4.2. Nghiên cứu về tiếp cận thông tin sức khỏe về bệnh do vi rút Zika.
Hiện tại, trên thế giới và Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tiếp cận
thông tin về bệnh do virus Zika. Nghiên cứu khả năng tiếp cận thông tin về
bệnh do virus Zika rất quan trọng trong việc xác định các thông tin về bệnh
mới nổi tại Việt nam thường được cung cấp như thế nào, mức độ tin cậy của
đối tượng đích khi tiếp cận thông tin như thế nào? Ngoài ra, khi có các thông
tin về bệnh mới nổi, sinh viên y khoa, các nhà chăm sóc sức khỏe nhân dân
trong tương lai, có chủ động tìm hiểu thông tin hay không và họ thường tin
tưởng sử dụng những nguồn tin nào. Các thông tin trong nghiên cứu này sẽ
giúp cung cấp bức tranh tổng hợp về tiếp cận thông tin chủ động và bị động
về bệnh mới nổi, cụ thể là bệnh do virus Zika, từ đó cung cấp các khuyến nghị
để đưa ra những giải pháp thích hợp để mỗi người đều có khả năng tiếp cận
thống tin chính xác, dầy đủ, từ đó có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân
đồng thời có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng giúp khống chế và kiểm
soát dịch bệnh.
Đây là nghiên cứu ban đầu về tiếp cận thông tin về bệnh do Virus Zika,
do vậy nội dung chính của nghiên cứu sẽ tìm hiểu theo 3 khâu cơ bản của quá
trình truyền thông bao gồm nguồn phát tin, kênh truyền tin và nguồn nhận tin.

Nguồn phát tin

Kênh truyền tin

Nơi nhận tin


Sơ đồ 1.3: Quá trình truyền tin
Trong đó:
Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình
truyền thông.
Kênh truyền tin: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải
thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.


15

Nơi nhận tin là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong
quá trình truyền thông
Nghiên cứu này sẽ được tiến hành trên sinh viên trường đại học Y Hà
Nội. Do vậy, nguồn nhận tin trong nghiên cứu này chính là sinh viên trường
đại học Y Hà Nội. Các yếu tố nguồn phát tin có thể là nhân viên y tế, gia đình,
bạn bè/hàng xóm, giảng viên đại học, tivi, radio, Internet, thư viện/sách báo
chuyên ngành y, loa phát thanh thôn xóm, tổ dân phố, sách/ tạp chí/tờ rơi..


16

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
1.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm thứ nhất, thứ ba và thứ năm hệ

bác sĩ tất cả các chuyên ngành của trường Đại học Y Hà Nội học 2016 – 2017
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Những sinh viên hiện đang theo học trường đại học Y Hà Nội năm học
2016-2017.
- Sinh viên tự nguyện và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những sinh viên không tự nguyện và từ chối tham gia nghiên cứu.
- Sinh viên không tuân thủ qui trình thu thập số liệu (không hoàn
chỉnh bộ câu hỏi, sao chép bài của sinh viên khác…).
1.3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu đã được tiến hành từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 6 năm
2017.
Thời gian thu thập số liệu tháng 2 năm 2017.
1.4. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại trường ĐH Y Hà Nội.
1.5. Mẫu và cách chọn mẫu

1.5.1.

Cỡ mẫu

Nghiên cứu “Tiếp cận thông tin về bệnh do virut Zika của sinh viên Đại
học Y Hà Nội năm học 2016-2017 và một số yếu tố liên quan” tiến hành thu
thập số liệu cùng với nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về


×