Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

NGHIÊN cứu một số CHỈ số sọ mặt TRÊN PHIM sọ NGHIÊNG từ XA kỹ THUẬT số ở TRẺ EM 7 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN BẢO TRUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SỌ-MẶT
TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA KỸ
THUẬT SỐ Ở TRẺ EM 7 TUỔI
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số

: 60720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.HOÀNG VIỆT HẢI

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường
Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo, Viện Đào tạo Răng Hàm
Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.Hoàng Việt Hải, người Thầy đã hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, đã đóng góp cho tôi những ý kiến
quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.


Trân trọng cảm ơn những đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu, cảm
ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu trường Tiểu học Liên Ninh và
trường Tiểu học Ngọc Hồi. Xin chân thành cảm ơn Văn phòng các chương trình
trọng điểm Quốc gia- Bộ KHCN; Trung tâm Kỹ thuật cao khám chữa bệnh
RHM, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Tính toán
Hiệu năng cao, ĐH Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè
đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong những năm qua.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu,
những người thân trong gia đình đã thông cảm, động viên và ở bên tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Bảo Trung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Bảo Trung, học viên lớp Cao học khóa XXIV, Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS.Hoàng Việt Hải .
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2017

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Nguyễn Bảo Trung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANS

: Gai mũi trước

MP

: Mặt phẳng, mặt phẳng hàm dưới

PAL

: Khẩu cái

PNS

: Gai mũi sau

XQ

: X quang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3

TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Sơ lược lịch sử nhân trắc học [2]...............................................................................................3
1.2. Lịch sử sử dụng phim sọ mặt trong nghiên cứu nhân trắc.......................................................5
1.3. Các phim sọ mặt từ xa trong nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt..................................7

1.3.1. Các điểm mốc mô cứng – các góc – các mặt phẳng........................7
1.3.2. Các điểm mốc mô mềm và góc thường được sử dụng để phân tích
thẩm mỹ........................................................................................13
1.3.3. Các mốc đo, mặt phẳng và góc liên quan đến xương hàm dưới và
cằm trong phân tích Rickett [13]...................................................16
1.4. Một số nghiên cứu nhân trắc học đầu mặt trên phim X quang từ xa....................................18

1.4.1. Các nghiên cứu kinh điển..............................................................18
1.4.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................20
1.4.3. Một số nghiên cứu trên thế giới...................................................22
Chương 2........................................................................................................25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................25

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................25
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..............................................25
2.3.3. Nội dung và biến số nghiên cứu....................................................26
2.3.4. Phương tiện và kỹ thuật nghiên cứu.............................................32
2.3.5. Các cách khắc phục sai số..............................................................33
2.3.6. Xử lý số liệu...................................................................................35


2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu............................................................35

Chương 3........................................................................................................36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................36
3.1. Các kích thước sọ mặt ở trẻ em 7 tuổi trên phim sọ nghiêng từ xa kỹ thuật số...................36

3.1.1. Các khoảng cách mô cứng (Bảng 3.1) (Hình 3.1)...........................36
3.1.2. Các góc mô cứng phản ánh tương quan vị trí giữa các xương hàm
với nền sọ và với nhau (Bảng 3.2) (Các Hình 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5). 37
3.1.3. Các góc mô cứng phản ánh tương quan xương – răng và răng –
răng (Bảng 3.3) (Các Hình 3.5 và 3.6)............................................40
3.1.4. Các góc mô mềm (Bảng 3.4 và các Hình 3.8 – 3.10)......................41
3.1.5. Các khoảng cách từ hai môi đến các đường thẩm mỹ (Bảng 3.5).43
3.2. Một số góc mô cứng phản ánh vị trí của cằm theo phân tích Ricketts..................................43

3.2.1. Trục mặt và góc trục mặt (Hình 3.11)............................................45
3.2.2. Mặt phăng mặt và góc sâu mặt (Hình 3.12)..................................45
3.2.3. Góc mặt phẳng hàm dưới (Hình 3.13)..........................................46
3.2.4. Góc cao mặt dưới (Hình 3.14).......................................................46
3.2.5. Góc cung hàm dưới (Hình 3.15)....................................................47
Chương 4........................................................................................................48
BÀN LUẬN....................................................................................................48
4.1. Các kích thước sọ mặt ở trẻ em 7 tuổi trên phim sọ nghiêng từ xa kỹ thuật số...................48

4.1.1. Các khoảng cách mô cứng.............................................................48
4.1.2. Các góc mô cứng...........................................................................49
4.1.3. Các góc mô mềm...........................................................................53
4.1.4. Khoảng cách từ hai môi đến các đường thẩm mỹ........................54
4.2. Các góc phản ánh sự phát triển của xương hàm dưới theo phân tích Rickett......................55

KẾT LUẬN....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................58

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các khoảng cách và góc mô mềm thường được sử dụng trên
phim sọ mặt nghiêng từ xa............................................................................14
Bảng 1.2. Các nghiên cứu phân tích cấu trúc đầu - mặt trên phim
Xquang từ xa [2]............................................................................................19
Bảng 3.1 Giá trị trung bình các khoảng cách mô cứng (mm)...................36
trên phim sọ nghiêng(theo giới)...................................................................36
Bảng 3.2. Giá trị trung bình các góc mô cứng phản ánh tương quan các
xương hàm với nhau và với nền sọ (theo giới)............................................37
Bảng 3.3. Giá trị trung bình các góc mô cứng phản ánh tương quan
xương - răng và răng – răng (theo giới)......................................................40
Bảng 3.4. Giá trị trung bình các góc mô mềm............................................41
Bảng 3.5. Giá trị trung bình các khoảng cách từ hai môi đến các đường
thẩm mỹ (theo giới).......................................................................................43


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Số đối tượng tham gia nghiên cứu..........................................36


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phim chụp sọ nghiêng[2]................................................................6
Hình 1.2. Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ mặt nghiêng từ xa [2].....8
Hình 1.3. Các mặt phẳng tham chiếu trên mô cứng[2]..............................13
Hình 1.4. Các điểm mốc mô mềm [2]...........................................................14

Hình 2.1. Các điểm mốc giải phẫu cần xác định trên phim sọ mặt từ xa
nghiêng [13]....................................................................................................27
Hình 2.2. Đường thẩm mỹ E [2]...................................................................29
Hình 2.3. Đường thẩm mỹ............................................................................29
S [2].................................................................................................................29
Hình 2.4. Góc Z của Merryfield [2].............................................................29
Hình 2.5. Các mặt phẳng tham chiếu trên mô cứng [2].............................29
Hình 2.6. Các góc mô mềm trên phim sọ mặt từ xa trong nghiên cứu của
Võ Trương Như Ngọc và cộng sự năm 2007-2010......................................32
Hình 2.7. Tư thế chụp film sọ nghiêng.......................................................33
Hình 3.1. Cao mặt trước trên và cao mặt trước dưới................................37
Hình 3.2. Góc SNA: Nam = 81,49 ± 3,68 ; nữ = 81,40 ± 3,16....................38
Hình 3.3. Góc SNB: Nam = 77,17 ± 3,60 ; Nữ = 77,28 ± 3,06....................38
Hình 3.4. Góc ANB: Nam = 4,32 ± 2,24 ; Nữ = 4,12 ± 2,27........................39
Hình 3.5. Góc mặt của Down: Nam = 83,93 ± 3,82; Nữ = 83,83 ± 3,48.....39
Hình 3.6. Vị trí và độ nghiêng răng cửa so với các đường NA và NB. Góc
U1-NA: Nam = 24,14 ± 6,05; nữ = 24,37 ± 5,1. Khoảng cách U1-NA: Nam
= 3,94 ± 2,0; nữ = 3,77 ± 1,81. Với đường NB, góc L1-NB: Nam = 29,60 ±
5,51; nữ = 29,07 ± 6,12. Khoảng cách L1-NB: Nam = 6,21± 1,86 ; nữ =
5,68 ± 1,77.......................................................................................................40
Hình 3.7. Hai góc của tam giác Tweed.........................................................41


Hình 3.8. Các góc lồi mặt: Góc lồi mặt (N-Sn-Pg’) = 165; Góc lồi mặt qua
mũi (N-Pn-Pg’) = 141....................................................................................42
Hình 3.9. Các góc mũi: Góc mũi (Pn-N’-SN) = 16; Góc đỉnh mũi (N’-PnSn) = 141 ở nam và 140 ở nữ........................................................................42
Hình 3.10. Các góc của môi và cằm: Góc hai môi (Sn-Ls/Ls-Pg’) = 128 ở
nam và 129 ở nữ; Góc mũi môi (Cm-Sn-Ls) = 95 ở nam và 96 ở nữ; Góc
môi cằm (Li-B’-Pg’) = 135 đối với nam và 140 đối với nữ.........................43
Hình 3.11. Góc trục mặt................................................................................45

Hình 3.12. Góc sâu mặt.................................................................................45
Hình 3.13. Góc mặt phẳng hàm dưới...........................................................46
Hình 3.14. Góc cao mặt dưới........................................................................46
Hình 3.15. Góc cung hàm dưới.....................................................................47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các giá trị nhân trắc học sọ - mặt có thể được thu thập bằng nhiều cách:
đo trực tiếp, đo trên ảnh và đo trên phim X quang chụp sọ. Các giá trị này ở
quần thể khác nhau về tuổi, giới, địa lý, chủng tộc, hoàn cảnh sống, di truyền,
bệnh tật…..Từ những giá trị này, có thể tính toán các chỉ số và các tỉ lệ để từ
đó mô tả các đặc trưng nhân trắc của từng nhóm chủng tộc. Ngoài việc dùng
cho nghiên cứu nhân trắc đơn thuần, các số đo và chỉ số đại diện cho từng
nhóm dân tộc còn được dùng vào nhiều ứng dụng khác nhau: chế tạo phương
tiện lao động, phương tiện bảo hộ phù hợp với kích thước và hình dáng của
đầu; để nhận dạng cá thể trong khoa học hình sự dựa trên ngân hàng dữ liệu
nhân trắc sọ; nhân chủng và khảo cổ học; chẩn đoán và điều điều trị trong y
khoa nói chung và trong chuyên ngành răng hàm mặt nói riêng.
Phim sọ mặt đã được xử dụng từ lâu trong chẩn đoán và điều trị răng
hàm mặt. Ngày nay, phim chụp sọ mặt từ xa kỹ thuật số cho phép làm hiện rõ
hơn các điểm mốc mô cứng và mềm nhờ có phân giải tốt hơn. Hơn nữa, máy
chụp lại được kết hợp với các phần mềm đo đạc, tính toán chính xác, cho
phép lưu giữ và xử lý số liệu thuận tiện. Dựa trên loại phim này, có thể đo
được nhiều kích thước (góc và đoạn thẳng) để từ đó thực hiện được các phân
tích sọ mặt khác nhau tùy theo mục đích chẩn đoán và điều trị.
Trẻ em 7 tuổi là độ tuổi nằm ở giai đoạn thay dần răng sữa, chuyển từ
hàm răng sữa sang hàm răng hỗn hợp. Số liệu nhân trắc đầu mặt ở độ tuổi này
vì thế khá quan trọng. Ngoài tác dụng phục vụ cho các yêu cầu ứng dụng khác

nhau của độ tuổi này, khi so sánh với các giá trị ở các độ tuổi khác sẽ cho
phép nhận ra được các quy luật tăng trưởng.


2

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau để mô tả các đặc điểm
nhân trắc đầu của các chủng tộc khác nhau bằng phim chụp sọ mặt. Phân tích
qua phim XQ từ xa kỹ thuật số được đánh giá là phương pháp hữu hiệu và đáng
tin cậy trong chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị và can thiệp răng hàm mặt. Tuy
nhiên, các giá trị nhân trắc đầu mặt được dùng trong răng hàm mặt hiện nay chủ
yếu là số liệu được thu thập trên người da Trắng và không thể áp dụng tốt cho
người Việt Nam. Chính vì thế, việc có được các giá trị nhân trắc sọ mặt chuẩn
trên người Việt nói chung và ở trẻ 7 tuổi nói riêng là rất cần thiết.
Ở Việt Nam, hiện nay chúng ta vẫn chưa có các số đo và chỉ số đầu mặt
trung bình đáng tin cậy trên phim X quang của người Việt Nam ở các lứa tuổi.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu nhỏ lẻ nhưng do hạn chế về cỡ mẫu nên các
số liệu hiện có chưa thể coi là có tính đại diện.
Năm 2003, Lê Nam Trà có công trình nghiên cứu về các giá trị sinh học
người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, trong đó có các giá trị nhân trắc [1].
Tuy nhiên, các giá trị nhân trắc sọ mặt ở công trình này chỉ là số đo vòng đầu
thu được bằng đo trực tiếp. Năm 2001, Hoàng Tử Hùng và cộng sự công bố
“Hằng số hình thái học vùng đầu mặt và cung răng của trẻ em từ 3 đến 5,5
tuổi” bằng cách đo trực tiếp trên một cỡ mẫu nhỏ (54 nam và 63 nữ) [1].
Do nhu cầu cấp thiết của việc xác định các đặc điểm nhân trắc đầu-mặt ở
người Việt Nam trên phim chụp sọ, chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu
một số kích thước sọ mặt trên phim sọ nghiêng từ xa kỹ thuật số ở trẻ em
7 tuổi” nhằm hai mục tiêu:
1.


Xác định các chỉ số sọ mặt trên phim sọ nghiêng từ xa kỹ thuật số ở

2.

trẻ em 7 tuổi.
Xác định một số góc mô cứng phản ánh vị trí của cằm trong phân tích
Rickett.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử nhân trắc học [2]
Với tính chất là môn học về đo đạc cơ thể người (anthropometry), nhân
trắc học đã được thực hiện ngay từ thời Ai Cập cổ và Hi Lạp cổ đại, trong đó
có phép đo trên khuôn mặt.
Trước thời kì Phục hưng, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết chia cơ
thể từ đầu đến chân thành những phần có kích thước là 22,25, ngón tay giữa ở
người trưởng thành được lấy làm đơn vị đo chiều dài cơ thể. Tuy nhiên, một số
điểm mốc quan trọng không được tính đến như núm vú, rốn và đầu gối. Do đó
Sneijder đã phủ nhận những tiêu chuẩn của người Ai Cập, ông cho rằng họ
không sử dụng hệ thống đường thẳng để đo đạc các phần của cơ thể trong mối
quan hệ với phần khác.
Polycleitus (khoảng 420-450 TCN), nhà điêu khắc Hy Lạp cổ đại, đã đi
xa hơn những tỉ lệ cơ bản của người Ai Cập bằng cách đề ra các chuẩn: chiều cao
mặt bằng 1/10 chiều dài cơ thể, chiều cao toàn bộ đầu bằng 1/8 chiều dài toàn
bộ cơ thể, tổng chiều dài của đầu và cổ bằng 1/6 chiều dài cơ thể. Aristotle
(384 - 322 TCN) đề xuất quan niệm về vẻ đẹp lý tưởng, đặc biệt là của khuôn
mặt. Nói chung, các mô tả và các quan niệm thầm mỹ ở các nền văn minh cổ

đại mang tính chủ quan và không dựa trên những số đo chính xác.
Thời kỳ Phục hưng, với Leonardo Da Vinci (1452 - 1519) là đại diện
tiêu biểu, có sự tập trung nghiên cứu những tỷ lệ cơ thể và khuôn mặt được
cho là lý tưởng và ứng dụng những tiêu chuẩn đó vào những tác phẩm nghệ
hội họa và điêu khắc. Bức tranh nổi tiếng về hình người trong vòng tròn của
ông minh họa cho những tỷ lệ được mô tả bởi tác giả người La Mã: Vitruvius.
Theo Da Vinci, ở khuôn mặt cân đối thì: kích thước của miệng bằng khoảng


4

cách từ đường giữa 2 môi tới cằm, tỷ lệ giữa 3 tầng mặt bằng nhau, chiều cao
của tai bằng chiều cao của mũi. Dù đưa ra những chuẩn khá nghiêm ngặt về tỷ
lệ lý tưởng, ông cũng không phủ nhận sự khác biệt và tính đa dạng vốn có
giữa các cá thể.
Vào các Thế kỷ XVIII – XIX, hầu hết các phép đo khuôn mặt được
thực hiện trực tiếp trên sọ và chỉ một số ít phần mềm được đo, với mục đích
chủ yếu là nhằm cố tìm ra các khác biệt nhân trắc giữa các các chủng tộc hay
tầng lớp xã hội, hay chứng minh sự tiến hóa loài.
Thế kỷ XX trở thành thời kì của những tỉ lệ và phép đo khách quan,
nhưng phương pháp nghiên cứu vẫn chỉ là đo trực tiếp bằng các loại thước.
Phải tới năm 1931, khi Holy Broadbent (1894 - 1977) xử dụng phim X –
quang sọ mặt để nghiên cứu các cấu trúc sọ mặt một cách gián tiếp thì phim
sọ mặt từ xa mới chính thức trở thành một phương tiện gián tiếp để nghiên
cứu nhân trắc sọ mặt. Mario Gonzalez Ulloa (1912 - 1995) nhấn mạnh tầm
quan trọng của nét mặt nhìn nghiêng. Rickett đã tìm ra tỷ lệ vàng trên phim sọ
mặt từ xa. Tỉ lệ vàng này được cho là hấp dẫn nhất khi nhìn và trong nhận
thức của con người, kí hiệu Φ được dùng để chỉ số 1,618.
Ở Việt Nam, trước những năm 90 của thế kỷ trước, nhân trắc học sọ
mặt chủ yếu được nghiên cứu bằng cách đo đạc trực tiếp trên xương sọ hay

trên người sống. Những tác giả tiêu biểu ở thời kỳ này là Nguyễn Quang
Quyền [12], Lê Gia Vinh, Thẩm Hoàng Điệp, Lê Hữu Hưng. Trong vòng hơn
20 năm trở lại đây, đo đạc trên phim sọ mặt rồi ảnh chụp kỹ thuật số đã trở
nên các phương pháp được dùng đến nhiều hơn, giúp cho số liệu nhân trắc
trên người Việt Nam trở nên ngày càng phong phú. Công trình nghiên cứu
tiêu biểu xử dụng nhiều phép đo để phân tích nhiều khía cạnh của cấu trúc sọ
mặt mới được công bố là của Võ Trương Như Ngọc [8].


5

1.2. Lịch sử sử dụng phim sọ mặt trong nghiên cứu nhân trắc
- Năm 1895 Roentgen khám phá ra tia X.
- Bác sĩ Walkhoff lần đầu tiên áp dụng máy tia X để chụp răng, mở ra
khả năng chụp hình ảnh xương sọ mặt và đo sọ mặt trên phim.
- Van Loon lần đầu tiên giới thiệu phép đo sọ mặt vào chuyên ngành
chỉnh nha. Và Hellman là người mà trong những năm 1920 đã sử dụng
các kỹ thuật nhân trắc sọ mặt và mô tả các giá trị của chúng.
- Năm 1922, những phim chụp sọ nghiêng chuẩn đầu tiên được chụp bở
Pacini và Carrera. Pacini viết luận án ”Nhân trắc học sọ bằng tia
Roentgen” và được giải thưởng của Hội X quang Mỹ. Pacini giới thiệu
cách chụp sọ nghiêng chuẩn bằng kỹ thuật tia X từ xa. Kỹ thuật này tỏ
ra rất công hiệu trong nhân trắc sọ mặt cũng như trong đo lường sự tăng
trưởng và phát triển của mặt. Ở giai đoạn ấy, ông đã xác định các điểm
Go, Pog, N, ANS, S và Po.
- 1931 phim sọ cho đo sọ mặt được hoàn thiện khi Broadbent ở Mỹ công
bố phương pháp có được phim chụp sọ chuẩn trên tạp chí Angle
Orthodontist: A new tech & its application to orthodontia. Cùng lúc đó
Hofrath ở Đức cũng công bố một giải pháp tương tự. Trên nền tảng
kiến thức của một nhà chỉnh nha, Broadbent đã quan tâm nghiên cứu sự

tăng trưởng sọ mặt cùng các nhà giải phẫu.
- Sự hoàn thiện kỹ thuật của Broadbent đã dẫn tới sự ra đời của một số
phương pháp phân tích nhân trắc sọ mặt nhằm so sánh số liệu trên một
bệnh nhân nào đó với số liệu chuẩn của quần thể.


6

- Nm 1948, Willim. B. Down a ra phõn tớch nhõn trc s mt u tiờn.
ễng ó trỡnh by mt phng phỏp khỏch quan mụ t sinh ng nhiu
yu t nm bờn di sai khp cn.
- Tip theo Down, cú nhiu phõn tớch khỏc ra i: Steiner (1953), Tweed
(1953), Rickett (1958), Sassouni (1969), Emlow (1969), Jaraback
(1970), Jacobson (1975)....vvvv

Hỡnh 1.1. Phim chp s nghiờng[2]
Phân tích phim s mt cho phép chúng ta xác định đợc
dạng mặt. Tuy nhiên, dạng mặt và các bất thờng không phải
khi nào cũng gắn liền nhau, vì nhiều trờng hợp có lệch lạc xơng nhng khớp cắn hoàn toàn bình thờng. Nghiên cứu về tơng quan xơng cũng cho phép chúng ta định hớng đợc điều
trị nhờ vào phân tích mối liên quan xơng trong mặt phẳng
đứng ngang và đứng dọc giữa giúp chúng ta có thể phân
biệt đợc lệch lạc do xơng hàm hay xơng ổ răng.


7

Không giống các loại phim XQ khác, phim chụp sọ mặt từ
xa có đặc điểm hết sức riêng biệt. Phim chụp sọ sẽ không
có nhiều ý nghĩa nếu không biết phiên giải chúng. Muốn
phim có ý nghĩa phải đánh dấu những điểm mốc rồi từ đó

xác định các đờng thẳng, các góc thể hiện sự liên quan
giữa chúng với nhau. Nói một cách khác đó chính là quá
trình chuyển biến hầu hết những thông tin thu đợc trên
phim thành những con số dễ hiểu, dễ phân tích và quản lý,
thống kê. Các điểm mốc đợc định ra phải đủ hai tính chất:
đặc trng v dễ dàng xác định trên phim.
RM. Ricketts đã khái quát hoá chức năng của phim sọ
nghiêng

trong

phân

tích

sọ-mặt

thành



đồ

4C:

Caracterisation (mụ t c im): mô tả tình trạng sinh lý, bệnh
lý; Comparison (so sỏnh): so sánh giữa cơ thể này với cơ thể
khác cùng tuổi, hoặc trong các nghiên cứu dọc; Classification
(phõn loi): giúp phân loại các mối tơng quan; Communication
(giao tip): có thể dùng phim để trao đổi với bố mẹ, đồng

nghiệp hoặc bệnh nhân [15].
So vi o trc tip v o trờn nh chun húa, u im vt tri ca o
trờn phim s mt l ỏnh giỏ c mụ xng bờn di v mi tng quan
gia mụ cng v mụ mm, vn ỏnh giỏ mụ mm hn ch hn. Khi ỏnh
giỏ thm m, cỏc tỏc gi thng s dng cỏc gúc mụ mm v cỏc ng thm
m nh ng S v E, gúc H v gúc Z.
1.3. Cỏc phim s mt t xa trong nghiờn cu c im nhõn trc u mt
1.3.1. Cỏc im mc mụ cng cỏc gúc cỏc mt phng


8

Các mốc. Trên phim sọ mặt từ xa, trước khi đo các khoảng cách, các góc
và xác lập các mặt phẳng tham chiếu, cần phải xác định điểm mốc giải phẫu
trên mô cứng và mô mềm. Trên phim sọ nghiêng, những điểm mốc giải phẫu
dưới đây hay được sử dụng:

Hình 1.2. Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ mặt nghiêng từ xa [2]
- Điểm N hoặc Na (Nasion): Chỗ giao nhau của các đường khớp gian
mũi và mũi -trán trên mặt phẳng dọc giữa.
- Điểm Ba (Basion): Điểm dưới nhất của bờ trước lỗ chẩm.
- Điểm S (Sella Turcica): Điểm giữa của hố yên xương bướm.
- Điểm Po hoặc Pr (Porion): Điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngoài.
- Điểm Or (Orbitale): Điểm thấp nhất của bờ dưới hốc mắt.
- Điểm ANS (Anterior nasal spine - Điểm gai mũi trước): Nằm ở bờ dưới
của lỗ mũi trước (lỗ xương) trên mặt phẳng dọc giữa.


9


- Điểm PNS (Posterior nasal spine - Điểm gai mũi sau): Điểm sau nhất
của khẩu cái cứng trên mặt phẳng dọc giữa.
- Điểm A (Subspinale): Điểm lõm nhất trên đường giữa ở mặt trước xương
ổ răng hàm trên.
- Điểm B (Submental): Điểm lõm nhất trên đường giữa ở mặt trước xương
ổ răng hàm dưới.
- Điểm D: Điểm trung tâm của cằm, không tính đến bờ xương ổ răng và
răng cửa
- Điểm Ptm: Điểm dưới cùng của của khe chân bướm - hàm trên.
- Điểm Pg hoặc Pog (Pogonion): điểm trước nhất của cằm trên mặt phẳng
dọc giữa.
- Điểm Me (Menton): Điểm dưới nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa.
- Điểm Gn (Gnathion): Điểm cắt nhau của đường NPog và mặt phẳng MP.
- Điểm Go (Gonion): Điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới, là
điểm cắt nhau của đường tiếp tuyến với bờ sau của ngành xương hàm dưới
(không tính đến lồi cầu) và mặt phẳng hàm dưới (MP).
Ngoài các điểm mốc giải phẫu nói trên, còn có các điểm sau là điểm phát sinh:
- Điểm Ar (Articulare): Giao điểm giữa bờ sau ngành xương hàm dưới và
bờ dưới của nền sọ sau (phần xương chẩm).
- Điểm E: Hình chiếu của điểm xa nhất của lồi cầu trên đường SN.
- Điểm L: Hình chiếu của điểm Pog trên đường SN
- Điểm DC: Điểm giữa cổ lồi cầu nơi đường nối N- Ba cắt ngang qua, đi
qua những điểm nổi bật ở mặt, mũi, cằm, gò, má, môi.
- Điểm CC: Điểm cắt nhau giữa trục mặt và đường N-Ba.


10

- Điểm CF: Điểm cắt nhau của mặt phẳng Frankfort với đường thẳng
đứng tiếp tuyến với mặt sau của khe chân bướm hàm trên.


Một số điểm khác
1.

R1: Điểm sau nhất trên bờ trước ngành xương hàm dưới.

2.

R2: Điểm đối diện với R1 trên bờ sau ngành xương hàm dưới.

3.

R3: Điểm thấp nhất của khuyết xích-ma.

4.

R4: Điểm đối xứng với R3 ở vùng góc hàm.

5.

Điểm préGo (Prégonion): Điểm dưới nhất của ngành xương hàm dưới.

Các góc
- Các góc sử dụng để đánh giá mối tương quan của xương
1. Góc SNA: Đánh giá tương quan theo chiều trước sau của xương hàm trên
so với nền sọ trước.
2. Góc SNB: Đánh giá tương quan theo chiều trước sau của xương hàm dưới
so với nền sọ trước.
3. Góc ANB: Đánh giá độ chênh lệch giữa xương hàm trên và xương
hàm dưới so với nền sọ trước.

4.
5.
6.
7.
8.

Góc Ar-Go-Me (GHD): Góc xương hàm dưới.
Góc MP/SN: Góc giữa mặt phẳng hàm dưới với mặt phẳng nền sọ.
Góc Pal/ MP: Góc giữa mặt phẳng khẩu cái và mặt phẳng hàm dưới.
Góc FMA: Góc tạo bởi mặt phẳng FH và mặt phẳng MP.
Góc mặt: Góc dưới-trong tạo bởi mặt phẳng F và đường NPog (mặt

phẳng mặt): đánh giá tương quan của cằm so với nền sọ.
9. Góc lồi: Góc tạo bởi đường đường thẳng NA và đường Apog.
10. Góc giữa mặt phẳng A-B và đường Npog.
11. Góc tạo bởi trục Y và mặt phẳng Frankfort.
12. Góc SN/ GoGn: Góc tạo bởi đường SN và đường GoGn (mặt phẳng hàm dưới).


11

13. Góc Edmondo Muzi: Là một góc xương được xác định bằng chụp Tele
Profil với tổ chức mềm. Góc này được hình thành bởi một đường thẳng đi
qua điểm nhô nhất của xương trán, qua gai mũi trước và điểm Pogonion
xương. Góc này khoảng 1400 – 1800, trung bình là 1620.
14. Góc mặt Camper: Xác định bởi điểm giao nhau giữa một đường thẳng
chạy từ ống tai ngoài đến gai mũi trước, và một đường thẳng chạy từ gai
mũi trước đến điểm nhô cao nhất của trán. Góc này trung bình khảng 800.
- Các góc sử dụng để đánh giá mối tương quan giữa răng và xương
1. Góc I/SN: Góc giữa trục răng cửa trên với mặt phẳng nền sọ.

2. Góc I/Pal: Góc giữa trục răng cửa trên với mặt phẳng khẩu cái.
3. Góc I/MP: Góc giữa trục răng cửa trên với mặt phẳng hàm dưới.
4. Góc I/NA: Góc nghiêng răng cửa trên với tầng giữa mặt.
5. Góc i/ NB: Góc nghiêng răng cửa dưới với tầng dưới mặt.
6. Góc occl/SN: góc giữa mặt phẳng cắn và đường SN.
7. Góc IMPA: Góc tạo bởi mặt phẳng hàm dưới và trục răng cửa dưới.
8. Góc FMIA: Góc tạo bởi mặt phẳng Frankfort và trục răng cửa dưới.
9. Góc occl/FH: Đánh giá độ nghiêng của mặt phẳng cắn.
10. Góc i/MP: Góc tạo bởi trục răng cửa hàm dưới và mặt phẳng hàm dưới.
11. Góc i/occl: Góc tạo bởi trục răng cửa dưới và mặt phẳng cắn.
12. Độ lồi của răng cửa trên: Khoảng cách tính từ rìa cắn răng cửa trên đến
đường APog.
13. I to NA: Khoảng cách tính từ điểm trước nhất của thân răng cửa hàm
trên đến đường NA theo hướng trực giao.


12

14. I to NA: Khoảng cách tính từ điểm trước nhất của thân răng cửa hàm
dưới đến đường NA theo hướng trực giao.
15. Pog to NB: Khoảng cách tính từ điểm Pog đến đường NB theo hướng
trực giao.
- Các góc sử dụng đánh giá mối tương quan răng-răng
1. Góc I/i (góc liên răng cửa): Góc giữa trục răng cửa trên và răng cửa
dưới (đánh giá tương quan giữa răng cửa trên và răng cửa dưới)
- Các mặt phẳng tham chiếu của mô cứng:
1. Mặt phẳng SN (Sella-Nasion): Mặt phẳng đi qua điểm S và N.
2. Mặt phẳng FH (Frankfort Horizontal): Mặt phẳng đi qua điểm Po và Or.
3. Mặt phẳng cắn (Occl): Mặt phẳng đi qua điểm giữa độ cắn phủ của
răng hàm lớn thứ nhất và độ cắn phủ răng cửa.

4. Mặt phẳng PtV: Mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng Frankfort và đi
qua điểm Pt.
5. Mặt phẳng nền sọ Ba-N: Mặt phẳng đi qua điểm Ba và N.
6. Mặt phẳng khẩu cái (Pal): Mặt phẳng đi qua điểm ANS và PNS.
7. Mặt phẳng hàm dưới (MP): Có bốn cách xác định là mặt phẳng đi qua
điểm Gn và Go; Go và Me, mặt phẳng tiếp tuyến với điểm thấp nhất
của hàm dưới song song với trục của thân xương hàm dưới; mặt phẳng
Downs phía sau tiếp tuyến với góc hàm nơi thấp nhất, phía trước tiếp
tuyến với điểm thấp nhất của cằm.
Các khoảng cách trên mô cứng
N- ANS, ANS-Me, N-Me, GL-ANS, I-NA, I-NB.....


13

SN
FH
Pal
Occ
MP

Hình 1.3. Các mặt phẳng tham chiếu trên mô cứng[2]
1.3.2. Các điểm mốc mô mềm và góc thường được sử dụng để phân tích
thẩm mỹ
1. Điểm Gla’ hoặc Gl’ (Glabela): Điểm lồi nhất của trán, tương ứng với bờ
trên của ổ mắt theo mặt phẳng dọc giữa.
2. Điểm Tr (Tritrion): Điểm chân tóc nằm trên đường giữa của trán.
3. Điểm N’: Điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp trán mũi theo mặt
phẳng dọc giữa.
4. Điểm Pn (Pronasale): Điểm đỉnh mũi là điểm nhô nhất của mũi.

5. Điểm Cm (Columella point): Điểm trước nhất của trụ mũi.
6. Điểm Sn (Subnasale): Điểm dưới mũi, điểm chân vách ngăn dưới mũi
và môi trên, là điểm sau nhất và cao nhất của góc mũi môi.
7. Điểm Gn’: Điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm trên mặt phẳng dọc giữa.
8. Điểm Me’: Điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm.
9. Điểm Pg’ (Pogonion): Điểm nhô nhất của mô mềm vùng cằm.
10. Điểm Ls (Lip superius): Điểm môi trên, điểm nhô nhất của đường viền
môi trên theo mặt phẳng dọc giữa.
11. Điểm Li (Lip inferius): Điểm môi dưới, điểm nhô nhất của đường viền
môi dưới theo mặt phẳng dọc giữa.
12. Điểm Sto (Stominon): Điểm nối liền môi trên và môi dưới trên mặt
phẳng dọc giữa khi hai môi khép nhẹ và răng ở tư thế cắn tự nhiên.
13. Điểm B’: Điểm lồi nhất của môi dưới trên mặt phẳng dọc giữa.


14

14. Điểm C: Điểm giao nhau giữa đường viền cổ và bờ dưới cằm.

Hình 1.4. Các điểm mốc mô mềm [2]

Bảng 1.1. Các khoảng cách và góc mô mềm thường được sử dụng
trên phim sọ mặt nghiêng từ xa
Tên gọi
Kí hiệu
Tên gọi
1. Chiều dài mũi
N’-Sn2. Chiều dài môi trên
Pn-Sn4. Chiều cao môi dưới
3. Chiều dài chân mũi

5. ChiÒu cao mÆt díi
Sn-Gn’
6. Chiều cao môi đỏ trên môi đỏ dưới
ChiÒu cao mÆt ®Æc
8. Chiều cao môi trên môi đỏ dưới
Gl’-Sn
biÖt trªn
N’-Gn’
9. Chiều cao mặt đặc biệt
10. Khoảng cách từ điểm lồi nhất của

Kí hiệu
Sn-St
St-B
Ls-Li
Sn-Li
Ls to E


15

11.
13.
15.

1.
2.

môi trên đến đường E
Chiều cao mặt trên

12. Khoảng cách từ điểm lồi nhất của
N’-Sto
môi trên đến đường S
Chiều cao xương hàm dưới
14. Khoảng cách từ điểm lồi nhất của
Sto-Gn’
môi dưới đến đường E
Chiều cao nhân trung
16. Khoảng cách từ điểm lồi nhất
Sn-Ls
của môi dưới đến đường S
Góc mặt
Góc mũi trán
Gl’-N’-Pn Góc lồi mặt từ Gl’
Góc lồi mặt
N’-Sn’- Góc mũi

3. Góc lồi mặt qua mũi (góc
mũi cằm)
4. Góc đỉnh mũi

Pg
N’-Pn-

Góc mũi mặt

Pg’
N’-Pn-Sn

Góc 2 môi


5. Góc mũi môi

Cm-Sn- Góc mũi-cằm

6. Góc cằm cổ

Ls
Me’-C-

7.
8.
9.
10.

Góc mặt
Độ nghiêng mũi
Góc mũi trán
Góc lồi mặt

11. Góc lồi mặt qua mũi (góc
mũi cằm)
12. Góc đỉnh mũi
13. Góc mũi môi
14. Góc cằm cổ
15. Góc mặt
16. §é nghiªng mòi

Ls to S
Li to E

Li to S
Gl’-Sn-Pg’
Pn-N’-Sn
Pg’-N’-Pn
Sn-Ls và LiPg
Li-B-Pg

Pg’-Gl’
Đường N’-Pg’ và đường thẳng đứng qua N’
Góc giữa tiếp tuyến của sống mũi và đường thẳng qua Gl’ và Pg’
Gl’-Sn-Pg’
Gl’-N’-Pn Góc lồi mặt từ Gl’
N’-Sn’- Góc mũi
Pn-N’-Sn
Pg
N’-Pn- Góc mũi mặt
Pg’-N’-Pn
Pg’
Góc 2 môi
Sn-Ls và LiN’-Pn-Sn
Pg
Cm-Sn- Góc mũi-cằm
Li-B-Pg
Ls
Me’-CPg’-Gl’
Đường N’-Pg’ và đường thẳng đứng qua N’
Góc giữa tiếp tuyến của sống mũi và đường thẳng qua Gl’ và Pg’



×