Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Nghiên cứu ứng dụng thang điểm FACED và thang điểm BSI trong đánh giá mức độ nặng, tiên lượng ngắn hạn ở bệnh nhân giãn phế quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.84 MB, 123 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giãn phế quản (GPQ_Bronchiectasis) là tình trạng giãn bất thường và
không hồi phục của cây phế quản do lớp cơ và tổ chức liên kết thành phế
quản bị phá hủy. Bệnh GPQ được Cayol nói tới vào năm 1808, sau đó được
Laennec mô tả vào năm 1819 với đặc điểm lâm sàng: ho, khạc nhiều đờm, và
khạc ra máu tươi. Bệnh diễn biến phức tạp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm
và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giãn phế quản là bệnh khá thường gặp trong lâm sàng, ước tính tỷ lệ
bệnh vào khoảng 4/10.000 ở dân cư Mỹ, Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ,
tuy nhiên trong số 3606 bệnh nhân vào điều trị tại Khoa Hô hấp (nay là Trung
tâm Hô hấp) bệnh viện Bạch Mai từ năm 1996–2000 có 67 bệnh nhân giãn
phế quản, chiếm tỷ lệ 1,86% [1]. Còn theo thống kê của Bệnh viện Phổi Trung
ương từ năm 1981 – 1987, tần xuất GPQ chiếm 13,6% trong số người bệnh
nhập viện điều trị nội khoa hô hấp [2].
Hơn nữa, để đánh giá các mức độ GPQ ở mỗi người bệnh thực sự rất
khó khăn vì thiếu công cụ tổng quát, toàn diện để đánh giá. Thông thường,
trong các báo cáo trước đây để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh GPQ
các nhà lâm sàng thường dựa vào chỉ số FEV1 [3], [4]; hay dựa vào kết quả
chụp cắt lớp vi tính ngực có độ phân giải cao (HRCT) để đánh giá, như
nghiên cứu của M C Pasteur hay của Reiff và cộng sự [5], [6], hay thang điểm
của Bhalla cũng đã được đề xuất như là dấu hiệu quan trọng để đánh giá mức
độ GPQ trong bệnh xơ nang [7].Tuy nhiên, FEV1 không hỗ trợ hiệu quả trong
việc ra quyết định lâm sàng và điểm HRCT cũng không tương đồng với chức
năng phổi [8], do vậy việc cần thiết phải đưa ra các thang điểm mới, đầy đủ
hơn để đánh giá mức độ nghiêm trọng và giúp tiên lượng, điều trị bệnh GPQ.


2


Theo một nghiên cứu do Chalmers và các cộng sự (Vương quốc Anh)
đã có kết luận rằng thang điểm BSI (Bronchiectasis Severity Index) là một
công cụ hữu ích trong lâm sàng để tiên lượng nguy cơ tử vong, nhập viện, và
xuất hiện đợt cấp [9]. Một kết quả nghiên cứu độc lập khác Martínez-García
và các cộng sự (Tây Ban Nha) cũng đã lập ra chỉ số FACED, điểm số này cho
thấy một khả năng tiên lượng tỷ lệ tử vong tốt [10].
Trong một bài xã luận công bố trên tạp chí European Respiratory
(ERJ), Saleh và Hurst [11] đã nhận xét rằng so với thang điểm BSI, thang
điểm FACED dường như đơn giản hơn; tuy nhiên, BSI dự đoán tốt nguy cơ
và hậu quả phải nhập viện hàng năm. Minov và các cộng sự [12] sau khi so
sánh 2 thang điểm FACED và BSI trên một nhóm nghiên cứu, đã kết luận
rằng cả hai thang điểm này mang lại mô hình phân bố bệnh nặng, nhẹ rất
giống nhau. ERJ, Ellis và các cộng sự [13] đã thực hiện một phân tích tỉ mỉ
của các dữ liệu thu được từ 19 năm theo dõi 74 người bệnh cũng có kết luận:
tuy không có sự khác biệt về khả năng tiên lượng tử vong, nhưng về lâu dài
chỉ số FACED dự đoán tốt hơn BSI về tỷ lệ tử vong.
Cả hai thang điểm FACED và BSI còn khá mới mẻ ở Việt Nam,và do
thời gian không cho phép vì vậy chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu ứng dụng
thang điểm FACED và thang điểm BSI trong đánh giá mức độ nặng, tiên
lượng ngắn hạn ở bệnh nhân giãn phế quản” với hai mục tiêu:
1.

Ứng dụng hai thang điểm FACED, thang điểm BSI trong đánh giá

2.

mức độ nặng và tiên lượng ngắn hạn ở bệnh nhân giãn phế quản.
So sánh giá trị giữa hai thang điểm FACED, thang điểm BSI trong
đánh giá mức độ nặng và tiên lượng ở bệnh nhân giãn phế quản.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.

Thế nào là giãn phế quản ?

2.

Đại cương và định nghĩa:
Thuật ngữ “giãn phế quản” tạo thành từ tiếng Hy Lạp, bởi các từ:

Bronkos (hình ống) và ektasis (giãn dài hoặc giãn rộng).
GPQ là một bệnh phổ biến có thể gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng,
bao gồm nhiễm trùng lặp đi lặp lại ở đường hô hấp cần phải dùng kháng sinh
để ngăn ngừa tình trạng ho khạc đờm, khó thở, và có thể là tình trạng ho ra
máu. GPQ được mô tả lần đầu trong lịch sử y văn với đặc điểm ho, khạc đờm
mủ, và đôi khi ho ra máu trong các tác phẩm của tác giả René Théophile
Hyacinthe Laennec vào những năm đầu của thế kỷ 19; năm 1922 Jean
Athanase Sicard đề xuất chẩn đoán dựa trên Xquang phổi chuẩn với hình ảnh
những thay đổi tiêu cực, giãn rộng của phế quản [14]; các nghiên cứu xác
định bởi Lynne Reid trong năm 1950 dựa trên hình ảnh Xquang chụp phế
quản có thuốc cản quang và xét nghiệm giải phẫu phân tích trên các mẫu thùy
phổi bị tổn thương cho thấy sự giãn nở thường trực của phế quản dạng hình
trụ hoặc hình ống, giãn phế quản dạng túi (hay chùm nho), và giãn phế quản
hình tràng hạt (giống như tổn thương trong giãn tĩnh mạch) [15].
Giãn phế quản được định nghĩa là giãn không hồi phục một phần của
cây phế quản, có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình

thường, hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường [1],
[16]; là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục
của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2mm. GPQ được chia thành:
GPQ hình túi, hình trụ, hình tràng hạt [17].


4

Bệnh gây ra do sự phá hủy lớp cơ và tổ chức liên kết thành phế quản,
thường liên quan tới nhiễm khuẩn phế quản và ho khạc nhiều đờm (đờm
thường 3 lớp). Tuy nhiên GPQ thùy trên thường không gây khạc đờm nhiều
nên được gọi là GPQ thể khô [3].
Nhờ phương pháp chụp cắt lớp vi tính (HRCT), bệnh GPQ được phát
hiện một cách chính xác.
Theo Lynch DA và cộng sự (1999) thì mức độ GPQ được phân ra các
mức độ nhẹ, nặng, trung bình như sau [18]:
- Mức độ nhẹ: khẩu kính phế quản lớn hơn 1 lần đường kính động
mạch đi kèm.
- Mức độ trung bình: khẩu kính phế quản lớn hơn 2 lần đường kính
động mạch đi kèm.
- Mức độ nặng: khẩu kính phế quản lớn hơn 3 lần đường kính động
mạch đi kèm với nó.
Sự phổ biến của GPQ đang gia tăng hàng năm. Theo một nghiên cứu
dịch tễ của Seitz và các đồng nghiệp (từ năm 2000-2007) tại Mỹ [19], tỷ lệ
GPQ gia tăng hàng năm là 8,74%. Trong đó cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
tăng dần theo tuổi và gặp nhiều nhất ở tuổi 80-84. Tỷ lệ GPQ cao hơn ở phụ
nữ và phổ biến ở các nước châu Âu.Tuy nhiên sự gia tăng tỷ lệ này cũng có
thể do việc sử dụng thường xuyên hơn của HRCT trong thực hành lâm sàng.
Một số nghiên cứu về GPQ cho thấy, đây là một bệnh gây ra một gánh
nặng đáng kể: Người bệnh GPQ có thời gian nằm viện kéo dài, phải khám

bệnh ngoại trú thường xuyên hơn, và chi phí điều trị y tế tốn kém (khoảng
630 triệu USD mỗi năm tại Hoa Kỳ [20]). Tỷ lệ tử vong dao động từ 10 đến
16% trong thời gian quan sát khoảng 04 năm [21],[22].


5

Hình 1.1. Hình ảnh GPQ trên phim chụp cắt lớp vi tính ngực [22].
A = phế quản kết thúc bởi một nang;
B = phế quản hình“đường ray”;
C = phế quản lớn hơn mạch máu đi kèm;
D = đờm lấp đầy lòng phế quản.
3.

Phân loại giãn phế quản
Dựa vào nguyên nhân Barker (1995) [23] chia ra:
- GPQ do viêm, hoại tử thành phế quản.
- GPQ thể xẹp phổi (thường xảy ra ở thùy dưới phổi trái).
- GPQ do tắc phế quản.
- GPQ do nhu mô phổi bị co kéo.
- GPQ bẩm sinh hay tiên phát: GPQ xảy ra từ khi còn là bào thai.
- GPQ vô căn.

4.

Cơ chế bệnh sinh của GPQ [1],[24]:
GPQ có thể bẩm sinh do nhân tố di truyền nhưng cũng có thể do mắc phải ,

hậu quả cuối cùng là giãn không hồi phục cây phế quản. Có 3 cơ chế quan trọng
nhất gây GPQ là: nhiễm khuẩn, tắc phế quản và xơ hóa quanh phế quản.



6

Bình thường vi khuẩn rất khó bám dính vào biểu mô thành phế quản,
nhưng khi lớp biểu mô phế quản bị tổn thương thì vi khuẩn lại dễ kết dính vào
biểu mô gây viêm thành phế quản, dần dần làm cho thành phế quản bị phá hủy
và bị giãn ra. Các vi khuẩn thường gặp trong dịch phế quản là Pseudomonas
aeruginosa, Staphylococcus aureus, và Haemophylus influenzae.
Bất thường chức năng thường gặp nhất ở các bệnh nhân GPQ là suy
giảm khả năng bài xuất chất nhầy của biểu mô phê quản. Chất nhầy ứ đọng lại
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn và phá hủy thành phế quản.
GPQ ở các phân thùy đỉnh thường liên quan tới lao, viêm phế quản
phổi dị ứng do Aspergillus, xơ hóa kén.
5.

Nguyên nhân của GPQ:
Có nhiều nguyên nhân gây GPQ. Theo Pasteur và cộng sự (2000) [25],

Barker và Alan F. (2002) [26], Lonni và cộng sự (2015) [27] thì nguyên nhân
GPQ được chia thành những nhóm sau:
5.1.1.1. Dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản:
- Hội chứng Kartagener mô tả năm 1993: GPQ kèm viêm xoang, đảo
ngược phủ tạng.
- Hội chứngWilliams – Campbell: khuyết tật hoặc không có sụn ở phế
quản nên phế quản phình ra khi hít vào, xẹp xuống khi thở ra.
- Hội chứng Mounier – Kuhn: khí phế quản phì đại do khuyết tật cấu
trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản kèm theo GPQ.
5.1.1.2. Do viêm hoại tử ở thành phế quản:
GPQ sau nhiễm khuẩn phổi như lao, viêm phổi do vi khuẩn, virus, sởi,

ho gà, do dịch dạ dày hoặc máu bị hít xuống phổi, hít phải khói hơi độc (khí
amoniac), do nhiễm khuẩn phế quản tái diễn.
5.1.1.3. Do bệnh xơ hóa kén (xơ nang - Cystic Fibrosis):


7

GPQ gặp trong 50% các trường hợp xơ hóa kén, thường gặp nhất ở Châu
Âu và Bắc Mỹ. GPQ thường gặp trong giai đoạn muộn của bệnh xơ hóa kén.
Tuy nhiên ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh xơ nang ở trẻ sơ sinh ước tính khoảng
1/2500 trẻ da trắng, 1/17000 ở trẻ da đen. Tỷ lệ thay đổi theo các nghiên cứu,
dao động từ 1/569 đối với dân Ohio Amish cho tới 1/90000 ở dân Hawaii gốc
châu Á. Nhìn chung bệnh gặp nhiều ở các nước Bắc Âu và Trung Âu, tỷ lệ
bệnh có xu hướng thấp hơn ở những người da trắng không có nguồn gốc
châu Âu. Bệnh tương đối hiếm gặp ở những người Mỹ bản xứ, châu Á và
châu Phi. Bệnh ít gặp ở những vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Đối với
chủng tộc da trắng, ước tính có khoảng 2 - 5% có mang gen gây bệnh xơ hóa
kén [28].
5.1.1.4. Do phế quản lớn bị tắc nghẽn:
Lao hạch phế quản, hoặc dị vật rơi vào phế quản ở trẻ em, u phế quản
hoặc sẹo xơ gây chít hẹp phế quản sau khi bị dập vỡ ở phế quản lớn do chấn
thương lồng ngực. Dưới chỗ phế quản chít hẹp, áp lực nội phế quản tăng lên
và dịch tiết phế quản ứ đọng gây nên nhiễm khuẩn mạn tính tại chỗ rồi phát
triển thành GPQ.
5.1.1.5. Do tổn thương xơ hoặc u hạt gây co kéo thành phế quản:
Lao phổi, lao xơ hang [28], áp xe phổi mạn tính, bệnh phế nang viêm
xơ hóa. Phần lớn các tổn thương do lao là ở các phân thùy đỉnh và phân thùy
sau của thùy trên nên GPQ thường gặp ở các vị trí này. Đây cũng là vị trí dẫn
lưu phế quản tốt nên các triệu chứng thường nghèo nàn. Ho ra máu là triệu
chứng hay gặp ở thể GPQ này.

5.1.1.6. Rối loạn thanh lọc nhầy nhung mao:
GPQ có thể phát triển trong:
- Hội chứng rối loạn vận động nhung mao.
- Rối loạn vận động nhung mao thứ phát của hen phế quản. Các trường
hợp này vi khuẩn phát triển từ đường hô hấp dưới.
5.1.1.7. Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi:


8

- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải như giảm gamma
globulin máu, giảm chọn lọc IgA, IgM, IgG.
- Suy giảm miễn dịch mắc phải (thứ phát): do dùng thuốc gây độc tế
bào, nhiễm HIV/AIDS, đa u tủy xương, bệnh bạch cầu mạn tính.
5.1.1.8. Do đáp ứng miễn dịch quá mức trong bệnh Aspergillus phổi phế
quản dị ứng:
Đây là phản ứng miễn dịch bán chậm với sự lắng đọng kháng thể kết
tủa (IgM, IgG) ở thành phế quản, mà hậu quả của phản ứng miễn dịch typ III
này (theo Gell – Coombs) là phát triển GPQ. Đáp ứng miễn dịch quá mức có
thể xảy ra sau ghép phổi.
5.1.1.9. Giãn phế quản vô căn:
GPQ vô căn có thể do rối loạn thanh lọc phổi phế quản, nhưng bị bỏ
qua, thường gặp ở thùy dưới của người lớn.
6.

Chẩn đoán bệnh GPQ như thế nào [1],[16],[17],[26]:
Ngày nay có nhiều đổi mới quan tâm đến giãn phế quản không xơ

nang, hay còn gọi là GPQ, đây là một nguyên nhân gây bệnh đáng kể ở người
lớn và có thể được chẩn đoán bằng chụp cắt lớp vi tính có độ phân giải cao

(HRCT). Nguyên nhân gây bệnh được biết đến không chỉ là một di chứng sau
khi nhiễm trùng phổi với Mycobacterium tuberckulosis mà rất đa dạng, và cơ
chế đã được chứng minh là do: nhiễm khuẩn, tắc phế quản và xơ hóa quanh
phế quản với đặc điểm ho mạn tính, khạc đờm mủ, và sự giãn nở liên tục của
đường thở. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã
thực hiện trên nhóm bệnh nhân này. Theo hướng dẫn của Hội Lồng ngực Anh
(BTS) năm 2010 [29] chẩn đoán GPQ sẽ dựa vào:


9

7.

Lâm sàng

 Triệu chứng cơ năng:
+ Ho, khạc đờm kéo dài: là triệu chứng rất quan trọng. Đờm mủ màu
xanh hoặc vàng, đờm lẫn máu.
Lượng đờm/ngày có thể ít <10ml/ngày, trung bình 10-150ml/ngày hoặc
nhiều >150ml/ngày. Khi chưa điều trị kháng sinh để lắng đờm có 3 lớp: lớp
trên là bọt; lớp giữa là nhày mủ; lớp dưới là mủ đục. Khạc đờm thường tăng
lên khi có bội nhiễm. Có một số trường hợp ho khan hoặc không ho (GPQ thể
khô ở các thùy trên). Một số trường hợp viêm đa xoang làm hướng tới chẩn
đoán hội chứng xoang phế quản.
+ Ho ra máu: ho ra máu có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh. Ho ra
máu tái phát nhiều lần, có thể kéo dài nhiều năm.
Mức độ ho ra máu có thể ít hoặc nhiều từ ho ra máu nhẹ <50ml; trung
bình từ 50-200ml; ho ra máu nặng >200ml; ho ra máu rất nặng >500ml/ngày
và/hoặc gây suy hô hấp cấp.
+ Khó thở: thường xuất hiện muộn là biểu hiện của suy hô hấp cấp do

tổn thương lan tỏa cả 2 bên phổi; có thể có tím.
+ Sốt: khi có nhiễm khuẩn hô hấp, sốt thường kèm theo khạc đờm tăng
và/hoặc thay đổi màu sắc của đờm.
+ Đau ngực: là dấu hiệu của nhiễm khuẩn phổi ở gần vùng màng phổi
hoặc túi phế quản giãn căng.
 Triệu chứng thực thể:
+ Khám phổi thường thấy ran ẩm, ran nổ. Ran ngáy, ran rít chỉ nghe
thấy trong đợt cấp, có khi nghe thấy tiếng thổi giả hang, có thể thấy hội chứng
đông đặc khi có xẹp phổi.
+ Móng tay khum ở những người bệnh bị bội nhiễm phế quản nhiều
lần, kéo dài.
+ Có thể thấy thấy các triệu chứng của tâm phế mạn: phù chân, gan to,
tĩnh mạch cổ nổi,…


10

8.

Triệu chứng cận lâm sàng
Trên phim Xquang phổi chuẩn có thể thấy các dấu hiệu gợi ý hoặc

khẳng định chẩn đoán GPQ trong một số trường hợp GPQ nhiều và nặng. Tuy
nhiên, chẩn đoán xác định GPQ thường phải dựa vào chụp cắt lớp vi tính lớp
mỏng 1mm độ phân giải cao (HRCT).
Hình ảnh chụp HRCT [30], [31]: là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán
xác định GPQ, các dấu hiệu có thể gặp:
+ Đường kính trong của phế quản lớn hơn động mạch đi kèm.
+ Các phế quản không nhỏ dần được quy định là khi 1 phế quản trên một
đoạn dài 2cm có đường kính tương tự phế quản đã phân chia ra phế quản đó.

+ Thấy phế quản ở cách màng phổi thành ngực dưới 1cm.
+ Thấy phế quản đi sát vào màng phổi trung thất.
+ Thành phế quản dày: bình thường phế quản là các vòng mỏng có
đường kính 3 – 7 mm. Khi thành phế quản dày, độ dày vòng nhẫn > 0,5
đường kính động mạch đi cùng, đường kính vòng nhẫn rộng hơn.
+ Hình đường ray, hình dải mờ nhìn thấy trên mặt cắt dọc phế quản.
+ Hình nhẫn, nhẫn có mặt, hình con dấu, trên mặt cắt ngang phế quản.
+ Hình ảnh tổ ong do nhiều bóng tròn nhỏ tập trung thành đám.
+ Hình mức khí nước nằm ngang đường kính không quá 2 cm.
+ Hình ảnh khí cạm do mất hoặc giảm thông khí sau phế quản viêm, GPQ.
9.

Sơ lược về chỉ số FACED và chỉ số BSI
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lệ tử vong ở bệnh nhân GPQ phần lớn

là do “hô hấp thất bại” và nhiễm trùng đường hô hấp. Như nghiên cứu của
Loebinger M.R. và các cộng sự (thực hiện từ 1994) [32] tại Bệnh viện Royal
Brompton_Anh , khi phân tích số liệu của 91 bệnh nhân giãn phế quản trong
một nghiên cứu lâm sàng trong 13 năm và nhận thấy tỷ lệ tử vong 29,7%. Dự
đoán độc lập của tử vong ở nhóm này bao gồm tuổi, nhiễm mạn tính


11

Pseudomonas aeruginosa, chức năng phổi FEV1, và bộ câu hỏi của St. George
về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân GPQ [33] tất cả đều hỗ trợ các
phát hiện của nghiên cứu này. Hay nghiên cứu của Onen và các đồng nghiệp[36]
báo cáo dữ liệu từ 98 bệnh nhân giãn phế quản, trong đó có 16 trường hợp tử
vong và nhận thấy tuổi, BMI, và mức độ khó thở là yếu tố dự báo mạnh nhất của
tỷ lệ tử vong. Nhiễm trùng mạn tính được xác định là phân lập được vi khuẩn

gây bệnh trong nuôi cấy đờm trên hai hoặc nhiều lần, ít nhất là cách nhau 3
tháng đến trong một khoảng thời gian là 1 năm [35],[36].
Hay báo cáo của Martínez-García (2007) [37] khi quan sát ở những
bệnh nhân GPQ được lựa chọn, thấy chức năng phổi sẽ xấu đi theo thời gian
một sự suy giảm trung bình của FEV1 khoảng 50ml/năm; và con số này ở
những bệnh nhân có nhiễm Pseudomonas aeruginosa mạn tính là giảm
khoảng 123ml/năm đã được thống kê; sự xuất hiện đợt cấp thường xuyên như
là một yếu tố dự báo quan trọng của suy giảm chức năng phổi, nhấn mạnh tầm
quan trọng trong quản lý, dự phòng các yếu tố nguy cơ gây suy giảm chức
năng phổi của bệnh nhân GPQ.
Tuy nhiên, như với các bệnh đường hô hấp khác, mức độ nghiêm trọng
và tiên lượng giãn phế quản không thể được định nghĩa đầy đủ với một biến
duy nhất. Bởi vậy, từ những kết quả nghiên cứu đó đã tạo tiền đề, thúc đẩy
cho sự ra đời của hai thang điểm FACED và BSI trong đánh giá, tiên lượng
bệnh nhân GPQ.
10.

Chỉ số FACED là gì?
Giãn phế quản là một bệnh đa chiều và do đó, mức độ nghiêm trọng

hoặc tiên lượng của nó không thể lượng hóa đầy đủ bằng cách phân tích một
biến duy nhất [20],[38],[32]. Bởi vậy Martínez-García và cộng sự [10] đã tiến
hành một nghiên cứu quan sát trong 5 năm, đây là một nghiên cứu đa trung
tâm (tại Tây Ban Nha) chuyên về GPQ với 839 bệnh nhân, có độ tuổi ≥18


12

năm và được chẩn đoán GPQ trước 31 Tháng 12 năm 2005 với nhiều nguyên
nhân khác nhau, có tổn thương GPQ trên HRCT và có biểu hiện lâm sàng của

GPQ. Để phát triển một thang điểm đa chiều nhằm phân loại mức độ nghiêm
trọng của GPQ theo tiên lượng của nó. Nghiên cứu này tiến hành phân tích 12
biến ban đầu gồm: độ tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ, mức độ khó thở, xuất
hiện, tăng khối lượng đờm, số thùy phổi bị tổn thương GPQ, nhiễm trùng mạn
tính bởi Pseudomonas aeruginosa, phân lập Mycobacteria không điển hình
trong đờm, phân lập nấm, số ca nhập viện trong năm trước, FEV1% dự đoán
và suy hô hấp họ đã lựa chọn được 5 chỉ số có khă năng dự đoán mức độ
GPQ thành lập nên thang điểm FACED bao gồm:
 F - FEV1:
FEV1 ≥ 50%: 0 điểm; FEV1 < 50%: 2 điểm
 A - Tuổi (Age):
Tuổi < 70 năm: 0 điểm; Tuổi ≥ 70 năm: 2 điểm,
 C - Nhiễm Pseudomonas aeruginosa mạn tính (Presence of chronic
colonization by Pseudomonas aeruginosa): Không: 0 điểm; Có: 1 điểm.
 E - Số thùy phổi bị tổn thương trên HRCT:
1-2 thùy: 0 điểm; > 2 thùy: 1 điểm.
 D - Khó thở (Dyspnea ):đánh giá mức độ khó thở dựa vào thang điểm
mMRC:
Từ 0-2: 0 điểm; Khó thở > 2: 1 điểm.
Điểm mMRC đánh giá mức độ khó thở [39]:
0 – Khó thở khi gắng sức mạnh.
1 – Khó thở khi đi vội trên đường bằng, hay đi lên dốc nhẹ.
2 – Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc còn khó thở sau
ngừng lại 15 phút khi đi bộ trên đường bằng.
3 – Phải dừng lại do khó thở sau khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút
trên đường bằng.
4 - Phải ở nhà vì khó thở, hoặc thở khó khăn khi tự mặc quần áo hoặc
cởi quần áo.
Tổng điểm cho các biến có thể nằm trong khoảng 0-7 điểm. Bằng điểm
này, GPQ được phân thành 3 mức độ: giãn phế quản mức độ nhẹ (tổng điểm



13

số 0-2 điểm), giãn phế quản mức độ trung bình (tổng điểm số 3-4 điểm) và
giãn phế quản mức độ nặng (tổng điểm số 5-7 điểm).
11.

BSI một công cụ đánh giá lâm sàng hữu ích cho bệnh nhân GPQ:
Một nghiên cứu độc lập khác, xuất phát từ thực tế thực hành lâm sàng,

để các nhà lâm sàng đánh giá một bệnh nhân GPQ đưa ra quyết định xác định
chính xác họ có nguy cơ cao tử vong trong tương lai, nhập viện, và xuất hiện
đợt cấp là vô cùng khó khăn vì không có công cụ phân tầng nguy cơ bệnh tật
và tử vong ở bệnh nhân GPQ. Mặc dù bệnh nhân đôi khi được mô tả là có
giãn phế quản nhẹ, trung bình hoặc nặng, nhưng không có định nghĩa thống
nhất cho những mức độ này. Chúng thường được áp dụng trong tham chiếu
đến sự xuất hiện tổn thương trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, tuy nhiên đôi
khi có thể sẽ không đủ để đánh giá sự phức tạp của tác động bệnh trong GPQ
[22]. Một mô hình phát triển cho việc đánh giá nguy cơ tử vong , nhập viện,
và xuất hiện đợt cấp cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đã thành
công, trong đó các chiến lược điều trị khác nhau được đề nghị cho từng mức
độ của bệnh COPD phân theo GOLD (Global Initiative for Chronic
Obstructive Lung Disease ) và các rối loạn hô hấp khác, trong đó điều trị
được nhắm mục tiêu đến những bệnh nhân tiên lượng xấu hơn [40],[41].
Bởi vậy Chalmers và các cộng sự [42] đã phân tích dữ liệu từ một
nghiên cứu thuần tập đa trung tâm quốc tế lớn từ năm 2008-2012 ,(gồm:
Edinburgh, Vương quốc Anh; Dundee_Vương quốc Anh; Newcastle_Vương
quốc Anh; Leuven_Bỉ và Monza_Ý) với 1310 bệnh nhân được chẩn đoán
NCFB đã xác nhận chỉ số BSI (Bronchiectasis Severity Index) để dự đoán

nguy cơ tử vong, nhập viện, xuất hiện đợt bệnh cấp, và chất lượng cuộc sống
ở bệnh nhân giãn phế quản một cách chính xác. Điểm số này có thể đóng góp
cho việc ra quyết định lâm sàng đối với bệnh nhân GPQ. Bệnh nhân sau đó sẽ
được phân loại vào các nhóm nhẹ, trung bình, và nặng tương tự như mô hình


14

tiên lượng COPD trước đó [40],[41]. Tuy nhiên việc tính toán số điểm của
BSI là tương đối phức tạp, cho giá trị điểm khác nhau đối với từng tiêu chí
(biến) và bao gồm nhiều biến.
Các tiêu chí trong BSI bao gồm:
 Tuổi (năm): < 50

: 0 điểm;

70 - 79 : 4 điểm;

50 - 69 : 2 điểm;
≥ 80

: 6 điểm.

 Chỉ số khối cơ thể (BMI): < 18,5 : 2 điểm;
≥18,5 : 0 điểm.
 FEV1:
> 80% : 0 điểm;
50 - 80% : 1 điểm;
30 - 49% : 2 điểm;


< 30% : 3 điểm.

 Nhập viện trong 2 năm trước đó vì một đợt cấp:
Không : 0 điểm;
Có : 5 điểm.
 Số đợt cấp trong năm trước đó:
0-2 đợt cấp: 0 điểm;
≥ 3 đợt cấp : 2 điểm.
 Điểm mMRC [39]: 0 - 2 : 0 điểm;
Là 3 : 2 điểm;
Là 4 : 3 điểm.
 Nhiễm P.aeruginosa mạn tính: Không : 0 điểm; Có :3 điểm.
 Nhiễm mạn tính các vi sinh vật khác: Không : 0 điểm; Có : 1 điểm.
 Mức độ tổn thương phế quản trên HRCT:
< 3 thùy tổn thương GPQ : 0 điểm;
≥ 3 thùy tổn thương hoặc giãn phế nang : 1 điểm.
Tổng của các điểm số cho mỗi biến và nó có thể nằm trong khoảng từ 0
đến 26 điểm. Theo các giá trị tổng điểm số, các bệnh nhân giãn phế quản
được phân thành 3 nhóm: bệnh nhân có điểm BSI thấp (0-4 điểm): GPQ mức
độ nhẹ, bệnh nhân có điểm BSI từ 5-8 điểm: GPQ mức độ trung bình và bệnh
nhân có điểm BSI cao (tổng điểm ≥ 9): GPQ mức độ nặng [9],[42].
• 0-4 điểm:
+ 1 năm kết quả 0-2,8% tỷ lệ tử vong, 0-3,4% tỷ lệ nhập viện.
+ 4 năm kết quả 0-5,3% tỷ lệ tử vong, 0-9,2% tỷ lệ nhập viện.
• 5-8 điểm:
+ 1 năm kết quả về tỷ lệ tử vong, 1-7,2% tỷ lệ nhập viện 0,9-4,8%.


15


+ 4 năm kết quả về tỷ lệ tử vong 4-11,3%, 9,9-19,4% tỷ lệ nhập viện.
• ≥ 9 điểm:
+ 1 năm kết quả 7,6-10,5% tỷ lệ tử vong, 16,7-52,6% tỷ lệ nhập viện.
+ 4 năm kết quả về tỷ lệ tử vong 9,9-29,2%, 41,2-80,4% tỷ lệ nhập viện.
12.

Mối tương quan giữa thang điểm FACED và BSI:
Gần như cùng lúc có 2 thang điểm đánh giá mức độ nặng của GPQ ra

đời nên đã có một số nghiên cứu được tiến hành nhằm so sánh độ nhậy và độ
đặc hiệu của hai thang điểm này được tiến hành.
Cả hai điểm đã được xác nhận trong nhiều nhóm lớn và đã được chứng
minh ước đoán chính xác tỷ lệ tử vong trên 4 năm theo dõi với thang điểm
BSI và 5 năm với thang điểm FACED.
Một nghiên cứu quan sát của Minov.J (2014) và các cộng sự [12] so
sánh điểm số giữa mức độ nghiêm trọng của GPQ trên bệnh nhân GPQ cùng
bằng thang điểm FACED và BSI, được thực hiện tại Viện Sức khỏe Nghề
nghiệp của R. Macedonia. Nghiên cứu này gồm 37 bệnh nhân GPQ ( gồm 16
nam và 21 nữ tuổi từ 46-76 tuổi). Tất cả các bệnh nhân đã trải qua đánh giá
của các biến đưa vào thang điểm FACED (FEV1%, tuổi, nhiễm khuẩn
Pseudomonas aeruginosa mạn tính ,tổn thương phế quản trên HRCT và mức
độ khó thở) và trong BSI (tuổi, BMI, FEV1%, nhập viện và các đợt cấp trong
năm trước đó, mức độ khó thở, nhiễm khuẩn mạn bởi Pseudomonas
aeruginosa và vi khuẩn khác, và tổn thương trên HRCT).
Theo đánh giá giá trị của điểm số FACED, các tác giả đã tìm thấy 17
bệnh nhân (45,9%) với giãn phế quản nhẹ, 14 bệnh nhân (37,8%) với giãn phế
quản trung bình và 6 bệnh nhân (16,2%) với giãn phế quản nặng. Giá trị trung
bình xuất phát điểm FACED là 3,4 ± 1,3. Còn đánh giá bằng thang điểm BSI
thì tần số của bệnh nhân nhẹ, trung bình và nặng của thang điểm này lần lượt
là 16 bệnh nhân (43,2%), 14 bệnh nhân (37,8%) và 7 bệnh nhân (18,9%). Giá



16

trị trung bình của thang điểm BSI là 6,4 ± 2,5. Như vậy nhóm tác giả đã tìm
thấy kết quả tương tự bằng việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của GPQ liên
quan đến tiên lượng của nó bằng cả hai thang điểm FACED và BSI. Trong
nghiên cứu này có tỷ lệ không hút thuốc là 48,7% và bệnh nhân nhiễm mạn
tính với P. aeruginosa là 8,1%.
Một nghiên cứu khác của ERJ. Ellis và các cộng sự [13] đã tiến hành
một nghiên cứu hồi cứu (số liệu từ năm 1994), tại Bệnh viện Royal Brompton
(London, Anh). Điểm số BSI và FACED đã được tính tại thời điểm lấy số
liệu và tỷ lệ tử vong được xác định chắc chắn (với n=24 bệnh nhân). Dữ liệu
đã có sẵn 74 bệnh nhân với thời gian theo dõi trung bình 18,8 năm. Các tác
giả đã thu được kết quả là cả hai hệ thống tính điểm có sức mạnh dự đoán
tương tự nhau cho tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm (khu vực bên dưới đường
cong đặc trưng (AUC) 0,79 cho BSI và 0,8 FACED). Cả hai điểm có thể dự
đoán tỷ lệ tử vong trong 15 năm với thang điểm FACED cho thấy sức mạnh
tiên đoán vượt trội hơn (AUC 0,82 so với 0,69, p = 0,0495). Nghiên cứu này
cung cấp xác nhận thêm các thang điểm FACED và BSI có giá trị cho việc dự
đoán tỷ lệ tử vong trong GPQ và chứng minh tiện ích của các thang điểm này
trong một thời gian dài hơn so với mô tả ban đầu. Mặc dù cả hai thang điểm
đều có sức mạnh tiên đoán tuyệt vời, thì điểm FACED có giá trị cao hơn khi
dự đoán tỷ lệ tử vong trong vòng 15 năm.
Và một nghiên cứu khác của W.Guan và các cộng sự (2016) [44] (tại
Quảng Châu-Trung Quốc) với mục đích xác định các kiểu hình của bệnh nhân
giãn phế quản sẽ cung cấp lợi ích bổ sung ngoài các giá trị điểm BSI hoặc
điểm FACED. Các tác giả đã tiến hành phân tích nhóm phân cấp để xác định
rằng đặc điểm lâm sàng phân biệt tốt nhất của GPQ. Nghiên cứu gồm tuổi,
FEV1, vi khuẩn đờm, nguyên nhân, tổn thương trên X-quang, tần xuất nhập

viện, chất lượng của cuộc sống, mức độ ho và nhạy capsaicin, tần xuất sử


17

dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và mức độ xuất hiện các đợt cấp được
so sánh. Các tác giả đã phân tích dữ liệu thu được từ 148 người lớn bị giãn
phế quản ổn định, phân thành 4 nhóm. Nhóm 1 (n=69) bao gồm các bệnh
nhân nhỏ tuổi với giãn phế quản chủ yếu là nhẹ và vô căn với việc sử dụng
nguồn lực chăm sóc sức khỏe không thường xuyên. Bệnh nhân trong nhóm 2
(n=22), trong đó giãn phế quản thứ phát chiếm ưu thế (77,3%), đã biểu hiện
triệu chứng trong thời gian dài, mức độ bệnh nghiêm trọng, chức năng phổi
kém, nhiễm mạn tính với Pseudomonas aeruginosa và sử dụng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe thường xuyên. Nhóm 3 (n=16) bao gồm các bệnh nhân lớn tuổi
với thời gian biểu hiện triệu chứng ngắn hơn, giãn phế quản chủ yếu là tự phát
(87,5%), và giãn phế quản mức độ nghiêm trọng. Nhóm 4 (n=41) gồm các
bệnh nhân cao tuổi nhất với mức độ nặng vừa trung bình. Nhóm 2 và 3 xu
hướng xuất hiện các đợt GPQ cấp (p = 0,06) lớn hơn so với nhóm 1 và 4. Các
tác giả đã đưa ra kết luận rằng các kiểu hình khác nhau sẽ ảnh hưởng đến
việc tiên lượng của giãn phế quản.
Gần đây nhất là nghiên cứu mới được E. Rosales-Mayor và cộng sự
công bố đầu năm 2017 đã đưa ra một phiên bản sửa đổi của thang điểm
FACED (Exa-FACED) với sự cho phép của tác giả thang điểm FACED ban
đầu, nhằm mục đích nâng cao năng lực dự đoán đợt cấp của thang điểm
FACED ban đầu [45], thang điểm này như sau:
 F - FEV1(%):

FEV1 ≥ 50%: 0 điểm;

FEV1 < 50%: 2 điểm


 A - Tuổi (Age):

Tuổi < 70 năm: 0 điểm; Tuổi ≥ 70 năm: 2 điểm,

 C - Nhiễm Pseudomonas aeruginosa mạn tính (Presence of chronic
colonization by Pseudomonas aeruginosa): Không: 0 điểm; Có: 1 điểm.
 E - Số thùy phổi bị tổn thương trên HRCT:
1-2 thùy: 0 điểm; > 2 thùy : 1 điểm.


18

 D - Khó thở (Dyspnea ):đánh giá mức độ khó thở dựa vào thang điểm
mMRC:
Từ 0-2: 0 điểm; Khó thở > 2 : 1 điểm.
 Exa - ≥ 2 đợt cấp nặng và/hoặc có ≥ 1 lần nhập viện vì đợt cấp ( ≥ 2
exacerbations and/or ≥ 1 hospitalizations due to an exacerbation):
Không: 0 điểm
;
Có: 1 điểm
Điểm tổng từ 0 đến 8 điểm. Phân loại mức độ nghiêm trọng của GPQ:
nhẹ: từ 0-2 điểm, trung bình: 3-4 điểm, nặng: ≥5 điểm.
Cho đến nay ở Việt Nam các nhà lâm sàng có rất ít lựa chọn và hầu như
không có 1 thang điểm chuẩn nào được áp dụng để đánh giá, tiên lượng bệnh
nhân GPQ, mà chủ yếu là vẫn dựa vào FEV1, sự có mặt của Pseudomonas
aeruginosa trong đờm, kiểu hình GPQ trên phim HRCT hay xuất hiện tình
trạng suy hô hấp ở bệnh nhân. Tuy nhiên việc quản lý bệnh nhân GPQ ở nước
ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân còn chưa hiểu biết đầy đủ về bệnh
GPQ và sự suy giảm chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân GPQ. Do vậy

chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích ứng dụng hai thang điểm
FACED và BSI này vào trong thực hành lâm sàng ở Việt Nam, đồng thời cũng
nhằm góp phần vào việc giáo dục nâng cao hiểu biết của bệnh nhân đối với
bệnh GPQ, và sự ảnh hưởng của bệnh này đến chất lượng cuộc sống của
người bệnh để họ có ý thức hơn trong việc hợp tác tham gia quản lý và theo
dõi diễn tiến của bệnh trong hệ thống quản lý các bệnh mạn tính.


19

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những người bệnh được chẩn đoán là GPQ
vào điều trị nội trú tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01
tháng 10 năm 2016 đến 30 tháng 06 năm 2017 đáp ứng các tiêu chuẩn chọn
lựa và tiêu chuẩn loại trừ.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn lựa: Chúng tôi chọn lựa những bệnh nhân
- Được chẩn đoán xác định GPQ.
- Tuổi ≥ 18 năm.
- Được xét nghiệm nuôi cấy định danh vi khuẩn trong đờm và/hoặc dịch
phế quản.
- Được chụp HRCT ngực.
- Được chẩn đoán GPQ đã ổn định về mặt lâm sàng mới được thăm dò
chức năng hô hấp.
 Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định GPQ là:
+ Lâm sàng (gợi ý): ho, khạc đờm nhiều, đờm mủ, đờm có 3 lớp, ho khạc
ra máu tươi ở các mức độ và/hoặc có khó thở.
+ Chụp HRCT là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định, trên HRCT có

thể có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau [6], , :
 Đường kính trong của phế quản lớn hơn động mạch đi kèm.
 Các phế quản không nhỏ dần được quy định là khi một phế quản
trên đoạn dài 2 cm có đường kính tương tự như đường kính của phế
quản đã phân chia ra nó.
 Thấy phế quản ở cách màng phổi thành ngực dưới 1cm.
 Thấy phế quản đi sát vào màng phổi trung thất.


20

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh được chẩn đoán GPQ có kèm theo các bệnh gây suy giảm
miễn dịch: HIV, ung thư; suy thận mạn; các bệnh: lao phổi tiến triển, nấm
phổi; rối loạn nhịp tim…
- Rối loạn tâm thần (không hợp tác), động kinh.
- Phụ nữ có thai, bệnh nhân suy kiệt nặng.
- Không đồng ý làm các cận lâm sàng: xét nghiệm máu, không lấy được
đủ mẫu đờm (hoặc dịch phế quản), không thăm dò được chức năng hô hấp,
không chụp HRCT.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thiết kế nghiên cứu và qui trình nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cách chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
2.2.3. Qui trình nghiên cứu
2.2.3.1. Thăm khám lâm sàng
Người bệnh được chẩn đoán GPQ bằng các dấu hiệu lâm sàng, chụp
HRCT (chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao), người bệnh sẽ được thăm khám

toàn diện, khai thác tiền sử, bệnh sử, bệnh án.
2.2.3.2. Xét nghiệm cận lâm sàng
Sau khi thăm khám toàn diện, người bệnh sẽ được làm một số cận lâm
sàng để phục vụ cho nghiên cứu và sàng lọc các bệnh phối hợp như:
- Xét nghiệm máu: số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu (tỷ lệ bạch
cầu đa nhân trung tính); urê, creatinin; glucose; điện giải đồ (Na +, K+,Cl-); T4,
TSH (nếu có nghi nghờ), HIV,…
- Nuôi cấy định danh vi khuẩn với 1 mẫu đờm chuẩn, nếu bệnh nhân
không khạc được đờm thì cho khí dung nước muối ưu trương (Natriclorua 10%)


21

hoặc nuôi cấy dịch rửa phế quản (qua phương pháp nội soi phế quản). Các mẫu
bệnh phẩm sẽ được lấy tại thời điểm khi bệnh nhân vào viện/ đến khám.
- Điện tâm đồ.
- Siêu âm tim, siêu âm ổ bụng (nếu cần).
- Khám tai mũi họng.
- Nội soi phế quản (nếu cần và không có chống chỉ định),
- Đo chức nămg hô hấp (khi lâm sàng đã ổn định, hoặc trước khi ra viện).
- Xét nghiệm 1 mẫu đờm lần 2 sau ít nhất 3 tháng với bệnh nhân có kết quả
xét nghiệm vi khuẩn trong đờm/dịch phế quản lần 1 dương tính.
2.2.3.3. Đánh giá bệnh nhân bằng thang FACED, thang điểm BSI và thang
điểm Exa-FACED:
Sau đó mỗi một người bệnh đồng thời sẽ được đánh giá bằng thang
điểm FACED, BSI và Exa – FACED (Phụ lục 3) khi tình trạng lâm sàng của
người bệnh đã ổn định, trước khi ra viện, hoặc khi người bệnh có đủ kết quả
xét nghiệm.
2.2.3.4. Theo dõi bệnh nhân trong 3 tháng đầu, và trong 3 tháng sau:
- Người bệnh sau khi ra viện sẽ được hẹn tái khám sau ít nhất 3 tháng.

- Thông tin về người bệnh được cập nhật trong khoảng thời gian 3
tháng sau lần khám, ra viện đầu tiên.
- Tất cả những trường hợp tử vong do nguyên nhân hô hấp trong thời
gian nghiên cứu đều được ghi nhận và phân tích.
Các kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng, khai thác tiền sử của người
bệnh đều được thu thập, ghi nhận vào mẫu bệnh án thống nhất và phân tích.


22

Qui trình nghiên cứu được khái quát theo sơ đồ sau:
Bệnh nhân giãn phế quản

Thăm khám lâm sàng

Xét nghiệm cận lâm sàng

Không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu

Đánh giá bằng thang điểm
FACED, Exa-FACED

Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu

Đánh giá bằng thang
điểm BSI

Theo dõi, đánh giá người bệnh trong 3 tháng đầu

Theo dõi, đánh giá người bệnh trong 3 tháng tiếp theo


Phân tích kết quả

Kết luận theo mục tiêu
nghiên cứu
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ qui trình nghiên cứu

Tái
khám:
Xét
nghiệm
đờm sau
3 tháng


23

2.3. Nội dung nghiên cứu:
2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu:
• Tuổi: tính theo năm. Được phân thành các nhóm tuổi: <50 tuổi; từ 5069 tuổi; từ 70-79 tuổi và từ trên 80 tuổi.
• Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu.
• Tỷ lệ bênh nhân nam giới và nữ giới trong mẫu nghiên cứu.
• Chỉ số BMI: tính theo công thức
BMI = [Cân nặng (Kg)/(Chiều cao (m))2]
BMI trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu.
2.3.2. Đặc điểm về tiền sử của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu:
• Tỷ lệ phần trăm (%) bệnh nhân GPQ có tiền sử hút thuốc lá trong mẫu
nghiên cứu.
• Tiền sử xuất hiện đợt cấp trong năm trước đó: 0-2 đợt; ≥3 đợt.
• Tiền sử nhập viện trong 2 năm trước đó.

• Điều trị thường xuyên trong năm trước (%): Kháng sinh toàn thân;
Macrolides.
• Tỷ lệ bệnh nhân có các bệnh COPD, hen phế quản, viêm phế quản mạn,
GPQ, đái tháo đường, tăng huyết áp.
2.3.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàngcủa mẫu nghiên cứu:
• Điểm khó thở theo mMRC (phân theo năm mức độ từ 0 - 4).
• Tỷ lệ % bệnh nhân có nhiễm P.aeruginosa mạn tính, nhiễm vi khuẩn
không phải P.aeruginosa và bệnh nhân không phân lập được vi khuẩn trong
đờm của nhóm nghiên cứu.
• Tỷ lệ % số thùy GPQ trên phim HRCT ngực.
• Tỷ lệ bệnh nhân có FEV1 (%): > 80% ; 50-80%; 30-49% ; <30% trong
nhóm nghiên cứu.
• Tính tổng 5 biến theo thang điểm FACED (Theo phụ lục 2).
• Tính tổng 9 biến theo thang điểm BSI (Theo phụ lục 2).
• Tính tổng 6 biến theo thang điểm Exa-FACED (Theo phụ lục 2).
• Liên quan của các mức độ GPQ theo BSI, FACED và Exa-FACED với
các biến số của chúng với p < 0,05 có ý nghĩa thống kê.
• Tỷ lệ nhập viện trong 3 tháng đầu và trong 3 tháng theo dõi sau đó.
• Số đợt cấp trong 3 tháng đầu và trong 3 tháng theo dõi sau đó.


24

• Tỷ lệ tử vong trong thời gian theo dõi.
2.3.4. So sánh thang điểm FACED, Exa-FACED và BSI:
• So sánh các mức độ GPQ của thang điểm FACED, Exa-FACED và BSI.
• Liên quan của 3 thang điểm BSI, FACED, Exa-FACED mức độ trung
bình và nặng với nhập viện và số đợt cấp ≥ 3, kết quả đo chức năng hô hấp
của bệnh nhân tái khám trong thời gian theo dõi, tính tỷ xuất chênh OR.
• Liên quan giữa tỷ lệ tử vong trong thời gian theo dõi theo với các mức

độ GPQ trong thang điểm FACED, Exa-FACED và BSI.
• So sánh khả năng dự đoán nguy cơ nhập viện, xuất hiện ≥ 3 đợt cấp và
tử vong của thang điểm FACED, Exa-FACED và BSI trong thời gian theo dõi
thông qua diện tích dưới đường cong ROC (AUC) của từng thang điểm.
2.4. Phương tiện nghiên cứu
2.4.1. Máy chụp HRCT lồng ngực
Máy chụp cắt lớp vi tính từ 32 dẫy đặt tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Bệnh viện Bạch Mai.
2.4.2. Máy khí dung
- Sử dụng máy khí dung có tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai.
- Bệnh nhân không ho khạc được đờm sẽ được khí dung lấy đờm dưới
sự hướng dẫn của học viên theo qui trình của Bộ Y tế.
2.4.3. Máy nội soi phế quản ống mềm
- Ống soi phế quản Olympus ký hiệu OVT- F3, đặt tại Trung tâm Hô
hấp Bệnh viện Bạch Mai. Ống soi có đường kính là 2,2mm, ống dài 70cm, cỡ
ống soi là 5,6mm.
- Nguồn sáng Xenon và nguồn sáng Halogen.
- Màn hình SONY 16 INCH.


25

2.4.4. Máy đo chức năng hô hấp
Máy đo chức năng hô hấp KoKo® PFT Spirometer đặt tại Trung tâm
Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai.
2.4.5. Các phương tiện khác
Cốc đựng đờm vô khuẩn; ống nghiệm vô khuẩn; lam kính, kính hiển vi
điện tử, các đĩa thạch nuôi cấy tại khoa vi sinh,…
Cân, đo chiều cao đặt tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai.
2.5. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

2.5.1. Phương pháp lấy mẫu máu xét nghiệm
- Lấy mẫu máu tĩnh mạch lúc bệnh nhân nhập viện và lần 2 khi bệnh
nhân ổn định về lâm sàng trước lúc bệnh nhân ra viện, mẫu lần 2 sẽ được lấy
vào lúc đói vào buổi sáng sớm (bệnh nhân được dặn nhịn ăn, không uống đồ
ngọt từ sau khi ăn bữa tối của ngày hôm trước). Qui trình lấy máu được thực
hiện theo qui định của Bộ Y tế. Mẫu máu tĩnh mạch được gửi đi làm xét
nghiệm tại Khoa Xét nghiệm Sinh hóa sau khi lấy trong vòng 1 giờ.
2.5.2. Chụp HRCT
- Chụp HRCT được thực hiện theo qui trình kỹ thuật của Bộ Y tế [29],

[31],[48]. Kỹ thuật chụp được thực hiện tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh
viện Bạch Mai.
- Kết quả phim chụp sẽ được đọc bởi giáo viên hướng dẫn và học viên.
2.5.3. Phương pháp lấy mẫu đờm xét nghiệm vi sinh
Đối với bệnh nhân ho khạc được đờm: (Học viên sẽ hướng dẫn bệnh
nhân lấy đờm)
Theo hướng dẫn tại trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai:
- Mẫu đờm được lấy ngay khi bênh nhân nhập viện, trước khi bệnh nhân
dùng kháng sinh.


×