Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Thực hành nghề nghiệp phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty cổ phần giày sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.7 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY DOANH
NGHIỆP ........................................................................................................................... 3
1.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TRONG DOANH NGHIỆP .................................... 3
1.1.1. Bản chất của cơ cấu tổ chức bộ máy .................................................................... 3
1.1.2. Mục đích và ý nghĩa của cơ cấu tổ chức bộ máy ................................................. 4
1.1.2.1. Mục đích ........................................................................................................ 4
1.1.2.2. Ý nghĩa........................................................................................................... 4
1.1.3. Tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức bộ máy......................................................... 4
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
TRONG DOANH NGHIỆP .............................................................................................. 5
1.2.1. Cơ sở khoa khọc của công tác tổ chức bộ máy .................................................... 5
1.2.1.1. Tầm hạn quản trị ........................................................................................... 5
1.2.1.2. Quyền hành trong quản trị ............................................................................ 5
1.2.1.3. Phân cấp quản trị .......................................................................................... 5
1.2.2. Nguyên tắc và phương pháp của công tác tổ chức bộ máy .................................. 5
1.2.2.1. Nguyên tắc ..................................................................................................... 5
a. Khoa học ........................................................................................................... 5
b. Cân đối ............................................................................................................. 6
c. Linh hoạt ........................................................................................................... 6
d. Hiệu quả ........................................................................................................... 6
e. Gắn với mục tiêu ............................................................................................... 6
f. Thống nhất chỉ huy ........................................................................................... 6
1.2.2.2. Phương pháp ................................................................................................. 6
a. Phân chia theo tầm hạn quản trị ...................................................................... 6
b. Phân chia theo thời gian .................................................................................. 7
c. Phân chia theo chức năng ................................................................................ 7
d. Phân chia theo lãnh thổ .................................................................................... 7
e. Phân chia theo sản phẩm.................................................................................. 7
f. Phân chia theo khách hàng .............................................................................. 7


g. Phân chia theo quy trình thiết bị ...................................................................... 8
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy ............................................... 8
1.2.3.1. Mục tiêu và chiến lược hoạt động ................................................................. 8
1.2.3.2. Bối cảnh kinh doanh...................................................................................... 8
1.2.3.3. Công nghệ sản xuất ....................................................................................... 8


1.2.3.4. Năng lực và trình độ của con người ............................................................. 8
1.2.4. Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................................................... 9
1.2.4.1. Cơ cấu tổ chức quản trị theo trực tuyến ....................................................... 9
1.2.4.2. Cơ cấu tổ chức quản trị theo chức năng ....................................................... 9
1.2.4.3. Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến – chức năng ........................................ 10
1.2.4.4. Cơ cấu tổ chức theo ma trận ....................................................................... 11
1.2.4.5. Cơ cấu tổ chức theo địa dư ......................................................................... 12
1.2.4.6. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm .................................................................... 12
1.2.4.7. Cơ cấu tổ chức theo khách hàng ................................................................. 13
1.2.5. Tiến trình thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty ..................................... 13
1.2.5.1. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp .......................................................... 13
1.2.5.2. Phân tích công việc ..................................................................................... 14
1.2.5.3. Thiết lập phòng ban .................................................................................... 14
1.2.5.4. Định biên nhân viên .................................................................................... 14
1.2.5.5. Phân công nhiệm vụ .................................................................................... 14
1.2.5.6. Tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ ......................................................... 14
1.2.5.7. Thẩm định và tái tổ chức ............................................................................. 14
1.2.6. Nhận xét, đánh giá tiến trình thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy ......................... 15
1.2.6.1. Ưu điểm ....................................................................................................... 15
1.2.6.2. Hạn chế ....................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN GIÀY SÀI GÒN................................................................................................. 16
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỒ PHẦN GIÀY SÀI GÒN ............. 16

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty............................................. 16
2.1.1.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................... 16
2.1.2. Quy mô hoạt động của công ty........................................................................... 17
2.1.2.1. Các nghành nghề kinh doanh ...................................................................... 17
2.1.2.2. Các nguồn lực ............................................................................................. 17
a. Cơ sở vật chất ................................................................................................. 17
b. Nguồn nhân lực .............................................................................................. 18
c. Tài chính ......................................................................................................... 20
2.1.2.3. Sản phẩm ..................................................................................................... 21
2.1.2.4. Thị trường.................................................................................................... 21
2.1.2.5. Bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ..................... 21
a. Bộ máy tổ chức ............................................................................................... 22
b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ....................................................... 22


2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY
SÀI GÒN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ............................................................. 24
2.2.1. Cơ cấu thị trường và doanh số............................................................................ 24
2.2.2. Nhận xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những
năm gần đây ................................................................................................................. 25
2.2.2.1. Ưu điểm ....................................................................................................... 25
2.2.2.2. Hạn chế ........................................................................................................ 26
2.3. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY
SÀI GÒN ......................................................................................................................... 26
2.3.1. Những căn cứ khoa học được công ty sử dụng trong hoạt động triển khai hoàn
thiện cơ cấu bộ máy tổ chức......................................................................................... 26
2.3.1.1. Tầm hạn quản trị ......................................................................................... 26
2.3.1.2. Quyền hành quản trị.................................................................................... 26
2.3.1.3. Phân cấp quản trị ........................................................................................ 26
2.3.2. Nguyên tắc và phương pháp của công tác tổ chức bộ máy đã áp dụng tại công

ty ............................................................................................................................ 26
2.3.2.1. Nguyên tắc ................................................................................................... 27
a. Khoa học ......................................................................................................... 27
b. Cân đối ........................................................................................................... 27
c. Linh hoạt ......................................................................................................... 27
d. Hiệu quả ......................................................................................................... 27
e. Gắn với mục tiêu ............................................................................................. 27
f. Thống nhất chỉ huy ......................................................................................... 28
2.3.2.2. Phương pháp ............................................................................................... 28
a. Phân chia theo chức năng .............................................................................. 28
b. Các phương pháp còn lại ............................................................................... 28
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy ở công ty ... 28
2.3.3.1. Mục tiêu và chiến lược hoạt động của công ty ........................................... 29
2.3.3.2. Bối cảnh kinh doanh của công ty ................................................................ 29
2.3.3.3. Năng lực và trình độ của con người trong công ty ..................................... 29
2.3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy ở công ty ....................................................................... 30
2.3.5. Tiến trình thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty ..................................... 30
2.3.5.1. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp .......................................................... 30
2.3.5.2. Phân tích công việc ..................................................................................... 30
2.3.5.3. Thiết lập phòng ban .................................................................................... 30
2.3.5.4. Định biên nhân viên .................................................................................... 31
2.3.5.5. Thẩm định và tái tổ chức ............................................................................. 31


2.4. TÁC ĐỘNG, HIỆU QUẢ CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ............................................ 31
2.5. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ.......................................................................................... 32
2.5.1. Ưu điểm.............................................................................................................. 32
2.5.2. Hạn chế .............................................................................................................. 32
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ CÔNG TÁC CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIÀY SÀI GÒN ............................................................................................................. 34
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI ............................................................................................................. 34
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CƠ CẤU TỔ
CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY .......................................................................................... 34
3.2.1 Công tác tổ chức sản xuất................................................................................... 34
3.2.2 Công tác quản lý ................................................................................................. 34
3.2.3 Công tác an toàn PCCC và an toàn vệ sinh lao động ......................................... 35
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CƠ CẤU
TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY .................................................................................... 35
3.3.1 Đối với nhà nước ................................................................................................ 35
3.3.2 Đối với công ty ................................................................................................... 35
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 37


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cở vật chất của công ty từ năm 2011 – 2013.............................18
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2011 – 2013...........................19
Bảng 2.3. Năng lực tài chính của công ty từ năm 2011 – 2013......................20
Bảng 2.4. Sản phẩm của công ty tính đến tháng 12 – 2013.............................21
Bảng 2.5. Cơ cấu thị trường và doanh số của công ty từ năm 2011 – 2013...25


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức quản trị theo trực tuyến...........................................9
Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức quản trị theo chức năng .........................................10
Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến – chức năng.............................11
Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức theo ma trận.............................................................11

Hình 1.5. Phân chia theo địa dư .......................................................................11
Hình 1.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo khách hang.............................................13
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn..........................22


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh kinh tế phát triển cũng như hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, thị
trường luôn biến đổi, phát triển không ngừng, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh gay
gắt với nhau và phải đối đầu cùng nhiều khó khăn, thách thức. Nên doanh nghiệp phải
tự hoàn thiện mình một cách linh hoạt để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn phải sử dụng mọi nguồn lực hợp lý, làm ăn có
hiệu quả đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì mới có thể tồn tại và đứng vững trên
thị trường. Từ nhu cầu đó các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tổ chức quản lý,
tạo ra một bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh động để bắt kịp những biến động của thị
trường, thực hiện tốt định hướng của công ty đề ra nhằm nâng cao hiệu quả của quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó bộ máy quản lý của mỗi tổ chức là
một hệ thống tĩnh, sự thay đổi cần phải hết sức thận trọng không thể dễ dàng thay đổi
thường xuyên. Vì vậy việc hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý là một vấn đề
đặt ra cho mỗi doanh nghiệp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển không ngừng. Mặt
khác, vấn đề mà doanh nghiệp hay gặp phải như thiếu hụt nguồn nhân lực, các bộ phận
thực hiện các chức năng còn chồng chéo nhau, công việc không tương quan quyền
hành… làm cho cơ cấu tổ chức xáo trộn, cồng kềnh, nhiều cấp, nhiều khâu, thì nó sẽ
trở thành nhân tố kìm hãm, giảm năng lực hoạt động sản xuất, kết quả kinh doanh và
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc luôn luôn phát triển và hoàn thiện
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp là công việc có tầm quan trọng
chiến lược và rất cần thiết. Là điều kiện để quyết định sự thành công của mỗi doanh
nghiệp trên thương trường. Sự hoàn thiện này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được
thời gian, công sức, nhân lực, tránh làm những công việc vô bổ mà không đem lại
được lợi ích và hiệu quả. Đồng thời, doanh nghiệp có thể thích nghi, phản ứng nhanh

chóng trước những biến động xảy ra trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính, năng lực sản xuất cũng như mức cạnh tranh của
doanh nghiệp. Do cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò và ảnh hưởng lớn tới sự
1


tồn tại của mỗi doanh nghiệp, vì thế mà em đã chọn đề tài: “Phương hướng hoàn
thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn” để thực hiện báo
cáo thực hành nghề nghiệp lần một môn Quản trị học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn. Cũng như tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây nhằm đưa ra một số
giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tại Công ty cổ phần giày Sài Gòn
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: thu thập dữ liệu, số liệu từ sách, trang web
của công ty và các báo cáo trực tiếp từ công ty về tình hình kết quả hoạt động kinh
doanh. Ngoài ra còn dùng những phương pháp hỗ trợ như: phân tích, so sánh, tổng hợp
5. Bố cục đề tài
Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài bao gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác cơ cấu
tổ chức bộ máy tại Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn

2


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY DOANH NGHIỆP
1.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1.

Bản chất của cơ cấu tổ chức bộ máy

Trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng đến 70% - 80% những
khiếm khuyết trong việc thực hiện các mục tiêu là do yếu kém của các công tác tổ
chức (Trích Quản trị học: TS Nguyễn Thị Liên Diệp – NXB TK – 1997 – tr.149). Như
vậy tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quản trị. Tuy nhiên thực
tế có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này.
Theo từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ thì “tổ chức” có các nghĩa sau đây:
 Làm thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức
năng nhất định.
 Làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được
một hiệu quả lớn nhất.
 Làm công tác tổ chức cán bộ.
“Tổ chức” theo từ gốc Hy Lạp “Organon” nghĩa là “hài hòa”, từ “tổ chức” nói
lên một quan điểm rất tổng quát “đó là cái đem lại bản chất thích nghi với sự sống”.
(Trích Văn hóa và nguyên lý quản trị. TS Nguyễn Văn Đáng, Vũ Xuân Hương – NXB
Thống kê Hà Nội, 1996 – tr.199)
Theo Chester I. Barnard thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nổ lực
của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Theo Harold
Koontz; Cyril Odonnell và Heinz Weihrich thì “Công tác tổ chức là việc nhóm gộp các
hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người
quản lý với quyền hạn cần thiết đế giám sát nó, và là việc tạo điều kiện cho sự liên kết
ngang và dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp”. (Trích Những vấn đề cốt yếu của quản
lý: Harold Koontz: O’donnell, Heinz Weihrich, NXB KH & KT, 1993 – tr.267). Như
vậy ta có thể hiểu cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp xếp
theo trật tự nào đó của mỗi bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng, là

tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được
3


chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng
cấp nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác
định của tổ chức. Có thể nói rằng tổ chức khoa học trong trong việc xây dựng guồng
máy sẽ bảo đảm được nề nếp, quy củ, kỷ cương, tính tổ chức, tính kỷ luật, tính khoa
học, tác phong công tác, sự đoàn kết nhất trí, phát huy được hết năng lực sở trường của
mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong dơn vị. Ngược lại khi bộ máy tổ chức không khoa
học, không mang tính hệ thống, không đủ năng lực chuyên môn có thể làm cho hoạt
động quản trị kém hiệu quả, bất nhất, đùn đẩy trách nhiệm, tranh công đổ lỗi, thiếu bản
lĩnh, không quyết đoán, không tận dụng được cơ hội khi đối phó với các nguy cơ.
1.1.2.

Mục đích và ý nghĩa của cơ cấu tổ chức bộ máy

1.1.2.1. Mục đích
Mục tiêu của công tác tổ chức trong các dịch vụ là để giải quyết những nhiệm vụ
cụ thể để thành lập công ty và đưa nó vào hoạt động có tổ chức, hay là để thiết kế sản
phẩm mới. Bản thân công tác tổ chức thường không phải là cái đích cuối cùng trong
hoạt động của một tổ chức, chính vì vậy tổ chức cũng là đòi hỏi tất yếu khách quan
trong khi thực hành các hoạt động khác về quản trị. Ngoài ra, công tác tổ chức có một
vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng, hoạch định, kiểm soát và ra quyết
định trong lĩnh vực này. Nhìn chung những mục tiêu cơ bản về mặt tổ chức mà các
dơn vị thường xuyên nhắm tới là: xây dựng bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực,
xây dựng nề nếp văn hóa của tổ chức lành mạnh, tổ chức công việc khoa học, phát
hiện, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém của tổ chức.
1.1.2.2. Ý nghĩa
Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp cho nhà quản trị quản lý các vấn đề xảy ra trong

doanh nghiệp một cách có hiệu quả, phân chia con người và các nguồn lực khác hợp
lý, đồng thời giúp cho tổ chức đó thích nghi với môi trường trong doanh nghiệp đầy
biến động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức đó với các tổ chức khác.
1.1.3.

Tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức quản trị càng hoàn thiện có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp. Phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị sẽ bảo
đảm cho doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng trước những biến động xảy ra trong sản
4


xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính, năng
lực sản xuất, lao động.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Cơ sở khoa khọc của công tác tổ chức bộ máy
1.2.1.1. Tầm hạn quản trị
Tầm hạn quản trị, hay còn gọi là tầm hạn kiểm soát, lá khái niệm, dùng để chỉ số
lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển một cách tốt đẹp nhất,
nghĩa là quản trị, giao việc, kiểm tra hướng dẫn, lãnh đạo nhân viên dưới quyền một
cách thỏa đáng, có kết quả. Những bộ máy tổ chức có nhiều tầng nấc trung gian thì nó
sẽ làm chậm trễ và lệch lạc sự thông đạt cũng như tiến trình giải quyết công việc trong
xí nghiệp. Tầm hạn quản trị rộng, sẽ có ít tầng nấc, ngược lại nếu tầm hạn quản trị hẹp,
sẽ có nhiều tầng nấc.
1.2.1.2. Quyền hành trong quản trị
Khái niệm quyền hạn thể hiện việc ra quyết định, chỉ thị, điều khiển cấp dưới
phải hành động theo sự chỉ đạo của nhà quản trị. Quyền hạn của nhà quản trị chỉ đầy
đủ khỉ hội tụ 3 yếu tố: sự hợp pháp khi đảm nhiệm chức vụ, cấp dưới thừa nhận quyền

hạn đó là chính đáng và bàn thân nhà quản trị có khả năng và các đức tính khiến cấp
dưới tin tưởng. Nếu không có đủ 3 yếu tố trên, quyền hạn của nhà quản trị sẽ không
vững mạnh, rất khó điều khiển cấp dưới.
1.2.1.3. Phân cấp quản trị
Phân cấp quản trị là sự phân chia hay sự ủy thác bớt quyền hành của nhà quản trị
cấp trên cho nhà quản trị cấp dưới. Mục đích của việc phân cấp chủ yếu là nhằm để tạo
cho công việc được giải quyết nhanh chóng và phù hợp với những yêu cầu của doanh
nghiệp
1.2.2.

Nguyên tắc và phương pháp của công tác tổ chức bộ máy

1.2.2.1. Nguyên tắc
a. Khoa học

5


Khi xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, doanh nghiệp cần dựa vào các cơ sở khoa
học như tầm hạn quản trị, phân cấp quản trị, quyền hành trong quản trị… để xây dựng
được một cơ cấu tổ chức có hiệu quả và mang tính khoa học.
b. Cân đối
Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, sự phân bổ nhiệm vụ phải rõ ràng hợp
lý và phù hợp với khả năng. Sự cân đối sẽ tạo sự ổn định trong doanh nghiệp và phải
có cân đối trong mô hình tổ chức doanh nghiệp nói chung.
c. Linh hoạt
Nhà quản trị phải linh hoạt trong công tác tổ chức. Đòi hỏi việc hình thành cơ
cấu tổ chức phải đảm bảo cho mỗi phân hệ một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để
mọi thủ lĩnh các cấp phân hệ bên dưới phát triển tài năng. Bộ máy tổ chức linh hoạt sẽ
giúp cho nhà quản trị đối phó kịp thời trước những thay đổi của tình hình liên quan

đến hoạt động tổ chức.
d. Hiệu quả
Bộ máy tổ chức phải xây dựng trên nguyên tắc giảm chi phí, chọn lựa đúng
người, bố trí đúng việc. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần phải xác định
được mục tiêu, phân tích công việc và đưa ra tiêu chuẩn, tìm kiếm người phù hợp để
phân công nhiệm vụ nhằm tạo ra hiệu quả cao.
e. Gắn với mục tiêu
Cơ cấu tổ chức phải phù hợp với mục tiêu. Bởi vì cơ cấu bộ máy được tổ chức
trên cơ sở thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Nếu một doanh nghiệp mà mục
tiêu của nó có quy mô lớn thì cơ cấu của doanh nghiệp cũng phải có quy mô tương
ứng. Một doanh nghiệp có mục đích hoạt động dịch vụ thì rõ ràng cơ cấu quản trị của
nó cũng phải có những đặc thù khác một doanh nghiệp có mục đích hoạt động sản
xuất.
f. Thống nhất chỉ huy
Mỗi cá nhân trong tổ chức chỉ chịu sự điều hành của một cấp chỉ huy trực tiếp để
tránh các mâu thuẫn, ưu tiên trái ngược nhau khi cấp dưới có nhiều cấp trên chỉ huy.
1.2.2.2. Phương pháp
a. Phân chia theo tầm hạn quản trị
6


Về mặt tổ chức, tầm hạn quản trị có liên quan mật thiết đến số lượng các tầng nấc
trung gian trong một doanh nghiệp. Nếu tầm hạn quản trị rộng, sẽ có ít tầng nấc;
ngược lại, nếu tầm quản trị hẹp, sẽ có nhiều tầng nấc. Việc tăng tầm hạn quản trị có ý
nghĩa quan trọng đối với tổ chức, làm giảm tầng nấc trung gian, giải quyết công việc
nhanh chóng hơn tiết kiệm nhiều chi phí.
b. Phân chia theo thời gian
Một trong những hình thức phân chia bộ phận lâu đời nhất thường được sử dụng ở
cấp thấp nhất trong tổ chức và thường được sử dụng ở cấp thấp trong tổ chức. Hình
thức phân chia này thường áp dụng ở những đơn vị phải hoạt động liên tục vì một số

lý do khác nhau.
c. Phân chia theo chức năng
Hình thành nên các bộ phận, trong đó mỗi bộ phận có trách nhiện thực hiện một
hoặc một số công việc có tính chất giống nhau. Là hình thức phân chia bộ phận được
sử dụng khá rộng rãi trong thực tế. Cơ cấu này thích nghi với các doanh nghiệp vừa và
lớn, nhưng các doanh nghiệp này chỉ sàn xuất kinh doanh một chủng loại sản phẩm
đơn lẻ hoặc một vài chủng loại sản phẩm tương tự nhau.
d. Phân chia theo lãnh thổ
Hình thức phân chia theo vùng lãnh thổ được áp dụng khi tổ chức hoạt động trên
một phạm vi địa lý khá rộng và thường thì cũng một lĩnh vực hoạt động hoặc kinh
doanh những sản phẩm giống nhau. Ngày nay, khi quy mô kinh doanh của các công ty
không còn trong phạm vi của một quốc gia thì hình thức phân chia này đã trở nên phổ
biến hơn. Nhà quản trị chọn cách thức này khi những đặc điểm của địa phương là quan
trọng hàng đầu đối với đầu vào của sản xuất, hoặc đối với sự tiêu thụ của sản phẩm.
e. Phân chia theo sản phẩm
Hình thức phân chia theo sản phẩm thường được áp dụng đối với các tổ chức
cung cấp nhiều dịch vụ hoặc những công ty kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau.
Hình thức phân chia này có nghĩa là việc hình thành những đơn vị chuyên cung cấp và
kinh doanh theo từng loại sản phẩm. Cách thức này được áp dụng khi các sản phẩm có
quy trình công nghệ sản xuất và chiến lược tiếp thị khác nhau.
f. Phân chia theo khách hàng
7


Việc hình thành nên các bộ phận mà mỗi bộ phận có trách nhiệm cung cấp những
sản phẩm/dịch vụ khác nhau nhưng đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu khác biệt cho
từng nhóm khách hàng hay cho những phân khúc thị trường khách hàng khác nhau. Đó
là cách phân chia phản ánh sự quan tâm của xí nghiệp đối với việc thỏa mãn các yêu
cầu khác biệt nhau của từng loại khách hàng.
g. Phân chia theo quy trình thiết bị

Hình thức phân chia này dẫn dến việc hình thành nên các phân xưởng mà mỗi bộ
phận sản xuất đó sẽ đảm nhiệm một công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy
1.2.3.1. Mục tiêu và chiến lược hoạt động
Chiến lược xác định các nhiệm vụ của xí nghiệp và căn cứ vào các nhiệm vụ đó
mà xây dựng bộ máy, quyết định loại công nghệ kỹ thuật và con người phù hợp với
việc hoàn thành các nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức sẽ phải được thiết kế theo loại công
nghệ được sử dụng cũng như theo những đặc điểm của con người trong xí nghiệp đó.
Chiến lược xác định hoàn cảnh của môi trường trong đó xí nghiệp sẽ hoạt động và
hoàn cảnh môi trường này sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế bộ máy tổ chức.
1.2.3.2. Bối cảnh kinh doanh
Bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp là những hoàn cảnh ở bên ngoài tác động
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoàn cảnh bên ngoài đó có thể là ổn
định, thay đổi hoặc xáo trộn. Để thích nghi với các hoàn cảnh khác nhau, cơ cấu tổ
chức của các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi sao cho phù hợp.
1.2.3.3. Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc thiết kế bộ
máy tổ chức. Khi công nghệ sản xuất cho hoạt động quản lý đầy đủ, hiện đại, trình độ
quản lý cao thì có thể đảm nhiệm được nhiều công việc.
1.2.3.4. Năng lực và trình độ của con người
Loại cá nhân có ảnh hưởng trước hết đối với công việc xây dựng bộ máy tổ chức
là nhà quản trị cấp cao. Sở thích, thói quen, quan niệm riêng của họ thường để dấu ấn
trên cách thức tổ chức của xí nghiệp mà họ phụ trách. Ngoài các nhà quản trị cơ cấu tổ

8


chức thường cũng phải phù hợp với các đặc điểm về trình độ, về tác phong làm việc
của nhân viên trong xí nghiệp.
1.2.4. Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy

1.2.4.1. Cơ cấu tổ chức quản trị theo trực tuyến
Kiểu cơ cấu quản trị khá đơn giản và xuất hiện khá lâu đời. Cơ cấu này được xây
dựng trên nguyên tắc thống nhất chỉ huy. Các hoạt động quản trị được thông đạt theo
kênh liên lạc trực tuyến (theo chiều dọc). Nói chung cơ cấu này được xây dựng trên 3
nguyên lý sau: mỗi cấp quản trị chỉ có một thủ trường cấp trên trực tiếp, quan hệ trong
cơ cấu tổ chức này được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc, công việc quản trị được tiến
hành theo tuyến. Tuy nhiên, cơ cấu này lại đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn
diện, đồng thời hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ
GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc sản
xuất

Phân
xưởng
1

Phân
xưởng
2

Phân
xưởng
3

Phó Giám đốc tiêu
thụ

Cửa
hàng

số 1

Cửa
hàng
số 2

Cửa
hàng
số 3

Hình 1.1 . Cơ cấu tổ chức quản trị theo trực tuyến
1.2.4.2. Cơ cấu tổ chức quản trị theo chức năng
Trong cơ cấu này, các bộ phận chức năng được xây dựng và giao phó quyền hạn
lệnh/báo cáo không còn theo tuyến thẳng, mà mệnh lệnh được xuất phát từ các bộ
phận chức năng đi xuống cấp thấp hơn. Nói chung, cơ cấu này được thực hiện trên
nguyên lý: Có sự tồn tại các đơn vị chức năng, không theo tuyến, các đơn vị chức năng

9


có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến, do đó mỗi người cấp dưới có thể có nhiều cấp
trên trực tiếp của mình.
GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc sản xuất

Phòng
KH

Phân

xưởng 1

Phân
xưởng 2

Phó Giám đốc tiêu thụ

Phòng
TC

Phân
xưởng 3

Phòng
KT

Phòng
NS

Cửa
hàng số
1

Phòng
KCS

Cửa
hàng số
2


Cửa
hàng số
3

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức quản trị theo chức năng
1.2.4.3. Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến – chức năng
Đây là kiểu cơ cấu hỗn hợp của hai loại cơ cấu trực tuyến và chức năng. Kiểu cơ
cấu này có đặc điểm cơ bản là vẫn tồn tại các đơn vị chức năng nhưng chỉ đơn thuần là
về chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Các bộ phận chức năng
chỉ có vai trò tham mưu, tư vấn và đề xuất các phương án, các cách giải quyết cho nhà
quản trị cấp cao trong phạm vi chức năng mà họ phụ trách.

10


GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc sản xuất

Phòng
KH

Phân
xưởng 1

Phân
xưởng 2

Phó Giám đốc tiêu thụ


Phòng
TC

Phòng
KT

Phân
xưởng 3

Phòng
NS

Cửa hàng
số 1

Phòng
KCS

Cửa hàng
số 2

Cửa hàng
số 3

Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến – chức năng
1.2.4.4. Cơ cấu tổ chức theo ma trận
Cơ cấu ma trận cho phép cùng lúc thực hiện nhiều dự án, sản xuất nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Cơ cấu này ngoài người lãnh đạo theo tuyến và theo chức năng còn
được sự giúp đỡ của người lãnh đạo theo đề án. Mỗi thành viên của bộ phận trực tuyến
với bộ phận chức năng được gắn liền với việc thực hiện một đề án trên một khu vực

nhất định. Sau khi đề án hoàn thành, những thành viên trong đề án trở về vị trí cũ. Đây
là hình thức tổ chức linh động, ít tốn kém, sử dụng nhân lực có hiệu quả. Nhưng dễ
xảy ra tranh chấp ảnh hưởng giữa người lãnh đạo và các bộ phận.
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
thiết kế

Phòng nghiên
cứu thị trường

Phòng nghiên
cứu công nghệ

Phòng nghiên
cứu tài chính

Phòng nghiên
cứu nhân sự

Ban
quản lý
dự án 1
Ban dự
án quản
lý 2
Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức theo ma trận

11



1.2.4.5. Cơ cấu tổ chức theo địa dư
Tổng Giám Đốc

Phòng
Marketing

Vùng Phía
Bắc

Kỹ Thuật

Phòng Kinh
doanh

Phòng
Nhân sự

Vùng Miền
Trung

Vùng Trung
Tâm TP HCM

Vùng Đông
Nam Bộ

Sản Xuất

Nhân Sự


Kế Toán

Phòng Tài
chính

Vùng Miền
Tây Nam Bộ

Bán Hàng

Hình 1.5. Phân chia theo địa dư
Đây là phương pháp sử dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp hoạt động trên
một phạm vi địa lí rộng lớn. Các hoạt động quản trị được gộp nhóm theo từng địa
phương và giao cho một người quản lí lãnh đạo khu vực đó. Doanh nghiệp có thể tận
dụng được tính hiệu quả của các hoạt động tại địa phương, có sự thông tin trực tiếp tốt
hơn với những đại diện cho lợi ích địa phương, cung cấp cơ sở đào tạo có giá trị cho
cấp tổng quản lí. Nhưng vấn đề kiểm soát của cấp quản lí cao nhất khó khăn hơn, cần
nhiều người có thể làm công việc tổng quản lí.
1.2.4.6. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
Khi quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, công việc quản lí trở nên phức tạp
và tầm quản lí hạn chế thì việc tổ chức dựa vào sản phẩm có vai trò quan trọng trong
tổ chức doanh nghiệp. Cơ cấu này giúp cho doanh nghiệp chú ý, nỗ lực vào tuyến sản
phẩm, đặt trách nhiệm về lợi nhuận cho cả cấp khu vực. Tuy nhiên cần có nhiều người
có năng lực quản lí chung, làm nảy sinh những vấn đề khó khăn đối với việc kiểm soát
của cấp quản lí cao nhất.

12



Giám đốc

Phòng marketing

Phòng nhân sự

Khu vực kinh
doanh tổng hợp

Khu vực Hàng
hóa cho Trẻ
em

Khu vực Dụng
cụ Công nghiệp

Kĩ thuật

Kế toán

Kĩ thuật

Kế toán

Sản xuất

Bán hàng

Sản xuất


Bán hàng

Phòng kinh doanh

Phòng tài chính

Khu vực hàng
điện tử

Hình 1.6 Phân chia bộ phận theo sản phẩm
1.2.4.7. Cơ cấu tổ chức theo khách hàng
Tổng Giám Đốc

Ngân hàng Đô thị
Công cộng

Ngân hàng Hợp
tác xã

Cho vay bất động sản
và thừa kế

Ngân hàng Sự
nghiệp

Ngân hàng nông nghiệp

Hình 1.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo khách hàng
Doanh nghiệp chia khách hàng thành từng nhóm nhỏ có những vấn đề, nhu cầu
giống nhau, và được giải quyết bởi chuyên viên của ngành đó. Khi đó doanh nghiệp có

thể khuyến khích sự chú ý đến đòi hỏi của khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác
họ có những người cung ứng (ngân hàng) hiểu biết, phát triển sự chuyên sâu về khu
vực khách hàng. Tuy nhiên, cần có người quản lí và chuyên gia tham mưu về các vấn
đề của khách hàng.
1.2.5. Tiến trình thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty
Tiến trình tổ chức bộ máy doanh nghiệp được tiến hành qua 7 bước:
1.2.5.1. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

13


Nhận thức rõ mục tiêu về doanh số, lợi nhuận; căn cứ vào 4 yếu tố: mục tiêu
chiến lược kinh doanh, bối cảnh xã hội, công nghệ sản xuất và khả năng nhân sự làm
cơ sở để tiến hành tổ chức bộ máy.
1.2.5.2. Phân tích công việc
Xác định những công việc cần làm để thực hiện mục tiêu, phân loại các hoạt
động theo nhóm chức năng, đặt ra yêu cầu thực hiện từng nhóm công việc theo chức
năng.
1.2.5.3. Thiết lập phòng ban
Kết hợp các chức năng quan trọng thành một hệ thống, hình thành bộ khung tổ
chức gồm các phòng ban và bộ phận. Để thực hiện bước này nhà quản trị cần dựa trên
cơ sở công nghệ sản xuất của doanh nghiệp và năng lực, trình độ của con người trong
doanh nghiệp.
1.2.5.4. Định biên nhân viên
Xác định số lượng nhân viên cần thiết theo yêu cầu công việc của từng phòng
ban và bộ phận.
1.2.5.5. Phân công nhiệm vụ
Trên cơ sở số lượng nhân viên đã được xác định cho mỗi phòng ban, dựa vào
tính chất công việc, tầm hạn quản trị để bố trí nhân sự vào các vị trí công tác theo khả
năng và công việc cần đáp ứng. Để đảm bảo bộ máy hữu hiệu nhà quản trị phối hợp

nhiều cấp dưới, đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch nếu có gì sai lệch thì điều
chỉnh nhân viên hay tổ chức lại bộ máy.
1.2.5.6. Tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ
Từng phòng ban thực hiện chức năng để triển khai công việc cho mỗi cá nhân.
Quan hệ phối hợp, hỗ trợ qua lại giữa các cá nhân, phòng ban và bộ phận để thực hiện
nhiệm vụ.
1.2.5.7. Thẩm định và tái tổ chức
Kiểm tra kết quả hoạt động của từng cá nhân, bộ phận và phòng ban để đánh giá
kết quả hoạt động của bộ máy. Nhận biết rõ các sai lệch và nguyên nhân để có biện
pháp điều chỉnh. Tổ chức lại bộ máy theo hướng hoàn thiện trên cơ sở khắc phục

14


những mặt hạn chế. Định biên lại, điều chỉnh tầm hạn quản trị, thu hẹp hoặc mở rộng
chức năng, quy mô hoạt động của các phòng ban, bộ phận…
1.2.6. Nhận xét, đánh giá tiến trình thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy
1.2.6.1. Ưu điểm
Khi nhà quản trị nhận thức rõ mục tiêu, tuân thủ đầy đủ nguyên tắc cơ bản của cơ
cấu tổ chức quản trị, nắm rõ các yếu tố cơ sở cho việc tổ chức bộ máy, cũng như việc
xác định tầm hạn quản trị và phân chia tổ chức hợp lí thì sẽ xây dựng được một bộ
máy tổ chức hữu hiệu. Đồng thời, giúp cho các nhà quản trị tiết kiệm được thời gian,
công sức, nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
1.2.6.2. Hạn chế
Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp. Mà mỗi cơ cấu thì có
những nhược điểm khác nhau.

15



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIÀY SÀI GÒN
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỒ PHẦN GIÀY SÀI GÒN
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Giày Sài Gòn
Tên giao dịch: SaiGon Shoes Joint Stock Company
Tên viết tắt: Sashoco
Năm thành lập: 16/07/2004
Địa chỉ: 419 Lê Hồng Phong Phường 2 Quận 10 TP.Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 08 38353820 – 08 38351903
Fax: 08 38390401
Website:
Email:
Vốn điều lệ: 16.000.000.000 đồng
Mã cổ phiếu: SSF
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Công Ty Cổ Phần Giày Sải Gòn (SSC) tiền thân là nhà máy Bata của Pháp. Hình
thành và hoạt động từ năm 1950. Sau năm 1975 là xí nghiệp Giày Sài Gòn thuộc Bộ
Công Nghiệp nhẹ.
- Năm 1993: được đổi tên thành Nhà máy Giày.
- Năm 1994: được đổi tên thành Công ty Giày Sài Gòn thuộc Bộ Công nghiệp.
- Năm 2004: Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước Công ty Giày Sài Gòn, theo Quyết định số 179/2003/QĐBCN ngày 04/11/2003 và Quyết định số 50/2004/QĐ-BCN ngày 17/06/2004 của
Bộ Công nghiệp.
- Ngày 26/07/2007, Công ty đăng ký trở thành Công ty đại chúng. Công ty đăng
ký lưu ký ngày 08/02/2010 tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt nam, giao
dịch tại thị trường UPCOM Sở giao dịch chứng khoán Hà nội và chính thức giao
dịch từ ngày 20/04/2010
16



2.1.1.2. Quá trình phát triển
Công ty cổ phần Giày Sài Gòn (SSC) được thành lập ngày 16/07/2004 trên cơ sở
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Công ty Giày Sài Gòn, theo, theo Quyết định số
179/2003/QĐ-BCN ngày 04/11/2003 và Quyết định số 50/2004/QĐ–BCN ngày
17/6/2004 của Bộ Công nghiệp. Ngày 26/07/2007, Công ty đăng ký trở thành Công ty
đại chúng. Công ty đăng ký lưu ký ngày 08/02/2010 tại Trung tâm lưu ký chứng khoán
Việt nam, giao dịch tại thị trường UPCOM Sở giao dịch chứng khoán Hà nội và chính
thức giao dịch từ ngày 20/04/2010.
2.1.2. Quy mô hoạt động của công ty
2.1.2.1. Các nghành nghề kinh doanh
 Sản xuất và kinh doanh nguyên vật liệu ngành giày dép, túi xách, cặp táp các
loại
 Kinh doanh nguyên vật liệu ngành giày dép, túi xách, cặp táp
 Đại lý mua bán, ký gởi giày dép, túi xách, cặp táp cho nước ngoài
 Xuất nhập khẩu trực tiếp
 Mua bán nguyên phụ liệu ngành dệt may
 Cho thuê văn phòng, nhà xưởng
 Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô
 Đại lý tàu biển
 Dịch vụ lưu trú du lịch: khách sạn, nhà hàng ăn uống.
2.1.2.2. Các nguồn lực
a. Cơ sở vật chất

17


Bảng 2.1. Cơ cở vật chất của công ty từ năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: VNĐ

Cơ cở vật chất

Giá trị (Năm 2011)

Giá trị (Năm 2012)

Giá trị (Năm 2013)

18.144.639.291

18.144.639.291

18.144.639.291

Máy móc, thiết bị

12.472.007.518

12.472.007.518

9.714.155.623

Phương tiện

886.641.052

886.641.052

863.041.052


484.808.226

497.535.498

372.434.706

31.988.096.087

32.000.823.359

29.094.270.672

Nhà cửa, vật kiến
trúc

vận tải, truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ
quản lý
Tổng cộng

Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Theo bảng số liệu thống kê cơ sở vật chất cũng như công nghệ sản xuất ta thấy
Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn là một Công ty được trang bị hệ thống cơ sở vật chất
lớn, đầy đủ, các công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại. Bên cạnh đó, qua các năm gần
đây, ta có thể dễ dàng thấy được giá trị vật chất cơ sở ngày cảng có xu hướng giảm rõ
rệt, điều đó cho thấy công ty không có sự đầu tư vào trang thiết bị, máy móc nhiều,
không nâng cấp, sữa chữa, đa số đều là máy móc cũ hoặc là mua lại bên nước ngoài.
b. Nguồn nhân lực

18



Bảng 2.2. Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Người
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số lượng

Số lượng

Số lượng

Tổng số lao động

890

796

654

1. Trình độ học vấn

890

796


654

- Trên đại học

5

7

9

- Đại học

30

25

18

- Cao đẳng, trung cấp

10

15

22

- Lao động phổ thông

845


749

605

2. Giới tính

890

796

654

- Lao động nam

350

300

205

- Lao động nữ

540

496

449

3. Tính chất sử dụng


890

796

654

- Lao động gián tiếp

47

35

29

- Lao động trực tiếp

843

761

625

Chỉ tiêu

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính
Qua bảng thống kê trên, nhìn chung trình độ học vấn của nhân viên trong công ty
đảm bảo được yêu cầu trong công việc. Một số bộ phận quan trọng trong công ty cần
phải có trình độ cao thì hầu hết có trình độ trên đại học (năm 2013, chiếm 1.37%) và
đại học (năm 2013 chiếm 2.75%) như ban giám đốc, phó giám đốc, các trưởng, phó
phòng. Bởi vì hầu hết những người này phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản

lý, giám sát mọi hoạt động của công ty nên rất cần trình độ cũng như trình độ chuyên
môn cao. Nhân viên còn lại chỉ cần trình độ cao đẳng, trung cấp (năm 2013 chiếm
3.36%), chủ yếu là lao động phổ thông (năm 2013 chiếm 92.50%) là có thể đảm bảo
được các công việc.
Bên cạnh đó, bảng thống kê lao động theo giới tính qua các năm, ta thấy số lượng
nữ cao hơn nam vì sản phẩm của công ty chủ yếu hàng gia công nên đa số nữ chọn

19


×