Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học ở xã quảng vinh,huyện quảng điền ,tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.71 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦAMÔ HÌNH NUÔI GÀ
BẰNG ĐỆM LÓT SINH HỌCỞ XÃ QUẢNG VINH,
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
Mã số: SV2017-01-24

Chủ nhiệm đề tài sinh viên : Phạm Thị Mai Linh

Huế, tháng 12 năm 2017

1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI GÀ
BẰNG ĐỆM LÓT SINH HỌC Ở XÃ QUẢNG VINH,
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
Mã số: SV2017-01-24

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Chủ nhiệm đềtài


(ký, họ tên)

Nguyễn Lê Hiệp

(ký, họtên)

Phạm Thị Mai Linh

Huế, tháng 12 năm 2017


DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN
Phạm Thị Mai Linh
Dương Thị Hoa
Nguyễn Thị Xuân
Ngô Khánh Linh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này, nhóm em đã nhận sự giúp đỡ quý
báu của cơ quan,cấp lãnh đạo và các cá nhân.Nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới tập thể,cá nhân đã tạo điều kiện,giúp đỡ nhóm trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành bài nghiên cứu khoa học.
Lời đầu tiên nhóm em xin gởi lời cảm ơn đến phòng khoa học,công nghệ và hợp
tác quốc tếĐại Học Kinh Tế - Đại Học Huế đã tạo điều kiệngiúp đỡ tốt cho nhóm thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Nhóm em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Nguyễn Lê Hiệp đã tận
tình hướng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Nhóm em xin gởi lời đến UBNN xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa
Thiên Huế,các trang trại,các hộ nông dân nuôi gà xã Quảng Vinh đã nhiệt tình đóng

góp ý kiến,cung cấp thông tin,các tài liệu cần thiết để nhóm hoàn thành bài nghiên
cứu của mình.
Cuốicùng,nhóm

em

xincảmơngiađình,

bạnbè

đãluônđộngviên

ủnghộ,tạomọiđiềukiệnchonhómtrongsuốtquátrình hoàn thành bài nghiên cứu.
Mặcdùđãcónhiềucốgắng, nhưng không thểtránh khỏi những hạnchếvà
thiếusóttrong bài nghiên cứu.Nhóm em rấtmong nhậnđượcsựgópýcủaquýThầy,Cô.
Mộtlầnnữa,Nhóm emxinchânthànhcảmơn!


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm em xin cam đoan rằng, bài nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên
cứu của nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướngdẫn thầy Nguyễn Lê Hiệp.Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu khoa học này là hoàn toàn trung
thực, các nguồn thông tin hổ trợ được nhóm trích dẫn nguồn rõ ràng đầy đủ.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung .....................................................................................................................2

2.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................3
PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................2
1.1.Cơ sở lý luận.........................................................................................................................2
1.1.1.Những vấn đề về lý luận chung về hiệu quả kinh tế..........................................................2
1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ...................................................................2
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế........................................................................................4
1.1.2.Vai trò chăn nuôi gà...........................................................................................................4
1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật nuôi gà bằng đệm lót sinh học..............................................................6
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mô hình chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học .......9
1.1.4. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình đệm lót sinh học ......................................9
1.1.4.1. Thuận lợi........................................................................................................................9
1.1.4.2. Khó khăn .....................................................................................................................10
1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá ..........................................................................................10
1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động nuôi gà bằng đệm lót sinh học. ............................11
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học ..............................12
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................13
HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ BẰNG ĐỆM LÓT SINH HỌC TẠI XÃ
QUẢNG VINH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN................................................................................13
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ......................................................................................................13
2.1.Tình hình cơ bản của xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .............13
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................................13
2.1.1.1.Vị trí địa lý và địa hình.................................................................................................13
1.1.1.2. Khí hậu và thủy văn.....................................................................................................13
2.1.2. Kinh tế xã hội .................................................................................................................15
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế .........................................................................................15
2.1.2.2. Tình hình lao động.......................................................................................................18



2.1.2.3. Tình hình sử dụng đất ..................................................................................................20
2.1.2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng ...............................................................................................21
2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã....................................................................21
2.1.3.1. Thuận lợi......................................................................................................................21
2.1.3.2. Khó khăn .....................................................................................................................21
2.2. Tình hình chăn nuôi gà bằng mô hình đệm lót sinh học của xã ........................................22
2.2.1. Quy mô và sản lượng đàn gà của xã...............................................................................22
2.2.2. Các mô hình chăn nuôi gà tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế......... 22
2.3. Hiệu quả mô hình chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học.....................................................23
2.3.1. Đặc điểm của hộ điều tra ................................................................................................23
2.3.2. Quy mô gà nuôi bằng mô hình đệm lót sinh học của xã Quảng Vinh, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................................................24
2.3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học ..................................24
2.3.3.1. Đặcđiểmkinhtế-kỹthuậtvềhoạtđộng chăn nuôi gà .......................................................24
2.3.3.2. Chi phí chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học................................................................25
2.3.3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà mô hình đệm lót sinh học ..........................27
2.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKTchăn nuôi gà bằng mô hình đệm lót .......27
2.4.Thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học ở xã
quảng vinh huyện quảng điền thừa thiên huế ...........................................................................30
2.4.1. Thị trường đầu vào .........................................................................................................30
2.4.2 Thị trường đầu ra .............................................................................................................31
CHƯƠNG III............................................................................................................................34
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP .............................................................................................34
3.1. Định hướng phát triển........................................................................................................34
3.2. Mục tiêu phát triển.............................................................................................................34
3.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................................34
3.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................................34
3.3. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi gà bằng đệm lót sinh học tại
xã Quảng Vinh Huyện Quảng Điền Thừa Thiên Huế ..............................................................35

3.3.1. Các giải pháp về kỹ thuật ...............................................................................................35
3.3.1.1. Con giống ....................................................................................................................35
3.3.1.2. Thức ăn ........................................................................................................................35
3.3.1.3. Đệm lót sinh học..........................................................................................................36
3.3.1.4. Giải pháp về thú y và phòng trừ dịch bệnh..................................................................36


3.3.1.5. Giải pháp về thông tin tuyên truyền và khuyến nông..................................................36
3.3.2. Giải pháp về chính sách..................................................................................................37
3.3.2.1. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực ....................................................................37
3.3.2.2. Chính sách về đất đai và quy hoạch ............................................................................37
3.3.2.3. Chính sách về tín dụng ................................................................................................37
3.3.2.4. Các chính sách hỗ trợ khác..........................................................................................37
3.3.3. Nâng cao năng lực của hộ chăn nuôi ..............................................................................37
3.3.4. Thị trường tiêu thụ..........................................................................................................37
PHẦN 3 ....................................................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................39
1. Kết luận................................................................................................................................39
2. Kiến nghị..............................................................................................................................39
2.1. Đối với hộ (trang trại) chăn nuôi .......................................................................................39
2.2. Đối với tổ chức khuyến nông. ...........................................................................................40
2.3. Đối với các cơ quan chức năng .........................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................41
PHỤ LỤC .................................................................................................................................42


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Dân số của xã Quảng Vinh năm 2015 và dự báo đến năm 2020 ....... 19
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014....................................................... 20

Bảng 2.3: Đặc điểm cơ bản của các hộ nuôi gà được khảo sát........................... 23
Bảng 2.4: Trình độ văn hóa của chủ hộ .............................................................. 24
Bảng2.5:Đặcđiểmkinhtế-kỹthuậtvềhoạtđộng chăn nuôi gà ................................ 25
Bảng 2.6: Chi phí chăn nuôi gà thịt với mô hình đệm lót sinh học .................... 26
trong 6 tháng đầu năm 2017 (Bình quân /1000kg gà hơi xuất chuồng) ............. 26
Bảng 2.7: Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà mô hình đệm lót sinh học. 27
Bảng 2.8: Diễngiảicácbiếnđộclậptrongmôhình................................................... 28
Bảng 2.9: Cácyếutố ảnhhưởngđếnkếtquảvàHQKT ............................................ 29


DANH MỤC HÌNH
Sơđồ 2.1:Chuỗicunggàthịt bán công nghiệp sử dụng mô hình đệm lót sinh học tạixã
Quảng Vinh....................................................................................................................32


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt
CN

Tên đầy đủ tiếng việt
Công nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm nôi địa

GO

Gía trị sản xuất


HQKT Hiệu quả kinh tế
HQXH Hiệu quả xã hội
HQMT Hiệu quả môi trường
IC

Chi phí trung gian

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NB

Lợi nhuận kinh tế ròng

MI

Thu nhập hổn hợp

NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
NTM

Nông thôn mới

PTNT Phát triển nông thôn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND

Uỷ ban nhân dân


VA

Gía trị gia tăng


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
1. Thông tin chung
1.1. Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà bằng đệm lót
sinh học ở xã Quảng Vinh,huyện Quảng Điền ,tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mã số đề tài: 24
1.3. Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Mai Linh
1.4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
1.5. Thời gian thực hiện: tháng 1/2017- tháng 12 /2017
2. Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu chung
- Phát triển việc áp dụng những kĩ thuật mới, thân thiện môi trường, nâng cao
chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà bằng
đệm lót sinh học.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học tại Xã
Quảng Vinh, Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà
bằng đệm lót sinh học.
3. Tính mới và sáng tạo
- Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi gà bằng đệm lót sinh học tại xã Quảng
Vinh,huyện Quảng Điền, tỉnhThừa Thiên Huế mang tính thực tiễn cao. Phát triển sản

xuất bằng mô hình đệm lót sinh học nhằm giảm thiểu rủi ro sản xuất, rủi ro môi trường
và giảm tỉ lệ hao hụt, những ưu điểm của mô hình cũng góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất đem lại thu nhập cao hơn cho người dân. Từ đó ta nhận thấy việc chăn nuôi


gà băng đệm lót sinh học trên địa bàn xã Quảng Vinh có thể nhân rộng và quảng bá
rộng rãi mô hình cho người dân trên địa bàn cũng như các khu các lực lân cận.
Vì địa bàn xã Quảng Vinh có diện tích đai rộng rãi, là xã có tiềm năng phát
triển chăn nuôi gà nên khi áp dụng mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học thì sẽ
giảm rủi ro về bệnh dịch, tỷ lệ hao hụt nhỏ, chất lượng gà được nâng lên, môi trường
chăn nuôi được đảm bảo hơn.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được

- Hiện trên địa bàn xã có 42 hộ chăn nuôi gà trong đó có 26 hộ sử dụng mô
hình đệm lót trong chăn nuôi chiêm tỷ lệ 61,9 %.

- Độ tuổi trung bình các hộ chăn nuôi là 48 tuổi và chủ yếu là nam giới với
trình độ văn hóa trung bình.

- Các hộ chăn nuôi gà, với số năm chăn nuôi lâu, trung bình 7,5 năm.
- Số vụ nuôi trung bình trên địa bàn xã khoảng 3 vụ/1 năm.Thời gian nuôi
khoảng 86 ngày gần 3 tháng .Các hộ là các gia trại và trang trại, có qui mô chênh lệch
lớn từ 1000 con đến 10000 con gà.

- Tỷ lệ hao hụt tại các hộ chăn nuôi mô hình đệm lót cao nhất là 0.5 % và thấp
nhất là 0.1% .

- Trọng lượng gà xuất chuồng đạt trung bình 2 kg. Với trọng lượng thấp nhất là
1.5 kg và cao nhất là 2.5 kg.


- Hoạt động chăn nuôi gà mô hình đệm lót sinh học ở xã Quảng Vinh đạt hiệu
quả kinh tế.
5. Các sản phẩm của đề tài

- Báo cáo tổng kết
- Báo cáo tóm tắt
6. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:
Ngày ……. tháng ….. năm 20….

Ngày ……. tháng ….. năm 20….

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên chịu trách nhiệm
chính của đề tài


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân cư sống dựa vào sản xuất
nông nghiệp. Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi là một lĩnh vực hết sức quan trọng của
ngành nông nghiệp, chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng
hằng ngày của mọi người dân, mà còn tạo nguồn lao động và thu nhập đáng kể cho
hàng triệu người dân hiện nay.
Riêng về gia cầm thì Việt Nam hiện có 8 triệu hộ đang tham gia ngành chăn
nuôi gia cầm; đứng thứ 20 trên thế giới; đóng góp 1,7% GDP. Hiện nay, nghề nuôi gia
cầm cũng rất thuận lợi, nhiều mô hình, trang trại quy mô lớn được hình thành và mở
rộng. Theo Viện Chăn nuôi, tiêu thụ thịt gia cầm chiếm 17,5% trong tổng sản lượng
thịt tiêu thụ của các loại vào năm 2014. Trong chăn nuôi gia cầm, gà là vật nuôi chủ

yếu, đàn gà chiếm khoảng 75% tổng số lượng đàn gia cầm và hàng năm cung cấp
khoảng 350 - 450 ngàn tấn thịt[6].
Tuy nhiên một khó khăn đặt ra trong quá trình chăn nuôi gà, chất thải chưa qua
xử lý phát sinh với lượng lớn, tập trung hầu hết ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, nên
rất dễ phát sinh một số loại bệnh trên đàn gà và phát triển thành dịch ở các hộ nuôi,
gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi, đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường. Nhằm
giúp mang lại lợi ích cao nhất, cho người chăn nuôi gà nói riêng, ngành chăn nuôi nói
chung vàđồng thời giảm thiểu những rủi ro, do dịch bệnh gây nên và mang lại hiệu quả
cao hơn trong chăn nuôi,thì việc áp dụng những tiến bộ kĩ thuật mới, thân thiện môi
trường, nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu cần thiết. Và chăn nuôi theo hướng
an toàn sinh học được xem là triển vọng cho ngành chăn nuôi, để chăn nuôi thân thiện
với môi trường và tăng cường quá trình phân hủy chất thải thì sử dụng đệm lót sinh
học là phương án tốt nhất.Mô hình đệm lót sinh học ngoài đạt hiệu quả về môi trường
liệu mô hình này có đạt hiệu quả kinh tế không?
Và đểgiải đáp vấn đề nêu trên nhóm chúng em đã quyết định nghiên cứu đề
tài:Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học ở xã Quảng
Vinh, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
-Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học và đề
xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-Hệ thống hóa cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà bằng
đệm lót sinh học.
-Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học tại Xã
Quảng Vinh, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà
bằng đệm lót sinh học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đố i tư ợ ng nghiên cứ u
Đốitượngnghiêncứu

của

đề

tàilànhữngvấn

đềlýluận

vàthựctiễnvềhiệu

quảkinhtếchănnuôigà bằng mô hình đệm lót sinh học ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng
Điền, tỉnhThừaThiênHuế.
Tuynhiên,chănnuôigà thịt bằng mô hình đệm lót sinh họccó thể có nhiều mục
đích nuôi khác nhau nhưng đề tài này chỉtậptrungnghiên cứuhiệuquảkinhtếcủachăn
nuôi gà bằng mô hình đệm lót sinh học.Bêncạnhđó,chănnuôigàở xãQuảng Vinh
chủyếulàchănnuôi gà thịt,đàngà thịt chiếmtrên80%tổngđàngà của xãvà đangcó
xuhướngngàycàngtăng

lên,còncácmụcđíchchănnuôikhácnhưnuôi

gàgiốnghaynuôi

gàđẻtrứng cósốlượngít.
Xuấtpháttừđó,đốitượng nghiên cứucủa đề tài đượcxácđịnhcụthểlà nhữngvấn

đềlýluận vàthựctiễnvềhiệu quảkinhtếchănnuôigàthịt bằng mô hình đệm lót sinh
học,trọngtâmlà cáccơsởchănnuôi gà thịt sử dụng mô hình đệm lót sinh học cóqui mô
từ

1000

con



trở

lên,đề

sâuphântích,nghiêncứucácđốitượngchănnuôikhácngoàigà
chănnuôigàthịtkhông

áp

dụng



hình

hoặc

tài

khôngđi


thịt,hoặc

cácđốitượng

chăn

nuôi

vớiquy

mônhỏlẽ,manhmún,mụcđíchchănnuôi chủyếulàđápứngnhucầucủahộgiađình.
* Phạ m vi nghiên cứ u:

-Vềnộidung:Đề tàitậptrungnghiêncứucơsởkhoahọcvềđánhgiáhiệu

2


quảkinhtếchănnuôigàthịt

bằng



học;thựctrạngđầutư,kếtquảvàhiệuquảkinhtếchăn

hình

đệm


nuôigà

lót

sinh

thịttheoquymônuôi,loại

giống...phântíchcácyếutố
ảnhhưởngđếnkếtquảvàhiệuquảkinhtếchănnuôigàthịt;phântíchcácyếutốảnhhưởngđếnhiệu
quảkinh

tếtrong

chănnuôigàthịt

bằng



hình

học;nghiêncứuthịtrường,chuỗicunggàthịtcôngnghiệpvàbán

đệm

lót

côngnghiệpởxã


sinh
Quảng

Vinh.Trêncơsở đóđề xuấtcácgiảiphápnhằmnâng caohiệuquảkinhtếchănnuôigàthịtbằng
mô hình đệm lót sinh học ởvùngnghiêncứu.
-Vềkhônggian:Tạixã

Quảng

Vinh,

huyện

Quảng

Điền,

tỉnhThừaThiênHuế,tậptrungvào26 hộ có sử dụng mô hình trong chăn nuôi gà thịt với
qui mô từ 1000 con gà trở lên.
-Vềthờigian:Sốliệuthứcấpvềcác báo cáo kinh tế xã hội ở xã Quảng Vinh từ năm
2014 đến năm 2017.Báo cáo của tổng cục thống kê Việt Nam về tình hình KT-XH
tháng 11 năm 2016.Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế về chăn nuôi trên
nền đệm lót năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: thu thập thông qua các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí
chuyên ngành, các nghị định, nghị quyết, chỉ thị, các chính sách của nhà nước có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các
số liệu và các báo cáo tổng kết của các xã, huyện, thành phố và tỉnh đang nghiên cứu để

có được số liệu thống kê. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo
từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu.
+ Số liệu sơ cấp: Cácthôngtinsơcấpphụcvụchonghiêncứugồm:
-Tuổicủachủhộ,trìnhđộhọcvấn,sốnămkinhnghiệm,diệntíchchuồng nuôi gà,vốn
đầu tư cho nuôi gà.
-Sốlượngđàngàthịt,giống

gànuôi,hìnhthứcnuôi,quy

mônuôi,thờigian

nuôi,tỷlệhaohụt;
-Cácchiphíchănnuôi,sảnlượng,giábángàthịt,thịtrường tiêuthụtrong từng mùavụ;
-KếtquảvàHQKTchăn nuôi gà thịt bằng mô hình đệm lót sinh học
củacáctrangtrại,giatrại,nônghộ.

3


Đểthuthậpcácthôngtinnày,chúng tôitiếnhànhkhảosáttrực tiếp26cơsở chăn nuôi
gà thịt bằng mô hình đệm lót sinh họcvới qui mô từ 1000con gà trở lên tại xã Quảng
Vinhvớibảngcâu hỏi.Việc chọn 26 mẫu điều tra này giúp đánh giá chính xác được
hiệu quả mô hình đệm lót sinh trong trong nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế như thế
nào?Mô hình có thật sự hiệu quả khi áp dụng với qui mô lớn tại các trang trại hay
không?Ngườiđượcphỏngvấnlàchủcáccơsởchăn

nuôi,

trongmộtsốtrường


hợpcácthànhviêntronggiađình
cùngthamgiatrảlờiphỏngvấndođóhọcóthểhỗtrợlẫnnhaunhằm
thôngtinchínhxácnhất.Trướckhitiếnhànhphỏng
rõràngmụcđíchcủacuộcphỏng

vấnnày

cungcấp

vấnchúng

những
tôigiảithích

đểhọcungcấpnhữngthôngtinđángtin

cậynhấtcóthể.
- Phương pháp thống kê: Nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố trong quá
trình sản xuất.
- Phương pháp so sánh: Xác định mức độ của các chỉ tiêu phân tích.Kết quả
và hiệu quả hoạt động của sản xuất được phân tích và thống kê qua các chỉ tiêu: GO,
IC, MI,GO/TC...khi đánh giá mức độ đạt được về mặt kết quả và hiệu quả đạt được ta
cần dùng số liệu thống kê đó so sánh qua thời gian của các chỉ tiêu đó với nhau từ đó
rút ra nhận xét và kết luận.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Hệ thống hóa các số liệu thu thập được dưới
dạng chỉ tiêu nghiên cứu từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian. Dùng để phân tích
sự tác động của các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra, thể hiện mối quan hệ của
chúng.
-Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
+ Phương pháp xử lý số liệu: số liệu thứ cấp được tổng hợp và xử lý bằng MS.

Excel 2010, còn số liệu sơ cấp được tổng hợp và xử lý bằng SPSS 22.0.
+Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp thống kê mô tả, so sánh;
phương pháp chỉ số bình quân.

1


PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Những vấn đề về lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệ m và ý nghĩa củ a hiệ u quả kinh tế

* Khái niệm hiệu quả kinh tế
-Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế,tuy nhiên chúng ta
có thể tóm tắt thành 3 quan điểm sau:
+ Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra (Vốn,Lao động...)[1].
Ưu điểm: Phản ánh rõ việc sử dụng nguồn lực thể hiện thông qua chi phí sản
xuất[1].
Nhược điểm: Không phản ánh được quy mô của HQKT, có thể trong thực tiễn
tỷ lệ có đạt cao, song mức độ đạt được không đáng kể do lượng tuyệt đối nhỏ và lợi
ích kinh doanh mang lại không nhiều. Theo quan điểm ngày cũng chưa phân tích được
sự tác động, sự ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tự nhiên [1].
+Quan điểm thứ hai:Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất
đạt được và lượng chi phí đã bỏ ra để được kết quả đó[1].
HQKT = Kết quả sản xuất – chi phí
Ở đây nó phản ánh quy mô HQKT song không rõ rệt và chưa phản ánh hết
mong muốn của nhà sản xuất kinh doanh, chưa xác định được năng suất lao động xã
hội và khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của các cơ sở sản xuất có lợi nhuận như

nhau[1].
+ Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng
thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí hay quan hệ giữa kết quả bổ sung và
chi phí bổ sung[1].
Có nghĩa là so sánh giữa 2 kỳ về chất lượng kết quả, chi phí (mỗi loại cây, con
trên một vụ/diện tích...) nhưng vẫn chưa đầy đủ bởi vì trong thực tiễn kết quảsản xuất
đạt được, luôn là hệ quả của chi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung mà ở mức chi phí
có sẵn khác nhau thì HQKT của chi phí bổ sung cũng sẽ khác nhau [1].

2


Tóm lại, các quan điểm về HQKT cuối cùng đều có chung một quan điểm đó là
sự so sánh giữa:
- Toàn bộ yếu tố đầu vào và toàn bộ yếu tố đầu ra.
- Phần tăng thêm tuyệt đối (hoặc tương đối) của yếu tố đầu ra .
HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư,
các nguồn lực tự nhiên và các phương thức quản lý.Nó được thể hiện bằng các hệ
thống chỉ tiêu thống kê, nhằm mô tả các chỉ tiêu cụ thể của chính sách phù hợp với yêu
cầu xã hội [2].
HQKT là mô tả các chỉ tiêu nhưng không phải là mô tả chỉ tiêu cuối cùng mà là
mô tả chỉ tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Một phương án, một giải pháp HQKT
cao là phải đạt tương quan tương đối, tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư.
Việc xác định HQKT phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ giữa 2 đại lượng
trên và thấy được tiêu chuẩn của HQKT là tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí
trong điều kiện nguồn lực có hạn nhất định.
* Ý nghĩa HQKT
HQKT cho ta thấy được:
- Mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra.
- So sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.

- Từ quan hệ tương đối, tuyệt đối thì HQKT được thể hiện bằng các giá trị tổng
sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận. Muốn hiểu rõ hơn về HQKT thì
chúng ta cần phân biệt và thấy được mối quan hệ giữa HQKT với hiệu quả xã hội
(HQXH) và hiệu quả môi trường (HQMT).Hay tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả là mức
đạt được các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường.
+ HQXH là so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra.
+ HQMT (phản ánh môi trường sinh thái) là môi trường chịu ảnh hưởng tổng hợp của
các yếu tố môi trường, của các loại vật chất trong môi trường.
Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất chính là nội dung HQKT và HQKT
được xác định bởi mục tiêu chất lượng tốt nhất. Khi đánh giá HQKT phải xem xét cả
về mặt không gian và thời gian để hiệu quả đạt được đảm bảo lợi ích trước mắt, lợi ích
lâu dài, không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân và toàn xã
hội.

3


1.1.1.2.Bả n chấ t củ a hiệ u quả kinh tế

Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia, đó là sự thoả mãn ngày càng tăng về nhu cầu vật chất và tinh thần của
mọi thành viên trong xã hội.Để làm rõ bản chất của HQKT trước hết cần phân định sự
khác nhau và mối liên hệ giữa kết quả và HQKT.
- Kết quả kinh tế: Phản ánh hoạt động cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh
doanh (có thể tốt hoặc xấu).
- HQKT: được xác định bởi tỷ số chênh lệch giữa kết quả quá trình sản xuất và
chi phí bỏ ra để có kết quả đó hay nó chính là mối quan hệ so sánh giữa kết quả và chi
phí của nền sản xuất.
Nhìn chung khuynh hướng phát triển kinh tế của các quốc gia là phát triển theo
chiều sâu, có nghĩa là phát triển một nền kinh tế với các nguồn lực có hạn có thể sản

xuất ra một lượng sản phẩm có giá trị sử dụng cao nhất, với mức hao phí lao động thấp
nhất, hoặc mức tiết kiệm về chi phí các nguồn lực, khi sản xuất ra một khối lượng
nông sản nhất định.Điều đó càng chứng tỏ mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu
vào và các yếu tố đầu ra.
1.1.2.Vai trò chăn nuôi gà
Trong nông nghiệp có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi. Ngày nay
do sự phát triển của kinh tế, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày một tăng do đó
cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân cũng dần có sự thay đổi. Ngàynay tỷ trọng về
lương thực trong bữa ăn càng có xu hướng giảm xuống nhường chỗ cho các sản phẩm
từ chăn nuôi có tỷ lệ đạm cao. Do đó vai trò của ngành chăn nuôi ngày càng tăng lên.
Trong đó theo Bộ NNPTNT, mỗi năm ngành chăn nuôi gia cầm nước ta có thể
cung ứng ra thị trường trên 1 triệu tấn thịt và 8 tỷ quả trứng.Theo số liệu điều tra vào
tháng 10/2016 của Tổng cục Thống kê, đàn gia cầm cả nước đã đạt khoảng 361,7 triệu
con tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà đạt 277,2 triệu con tăng
6,9% so với cùng kỳ năm 2015. So sánh các số liệu qua từng năm có thể thấy ngành
chăn nuôi gia cầm nước ta tăng trưởng rất nhanh. Tổng sản lượng thịt gia cầm hơi xuất
chuồng năm 2016 đạt khoảng 961.600 tấn tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước [7].

4


Những năm gần đây, xu hướng chọn thịt gà để cung cấp đạm động vật cho bữa
ăn hàng ngày vì nhiều dưỡng chất, giá thành rẻ, tiết kiệm được nguồn thức ăn chăn
nuôi, nguồn nước...ngày càng tăng.
Phát triển chăn nuôi gà có vai trò quan trọng.Chăn nuôi gà cung cấp thực
phẩmcó giá trị dinh dưỡng rất cao và rất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con
người.Chăn nuôi gà cung cấp thịt,trứng phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm. Khi chăn nuôi gà phát triển,một phần nào đó sẽ giúp cho cho các ngành công
nghiệp chế biến phát triển theo.
Phát triển chăn nuôi gà còn giúp tận dụng tốt những sản phẩm từ trồng trọt như

ngô,thóc... tận dụng được các phế phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để tạo ra các sản
phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục
vụ cho đời sống con người. Khi phát triển chăn nuôi gà, các sản phẩm phụ của ngành
trồng trọt có giá trị kinh tế thấp sẽ đựơc dùng làm thức ăn chăn nuôi. Điều này làm
tăng giá trị sản xuất cho ngành trồng trọt và tạo ra cho xã hội một lượng sản phẩm
chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho con người.
Chăn nuôi gà còn cung cấp một lượng phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt.
Trong nông nghệp có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi, hai ngành này có
mối liên hệ hữu cơ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trong những năm vừa qua, do sự tăng
trưởng nhanh của dân số, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đã gây nên một sức ép
rất lớn cho ngành trồng trọt. Điều này dẫn đến việc sử dụng một cách ồ ạt các chất hoá
học nhằm làm tăng năng suất cây trồng đã làm cho tài nguyên đất bị suy giảm một
cách quá mức dẫn đến kạn kiệt. Phân hữu cơ từ phân gia cầm hoặc gia súc đã giúp bù
đắp một phần chất mùn rất lớn bị con người khai thác thông qua quá trình sản xuất.
Phân hữu cơ làm tăng độ mùn cho đất, cải tạo đất. Như vậy để có một ngành nông
nghiệp phát triển bền vững thì không thể xem nhẹ vai trò của ngành chăn nuôi trong
tổng thể phát triển của ngành nông nghiệp nói chung.
Ngoài ra hiện nay,chăn nuôi gà còn cung cấp cho nền kinh tế quốc dân một
khối lượng sản phẩm xuất khẩu, góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Dựa vào lợi thế so
sánh, nước ta xuất khẩu những sản phẩm từ chăn nuôi gà có ưu thế trên thị trường thế
giới như: Gà Đông Tảo,gà ri, tre, gà mía, gà Hồ... nhằm thu ngoại tệ về cho đất nước.

5


Gà là giống gia cầm tương đối dễ nuôi so với các loại gia cầm có vòng đời
ngắn,quay vòng nhanh nên có thể áp dụng nuôi ở các hộ gia đình các trang trại và cả xí
nghiệp doanh nghiệp nông nghiệp. Nhằm góp phần vào phát triển kinh tế hộ gia đình
cải thiện đời sống nhân dân đồng thời phát triển kinh tế quốc dân.
1.1.3.Yêu cầu kỹ thuật nuôi gà bằng đệm lót sinh học.

Làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà đang ngày càng được áp dụng rộng rãi
nhờ nâng cao năng suất, giảm các bệnh thường gặp và tiết kiệm chi phí công chăm
sóc.
* Đệ m lót sinh họ c

Đệm lót sinh học là hỗn hợp giữa chất trộn có thể là trấu, mùn cưa, lõi bắp, vỏ
bào,… kết hợp men vi sinh vật có lợi dùng để lót nền chuồng trong chăn nuôi. Hệ men
vi sinh vật có lợi giúp phân giải nước tiểu, phân thải, hạn chế khí hôi, thối, ức chế và
tiêu diệt sự phát triển của các vi sinh vật có hại. Riêng phân của gà sau khi thu dọn
đệm lót có thể dùng bón cây rất tốt [3].
Đệm lót nền chuồng được xử lý và bảo dưỡng tốt có thời gian sử dụng 6 - 12
tháng, thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố: Nguyên liệu dùng làm đệm lót; độ
dày đệm lót (nếu đêm lót quá mỏng thì thời gian sử dụng ngắn hơn so với chất độn
dày); chế độ xử lý, bảo dưỡng [3].
Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học là nuôi dưỡng gà trên lớp độn lót
chuồngchứa một quần thể các vi sinh vật có hoạt tính cao, có thể tồn tại cùng nhau lâu
dài trong đệm lót, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có
hại nên có tác dụng lên men tiêu hủy phândo đó vật nuôi sống thoải mái, giảm căng
thẳng, tăng sinh trưởng và có sức đề kháng cao[8].
Công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học được một số tỉnh áp dụng thử
nghiệm từ năm 2010 trong đó chủ yếu áp dụng trong chăn nuôi lợn và gà. Trong 3 năm
2011-2013 đã có 40 tỉnh áp dụng với tổng diện tích đệm lót lên đến 5,47 triệu m2[8].
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học được
Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư triển khai từ năm 2013 bằng nguồn vốn từ
ââChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớiãã và nguồn vốn sự nghiệp
kinh tế ngành nông nghiệp và PTNT. Mô hình nuôi gà trên nền đệm lót được triển khai

6



ở huyện Quảng Điền và thị xã Hương Thủy với quy mô 15 hộ/ 3.000 con/400m2đệm
lót [9].
*Chuẩ n bị chuồ ng trạ i

Tùy điều kiện chăn nuôi, quy mô và hình thức nuôi để người nuôi có thể xây
dựng chuồng trại phù hợp.Nếu chuồng trại đang trong quá trình xây có thể để nền
chuồng bằng đất nện chặt để giảm chi phí xây dựng mà vẫn có thể sử dụng được đệm
lót.Đối với chuồng trại đang chăn nuôi bằng nền gạch, xi măng cũng không cần cải tạo
lại chuồng mà vẫn có thể sử dụng luôn đệm lót [3].
Chuẩn bị vật liệu: Vật liệu để làm đệm lót chuồng gồm trấu, mùn cưa, lõi ngô…
và men vi sinh(thường dùng men Balasa No1 hoặc Lacsachu...)
- Phư ơ ng pháp làm đệ m lót vớ i nguyên liệ u là trấ u:
Sử dụng úm gà, nuôi gà thịt
Nền chuồng theo các bước sau:
+ Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm, sau đó thả gà vào.
+ Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2-3 ngày đối với gà nuôi thịt,
quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín,dùng cào cào sơ qua lớp
đệm lót (cần quây gọn gà về 1 phía để tránh gây xáo trộn đàn gà).
+ Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ bề
mặt chất độn, tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp.
Cách làm chế phẩm men: 1 kg chế phẩm BALASA N01 trộn đều với 5-7 kg bột
bắp hoặc cám gạo, cho thêm 2,5 -3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều sau đó cho vào túi
hoặcthùng và để chỗ ấm ủ trong 2-3 ngày (mùa đông cần chúý giữ nhiệt độ ủ ấm,
đểkhông làm giảm chất lượng đệm lót).
Cần phải làm chế phẩm men trước khi sử dụng 2-3 ngày [3].
- Đố i vớ i chuồ ng làm mớ i
Nếu nơi nào đất cao có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30 cm, sẽ
làm đệm lót ngay trong chuồng. Cách làm:
+ Bước 1: Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm. Sau đó rải tiếp 10 cm
mùn cưa.

+ Bước 2: Rắc đều 5 kg bột bắp và cám, xử lý lên men lên mặt chất độn.

7


+ Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn, sau đó
xoa nhẹ lớp trên mặt.
+Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử
dụng được[3].
* Sử dụ ng và bả o dư ỡ ng

- Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: cứ sau 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm
lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.Thời
gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phânnhiều
hay ít. Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền
chuồng.
- Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót,để cửa thông
thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió. Trong trường hợp này gà vẫn sinh trưởng
tốt,khỏe mạnh.
-Để đệm lót luôn luôn khô và tiêu hủy phân tốt thì có thể sau một thời gian cần
phảibảo dưỡng 1 lần (sau khi xới tơi trên mặt đệm lót thì rắc chế phẩm men, được
chếnhư ở phần trên, đều lên mặt).
Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có gà vào những ngày nóng, thường bố trí thời
gianđể làm vào buổi chiều mát sẽ ít ảnh hưởng đến gà [3].
-Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót.
-Khi nuôi gà trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước
rớtlàm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
- Khi phát hiện độn lót có mùi của khí NHvà thối nhẹ là tác dụng phân giải
phân chưa tốt cần phải xử lý kịp thời. Tùy từng nguyên nhân: do đệm lót ướt quá; đệm
lótbị nén không tơi xốp; men kém hoạt động mà có cách xử lý phù hợp, nhưng

chungnhất là phải làm khô, xới tơi đệm lót và sau đó bổ sung chế phẩm men
BALASA.N01.
-Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới
khoảngtrên dưới 50cm còn phía trên phải để thoáng, đặc biệt trong mùa nóng.
-Mùa nóng khi úm gà do đệm lót luôn luôn ấm vì vậy nên treo đèn cao hơn để
tránhnhiệt độ cao làm bốc hơi nước làm cho gà bị nhiễm lạnh - ẩm dễ bị bệnh [3].

8


1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mô hình chăn nuôi gà bằng đệm
lót sinh học
Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6
thángđến một năm hoặc có thể dài hơn. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
- Nguyên liệu dùng làm đệm lót:Dùng chất độn là mùn cưa tốt nhất. Có thể sử
riêngmùn cưa hoặc cả trấu và mùn cưa, nhưng cần chú ý là trấu được rải ở dưới còn
mùncưa thường được rải ở lớp trên mặt.
- Độ dày độn lót:Nếu chất độn mỏng sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn so với
chất độndày.
-Chế độ bảo dưỡng: Đây là điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý.
- Độn lót hoạtđộng tốt phải đảm bảo có độ tơi xốp cần thiết, cho nên sau vài
ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ
đượcphân hủy nhanh hơn.
-Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót.
- Định kì bảo dưỡng đệm lót.
- Chế độ nuôi dưỡng gà: Cần bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước
uống chogà hoặc dùng thức ăn lên men để chăn nuôi nhằm làm tăng năng lực tiêu hóa,
giảmlượng phân thải ra.
1.1.4. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình đệm lót sinh học

1.1.4.1. Thuậ n lợ i

Khi chăn nuôi gà bằng mô hình đệm lót sinh học:
- Tăng chất lượng đàn gà: chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học giúp gà khỏe
mạnh và đồng đều nhau hơn, tỷ lệ gà sống có thể lên đến 98%.
- Tăng chất lượng sản phẩm: đệm lót sinh học giúp giảm tỷ lệ bệnh tật, đặc biệt
là bệnh tiêu chảy, thịt gà khi xuất chuồng cũng thơm ngon, hình thức đẹp và hoàn toàn
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Việc phân giải phân, làm cho mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như
không còn, tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi, cải thiện môi trường sống cho người
lao động và tạo cơ hội để phát triển chăn nuôi ngay cả gần các khu dân cư.
- Đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 10% thức ăn, vì:

9


×