Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu Luận Công Tác Tư Tưởng Với Vấn Đề Quản lý Tôn Giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.65 KB, 26 trang )

PHẦN A. LỜI NÓI ĐẦU

Tôn giáo đang là một trong những vấn đề quan trọng mà từ trước đến nay,
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn dành một sự quan tâm đặc biệt. Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vấn đề tôn giáo. Người đã coi đoàn kết tôn
giáo là một trong những vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược đại đoàn kết
dân tộc. Người đã từng nói: "Toàn thể đồng bào ta, không chia Lương giáo, đoàn
kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến để giữ gìn non sông, Tổ quốc, và cũng để
giữ gìn tín ngưỡng tự do".
Ngày nay, xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo đang là những điểm
nóng của thế giới hiện đại. Nhiều quốc gia đã lâm vào khủng hoảng chính trị- xã
hội triền miên dẫn đến không thể phát triển được đất nước mà vẫn chưa thể thoát
khỏi tình trạng đó vì đã không làm tốt công tác tôn giáo.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác
nhau và đang có chiều hướng phát triển trên phạm vi cả nước. Vì vậy, để tiến
hành thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta, trước hết đòi hỏi Đảng
phải đổi mới tư duy, nhìn nhận và đánh giá đúng những vấn đề lý luận và
thực tiễn, trong đó có vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đang và sẽ có nhiều biểu
hiện mới, đa dạng, phức tạp, cần được giải quyết đúng đắn.
Để đánh giá về tình hình tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết số
25-NQ/TW hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, ngày 12
tháng 3 năm 2003 đã chỉ rõ:
Đồng bào tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhìn chung các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường
hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật, các tôn giáo được Nhà nước công
nhận và hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại
đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc
đổi mới đất nước. Các ngành, các cấp đã chủ động tích cực thực hiện các chủ
trương, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và
1



giữ vững an ninh chính trị ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời đấu tranh
ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt
động chống phá Đảng và nhà nước.
Tuy nhiên, tình hình trong hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến
phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định, một số người chưa tuân
thủ pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép, còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến
đất đai và cơ sở vật chất tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp.
Ở một số nơi nhất là vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ
nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc gây mất ổn định chính trị.
Chính vì những lý do trên, là một người cán bộ đảng viên, là sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền bản thân muốn dùng kiến thức đã được Thầy,
Cô truyền đạt trong thời gian học tập tại trường để vận dụng và phân tích đánh
giá tình hình thực hiện công tác tôn giáo của huyện nhà, từ đó mong có thể góp
phần thực hiện tốt hơn nữa công tác này. Chính vì thế em đã chọn đề tài: “Công
tác Tư tưởng với vấn đề quản lý Tôn giáo ở huyện ……….., tỉnh …………”
để làm tiểu luận cho mình.
Mặc dù, bản thân rất cố gắng đầu tư nghiên cứu. Nhưng do kiến thức còn
hạn chế, tiểu luận chắc chắn không khỏi những thiếu sót. Rất mong được quí
thầy, cô Khoa Tuyên truyền giúp đỡ và bổ sung những khiếm khuyết đó để bản
thân nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về đề tài mình lựa chọn nghiên cứu,
qua đó giúp ích cho công tác thực tiễn sau này của bản thân khi trở về địa
phương công tác.

2


PHẦN B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
I- CÁC KHÁI NIỆM
1- Khái niệm Tín ngưỡng: là niềm tin của con người vào thế giới siêu
nhiên mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra.
2- Khái niệm Tôn giáo: là hành vi, là hoạt động của con người để thực
hiện niềm tin vào một thế giới siêu nhiên.
3- Khái niệm Hoạt động tôn giáo: là việc truyền bá, thực hành giáo lý,
giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.
4- Khái niệm Tổ chức tôn giáo: là tập hợp những người cùng tin theo
một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định
được nhà nước công nhận.
5- Khái niệm Tổ chức tôn giáo cơ sở: là đơn vị của tổ chức tôn giáo bao
gồm ban hộ tự hoặc ban quản trị chùa của Đạo Phật, giáo xứ của đạo Công giáo,
chi hội của đạo Tinh lành, họ đạo của đạo Cao Đài, ban trị sự xã, phường, thị
trấn của Phật giáo Hoà hảo và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác.
6 Khái niệm Cơ sở tôn giáo: là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người
chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của
tôn giáo được nhà nước công nhận.
7- Khái niệm Tín đồ: là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn
giáo thừa nhận.
8- Khái niệm Nhà tu hành: là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên
nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo.
II- VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ QUAN ĐIỂM CỦA
ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY.
1- Đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam:
3


Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo. Với vị trí địa

lý nằm ở khu vực Đông Nam Á, ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong
mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ dàng cho việc thâm
nhập các luồng văn hóa, các tôn giáo trên thế giới
Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em.
Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn
giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như: thờ
cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân
tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thủy (còn gọi là tín
ngưỡng sơ khai) như Tôtem giáo, Bái vật giáo, Saman giáo.
Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị ngoại bang xâm lược nên
Lão giáo, Nho giáo- những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công
giáo- một tôn giáo gắn với văn minh châu Âu vào truyền đạo và sau này đạo Tin
lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo và thu hút
người theo đạo.
Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang
hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Cụ thể:
- Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt
hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, Trong đó tập trung đông nhất ở Hà
Nôi, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng,
Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ…
- Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố,
trong đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kom Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Thuận,
Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long. An Giang, Cần Thơ…
- Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ
như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang,
Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang…

4


- Phật giáo Hòa Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh
miền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
- Đạo Tin lành: Khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng,
Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai,
Đắk Nông, Bình Phước… và một số tỉnh phía Bắc.
- Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ
Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận…
Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số
nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo,
hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sĩ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái Tin lành.
Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta
thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hóa,
sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa
Việt Nam phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên, đó cũng là những khó khăn đặt ra
trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối
với từng tôn giáo cụ thể nói riêng.
2- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về tôn giáo:
Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo dưới chủ nghĩa xã hội và tình hình tôn giáo ở nước ta, Đảng ta đã
khẳng định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn
giáo bình thường theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo
khác nhau, đồng bào theo tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo. Chăm lo
phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống của đồng bào. Nghiêm cấm lợi
dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và

chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây
rối, xâm phạm an ninh quốc gia".

5


Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về công tác tôn giáo đã chỉ rõ quan
điểm lớn sau:
- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đoàn kết toàn dân tộc.
- Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn
dân tộc.
- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG VỚI VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ TÔN GIÁO THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 25-NQ-TW Ở
HUYỆN ……………, TỈNH ………………. HIỆN NAY .
I- TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC TÔN
GIÁO QUA 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 25-NQ/TW (2003-2013).
1- Tình hình tôn giáo:
Huyện ………….. là huyện có địa bàn sông rạch chằng chịt dân cư sống rãi
rác. Toàn huyện có 07 xã, 01 thị trấn, với 37 ấp, 13.522 hộ với tổng số dân là
64.118 người (trong đó dân tộc Kinh 56.339 người, chiếm 89,34%, Khmer 1.192
hộ với 4.739 người, chiếm 7,39% và Hoa 12 hộ với 54 người, chiếm 0,08%, còn
lại một số ít dân tộc thiểu số khác không đáng kể. Địa giới hành chính của huyện
như sau: hướng Đông giáp tỉnh Trà Vinh; hướng Tây giáp huyện Long Phú;
hướng Nam giáp Biển Đông; hướng Bắc giáp huyện Kế sách, tỉnh Sóc Trăng.
Huyện có 04 tôn giáo được nhà nước công nhận là: Phật giáo, Thiên chúa
giáo, Cao đài và Tin lành; có 08 cơ sở thờ tự, trong đó có 04 cơ sở thờ tự Phật

giáo (03 chùa Bắc tông và 01 chùa Nam tông Khmer); 02 Nhà nguyện và 02 Thánh
thất Cao Đài; Tin lành không có cơ sở thờ tự chỉ có số ít tín đồ sinh hoạt ở Hội
6


thánh xã Đại Ngãi, huyện Long Phú. Với 4.712 tín đồ, trong đó: Phật giáo có
3.378 tín đồ, đa phần đều là tín đồ nữ, chỉ có 400 tín đồ là người dân tộc khmer
theo phật giáo Nam tông, còn lại là người kinh theo phật giáo Bắc tông; Thiên
chúa giáo có 1.057 tín đồ, trong đó 70% là tín đồ nữ thuộc dân tộc kinh; Cao đài
có 236 tín đồ, trong đó 80% tín đồ nữ thuộc dân tộc kinh; Tin lành có 41 tín đồ
thuộc dân tộc kinh.
Huyện có 23 chức sắc và 43 chức việc, trong đó: Phật giáo có 18 chức
sắc, 04 chức việc, dân tộc kinh 4 người, khmer 14 người, học vấn 12/12 có 03
người, 9/12 có 01 người, còn lại dưới lớp 05, 01 cao đẳng Phật học, 01 trung cấp
Phật học; Công giáo có 02 Linh mục, 11 chức việc, dân tộc kinh 13, cử nhân
triết học thần học 02 người; Cao đài: có 03 chức sắc, 28 chức việc; dân tộc kinh
31; trình độ tôn giáo: trung cấp 02, sơ cấp 01; Tin lành huyện chưa có cơ sở thờ
tự chỉ có 41 tín đồ sinh hoạt ở Hội thánh Đại Ngãi.
Các xã, thị trấn trong huyện đều có tín đồ các tôn giáo được nhà nước
công nhận hoạt động, nhưng chỉ có 05 xã, thị trấn có cơ sở thờ tự; không có
người nước ngoài cư trú tại địa phương sinh hoạt tôn giáo. Bên cạnh những đạo
được nhà nước công nhận hoạt động, trên địa bàn huyện cũng xuất hiện một số
đạo lạ và tà đạo hoạt động bất hợp pháp như:
- ………………………………….
- ……………………………………..
* Đặc điểm hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện sau khi thực hiện
Nghị quyết 25-NQ/TW:
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo; Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh uỷ
và Chương trình hành động số 02-CTHĐ/HU của Huyện ủy về tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nhìn chung,
tình hình tôn giáo trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, công tác vận
động đồng bào có đạo, các chức sắc, chức việc, tu sĩ, tín đồ hưởng ứng tham gia
phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đạt được
7


nhiều tiến bộ. Nhân tố tích cực trong phong trào yêu nước của đồng bào tín đồ
các tôn giáo tiếp tục được phát huy, đã khuyến khích được các tổ chức, cá nhân
tôn giáo tham gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động xã hội, y tế,
giáo dục, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đời sống
vật chất, tinh thần của đồng bào có đạo được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội vùng đồng bào tôn giáo được tăng cường, lòng tin của chức sắc,
chức việc, tu sĩ, tín đồ được củng cố, tạo sự đồng thuận với chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết cũng còn một
số vấn đề cần quan tâm: công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trong đồng
bào có đạo chưa sâu rộng. Trong thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo
theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22/2005/NĐ-CP, ngày
01//3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo có nơi bị động, lúng túng. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại có
liên quan đến tôn giáo của các ngành và địa phương đôi lúc còn chưa chặt chẽ,
đúng chính sách, pháp luật, còn nhiều vụ việc kéo dài. Xây dựng lực lượng cốt
cán trong đồng bào có đạo nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ tập
hợp đồng bào có đạo vào các tổ chức đoàn thể còn thấp.
Nguyên nhân chủ yếu là do: Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ban,
ngành, đoàn thể về công tác tôn giáo chưa thật sâu sắc. Tổ chức bộ máy làm công
tác tôn giáo còn bất cập trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Ban chỉ đạo
về công tác tôn giáo, dân tộc của huyện chậm được củng cố, kiện toàn. Hệ thống

pháp luật về tôn giáo đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa bao quát hết nội
dung hoạt động tôn giáo. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định
92/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo có nhiều điểm mới, thời gian triển khai chưa nhiều nên một số nơi
còn lúng túng trong thực hiện.

8


Từ khi có Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX và Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 8/4/2003 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về
công tác tôn giáo, Huyện ủy đã xây dựng và triển khai chương trình hành động
số 02- CTHĐ/HU, ngày 8/7/2003 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khoá IX
về công tác tôn giáo. Trên cơ sở đó, UBND huyện, Mặt trận và các đoàn thể, các
ngành, các cấp có kế hoạch cụ thể để phối hợp chỉ đạo thực hiện. Qua đó, tiếp
tục tạo được bước chuyển biến rõ nét đối với công tác tôn giáo trên địa bàn
huyện, cũng như trong công tác tuyên truyền vận động đồng bào có đạo.
Nhân dịp lễ Giáng sinh, lễ Phật Đản Phật lịch, tết Nguyên Đán, Chol-ChnămThmây, lễ Đôn-ta... hàng năm, Huyện ủy, HĐND&UBND huyện, MTTQVN huyện
cùng các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các đoàn thăm viếng, tặng quà chúc mừng các
vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành cho đồng bào có đạo.
Uỷ ban nhân dân huyện cùng với Mặt trận Tổ quốc và các ngành chức
năng của huyện luôn phát huy tốt vai trò phối hợp trong nắm bắt tình hình, xem
xét giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các đơn từ, vụ việc yêu cầu khiếu nại có
liên quan đến tôn giáo; Hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức tôn giáo hoạt động
đúng pháp luật; vận động các chức sắc và đồng bào có đạo gương mẫu thực hiện
nghĩa vụ công dân, tích cực hưởng ứng các chủ trương tham gia đóng góp cho
phong trào xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục, xã hội nhân đạo, từ
thiện, chăm lo cho gia đình chính sách, hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới của địa
phương… đạt được nhiều kết quả thiết thực.
2- Tình hình bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo:

Bộ máy làm công tác tôn giáo được củng cố từ cấp huyện đến cơ sở. Hiện
huyện có 17 cán bộ, công chức tham gia công tác quản lý Nhà nước đối với tôn
giáo, trong đó: Cấp huyện có 01 người (Phó Trưởng phòng Nội vụ phụ trách công
tác tôn giáo); các xã, thị trấn có 16 người (Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách công
tác tôn giáo và 1 cán bộ không chuyên trách làm công tác tôn giáo). Năm 2013,
huyện thành lập Ban Chỉ đạo về công tác tôn giáo, do đồng chí Phó Bí thư Thường
trực Huyện ủy làm Trưởng Ban, Ban Dân vận Huyện ủy là cơ quan Thường trực
9


của Ban chỉ đạo và một số thành viên là lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của
huyện, với chức năng, nhiệm vụ là tham mưu cho Huyện ủy nắm tình hình và giải
quyết các vấn đề về lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn theo quy định.
Lực lượng cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp huyện, cấp xã hầu hết là
kiêm nhiệm, nên sau mỗi nhiệm kỳ bầu cử do có sự luân chuyển cán bộ đã làm
ảnh hưởng đến nhân sự quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn. Do không có
cán bộ chuyên trách, nên việc tiếp cận gần gũi với các chức sắc tôn giáo cũng
còn nhiều hạn chế, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về
tôn giáo cũng ít được các cấp quan tâm. Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác tôn giáo từ huyện đến xã chưa qua các lớp đào tạo về
nghiệp vụ quản lý nhà nước về tôn giáo, chỉ tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn
hạn do tỉnh tổ chức, nên chưa chuyên sâu về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của các
tôn giáo một cách sâu rộng.
Về trình độ cán bộ làm công tác tôn giáo từ huyện đến cơ sở từng bước
được nâng lên: cấp huyện có 02/02 có trình độ Đại học, 01/02 có trình độ cao
cấp lý luận Chính trị; cấp xã có 07/08 cán bộ phụ trách tôn giáo có bằng Đại học
và 01/8 có bằng Trung cấp chuyên môn. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ
nói chung, cán bộ làm công tác tôn giáo nói riêng đều được thực hiện theo chế
độ cán bộ, công chức, chưa có chế độ đãi ngộ dành riêng cho người làm công tác
tôn giáo.

Cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về
tôn giáo với các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã
hội ở địa phương luôn được quan tâm và có mối liên hệ chặt chẽ để hỗ trợ lẫn
nhau trong việc quản lý và kịp thời phát hiện những vụ việc sinh hoạt tôn giáo
trái pháp luật để ngăn chặn và xử lý kịp thời.
II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 25-NQ/TW VỀ
CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HUYỆN ……………...

10


1. Về thực hiện chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó
có đồng bào các tôn giáo:
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư các chính sách
phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần
của nhân dân trong đó có đồng bào các dân tộc, tôn giáo. Qua 10 năm thực hiện
đã đem lại hiệu quả tích cực như: Đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên;
các công trình kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện; hệ thống cơ sở hạ tầng có
bước phát triển nhanh; 100% khu dân cư có điện sinh hoạt và điện thoại liên lạc;
trên 85% số hộ có nước sạch sử dụng; hệ thống đường giao thông, trường học, trạm
y tế… cơ bản giải quyết được yêu cầu bức xúc của đồng bào về đi lại, học hành,
chữa bệnh… tốc độ phát triển kinh tế trong các xã tập trung đồng bào có đạo bình
quân hàng năm cao hơn mức bình quân chung của toàn huyện; tỷ lệ hộ nghèo giảm
còn dưới 11% năm 2013; các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, say sưa gây mất an
ninh, trật giảm. Thực hiện các Chương trình 167, 134, Mặt trận, đoàn thể các cấp đã
huy động sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, chung tay xóa
nhà dột nát, nhà tạm bợ xây được 3.426 căn nhà, số tiền 28 tỷ 175 triệu đồng (trong
đó có 1.284 căn cho hộ dân tộc thiểu số trong đó có đồng bào có đạo, số tiền 7 tỷ 952
triệu đồng). Ngoài ra còn hỗ trợ 201 giếng nước, 400 lu chứa nước với kinh phí 783

triệu đồng; hỗ trợ tiền Tết hằng năm cho người nghèo, gia đình đặc biệt khó khăn
6.270 hộ với kinh phí 2 tỷ 809 triệu đồng; huy động ủng hộ nạn nhân chất độc da
cam, hỗ trợ nhà bị hỏa hoạn, lốc xoáy 64 hộ với số tiền 130 triệu đồng cho đồng bào
dân tộc, tôn giáo...; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư” không ngừng được phát huy. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội cơ bản được giữ vững.
2. Tạo điều kiện cho các tôn giáo sinh hoạt theo Hiến chương, Điều lệ
của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và hoạt động bình
thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước:

11


Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo
bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau,
đồng bào theo tôn giáo và đông bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị
văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo
và các chức sắc tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo". Các tổ chức tôn giáo hợp pháp
hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho đồng
bào các tôn giáo.
Trong 10 năm qua các cấp ủy Đảng huyện tạo đều kiện cho các cơ sở thờ tự
sửa chữa và xây dựng mới các công trình tôn giáo như: cho phép sửa chữa
………….. ... Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo cho các tôn giáo cơ
sở trên địa bàn sinh hoạt đúng theo Hiến chương, điều lệ và đúng theo chính
sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
3. Về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt
đời đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới,

xây dựng và bảo vệ đất nước:
Trong thời gian qua tín đồ các tôn giáo trên địa bàn huyện tham gia tích cực
các phong trào thi đua yêu nước, chung tay góp sức xây dựng cuộc sống ấm no,
hạnh phúc, tiến bộ với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các phong trào lớn
điển hình trong thời gian qua như: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa, phong trào chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới, phong
trào bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào xã hội hóa trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội.
Với các phong trào trên trong 10 năm qua đã đạt được những thành tựu
đáng kể: tăng trưởng kinh tế hàng năm đều tăng bình quân trên 10%; diện tích,
năng suất mía luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi từng bước có hiệu quả, mô hình cánh đồng mía mẫu được thực hiện bước
12


đầu đem lại lợi nhuận cao; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp ngày càng tăng,
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng hoàn thiện hơn, số hộ gia đình
văn hóa ngày càng cao, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn
được giữ vững.
4. Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối
hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn
đề tôn giáo, dân tộc để phá hoại đoàn kết dân tộc, chống chế độ:
Phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác
tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên là người có đạo, thực hiện chính sách
của Đảng và Nhà nước. Tăng cường xây dựng lực lượng cốt cán trong chức sắc,
chức việc và tín đồ. Đồng thời, làm tốt công tác hướng dẫn các tổ chức, động viên
các chức sắc, nhà tu hành, chức việc, tín đồ tham gia các phong trào hành động
cách mạng ở địa phương, nhất là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư". Hướng dẫn các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật.
Động viên chức sắc, tín đồ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nâng

cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu,
hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân
tộc, chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Công tác phối hợp đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo được tổ chức
triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng có liên
quan đã kịp thời phòng ngừa các hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn
giáo, dân tộc gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; cụ thể là
làm thất bại âm mưu thủ đoạn của bọn Khmer Campuchia Crôm dự định tổ chức "lễ
mất đất" ngày 4/6 hàng năm ở Sóc Trăng; một số chức sắc Phật giáo, Công giáo, Tin
lành... từ nước ngoài như: Campuchia, Hàn Quốc, Mỹ... đến tham gia tổ chức truyền
đạo trái phép vì mục đích xấu cũng được phát hiện và ngăn chặn kịp thời; trong các
năm qua đã có 36 lượt sư từ Campuchia và Úc về Sóc Trăng, 42 lượt sư từ Sóc Trăng
sang Campuchia, 7 lượt chức sắc Công giáo, Tin lành người nước ngoài đến Sóc
Trăng tham gia truyền đạo trái phép.
13


5. Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên
truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm thất
bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù
địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở địa phương:
Đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền, học tập các chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác tôn giáo trong tình hình mới,
đặc biệt là quan điểm chỉ đạo chung của Đảng về tôn giáo được nêu trong Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X; 5 quan điểm, chính sách đối với tôn
giáo được nêu trong Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về công tác tôn giáo; 4
quan điểm chỉ đạo công tác tôn giáo được nêu trong Nghị quyết 06- NQ/TU,
ngày 08/4/2002 của Tỉnh uỷ khoá X; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần
nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là chức sắc, nhà tu

hành, tín đồ trong huyện về yêu cầu, nhiệm vụ công tác tôn giáo, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.
6. Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác
tôn giáo. Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung
cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính
sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo:
Thực hiện các Nghị định của Chính phủ và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân
tỉnh, năm 2005 Chính phủ có Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
một số điều của pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có
Quyết định số 556/QĐTC-CTUBT về việc phân cấp và ủy quyền giải quyết công
việc quản lý hành chính Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng; Uỷ ban nhân dân huyện tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết
trung ương 7 khóa IX về công tác tôn giáo để đánh giá những mặt đạt được và
những hạn chế tồn tại. Từ đó Uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên tăng cường
thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo theo đúng
quy định của pháp luật và thẩm quyền phân cấp được giao.
14


III- ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ RÚT RA
BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
1. Nguyên nhân thành công và hạn chế trong 10 năm thực hiện Nghị
quyết 25-NQ/TW:
Nguyên nhân thành công: Công tác tôn giáo trong thời gian qua đã
được Đảng, Chính quyền các cấp quan tâm thực hiện tốt, từ đó đã thực hiện
và phát huy chức năng nhiệm vụ trong quản lý nhà nước, vừa giúp đỡ tạo điều
kiện tôn giáo sinh hoạt bình thường vừa đưa các hoạt động tuân thủ pháp luật;
các cấp các ngành phối hợp giải quyết kịp thời, đúng quy định các đơn thư,
yêu cầu chính đáng của các tôn giáo.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém: Công tác tuyên truyền, phổ biến

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong
đồng bào có đạo chưa thật sâu rộng; công tác vận động quần chúng tín đồ trong đó
đặc biệt là công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào có đạo chưa
được quan tâm đúng mức; một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhất là ở cơ sở chưa
chủ động, tích cực quan tâm lãnh đạo, quản lý công tác tôn giáo, đôi lúc còn biểu
hiện lơi lỏng trong công tác vận động chức sắc tôn giáo và đồng bào ở những vùng
có đạo. Tỷ lệ tập hợp đồng bào có đạo vào các tổ chức đoàn thể còn thấp, lực lượng
cốt cán vùng tôn giáo còn ít.
Việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về tôn giáo còn nhiều mặt bất cập. Trong thực hiện quản lý nhà
nước về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định về tôn giáo
mới ban hành có nơi bị động, lúng túng, còn áp dụng những quy định cũ, đôi lúc
giải quyết sự vụ, sự việc theo cảm tính, chủ quan, gây cản trở, phiền hà, làm cho
các chức sắc, chức việc, tu sĩ và tín đồ hoài nghi về chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Một số địa phương chưa chủ động trong việc xử lý các tình huống
tôn giáo phát sinh, nắm thông tin tình tình tôn giáo chưa kịp thời; một số cán bộ
chính quyền cơ sở chưa phân biệt rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng

15


bào với việc kẻ xấu lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật dẫn đến quản lý lỏng
lẽo để xảy ra một số hoạt động tôn giáo trái phép.
Việc phát triển đảng viên ở vùng có đông đồng bào có đạo chuyển biến
chậm. Năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn
giáo, dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Một số nơi,
cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ và
thực hiện nghiêm túc quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước về công tác tôn giáo; Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo, dân tộc của huyện
chậm được củng cố, kiện toàn.

Hệ thống pháp luật về tôn giáo đang trong quá trình hoàn thiện, nên chưa
bao quát hết được nội dung hoạt động tôn giáo. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và
Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh có nhiều điểm mới, thời gian triển khai
chưa nhiều nên một số nơi còn lúng túng trong thực hiện. Mặt khác, quá trình
triển khai thực hiện bước đầu xuất hiện một số phát sinh trong thực tế mà Pháp
lệnh và Nghị định chưa đề cập đến như: việc thành lập họ đạo Công giáo; việc
chuyển nhượng, hiến đất cho cơ sở tôn giáo; các thủ tục xin khôi phục lại các cơ
sở thờ tự bị hoang phế; các tiêu chí quy định việc chia tách các tổ chức tôn giáo,
xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở thờ tự... nên khi thực hiện còn gặp những khó
khăn vướng mắc
2- Bài học kinh nghiệm:
2.1. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Có sự quan tâm của cấp ủy Đảng,
chính quyền; sự nổ lực, cố gắng của cơ quan chuyên môn, nắm chặt tình hình,
xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến tôn giáo một cách nhất quán và kịp
thời thì tình hình tôn giáo ở địa phương sẽ ổn định.
2.2. Về công tác vận động quần chúng có đạo: Tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân có đạo hiểu và chấp hành tốt chủ trương của
đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là về lĩnh vực tôn giáo thì tình hình
hoạt động tôn giáo ở địa phương sẽ phát triển.

16


2.3. Về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo: Các chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đều được cụ thể hóa phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương, đơn vị; tổ chức triển khai, hướng dẫn cụ thể
đến các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và đến từng người
dân có đạo để thực hiện, Từ đó, các tôn giáo đã đồng tình hưởng ứng, động viên
tín đồ tham gia thực hiện, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, đoàn kết tôn giáo được thắt chặt.

2.4. Trong công tác phối hợp liên ngành: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nên phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng các chủ
trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong chức sắc, chức
việc, tu sĩ, tín đồ. Vận động chức sắc, chức việc, tu sĩ và tín đồ sống "tốt đời, đẹp
đạo" thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia phát triển kinh tế,
văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng và thực hiện cuộc vận động "toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Động viên các chức sắc, chức việc,
tu sĩ, tín đồ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao tinh thần
cảnh giác, chủ động ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động lợi
dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chống
lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
2.5. Trong công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo: Công tác phối
hợp đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo được tổ chức triển khai thực
hiện đạt hiệu quả. Thời gian qua, các cơ quan chức năng có liên quan đã kịp thời
phòng ngừa hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, dân tộc hòng
gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
2.6. Về công tác đấu tranh nhân quyền và đối ngoại: Nắm chắc quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và tự hào về những thành
tựu to lớn về nhân quyền của chúng ta đạt được; tập trung giáo dục tầng lớp
thanh niên, sinh viên, học sinh, đồng bào theo đạo và đồng bào dân tộc, chống
sự xâm nhập của các loại tư tưởng sai trái, tài liệu độc hại từ bên ngoài; nâng
cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động mới của các thế lực thù địch
17


lợi dụng nhân quyền chống phá ta, nhất là lợi dụng quyền tự do tôn giáo, quyền
tự trị của người dân tộc thiểu số, quyền tự do ngôn luận, báo chí, bày tỏ ý kiến…
để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Phải tạo được sự thống nhất
nhận thức và hành động, trước hết là trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc, đoàn thể về công tác bảo vệ và đấu tranh nhân quyền.

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở ……….., TỈNH
……………. TRONG THỜI GIAN TỚI
I- QUAN ĐIỂM LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ
TÔN GIÁO TRONG THỜI GIAN TỚI.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong lãnh đạo việc quản lý
xã hội và điều hành đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn quan tâm đến tôn
giáo và chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và phù hợp với từng giai đoạn
của cách mạng. Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường
đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ đó, ngày 12 tháng 3
năm 2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ban hành Nghị quyết số
25-NQ/TW về công tác tôn giáo, văn kiện đã trở thành nền tảng chính sách của
nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong tình hình mới, nghị quyết đã nêu rõ:
Một là: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường
theo đúng pháp luật.
Nước Việt Nam từ khi có Hiến pháp, vấn đề tự do tín ngưỡng tự do lựa
chọn tôn giáo của nhân dân được tôn trọng và ghi nhận ở văn bản pháp lý cao
18


nhất là Hiến pháp. Các tôn giáo phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình
đẳng trước pháp luật.
Hai là: Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân

tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào theo
tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích
cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc
và nhân dân, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng,
tôn giáo. Đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín
dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ
nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Tôn giáo là một
hiện tượng của đời sống xã hội, tổ chức tôn giáo thuộc nhóm tổ chức xã hội, bởi
vậy, mọi tôn giáo (bao gồm cả thể nhân tôn giáo và pháp nhân tôn giáo) đều phải
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nhà nước và chịu sự quản lý của nhà nước.
Ba là: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu
cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của tổ quốc, thông
qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo
đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào
tôn giáo. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
xã hội, các tổ chứ tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vận động quần chúng
và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Nhà nước.
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là
điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi
công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là: Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công
tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các
ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
19


chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách làm công tác

tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được cũng cố và kiện toàn.
Năm là: Vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do
hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp
luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức
sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sữa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự
tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà
đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm
cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái
phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Những hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã
hội, phương hại đến nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân,
chống lại Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị
đạo đức, lối sống, văn hoá của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo
thực hiện nghĩa vụ công dân, đều bị xử theo pháp luật.
Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản
Việt nam (tháng 4 năm 2006) tiếp tục khẳn định “Đồng bào các tôn giáo là bộ
phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính
sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do, tính ngưỡng, theo hoặc không theo tôn
giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết
đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo.
Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động
viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo).
Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo
hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
20



vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo. Tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín, dị
đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung
của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân”.
II- DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG
HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HUYỆN
…………….G TRONG THỜI GIAN TỚI.
1- Nhiệm vụ chung:
- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó
có đồng bào các tôn giáo.
- Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính
sách và pháp luật của Nhà nước.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp
đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ
đất nước.
- Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp
đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo,
dân tộc để phá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ.
- Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm thất bại những luận điệu
tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình
hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta.
- Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn
giáo. Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận
cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước
mắt và lâu dài đối với tôn giáo.

21


2- Giải pháp:
- Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể thường xuyên
quan tâm tổ chức tốt việc quán triệt các chủ trương, chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo trong tình hình
mới cho nội bộ Đảng và nhân dân. Đặc biệt là tuyên truyền học tập cho các chức
sắc, nhà tu hành và đồng bào có đạo, làm cho cán bộ, Đảng viên và toàn dân
nhận thức nhiệm vụ công tác tôn giáo của Đảng trong tình hình mới. Từ đó vận
động các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phát huy truyền thống
yêu nước, đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo, ý thức bảo vệ độc lập và
thống nhất đất nước, làm cho các hoạt động tôn giáo gắn bó với lợi ích dân tộc,
với đất nước và chủ nghĩa xã hội, thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quan tâm hơn nữa xây dựng lực lượng
nòng cốt, củng cố các chi đoàn, chi hội trong vùng đồng bào các tôn giáo thật sự
vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, đủ sức vận động tín đồ các tôn giáo tham gia vào
các tổ chức chính trị - xã hội,... Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, hội viên
trong đồng bào có đạo để làm nòng cốt trong các phong trào cách mạng ở địa
phương. Đồng thời quan tâm phát triển Đảng viên trẻ, nữ trong đồng bào có đạo.
- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao áp dụng Khoa học
kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm khuyến khích đồng bào có đạo tham gia
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm
nghèo. Mặt trận và các đoàn thể tuỳ thực tế tình hình xây dựng các mô hình, đề án
phù hợp để thu hút, quản lý và vận động người có đạo tham gia các phong trào thi
đua yêu nước, các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, nhân
đạo từ thiện, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phòng chống tệ nạn xã hội,... đi
vào chiều sâu. Đồng thời, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước thừa
nhận có đủ tư cách pháp nhân, hoạt động đúng pháp luật, tích cực tham gia các chủ

trương xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục; các hoạt động xã hội, nhân
đạo, từ thiện,... theo nguyên tắc phù hợp với chức năng, tôn chỉ của mỗi tôn giáo và
22


theo quy định của pháp luật. Không được lợi dụng danh nghĩa tôn giáo làm xã hội
từ thiện để kích động chia rẽ chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, gây
mất ổn định xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia.
- Thường xuyên hướng dẫn các tôn giáo hoạt động theo tôn chỉ, mục đích,
hiến chương hành đạo trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước nhằm hạn chế
và đi đến không còn các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, đưa hoạt động xây
dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự vào nền nếp, đúng pháp luật.
- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo có đủ
phẩm chất và năng lực làm tham mưu cho cấp ủy, Chính quyền về công tác tôn
giáo. Giữ mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, các
đoàn thể với các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành ở các cấp. Thực
hiện tốt công tác tôn giáo theo Nghị định 26/CP của Chính phủ, phân công và
xác định rõ trách nhiệm của từng cấp Chính quyền, nhất là ở xã, thị trấn trong
công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể tuỳ
theo chức năng nhiệm vụ, cần phân công bố trí cán bộ có uy tín, năng lực để làm
công tác vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo.
- Vận động trong chức sắc, chức việc, tu sĩ, tín đồ các tôn giáo sống “tốt
đời, đẹp đạo” thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia phát triển
kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh, quốc phòng và thực hiện cuộc vận động
“TDĐKXDĐSVHƠKDC”. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động
đúng pháp luật, phát huy những giá trị văn hoá đạo đức lành mạnh, hướng thiện
của các tôn giáo phù hợp với văn hoá truyền thống của dân tộc. Động viên các
chức sắc, chức việc, tu sĩ, tín đồ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu
nước, nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ

khối đoàn kết dân tộc, chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
3- Dự báo tình hình Tôn giáo
3.1-Dự báo xu hướng phát triển và hoạt động của
tôn giáo trên địa bàn huyện …………………
23


Có thể khẳng định rằng tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần không
thể thiếu trong một bộ phận nhân dân có đạo, xem nhân dân có đạo cũng là một
công dân, từ đó đã tạo điều kiện tốt cho các chức sắc, chức việc và tín đồ an tâm
trong hành đạo. Các chức sắc, tín đồ luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
tham gia tốt các phong trào ở địa phương. Tuy nhiên, huyện có tỷ lệ tín đồ ít, đồng
bào các dân tộc Kinh - Khmer - Hoa có cuộc sống đan xen, do vậy trong hoạt động
các tôn giáo thường xuyên giao lưu qua lại, các tập quán tín ngưỡng dân gian vẫn còn
tồn tại khá phổ biến trên địa bàn huyện. Vì vậy, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trên
địa bàn huyện trong thời gian tới diễn ra các hoạt động tương đối ổn định; xu thế
phát triển của các tôn giáo trên địa bàn huyện sẽ được mở rộng về quy mô và số
lượng, trong đó đáng lưu ý là việc phát triển và mở rộng cơ sở tôn giáo của Phật
giáo Bắc tông sẽ có chiều hướng gia tăng trên địa bàn một số xã, thị trấn.
3.2-Dự báo tình hình lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trong
và ngoài nước tại địa phương:
Âm mưu cố hủ và lâu dài của các thế lực thù địch vẫn chưa có gì thay đổi,
chúng vẫn lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động chống phá, nhằm thực hiện âm
mưu “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam. Do đó đối với địa bàn có tín đồ phật
tử, Phật giáo Nam tông Khmer có mối quan hệ họ hàng gắn bó và phong tục tập
quán tương tự nên công dân 02 nước Việt Nam- CamPuChia thường xuyên qua
lại để thăm thân nhân, tham quan du lịch và học tập tạo điều kiện cho các thế lực
thù địch lôi kéo, câu mốc, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta nên sẽ trực
tiếp bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.
Một số nơi trình độ dân trí còn thấp, điều kiện khó khăn về kinh tế, dùng

vật chất để vận động lôi kéo phát triển đạo trái phép, lợi dụng vấn đề này các thế
lực thù địch lôi kéo, câu móc hoạt động chống phá đảng và nhà nước gây chia rẻ
đoàn kết trong tôn giáo. Lợi dụng chính sách đổi mới, hội nhập của Đảng và Nhà
nước ta, các tôn giáo lạ từ nước ngoài du nhập vào làm ảnh hưởng đến an ninh chính
trị trên địa bàn, các tổ chức tôn giáo trong nước tăng cường hoạt động xã hội, từ
thiện để xây dựng cơ sở xã hội, củng cố vị thế trong tôn giáo, mở rộng đạo phát triển
24


tín đồ, lợi dụng sơ hở, thiếu sót của cán bộ trong thực hiện các chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước để khoét sâu mâu thuẫn giữa tín đồ tôn giáo với chính quyền,
gây phức tạp về an ninh, trật tự.
4- Đề xuất, kiến nghị:
- Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo trong thời gian tới đề nghị
Chính phủ sớm dự thảo trình Quốc hộ thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để
đáp ứng kịp thời việc quản lý Nhà nước về Tôn giáo trong tình hình mới và xu
thế phát triển của các Tôn giáo trong quá trình hội nhập Quốc tế.
- Ủy ban nhân dân tỉnh cần phân cấp quản lý và xây dựng quy chế phối
hợp hành động với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề liên
quan đến công tác Tôn giáo, cũng như có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm
công tác Tôn giáo; chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt Quy chế phối hợp
giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Tôn giáo.
- Nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công
tác tôn giáo của địa phương từ huyện đến các xã, thị trấn trong thời gian tới Ban
Tôn giáo, Sở Nội vụ tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh cần
tổ chức các lớp chuyên sâu, dài hạn về công tác tôn giáo cho cán bộ làm công
tác tôn giáo trên địa bàn, trong đó có cả bồi dưỡng về tiếng dân dộc.
PHẦN C. KẾT LUẬN
Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường
ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hoá, sự đa

dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt
Nam phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việc
thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn
giáo cụ thể nói riêng.
Nhưng qua những vấn đề trình bày trên thì cho tháy rằng Đảng và nhà nước
ta đã có những chính sách rất là phù hợp cho vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Như
25


×