Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Luận văn thạc sỹ - Chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-learning tại Đại học Kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.47 KB, 95 trang )

“TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”
-------------------------

CÁP THỊ THANH VÂN

“CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ TỪ XA
E-LEARNING TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”


HÀ NỘI – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------

CÁP THỊ THANH VÂN

“CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ TỪ XA
E-LEARNING TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”

“CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH”

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa Elearning tại Đại học Kinh tế quốc dân” là cơng trình nghiên cứu, thực hiện của bản


thân tôi.
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.”

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Cáp Thị Thanh Vân


“LỜI CẢM ƠN”
Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, dưới sự chỉ dạy, hướng dẫn tận tình của các thầy cơ tại các Khoa/ Viện, Khoa
học Quản lý và Viện Đào tạo sau Đại học, tôi đã nghiên cứu và tiếp thu được nhiều
kiến thức bổ ích để vận dụng vào cơng việc hiện tại nhằm nâng cao trình độ năng
lực năng lực của bản thân.”
Luận văn “Chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-learning tại Đại học
Kinh tế Quốc dân” là kết quả của quá trình nghiên cứu trong niên khóa 2015-2017.
“Tơi xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS Lê Thị Anh Vân đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn.”
“Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập. Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè,”gia
đình đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và hoàn
thành bản luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Cáp Thị Thanh Vân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ
TỪ XA E-LEARNING.............................................................................................7
1.1 Đào tạo đại học hệ từ xa E-learning.................................................................7
1.1.1 Khái niệm đào tạo đại học hệ từ xa E-learning.............................................7
1.1.2 Đặc điểm đào tạo ĐH hệ từ xa E-learning....................................................8
1.1.3 Vai trò của đào tạo đại học hệ từ xa E-learning..........................................10
1.1.4 Điều kiện để tiến hành đào tạo đại học hệ từ xa E-learning........................10
1.2 Chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-learning............................................11
1.2.1 Khái niệm về chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-learning....................11
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-learning........15
1.2.3 Các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo....................................................16

1.2.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo theo đầu ra.......................................19
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo hệ từ xa E-Learning.....19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC HỆ TỪ XA E-LEARNING TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN........25
2.1 Giới thiệu đào tạo đại học hệ từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân................25
2.1.1 Giới thiệu về Đại học Kinh tế quốc dân....................................................25
2.1.2 Trung tâm ĐTTX tại Đại học Kinh tế quốc dân........................................26
2.2 Kết quả hoạt động đào tạo đại học hệ từ xa E-learning
giai đoạn 2012-2017....................................................................................27
2.3.Thực trạng chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-learning tại Đại học Kinh
tế quốc dân giai đoạn 2012-2017...........................................................................30
2.3.1. Chương trình đào tạo.................................................................................30


2.3.2. Mục tiêu đào tạo........................................................................................31
2.3.3. Học liệu, tài liệu tham khảo.......................................................................35
2.3.4. Thực trạng công tác đánh giá sinh viên.....................................................36
2.3.5. Cán bộ giảng dạy.......................................................................................42
2.3.6. Cán bộ quản lý, cán bộ hỗ trợ....................................................................46
2.3.7. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.......................................................................48
2.4 Đánh giá chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa tại Đại học
Kinh tế quốc dân............................................................................................50
2.4.2. Đánh giá theo các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo.............................52
2.4.2 Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong đào tạo đại học hệ từ xa Elearning tại Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay..................................................53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ TỪ XA E-LEARNING TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN............................................................................................................56
3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa tại Đại học
Kinh tế quốc dân đến năm 2020...........................................................................56
3.1.1 Mục tiêu phát triển đào tạo hệ từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân............56

3.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa tại Đại học
Kinh tế quốc dân.................................................................................................56
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa tại Đại học Kinh tế
quốc dân đến năm 2020.........................................................................................57
3.2.1 Đổi mới chương trình, mục tiêu đào tạo....................................................57
3.2.2 Xây dựng hoàn thiện hệ thống học liệu điện tử.........................................59
3.2.3 Nâng cao khả năng làm việc cho sinh viên................................................60
3.2 4 Nâng cao năng lực quản lí đào tại đại học hệ từ xa E-learning..................65
3.2.5 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.......................................................67
3.2.6 Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ giảng dạy.........................................68
3.3 Kiến nghị.........................................................................................................69
KẾT LUẬN.............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu viết tắt

Nội dung

1.

CLDV

Chất lượng dịch vụ


2.

ĐHKTQD

Đại học Kinh tế quốc dân

3.

ĐTĐHHTX

Đào tạo đại học hệ từ xa

4.

ĐTTX

Đào tạo từ xa

5.

ĐTTX-E

Đào tạo từ xa E-Learning

6.

GDDT

Giáo dục đào tạo


7.

GVDN

Giảng viên doanh nghiệp

8.

SV

Sinh viên


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1

Số SV đăng kí học và số SV tốt nghiệp chương trình đào tạo E-learning. 29

Bảng 2.2

Chương trình đào tạo đại học hệ từ xa E-learning tại ĐHKTQD............30

Bảng 2.3

Mục tiêu đào tạo đại học hệ từ xa E-learning tại ĐHKTQD....................35

Bảng 2.4

Học liệu, tài liệu tham khảo ĐTĐHHTX E-learning tại ĐHKTQD........35


Bảng 2.5

Kiến thức chuyên môn của SV chương trình ĐTĐHHTX ĐHKTQD....36

Bảng 2.6

Kĩ năng làm việc của SV được đào tạo đại học hệ từ xa E-Learning
tại ĐHKTQD.......................................................................................38

Bảng 2.7

Kỉ luật lao động của SV được đào tạo đại học hệ từ xa E-learning tại
ĐHKTQD............................................................................................39

Bảng 2.8

Khả năng tư duy sáng tạo của SV được đào tạo đại học hệ từ xa E-learning
tại ĐHKTQD.........................................................................................41

Bảng 2.9

Khả năng thực hiện công việc của SV được đào tạo đại học hệ từ xa
E-learning tại ĐHKTQD........................................................................42

Bảng 2.10 Chất lượng đội ngũ giảng viên đào tạo đại học hệ từ xa E-learning
tại ĐHKTQD.......................................................................................45
Bảng 2.11 Trình độ quản lí đào tạo đại học hệ từ xa E-learning tại ĐHKTQD.........47
Bảng 2.12


Cơ sở vật chất kĩ thuật đào tạo đại học hệ từ xa E-learning tại ĐHKTQD....49

Bảng 2.13 Phân loại SV tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học hệ từ xa E-Learning
ĐHKTQD từ 2015-6/2017.....................................................................50
HÌNH
Hình 2.1

Số SV trúng tuyển so với số SV nhập học chương trình đại học hệ từ
xa E-learning........................................................................................28

Hình 2.2

Mức độ hài lịng của SV đối với chương trình đào tạo từ xa E-learning...51


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------

CÁP THỊ THANH VÂN

“CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ TỪ XA
E-LEARNING TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”

“CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH”


HÀ NỘI – 2017


i

TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Hình thức đào tạo đại học hệ từ xa đã ra đời và phát triển, đóng vai trị quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ĐHKTQD là một trong
những trường chủ chốt về đào tạo nhân lực cho đất nước nên yêu cầu nâng cao chất
lượng đào tạo đại học hệ từ xa e- learning là cấp thiết. Trước tình hình đó em đã lựa
chọn thực hiện đề tài “Chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-Learning tại Đại
học Kinh tế quốc dân”.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân
tích thực trạng chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân để
tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hệ đào tạo này.
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng ĐT ĐH hệ từ xa E-Learning tại
ĐHKTQD.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Nội dung: phân tích các yếu tố cấu thành chất lượng ĐTĐH hệ từ xa ELearning
 Không gian: Nghiên cứu tại Đại học Kinh tế quốc dân.
 Thời gian: Số liệu từ 2012- 6/2017
Luận văn đóng góp một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học
hệ từ xa E-learning tại ĐHKTQD giai đoạn 2017-2020.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ
TỪ XA E-LEARNING
Đề tài thiết lập khung lí thuyết để đánh giá chất lượng đào tạo đại học từ xa
E-Learning tại đại học Kinh tế quốc dân dựa trên những yếu tố cấu thánh chất lượng
đào tạo như sau:
 Chương trình đào tạo: đại học hệ từ xa trường ĐHKTQD được đảm bảo
khoa học, hợp lý, đáp ứng thực hiện mục tiêu đào tạo và định kỳ đánh giá, cập nhật.
 Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu của Trường là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
quản lý và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Các chương trình đào tạo đều
được quy định rõ ràng, có khung chương trình cụ thể, phổ biến cụ thể đến từng SV,



ii
và thường xuyên cập nhật.
 Học liệu, tài liệu tham khảo: Xây dựng hệ thống học liệu điện tử là khâu
mấu chốt quyết định đến việc quá trình vận hành đào tạo và triển khai lớp học trực
tuyến. Hệ thống học liệu điện tử phải luôn đảm bảo đủ số lượng để cung cấp cho
học viên, kết cấu, nội dung khoa học và định kỳ hoàn thiện, cập nhật.
 Kiểm tra đánh giá sinh viên: được đánh giá thường xuyên về kiến thức
chuyên môn, kỹ năng làm việc,…theo từng học phần qua báo cáo của hệ thống
nhằm nâng cao chất lượng chương trình, bổ sung, hồn thiện những mặt chưa được
và câp nhật, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
 Chất lượng giảng viên: Cán bộ giảng dạy mang lại cho học viên ngoài phần
kiến thức lý thuyết là phần kiến thức thực tế, thông tin liên quan và sự hấp dẫn từ
các vấn đề đặt ra trong bài giảng. Vì thế, việc giảng hồn thành nhiệm vụ đóng vai
trị quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của chương trình.
 Đội ngũ cán bộ quản lý là cầu nối sinh viên với giảng viên, sinh viên với
cán bộ hỗ trợ. Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý đồng đều về chất lượng là một yếu tố
quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của chương trình.
 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: chương trình đào tạo đại học hệ từ xa ngoài việc
đảm bảo những trang thiết bị thơng thường là hệ thống phịng học được trang bị hiện đại,
thì cần phải có nền tảng cơng nghệ E-learnig tốt thì mới vận hành được chương trình.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
HỆ TỪ XA E-LEARNING TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Qua quá trình đánh giá dữ liệu sơ cấp thì đề tài đã chỉ ra được chất lượng đào tạo
đại học từ xa E-Learning tại địa học kinh tế quốc dân giai đoạn 2012-06/2017 như sau:
Mục tiêu đào tạo: Trung bình 20-24% là số SV đánh giá tốt về mục tiêu đào
tạo. Tuy nhiên bên cạnh đó mục tiêu đào tạo cũng rất chậm thay đổi cho phù hợp
với nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. nên điểm trung bình của việc rà sốt và
điều chỉnh mục tiêu đào tạo ở mức dưới 3 điểm trên thang điểm 5.
Chương trình đào tạo: 24,6% SV đánh giá là chương trình đào tạo chưa

hợp lí, chưa khoa học, chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo. nói cách khác là mức


iii
độ hợp lí và khoa học của chương trình đào tạo là ở mức độ thấp.; Kế hoạch học
tập và đào tạo được đánh giá chưa thực sự phù hợp và khoa học với nhu cầu học tập
của SV. Điểm trung bình cho tiêu chí này là 2,82.
Học liệu, tài liệu tham khảo: Cơng tác hồn thiện tài liệu, học liệu mới cịn
chậm hơn so với thực tế cơng việcnên 30% SV đánh giá công tác này kém, 21% SV
đánh giá cho cơng tác hồn thiện tài liệu ở mức trung bình và 20% cho rằng cơng
tác này ở mức độ khá. Điểm trung bình của vấn đề cập nhật và hoàn thiện học liệu,
tài liệu tham khảo là 2,55 trên thang điểm 5.
Sinh viên được đào tạo: Kiến thức chuyên môn của SV được đào tạo: lượng
sinh viên nắm vững và vận dụng được kiến thức chuyên môn vào công việc chưa cao.
Kĩ năng làm việc của SV được đào tạo ở mức độ trung bình với điểm cho các kĩ năng
đánh giá chỉ từ 2,9-3,1. Kỉ luật lao động, tinh thần làm việc và giúp đỡ đội nhóm, đồng
nghiệp chưa tốt. Phần lớn sinh viên chưa thực sự năng động sáng tạo trong cơng việc.
Điểm trung bình cho tiêu chí này là 2,74 thấp hơn hẳn so với các tiêu chí chất lượng
đào tạo khác. Nên Khả năng thực hiện công việc của SV được đào tạo vượt trên mức
trung bình. 50% là có khả năng có được việc làm và có đóng góp cho cơng việc. cịn lại
50% khác vẫn chưa hài lịng và chưa có việc làm, cũng như làm việc mà chưa khẳng
định được giá trị của bản thân, chưa có kết quả tốt tại nơi làm.
Chất lượng giảng viên: Kết quả cho thấy 40% số sinh viên nhận xét là giảng
viên giảng dạy ở mức độ kém – trung bình, chưa khuyến khích được tư duy. 60%
SV được hỏi đánh giá công tác dẫn giảng của giảng viên là khá cho đến rất tốt.
Về trình độ cán bộ quản lí, hỗ trợ: Qua kết quả khảo sát thì có 61,5% SV đánh
giá đội ngũ quản lí đào tạo của hệđào tạo đại học hệ từ xa E-learningtại đại học Kinh tế
quốc dân là đáp ứng được yêu cầu công việc khá trở lên. Tuy nhiên SV đánh giá về thái độ
của cán bộ hỗ trợ học tập chưa thực sự tốt. điểm trung bình của tiêu chí này là 2,94.
Về Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Điểm cho tiêu chí số lượng phịng học là

3,2 cao hơn mức trung bình. Dó đó cũng có khoảng 40% SV chưa đánh giá cao về
trang thiết bị trong phịng học của trường.
Dựa trên thực trạng đó, đề tài đánh giá chung những điểm mạnh và điểm yếu
trong đào tạo đại học hệ từ xa E-Learning tại đại học KTQD như sau: ĐHKTQD
mạnh về Chương trình đào tạo cung cấp kiến thức cơ bản và tổng quát cho sinh
viên, giúp sinh viên dễ hịa nhập với cơng việc mới; Có sự tham gia giảng dạy của


iv
giảng viên doanh nghiệp tăng tính thực tế cho đào tạo; Cơ sở hạ tầng và trang thiết
bị có nền tảng cơng nghệ tốt.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì cịn một số điểm còn hạn chế trong đào tạo như:
Kết quả tốt nghiệp của sinh viên: sinh viên tốt nghiệp dưới mức trung bình cịn cao,
khoảng 40%. Kế hoạch và thời gian đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu cá nhân
hóa q trình học tập của sinh viên. Nhà trường chưa có mục tiêu và nội dung đào
tạo về làm việc nhóm, tinh thần đồn kết, và khơng ngừng nâng cao kĩ năng của bản
thân cho sinh viên. Bên cạnh đó Trường vẫn có mục tiêu mạnh về mơn học chính
trị, quản trị, kế tốn và ngân hàng. Nhưng xã hội đang tập trung vào cần lao động
trong các ngành phục vụ như dịch vụ, bán hàng, marketing. Giảng viên hùng hậu về
số lượng nhưng chất lượng chưa thực sự tốt. Và nguồn nhân lực quản lí của nhà
trường chưa có nhiều đổi mới, thiếu đi những thành phần có đầu óc sáng tạo và dám
bứt phá. Thái độ của cán bộ quản lí với sinh viên chưa nhiệt tình.
Để có thể tìm ra đưuợc giải pháp, đề tài đã xem xét và nhận thấy một số
nguyên nhân tác động trực tiếp của trường đại học Kinh tế quốc dân và những
ngun nhân gián tiếp bên ngồi trường có tác động đến chất luwongj đào tạo của
trường trong thời gian qua:
Nguyên nhân thuộc về trường đại học: Sự liên kết hợp tác giữa nhà trường
với các doanh nghiệp còn hạn chế; Nhà trường chưa có sự khảo sát sinh viên, và
doanh nghiệp để tìm hiểu đúng nhu cầu đào tạo mà xã hội đang hướng tới; Do chiến
lược phát triển của nhà trường là đào tạo tập trung vào số lượng để tăng thu nhập;

Phương pháp đào tạo chưa có hoặc có rất ít phần tương tác đánh giá của sinh viên
với giảng viên, để các giảng viên có thể rút kinh nghiệm. Nhà trường chưa có chế
độ khuyến khích sức sáng tạo và độ bứt phá của giảng viên. Bên cạnh đó cũng chưa
có sự truyền cảm hứng tốt cho sinh viên.
Ngun nhân thuộc mơi trường bên ngồi trường đại học: Về phía học viên: việc
tiếp cận với giao diện học tập trực tuyến còn khiến nhiều sinh viên chưa bắt kịp. Sinh
viên mệt mổi, ít có tinh thần tự giác học tập. Bên cạnh đó yếu tố Kinh tế - xã hội cũng
ảnh hưởng đến chất lượng đào tào của trường như hiện tại công nghệ thông tin của Việt
Nam thay đổi rất chậm so với những thay đổi quá nhanh của nền công nghệ trên thế giới.
Nhiều sinh viên sa đà vào các mạng xã hội ảo, ít quan tâm đến việc học hành.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HỆ TỪ XA E-LEARNING TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


v
Từ thực trạng và những nguyên nhân mà đề tài đã đề cập ở chương 2 thì đề
tài cũng đề xuất một số giải pháp để giúp đại học Kinh tế quốc dân nâng cao được
chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-learning trong thời gian tới như sau:
- Đổi mới chương trình, mục tiêu đào tạo nhằm phát triển chương trình đào
tạo nhằm đa dạng hóa sản phẩm đào tạo và đáp ứng nhiều đối tượng có nhu cầu học
tập khác nhau từ ngắn hạn đến dài hạn.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống học liệu điện tử. Học liệu của chương trình
đào tạo từ xa E-learning là học liệu điện tử, chính vì thế cũng cần thiết kế riêng cho
phù hợp với chương trình đào tạo và đồng thời, phải giảm tính học thuật, tăng tính
thực tế hơn nữa trong học liệu, tài liệu tham khảo.
- Nâng cao khả năng làm việc cho sinh viên bằng cách áp dụng những phần
mềm mới, công nghệ thông tin mới vào nội dung đào tạo và quản lý quá trình đào
tạo. Những phần mềm này cần được cập nhật thường xuyên, liên tục để nâng cao
các kĩ năng cho sinh viên, giúp sinh viên có những kiến thức và kĩ năng mới nhất để
vận dụng vào công việc tại cơ quan, tổ chức họ đang làm việc.

- Nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy để đội ngũ giảng viên đủ về số
lượng, đảm bảo về chất lượng, có trình độ kiến thức chun mơn, sư phạm và kỹ
năng nghề, nhất là trình độ thực hành; cùng với giảng viên doanh nghiệp tăng tính
thực tế vào phần chun mơn đảm bảo sự hấp dẫn SV khi tham gia học chương
trình nhận được vừa hàn lâm vừa thực tế.
- Nâng cao năng lực quản lí đào tại đại học hệ từ xa E-learning góp phần
tăng tính chủ động trong việc phát triển cán bộ của Trung tâm trong thời gian tới.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giúp sinh viên có thể tìm thấy tài liệu
phù hợp với nội dung của học phần từng giai đoạn một cách thuận lợi, nhanh chóng,
hiệu quả mà khơng mất q nhiều thời gian.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ giảng dạy: “Lấy sinh viên là trung tâm”
đó là tiên chỉ cho việc thực hiện dịch vụ hỗ trợ học tập của sinh viên. Sẵn sàng đáp
ứng các dịch vụ cần thiết hỗ trợ học tập, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của sinh
viên, hỗ trợ tối đa các nhu cầu thiết yếu để quá trình học tập của sinh viên diễn ra


vi
được thuận lợi đạt hiệu quả tối đa mà chương trình mang lại.
Để thực hiện được những giải pháp đó thì đề tài xin đề xuất một số kiến nghị
đối với trường đại học Kinh tế quốc dân và với nhà nước của mình như sau: Trường
cần cân đối giữa đào tạo chính quy, từ xa, tại chức, đảm bảo cho giảng viên có đủ
thời gian chuẩn bị cải tiến chất lượng nội dung bài giảng ở tất cả các hệ. Nhà nước
cần tăng cương quyền tự chủ về mặt kinh tế để các trường bố trí, khai thác tiềm lực
của mình cho hợp lí. Có chính sách hỗ trợ gói kinh phí cho đào tạo đại học hệ từ xa
E-learning để phát triển đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------


CÁP THỊ THANH VÂN

“CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ TỪ XA
E-LEARNING TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”

“CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH”

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN

HÀ NỘI – 2017


1
“LỜI MỞ ĐẦU”
1. “Tính cấp thiết của đề tài”
“Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngoài việc cải cách giáo dục thì
việc áp dụng cơng nghệ thơng tin vào giáo dục trong thời đại ngày nay là rất cần
thiết. Chính vì thế hình thức đào tạo đại học hệ từ xa đã ra đời và phát triển, đóng
vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Đào tạo từ xa là
một phương thức phát triển giáo dục rất hiệu quả, tạo cơ hội cho mọi người dân có
thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Tại Việt Nam, giáo dục từ xa đã được khởi xướng
vào năm 1994, hai trường đại học đầu tiên được cấp phép của Chính phủ để cung
cấp giáo dục từ xa là Đại học Mở Hà Nội và Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Với 19 năm phát triển, giáo dục từ xa đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, năng
lực nguồn nhân lực và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân từ thành thị
đến nơng thơn trên tồn quốc.
Được thành lập vào năm 2006, Trung tâm Đào tạo từ xa (DEC) tại trường
Đại học Kinh tế Quốc dân - trường đại học hàng đầu của Việt Nam về kinh tế và

quản lí kinh doanh là một trong những trường chủ chốt trong việc thực hiện ĐTTX
để đáp ứng nhu cầu học tập của người học.”
Trong 11 năm thực hiện chương trình ĐTTX thì đại học kinh tế quốc dân
đang gặp phải một số vấn đề như tỉ lệ người đăng kí học thấp hơn so với chỉ tiêu, tỉ
lệ sinh viên đang học lại bỏ dở giữa chừng cao. Điều này cho thấy chất lượng đào
tạo đại học hệ từ xa tại trường Đại học Kinh tế quốc dân thời gian vừa qua cịn có
những vấn đề bất cập cần cải thiện. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá lại chất lượng
ĐTTX tại Đại học kinh tế quốc dân là vô cùng cần thiết để có hướng đi cải thiện
tình hình và mang lại kết quả thiết thực hơn cho người học.
Trước tình hình đó em đã lựa chọn thực hiện đề tài “Chất lượng đào tạo đại
học hệ từ xa E-Learning tại Đại học Kinh tế quốc dân” làm đối tượng nghiên cứu
luận văn thạc sĩ của mình với hi vọng đóng góp một phần vào việc phát triển ĐTTX
tại trường Đại học kinh tế quốc dân nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho đất nước.


2
2. Tổng quan nghiên cứu
“Vấn đề nghiên cứu của đề tài là vấn đề có liên quan đến chất lượng đào tạo
đại học và đào tạo đại học hệ từ xa. Liên quan đến vấn đề chất lượng đào tạo đại
học hệ từ xa, những năm qua đã có rất nhiều tác giả có những đề tài nghiên cứu liên
quan đến các vấn đề này. Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu như:
Tác giả Dương Thị Mai Phương, năm 2011, Luận văn “Thực trạng và giải
pháp quản lí ĐTTX tại Đại học mở bán cơng thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2005 – 2010”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Mở bán công tp HCM. Đề
tài đã nói lên những khía cạnh của việc quản lí đào tạo từ xa. Đó cũng là một trong
những yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo từ xa. Đề tài chỉ ra được những hạn
chế trong việc quản lí giáo dục thường mắc phải ở vấn đề thời gian, những vấn đề
chấp hành nghiêm túc trong quá trình dạy và học, những chương trình học liệu phục
vụ cho sinh viên. Từ đó đề tài cũng đã đưa ra những giải pháp để nâng cao chất

lượng quản lí đào tạo từ xa.
“Tác giả Phạm Đức Minh, năm 2015, với đề tài “Nâng cao chất lượng đào
tạo đại học hệ chính quy tại trường đại học Kinh tế quốc dân”. Luận văn thạc sĩ
Kinh doanh và Quản lí. Đề tài đã chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu của
đào tạo đại học hệ chính quy tại trường đại học Kinh tế quốc dân. Từ đó đưa ra một
số giải pháp để đổi mới nội dung, cách giảng dạy, và nâng cao chất lượng giảng
viên giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ chính quy tại Đại học
Kinh tế quốc dân trong năm qua có nhiều cải biến.”
Tác giả Bùi Kiên Trung, năm 2016, với đề tài “Mối quan hệ giữa chất
lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong
đào tạo từ xa E-Learning”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lí kinh tế, đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội. Luận án đã chỉ ra các thành tố đo lường chất lượng dịch
vụ (CLDV) đào tạo trong đào tạo từ xa E-Learning gồm 3 thành tố chính: Chất
lượng hệ thống cơng nghệ thơng tin trực tuyến, chất lượng đội ngũ giảng viên và
chất lượng dịch vụ hỗ trợ đào tạo. Mơ hình này được xuất phát từ sự kết hợp của 3
mơ hình nghiên cứu: của Han và Baek (2004) dựa trên SERVQUAL để đo lường
chất lượng dịch vụ hỗ trợ trong ngân hàng trực tuyến, của Jun và Cai (2001) đánh


3
giá CLDV trong ngân hàng điện tử ưu tiên đánh giá chất lượng hệ thống thông tin
trực tuyến và nghiên cứu của Alisher (2009) và Afzaal (2011) để bổ sung nhân tố
tác động từ chất lượng đội ngũ giảng viên trong môi trường đào tạo trực tuyến. Các
nhân tố trong mơ hình nghiên cứu được chọn lọc một cách phù hợp để đo lường
CLDV trong đào tạo từ xa E-LEarning. Bên cạnh đó luận án đã có những phát hiện,
đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của luận án đã
chỉ ra CLDV đào tạo được đánh giá bởi ba nhân tố chính theo mức độ quan trọng
sau: chất lượng dịch vụ hỗ trợ quản lí; chất lượng đội ngũ giảng viên hướng dẫn; và
chất lượng hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến. Ba nhân tố trên có ảnh hưởng
trực tiếp, cùng chiều tới sự hài lịng của sinh viên và có ảnh hưởng gián tiếp cùng

chiều tới lòng trung thành của sinh viên trong ĐTTX-E. Sự thỏa mãn ảnh hưởng lớn
tới lòng trung thành của người học, sự trung thành của người học là nguồn gốc để
chương trình ĐTTX-E phát triển bền vững. Để phát triển chương trình ĐTTX-E,
các tổ chức ĐTTX cần làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng (người học) của mình, từ
đó mới có được lịng trung thành của họ. Bên cạnh sự phát triển về chất lượng đội
ngũ giảng viên (INSQ) và hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến (OISQ), các tổ
chức ĐTTX cần chú ý đẩy mạnh và ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ
trợ quản lí đào tạo (TSSQ), nhân tố quyết định và quan trọng nhất trong phát triển
đào ĐTTX-E.đặc biệt luận án chỉ ra rằng các tổ chức giáo dục ĐTTX-E cần chú ý
ưu tiên đầu tư, nâng cao chất lượng theo mức độ quan trọng của các yếu tố trong 3
nhân tố đánh giá CLDV đào tạo như sau: TSSQ: Tính đáp ứng - Tính đồng cảm Tính hữu hình - Tính tin cậy. INSQ: Tính thực hành-Chất lượng chun mơn-Tính
tương tác.OISQ: Tính chính xác-Tính cập nhật-Tính bảo mật-Dễ dàng sử dụng-Tính
hấp dẫn. Đây có thể là một trong những hướng đi quan trọng cần bám sát để nâng
cao chất lượng ĐTTX tại đại học Kinh tế quốc dân..”
Các đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề chất lượng đào tạo đã có những
đóng góp quan trọng. Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào đánh giá chất
lượng ĐTTX tại đại học Kinh tế quốc dân giai đoạn 2012-2016 để tìm ra giải pháp
nâng cao chất lượng ĐTTX tại đây. Do đó đề tài của em được thực hiện sẽ tập
trung vào khoảng trống đó, góp phần hồn thiện hơn hệ thống nghiên cứu và đưa


4
ra những giải pháp thiết thực cho việc nâng cao chất lượng ĐTTX tại trường đại
học Kinh tế quốc dân.
3. Mục tiêu nghiên cứu
“Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và
phân tích thực trạng chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa tại Đại học Kinh tế quốc
dân để tìm kiếm những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hệ đào tạo này.
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau:
- Xác định khung nghiên cứu về chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa tại Đại
học Kinh tế quốc dân trong giai đoạn 2012-2016; xác định những điểm mạnh, điểm
yếu cùng các nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu trong chất lượng đào tạo đại
học hệ từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ từ
xa tại Đại học Kinh tế quốc dân đến năm 2020.”
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-Learning tại Đại học Kinh tế quốc dân.
- Phạm vi nghiên cứu:
 “Về nội dung: phân tích các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo đại học
hệ từ xa E-Learning tại đại học Kinh tế quốc dân.
 Về không gian: Nghiên cứu tại Đại học Kinh tế quốc dân.
 Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập, xử lý, phân
tích trong giai đoạn 2012-2016; các phương hướng và giải pháp được đề xuất đến
năm 2020.”
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung nghiên cứu về chất lượng
đào tạo đại học hệ từ xa.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho phân tích chất lượng đào tạo
đại học hệ từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân trong giai đoạn 2012-2016.


5
Bước 3: Xử lý số liệu và tiến hành phân tích thực trạng chất lượng đào tạo
đại học hệ từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân trong giai đoạn 2012-2016.
Bước 4: Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
đại học hệ từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân đến năm 2020.
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

- Số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập trong các báo cáo về công tác ĐTTX tại Đại
học Kinh tế quốc dân các năm từ 2012 đến 6/2017. Bên cạnh đó, số liệu trong các
bài viết, tham luận có liên quan cũng được sử dụng cho nghiên cứu. Số liệu thứ cấp
sẽ được sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu.
- Số liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua tiến hành điều tra bảng hỏi và phỏng vấn
dựa trên các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng nhằm làm rõ cho việc đánh giá chất
lượng đào tạo đại học hệ từ xa tại đại học Kinh tế quốc dân.
Thời gian thực hiện thu thập dữ liệu
STT
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung công việc
Thời gian
Xác định mẫu điều tra
Từ ngày 08/05/2017 đến ngày 09/05/2017
Thiết kế bảng hỏi
Từ ngày 09/052017 đến ngày 11/05/2017
In và phát phiếu điều tra Từ ngày 11/05/2017 đến ngày 19/05/2017
Thu hội phiếu điều tra
Từ ngày 20/05/2017 đến ngày 27/05/2017
Tổng hợp kết quả
Từ ngày 28/05/2017 đến ngày 29/05/2017

Xử lí số liệu
Từ ngày 30/05/2017 đến ngày 30/06/2017
Tiến hành phân tích
Từ ngày 01/07/2017 đến ngày 28/09/2017
Việc điều tra được thực hiện cho 03 nhóm đối tượng:
 Cán bộ quản lí đào tạo hệ đại học từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân

10 người.
 Sinh viên theo học hệ đại học từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân 50 người
 Doanh nghiệp nơi các sinh viên theo học hệ đại học từ xa tại Đại học Kinh
tế quốc dân 30 doanh nghiệp
Bảng câu hỏi được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng, sử dụng thang đo 05 bậc;
Nội dung hỏi liên quan và phù hợp với từng nhóm đối tượng được hỏi.
Số liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mềm Excel trước khi đưa vào phân tích
trong luận văn.
Kết quả phát ra 90 phiếu, thu về 90 phiếu, số phiếu hợp lệ là 65 phiếu.


6
6. Đóng góp của luận văn
“Luận văn được xây dựng dựa trên những vấn đề cấp thiết liên quan đến chất
lượng đào tạo đại học hệ từ xa tại trường đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn góp
phần cung cấp thêm hiện trạng chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa tại đại học kinh
tế quốc dân. Bên cạnh đó là một số giải pháp giúp cho ban quản lí đào tạo đại học
hệ từ xa tại trường đại học Kinh tế quốc dân nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút
thêm sinh viên, đóng góp vào xây dựng hình ảnh của trường đại học Kinh tế quốc
dân trong lĩnh vực đào tạo đại học.”
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài những phần như mục lục, lời mở đầu, kết luận danh mục bảng biểu,
tài liệu tham khảo, và phụ lục thì kết cấu luận văn được chia thành 3 chương chính

như sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận về chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-learning
Chương 2. Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa Elearning tại đại học Kinh tế quốc dân từ 2012-2016
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa E-learning
tại đại học Kinh tế quốc dân giai đoạn 2017-2020


×