Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh an giang 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 134 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường TPHCM đã quan tâm giúp đỡ và giảng dạy truyền đạt kiến thức
bổ ích cho em, đó chính là nền tảng, là những hành trang vô cùng quý giá, là bư ớc đầu
tiên cho em bước vào sự nghiệp trong tương lai. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn
Cô Th.S Phạm Thị Diễm Phương đã cho em nhiều kiến thức, hỗ trợ và giúp đỡ tận tình
giúp em giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các Cô, Chú, Anh, Chị
trong Trung tâm quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản Nam bộ – Viện Nghiên Cứu
Nuôi Trồng Thủy Sản II đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành
đề tài một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên quan tâm chia sẻ và
động viên trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Bước đầu đi vào làm luận văn nên còn bỡ ngỡ trình độ lí luận và kinh nghiệm thực
tế còn hạn chế do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô và các bạn học để em có thêm nhiều
kinh nghiệm và hoàn thiện đề tài hơn.
Kính chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, vui vẻ, hạnh phúc và thành công
trong công việc.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn !

TP.HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Ly


TÓM TẮT LUẬN VĂN
An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở thượng nguồn sông
Tiền, sông Hậu là nơi có hoạt động nông nghiệp phát triển. Theo báo cáo kinh tế xã
hội 6 tháng đầu năm tỉnh An Giang năm 2016 khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản


chiếm tỷ trọng 31,22 %, ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh mẽ
trong đó nuôi cá tra chiếm 84 % tổng diện tích nuôi trồng thủy của tỉnh. Nhưng hiện
nay chất lượng nước phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản tại khu vực này đang có
nguy cơ bị ô nhiễm. Vì vậy “Đánh giá chất lượng nước phục vụ hoạt động nuôi cá tra
tại tỉnh An Giang” là việc làm cần thiết nhằm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lí
môi trường địa phương và người dân nuôi trồng thủy sản về diễn biến chất lượng nước
để có các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống ô nhiễm nguồn nước, nâng cao hiệu
quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, đưa An Giang trở thành
tỉnh đi đầu trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long theo
định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang 2010 – 2020.
Dựa trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đánh giá chất lượng nước nuôi
trồng thủy sản. Tôi đã tiến hành thu mẫu với tần suất 1 lần/tháng của 6 vị trí thuộc
vùng nuôi cá tra trọng điểm tỉnh An Giang và phân tích các chỉ tiêu nhiệt độ, pH, oxy
hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nitrit (N–
NO2¯ ), amonium (N–NH4+), phosphate (P–PO43-) tại Trung tâm Quan trắc môi trường
và Bệnh thủy sản Nam Bộ – Viện nuôi trồng thủy sản 2.
Sau khi phân tích và so sánh kết quả giới hạn cho phép của QCVN 08–
MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và kết hợp
với tính chỉ số chất lượng nước - WQI theo quyết định 879 ngày 01/07/2011 của Tổng
cục môi trường Việt Nam và của cơ quan bảo vệ môi trường (CCME) – Canada cho
thấy chất lượng nước tại Rạch Gòi Bé và Cái Sao – Bờ Hồ đang bị ô nhiễm bởi các
thông số TSS, N–NH4+, N–NO2¯ , P–PO43-. Chỉ số chất lượng nước – WQI của 2 khu
vực này chỉ đạt 60 và 56 chỉ được sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích
tương đương khác không thích hợp cho hoạt động nuôi thủy sản. Tại các vị trí Vĩnh
Ngươn, Bến đò Khánh Hòa – Phú Lạc, Kênh Xáng – Vịnh Tre và Phà Mương Ranh
tương đối tốt so với quy chuẩn QCVN08–MT:2015/BTNMT và đều thích hợp phục vụ
hoạt động nuôi thủy sản nói chung và cá tra nói riêng.
Trên cơ sở các kết quả cần lựa chọn các biện pháp về kĩ thuật cũng như qu ản lí
nhằm nâng cao chất lượng nước nhằm phục vụ tốt cho hoạt động nuôi cá tra và các
hoạt động khác nói riêng trên địa bàn tỉnh An Giang.



ABSTRACT
An Giang is a province in the Mekong Delta, located upstream Tien and Hau
rivers, where has the agriculture develope. According to the socio-economic report
first 6 months of 2016 in An Giang province, the agriculture, forestry and fisheries
accounted for 31.22 %; the aquaculture is growing strongly special catfish accounted
84 % of the total area of the province's aquaculture. However, the current water quality
for aquaculture is at risk of and could affect the quality and yield of aquaculture
products. There fore “Water quality monitoring for aquaculture in An Giang province"
is necessary in order to provide variable water quality changes for environmental
management agencies and local residents. Then take measures to prevent pollution,
improve the economic efficiency of aquaculture bringing An Giang to become a leader
in the development of aquaculture in the Mekong Delta oriented social and economic
development of An Giang Province 2010 – 2020.
Based on learning materials about to water quality monitoring for aquaculture. I
collected sampling frequency 1 time/ 6 months at six locations and analyzes some
parameters: temperature, pH, dissolved oxygen (DO), chemical oxygen demand
(COD), total suspended solids (TSS), nitrites (N–NO2), amonium (N–NH4+),
phosphate (P–PO43-) in Research Institute for Aquaculture No. 2.
After analyzis and comparing the results of the limit allowed in QCVN 08 –
MT:2015/BTNMT National technical regulation on surface water quality. Then
combine WQI of dicision No.879/QĐ – TCMT date 01/07/2011 of monre – Vietnam
and WQI – The Canadian Council of Ministers of the Environment : Water Rach Go
Be and Cai Sao – Bo Ho sampling sites is polluted by TSS, N–NH4+, N–NO2¯ , P–
PO43-. The Water quality index (WQI) of 2 entire positions is 60 and 56 should

only be allowed to be used for irrigation purposes and other similar usage
purposes not suitable for quaculture. Water quality at Vinh Nguon, Khanh Hoa – Phu
Lac, Kenh Xang – Vinh Tre are good compared with criteria in QCVN 08 –

MT:2015/BTNMT National technical regulation on surface water quality and
appropriate use for aquaculture.
On the basis of these results neeeed to choose the technical measures as well as
management in order to im prove water quality in order to better service for
aquaculture in particular in the province of An Giang.


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................2
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ................................................................................................... 2
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................................................................3
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN.............................................................4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU............................................................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 5
1.1.1 Tài nguyên nước trên Thế giới ..................................................................................6
1.1.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam ..................................................................................11
1.2. TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG16
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN....................................................................................................................22
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản ....................................23

1.3.2 Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số chất lượng nước (WQI) .....................27
1.3.3 Đánh giá chất lượng môi trường nước dựa trên các tiêu chỉ tổng hợp ....................34
1.4. TÌNH TRẠNH Ô NHIỄM NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN....................................................................................................35
1.4.1 Tình trạng ô nhiễm nước và ảnh hưởng của nó đến NTTS ở Việt Nam .................35
1.4.2 Tình trạng ô nhiễm nước và ảnh hưởng của nó đến NTTS ở ĐBSCL ....................38
1.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT VÀ
NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG..........42
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH AN GIANG VÀ
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..............................................................................46
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH AN GIANG ....................46
2.1.1 Vị trí địa lí ...............................................................................................................46

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

i


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

2.1.2 Khí hậu ....................................................................................................................48
2.1.3 Thủy văn ..................................................................................................................49
2.1.4 Tình hình văn hóa - xã hội.......................................................................................50
2.1.5 Tình hình phát triển kinh tế...................................................................................54
2.2. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH AN GIANG .........................59
2.2.1 Diện tích và năng suất nuôi trồng thủy sản ...........................................................59
2.2.2 Đối tượng nuôi và nguồn giống............................................................................62
2.2.3 Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ...................................................................................65

2.2.4 Sản lượng, chất lượng chất thải và tình hình dịch bệnh trong hoạt động nuôi trồng
thủy sản tỉnh An Giang .....................................................................................................67
2.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................69
2.3.1 Vị trí lấy mẫu nước..................................................................................................71
2.3.2 Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu.........................................................72
2.3.3 Phương pháp đánh giá chất lượng nước ..................................................................74
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ...................................................................................78
3.1. DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA CÁC VỊ TRÍ LẤY MẪU NƯỚC 78
3.1.1 Giá trị pH nước........................................................................................................78
3.1.2 Nhiệt độ ...................................................................................................................80
3.1.3 Oxy hòa tan (DO) ....................................................................................................81
3.1.4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) ...................................................................................84
3.1.5 Tổng chất rắn hòa tan (TSS)....................................................................................85
3.1.6 Amonium (N-NH4+) ................................................................................................88
3.1.7 Phosphate (P-PO43-).................................................................................................90
3.1.8 Nitrit (N-NO2¯ ) .......................................................................................................92
3.1.9 Nhận xét chung........................................................................................................93
3.2 Kết quả đánh giá chất lượng nước dựa trên phương pháp tính chỉ số chất
lượng nước - WQI.........................................................................................................95
3.2.1 Tính toán chỉ số chất lượng nước WQI theo Quyết định 879/ QĐ – TCMT của tổng
cục môi trường Việt Nam .................................................................................................96
3.2.2 Tính chỉ số chất lượng nước WQI theo cơ quan bảo vệ môi trường - CCME
(Canada)............................................................................................................................99
3.3 KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP TIÊU CHÍ
TỔNG HỢP.................................................................................................................100

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

ii



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

3.4. SO SÁNH KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG NƯỚC GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP
......................................................................................................................................101
3.4.1 So sánh kết quả chất lượng giữa các phương pháp đánh giá chất lượng nước của
Việt Nam. .......................................................................................................................101
3.4.2 So sánh kết quả chất lượng giữa phương pháp tính chỉ số chất lượng nước –WQI
của Việt Nam và Canada. ...............................................................................................103
3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................................................................104
3.5.1 Các giải pháp về quy hoạch...................................................................................105
3.5.2 Giải pháp về quản lí...............................................................................................105
3.5.3 Các giải pháp trong hoạt động nuôi trồng thủy sản...............................................107
3.5.4 Giải pháp về công nghệ .........................................................................................108
3.5.5 Giải pháp về nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. ..........................109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................109
KẾT LUẬN .................................................................................................................110
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................112
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................114
Phụ lục 1 : Kết quả phân tích chất lượng nước của các vị trí ......................................114
Phụ lục 2: QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt bảo vệ đời sống thủy sinh......................................................................................118
Phụ lục 3: QCVN 08–MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt. ......................................................................................................................120
Phụ lục 4: Yêu cầu về chất lượng hệ thống nuôi cá tra nước ngọt (Nguồn: Boyd,1998)
......................................................................................................................................123


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

iii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BMP

Better Management Practices – Thực hành nuôi tốt hơn

CCME

The Canadian Council of Ministers of the Environment
Cơ quan bảo vệ môi trường Canada

COD

Chemical oxygen demand – Nhu cầu oxy hóa học

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DO

Dissolved oxygen – Oxy hòa tan


GAP

Good Agricultural Practice – thực hành nuôi thủy sản tốt

GHCP

Giới hạn cho phép

KLN

Kim loại nặng

LVS

Lưu vực sông

NM

Nước mặt

N-NH4+

Amonium

N-NO2¯

Nitrit

NTTS


Nuôi trồng thủy sản

PP

Phương pháp

P-PO43-

Phosphate

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TBNN

Trung bình nhiều năm

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

Total suspended solid – Tổng chất rắn lơ lửng

UBNN

Ủy ban nhân dân


WQI

Water Quality Index – Chỉ số chất lượng nước

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

iv


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Ước tính phân phối nước theo toàn cầu ...........................................................8
Bảng 1.2 Lượng dòng chảy qua các châu lục trên Thế giới...........................................9
Bảng 1.3 Lượng dòng chảy qua các nước .......................................................................9
Bảng 1.4 Lượng dòng chảy một số sông lớn trên Thế Giới ..........................................10
Bảng 1.5 Các lưu vực sông chính của Việt Nam ..........................................................12
Bảng 1.6 Cân bằng nước ở các lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam ...................................15
Bảng 1.7 Tiêu chuẩn chất lượng nước của Philipine cho mục đích nuôi trồng thủy sản
(1990 ..............................................................................................................................23
Bảng 1.8 Bảng quy định các giá trị qi, BPi ...................................................................32
Bảng 1.9 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ...........................33
Bảng 1.10 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH .............................33
Bảng 1.11 Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số WQI .......................................34
Bảng 2.1 Thống kê đơn vị hành chính tỉnh An Giang năm 2015..................................47
Bảng 2.2 Thống kê lượng mưa qua các năm tỉnh An Giang. ........................................48
Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang 6 tháng đầu năm 2016...............................54

Bảng 2.4 Thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh An Giang từ năm 2002-2013
.......................................................................................................................................60
Bảng 2.5 Thống kê sản lượng, năng suất kim ngạch xuất khẩu thủy sản tỉnh An
Giang từ năm 2002-2013.............................................................................................61
Bảng 2.6 Đặc điểm vị trí lấy mẫu nước tỉnh An Giang.................................................71
Bảng 2.7 Dụng cụ thu và bảo quản mẫu theo chỉ tiêu phân tích ...................................73
Bảng 2.8 Phương pháp phân tích ...................................................................................74
Bảng 2.9 Giới hạn cho phép (GHCP) của các thông số theo QCVN............................75
Bảng 3.1 Giá trị pH nước đã qua xử lí của các vị trí lấy mẫu nước..............................78
Bảng 3.2 Diễn biến nhiệt độ đã qua xử lí của các vị trí lấy mẫu nước .........................80
Bảng 3.3 Diễn biến oxy hòa tan (DO) đã qua xử lí của các vị trí lấy mẫu nước ..........82
Bảng 3.4 Diễn biến nhu cầu oxy hóa học (COD) đã qua xử lí của các vị trí lấy mẫu
nước ...............................................................................................................................84
Bảng 3.5 Diễn biến giá trị tổng chất rắn lơ lửng (TSS) đã qua xử lí của các vị trí lấy
mẫu ................................................................................................................................86
Bảng 3.6 Diễn biến hàm lượng amonium (N-NH4+) đã xử lí của các vị trí lấy mẫu ...88
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

v


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

Bảng 3.7 Diễn biến hàm lượng Phosphate (P-PO43-) của các vị trí lấy mẫu đã qua x ử lí
.......................................................................................................................................90
Bảng 3.8 Hàm lượng Nitrit (N-NO2¯ ) đã qua xử lí tại các vị trí lấy mẫu.....................92
Bảng 3.9 Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI của các vị trí lẫy mẫu theo
năm ................................................................................................................................98

Bảng 3.10 Kết quả chất lượng nước tại các vị trí lấy mẫu ............................................99
Bảng 3.11 Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI theo CCME (Canada.........99
Bảng 3.12 Kết quả tính toán giá trị Ptb của các vị trí lấy mẫu....................................100
Bảng 3.13 Đánh giá chất lượng nước dựa vào giá trị Ptb ............................................100
Bảng 3.14 Kết quả chất lượng nước đánh giá theo các phương pháp của Việt Nam..101
Bảng 3.15 So sánh kết quả WQI phương pháp của Việt Nam - Canada.....................103

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

vi


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vòng tuần hoàn nước. ......................................................................................6
Hình 1.2 Biểu đồ phân phối nước trên Trái đất...............................................................7
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang. .................................................................46
Hình 2.2 Sơ đồ phương pháp thực hiện.........................................................................70
Hình 2.3 Vị trí lấy mẫu nước tỉnh An Giang.................................................................71
Hình 3.1 Diễn biến pH nước của các vị trí lấy mẫu nước. ............................................78
Hình 3.2 Diễn biến giá trị pH nước tại vị trí lấy mẫu và diễn biến pH nước theo mùa.
.......................................................................................................................................79
Hình 3.3 Diễn biến nhiệt độ tại các vị trí lấy mẫu nước. ..............................................80
Hình 3.4 Diễn biến nhiệt độ theo vị trí lấy mẫu và diễn biến nhiệt độ theo mùa. ........81
Hình 3.5 Diễn biến DO theo thời gian tại các vị trí lấy mẫu nước. ..............................82
Hình 3.6 Diễn biến giá trị DO (mg/l) theo vị trí lấy mẫu và diễn biến DO theo mùa. 83
Hình 3.7 Diễn biến nhu cầu oxy hóa học (COD) tại các vị trí lấy mẫu nước. ..............84

Hình 3.8 Diễn biến nhu cầu ôxy hóa học (COD) theo vị trí và theo mùa.....................85
Hình 3.9 Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng (TSS) của các vị trí lấy mẫu theo thời gian.86
Hình 3.10 Diễn biến TSS theo vị trí lấy mẫu và theo mùa. .........................................87
Hình 3.11 Diễn biến hàm lượng amonium (N-NH4+) tại các vị trí lấy mẫu theo thời
gian. ...............................................................................................................................88
Hình 3.12 Diễn biến hàm lượng N-NH4+ theo vị trí và thời mùa..................................89
Hình 3.13 Diễn biến hàm lượng P-PO43- tại các vị trí lấy mẫu theo thời gian..............90
Hình 3.14 Diễn biến hàm lượng P-PO43 – theo vị trí và theo mùa. ...............................91
Hình 3.15 Diễn biến hàm lượng N-NO2¯ tại các vị trí lấy mẫu theo thời gian. ...........92
Hình 3.16 Diễn biến hàm lượng N-NO2¯ theo vị trí và theo mùa. ................................93
Hình 3.17 Chỉ số chất lượng nước – WQI của các vị trí lấy mẫu .................................96
Hình 3.18 Diễn biến WQI theo vị trí và thời gian.........................................................96
Hình 3.19 Diễn biến chất lượng nước trong năm của các vị trí lấy mẫu. .....................97
Hình 3.20 Đánh giá chất lượng nước theo phương pháp tính WQI - Việt Nam và WQI
- Canada. ......................................................................................................................104

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

vii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là tài nguyên vô cùng quý giá được ví như cội nguồn của sự sống trên hành
tinh bởi muốn tồn tại và phát triển thì tất cả sinh vật trên trái đất kể cả con người đều
cần phải có nước. Nước được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp,

lâm nghiệp và nông nghiệp. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản nguồn nước mà đặc
biệt là chất lượng nước được xem là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành công và
phát triển.
Sông Mê Kông bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua Lào, Myama, Thái
Lan, Campuchia và kết thúc tại Việt Nam, con sông này có chiều dài đứng thứ 12 và
lưu lượng đứng thứ 10 trên thế giới ( 475 triệu m3/s) là nguồn cung cấp nước dồi dào
cho tất cả các nước nó chảy qua. Đến địa phận Việt Nam được chia thành hai nhánh
chính là sông Tiền và sông Hậu chảy qua các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL). Với lưu lượng nước lớn (6000 – 120.000 m3/s) hai con sông này là nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho các tỉnh ĐBSCL và được đánh giá là tài nguyên quan
trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, sinh hoạt của
dân cư.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, nuôi
trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long với nhiều trình độ kỹ thuật và quy mô
khác nhau đã đem l ại các lợi ích to lớn cho vùng song một mặt nó cũng đã làm cho
môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng đang bị suy thoái và ô nhiễm ngày
càng trầm trọng. Phú dưỡng hóa xuất hiện ngày càng nhìu, hàm lượng chất lượng các
chất độc càng tăng đã làm thay đ ổi chất lượng nguồn nước của các hệ thống sông ngòi
ảnh hưởng đến các sinh vật thủy sinh. Đối với nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm nguồn
nước đã làm cho dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến số lượng cũng
như chất lượng thủy sản đã gây ra những tổn thất kinh tế lớn cho người dân.
An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) , nằm ở thượng
nguồn sông Tiền, sông Hậu là nơi có hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản phát triển
mạnh mẽ với 916 ha trong đó diện tích nuôi cá tra gần 133 ha. Là tỉnh nằm ở thượng
nguồn nên chất lượng nước của An Giang sẽ quyết định đến chất lượng nước ở các
vùng khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long nhưng hiện nay chất lượng nước ở khu
vực này đang bị thoái hóa và ô nhiễm bởi tại đây các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, không có ao
lắng hoặc không xử lý ao đầm nuôi, nguồn nước trước khi thả giống hoặc xả thải ngay
nước từ ao bệnh ra ngoài môi trường. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
nuôi trồng thủy sản của tỉnh.


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

Chính vì vậy, để góp phần quản lí nguồn nước mặt một các hiệu quả mặc khác
nâng cao lợi ích kinh tế của địa phương cũng như hư ớng tới phát triển bền vững thì
nghiên cứu chất lượng nước nuôi trồng thủy sản là một việc hết sức cần thiết và cấp
bách của tỉnh An Giang hiện nay. Vì thế đề tài “Đánh giá chất lượng nước phục vụ
hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang” ra đời với mong muốn đạt các mục tiêu trên.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu diễn biến chất chất lượng nước mặt từ đó đánh giá chất lượng nước tại
tỉnh An Giang.
Cung cấp thông tin cho cơ quan quản lí môi trường địa phương, người dân nuôi cá
tra để nắm bắt rõ chất lượng nguồn nuớc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt
động nuôi cá tra và tăng cường bổ sung hoàn thiện các biện pháp để phòng chống ô
nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh An Giang.
Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm hạn chế ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước phục
vụ hoạt động nuôi cá tra và các hoạt động khác trên toàn vùng.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Để thực hiện các mục tiêu trên đề tài bao gồm các nội dung sau:
 Nội dung 1: Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến
nguồn nước chất lượng nước nuôi trồng thủy sản (cá tra) trên địa bàn tỉnh An Giang.
 Nội dung 2: Tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh An Giang.
 Nội dung 3: Xác định một số chỉ tiêu: Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầu

oxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nitrit (N-NO2¯ ), amonium (N-NH4+),
phosphate (P-PO43-) tại 6 vị trí Vĩnh Ngươn (NM1), Bến đò Khánh Hòa – Phú Lạc
(NM2), Kênh Xáng – Vịnh Tre (NM3), Phà Mương Ranh (NM4), Rạch Gòi Bé (NM5)
và Cái Sao – Bờ Hồ (NM6).
 Nội Dung 4: So sánh nồng độ các thông số phân tích với giới hạn cho phép
(GHCP) của Quy chuẩn Việt Nam QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh và cột A1 (Sử dụng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt sau khi áp dụng xử lý thông thư ờng, bảo tồn động thực vật
thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2) của QCVN 08–
MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
 Nội dung 6: Đánh giá chất lượng nước theo phương pháp tính chỉ số chất lượng
nước - WQI của tổng cục môi trường Việt Nam (Quyết định số 879/QĐ-TCMT về
việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước ) và phương pháp tính
chỉ số chất lượng nước WQI của cơ quan bảo vệ môi trường (CCME) – Canada.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

 Nội dung 7: Đánh giá chất lượng nước các khu vực nghiên cứu dựa trên tiêu chí
tổng hợp. So sánh kết quả chất lượng nước giữa các phương pháp của Việt Nam và
phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI của tổng cục môi trường Việt Nam và
CCME – Canada.
 Nội dung 8: Đưa ra các biện pháp nhằm quản lí nguồn nước, ngăn ngừa và xử lí
ô nhiễm môi trường nước vừa phát triển nuôi trồng thủy sản vừa bảo vệ môi trường.

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Phương pháp thu thập tổng hợp số liệu
Dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước đây về đánh giá chất
luợng nước nuôi trồng thủy sản.
Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan ban ngành của tỉnh.
Kế thừa các tài liệu cơ bản sẵn có.
Thu thập số liệu qua các đợt lấy và phân tích mẫu.
 Phương pháp lấy mẫu, lưu mẫu và phân tích mẫu
Mẫu được lấy từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2016 với tần suất 1lần/1 tháng theo
TCVN 6663 – 6:2008 (ISO 5667 – 6:2005) về chất lượng nước.
Đối với các chỉ tiêu như nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan, độ kiềm được đo ngay
tại hiện trường. Đối với các chỉ tiêu như: nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ
lửng (TSS), Nitrit (N-NO2¯ ), amonium (N-NH4+), phosphate (P-PO43-) thì sau khi thu
mẫu xong cho ngay vào thùng cách nhiệt có chứa hỗn hợp nước đá + muối tinh thể để
bảo quản (nhiệt độ < 4oC). Chuyển mẫu về phòng thí nghiệm hàng ngày để phân tích
trong thời gian sớm nhất có thể (phải đảm bảo là không quá 24 giờ kể từ lúc thu mẫu).
Tại phòng thí nghiệm cũng có thi ết bị lưu mẫu, đảm bảo chất lượng mẫu không bị thay
đổi trong suốt thời gian phân tích tại phòng thí nghiệm.
Phương pháp phân tích: Các chỉ tiêu được phân tích theo phương pháp riêng của
Trung tâm quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản Nam Bộ và được nêu rõ trong
chương 2.
 Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt
Các chỉ tiêu đánh giá sẽ được so sánh với các giới hạn cho phép của cột A1 (Sử
dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt sau khi áp dụng xử lý thông thường, bảo tồn
động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2) của QCVN 08–
MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Quy chuẩn
Việt Nam QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương


3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

mặt bảo vệ đời sống thủy sinh và Đánh giá chất lượng nước theo phương pháp tiêu chí
tổng hợp, phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI của tổng cục môi trường Việt
Nam (Quyết định số 879/QĐ-TCMT Về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ
số chất lượng nước ) và phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI của cơ quan
bảo vệ môi trường (CCME) – Canada.
 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Các chỉ tiêu Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), độ
kiềm, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Nitrit (N-NO2¯ ), amonium (N-NH4+), phosphate (PPO43-) sẽ được phân tích theo tháng, theo mùa (khô & mưa) sau đó sử dụng phần mềm
Excel, SPSS để thể hiện bằng bảng và các biểu đồ trong đề tài.
So sánh các giá trị trung bình theo mùa (khô và mưa) theo phương pháp kiểm định
T-Test bằng phần mềm SPSS 20. Để biết chất lượng nước mùa mưa và mùa khô có
mối quan hệ và khác biệt hay không.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN.
 Đối tượng
Chất lượng nước mặt tại các sông, kênh thuộc vùng nuôi cá tra trọng điểm trên địa
bàn tỉnh An Giang.
 Phạm vi thực hiện
Khu vực nuôi cá tra tại các huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới,
thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương


4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Từ xưa đến nay nước chúng ta đều biết nước là một dạng tài nguyên đặc biệt, là
thành phần thiết yếu của sự sống quyết định đến sự tồn tại phát triển của xã hội và có
khả năng tự tái tạo về lượng, về chất và về năng lượng. Trong cấu trúc động thực vật
thì nước chiếm tới 95 – 99 % trọng lượng các loài cây dưới nước, 80 % trọng lượng
các loài cá, 70 % trọng lượng các loài cây trên cạn, 65 –75 % trọng lượng con người
và các loài động vật. Vì vậy nước được coi là 1 thành phần không thể thiếu, nếu không
có nước sẽ không có sự sống trên hành tinh.
Nước có vai trò rất lớn trong các quá trình trên Trái đất: nước tham gia thành tạo
bề mặt Trái Đất; tham gia vào quá trình hình thành thời tiết, phân phối nhiệt ẩm theo
không gian, thời gian và điều hòa khí hậu; nước hấp thụ một lượng CO2 đáng kể, tạo
điều kiện ổn định CO2 khí quyển; tham gia hình thành thổ nhưỡng và thảm thực vật; là
môi trường cho các phản ứng sinh hóa tạo chất mới, chuyển dịch vật chất và tạo mỏ
khoáng. Là nơi khởi nguồn của sự sống và thủy sinh vật. Nước được xem là nguồn
cung cấp vật chất cần thiết mà không có gì thay thế được trong quá trình sản xuất, kinh
tế, xã hội vì vậy nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp. dân
dụng, giải trí và môi trường. Nước còn đảm nhận vai trò là nơi nhận, chứa và xử lí chất
thải làm sạch môi trường; là đường giao thông; nguồn cung cấp năng lượng; là một
thành tố tự nhiên không thể thiếu của cảnh quan, tạo nên tính hệ thống, hoàn chỉnh,
nhất thể của nó và các quá trình diễn ra trong nó từ đó tạo ra các giá trị khoa học, văn
hóa, thẩm mỹ, phong thủy…
Trong biên độ nhiệt của Trái Đất, nước tồn tại ở ba trạng thái rắn, lỏng, khí và dễ

dàng chuyển từ thể này sang thể khác. Trong tự nhiên, nước luân chuyển theo chu
trình thủy văn, nước bay hơi và ngưng tụ liên tục nên nước có mặt ở khắp nơi và tham
gia vào chu trình phát triển của tất cả hệ sinh thái. Vòng tuần nước không có điểm bắt
đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt Trời điều khiển vòng tuần
hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào
trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp
nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng
không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào
nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng
thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước
đóng băng hàng nghìn năm. Trong nh ững vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến,
tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy
mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong
khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng ch ảy mặt, và nước
thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất
cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất.
Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào
nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra
thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát
hơi qua lá cây.


( Nguồn: Cục địa chất Hoa Kỳ, 2000)
Hình 1.1 Vòng tuần hoàn nước.
1.1.1 Tài nguyên nước trên Thế giới
Tổng khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất khoảng 1,4 tỉ km3,
chiếm khoảng 1% trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất ( khoảng 200 tỉ km3).

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

(Nguồn: Cục địa chất hoa kì ,2000)
Hình 1.2 Biểu đồ phân phối nước trên Trái đất.
Tổng lượng nước trên trái đất thì trên 97 % là nước mặn. Và trong tổng lượng
nước ngọt trên trái đất thì 68,7 % là băng và sông băng; 30,1 % là nước ngầm; nguồn
nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100 km3, bằng 1/150 của
1 % của tổng lượng nước trên trái đất và đây là nguồn nước chủ yếu mà con người sử
dụng hàng ngày. Lượng nước trong các sông và hồ luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào
lưu lượng vào và ra. Dòng chảy vào từ mưa, dòng ch ảy tràn trên mặt đất, lượng nước
ngầm dưới đất, và lượng nước gia nhập từ các sông nhánh. Dòng chảy ra khỏi các hồ
và sông bao gồm lượng bốc hơi và dung tích nước bổ sung cho nước ngầm. Con người
cũng s ử dụng nước mặt cho các nhu cầu thiết yếu của mình. Lư ợng và vị trí của nước
mặt thay đổi theo thời gian và không gian, một cách tự nhiên hay dưới sự tác động của
con người.
Trữ lượng nước và nước ngọt trên Thế giới phân bố không đều theo không gian và

thời gian. Điển hình như ở Haiwai (Mỹ) lượng mưa trung bình là 11.084 mm/năm
nhưng ở vùng Live (Chile) chỉ 8 mm/năm hay ở Yemen có nhiều năm hầu như không
có mưa trong khi đó ở Newdeli (Ấn Độ) có năm lại mưa liên tục trong 4 năm tháng
liên tiếp. Tại Atlanta, Georgia, Mỹ, một trận mưa giông mùa hè có thể sản sinh ra một
lớp nước mưa dày 2,5 cm hoặc nhiều hơn trên một con đường, trong khi đó ở một
vùng khác cách đó vài km thì vẫn khô ráo. Nhưng, tổng lượng mưa một tháng tại
Georgia thường nhiều hơn tổng lượng mưa năm tại Las Vegas, Nevada. Kỷ lục thế
giới về lượng mưa năm trung bình thuộc về Mt. Waialeale, Hawaii với lượng mưa
trung bình là 1.140 cm. Đ ặc biệt, tại Arica là 1.630 cm trong mười hai tháng (nghĩa là
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

gần 5cm mỗi ngày). Tương phản với lượng nước mưa dồi dào tại Arica, ở Chile đã
từng không có mưa trong 14 năm.
Bảng 1.1 Ước tính phân phối nước theo toàn cầu

Nguồn nước
Đại dương, biển và vịnh

Thể tích (km3)

Phần trăm tổng Phần trăm tổng
lượng nước
lượng nước

(%)
ngọt (%)

1.338.000.000

96,5

--

Đỉnh núi băng và sông băng
và vùng phủ tuyết vĩnh cửu

24.064.000

1,74

68,7

Nước ngầm

23.400.000

1,7

--

Ngọt

10.530.000


0,76

30,1

Mặn

12.870.000

0.94

--

Độ ẩm đất

16.500

0,001

0,05

Băng chìm và băng t ồn tại
vĩnh cửu

300.000

0,022

0,86

Các hồ


176.400

0,013

--

Ngọt

91.000

0,007

0,26

Mặn

85.400

0,006

--

Khí quyển

12.900

0,001

0,04


Nước đầm lầy

11.470

0,0008

0,03

Sông

2.120

0,0002

0,006

Nước sinh học

1.120

0,0001

0,003

1.386.000.000

100

100


Tổng số

(Nguồn: Gleick, P. H., 1996)

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

Bảng 1.2 Lượng dòng chảy qua các châu lục trên Thế giới

Châu lục

Lượng dòng chảy bình quân

Diện tích
103 km3

Tổng (km3)

Bình quân diện tích (103m3/km2)

Châu Á

44.636


13.400

302

Nam Mỹ

17.834

11.500

645

Bắc Mỹ

24.247

6.322

269

Châu Phi

30.319

4.020

133

Châu Âu


10.507

3.140

299

Châu Úc

8.501

1.890

222

Toàn cầu

148.817

41.500

279
(Nguồn: Gleick, P. H., 1996)

Bảng 1.3 Lượng dòng chảy qua các nước
Lượng dòng chảy bình quân năm
Tên nước

Diện tích
Tổng (km3)


Bình quân diện tích
(103m3/km2)

% so với
toàn cầu

Brazin

8.512

9.230

1.084

22,2

CHLB Nga

17.075

4.003

234

9,6

Trung Quốc

9.597


2.550

268

6,1

Mỹ

9.347

1.938

207

4,7

Ấn Độ

3.269

1.680

514

4,1

Pháp

551


183

332

0,4

Việt Nam

330

300.4

910.3

0,73

Toàn cầu

148.817

41.500

279

100

(Nguồn: Gleick, P. H., 1996)

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly

GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

Bản g 1.4 Lượng dòng chảy một số sông lớn trên Thế Giới
Diện tích lưu vực
(103 km2)

Lượng dòng chảy
trung bình năm
(km3)

Lưu lượng trung
bình ở cửa sông Q 0,
(m3/s)

Amazon

7.000

6.930

220.000

Công gô


3.670

1.350

43.000

Hằng

2.000

1.200

38.000

Dương Tử

1.940

693

22.000

936

630

20.000

Enixây


2.580

624

19.800

Mississipi

3.275

599

19.000

Parana

300

599

19.000

Mê Kông

810

551

17.500


Lê na

2.490

536

17.000

Oricono

1.086

441

14.000

Iravadi

431

441

14.000

2.990

400

12.700


Tên sông

Braxmaputra

Obi

(Nguồn: Gleick, P. H., 1996)
Nhìn chung, lượng nước trên trái đất tập trung ở đại dương và biển cả, chiến 97 %
tổng lượng nước trên Trái đất , lượng nước ngầm chỉ chiếm 1,7 % và được trao đổi với
nước mặt thông qua mối quan hệ thủy lực. Lượng nước mà con người không sử dụng
được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và
băng tuyết trên lục địa.... chiếm khoảng 3/4 tổng lượng nước ngọt . Chỉ 0,5 % lượng
nước ngọt hiện diện trên sông, suối, ao hồ mà con người đã và đang sử dụng. Lượng
nước trên khí quyể n chiếm 0,001 %, sinh quyển 0,00 01 %, trong sông suối 0,000 2 %
tổng số lượng nước trái đ ất. Lượng nước ngọt con người sử dụng có nguồn gốc từ
nước mưa, với tổng khối lượng mưa trên diện tích trái đất trong 1 năm là 105.000
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

km3/năm. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng liên hợp quốc chỉ có
khoảng 1% tổng lượng n ước trên hành tinh d ành cho con người sử dụng.
Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng theo xu hướng phát triển của xã hội. Theo
sự ước tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40 % lượng nước cung cấp
được sử dụng cho công nghiệp, 50 % cho nông nghiệp và 10 % cho sinh hoạt và nhu

cầu này lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển đó, nhận thức của con người về tầm quan trọng của tài
nguyên nước ngày càng tăng bởi nhiều khu vực trên thế giới đang phải đối mặt với
tình trạng khan hiếm nước, nhu cầu sử dụng nước đã vư ợt quá khả năng cung cấp của
các nguồn nước. Theo ước tính, hiện nay có khoảng hơn 2 tỷ người trên Thế Giới
không có nước sạch để dùng. Nhiều con sông lớn trên Thế giới như sông Mê Kông,
Dương Tử, Salween, sông Ấn, sông Hằng ở châu Á, sông Nil ở châu Phi, sông Đanuyp
ở châu Âu,sông La Plata và Rio Bravo ở châu Mỹ, sông Muray – Darling ở châu Đại
Dương đang có lưu lượng nước giảm đáng kể và đang bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm khá
trầm trọng.
Biến đổi khí hậu đang xảy ra ngày càng phức tạp và cùng với những yếu tố khác
đã làm cho ngu ồn tài nguyên nước đang phải đối mặt với các vấn đề như hán hạn,
ngập lụt, ngập úng và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng, làm thiệt hại về kinh tế trên Thế giới và đe dọa đến sự sống của con
người và tất cả sinh vật trên Trái Đất. Vì vậy giải quyết vấn đề môi trường luôn luôn là
mục tiêu hướng đến cuộc sống bền vững.
1.1.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam
Tổng trữ lượng nước ở Việt Nam khoảng 830 tỷ m 3, trong đó nước mặt được tạo
ra do mưa rơi trên lãnh thổ chiếm 37 %, còn 63 % do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy
vào. Tổng lượng nước tiềm tàng dưới đất có khả năng khai thác, chưa kể phần hải đảo
là 60 tỷ m3/năm. Bình quân lượng nước đạt 4400 m 3/người/năm (bao gồm nước dưới
đất và nước mặt), so với thế giới là 7400 m3/người/năm.
Được đánh giá là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước tương đối đa dạng và
phong phú và thuộc loại trung bình khá trên Thế giới bởi lượng mưa trung bình 2000
mm, gấp khoảng 2,5 lượng mưa trung bình trên Trái đất, với khoảng khoảng 2.360 con
sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính.Toàn quốc có
16 lưu vực sông với diện tích lớn hơn 2500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên
10.000 km2. Tổng diện tích các LVS trên cả nước lên đến trên 1.167.000 km2, trong
đó, phần lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72 %.


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

Bảng 1.5 Các lưu vực sông chính của Việt Nam
STT

Lưu vực với diện tích lớn hơn
10000 km2

Lưu vực sông có diện tích từ 250010000 km2

1

Bằng Giang – Kỳ Cùng

Thạch Hãn

2

Hồng – Thái Bình

Gianh

3




Hương

4

Cả

Trà Khúc

5

Vu Gia – Thu Bồn

Kông

6

Ba

Nhóm các LVS vùng Đông Nam bộ

7

Srê Pôk (lưu vực sông Mê Kông)

8

Sê San


9

Đồng Nai

10

Mê Kông
(Nguồn: Tổng cục môi trườngViệt Nam, 2012)

Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực
nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được biết đến như hồ
Lắk rộng 10 km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2 km2 ở Gia Lai, hồ Ba Bể rộng 5
km2 tại Bắc Kạn và hồ Tây rộng 4,5 km2 tại Hà Nội. Các đầm phá lớn thường gặp ở
cửa sông vùng duyên hải miền Trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại. Việt Nam
còn có hàng ngàn hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến 26 tỷ m3 nước. Sáu hồ
lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m3 đang được sử dụng để khai thác thủy điện là hồ Hòa
Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và Ya Ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên
khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn – Bắc Giang, Kể Gỗ – Hà Tĩnh và Phú
Ninh – Quảng Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước
hiện có hơn 3.500 hồ chứa lớn nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng
để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy
sản.
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển.
Tài nguyên nước mặt tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thủy
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

12



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng
ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất,
được sử dụng rộng rãi trong đời sống sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và là
tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh
tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
Tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2 % tổng
lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền của nước ta
chỉ chiếm khoảng 1,35 % của thế giới. Tuy nhiên, tài nguyên nước mặt thường có sự
biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian.
Về tài nguyên nước mưa do ảnh hưởng của địa hình, lượng mưa phân bố không
đều trong lãnh thổ. Ở những miền núi cao, lượng mưa hằng năm lên tới 4000 – 5000
mm, như ở vùng núi phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, khu vực phía bắc của Hà Giang,
vùng núi Trà My, Ba Tơ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Trái lại, ở những sườn núi, thung lũng khuất gió là nơi mưa ít, lượng mưa trung
bình năm dưới 1200 mm. Khu vực ven biển ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận là nơi
mưa ít nhất ở nước ta, lượng mưa hằng năm chỉ khoảng 500 – 600 mm. Như vậy,
lượng mưa trên năm ở nơi nhiều nhất gấp 10 lần lượng mưa trên năm ở nơi ít nhất.
Hằng năm, lượng mưa lại phân bố không đều trong năm. Có khoảng 65 – 90 % lượng
mưa tập trung trong 3 đến 6 tháng mùa ưa, chỉ có 10 – 35 % lượng mưa năm rơi trong
6 đến 9 tháng mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4, 5 đến tháng 9, 10 ở Bắc
Bộ, phần phía bắc của Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Bắc Nghệ An). Ở Tây Nguyên và
Nam Bộ mùa mưa kéo dài đến tháng 10, 11. Riêng ở ven biển Trung Bộ, mùa mưa
xuất hiện ngắn, thường là tháng 8, 9, 11, 12.
Trải rộng trên một địa hình phức tạp từ Bắc xuống Nam, Việt Nam có một mạng
lưới sông ngòi dày đặc mang nhiều tính chất khác nhau, khi thì dòng chảy suôn sẻ, khi
thì uốn khúc quanh co, có khi hiền hòa, có khi hung dữ gây nên lụt lội.

Miền Bắc có hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sông
Hồng. Sông Thái Bình có các phụ lưu là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu.
Sông Hồng (còn gọi là sông Nhị Hà) có các phụ lưu là sông Lô, sông Đáy ở tả ngạn,
và sông Đà ở hữu ngạn. Đây là hai hệ thống sông chính bồi đắp nên ĐBSH.
Miền Trung chỉ có hai con sông lớn đáng kể là sông Mã và sông Cả; còn các sông
khác đều ngắn vì núi ăn gần ra biển như: sông Gianh (phân chia đất nước thời Trịnh Nguyễn), sông Bến Hải (chia đôi Việt Nam từ 1954 – 1975), sông Hương (chảy qua
thành phố Huế).

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016

Miền Nam cũng có hai h ệ thống sông lớn là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống
sông Cửu Long. Sông Đồng Nai có các phụ lưu là sông La Ngà ở tả ngạn, và ở hữu
ngạn là sông Bé (với thác Trị An hùng vĩ), sông Sài Gòn và sông Vàm C ỏ Đông. Sông
Cửu Long (còn gọi gọi là sông Mê Kông) bắt nguồn từ Tây Tạng chảy qua Lào, Căm
Bốt, rồi mới vào miền Nam nước ta, chia thành hai nhánh sông là sông Tiền và sông
Hậu với tất cả là chín cửa sông trước khi ra biển Đông. Lượng nước sông Cửu Long
rất lớn, sức chảy rất mạnh, do đó mang một khối lượng phù sa khổng lồ bồi đắp rất
nhanh tạo thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu màu mỡ.
Tổng lượng dòng chảy trên năm của sông Cửu Long bằng khoảng 500 km3 ,chiếm
tới 59% tổng lượng dòng chảy trên năm của các sông trong cả nước. Đứng thứ hai về
tổng lượng dòng chảy là hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9 %), sau đó đến hệ thống
sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3 %), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp
xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 – 2,6 %), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái

Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1 %), các sông còn lại là 94,5 km3
(11,1 %).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước của nước ta là phần lớn nước
sông (khoảng 60 %) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó
hệ thống sông Cửu Long chiếm nhiều nhất (447 km3, 88 %). Nếu chỉ xét thành phần
lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có
tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9 %, sau đó đến hệ thống sông Mê
Kông (53 km3, 15,6 %), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6 %).
Trong vùng biển Việt Nam có 4000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những hòn đảo
lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh,
vũng, eo ngách, các dòng h ải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là
nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu
cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thủy
sản nước ngọt ở trong 2360 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu ha đất ngập nước, ao hồ,
ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, v.v.
Sự phân bố không đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian đã ảnh
hưởng đến quá trình sử dụng nước ở Việt Nam. Các hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xâm
ngập mặn đang diễn ra ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến mùa màng, tài sản và kinh
tế quốc gia và gây nhiều cản trở cho việc trị thủy cũng nh ư khai thác dòng sông. Theo
thống kê của viện Y học lao động và vệ sinh môi trường có 20 % dân cư Việt Nam
chưa được tiếp cận nguồn nước.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

14


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016


Bảng 1.6 Cân bằng nước ở các lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam

S
T Lãnh
T thổ

Lượng mưa

Dòng chảy
toàn phần

Dòng chảy
mặt

Dòng chảy
ngầm

Bốc hơi

Hệ
số
DC

Km3

mm

Km3


mm

Km3

mm

Km3

mm

Km3

mm

Cửu
Long

134

1919

54,4

779

38,1

545

16,3


234

72,6

1140

0,37

2 Hồng

142

1925

69,7

1137

48,8

796

26,9

341

48,3

788


0,58

3

Đồng
Nai

76,6

2052

30,4

814

19,8

529

10,7

285

46,2

1238

0,40


4

Cả

33,9

1912

19,8

1117

14,9

838

4,95

279

14,1

795

0,58

5




30,9

1756

14,7

836

10,3

585

4,41

251

16,2

920

0,43

6

Ba

22,4

1625


9,39

680

7,99

578

1,41

102

13,0

945

0,42

7

Thái
Bình

20,0

1577

9,19

725


7,35

680

1,84

145

11,0

852

0,46

8

Kỳ
Cùng

15,5

1422

7,19

660

5,39


495

1,80

165

8,30

762

0,50

9

Thu
Bồn

29,0

27,6

20,0

1915

14,0

1341

6,00


575

8,90

848

0,66

1

(Nguồn: Nguyễn Thanh Sơn,2004)

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ly
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

15


×