Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất ở thị xã dĩ an, tỉnh bình dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 112 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI
NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN

SVTH:
MSSV:
GVHD:

PHAN THỊ DIỄM HUỲNH
0150020062
PGS.TS NGUYỄN ĐINH TUẤN

TP.HCM, 1/2017



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, để hoàn thành bài luận văn
này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ
nhiều phía. Để bày tỏ lòng biết ơn ấy, em xin được cảm ơn :
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất đến


PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn – nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường TPHCM, người Thầy đã tâm huyết giảng dạy kiến thức chuyên môn,
chỉ dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình học tập trên lớp và nhờ có Thầy
mà em có thể hoàn thành được luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy.
Sau đây, em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Nhà trường, Quý
Thầy Cô của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM, đặc biệt là các
Thầy Cô ở Khoa Môi Trường. Các Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức, chỉ dạy cho em
rất nhiều, giúp em hiểu về kiến thức chuyên môn để có thể làm cơ sở hoàn thành
luận văn này.
Nhân đây, em xin được gửi lời cảm ơn đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bình Dương, Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, UBND thị xã Dĩ An,
Phòng Tài nguyên môi trường thị xã Dĩ An, chính quyền địa phương và các Cơ
quan đơn vị có liên quan đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức chuyên môn, năng lực và thời gian
có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được
nhiều ý kiến đóng góp từ phía Thầy Cô nhà trường, bạn bè và người thân để em có
thể sửa chữa, giúp bài luận văn trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
TPHCM, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Diễm Huỳnh


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp cải thiện hệ thống quản lý chất
thải rắn công nghiệp và nguy hại là một trong những nội dung quan trọng trong
công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường của Việt Nam nói chung và thị xã Dĩ
An nói riêng.
Bằng phương pháp đánh giá trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập được
cùng với sự tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ quản lý tại các
đơn vị có liên quan, luận văn đã đưa ra được các nhìn toàn diện về hiện trạng công
tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Qua quá trình thực hiện, luận văn đã thu được kết quả sau đây :
Tổng lượng chất thải công nghiệp phát sinh của 300 doanh nghiệp (100 trong
khu công nghiệp và 200 ngoài khu công nghiệp ) tại thị xã Dĩ An là 52.095,375
kg/ngày, trong đó lượng chất thải nguy hại chiếm 1.858,345 kg/ngày. Các doanh
nghiệp phân loại chất thải chưa triệt để, chủ yếu dựa theo mục đích sử dụng, giá trị
kinh tế nên dẫn đến chất thải nguy hại bị lẫn vào trong chất thải công nghiệp thông
thường và chất thải sinh hoạt. Công tác lưu trữ, dán nhãn mã chất thải nguy hại còn
mang tính đối phó. Năng lực vận chuyển của các doanh nghiệp có chức năng thu
gom, vận chuyển, xử lý vẫn còn thấp, dẫn đến sự tham gia của các thành phần khác
vào hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Về vấn đề xử
lý chất thải, các doanh nghiệp tự liên hệ ký hợp đồng với đơn vị xử lý trên nguyên
tắc giá thành chi phí xử lý thấp. Hiện nay tại thị xã Dĩ An, việc tái chế tại nguồn đã
có một số ngành áp dụng : ngành sản xuất bao bì, ngành nhôm, ngành nhựa cao su,
ngành sản xuất giấy, … Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải
nguy hại của các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có sự trao đổi
thông tin quản lý giữa các cấp quản lý với nhau, cộng với hệ thống cơ sở pháp lý
hiện có về chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại còn chưa hoàn thiện, đã
khiến cho việc quản lý càng trở nên khó khăn.
Từ những điều trên, luận văn đã đề xuất một số biện pháp cải thiện hệ thống quản lý
chất thải rắn công nghiệp và nguy hại : Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn công
nghiệp tại thị xã Dĩ An; quy trình cấp sổ chủ nguồn thải; thành lập trung tâm môi

giới thị trường trao đổi chất thải tái chế tái sử dụng; xây dựng chương trình truyền
thông cho các ngành nghề, các cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại tương
đối nhiều; đề xuất khắc phục thiếu sót trong các quy định chính sách nhà nước hiện
nay; các biện pháp giảm thiểu tại nguồn và các biện pháp kỹ thuật, biện pháp hỗ trợ
khác.


ABSTRACT
Assessing the current state and proposing measures to improve the
management system of industrial solid waste and hazardous waste is one of the
important contents of state management in the field of the environment,
contributing to the promoting the social – economic development associated with
environmental protection in Vietnam in general and Di An Town in particular.
By using assessment method based on documents, data obtained, the
consultation of instructors and managers in the unit concerned, thesis has given the
look comprehensively about the current state of the management system of
industrial solid waste and hazardous waste in Di An Town, Binh Duong Province.
Through the process of implementation, the thesis has obtained the following results
:
The total amount of industrial waste generated by 300 enterprises (100
enterprises in the industrial park and 200 enterprises outside the industrial park ) in
Di An town is 52095.375 kg/day and the amount of hazardous waste is 1858.345
kg/day. Enterprises haven’t classified waste thoroughly , primarily based on
purpose of use, economic value. This led to mixing of hazardous waste into
ordinary industrial waste and domestic waste. Storing and labeling of hazardous
waste are still on the deal. Transportation capacity of the collecting, transportation,
treatment enterprises still low. This led to the participation of the various
components on the management system of industrial solid waste and hazardous
waste. Regarding waste treatment, enterprises sign contracts with treatment units on
the principle of low treatment costs. Currently, in Di An Town, recycling at source

has applied some industry : packaging industry, aluminum industry, plastic rubber
industry, paper industry, ... The management of industrial solid waste and hazardous
waste of the authorities are still many limitations, the exchange of information
between the levels of management one another haven’t had, plus the current legal
foundation of the industrial solid wastes and hazardous wastes have not yet
completed, has made the management more difficult.
From the above, thesis has some measures to improve the management system
of industrial solid waste and hazardous waste : Proposing model manage industrial
solid waste in Di An town; the progress of register hazardous waste generators;
establishing brokerage center exchange recyclable and reuse waste; building
communication program for trades and the production facilities generate a lot of
hazardous industrial waste; fixing deficiencies in the current regulations and state
policy; the mitigation measures at source, the technical measures and other
supportive measures.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


TPHCM, ngày

tháng

năm 2016

Giảng viên hướng dẫn

PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

TPHCM, ngày
Giảng viên phản biện 1


tháng

năm 2016

Giảng viên phản biện 2

Giảng viên phản biện 3


MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT VÀ HỆ THỐNG HÀNH
CHÍNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY
HẠI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ................................... 6
1.1

MỘT SỐ KHÁI NIỆM ................................................................................. 6

1.1.1
hại

Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy
................................................................................................................ 6

1.1.2


Nguyên tắc phân định CTNH ................................................................. 8

1.1.3

Phân loại CTNH ..................................................................................... 9

1.1.4

Lưu giữ CTNH ..................................................................................... 10

1.2

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTRCN VÀ NH TRÊN THẾ GIỚI.................... 10

1.2.1

Cộng đồng Châu Âu ............................................................................. 10

1.2.2

Mỹ ........................................................................................................ 11

1.2.3

Singapore .............................................................................................. 12

1.2.4

Trung Quốc .......................................................................................... 13


1.2.5

Philippin ............................................................................................... 14

1.2.6

Nhận xét ............................................................................................... 15

1.3 HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI TẠI VIỆT NAM ............ 15
1.3.1

Đối với công tác quản lý ...................................................................... 15

1.3.2

Đối với các đơn vị phát sinh chất thải công nghiệp và nguy hại ......... 16

1.3.3

Đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển ............................................. 16

1.3.4

Đối với các đơn vị xử lý ....................................................................... 16

i



1.4.1

Đồng Nai .............................................................................................. 17

1.4.2

Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 19

1.4.3

Bình Dương .......................................................................................... 21

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ NGUY HẠI TẠI THỊ XÃ DĨ AN ................................ 34
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ
DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................................. 34
2.1.1

Khái quát về đặc điểm tự nhiên............................................................ 34

2.1.2

Phân khu hành chính ............................................................................ 36

2.1.3

Kinh tế - xã hội ..................................................................................... 37

2.1.4


Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải ......................................................... 42

2.2 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ
CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN ............................. 43
2.2.1 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp và nguy hại theo kết quả điều tra
của Phòng TNMT trên địa bàn thị xã Dĩ An ..................................................... 43
2.2.2 Phân bố ngành nghề kinh doanh sản xuất trên địa bàn thị xã Dĩ An
ngoài khu công nghiệp ....................................................................................... 45
2.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CTRCN VÀ CTNH TẠI THỊ XÃ
DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................................. 46
2.3.1

Hệ thống quản lý môi trường các cấp .................................................. 46

2.3.2

Hệ thống chính sách, pháp luật ............................................................ 49

2.3.3

Các hoạt động truyền thông ................................................................. 50

2.3.4

Công tác thanh tra, kiểm soát ............................................................... 50

2.3.5

Quy trình cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH ................................. 50


2.4

HỆ THỐNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT ........................................................ 54

2.4.1

Kỹ thuật giảm thiểu chất thải tại nguồn ............................................... 54

2.4.2 Kỹ thuật phân loại, lưu trữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTRCN &
CTNH .............................................................................................................. 54
2.4.3 Quản lý CTRCN và CTNH tại các cơ sở sản xuất, các đơn vị thu gom,
vận chuyển và xử lý ........................................................................................... 62
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTRCN VÀ CTNH
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN ........................................................................ 69

ii


2.5.1

Các điểm mạnh của hệ thống quản lý CTRCN và CTNH hiện nay .... 70

2.5.2

Các điểm yếu hiện nay ......................................................................... 71

2.5.3

Các cơ hội quản lý CTRCN và NH tại thị xã Dĩ An ............................ 72


2.5.4

Các thách thức phải đối mặt ................................................................. 73

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ DĨ AN ............................................................................................... 74
3.1

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CHUNG ..................................................... 74

3.1.1 Đề xuất quy trình quản lý nhà nước đối với CTRCN và CTNH trên địa
bàn thị xã Dĩ An ................................................................................................. 75
3.1.2

Đề xuất nâng cao năng lực quản lý ...................................................... 76

3.1.3 Xây dựng công tác tuyên truyền về nhận thức trong công tác bảo vệ
môi trường ......................................................................................................... 77
3.1.4
nay

Khắc phục các thiếu sót trong các quy định chính sách nhà nước hiện
.............................................................................................................. 78

3.1.5

Giảm thiểu chất thải tại nguồn ............................................................. 79

3.2 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG

TÁC QUẢN LÝ CTRCN – CTNH....................................................................... 79
3.2.1

Đối với chất thải rắn nguy hại .............................................................. 79

3.2.2

Đối với chất thải rắn công nghiệp không nguy hại .............................. 81

3.3

TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP ............. 82

3.4
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
TẠI THỊ XÃ DĨ AN ................................................................................................. 85
3.5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ .............................................................. 858

3.5.1

Biện pháp giáo dục – đào tạo, tuyên truyền về quản lý CTRCN và NH .
.............................................................................................................. 88

3.5.2

Ứng dụng tin học để quản lý cơ sở dữ liệu chất thải nguy hại............. 89

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 90

1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 91
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 92
iii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

BQL

Ban quản lý

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

3

CSSX


Cơ sở sản xuất

4

CTCN NH

Chất thải công nghiệp nguy hại

5

CTR

Chất thải rắn

6

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

7

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

8

CTNH


Chất thải nguy hại

9

GIS

Geographic Information Systems
(Hệ thống thông tin địa lý)

10

KCN

Khu công nghiệp

11

QLNN

Quản lý nhà nước

12

TNHH TM-DV

Trách nhiệm hữu hạn thương mại – dịch vụ

13


TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

14

TNMT

Tài nguyên môi trường

15

UBND

Ủy ban nhân dân

16

XD

Xây dựng

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Tài liệu tham khảo nội dung thu thập của các đơn vị liên quan .................... 4
Bảng 1.1 Phân bố CSSX ngành công nghiệp chế biến trong và ngoài KCN .............. 22
Bảng 1.2 Tổng khối lượng CTRCNKNH & CTNH phát sinh năm 2011 và 2014 của
tỉnh Bình Dương ........................................................................................................... 24

Bảng 1.4 Phân loại thiết bị vận chuyển CTNH chuyên dụng...................................... 30
Bảng 1.5 Công nghệ xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương ............................... 31
Bảng 2.1 Thống kê dân số, diện tích của các phường thuộc thị xã Dĩ An năm 2014 . 37
Bảng 2.2 Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người qua các năm ............................. 39
Bảng 2.3 Các loại hình công nghiệp hoạt động ở Dĩ An ............................................. 40
Bảng 2.4 Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động trên địa bàn thị xã Dĩ An .......... 41
Bảng 2.5 Thống kê số lượng chất thải công nghiệp và nguy hại trên địa bàn thị xã
Dĩ An theo QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT ......................................................................... 44
Bảng 2.6 Bảng phân bố ngành nghề địa bàn thị xã Dĩ An .......................................... 46
Bảng 2.7 Quy trình giải quyết đăng ký chủ nguồn thải ............................................... 52
Bảng 2.8 Phương tiện vận chuyển chất thải công ty TNHH TM & DV Môi trường
Việt Xanh ...................................................................................................................... 58
Bảng 2.9 Thông tin về các doanh nghiệp tái chế trên địa bàn thị xã Dĩ An ................ 60
Bảng 2.10 Một số Mã CTNH của các đơn vị thu gom, xử lý hiện nay ....................... 64
Bảng 2.11 Các đơn vị hoạt động vận chuyển, xử lý CTRCN & CTNH trên địa bàn
thị xã Dĩ An .................................................................................................................. 67
Bảng 2.12 Tổng khối lượng rác thải do các đơn vị trên địa bàn thu gom, xử lý ......... 68
Bảng 2.13 Bảng tóm tắt phân tích SWOT ................................................................... 70

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Dòng chảy chất thải rắn công nghiệp trong TEDA ...................................... 14
Hình 1.2 Sơ đồ quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......... 18
Hình 1.3 Mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................ 20
Hình 1.4 Các hình thức phân loại chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương ........................................................................................................................... 24
Hình 1.5 Khối lượng CTNH phát sinh theo từng ngành nghề của các Doanh nghiệp

sản xuất năm 2009 ........................................................................................................ 26
Hình 1.6 Hình ảnh về công tác lưu trữ chất thải rắn tại các Doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Dương .................................................................................................... 27
Hình 1.7 Sơ đồ thu gom, vận chuyển chất thải CN và NH tỉnh Bình Dương ............. 29
Hình 2.1 : Bản đồ hành chính thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ..................................... 35
Hình 2.2 : Sự gia tăng dân số, số lao động từ năm 2005 đến năm 2014 ...................... 38
Hình 2.3 : Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa năm qua các năm ........................................... 42
Hình 2.4: Biểu đồ bố trí ngành nghề các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thị xã Dĩ An .... 47
Hình 2.5 : Sơ đồ cơ cấu quản lý Nhà nước về môi trường tỉnh Bình Dương .............. 48
Hình 2.6 Kết quả khảo sát tình hình các CSSX phân loại CTRSH, CTRCN và
CTNH trên địa bàn thị xã Dĩ An .................................................................................. 55
Hình 2.7 Biểu đồ kết quả khảo sát công tác dán nhãn, ghi mã CTNH
tại các CSSX trên địa bàn thị xã Dĩ An ........................................................................ 56
Hình 2.8 Kết quả khảo sát tình hình các CSSX lưu trữ CTRSH, CTRCN và CTNH
trên địa bàn thị xã Dĩ An .............................................................................................. 57
Hình 3.1 : Đề xuất quy trình cấp sổ chủ nguồn thải ..................................................... 76
Hình 3.2 : Kho lưu trữ chất thải nguy hại ..................................................................... 82
Hình 3.3 : Đề xuất mô hình quản lý chất thải công nghiệp tại thị xã Dĩ An ................ 85

vi


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, cùng với sự công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì cuộc sống của con
người ngày càng được cải thiện hơn, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên sự

phát triển này cũng kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người, đời sống, kinh tế, xã hội và cũng kéo theo sự xuống cấp trầm trọng của môi
trường. Trong quá trình công nghiệp hóa, quá trình phát sinh chất thải rắn gắn liền với
quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đều tạo ra chất thải rắn, từ
khâu khai thác, tuyển chọn nguyên liệu đến khi tạo ra sản phẩm phục vụ người tiêu
dùng.
Chất thải rắn hiện đang là vấn đề môi trường rất bức xúc ở Việt Nam. Việc thu
gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó
đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền
kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chất thải rắn tăng nhanh chóng về số
lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản
lý, xử lý. Riêng tại thành phố Hà Nội, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lên
tới 6.420 tấn/ngày và Thành phố Hồ Chí Minh là 6.739 tấn/ngày. Lượng chất thải nguy
hại phát sinh trên toàn quốc ước khoảng 800 ngàn tấn/năm (Nguồn : Bộ Tài nguyên và
Môi trường, báo cáo của Sở TN&MT các tỉnh, thành phố, 2015)
Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Bình Dương, có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Bên cạnh đó, một lượng lớn CTRCN và NH từ quá trình hoạt động sản xuất trên
địa bàn thị xã Dĩ An vẫn chưa được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng kỹ thuật.
CTNH vẫn chưa được phân loại tại nguồn mà còn lẫn vào trong rác thải sinh hoạt và
CTRCN. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, trung bình mỗi ngày trên địa bàn
Tỉnh thải ra khoảng 900 - 1000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp là
7.700 tấn/ngày trong đó có 290 tấn chất thải rắn nguy hại. Phần lớn CTRCN không
NH đã được thu gom, tái chế khoảng 5.390 tấn/ngày chiếm 70% còn lại là lượng
CTRNH khoảng 87 tấn/ngày (chiếm 30%). Riêng thị xã Dĩ An, lượng chất thải rắn
công nghiệp thải ra là 260,5 tấn/ngày, trong đó có 9,3 tấn chất thải nguy hại và hiện
nay tại thị xã Dĩ An, lượng chất thải nguy hại này vẫn chưa được xử lý hợp lý.
Một số hạn chế hiện nay trong công tác phân loại, lưu trữ, thu gom vận chuyển
và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại cho thấy hệ thống quản lý chất thải hiện
nay vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả. Chất thải rắn công nghiệp và nguy hại vẫn còn lẫn

trong chất thải rắn sinh hoạt vì nhận thức của cá nhân, doanh nghiệp chưa cao và tình
SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

trạng thu mua phế liệu tự phát, nằm ngoài tầm kiểm soát. Những vấn đề này sẽ gây
ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe của con người.
Bên cạnh đó, công tác quản lý chất thải của các ban ngành vẫn còn nhiều bất cập.
Công tác quản lý chất thải rắn đô thị, chất thải rắn trong các khu, cụm công nghiệp và
khu dân cư thuộc về trách nhiệm của rất nhiều ban ngành do đó đã gây ra một số khó
khăn trong thực tế quản lý và vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và
nguy hại trên địa bàn Thị xã.
Đối với các cơ sở sản xuất phát sinh chất thải, phần lớn họ chọn hình thức chi trả
phí thu gom, vận chuyển, xử lý cho các đơn vị thu gom, vận chuyển xử lý. Điều này
dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những Công ty thu gom, vận chuyển, xử
lý CTRCN và CTNH, bằng cách đưa ra mức giá thấp để chiếm lĩnh thị thường. Điều
này dẫn đến một thực tế là các cơ sở sản xuất không quan tâm đế việc làm sao giảm
phát sinh chất thải, kể cả chất thải nguy hại. Cùng với hoạt động thu mua phế liệu
không có hợp đồng, mức giá cụ thể nên dẫn đến việc cơ sở sản xuất sẽ bán cho cơ sở
thu mua phế liệu nào trả giá cao hơn. Hậu quả của điều này là làm phát tán một lượng
lớn CTNH và CTCN ra ngoài môi trường. Đây là một nguy cơ ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Với hiện trạng cấp bách về vấn đề quản lý chất thải công nghiệp và nguy hại trên
địa bàn thị xã Dĩ An hiện nay, để tìm hiểu thêm, em xin được chọn đề tài : “Đánh giá

hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh từ
các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã Dĩ An và đề xuất các biện pháp cải thiện”.
2. MỤC TIÊU
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý hành chính, hệ thống lưu trữ,
phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và nguy hại từ quá trình
hoạt động của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã. Từ đó đề xuất các giải pháp phù
hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thải rắn công nghiệp và nguy hại trên
địa bàn thị xã Dĩ An.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng :
- Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại được thải bỏ từ các cơ sở sản
xuất trong và ngoài khu công nghiệp
- Hệ thống quản lý hành chính và các chính sách pháp luật đang được áp dụng
hiện nay

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

- Nghiên cứu hiện trạng và các biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp và
nguy hại trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Phạm vi :
300 đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thị
xã Dĩ An.

Danh sách các khu vực khảo sát bao gồm :
- Khu công nghiệp Sóng Thần 1
- Khu công nghiệp Sóng Thần 2
- Khu công nghiệp Bình Đường
- Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A
- Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B
- Khu công nghiệp dệt may Bình An
- Khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn các phường Bình
An, An Bình, Bình Thắng, Đông Hòa, Dĩ An, Tân Đông Hiệp, Tân Bình
(ngoài khu cụm công nghiệp).
4. NỘI DUNG
Nội dung 1 : Tham khảo các tài liệu liên quan đến công tác thu gom vận chuyển và xử
lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại.
-

-

Tham khảo các tài liệu liên quan đến công tác thu gom và vận chuyển và xử lý
chất thải rắn công nghiệp và nguy hại trên thế giới như Châu Âu, Mỹ,
Singapore, Trung Quốc và Philippin.
Các tài liệu hoặc báo cáo tình hình thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải rắn
công nghiệp của các tỉnh ở Việt Nam như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các báo cáo tình hình thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải rắn công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nội dung 2 : Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và
nguy hại cụ thể như sau:
-

Thu thập kết quả điều tra từ phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Dĩ An (

bằng phiếu điều tra) về hiện trạng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn
công nghiệp và nguy hại của 100 đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu công
nghiệp và 200 đơn vị ngoài khu công nghiệp.

Nội dung 3 : Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, công tác thu

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và nguy hại.
- Lựa chọn giải pháp và mô hình phù hợp để đề xuất các giải pháp mang tính khả
thi để áp dụng trên địa bàn Thị xã Dĩ An trong thời gian tới.
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp thu thập tài liệu : Thu thập thông tin tổng quan về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Dĩ An, tổng quan về vấn đề nghiên cứu ở các
nước trên thế giới, các địa phương lân cận, và ở thị xã Dĩ An.
Bảng 1 : Tài liệu tham khảo nội dung thu thập của các đơn vị liên quan
STT

Tài liệu

Nguồn
UBND tỉnh Bình Dương


1

Đề án kiện toàn hệ thống thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.

2

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương Sở Tài nguyên Môi
năm 2015.
trường tỉnh Bình Dương

3

Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp quản lý; mô hình thu gom, vận chuyển
xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

4

Số liệu về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn Phòng kiểm soát ô nhiễm
tỉnh Bình Dương.
– Chi cục bảo vệ môi
trường tỉnh Bình Dương

5

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của thị xã Dĩ An UBND thị xã Dĩ An
năm 2013.


6

Số liệu điều kiện kinh tế tự nhiên và xã hội của Niên giám thống kê năm
UBND thị xã Dĩ An năm 2014.
2014

7

Danh sách các đơn vị sản xuất kinh doanh trên Phòng Tài nguyên Môi
địa bàn thị xã Dĩ An. Công tác quản lý môi trường thị xã Dĩ An;
trường trên địa bàn Thị xã.
UBND các phường trên
địa bàn Thị xã

Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Bình Dương

- Phương pháp đánh giá : Đánh giá hiện trạng của công tác quản lý CTRCN và
NH trên cơ sở các thông tin đã thu thập.
SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện


- Phương pháp chuyên gia : Dựa trên các tài liệu, số liệu sẵn có, phương pháp
chuyên gia : tham khảo ý kiến của cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường giúp
sinh viên có cái toàn diện để có thể đánh giá được hiện trạng của công tác quản
lý CTRCN và CTNH, từ đó tìm ra được các giải pháp quản lý phù hợp.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN
Ý nghĩa thực tiễn :
- Đáp ứng được nhu cầu bức xúc hiện nay trong công tác quản lý chất thải rắn
công nghiệp và chất thải nguy hại từ các CSSX trên địa bàn thị xã Dĩ An
- Các biện pháp được đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế của thị xã Dĩ An
- Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi
cho các giai đoạn xử lý chất thải tiếp theo và phòng tránh được những rủi ro có thể
phát sinh từ chất thải nguy hại.
Ý nghĩa khoa học :
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRCN và CTNH dựa trên những dữ liệu có cơ sở
khoa học, các số liệu từ điều tra thực tế trên địa bàn khảo sát.
- Đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về CTRCN và CTNH, từ đó đề xuất ra những
biện pháp quản lý thích hợp nhất.

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT VÀ HỆ THỐNG HÀNH

CHÍNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI
NGUY HẠI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy
hại
Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. (Nghị định số
38/2015/NĐ-CP)
1.1.1

Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
Chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn) chứa một trong những
đặc điểm như yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây
ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.(Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại
hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất
thải nguy hại. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
Quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu,
phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý
CTNH.
Xử lý CTNH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến
đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của CTNH
(kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp). (Nghị định số
38/2015/NĐ-CP)
Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay không
phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác định chất thải đó
thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để phân loại và quản
lý trên thực tế. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên

thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác
nhau. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi
xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển
chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển. (Nghị định số
38/2015/NĐ-CP).
Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau
khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐCP).
Tái sử dụng trực tiếp CTNH là việc trực tiếp sử dụng lại các CTNH có nguồn
gốc là các phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hóa chất đã qua sử dụng theo
đúng mục đích sử dụng ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hóa
chất đó mà không qua bất kì khâu xử lý hay sơ chế nào.
Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm
thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối
trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản
lý khác nhau. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu
lại các thành phần có giá trị từ chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).

Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với
sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và
các yếu tố có hại trong chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Giảm thiểu CTNH tại nguồn là các biện pháp quản lý và vận hành sản xuất,
thay đổi quy trình công nghệ sản xuất nhằm giảm lượng chất thải hay độc tính của chất
thải.
Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị,
dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. (Luật bảo vệ môi
trường 2014)
Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát
sinh chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh
chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (kể cả hoạt động
tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải). (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực hiện
dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. (Nghị định số
38/2015/NĐ-CP)
Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý chất
thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải
nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất
thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).
Mã số quản lý CTNH là mã số được cấp kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải
CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH.(Thông tư 36/2015/TT-BTNMT)
Hồ sơ môi trường là tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ chức và hoạt động
bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo
quy định của pháp luật. (Luật bảo vệ môi trường 2014)
Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm
đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một
quá trình sản xuất khác. (Luật bảo vệ môi trường 2014)
1.1.2

Nguyên tắc phân định CTNH

Theo công ước Basel về chất thải nguy hại : Chất thải nguy hại có một trong
những đặc tính sau đây :
 Phản ứng với các quá trình phân tích chất thải nguy hại
 Có trong danh sách chất thải nguy hại
 Nếu chất thải không có trong danh sách chất thải nguy hại thì xem nó có ở trong
danh sách những chất không phải là nguy hại hay không hay nó có tiềm năng gây hại
hay không.
Nguyên tắc phân định CTNH bao gồm:
 Xác định một chất thải là CTNH căn cứ vào quy định về ngưỡng CTNH.
 Hỗn hợp chất thải được phân định là CTNH khi có ít nhất một chất thải thành
phần trong hỗn hợp chất thải là CTNH.
 Loại chất thải có khả năng là CTNH (ký hiệu *) quy định tại Phụ lục 1 kèm
theo Thông tư 36 khi chưa phân định được là CTNH hay không thì áp dụng quy định
tại QCVN 07:2009/BTNMT để xác định CTNH sau đó phải quản lý theo quy định như
đối với CTNH.


SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

1.1.3

Phân loại CTNH

a. Theo hình thức tác động
Loại 1: Các chất nổ (thuốc hóa học, các bình chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng
hoàn toàn, như bình gas).
Loại 2: Các chất dễ cháy: Như các phế liệu kim loại thải lẫn dầu hoặc nhựa than
đá, các sản phẩm hắc in thải, dầu và các chất cô từ quá trình phân tích. Ví dụ như: nhớt
thải, dầu thải, dầu đáy tàu.
Loại 3: Các chất độc (nguy hiểm): Như dầu thủy lực thải, dầu động cơ, hộp số
bôi trơn thải, chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau…
Loại 4: Các chất ăn mòn: Như các loại axit, kiềm mạnh, dung dịch thải thuốc
hiện ảnh, dung dịch tẩy màu, dung dịch thuốc tráng bản in, dung dịch hảm thải…)
b. Theo trạng thái vật lý
CTNH dạng rắn: Ví dụ như pin, ắc quy, pin Ni-Cd, pin ắc quy có chứa thủy ngân
thùng sơn, kim tiêm…
CTNH dạng bùn: Là chất thải dạng bùn có chứa các yếu tố guy hại như bùn thải
từ thiết bị tách dầu/nước, bùn thải từ thiết bị chặn dầu.

CTNH dạng lỏng: là các dung dịch nước thải có tính nguy hại như chứa các thành
phần axit, kiềm. Như nước thải công nghiệp có chứa clo. Chất thải lẫn dầu, chất xúc
tác ở thể lổng đã qua sử dụng.
c. Theo nhóm nguồn hoặc theo dòng thải chính
 Theo Điều 6, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH thì việc phân định, phân loại
CTNH được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1(B) kèm theo Thông tư này và Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT.
 Ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm 19 nhóm nguồn và dòng thải chính sau:
01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.
02. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ.
03. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu
cơ.
04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác.
05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.
SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh.
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu
khác.
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che
phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.

09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô
nhiễm).
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp.
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp.
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ
hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất
lạnh và chất đẩy (propellant).
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19. Các loại chất thải khác.
1.1.4

Lưu giữ CTNH

Chất thải nguy hại chỉ đươc lưu giữ tạm thời tại những vị trí, khu vực đã quy
định theo đúng nguyên tắc tiêu chuẩn cụ thể.
Các quy định về bao bì, thiết bị lưu chứa ; các quy định chung khi dán nhãn
CTNH, dấu hiệu cảnh báo; các yêu cầu thiết kế và kỹ thuật vận hành kho lưu trữ thì
được quy định chi tiết ở phụ lục 2.
1.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTRCN VÀ NH TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1

Cộng đồng Châu Âu

Năm 2006, các nước thành viên EU-27 (Cộng đồng Châu Âu EU, từ năm 2007
đến nay có 27 nước thành viên gia nhập gọi tắt là EU-27) đã phát sinh khoảng 3 tỷ tấn

CTR, trung bình 6 tấn/người/năm. Trong đó chất thải nguy hại chiếm 3% tổng lượng

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRCN và CTNH từ hoạt động sản xuất ở thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp cải thiện

chất thải rắn. Khoảng 50% tổng lượng chất thải được xử lý dưới hình thức chôn lấp;
50% lượng chất thải còn lại được sử dụng trong tái chế, tái sử dụng và xử lý thông qua
thiêu đốt. Sự khác biệt đáng kể trong phát sinh chất thải giữa các nước thành viên EU
chủ yếu là do cơ cấu công nghiệp và kinh tế - xã hội khác nhau (sự chênh lệch về tỷ lệ
phát sinh chất thải rắn trung bình/người lên đến 540 kg/người vào năm 2008). Tuy
nhiên, các nước thành viên EU chia sẻ chung các chính sách và khung pháp lý quản lý
chất thải rắn cơ bản của EU. Hai văn bản chính trong khung pháp lý quản lý chất thải
rắn của EU là: Chỉ thị về bãi chôn lấp (1999/31/EC) năm 1999 và Khung chỉ thị về
chất thải (2008/98/EC) năm 2008 (áp dụng từ tháng 12 năm 2008, và triển khai thực
hiện trong luật pháp từng quốc gia thuộc EU vào tháng 12 năm 2010). EU đã từng cam
kết giảm thiểu phát sinh chất thải rắn để đảm bảo giảm thiểu các tác động đến môi
trường toàn cầu nhưng không thành công (European environment Agency, 2010). Tuy
nhiên, từ năm 2006 đến năm 2008, tốc độ phát sinh chất thải rắn đã tăng chậm lại so
với tốc độ tăng trường kinh tế của EU. Do đó đạt được hiệu quả tương đối trong sự
tách biệt giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với tốc độ phát sinh chất thải rắn tại EU.
Từ năm 2008 đến nay, quản lý chất thải rắn đã được cải thiện ở hầu hết các
nước thành viên EU. Năm 2008, ước tính khoảng 0,75% GDP của EU được chi cho
quản lý và tái chế chất thải rắn (European environment Agency, 2010).. Lĩnh vực tái

chế đạt doanh thu ước tính 24 tỷ USD và thu hút 500.000 lao động. Ngành công
nghiệp sinh thái và ngành công nghiệp xử lý chất thải của EU chiếm khoảng 30% và
50% thị phần thế giới. Năm 2012, Liên đoàn quản lý chất thải và dịch vụ môi trường
Châu Âu FEAD (European Federation of Waste Management and Enviromental
Servies), đơn vị đại diện cho Hiệp hội Quản lý Chất thải và Dịch vụ Môi trường của
21 quốc gia thuộc EU, chịu trách nhiệm quản lý khoảng 2400 trung tâm phân loại và
tái chế chất thải, 1100 khu sản xuất phân compost, 260 nhà máy sản xuất năng lượng
từ chất thải và 900 bãi chôn hợp vệ sinh. EU hiện đang tiếp tục khuyến khích hoạt
động trao đổi chất thải giữa các quốc gia thuộc liên minh để tái chế và phục hồi năng
lượng thông qua chính sách khắt khe về tỷ lệ tái chế tối thiểu cho từng dòng chất thải
(European environment Agency, 2010).
1.2.2

Mỹ

Quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Mỹ được điều hành trực tiếp bởi Văn phòng
Chất thải rắn và Ứng phó Sự cố (Office of Solid Waste and Emergency Response),
trực thuộc Cục quản lý môi trường Mỹ (United State Enviroment Protection Agency)
và được kiểm soát bởi Luật Bảo tồn và Phục hồi Tài nguyên (RCRA) ban hành lần đầu
vào năm 1976; sửa đổi, bổ sung vào năm 1982. Các quy định này được áp dụng khác

SVTH : Phan Thị Diễm Huỳnh
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

11


×