Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.65 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
===o0o===

ĐINH THỊ DƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG
TÁC BẢO TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

HÀ NỘI, 208

8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
===o0o===

ĐINH THỊ DƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO
TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN
HÓA
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:

TS. Ngô Thị Lan Hương

8


HÀ NỘI, 2018

8


LỜI CẢM ƠN

Formatted: Space After: 0 pt

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Ngô Thị
Lan Hương đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình tìm đề tài, đến khi hoàn thành khóa luận. Đồng thời tôi xin chân
thành cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo Dục Chính Trị, bạn
bè và gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian
cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.

Formatted: Left, Space After: 0 pt
Formatted: Centered, Indent: First line: 7.01 cm,
Space

After: 0 pt

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5, năm
2018

Formatted: Centered, Indent: First line: 7.01 cm,
Right: 0 cm, Space After: 0 pt

Sinh viên

Formatted: Heading 1, Centered, Indent: First
line: 7.01 cm, Space After: 0 pt
Formatted: Space After: 0 pt

ĐINH THỊ
DƯƠNG

8


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa từ năm
2005 đến năm 2015” dưới sự hướng dẫn của cô giáo - TS. Ngô Thị
Lan Hương tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Những kết quả thu được hoàn toàn trung thực và
không trùng với kết quả
nghiên cứu của những tác giả khác.
Hà Nội, tháng 5, năm

2018
Tác giả

Đinh Thị Dương

8

Formatted: Indent: First line: 7.01 cm, Space After:
0 pt


MỤC LỤC
PHẦN
ĐẦU........................................................................................ 1

MỞ

Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
BẢO TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TỪ NĂM 2005 ĐẾN
NĂM 2010 . 8
1.1.

sở

luận
..................................................................... 8



thực


tiễn

1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện .........................................
22
Tiểu kết chương 1.....................................................................................
37
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC
BẢO TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
NINH

BÌNH

TỪ

NĂM

2011

ĐẾN

NĂM

2015

............................................................. 38
2.1. Yêu cầu đặt ra với công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa của
tỉnh
Ninh Bình.................................................................................................
38

2.2. Chủ trương của Đảng và Nhà Nước...................................................
40
2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa
của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình .....................................................................
50
Tiểu kết chương 2.....................................................................................
59
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ..........................................
60
3.1. Một số nhận xét .................................................................................
60
3.2. Một số kinh nghiệm...........................................................................
65
3.3 Một số giải pháp .................................................................................
66
Tiểu kết chương 3.....................................................................................
74
KẾT LUẬN..............................................................................................
75


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................
77

8


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH


: Ban Chấp hành

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DSVH

: Di sản văn hóa

UBND

: Ủy ban nhân dân

QTDT

: Quần thể di tích

VHTT

: Văn hóa Thể

thao
HĐND

: Hội đồng nhân dân

8



Formatted: Centered, Level 1, Space After: 0
pt, No widow/orphan control

1. Lí do chọn đề
tài

PHẦN MỞ
ĐẦU

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, gắn kết cộng đồng dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất làm
bản sắc của dân tộc Việt Nam, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao
lưu văn hóa, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta; đồng thời là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Vì vậy,
việc giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hóa là trách nhiệm của cộng đồng, thể
hiện lòng tri ân tiền nhân “uống nước nhớ nguồn”. Đây cũng là nguồn lực
vô cùng quý báu, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Từ xa xưa,
cha ông ta rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
dân tộc, coi đó là một trong những biện pháp cụ thể để xác lập và vun đắp
tình yêu quê hương, đất nước, một trong những động lực tinh thần, cội
nguồn của sức mạnh vô địch để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, di sản văn hóa đã thực sự khẳng định được vị trí, vai trò
của mình trong đời sống xã hội, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa đã có một truyền thống lâu đời và nhận được sự quan tâm to lớn của
Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta đã và đang hết sức quan tâm đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa dân tộc, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm không chỉ
của ngành văn hóa thông tin mà còn là trách nhiệm chung của toàn Đảng,
toàn dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Cũng như các địa phương khác trên cả nước, tại tỉnh Ninh Bình, vấn
đề nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã và đang
được Ban
Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Ninh Bình chỉ đạo thực hiện. Với quá trình
hình

1

Formatted: Left: 3.5 cm, Right: 2 cm, Top: 3 cm,
Bottom:
3.5 cm, Width: 21 cm, Height: 29.7 cm

Formatted: Indent: Left: -0.03 cm, Hanging: 0.02
cm, Space After: 0 pt, No widow/orphan control,
Don't keep lines
together
Formatted: Space After: 0 pt, No widow/orphan
control, Don't keep lines together


thành và phát triển nhiều năm, bên cạnh việc lưu giữ những giá trị văn hóa
cội nguồn, tỉnh Ninh Bình đã sớm tiếp nhận và thích ứng nhanh với văn
hóa của mọi miền đất nước để hình thành nên những nét văn hóa đặc thù
của người Việt. Hiện nay, cùng với tốc độ đô thị hóa và xu thế giao lưu
hội nhập quốc tế, lĩnh vực văn hóa đặt ra cho thành phố những câu hỏi
lớn: Làm thế nào để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến song
vẫn giữ được bản sắc dân
tộc’’? Làm thế nào để tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại
trước xu thế toàn cầu hóa? Làm thế nào để việc giữ gìn, bảo tồn và phát
huy các di sản văn hóa của dân tộc đó chính là định hướng, đồng thời cũng

là trách nhiệm của các ngành, các cấp, đặc biệt với những nhà hoạt động
trên lĩnh vực văn
hóa.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã
lãnh đạo các cấp, các ngành bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, những thành
tựu, hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa bắt
nguồn từ những quyết sách đúng đắn hoặc sự bất cập trong hoạch định chủ
trương. Do vậy nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc hoạch định chủ trương về bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa sẽ góp phần làm sáng tỏ những thành
tựu và hạn chế về vấn đề này. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác bảo tồn phát huy di sản
văn hóa từ năm 2005 đến năm 2015” làm khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nói tới văn hóa người ta thường đề cập ngay tới di sản văn hoá.
Diện mạo văn hoá dân tộc trước tiên dễ nhận ra chính là những tài sản
văn hoá đời

2

Formatted: Space After: 0 pt, No widow/orphan
control, Don't keep lines together


trước để lại cho đời sau. vẻ đẹp giá trị của DSVH giống như những lớp
vàng ròng trầm tích kết đọng thành đồng bằng châu thổ đôi bờ con sông văn

hoá miệt mài uốn lượn qua những bến bờ thời gian. Có lẽ vì thế mà khi
nghiên cứu văn hoá, DSVH là một lĩnh vực được giới nghiên cứu trong và
ngoài nước đặc biệt quan tâm tìm hiểu trước tiên và khảo sát ở nhiều cấp
độ khác nhau trên các phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn.
Vào thời gian nửa sau thế kỷ XX, các tổ quốc tế như UNESCO, đều
nỗ lực nghiên cứu đánh giá tiềm năng trong quá khứ của nhân loại, đặc
biệt là di sản Văn hóa. UNESCO chia di sản văn hóa thành hai loại: di sản “
văn hóa vật thể” và di sản “ văn hóa phi vật thể”.Trên thế giới nhiều học giả
đã nghiên cứu, khái niệm di sản văn hóa . Abrakan Motes quan niệm di sản
văn hóa như một mã di truyền xã hội, một kí ức tập thể. Feredico Mayor
hình dung di sản văn hóa như một hệ thống các giá trị những nhân tố hình
thành nền bản sắc văn hóa dân tộc.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về di sản văn hóa trước tiên phải kể đến
công trình Việt Nam văn hóa sử cương giả học giả Đào Duy Anh từ năm
1938 với quan điểm “ Ta muốn trở thành một nước cường thịnh về vật
chất vừa về tinh thần thì phải giữ văn hóa cũ. Mà lấy văn hóa mới lạm
dụng nghĩa là phải khéo điều hòa tinh túy của văn hóa phương Đông với
những điều sở trường về khoa học của văn hóa phương tây”. Năm 1997
GS.TS. Hoàng Vinh hoàn thành cuốn sách Một số vấn đề về bảo tồn và phát
triển di sản văn hóa dân tộc. Trong sách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
do Bộ văn hóa – thể thao và Du lịch, phát hành năm 2007 GS.TS Ngô
Đức Thịnh đã bàn đến văn hóa phi vật thể bảo tồn và phát huy.
Công trình Một con đường tiếp cận di sản văn hoá do Bộ Văn
hoá - Thông tin ấn hành, Hà Nội năm 2006 đã tập hợp nhiều bài nghiên
cứu về lý
luận DSVH cũng như thực tiễn, có thể làm tư liệu nghiên cứu tốt cho đề
tài.

3


Formatted: Space After: 0 pt, No widow/orphan
control, Don't keep lines together


Trong đó tiêu biếu nhất là các bài: “Khảo cố học với công tác bảo vệ và
phát huy di sản văn hoá” (Vũ Quốc Hiền), “Bảo tồn di tích, nhân tố quan
trọng của phát triển bền vững” (Lê Thành Vinh); “Di tích lịch sử và văn
hoá đồng bằng sông Hồng” (Đặng văn Bài); “Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng
khu di tích lịch sử
- văn hoá Đường Lâm ” (Phan Huy
Lê).
Sách Giữ gìn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc Tây Bắc do NXB Văn
hoá Dân tộc - Tạp chí Văn hoá nghệ thuật phát hành có thể giúp người
đọc có thể nhận diện một số vấn đề lý luận về DSVH.
Trên Tạp chí Cộng sản sổ 20, năm 2003, PGS, TS. Nguyễn Văn Huy
đã có nhiều cố gắng nghiên cứu Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những
di sản văn hoá các dân tộc hiện nay. Tác giả bài báo đã đề cập đến những
vẩn đề lý luận và thực tiễn của công tác bảo tồn phát huy DSVH trên phạm
vi cả nước.
Cùng hướng nghiên cứu này, Ngô Phương Thảo viết bài Bảo vệ di sản,
cuộc chiến từ những góc nhìn đăng ở Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 289
tháng
07/2008. Bài viết đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay.
Theo tác giả thì “Mỗi ngày, di sản văn hoá càng đối mặt vói nhiều nguy cơ,
xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về
trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng
lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những
chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị
văn hoá vật thể và phi vật thể”.
Một số những công trình nghiên cứu về di sản văn hóa ở tỉnh Ninh Bình

Tác giả Lã Đăng Bật cuốn sách Việt Nam - Di sản văn hóa cố Đô
Hoa Lư, NXB Trẻ. Cố đô Hoa Lư - đất cũ người xưa, sách giới thiệu về
kinh đô Hoa Lư xưa và sự nghiệp của các anh hùng thuộc ba triều đại nhà
Đinh, Tiền Lê và nhà Lý tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ. Sách
được trình bày rõ ràng
và minh hoạ hình ảnh đẹp giúp truyền đạt một bề dày lịch sử ở Hoa Lư
theo

4


cách gãy gọn, dễ hiểu nhưng vẫn sâu sắc và đày đủ.
Trương Đình Tưởng cuốn sách “Địa Chí Văn Hóa Dân Gian Ninh
Bình”, NXB Thế Giới 2004, 690 Trang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Formatted: Level 1, Space After: 0 pt, Line
spacing: Multiple 1.47 li, No widow/orphan
control

Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa từ năm 2005 đến năm
2015, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và
đúc rút một số kinh nghiệm phục vụ thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những yếu tố tác động đến sự hình thành chủ trương của

Formatted: Level 1, Indent: Left: -0.03 cm,
Hanging: 0.02 cm, Right: -0.03 cm, Space After: 0

pt, Line spacing: Multiple 1.47 li, No widow/orphan
control

Đảng Bộ tỉnh Ninh Bình về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa từ
năm 2005 đến năm 2015.
Trình bày chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện công tác bảo tồn và
phát
huy di sản văn hóa của Đảng Bộ Ninh Bình từ năm 2005 đến năm 2015.
Phân tích, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Ninh Bình về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa từ năm
2005 đến năm 2015 trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Formatted: Indent: Left: -0.03 cm, Hanging:
0.02 cm, Space After: 0 pt, Line spacing: Multiple
1.47 li, No widow/orphan control, Don't keep lines
together

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là chủ trương và sự chỉ đạo
thực hiện công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Đảng Bộ Ninh
Bình từ năm 2005 đến năm 2015
Formatted: Level 1, Space After: 0 pt, Line
spacing: Multiple 1.47 li, No widow/orphan
control

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2005 đến
năm
2015.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư
liệu
5.1. Nguồn tư liệu
5

Formatted: Indent: Left: -0.03 cm, Hanging:
0.02 cm, Space After: 0 pt, Line spacing: Multiple
1.47 li, No widow/orphan control, Don't keep lines
together


Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tư, sắc lện của Đảng của
chính phủ, các chỉ thị, thông tư của các bộ, ngành liên quan đến công tác
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hiện đang lưu trữ tại trung tâm quốc
gia.
Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về
công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến đề tài
bao gồm sách, kỷ yếu hội thảo khoa học, luận án, luận văn, khóa luận,các
Formatted: Level 1, Indent: Left: -0.03 cm,
Hanging: 0.02 cm, Space After: 0 pt, No
widow/orphan control

bài viết đăng trên báo và tạp chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Khóa luận được dựa vào những quan
điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương của Đảng về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa từ năm
2005 đến năm
2015.

Khóa luận sử dụng các phương pháp chung của khoa học lịch sử
như: phương pháp lịch sử, logic. Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng các
phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh, để tái hiện một cách
chân thực và khoa học quá trình lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 2005 đến năm 2015.

Formatted: Indent: Left: -0.03 cm, Hanging: 0.02
cm, Space After: 0 pt, No widow/orphan control,
Don't keep lines together

6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống quá trình lãnh đạo chỉ
đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa từ năm 2005 đến năm 2015.
Vì vậy khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên các
trường cao đẳng, đại học khi tìm hiểu những nội dung liên quan đến đề tài.
Góp phần làm sáng tỏ quan điểm, chủ trương, quá trình chỉ đạo thực
hiện công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình. Đồng thời cũng đưa ra những đánh giá, nhận xét ưu điểm, hạn chế
trong lãnh đạo
công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở tỉnh Ninh Bình.

6


7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa
luận có kết cấu gồm 3 chươn
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa từ năm 2005 đến năm 2010
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện công tác bảo tồn và phát

huy di sản văn hóa của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ năm 2011 đến năm 2015
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm.

7

Formatted: Indent: Left: 0 cm, First line: 0 cm,
Space
After: 0 pt, No widow/orphan control, Don't keep
lines


Chương 1:
ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG
TÁC BẢO TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM
2010
1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1.1. Cơ sở lí luận
* Một số khái niệm
Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội và
cả trong khoa học. Trên thế giới hiện nay có tới hàng trăm cách định nghĩa
về văn hóa. Song về cơ bản đều thống nhất coi văn hóa là những gì mà con
người sáng tạo điển hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội
trong quá trình lao động, hoạt động thực tiễn. Các giá trị chuẩn mực đó
tác động, chi phối, điều chỉnh đời sống, tâm lý, hành vi, đạo đức và các
hoạt động trên mọi lĩnh vực có sự hiện diện của con người.
Định nghĩa văn hóa của UNESCO: trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa
hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất,
trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm

người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những
tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng
suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh
vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo
lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,
tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những
thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và
sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.
Qua đó có thể thấy văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt.
Văn

8

Formatted: Centered, Level 1, Space After: 0
pt, Line spacing: Multiple 1.47 li, No
widow/orphan control

Formatted: Level 1, Space After: 0 pt, Line
spacing: Multiple 1.47 li, No widow/orphan
control


hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.
Di sản văn hóa:
Theo quan niệm của UNESCO, di sản văn hóa bao gồm hai loại: Di
sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản phẩm văn
hóa có thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của
văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều

rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian
và thời gian xác định. Di sản văn hóa vật thể được tái tạo từ bàn tay khéo
léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn hóa vật thể được
khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người. Di
sản văn hóa vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời
gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. Di sản văn hóa vật thể
luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên
gốc. Hiện nay, vấn đề bảo tồn những Di sản văn hóa vật thể lâu đời đòi
hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ.
Di sản “Văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại
của văn hóa không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong
không gian và thời gian, mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng,
tập tính, hành vi ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống
của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ đó người
ta có thể nhận biết được sự tồn tại của “văn hóa phi vật thể”.
* khái niệm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa
Bảo tồn mang nghĩa rộng hơn, là hoạt động giữ gìn một cách an
toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại, nói cách khác là bảo quản
kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và hãm sự xuống cấp của kết cấu đó.
Như vậy, bảo
tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di

9


sản văn hóa nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa
và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo
lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội.
Bảo vệ được sử dụng nhằm mục đích đề cao tính pháp lý của hoạt
động tổ chức quản lý, giữ gìn, đặc biệt là việc xây dựng, ban hành và

kiểm tra việc thực hiện các văn bản có tính pháp quy để xác định đối
tượng và khu vực bảo vệ của các di sản. Mặt khác, khái niệm này cũng bao
hàm các hoạt động khác như tu sửa, tôn tạo, bảo quản, gia cố. Nhằm duy trì
tính nguyên gốc và sự toàn vẹn của các di sản văn hoá.
Phát huy trước hết là sử dụng giá trị tinh thần của di sản văn hoá
trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng tình cảm; đồng thời, khái
niệm "phát huy" cũng đã bao hàm cả các hoạt động khai thác, tuy nhiên,
nếu sử dụng từ "khai thác" thay cho "phát huy" di sản văn hoá thì sẽ bị hiểu
là quá thiên về tính hiệu quả kinh tế trong sử dụng.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn gắn kết chặt chẽ, biện
chứng. Đó là hai lĩnh vực thống nhất, tương hỗ, chi phối, ảnh hưởng qua lại
trong hoạt động giữ gìn tài sản văn hóa. Bảo tồn di sản văn hóa thành
công thì mới phát huy được các giá trị của di sản. Phát huy cũng là một
cách bảo tồn di sản tốt nhất, lưu giữ những giá trị đó trong ý thức cộng
đồng xã hội.
Công tác bảo tồn di sản văn hóa có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm
các hoạt động: bảo tồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục hồi,
tái tạo - làm lại, qui hoạch bảo tồn.
* Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước
về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
Việt Nam là một quốc gia có hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên
dải đất hình chữ S. Mỗi dân tộc góp vào nền văn hóa chung một sắc màu
độc đáo, tạo nên một bức tranh về văn hóa Việt Nam phong phú và đa
dạng.

10


Có thể khẳng định văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự
phát triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ vãn hóa,

hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể
hiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước
đo trình độ phát triển và thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Sau ngày đọc
bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
02/9/1945 chưa đầy 3 tháng, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký sắc lệnh số
65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - sắc lệnh
đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. sắc
lệnh ra đời trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ
đang gặp vô vàn khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước
đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những vận dụng, kế thừa
trong quá trình lãnh đạo cách mạng qua các thời kỳ lịch sử, nhất là trong
thời kỳ Đổi mới.
Tháng 11/1993, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII họp
Hội nghị lần thứ 4 đã dành riêng một Nghị quyết về một số nhiệm vụ văn
hóa văn nghệ trong những năm trước mắt. Trong sáu định hướng về công
tác tư tưởng, có một định hướng lớn là phát triển văn hóa với hai nội
dung cơ bản là Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại.
Trong đó, bản sắc văn hóa dân tộc được xác định “ Bao gồm những
giá trị bền vững, những tinh hoa của các cộng đồng các dân tộc Việt Nam
được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước”.
“Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu
chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn
bản sắc dân tộc phải đi
liền với chống lạc hậu, lỗi thời, trong phong tục tập quán, lề thói cũ”. “Di
sản


11


văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc
dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức
coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống,
văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Trên phương diện quan điểm của Đảng đối với sự nghiệp phát triển
văn hóa, Nghị quyết TW khóa VIII là văn kiện toàn diện nhất, đề cập cụ
thể đến những vấn đề cũng như những phương hướng phát triển nền văn hóa
Việt Nam, vì vậy nó tác động sâu sắc không chỉ đến quá trình phát triển nền
văn hóa Việt Nam nói chung mà còn định hướng cho công việc quản lý văn
hóa của nghành văn hóa - thông tin nói riêng.
Trên tinh thần Nghị quyết TW 5 khóa VIII, hàng loạt các giải pháp
xây dựng và phát triển văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
đã ra đời. Chỉ thị sổ 27- CT/TW ngày 21-1-1998, của Bộ chính trị Ban
chấp hành Trung ương Đảng về việc thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, Chỉ thị sổ 14/ 1998 / TC- TTg ngày 28-31998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội đã dẫn đến việc ra đời Thông tư số 04/
1998/ TTg- BVHTT ngày 11-7-1998 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Hệ thống
pháp luật có liên quan đến di sản văn hóa truyền thống, như những văn
bản được cụ thể hóa bằng các luật như Luật Di sản văn hóa, bằng các quy
chế như Quy chế tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã tiến
hành đầu tư qua Chương trình Quốc gia có mục tiêu về văn hóa cho việc
nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi các giá trị di sản văn hóa, nhờ đó huy động
được sự quan tâm của cộng đồng với các di sản văn hóa.
* Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về văn hóa
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “ vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích

của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo

12


đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, những công cụ sinh
hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó là văn hóa” [14,tr. 431].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một hệ thống các quan điển lý
luận mang tinh khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn
hóa Việt Nam. Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh được những giá trị văn hóa
của phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc
tế trong đó cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa
và bản sắc dân tộc Việt Nam.
Khi mà các nhà văn hóa trên thế giới vẫn còn bàn cãi về khái niệm
văn hóa là gì và như thế nào là văn hóa thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa
ra một khái niệm rất sát thực và phù hợp với thực tế và có một khái niệm
mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đưa ra về văn hóa “vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở là các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [14,tr.431] Từ đó các quan điểm,
tư tưởng cơ bản nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển
nền văn hóa nước ta. Những lời dạy của người không chỉ có tầm chiến
lược mà có ý nghĩa chỉ đạo cụ thể trong công việc hàng ngày của chúng ta

về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói riêng và phát triển
văn hóa nước nhà nói chung.
1.1.2. Cơ sở thực
tiễn
1.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã
hội

13

Formatted: Level 1, Space After: 0 pt, Line
spacing: Multiple 1.47 li, No widow/orphan
control


* Vị trí địa lí
Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa phía Nam và Tây Nam của
đồng bằng sông Hồng. Ninh Bình là một tỉnh có diện tích đất tự nhiên thuộc
vào loại nhỏ so với các tỉnh thành trong cả nước, khoảng 1.378,1km2 (theo
Niên giám thống kê Ninh Bình, 2012). Tỉnh Ninh Bình nằm ở vị trí ngã ba
của ba khu vưc: đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Phía
Bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam, với chiều dài 12,7km; phía Đông
và Đông Bắc giáp huyện Ý Yên và huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, lấy
con sông Đáy làm giới hạn, với chiều dài 78,9km; phía Nam giáp Vịnh Bắc
Bộ với chiều dài 20,5km; phía Tây và Tây Nam giáp các huyện Thạch
Thành, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa với
chiều dài 88,4km; phía Tây Bắc giáp hai huyện Yên Thủy và Lạc Thủy, tỉnh
Hòa Bình với chiều dài khoảng 77,4km.
Về tọa độ địa lý, tỉnh Ninh Bình có giới hạn từ 19o50’ vĩ độ Bắc
(cửa sông Đáy xã Kim Đông, huyện Kim Sơn) đến 20o26’ vĩ độ Bắc (xóm
Lạc Hồng, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan); và từ 105o32’ kinh độ Đông

(núi Điện, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan) đến 106o20’’ kinh độ Đông
(khu vực Đò Mười, xã Xuân Thiện, huyện Yên Khánh). Phía Bắc giáp với
Hà Nam với một phần ranh giới tự nhiên là sông Đáy, phía Đông giáp với
Nam Định, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp
thanh hóa phía Tây giáp với Hòa Bình.
Hiện nay Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện thị (1 thành phố,
6 huyện và một thị xã) với 127 xã, 17 phường, thị trấn. Thành phố Ninh
Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của toàn tỉnh.
* Về địa hình
Ninh Bình có địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi
nửa đồi núi và vùng ven biển. Vùng đồi núi, nửa đồi núi với các dãy núi đá
vôi, núi nhiều thạch sét, sa thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lòng
chảo hẹp, đầm
lầy, ruộng trũng ven núi, có nhiều tiềm năng để phát triển du lich. Vùng đồng

14


bằng trung tâm là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông, có nhiều tiềm
năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ và sản
xuất hàng hóa xuất khẩu. Vùng ven biển và biển có nhiều điều kiện phát
triển nuôi trồng thuỷ sản, điều kiện phát triển một nền kinh tế tổng hợp.
Với tiềm lực đó đã tạo cho Ninh Bình một tiền đề vững chắc để phát triển
các loại hình du lịch.
* Về thổ nhưỡng
Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 139.011 ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 44,57%, đất lâm nghiệp chiếm 19,89%, đất chuyên
dụng chiếm
10,93%, đất khu dân cư chiếm 3,85% và đất chưa sử dụng chiếm 12,3%.
Tài nguyên đất ở Ninh Bình nhìn chung có độ phì trung bình với ba loại

địa hình ven biển, đồng bằng và bán sơn địa nên có thể bố trí được nhiều
loại cây trồng, nuôi trồng thủy sản, đồng cỏ chăn nuôi, cây rừng đa tác
dụng. Đây là một thế lợi của Ninh Bình so với một số tỉnh đồng bằng sông
Hồng để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lich nói riêng.
* Điều kiện kinh tế xã hội
- Điều kiện kinh
tế
Công nghiệp:
Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa
giữa khu vực châu thổ Sông Hồng với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh
kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các nghành công nghiệp vật liệu xây dựng
và du lịch.
Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức
2 con số, Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên
tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Ninh Bình là một trong
những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam, Năm 2010 thu
ngân sách đạt
3.100 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và
43/63.
Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2009: Công nghiệp – xây dựng: 46,35%;
Nông,

15


Lâm – Ngư nghiệp: 13,9%; Dịch vụ:
39,6% Nông nghiệp:
Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều
thành phần, các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng

nông trường Đồng giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa
thơm, vùng kim sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú,
hải sản, khu vực làng hoa Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng rau sạch. Cơ cấu
nông lâm thủy hải sản trong GDP của tỉnh, năm 2007 đạt 26% ( mục tiêu
đến năm 2010 là 17%). Lĩnh vực nuôi thủy sản phát triển khá ổn định, nhất
là ở khu vực nuôi thủy hải sản nước ngọt.
Thương mại- dịch vụ
Ninh Bình có vị trí hội tụ giao thông liên vùng rất thuận lợi cho phát
triển lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước. Về dịch vụ
hạ tầng du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du
lịch: sinh thái- nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử tâm linh, du lịch mạo hiểm, thể
thao.
Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển kinh
tế
Nằm trên trục đường quốc lộ 1A, Ninh Bình có hệ thống giao thông
khá hoàn chỉnh, từ quốc lộ 1A, tỉnh lộ tới huyện lộ. Ninh Bình có gần
3000km đường bộ các loại, trong đó có: gần 200km đường quốc lộ (đường
1A, đường
10, đường 12B); 118km đường tỉnh lộ (đường 477, 12C, 59B); 121km
đường huyện lộ và 2600km đường nội thị. Ngoài ra Ninh Bình còn có hơn
20km đường sắt Bắc- Nam, có một ga hành khách. Đặc biệt năm 2002,
đường cao tốc pháp vân được hoàn thành cho phép giảm thời gian từ Hà
Nội, nơi có cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài, với Ninh Bình xuống
còn 1 giờ 45 phút. Yếu tố hạ tầng này tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội
nhất là kinh tế du lịch của Ninh Bình trong mối quan hệ phát triển với thủ đô
Hà Nội. Bên cạnh đó, là một địa phương có hệ thống sông ngòi tương đối
phát triển, giao thông đường thủy cũng là thế
mạnh của Ninh Bình. Nhiều điểm du lịch Ninh Bình có thể tiếp cận bằng
đường


16


thủy và đây là thế mạnh cần phát huy nhằm tạo các tour du lịch hấp dẫn
với việc xây dựng các bến thuyền du lịch ở những điểm thích hợp. Về
điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn lao động dồi dào là một trong những
nguồn lực quan trọng với Ninh Bình trong quá trình phát triển đi lên. Từ
khi tái lập tỉnh đến nay, cùng với sự liên tục tăng trưởng liên tục của nền
kinh tế, Ninh Bình đã có nhiều biện pháp thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài,
tạo điều kiện để xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị kỹ thuật.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu
làm xuất hiện các nhu cầu du lịch. Các nhu cầu này thường nảy sinh trực
tiếp từ sản xuất. Và khi nhu cầu du lịch xuất hiện thì các hoạt động du
lịch đáp ứng các nhu cầu đó cũng xuất hiện theo. Nền sản xuất xã hội càng
phát triển, thu nhập của người lao động ngày càng cao thì nhu cầu của con
người càng lớn, yêu cầu về chất lượng cũng càng lớn và ngược lại. Điều
này thể hiện càng rõ nếu so sánh giữa những nước chậm phát triển và các
nước phát triển cao trên thế giới. Ở các nước phát triển, thu nhập của người
dân rất cao do đó nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của họ rất đa dạng như nghỉ
cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ hè, nghỉ đông trong và ngoài nước. Còn ở các nước
đang phát triển do mức sống còn thấp nên nhìn chung nhu cầu và các điều
kiện đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch còn khá hạn
chế.
Về truyền thống lịch sử
Ninh Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nhân dân
đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng, kiên cường trong đấu
tranh dựng nước và giữ nước.
Ngay từ thế kỷ X, khi đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh
người con quê hương Ninh Bình đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy dẹp loạn

12 xứ quân, thu non sông về một mối. sau khi lên ngôi, ông đóng đô ở
Hoa Lư, xây dựng
triều chính. Hoa Lư( nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) trở thành kinh

17


×