ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI CÔNG VĨ
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 60 31 20
HÀ NỘI -2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI CÔNG VĨ
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 60 31 20
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đắc Hiến
HÀ NỘI -2012
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
3
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ NHÂN TÀI VÀ
VIỆC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THU HÚT, SỬ DỤNG NHÂN TÀI
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG
1.1. Quan niệm nhân tài
9
9
1.1.1. Quan niệm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tài và việc thu hút, sử dụng nhân tài 9
1.1.2. Đặc trưng và vai trò của nhân tài
18
1.2. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo công tác thu hút và sử dụng
nhân tài - Thực trạng và một số vấn đề đặt ra
22
1.2.1. Đặc điểm tình hình tỉnh Bắc Giang và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang 22
1.2.2. Thực trạng việc lãnh đạo công tác thu hút, sử dụng nhân tài
của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
28
1.2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc thu hút, sử dụng nhân tài của
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
48
Chƣơng 2: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THU HÚT
VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG
52
2.1. Phƣơng hƣớng lãnh đạo công tác thu hút và sử dụng nhân tài của
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
52
2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng lãnh đạo
công tác thu hút và sử dụng nhân tài của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang 55
2.2.1. Giải pháp chung
55
2.2.2. Giải pháp cụ thể
64
KIẾN NGHỊ
78
KẾT LUẬN
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
82
PHỤ LỤC
86
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐBBG
:
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
HĐND
:
Hội đồng nhân dân
Nxb
:
Nhà xuất bản
UBND
:
Uỷ ban nhân dân
VN
:
Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc” [29, tr.269] và “muôn sự thành công hay thất bại đều do
cán bộ tốt hay xấu” [29, tr.240]. Thực tiễn cách mạng nước ta qua các giai
đoạn cũng đã chứng minh những lời di huấn trên của Người là hoàn toàn
đúng đắn. Tuy nhiên, cán bộ “tốt hay xấu” nói chung chỉ đáp ứng nhiệm vụ
“thành công hay thất bại” ở mức độ bình thường, còn để công việc đạt kết
quả ở mức độ cao, vượt trội hơn hẳn thì không những chỉ yêu cầu cán bộ với
những tiêu chuẩn cơ bản mà đòi hỏi ở mức độ cao hơn - đó là yêu cầu về yếu
tố tài năng, hay nói cách khác để công việc hoàn thành một cách vượt trội,
đạt kết quả cao cần phải có người tài (nhân tài).
Lịch sử nhân loại đã cho thấy, nhân tài là một trong những nhân tố
quyết định sự hưng thịnh, thành bại của mỗi quốc gia. Ở VN, quan niệm đó
được nhận thức và vận dụng vào thực tiễn của từng thời kỳ lịch sử, điển hình
là thế kỷ XV, với câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung được khắc trên tấm
bia thứ nhất khoa thi tiến sĩ năm Nhâm Tuất (1442) dựng năm 1484, tại Văn
Miếu (Hà Nội), đã nêu bật được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với
việc hưng thịnh của đất nước: "... Hiền tài là nguyên khí của quốc gia; nguyên
khí mạnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh; nguyên khí suy thì thế nước yếu
mà thấp hèn; vì thế các bậc thánh vương, đế minh không đời nào là không lấy
việc vun trồng kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài làm công việc cần kíp” [31, tr.4].
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của nhân tài trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; Đảng, Nhà nước ta trong các giai đoạn cách mạng
luôn lấy việc phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng và trọng dụng nhân
tài là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của cách
mạng. Hiện nay, Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền các cấp của một
số địa phương đang tích cực xây dựng, ban hành nhiều chính sách ưu đãi
để thu hút nhân tài; tuy nhiên, vẫn còn có hiện tượng “chảy máu chất xám”
những người tài năng ra nước ngoài và từ các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập nhà nước ra làm việc tại khu vực ngoài nhà nước. Vậy nguyên
nhân từ đâu? phải chăng do cơ chế, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ,
chính sách sử dụng, trọng dụng… chưa thu hút được những người thật sự
có tài năng vào làm việc và yên tâm cống hiến trong các cơ quan của Đảng,
bộ máy chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
Thời gian qua, công tác cán bộ nói chung và công tác nhân tài nói riêng
ở tỉnh Bắc Giang được các cấp uỷ đảng, chính quyền nhận thức tương đối đầy
đủ và đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt một số kết quả tích cực, góp phần xây
dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, trình độ, đạo đức, năng lực, chuyên môn
nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tuy vậy, công tác nhân tài của tỉnh vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập: nhận
thức của một số cấp uỷ, chính quyền về phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, sử
dụng, đãi ngộ đối với nhân tài còn hạn chế; Tỉnh chưa ban hành được chính
sách chuyên biệt cụ thể về nhân tài; chưa phát hiện và thu hút được nhiều
người tài vào làm việc trong các cơ quan trong hệ thống chính trị của Tỉnh; tỷ
lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, người có trình độ học vấn cao đăng ký tuyển
dụng vào các cơ quan khối Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội của
Tỉnh chưa nhiều; chưa thực sự mạnh dạn sử dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ
cho những cán bộ trẻ có tài giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý; chính sách cán
bộ còn chung chung, cào bằng, chưa có chế độ ưu đãi riêng với người tài…
Những mặt ưu điểm và hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong
đó nguyên nhân chủ yếu, mang tính quyết định là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng bộ tỉnh, mà trực tiếp, thường xuyên là Tỉnh uỷ, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy trong việc thu hút và sử dụng nhân tài. Thực tiễn đang đặt ra yêu
cầu phải tăng cường hơn nữa vai trò và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với
công tác cán bộ nói chung và công tác nhân tài nói riêng. Mặt khác, để thu
hút được nhân tài ở mọi lĩnh vực vào làm việc, cống hiến, góp phần thực
hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng quê hương Bắc Giang giầu
mạnh, văn minh thì cần phải có cơ chế, chính sách đột phá và sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hơn nữa của Đảng bộ tỉnh để tổ chức thực hiện
tốt việc thu hút và sử dụng nhân tài.
Là cán bộ trực tiếp tham mưu thực hiện công tác tổ chức cán bộ trong
cơ quan tổ chức cán bộ cấp ủy tỉnh, tác giả nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác thu hút và
sử dụng nhân tài, vì vậy tác giả mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: Đảng
bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo công tác thu hút và sử dụng nhân tài. Đây
không chỉ là vấn đề cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn cả nước nói chung
mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với tỉnh Bắc Giang nói riêng.
2. Tình hình, lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết ở trong và ngoài
nước của các tác giả về vấn đề nhân tài dưới nhiều góc độ khác nhau. Điển
hình là một số công trình sau đây:
- Bí quyết nhận biết người tài - Long Tử Dân, Nxb Văn hoá Thông Tin,
Hà Nội, 2005.
- Dự án thí điểm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân
lực tài năng phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Ban Tổ chức Trung
ương Đảng, 2005.
- Đào tạo, sử dụng người tài và chuyển giao quyền lực trong lãnh đạo,
quản lý - Phạm Minh Hạc, chuyên đề trong Tập bài giảng chương trình cao
cấp lý luận chính trị - hành chính, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009.
- Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, sử
dụng và đãi ngộ người tài- Nguyễn Trọng Bảo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996.
- Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong
lịch sử VN - Phạm Hồng Tung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.
- Một số giải pháp phát hiện và sử dụng nhân tài ở nước ta hiện nay TS. Nguyễn Minh Phương, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 4/2010.
- Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng
của đất nước - Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Tập Bài giảng phục vụ lớp
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác tổ chức cán bộ Ngành tổ chức xây dựng Đảng, 2007.
- Tài năng và đắc dụng (nghiên cứu về một số nhân tài tiêu biểu ở VN và
nước ngoài) - Nguyễn Hoàng Lương, Phạm Hồng Tung, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2008.
- Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất
nước - Thân Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1996.
- Về chính sách phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năngTrần Anh Tuấn, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2011.
- Xây dựng chiến lược con người, tạo nhân lực, nhân tài cho đất nước Đức Vượng, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2006…
Một số bài viết, công trình khoa học nghiên cứu về sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản VN nói chung và ĐBBG nói riêng có:
- Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai
đoạn hiện nay - Vũ Văn Chính, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội, 2009.
- Luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý
giai đoạn hiện nay - Nguyễn Văn Năng, Luận văn thạc sĩ khoa học chính
trị, Hà Nội, 2006.
- Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ Bắc Giang quản lý trong giai đoạn hiện nay - Thân Minh Quế, Luận văn
thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội 2007.
- Tỉnh uỷ Bắc Giang lãnh đạo phát triển phổ cập giáo dục trung học
phổ thông trong giai đoạn hiện nay - Bùi Văn Hải, Luận văn thạc sĩ khoa học
chính trị, Hà Nội 2009.
- Tỉnh ủy Bắc Giang lãnh đạo báo chí địa phương giai đoạn hiện nayNguyễn Thế Dũng, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội 2010.
- Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị
VN- Nguyễn Văn Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Hà Nội 2000…
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau về vấn đề nhân tài và vị trí, vai trò của nhân tài; đồng thời đưa ra
nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực để phát hiện, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng,
trọng dụng, đãi ngộ đối với nhân tài; đã nêu bật được vai trò lãnh đạo của
ĐBBG trong việc lãnh đạo công tác đào tạo, sử dụng cán bộ. Các công trình
nêu trên đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, song
còn chưa đề cập một cách toàn diện, có hệ thống đến sự lãnh đạo của ĐBBG
đối với việc thu hút và sử dụng nhân tài. Vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả
luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ thực trạng việc lãnh đạo công tác thu hút, sử dụng
nhân tài của ĐBBG, luận văn đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của ĐBBG đối với công tác này.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân tài và việc thu
hút, sử dụng nhân tài;
- Phân tích thực trạng việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu hút, sử dụng
nhân tài của ĐBBG những năm vừa qua và rút ra một số bài học kinh nghiệm;
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả lãnh đạo công tác thu hút, sử dụng nhân tài của ĐBBG giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo của ĐBBG đối với
công tác thu hút, sử dụng nhân tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của ĐBBG đối với
công tác thu hút, sử dụng nhân tài ở các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính
trị Tỉnh, từ năm 2005 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản VN, đồng thời kế thừa,
phát triển thành quả nghiên cứu của các công trình khoa học khác có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, ngoài phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn
kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích và tổng
hợp, lôgíc và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, thống kê...
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về nhân
tài và đánh giá thực trạng công tác thu hút, sử dụng nhân tài của ĐBBG.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu, có tính khả thi, đặc biệt là cơ chế,
chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của ĐBBG trong việc phát hiện,
tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với các cấp uỷ đảng,
cơ quan tổ chức cán bộ trong phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, thực
hiện chính sách nhân tài và trong nghiên cứu, giảng dạy ở trường chính trị
tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 2 chương, 4 tiết, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về nhân tài và việc lãnh đạo
công tác thu hút, sử dụng nhân tài của ĐBBG;
Chương 2: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng lãnh đạo công tác thu hút và sử dụng nhân tài của ĐBBG.
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ NHÂN TÀI
VÀ VIỆC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THU HÚT, SỬ DỤNG
NHÂN TÀI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG
1.1. QUAN NIỆM NHÂN TÀI
1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản VN về nhân tài và việc thu hút, sử dụng nhân tài
1.1.1.1. Quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhân tài được thể hiện ở một
số nội dung cơ bản sau:
- Quần chúng nhân dân là kho báu nhân tài lớn nhất; nhân tài được
sinh ra từ thực tiễn sinh động.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng quần chúng nhân dân lao động tiềm ẩn
một nguồn nhân tài cực kỳ phong phú, là kho báu nhân tài lớn nhất; là lực
lượng quyết định sự phát triển của lịch sử, bởi: Một là, tư tưởng xã hội không
bao giờ là tư tưởng thuần tuý của một cá nhân mà là phản ánh tồn tại xã hội
dưới các dạng và trình độ khác nhau, được tổng hợp lại qua một số nhà tư
tưởng nào đó. Hai là, tư tưởng chỉ có giá trị khi nó dẫn đến hành động làm biến
đổi lịch sử; sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động làm phát triển xã hội chỉ
có thể xảy ra qua hoạt động của quần chúng. Ba là, xét đến cùng, lực lượng sản
xuất là cái quyết định đến sự biến đổi lịch sử, trong đó nhân dân lao động là lực
lượng sản xuất cơ bản. Bốn là, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của
cách mạng xã hội. Năm là, do phân công lao động dẫn đến tạo ra một lớp người
chuyên về sáng tạo tinh thần tư tưởng, nhưng hoạt động này của họ cũng chỉ
được diễn ra trên cơ sở đời sống tinh thần và sáng tạo của quần chúng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quần chúng nhân dân và
cá nhân (lãnh tụ, thiên tài) trong lịch sử không tách rời nhau. Lãnh tụ là những
cá nhân ưu tú, có tài, đức hơn người, là người có năng lực và phẩm chất tiêu
biểu trong phong trào của quần chúng, có khả năng tập hợp quần chúng và
được quần chúng tin yêu [33, tr45]. Trong quan hệ với quần chúng, lãnh tụ là
người dẫn dắt, định hướng hoạt động của quần chúng; còn cá nhân ưu tú, lãnh
tụ lại là con đẻ của quần chúng, đại diện cho quyền lợi và ý chí của quần
chúng nhân dân.
Tri thức, tài năng của nhân tài bắt nguồn từ thực tiễn, mà quần chúng
nhân dân lại là chủ thể của thực tiễn xã hội . Do đó, quần chúng là cơ sở để
nhân tài ra đời và tồn tại . Sự trưởng thành của nhân tài , dù là kiệt xuất , vĩ
đại, đều không tách rời khỏi kinh nghiê ̣m thực tiễn xã hội
, trí tuệ và lực
lượng của quần chúng nhân dân, không tách rời sự nuôi dưỡng của quần
chúng nhân dân.
- Chế độ chính trị quyết định số phận của nhân tài. Chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng các chế độ khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới sự phát
triển của nhân tài và chỉ ra rằng: những người có tài năng trong quần chúng
là vô cùng… Và khẳ ng định chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa mới lần đầu
tiên tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nhân tài thể hiện bản lĩnh của
mình, phát hiện người có tài năng, tạo ra cục diện mới cho lớp lớp nhân tài
xuất hiện [23, tr.23].
- Thời thế tạo ra nhân tài. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin
đã chỉ rõ mỗi xã hội, mỗi thời đại đều cần có và sản sinh ra những vĩ nhân,
lãnh tụ của mình, để giải quyết những nhiệm vụ do lịch sử đặt ra. Điều này
được khẳng định bởi lập luận:
+ Bất cứ nhân tài kiệt xuất nào cũng đều là sản phẩm của những quan
hệ xã hội nhất định.
+ Cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng tạo nên những nhân tài,
lãnh tụ chính trị. Để cuộc đấu tranh có hiệu quả, cần phải có những người có
tài để lãnh đạo, tổ chức phong trào. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác Lênin đã chỉ rõ: cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, trong lịch sử bất cứ một
giai cấp nào, nếu không tạo ra được những lãnh tụ chính trị và đại biểu tiên
phong biết tổ chức và lãnh đạo phong trào của mình thì không thể giành được
địa vị thống trị.
+ Bất cứ một nhân vật tài năng kiệt xuất nào cũng đều mang đặc trưng
của thời đại, có tính hạn chế lịch sử nhất định. Lịch sử nhân loại đã chứng
minh, không có một nhân tài nào là hoàn hảo cho mọi thời đại, mà ít nhiều họ
đều bị chi phối bởi hoàn cảnh sống lúc đương thời.
- Lựa chọn và sử dụng đúng nhân tài là yếu tố then chốt quyết định sự
thành bại của cách mạng. Khi thực hiện Chính sách kinh tế mới, V.I. Lênin
chỉ ra rằng, then chốt trước mắt là ở con người, ở việc lựa chọn nhân tài. Để
lựa chọn đúng nhân tài phải xác định được các tiêu chuẩn rõ ràng. Các nhà
mác-xít đưa ra tiêu chuẩn để lựa chọn nhân tài là phải vừa có cả đức lẫn tài,
V.I. Lênin nhấn mạnh là phải lựa chọn được người có “đầu óc tỉnh táo và bản
lĩnh thực tế”.
- Quan tâm bồi dưỡng con người mới phát triển toàn diện. Đây là một
trong những nội dung quan trọng trong quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về nhân tài. Con người phát triển toàn diện được các nhà mác-xít quan niệm
là con người có thể thông hiểu toàn bộ hệ thống sản xuất, có thể căn cứ vào
nhu cầu của xã hội và sở trường của cá nhân mình để chuyển từ một ngành
sản xuất này sang một ngành sản xuất khác, nhằm phát huy toàn diện tài năng
của họ. Chủ nghĩa Mác cho rằng, lao động sản xuất kết hợp với trí lực và thể
dục là phương pháp duy nhất để tạo ra con người phát triển toàn diện…
- Phát hiện, bồi dưỡng, coi trọng và mạnh dạn sử dụng nhân tài trẻ
tuổi. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều rất quan tâm, coi trọng
và đánh giá cao nhân tài trẻ tuổi. Ngay từ năm 1919, V.I. Lênin đã từng nói:
Cần có lực lượng trẻ. Tôi thật muốn đề nghị bắn ngay tại chỗ những kẻ nào cả
gan nói rằng không có nhân tài. Nhân tài của nước Nga rất nhiều, có điều cần
thu hút một cách rộng rãi hơn và mạnh dạn hơn. Trước mắt đang là thời chiến.
Kết cục của toàn bộ cuộc đấu tranh đều do thanh niên, do sinh viên trẻ và đặc
biệt là công nhân trẻ quyết định. Hãy vứt bỏ đi mọi thói quen cũ cứng đờ chỉ
coi trọng địa vị đẳng cấp [23, tr.31].
Như vậy, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặc biệt nhấn mạnh và coi trọng vấn
đề nhân tài trong sự phát triển của xã hội, coi nhân tài và công tác nhân tài là
công việc vô cùng có ý nghĩa, có tác động lớn đến sự thành bại của cách mạng
ở mỗi dân tộc và tiến trình phát triển chung của cả nhân loại.
1.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhân tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về kế thừa,
phát triển truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, về vun trồng,
trọng dụng nhân tài. Tư tưởng của Người về vấn đề này được thể hiện ở
những nội dung chủ yếu sau:
- Hồ Chí Minh quan niệm về nhân tài mộc mạc, dễ hiểu:
Nhân tài là người vừa có đức, vừa có tài. Theo quan niệm của Hồ Chí
Minh, nhân tài phải là con người toàn diện, với sự kết hợp hài hoà giữa đức
và tài (hồng và chuyên), trong đó đức luôn được đề cập đến trước; bởi người
có tài mà không có đức thì vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó. Đức được hiểu là đạo đức, song "đạo đức đó không phải là
đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh
vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người" [29,
tr252]. Tài được hiểu là năng lực của con người để giải quyết nhiệm vụ được
giao phó. Năng lực ấy thể hiện tập trung ở trình độ văn hoá, khoa học, kỹ
thuật và lý luận [28, tr36].
- Sử dụng nhân tài hợp lý sẽ kích thích, tạo điều kiện cho nhân tài phát
huy hết khả năng để đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Ngay từ những ngày
đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Nhân tài và Kiến
quốc” (14/11/1945). Bác viết: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần
phải có nhân tài” [28, tr.451]; “nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng
nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày
càng phát triển càng thêm nhiều” [28, tr.99]. Người kêu gọi đồng bào ai có tài
năng, sáng kiến, thì gửi cho Chính phủ, cái gì có thể thực hành ngay, thì sẽ
thực hiện ngay. Người dạy: “Việc dùng nhân tài, ta không nên căn cứ vào
những điều kiện quá khắt khe… Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm
việc nhỏ, ai có năng lực vào việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy” [28, tr.39].
Từ thực tiễn phong trào cách mạng, Hồ Chí Minh rút ra kết luận:
“Phong trào giải phóng sôi nổi, nảy nở ra rất nhiều nhân tài ngoài Đảng.
Chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết
với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của họ
giúp ích vào công cuộc kháng chiến cứu nước” [29, tr.276].
- Sử dụng nhân tài phải công tâm, khách quan, mới có thể phát huy hết
năng lực, sở trường của họ.
Nhân tài là phải sử dụng đúng người đúng việc: "Nhân tài: Người nào
có năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy. Nếu dùng không đúng, người giỏi
nghề thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc
thợ mộc, như thế thì hai người đều thất bại cả hai". [29, tr.633].
Bác nhấn mạnh: Mục đích lựa chọn cán bộ là dùng nhân tài cần phải
hợp lý, chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn” và cho họ hiểu rõ mọi mặt các
công việc họ phải phụ trách [29, tr.230]. Đồng thời Người nhắc nhở: "Mình
có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc.
Chớ vì bà con bầu bạn mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà
dìm những kẻ có tài năng hơn mình" [29, tr.105].
- Cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, trọng
dụng nhân tài.
Trong thông điệp ngày 20/11/1946 với tiêu đề “Tìm người tài đức” hay
còn gọi là “Chiếu cầu hiền tài” nêu rõ tình hình đất nước như ngàn cân treo sợi
tóc, hơn bao giờ hết cần có nhân lực tốt, cần nhiều người tài giỏi. Người viết:
"Chính phủ nghe không đến, không thấy khắp, đến nỗi những bậc tài đức
không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa điều đó,
và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào
có người tài đức, có thể làm được những điều những việc ích nước, lợi dân, thì
phải báo cáo ngay cho Chính phủ" [28, tr.451].
Bác luôn nhắc nhở cơ quan sử dụng cán bộ: Phải trọng nhân tài, trọng
cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta [29,
tr.273-274]. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa
cách lãnh đạo. Thí dụ: bắt buộc cán bộ trong mỗi ngành phải thiết thực báo cáo
và cất nhắc nhân tài [29, tr.241]. Dùng cán bộ không đúng tài năng của họ,
cũng là một cớ thất bại… Thí dụ: người viết giỏi nhưng nói kém lại dùng vào
những việc cần phải nói. Người nói khéo nhưng viết xoàng lại dùng vào công
việc viết lách. Thành thử hai người đều không có thành tích. Từ nay, công việc
gì bất kỳ dù thành công hoặc thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ,
phân tách thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái thìa khóa phát triển
công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới. Có như thế thì người mới có tài, tài
mới có dụng [29, tr.243].
Trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện, cảm hóa, trọng dụng
nhiều nhà trí thức, nhân tài nổi tiếng như: Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế
Toại, Nguyễn Văn Tố, Phan Anh, Đặng Thai Mai...; những nhà khoa học nổi
tiếng như: Trần Đại Nghĩa, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu,
Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám , Ngụy Như
Kon Tum, Phạm Ngọc Thạch , Lương Đình Của… ; những nhà chính trị, quân
sự tài ba như: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…
Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào
điều kiện cụ thể của VN, trong suốt quá trình lãnh đạo , Đảng ta luôn khẳng
định và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện
, thu hút , đào tạo , sử
dụng và tro ̣ng dụng nhân tài , coi đó là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với
công tác cán bộ . Nhiều văn kiện của Đảng đã đề cập đến vấn đề n ày, đặc biệt
là trong giai đoạn đổi mới gần đây, cụ thể như sau:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: Đoàn kết, sử dụng hợp lý mọi lực
lượng cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng; không hẹp hòi, định kiến về lý lịch
và thành phần xuất thân. Kịp thời phát hiện những cán bộ trẻ, có tài, đồng thời
biết sử dụng có hiệu quả những cán bộ lớn tuổi đã từng trải, có kinh nghiệm.
Chống tư tưởng phong kiến gia trưởng, cục bộ địa phương trong công tác cán
bộ [14, tr.586]
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định: Trên cơ sở bảo đảm tiêu
chuẩn, thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ đồng thời kết hợp tốt các độ tuổi, bảo
đảm tính liên tục, tính phát triển trong đội ngũ cán bộ. Có chính sách đoàn
kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng mọi nhân tài của đất nước,
trong Đảng và ngoài Đảng… Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, tuyển
chọn nhân tài [14, tr.697-698]
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Có cơ chế và chính sách phát hiện,
tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có
tài. [15, tr.809]
Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu (khóa
IX): Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
Văn kiện Đại hội lần thứ X: Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển
và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không
phân biệt người trong Đảng hay người ngoài Đảng. Tăng cường nguồn đầu tư
của nhà nước và toàn xã hội vào việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
nhân tài, trước hết trên ba lĩnh vực: lãnh đạo, quản lý; sản xuất kinh doanh và
khoa học - công nghệ.
Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân
từ công nhân, chuyên gia trên các lĩnh vực; bồi dưỡng nhân tài theo định
hướng quy hoạch. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp
cao… Có chính sách, quy chế tôn vinh những người có công; bố trí, sử dụng
đúng những người có năng lực, hết lòng vì dân, vì nước; khuyến khích những
người năng động, sáng tạo, có sáng kiến, có ý tưởng mới…Có cơ chế, chính
sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng
đáng người có đức, có tài; thay thế kịp thời những người kém năng lực và
kém phẩm chất, có khuyết điểm nghiêm trọng. [15, tr.987-988]
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ chín (khóa X) nêu
rõ: Xây dựng … chiến lược quốc gia về nhân tài đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước và chủ động hội
nhập quốc tế.
Văn kiện Đại hội lần thứ XI tiếp tục nhấn mạnh: Khuyến khích, tạo thuận
lợi để người lao động học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, đồng thời có cơ
chế, chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài... Thực hiện đồng bộ chính
sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công
nghệ... Có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài. Phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện các
chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực
chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo
nhân lực cho phát triển kinh tế trí thức… [17, tr.100, 106, 130]
Tóm lại, nhân tài là một khái niệm hiện có nhiều cách diễn giải và đôi
khi, các quan niệm chưa có sự trùng khít về nội hàm, một số quan niệm về nhân
tài như: “nhân tài: người có tài” [46, tr.1239]; “nhân tài (nhân: người, tài: tài
năng): Người có tài năng, có thể đảm đương việc khó” [26, tr.1318]; tài năng,
là năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và sáng tạo một công việc gì [32,
tr.884]; “nhân tài là người có động cơ vì lợi ích xã hội, cộng đồng, sử dụng
tiềm năng và khả năng một cách sáng tạo nhất, tối đa và tối ưu, thích hợp nhất
vào công việc được nêu ra và giải quyết công việc đó một cách độc đáo, có
kết quả và hiệu quả cao trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, có đóng
góp lớn, nổi bật, kiệt xuất cho xã hội” [20, tr.382]; “nhân tài (hiền tài) là
người có phẩm chất, năng lực vượt trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng
góp cho sự tiến bộ và phát triển của cộng đồng, đất nước và cả nhân loại, là
người vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc” [6, tr.33]; “nhân tài là
người mà trong những điều kiện xã hội nào đấy, bằng lao động sáng tạo của
mình, có thể làm nên những công hữu tương đối lớn cho xã hội hay một
phương diện nào đó của xã hội” [23, tr.11]…
Từ những quan niệm về nhân tài nêu trên, trong giới hạn nghiên cứu
của luận văn, tác giả thống nhất cách hiểu về nhân tài như sau:
Nhân tài nói một cách chung nhất là người vừa có đức, vừa có phẩm
chất, năng lực vượt trội, sớm nhận thức được quy luật khách quan của sự
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng và vận dụng sáng tạo trong hoạt
động thực tiễn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp vượt trội hơn so
với những người khác trong cùng một hoặc một số lĩnh vực cụ thể, được tập
thể, cộng đồng, xã hội thừa nhận , suy tôn.
Như vậy, khi nói tới nhân tài, không thể nói chung chung, trừu tượng,
mà phải gắn với từng ngành, lĩnh vực cụ thể trong những không gian, thời
gian nhất định. Có nhân tài ở mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế,
chính trị, văn hóa..., cũng như có nhiều cấp độ khác nhau của nhân tài, nhưng
cao nhất là lãnh tụ, vĩ nhân...
Việc xác định nhân tài không thể chỉ đơn giản thông qua hồ sơ lý lịch
và văn bằng đào tạo đạt được trong một hệ thống giáo dục nhất định. Nếu như
tài năng được phân tích bao gồm: phẩm chất, trình độ và năng lực, thì nhân tài
chỉ được phát hiện và khẳng định thông qua kết quả hoạt động thực tế. Có
phẩm chất, trình độ, năng lực thì mới hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Và
ngược lại, người hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ chính là minh chứng của
người có phẩm chất, trình độ, năng lực. Các yếu tố phẩm chất, trình độ, năng
lực phải được thể hiện ra bằng kết quả, công trạng, thành tích xuất sắc. Nhiều
người có trình độ cao, được đánh giá là có phẩm chất, trình độ, năng lực sáng
tạo, nhưng khi tham gia vào hoạt động thực tiễn không hoàn thành tốt, xuất
sắc nhiệm vụ thì cũng không thể coi đó là nhân tài.
1.1.2. Đặc trƣng và vai trò của nhân tài
1.1.2.1. Đặc trưng của nhân tài
Với quan niệm như trên, nhân tài có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
- Về phẩm chất đạo đức:
Nhân tài là người có lý tưởng, mục đích sống phù hợp với xu thế phát
triển của xã hội và có động cơ sống trong sáng vì xã hội. Có tình thương yêu
đồng loại, bao dung, vị tha sâu sắc, giàu tính nhân văn, sống không chỉ cho
riêng mình mà luôn mong muốn và phấn đấu vì hạnh phúc của mọi người. Có
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn học hỏi, cầu tiến bộ, có
ý chí phấn đấu vươn lên mãnh liệt với tinh thần chủ động, độc lập cao. Không
dùng tài năng cá nhân để mưu cầu hạnh phúc riêng mà thường đem tài năng
ấy đóng góp cho sự tiến bộ và phát triển của cộng đồng, đất nước cũng như
của cả nhân loại.
Yêu cầu đối với nhân tài của VN phải là người có lòng yêu nước, có ý
thức và lòng tự tôn dân tộc chân chính, thấm nhuần và vận dụng sáng tạo
đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
gương mẫu về đạo đức, lối sống; trung thực, không cơ hội, vụ lợi, không tham
nhũng; có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng đoàn kết và phát huy
năng lực, sở trường của cộng sự để hoàn thành nhiệm vụ.
- Về năng lực tư duy sáng tạo:
Nhân tài thường là người có trí thông minh, có năng lực tư duy vượt
trội, không bị bó hẹp trong những khuôn mẫu sẵn có, luôn sáng tạo để tìm ra
cái mới; có tư duy lôgic, khả năng khái quát, phân tích, tổng hợp, có sự vượt
trội về tính phức hợp trong tư duy; có tính tự tin và độc lập cao trong đánh
giá, không chấp nhận sự áp đặt vô lý; biết tiếp thu, kế thừa, phát huy tinh hoa
tri thức của dân tộc và nhân loại; có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực được phân
công phụ trách, đề xuất nhiều ý tưởng, giải pháp mới, đồng thời biết tổ chức
các nguồn lực để tạo ra nhiều lợi ích cho tổ chức, cộng đồng.
- Về kỹ năng:
Nhân tài là người biết lắng nghe và chọn lựa thông tin bổ ích, biết trình
bày vấn đề một cách khoa học, biết làm cho người nghe dễ hiểu và dễ tiếp
thu. Là người có khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén, xử lý nhanh, chính xác
các dữ liệu, thông tin, đồng thời nêu ra những ý tưởng mới độc đáo. Nhân tài
thường có hiểu biết vừa rộng, vừa sâu khá nhiều lĩnh vực gắn với chuyên môn
của mình, có khả năng giải quyết được những vấn đề mới phát sinh mà người
bình thường không giải quyết được. Vì vậy, hoạt động của họ có đóng góp to
lớn cho xã hội. Đây là đặc trưng quan trọng để đánh giá tài năng của nhân tài,
bởi chính thông qua những đóng góp này đã thể hiện đầy đủ và rõ nét nhất
năng lực của người tài và được mọi người thừa nhận.
- Về kết quả hoạt động:
Trong công việc của mình, nhân tài là người đáp ứng tốt nhất yêu cầu
nhiệm vụ, vị trí làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; có đóng góp xuất sắc
và thành tích vượt trội hơn hẳn trong hoạt động so với người cùng vị trí,
nhiệm vụ. Kết quả hoạt động mà nhân tài mang lại được đánh giá cao trên cả
số lượng và chất lượng; kết quả đó đạt được dựa trên sự kết hợp một cách tối
ưu các phẩm chất, năng lực để tạo ra những giá trị mới có ích nhiều hơn cho
cộng đồng, xã hội…
1.1.2.2. Vai trò của nhân tài
Trong tất cả các dạng tài nguyên đã có, không gì có thể sánh với tài
nguyên do chính con người sản sinh ra, đó là nhân tài. Nhân tài là bộ phận
tinh túy, có giá trị nhất của nguồn nhân lực. Bằng sức sáng tạo của mình, tài
năng đem lại cho xã hội một chất lượng mới của sự phát triển. Lịch sử nhân
loại đã chứng minh, từ xưa đến nay, nhân tài là nhân tố góp phần tới sự hưng
thịnh của mỗi quốc gia, nhân tài đặt đúng vị trí thì nước mạnh, đặt không
đúng vị trí thì nước yếu. Vì thế, nhiều nước trên thế giới coi phát triển nhân
tài là quốc sách của mọi quốc sách, là bí quyết để xây dựng đất nước phồn
vinh, người dân ấm no, hạnh phúc.
Nói về vai trò của nhân tài, V.I. Lênin coi nhân tài, các chuyên gia là
những con người đặc biệt và phải trân trọng, giữ gìn như giữ gìn con ngươi
của mắt, nếu không như thế “thì không có thể nói đến một thành công quan
trọng nào cho sự nghiệp kiến thiết xã hội chủ nghĩa được” [42, tr. 429, 430].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đánh giá cao vai trò của nhân tài đối với sự
nghiệp kiến thiết đất nước. Người viết: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến
thiết cần có nhân tài” [28, tr. 451].
Đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và quan
hệ với nhân dân, nhân tài có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn
để xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường mối quan hệ
giữa Đảng với nhân dân, nâng cao uy tín, vị thế, năng lực lãnh đạo của Đảng
trong việc tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối của
Đảng. Và suy cho đến cùng, những nhân tài trên lĩnh vực này là một nhân tố
quyết định thắng lợi cả trong đấu tranh giành chính quyền và trong xây dựng
đất nước. V.I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và những cán bộ tài giỏi của
Đảng ta là những người như thế.
Thực tiễn đã chứng minh, ở bất cứ hoàn cảnh nào, nếu những người
lãnh đạo đất nước quy tụ được nhiều hiền tài cống hiến cho đất nước, cho
nhân dân thì cho dù đất nước gặp muôn vàn khó khăn cũng sẽ vượt qua và
phát triển.
Tóm lại, trong mọi giai đoạn lịch sử, vai trò của nhân tài đều được
thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
- Góp phần quan trọng quyết định số phận, sự hưng vong của mỗi một
quốc gia.
- Góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã
hội.
- Có ý nghĩa then chốt để thực hiện hiện đại hóa trong các lĩnh vực
(kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...).
- Có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp ở tầm cao (quốc gia,
khu vực và thế giới)...
Giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang tập trung đẩy mạnh CNH,
HĐH, hội nhập quốc tế, nhất là kinh tế quốc tế. Đây là một công việc có ý
nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển đất nước, là nhiệm vụ trung tâm
của thời kỳ mới. Trước những đòi hỏi lớn lao đó, đội ngũ nhân tài khoa
học, công nghệ đóng vai trò động lực, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng
dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công
nghệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong quản lý sản xuất, những nhân tài
trong lĩnh vực này là người thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, góp phần tổ
chức lại và hướng dẫn các lực lượng lao động khác đưa tiến bộ khoa học
vào sản xuất để nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế...
Hơn lúc nào hết, trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ nhân tài trên các
lĩnh vực phải phát huy vai trò to lớn của mình trong quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, trong đó nhiệm vụ chính trị cơ bản là phát huy vai
trò động lực của khoa học, công nghệ trong quá trình CNH, HĐH, đi đầu
trong việc nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới,
đồng thời đổi mới cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh, góp phần tổ chức và
hướng dẫn phong trào quần chúng lao động tiến quân vào khoa học và công
nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Mở rộng và tăng cường năng lực
hoạt động sáng tạo của người lao động trong quá trình sản xuất nhằm vừa
tăng thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất
nghiệp, vừa tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững cho xã hội; nhờ đó, tạo
ra những khả năng thực tế để con người phát triển toàn diện.
1.2. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THU HÚT VÀ
SỬ DỤNG NHÂN TÀI - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1.2.1. Đặc điểm tình hình tỉnh Bắc Giang và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
1.2.1.1. Khái quát đặc điểm, tình hình tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, có
vị trí cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía bắc, cách thành phố Hải Phòng hơn
100 km về phía đông, nằm giữa trung tâm giao lưu của vùng tam giác trọng
điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có vĩ độ 210 - 21027’ Bắc, kinh độ
105053’ - 106011’ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Bắc
Ninh, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, phía đông giáp tỉnh Hải Dương
và Quảng Ninh.
Đơn vị hành chính của tỉnh có thành phố Bắc Giang là trung tâm và 09
huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng,
Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà. Dân số toàn tỉnh khoảng 1,6 triệu người, mật
độ bình quân 413 người/km2. Dân cư phân bố không đều, dân sống ở nông
thôn 94,7%, ở đô thị 5,3%, phần lớn tập trung ở thành phố Bắc Giang và các
huyện vùng trung du. Bắc Giang có 16 dân tộc thiểu số với 93.627 người,
gồm các dân tộc Tày (chiếm 2,05%), Nùng, Sán dìu, Sán chí, Cao lan, Dao,
Hoa... Số người trong độ tuổi lao động chiếm 62% dân số. Số lao động tham
gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người.
Bắc Giang có tiềm năng to lớn là lao động và đất đai, nhất là đồi rừng,
thích hợp với nhiều loại cây ăn quả như vải thiều, nhãn, hồng không hạt, dứa,
na, cam, chuối… hiện nay ở tỉnh đã hình thành những các vùng trồng lúa, lạc,
chè, thuốc lá, đậu tương… có năng suất, chất lượng cao như ở huyện Việt
Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế. Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Bắc
Giang đã trở thành vùng quê nổi tiếng về vải thiều (Lục Ngạn), gà đồi (Yên
Thế)… góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo nên sự trù phú của nhiều làng quê
trong cơ chế thị trường.
Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, từng
được người xưa ví là “phên dậu”, là một trong “tứ trấn” trọng yếu của đất
nước. Miền đất này từng là nơi ngăn chặn, là chiến trường lớn của quân dân
cả nước chống lại những cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phương
Bắc xưa. Sử xanh, bia đá còn ghi những dấu tích lịch sử nổi tiếng như địa
danh phòng tuyến sông Cầu của quân dân nhà Lý chống quân Tống; Nội
Bàng, Xa Lý của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên - Mông; Cần Trạm,
Xương Giang của quân dân nhà Lê chống quân Minh; khởi nghĩa Yên Thế
gắn liền với tên tuổi của người Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám, mãi mãi
đi vào lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc, chôn vùi mộng xâm
lăng của bao đạo quân hung tàn.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang có truyền thống, đoàn kết, dũng
cảm trong chiến đấu; cần cù chịu khó, sáng tạo, tự lực, tự cường trong lao
động sản xuất, gắn bó thuỷ chung một lòng đi theo Đảng, Bác Hồ làm cách
mạng. Bắc Giang là nơi sớm có phong trào cách mạng, có An toàn khu II là
nơi nuôi dấu nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước