BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN DUY ANH THƯ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ PHÒNG
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN DUY ANH THƯ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ PHÒNG
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYẾN THỊ MỸ LINH
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là nghiên cứu của chính tôi với sự
hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bằng bất kỳ hình
thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận
xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có
trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 10 năm 2018
Học viên
Nguyễn Duy Anh Thư
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh vì sự
tận tình, đầu tư thời gian và tâm huyết trong suốt quá trình nghiên cứu, nhắc nhở và
cho những lời khuyên vô cùng quý báu để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô, các cán bộ quản lý khoa Sau Đại
Học Trường Đại Học Ngân Hàng đã tạo kiều kiện cho tôi có được cơ hội tiếp xúc
và học tập những kiến thức mới.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu các ý kiến đóng góp
của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu và hết sức cố gắng để hoàn
thiện luận văn, song không thể tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được những
thông tin đóng góp, phản hồi từ Quý thầy cô và bạn đọc.
Xin chân thành cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 10 năm 2018
Học Viên
Nguyễn Duy Anh Thư
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .........................................................................................VII
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ VIII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... X
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................... XIV
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ....................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................2
1.3.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................2
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................................3
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................3
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................3
1.7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................4
1.8. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................6
2.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ..................................................6
2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng.......................................................................6
2.1.2. Khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng .......................................................6
2.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng .............................................................7
2.1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc hình thành rủi ro ...............................................7
2.1.3.2. Phân loại theo tính chất rủi ro tín dụng ......................................................8
2.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng ...........................................8
2.1.4.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................8
iv
2.1.4.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................9
2.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ngân hàng .................................................11
2.1.5.1. Đối với hoạt động ngân hàng .....................................................................11
2.1.5.2. Đối với khách hàng .....................................................................................11
2.1.5.3. Đối với nền kinh tế ......................................................................................12
2.2. TỔNG QUAN VỀ DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ..............................12
2.2.1. Khái niệm về dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng....................................12
2.2.2. Phân loại nợ và khái niệm nợ xấu ...............................................................13
2.2.2.1. Phân loại nợ ................................................................................................13
2.2.2.2. Khái niệm nợ xấu ........................................................................................14
2.2.3. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng .............................................................15
2.2.3.1. Dự phòng chung..........................................................................................15
2.2.3.2. Dự phòng cụ thể ..........................................................................................15
2.2.4. Lý thuyết cơ sở trong việc lựa chọn các yếu tố tác động đến dự phòng rủi
ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam ...............................................................18
2.2.4.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng................................................................18
2.2.4.2. Lý thuyết tín hiệu.........................................................................................19
2.2.4.3. Lý thuyết đại diện ........................................................................................20
2.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .............................................................20
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................................20
2.3.1.1. Nghiên cứu của Luc Laeven và Giovanni Majnoni năm 2002 .................20
2.3.1.2. Nghiên cứu của Larry D.Wall và Ifterkhar Hasan năm 2003 ..................21
2.3.1.3. Nghiên cứu của Bikker và các cộng sự năm 2005 ....................................22
2.3.1.4. Nghiên cứu của Ruey-Dang Chang và các cộng sự năm 2008 ................22
2.3.1.5. Nghiên cứu của Frank Packer và Haibin Zhu năm 2012 ........................22
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ..........................................................................23
2.3.2.1. Nghiên cứu của Lê Long Hậu và Nguyễn Ái Nhi 2016 ............................23
2.3.2.2. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn 2014 .........24
2.3.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước ...................................................................24
v
2.3.4. So sánh với các nghiên cứu trước ................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...............................................................................................28
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................................................29
3.1. MÔ TẢ DỮ LIỆU ..................................................................................................29
3.1.1. Mô tả tổng thể ................................................................................................29
3.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................29
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................................31
3.3 CÁCH ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.....33
3.3.1 Biến phụ thuộc – Dự phòng rủi ro tín dụng (LLR).....................................33
3.3.2. Biến quy mô ngân hàng (SIZE) ...................................................................34
3.3.3. Biến nợ xấu (NPL) .........................................................................................35
3.3.4. Biến thu nhập ròng trước thuế và dự phòng (CROA) ...............................36
3.3.5. Tăng trưởng tín dụng (LG) ..........................................................................36
3.3.6. Biến hệ số rủi ro tín dụng (CE) ....................................................................37
3.3.7. Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ER) .......................................37
3.3.8. Biến tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) ..............................................................38
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ...............................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...............................................................................................43
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................44
4.1. THỰC TRẠNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2017.................................................................44
4.1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................................44
4.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các
NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến 2017 ........................................44
4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................55
4.2.1. Phân tích thống kê mô tả ..............................................................................55
4.2.2. Phân tích tương quan....................................................................................58
4.2.3. Phân tích hồi quy ...........................................................................................59
4.2.3.1. Kết quả phân tích hồi quy ...........................................................................59
vi
4.2.3.2. Kiểm định mô hình ......................................................................................60
4.2.3.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy ................................................................61
4.2.3.4. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy ...........................................63
4.2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu.......................................................................64
4.2.4.1 Giả thuyết H1 về quy mô ngân hàng (SIZE) ..............................................64
4.2.4.2. Giả thuyết H2 về tỷ lệ nợ xấu (NPL) ..........................................................64
4.2.4.3. Giả thuyết H3 về thu nhập trước thuế và dự phòng (CROA) ...................65
4.2.4.4. Giả thuyết H4 về tăng trưởng tín dụng (LG) .............................................66
4.2.4.5. Giả thuyết H5 về hệ số rủi ro tín dụng (CE) ..............................................66
4.2.4.6. Giả thuyết H6 về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ER) ..................66
4.2.4.7. Giả thuyết H7 về tăng trưởng GDP (GDP) ................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...............................................................................................67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 68
5.1. KẾT LUẬN...........................................................................................................68
5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................69
5.2.1. Đối với vấn đề nợ xấu....................................................................................69
5.2.2. Vấn đề thu nhập trước thuế và dự phòng ...................................................70
5.2.3. Vấn đề tăng trưởng tín dụng ........................................................................70
5.2.4. Vấn đề tăng trưởng GDP ..............................................................................71
5.2.5. Các khuyến nghị khác ...................................................................................71
5.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU....................72
5.3.1 Những hạn chế của đề tài ..............................................................................72
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ...............................................................................................73
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ....................................................................................77
B. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI .................................................................................78
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 81
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô của 24 ngân hàng
TMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.......................................... 46
Biểu đồ 4.2 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và nợ xấu của 24 ngân hàng
TMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.......................................... 47
Biểu đồ 4.3 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và thu nhập trước thuế và dự
phòng 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2017.................... 49
Biểu đồ 4.4 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tăng trưởng tín dụng của
24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2017............................... 51
Biểu đồ 4.5 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và hệ số rủi ro tín dụng của
24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2017............................... 52
Biểu đồ 4.6 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ VCSH trên tổng tài
sản 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2017......................... 53
Biểu đồ 4.7 Mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ tăng trưởng GDP
của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 đến năm 2017......................... 55
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng phân loại nợ theo phương pháp định lượng và định tính................ 13
Bảng 2.2 Bảng tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản đảm bảo................................... 17
Bảng 2.3 Bảng tỷ lệ trích lập dự phòng................................................................... 18
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các yếu tố nghiên cứu....................................................... 25
Bảng 3.1 Phân bổ mẫu nghiên cứu.......................................................................... 29
Bảng 3.2 Tổng hợp các yếu tố nghiên cứu sử dụng trong mô hình hồi quy............ 39
Bảng 4.1 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô của 24 ngân hàng TMCP
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017...................................................................... 45
Bảng 4.2 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của 24 ngân hàng
TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.......................................................... 47
Bảng 4.3 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự
phòng 24 ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017......................... 49
Bảng 4.4 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tăng trưởng tín dụng của 24 ngân
hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017................................................. 50
Bảng 4.5 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và hệ số rủi ro tín dụng của 24 ngân
hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017................................................. 52
Bảng 4.6 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản của 24
ngân hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017......................................... 53
Bảng 4.7 Bảng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ tăng trưởng GDP của 24 ngân
hàng TMCP giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017................................................. 54
Bảng 4.8 Bảng thống kê mô tả................................................................................. 56
Bảng 4.9 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến................................................... 58
Bảng 4.10 Bảng kết quả phân tích hồi quy............................................................. 59
ix
Bảng 4.11 Kiểm định F và Hausman...................................................................... 60
Bảng 4.12 Bảng kết quả kiểm định đa cộng tuyến................................................... 61
Bảng 4.13 Bảng kết quả kiểm định White.............................................................. 62
Bảng 4.14 Bảng kết quả kiểm định tự tương quan................................................... 62
Bảng 4.15 Bảng kết quả hồi quy theo phương pháp GLS........................................ 63
Bảng 5.1 Tóm lược kỳ vọng dấu và kết quả .......................................................... 68
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
ABB
ACB
BCTC
BID
Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
Ngân hàng thương mại cổ phần
An binh Commercial Joint Stock
An Bình
Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Asia Commercial Joint Stock
Châu
Bank
Báo cáo tài chính
Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CE
Hệ số rủi ro tài chính
CIC
Trung tâm thông tin tín dụng
CROA
CTG
EIB
ER
Viết đầy đủ bằng tiếng Anh
Thu nhập trước thuế và dự phòng
trên tổng tài sản
Joint Stock Commercial Bank
for Investment and Development
of Vietnam
Credit Information Center
The earnings before taxes and
loss provision divided by total
assets
Ngân hàng thương mại cổ phần
Vietnam Bank For Industry And
Công Thương Việt Nam
Trade
Ngân hàng thương mại cổ phần
Vietnam Commercial Joint
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Stock
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản
xi
Viết tắt
Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
FEM
Mô hình nhân tố tác động cố định
Fixed Effects Model
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Gross Domestic Product
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ho Chi Minh City Development
Phát triển TP.HCM
Joint Stock Commercial Bank
HDB
IAS
Chuẩn mực kế toán quốc tế
Viết đầy đủ bằng tiếng Anh
International Accounting
Standards
Ngân hàng thương mại cổ phần
Kien Long Commercial Joint
Kiên Long
Stock Bank
LG
Tăng trưởng tín dung
Loan grown
LLR
Dự phòng rủi ro tín dụng
Loan loss reserves
Ngân hàng thương mại cổ phần
LienViet Post Joint Stock
Bưu Điện Liên Việt
Commercial Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Military Commercial Joint
Quân đội
Stock Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Vietnam Maritime Commercial
Hàng hải Việt Nam
Join Stock Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Nam A Commercial Joint Stock
Nam Á
Bank
Nợ xấu
Non Performing Loan
KLB
LPB
MB
MSB
NAMABANK
NPL
xii
Viết tắt
NVB
Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
Ngân hàng thương mại cổ phần
Quốc dân
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
OCB
OLS
PGBANK
REM
Saigonbank
SEABANK
SHB
Viết đầy đủ bằng tiếng Anh
National Citizen Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Orient Commercial Joint Stock
Phương Đông
Bank
Mô hình bình phương nhỏ nhất
Pooled Regression
Ngân hàng thương mại cổ phần
Petrolimex Group Commercial
Xăng dầu Petrolimex
Joint Stock Bank
Mô hình nhân tố tác động ngẫu
nhiên
Random Effects Model
Ngân hàng thương mại cổ phần
Saigon bank for Industry and
Sài Gòn Công Thương
Trade
Ngân hàng thương mại cổ phần
Southeast Asia Commercial
Đông Nam Á
Joint Stock Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn – Hà Nội
SIZE
Quy mô ngân hàng
STB
Ngân hàng thương mại cổ phần
Saigon – Hanoi Commercial
SaiGon Joint Stock Commercial
xiii
Viết tắt
TCB
TMCP
TPBank
VCB
VCSH
VIB
VIETABANK
VPB
Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
Viết đầy đủ bằng tiếng Anh
Sài Gòn Thương Tín
Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Viet Nam Technologicar and
Kỹ thương Việt Nam
Commercial Joint Stock Bank
Thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần
Tiên Phong
Tien Phong Commercial
Ngân hàng thương mại cổ phần
Joint Stock Commercial Bank
Ngoại Thương Việt Nam
for Foreign Trade of Vietnam
Vốn chủ sở hữu
Ngân hàng thương mại cổ phần
Vietnam International
Quốc Tế
Commercial Joint Stock Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Viet A Commercial Joint Stock
Việt Á
Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần
Vietnam Commercial Joint
Việt Nam Thịnh Vượng
Stock Bank of Private Enterprise
xiv
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài này nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng tại 24 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ 2011 đến 2017. Tác
giả tiến hành nghiên cứu tác động của các biến quy mô ngân hàng (SIZE), nợ xấu
(NPL), tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng (CROA), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
(LG), hệ số rủi ro tín dụng (CE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ER) và tỷ lệ
tăng trưởng GDP (GDP) đến tỷ lệ trích lập dự phòng tại các ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng (Panel Regression) để phân tích và
xác định được 4 biến có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu bao gồm nợ xấu (NPL),
tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng (CROA), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LG) có
tác động cùng chiều với trích lập dự phòng và tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) có tác
động ngược chiều với tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra các kiến nghị đối với các ngân
hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả trích lập
dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
Đặt vấn đề
Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, là nghiệp vụ chủ
yếu của hệ thống ngân hàng thương mại. Nhưng hoạt động ngân hàng luôn hàm
chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyên chính là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng được
thể hiện qua chỉ tiêu nợ xấu gây ra những hệ lụy xấu đến hoạt động của ngân hàng.
Khi rủi ro tín dụng phát sinh, ngân hàng thương mại không thực hiện được kế hoạch
đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. Rủi ro tín dụng
lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch
vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng và các ngân hàng khác. Buộc ngân hàng
phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng
vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình
trạng khó khăn, phá sản. Ngoài ra, khi nợ xấu tăng cao, nó còn trở thành một trong
những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, thậm chí là rủi ro hệ
thống trong thị trường tài chính.
Việc xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng
là một vấn đề quan trọng đối với cơ quan quản lý nhằm duy trì sự ổn định tài chính
và cho phép các ngân hàng thương mại có chính sách quản lý trách nhiệm hơn.
1.2.
Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới, với sức
ép cạnh tranh phát triển cùng những quy định chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước thì
rủi ro tín dụng không còn là vấn đề của riêng hệ thống thương mại Việt Nam mà
còn là mối quan tâm lớn của cả nền kinh tế. Bên cạnh các hoạt động tín dụng mà
ngân hàng thương mại cung cấp như: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, tái
chiết khấu....thì cho vay là hoạt động cơ bản đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho
ngân hàng. Tuy nhiên các quy luật kinh tế đã chứng minh lợi nhuận càng cao thì rủi
2
ro càng lớn, hoạt động cho vay là nguồn lợi nhuận tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất khi
khách hàng mất một phần hoặc toàn bộ khả năng thanh toán cho ngân hàng dẫn đến
phát sinh nợ xấu. Trong giai đoạn 2012-2016, nợ xấu của ngành ngân hàng có xu
hướng giảm về tỷ lệ nhưng vẫn tăng về quy mô. Tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2012 là
4,12% và giảm qua các năm. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng chỉ còn
2,52%, lên đến 145.183 tỷ đồng vào năm 2014 và vượt 150.000 tỷ đồng năm 2016
(Ngô Quốc Phương 2017). Từ thực trạng trên đã tạo nên một nhu cầu cấp thiết cho
những nghiên cứu về giải quyết rủi ro, giải quyết vấn đề nợ xấu bằng dự phòng rủi
ro tín dụng; Khi một trong những biện pháp mà các ngân hàng đang sử dụng cũng
chính là trích lập dự phòng. Việc nghiên cứu và đánh giá các nhân tố tác động đến
dự phòng rủi ro tín dụng sẽ giúp cho các nhà quản trị có quyết định quản trị vốn
hiệu quả và các nhà đầu tư có căn cứ đánh giá hoạt động ngân hàng trước khi đầu
tư. Chính vì thực tiễn đó mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến dự
phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam” cho luận văn nghiên cứu của
mình.
1.3.
Mục tiêu của đề tài
1.3.1.
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro
tín dụng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến dự phòng rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.
1.3.2.
Mục tiêu cụ thể
Xác định được các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Xây dựng và kiểm định mô hình về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến
dự phòng rủi ro tín dụng.
3
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam?
Mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam như thế nào?
1.5.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1.
Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam.
1.5.2.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Nguồn số liệu phân tích nằm trong khoảng thời gian
2011 - 2017.
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại 24 ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam.
1.6.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định tính: Thu thập thông tin, phân tích, so sánh, tổng
hợp, thống kê mô tả...
Phương pháp phân tích định lượng: Luận văn sử dụng kỹ thuật phân tích hồi
quy dữ liệu dạng bảng nhằm xác định các yếu tác động đến trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng tại 24 ngân hàng TMCP Việt Nam. Tiến hành nghiên cứu các biến độc lập
và biến phụ thuộc trong mô hình. Chạy mô hình hồi quy Pooled regression (OLS),
mô hình Fixed effects (FEM) và mô hình Random effects (REM), so sánh kết quả
giữa các mô hình, kết quả thực nghiệm từ việc chạy mô hình và các kiểm định sẽ
được sử dụng làm cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết của nghiên cứu,
đảm bảo tính phù hợp của mô hình được sử dụng trong nghiên cứu.
4
Các kiểm định thực hiện trong nghiên cứu bao gồm kiểm định lựa chọn mô
hình phù hợp thông qua kiểm định Hausman test, kiểm định các giả thuyết hồi quy
trong mô hình nghiên cứu thông qua kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng chỉ
số VIF, kiểm định phương sai của sai số không đổi thông qua kiểm định White,
kiểm định tự tương quan bằng Wooldridge test. Để khắc phục hiện tượng tự tương
quan và phương sai của sai số không đổi bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
tổng quát (General Least Square - GLS) để đưa ra kết quả cuối cùng của mô hình
nghiên cứu.
1.7.
Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến dự
phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu góp phần giúp cho các nhà khoa học, các nhà quản lý ngân hàng
thương mại có cái nhìn toàn diện hơn trong đo lường và đánh giá mức độ ảnh
hưởng các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng. Từ đó giúp các nhà quản lý
ngân hàng điều hành hoạt động về dự phòng rủi ro tín dụng một cách hợp lý, đầy đủ
và kịp thời nhất.
Luận văn này có thể là tài liệu tham khảo về các yếu tố tác động đến dự phòng
rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, các đo lường, kiểm
định các kết quả của nghiên cứu,
1.8.
Bố cục của đề tài
Ngoài phần mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
được kết cấu thành 5 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Trong chương một sẽ tiến hành giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, các
mục được trình bày trong chương này bao gồm: Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề
tài, mục tiêu của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và đóng góp của đề tài.
5
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương này sẽ trình bày lý thuyết về rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng.
Bên cạnh đó tổng hợp các nghiên cứu trước đây về dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là
cơ sở lý thuyết cho việc lựa chọn các yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu phù hợp
với thực tế các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu
Dựa trên nội dung chương 1 và cơ sở lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu đã
nghiên cứu trong chương 2, chương 3 này sẽ trình bày việc xây dựng mô hình
nghiên cứu, cách thức thiết lập và tính toán các yếu tố trong mô hình nghiên cứu,
mô tả dữ liệu, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và các phương pháp phân tích dữ
liệu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này, tác giả tiến hành đánh giá về mối tương quan giữa các biến
và kiểm định mô hình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tác giả sẽ đưa ra những kết luận chính, từ đó đề xuất một số khuyến nghị cũng
như nêu lên những hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo.
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng ngân hàng
2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cá
nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ
dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ
dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian là ngân hàng. Tín dụng
ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay
mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển
nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi.
2.1.2. Khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng
Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro lâu đời và lớn nhất trong thị trường
tài chính, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng vì các khoản tín dụng thường chiếm quá nữa giá trị tổng tài
sản. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn
nhất.
Chính vì vậy mà khái niệm rủi ro tín dụng được rất nhiều nhà khoa học nghiên
cứu và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Như:
Joel Bessic (2011) cho rằng rủi ro tín dụng là những tổn thất do khách hàng
vay không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của khoản vay.
Theo Greuning và Bratanovic (2003) thì rủi ro tín dụng là rủi ro mà người đi
vay không thể chi trả tiền lãi hoặc vốn gốc theo đúng thời hạn đã ký kết trong hợp
đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay chậm trễ chi trả nợ vay, thậm
chí không hoàn trả được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ vay.
7
Tại Việt Nam, theo quyết định số 493/2005/TT-NHNN thì rủi ro tín dụng là
khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết.
Thông tư 02/2013/TT-NHNN ra đời thay thế cho quyết định 493/2005/TTNHNN, đưa ra phạm vi xét rủi ro tín dụng bao quát hơn với định nghĩa: “Rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng
xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng còn được xem xét trên cơ sở danh mục tín dụng
của ngân hàng.
2.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng
2.1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc hình thành rủi ro
Rủi ro giao dịch: Nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình
giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: Rủi
ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro lựa chọn là loại rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích
tín dụng, khi ngân hàng sử dụng những phương án vay vốn có hiệu quả để quyết
định cho vay.
- Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như điều khoản trong
các hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm
bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
-
Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạn rủi ro và kỹ thuật xử lý
các khoản cho vay có vấn đề.
8
Rủi ro danh mục: Nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý
danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục được phân chia thành: Rủi ro
nội tại và rủi ro tập trung.
- Rủi ro nội tại: Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng mang
tính chất riêng biệt trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Đây là
loại rủi ro xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách
hàng đi vay.
- Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng
một ngành, một lĩnh vực kinh tế; trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng
một loại hình cho vay có rủi ro cao.
2.1.3.2. Phân loại theo tính chất rủi ro tín dụng
Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh, hỏa hoạn, người vay chết hay mất tích,... dẫn đến thất
thoát vốn vay mặc dù ngân hàng cho vay và người đi vay đã thực hiện đầy đủ các
quy định về quản lý và sử dụng vốn vay.
Rủi ro chủ quan là rủi ro phát sinh do lỗi của bên đi vay hoặc của bên cho vay
cố tình gây ra dẫn đến thất thoát vốn vay. Rủi ro chủ quan có thể khắc phục và hạn
chế bằng những biện pháp hợp lý.
2.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng
2.1.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế xã hội của một nước biến động do chịu ảnh hưởng của
những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, mà trong đó hoạt động kinh doanh tiền
tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất.
9
- Môi trường pháp lý:
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực
của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh
thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ gặp nhiều thuận lợi. Nếu
môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở rất dễ bị lợi dụng gây tình trạng
tham ô, chiếm đoạt tài sản,.. Chính sách Nhà nước thường xuyên thay đổi doanh
nghiệp sẽ không lường trước được khả năng rủi ro xảy ra, ngân hàng cũng gặp rủi
ro trong thu hồi công nợ.
- Môi trường tự nhiên:
Thiệt hại do thiên tai như bão lụt, động đất, lốc xoáy,...rất khó lường trước và
có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi đầu
tư phát triển các thành phần kinh tế. Ở Việt Nam do thời tiết diễn biến phức tạp,
những biến động lớn về thời tiết gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh đặc
biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Khi có thiên tai xảy ra, ngân hàng cho vay sẽ
gặp tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu. Ngân hàng phải
cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.
Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như: hỏa hoạn, chiến tranh, dịch
bệnh,...là những rủi ro mà khách hàng và ngân hàng đều không lường trước được
đối với khoản tín dụng của mình.
2.1.4.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân do phía ngân hàng
Chính sách quy trình cho vay lỏng lẻo, quy trình quản trị rủi ro kém hiệu quả,
chưa chú trọng đến việc phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính toán
đến điều kiện cho vay và khả năng trả nợ.
Nhân viên ngân hàng thiếu đạo đức, trình độ chuyên môn kém: đạo đức của
nhân viên ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn
chế rủi ro tín dụng. Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi vay: các ngân hàng thường