Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỖ PHÚ QUÝ

TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆTNAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỖ PHÚ QUÝ

TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ MẬN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


i

TÓM TẮT
Thông qua đề tài “Tác động của sở hữu nƣớc ngoài đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” tác giả nghiên cứu sở hữu nƣớc ngoài có tác
động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thƣơng mại Việt Nam không và mức độ tác
động nhƣ thế nào? Sử dụng bộ dữ liệu gồm 20 ngân hàng thƣơng mại cổ phần với
thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến 2017. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng
tối thiểu tổng quát (GLS) đƣợc sử dụng để xem xét tác động của sở hữu nƣớc ngoài
đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong điều kiện đã xử lý
các vấn đề phƣơng sai thay đổi, tự tƣơng quan trong mô hình. Sau khi tiến hành
phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy kết hợp với phân tích sự kiện và tình
hình thực tế của mối quan hệ sở hữu vốn nƣớc ngoài với hiệu quả hoạt động các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, tác giả kết luận rằng sở hữu nƣớc ngoài tác động
ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt
Nam (đo lƣờng bằng ROA, ROE).


ii

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên

cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc
các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ
trong luận văn.
TP. HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2018
HỌC VIÊN

ĐỖ PHÚ QUÝ


iii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía
gia đình, giảng viên hƣớng dẫn và những ngƣời bạn thân tình của tôi. Tôi vô cùng
biết ơn mọi ngƣời đã đồng hành cùng tôi cho đến ngày hôm nay.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi tới mọi ngƣời trong gia đình tôi. Mặc dù mẹ không ở
bên cạnh tôi trong mọi hoàn cảnh nhƣng luôn là ngƣời động viên, khích lệ tôi trong
những lúc khó khăn nhất. Cảm ơn em gái của tôi đã luôn động viên và tạo điều kiện
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trƣờng Đại học Ngân hàng TPHCM.
Và tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hƣớng dẫn của tôi, PGS.
TS. Lê Thị Mận. Cô đã tận tâm, nhiệt tình hƣớng dẫn và đốc thúc tôi hoàn thành
luận văn này. Mặc dù, luận văn của tôi có rất nhiều sai sót nhƣng Cô đã đọc từng
câu, từng chữ giúp tôi hoàn thành luận văn với bố cục mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu
hơn. Và dù rất bận nhƣng Cô vẫn luôn dành thời gian và tạo điều kiện để hỗ trợ giải
đáp những vấn đề khó trong luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các Thầy Cô – Giảng viên Khoa
Đào tạo Sau Đại học – Trƣờng Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi về thời gian và truyền đạt kiến thức chuyên ngành để tôi hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn cùng lớp Cao học CH18B1 trƣờng Đại học

Ngân hàng TP.HCM đã hỗ trợ động viên tôi hoàn thành chƣơng trình Cao học.


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... x
CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................. 1
1.1

Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

1.2

Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2


1.3

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3

1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3

1.6

Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 3

1.7

Nội dung tóm lƣợc từng phần ........................................................................ 4

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 5
2.1

Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.................................................................. 5

2.1.1

Khái niệm ................................................................................................ 5

2.1.2


Hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ........................................... 5

2.1.3

Hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại ................................................... 7

2.2

Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài ........................................................................ 10

2.2.1

Khái niệm .............................................................................................. 10

2.2.2

Quá trình thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam ........... 10


v

2.2.3
Nam

Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt
12

2.2.4 Tác động của nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp đối với các Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần tại Việt Nam ................................................................................... 15

2.3

Lý thuyết về chi phí đại diện ....................................................................... 19

2.4

Cấu trúc sở hữu tối ƣu ................................................................................. 20

2.5

Lý thuyết về hiệu quả hoạt động ................................................................. 21

2.5.1

Khái niệm .............................................................................................. 21

2.5.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại .......................................................................................................... 22
2.6

Các nghiên cứu trƣớc đây ............................................................................ 24

Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................. 30
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 31
3.1

Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 31

3.2


Nguồn dữ liệu .............................................................................................. 38

3.3

Phƣơng pháp hồi quy ................................................................................... 39

3.4

Quy trình thực hiện đề tài ............................................................................ 41

Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................. 43
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................... 44
4.1

Phân tích thống kê mô tả ............................................................................. 44

4.2

Phân tích tƣơng quan ................................................................................... 46

4.3

Kết quả hồi quy............................................................................................ 48

4.3.1

Ƣớc lƣợng mô hình ............................................................................... 48

4.3.2


Phân tích kết quả hồi quy...................................................................... 51

Kết luận chƣơng 4 .................................................................................................. 62
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 63
5.1

Kết luận........................................................................................................ 63

5.2

Hàm ý chính sách ........................................................................................ 64


vi

5.2.1

Đối với các ngân hàng thƣơng mại cổ phẩn ......................................... 64

5.2.2

Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc ....................................................... 65

5.3

Hạn chế trong bài nghiên cứu ...................................................................... 66

5.4

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 66


TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 68
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 75
Phụ lục 1. Danh sách các ngân hàng lấy mẫu cho bài nghiên cứu ........................ 75
Phụ lục 2. Kết quả chạy hồi quy bằng STATA ..................................................... 77


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

BCTC

Báo cáo tài chính

Ctg

Các tác giả

DG

Tốc độ tăng trƣởng huy động

ETA


Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

FDI

Vốn đầu tƣ trực tiếp

Foreign Direct Investment

FEM

Mô hình tác động cố định

Fixed effect model

FII

Vốn đầu tƣ gián tiếp

Foreign Indirect Investment

FO

Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GLS


Bình phƣơng tối thiểu tổng quát

INF

Lạm phát

LATA

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài

Gross Domestic Product

Inflation

sản
LNTA

Quy mô ngân hàng

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

Net Interest Margin



viii

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

OLS

Bình phƣơng tối thiểu

P/B

Chỉ số giá trên giá trị sổ sách

Price to book ratio

P/E

Chỉ số giá trên thu nhập

Price to earning ratio

REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên


Random effect model

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Return on Asset

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Return on Equity

ROI

Tỷ suất hoàn vốn

Return on Investment

TCTI

Tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

ROS


Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Return on Sales

WTO

Tổ chức Thƣơng Mại Thế Giới

World Trade Organization


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê các biến trong mô hình ............................................................ 31
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến .................................................................. 44
Bảng 4.2. Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình ................................... 46
Bảng 4.3. Kiểm định nhân tử phóng đại phƣơng sai ............................................... 48
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định F-test (OLS-FEM), kiểm định nhân tử Lagrange (OLSREM) và kiểm định Hausman (FEM-REM) ............................................................ 49
Bảng 4.5. Kiểm định hiện tƣợng thừa biến .............................................................. 49
Bảng 4.6. Kiểm định nhân tử Lagrange ................................................................... 50
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Wooldridge ............................................................... 50
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy GLS ................................................ 51


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu ...................................................................... 42
Hình 4.1. So sánh quy mô ngân hàng với các nƣớc trong khu vực ......................... 58



1

CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập với kinh tế thế giới. Các doanh
nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn
phải cạnh tranh với các đối thủ từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Họ có thể là các tập
đoàn kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp đa ngành hay các công ty tài chính có tuổi
đời hàng trăm năm. Do vậy, để giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp thì vấn đề quản trị doanh nghiệp đƣợc các doanh nghiệp trong nƣớc vô cùng
quan tâm và đặt lên ƣu tiên hàng đầu.
Từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế bằng cách gia nhập WTO vào năm
2007. Sự kiện này đã giúp Việt Nam thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài, đặc biệt là các nƣớc có ngành tài chính phát triển nhƣ: Mỹ, EU, Hàn
Quốc, Nhật Bản,…Lúc này, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhận thấy, Việt Nam là một thị
trƣờng có tiềm năng phát triển và có nhiều cơ hội đầu tƣ mang lại lợi nhuận cao nên
họ đã gia tăng đầu tƣ vào Việt Nam ở hai hình thức là: đầu tƣ trực lẫn đầu tƣ gián
tiếp. Ngành tài chính – ngân hàng là một trong lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế
Việt Nam và đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, trong
những năm qua, các NHTM liên tục thu hút đƣợc các nguồn vốn dồi dào từ nƣớc
ngoài đổ vào Việt Nam. Và việc hấp thụ một lƣợng lớn vốn từ nƣớc ngoài giúp các
NHTM đứng trƣớc một cơ hội lớn để chuyển mình, dần dần tiếp cận đƣợc mô hình
quản trị hiện đại và chuẩn mực trên thế giới.
Trên thế giới, các NHTM là những tổ chức tài chính lớn và chính yếu ở mỗi
nền kinh tế. Chính vì thế, sự ra đời và phát triển hệ thống ngân hàng đã có từ lâu đời
và phát triển hệ thống các NHTM là vấn đề quan trọng và cần thiết. Trong xu thế hội
nhập thì, để đáp ứng nhu cầu mở rộng vốn kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh thì
các NHTM không ngừng tăng cƣờng huy động vốn từ các nguồn khác nhau, một

trong những nguồn vốn chất lƣợng mà NHTM đang hƣớng tới là nguồn vốn FII từ


2

các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Xuất phát từ nhu cầu tăng vốn của các NHTM và mong
muốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, NHNN cũng đặt ra những quy định và
giới hạn về đầu tƣ trực tiếp vào lĩnh vực tài chính ngân hàng của các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài. Những quy định và giới hạn này đang ngày càng đƣợc điều chỉnh cho
phù hợp dần và giúp dòng vốn đầu tƣ ngày càng chảy vào nền kinh tế nhiều hơn.
Nhiều nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng trên thế giới đã chứng minh rằng, tỷ lệ sở
hữu nƣớc ngoài sẽ tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên,
tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô và chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
của mỗi quốc gia mà sẽ có những kết quả khác nhau.
Chính vì thế đề tài “Tác động của sở hữu nƣớc ngoài đến hiệu quả hoạt động
của các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam” sẽ giúp kiểm chứng lại mối
quan hệ tác động cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài và hiệu quả hoạt động.
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Dựa trên các kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm liên quan
đến việc sở hữu nƣớc ngoài tại các NHTM tại Việt Nam, nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài hƣớng đến mục tiêu:
- Nghiên cứu tác động của sở hữu nƣớc ngoài đến hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP tại Việt Nam
- Mức độ tác động của sở hữu nƣớc ngoài đến hiệu quả hoạt động của
NHTMCP tại Việt Nam, từ đó đƣa ra các hàm ý về chính sách.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Sở hữu nƣớc ngoài có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP

tại Việt Nam hay không?”


3

- Mức tác động của sở hữu nƣớc ngoài đến hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP tại Việt Nam
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng của đề tài này là tập trung nghiên cứu sở hữu nƣớc ngoài tại các
NHTMCP thông qua đầu tƣ gián tiếp để có thể thấy rõ đƣợc sự tác động đến hiệu
quả hoạt động khi thay đổi tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài tại các NHTMCP. Trên cơ sở đó
đánh giá xem sở hữu nƣớc ngoài có tác động nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động
của các NHTMCP.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm 20 NHTMCP trong giai đoạn 2007-2017.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để nghiên cứu về “Tác
động của sở hữu nƣớc ngoài đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt
Nam”. Với phƣơng pháp này, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình hồi quy đa biến để
kiểm tra các giả thuyết đƣợc đặt ra trong bài nghiên cứu.
Sau khi lấy dữ liệu từ các NHTMCP tại Việt Nam, nghiên cứu sẽ thực hiện
phân tích thống kê mô tả để kiểm tra tính đảm bảo của mẫu và mô tả đặc tính của
từng biến trong mô hình. Sau đó, nghiên cứu sẽ bắt đầu tiến hành phân tích sự tƣơng
quan giữa các biến để biết đƣợc mối quan hệ giữa các biến với nhau. Và cuối cùng,
sẽ tiến hành chạy mô hình hồi quy đa biến để xem xét tác động của sở hữu nƣớc
ngoài đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam. Thực hiện các kiểm định
liên qua để kiểm tra mô hình có ý nghĩa hay không? Từ đó, cung cấp bằng chứng
thực nghiệm liên quan đến những phát hiện tìm đƣợc trong mô hình hồi quy mà
Chính Phủ Việt Nam và các NHTMCP có thể tham khảo để nâng cao hiệu quả hoạt
động.
1.6


Đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận: Nghiên cứu sẽ góp phần kiểm chứng lại có hay không có mối
liên hệ giữa tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói


4

chung và các NHTM nói riêng. Nếu có mối liên hệ chung thì nó là quan hệ tác động
cùng chiều hay ngƣợc chiều.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu sẽ làm rõ mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nƣớc
ngoài và hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Trên cơ sở đó giúp Chính
Phủ Việt Nam và các NHTM tại Việt Nam có cơ sở để ra quyết định, từng bƣớc
hoàn thiện các chính sách liên quan đến thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị
trƣờng Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng.
1.7

Nội dung tóm lƣợc từng phần

Dự kiến kết cấu của đề tài gồm 5 chƣơng và đƣợc trình bày theo thứ tự sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu ý nghĩa thực tiễn của
đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết. Chƣơng này trình bày các khái niệm, cơ sở lý
thuyết liên quan đến sở hữu nƣớc ngoài cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP và các nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố trên thế giới và ở Việt
Nam.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này trình bày mô hình nghiên
cứu, mô tả các biến, thu thập dữ liệu và phƣơng pháp ƣớc lƣợng.

Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chƣơng này tác giả trình bày kết
quả thống kê mô tả, kết quả hồi quy và phân tích kết quả hồi quy.
Chƣơng 5: Kết luận và một số hàm ý chính sách. Trình bày tóm tắt các kết
quả đạt đƣợc, đề ra các kiến nghị, hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài
tiếp sau.


5

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
2.1.1 Khái niệm
NHTM là một trong những tổ chức kinh tế lâu đời và giữ vai trò quan trọng
trong nền kinh tế mỗi quốc gia. NHTM ra đời và tồn tại gắn liền với hoạt động sản
xuất kinh doanh và phát triển của nền kinh tế. Ở mỗi quốc gia, hầu hết công dân đều
phát sinh quan hệ giao dịch với các NHTM. Do đó các NHTM trở thành một trong
những tổ chức kinh tế đặc biệt, không thể thiếu trong nền kinh tế.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 do Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 06 năm
2010 thì NHTM đƣợc định nghĩa nhƣ sau:“NHTM loại hình ngân hàng đƣợc thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.”
Về hoạt động ngân hàng, cũng theo Luật các Tổ chức tín dụng định nghĩa:
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc một số
nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán thông
qua tài khoản.”
Tóm lại, NHTM là các tổ chức tài chính trung gian giữ vai trò quan trọng
hàng đầu trong nền kinh tế. Tính chất trung gian tài chính và quan trọng của NHTM
thể hiện ở chỗ NHTM huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội sau đó cấp tín
dụng cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế đang có nhu cầu về vốn, góp phần

thúc đẩy hoạt động đầu tƣ và phát triển kinh tế.
2.1.2 Hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc hình thành từ những năm 1951 cùng với sự
ra đời của NHNN. Trải qua quá trình phát triển của nền kinh tế, Hệ thống NHTM
Việt Nam hiện nay là một hệ thống ngân hàng đa năng, ngày càng hoàn thiện để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trƣờng.


6

Theo Nguyễn Minh Kiều (2012), dựa vào hình thức sở hữu thì hệ thống
NHTM Việt Nam bao gồm:
+ Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc: Là NHTM do Nhà nƣớc đầu tƣ vốn,
thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế nhà
nƣớc.
+ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần: Là NHTM đƣợc thành lập dƣới hình thức
công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nƣớc, tổ chức tín dụng, tổ chức
khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của NHNN.
+ Ngân hàng liên doanh: Là Ngân hàng đƣợc thành lập bằng vốn góp của bên
Việt Nam và bên nƣớc ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh
là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép
thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật.
+ Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài: Là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng
nƣớc ngoài đƣợc ngân hàng nƣớc ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa
vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có
quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam quy định, hoạt động theo giấy phép mở
chi nhánh và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
Trải qua quá trình phát triển thì các NHTM Việt Nam ngày càng mở rộng về
quy mô và địa bàn hoạt động rộng khắp cả nƣớc. Với sự ra đời của TTCK năm 2000
và việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã đánh dấu bƣớc chuyển mình mạnh

mẽ của các NHTM. Sự hội nhập của nền kinh tế làm cho các NHTM cạnh tranh
quyết liệt hơn, đó cũng là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của hệ thống NHTM
Việt Nam.
Giai đoạn 2007-2013, sau 7 năm hội nhập các NHTM đã có những bƣớc phát
triển vƣợt bậc, nhiều ngân hàng đã tiến hành cổ phần hóa nhằm thu hút vốn từ nhà
đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để mở rộng quy mô kinh doanh. Đặc biệt nhờ sự tham
gia đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã giúp các NHTM tăng quy mô về vốn,


7

đổi mới công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng chi nhánh và
đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây các hệ thống NHTM Việt Nam đã bộc lộ một số yếu kém nhƣ: nợ xấu, sở
hữu chéo,...đây là những thách thức to lớn mà các NHTM đã và đang gặp phải.
2.1.3 Hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
NHTM đƣợc huy động vốn dƣới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ
chức nƣớc ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nƣớc.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc.
2.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng
NHTM đƣợc cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dƣới các hình thức: cho vay,
chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các
hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc. Trong các hoạt động cấp tín

dụng thì cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Cho vay: NHTM đƣợc cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dƣới các hình thức
sau:
+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và đời sống.
+ Cho vay trung và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và đời sống.


8

- Bảo lãnh: NHTM đƣợc phép bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành và các bảo lãnh khác
bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với ngƣời nhận bảo lãnh. Mức
bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng không
đƣợc vƣợt quá tỷ lệ vốn tự có của NHTM.
- Chiết khấu: NHTM đƣợc phép chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có
giá ngắn hạn đối với các tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thƣơng phiếu
và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
- Cho thuê tài chính: NHTM đƣợc hoạt động cho thuê tài chính, nhƣng phải
thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của
công ty cho thuê tài chính phải thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
2.1.3.3 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ
- Để thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân
hàng, NHTM đƣợc phép mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nƣớc.
- Để thực hiện thanh toán giữa các NHTM với nhau thông qua Ngân hàng
nhà nƣớc, NHTM phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng nhà nƣớc nơi NHTM
đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dƣ tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài
ra, NHTM đƣợc phép mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng nhà nƣớc cấp

tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh.
- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt
động sau:
+ Cung cấp các phƣơng tiện thanh toán
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc cho khách hàng
+ Thực hiện dịch vụ thu, chi hộ
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc.
+ Thực hiện dịch thanh toán quốc tế khi đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc cho phép


9

+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
+ Tổ chức thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng
+ Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho
phép
2.1.3.4 Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung
cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thƣơng mại còn có thể thực hiện một
số hoạt động khác bao gồm:
- Góp vốn và mua cổ phần: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc dung vốn điều lệ và
quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng
khác trong nƣớc theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thƣơng mại còn
đƣợc góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nƣớc ngoài để thành lập
ngân hàng lien doanh.
- Tham gia thị trƣờng tiền tệ: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc tham gia thị
trƣờng tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, thông qua các hình thức mua
bán các công cụ của thị trƣờng tiền tệ.
- Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc pháp kinh doanh hoặc
thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trƣờng trong

nƣớc và thị trƣờng quốc tế.
- Ủy thác và nhận ủy thác: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc ủy thác, nhận ủy thác
làm đại lý trong các lính vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý
tài sản, vốn đầu tƣ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo hợp đồng ủy thác,
đại lý.
- Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc cung ứng dịch vụ
bảo hiểm, đƣơch thanh lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo
hiểm theo quy định của pháp luật.


10

- Tƣ vấn tài chính: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc cung ứng các dịch vụ tƣ vấn
tài chính, tiền tệ cho khách hàng dƣới hình thức tƣ vấn trực tiếp hoặc thành lập công
ty tƣ vấn trực thuộc ngân hàng.
- Bảo quản vật quý giá: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc thực hiện các dịch vụ
bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên
quan.
2.2

Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài

2.2.1 Khái niệm
Theo Luật đầu tƣ năm 2005, đầu tƣ gián tiếp là hình thức đầu tƣ thông qua
việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tƣ chứng
khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tƣ không trực
tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ.
Khác với đầu tƣ trực tiếp các nhà đầu tƣ trực tiếp sở hữu và quản lý doanh
nghiệp, khi đầu tƣ gián tiếp các nhà đầu tƣ thƣờng thông qua các định chế tài chính
trung gian nên họ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu quan trọng nhất của các nhà đầu tƣ gián tiếp chính là kiếm lợi nhuận từ các
tài sản tài chính mà họ đã mua.
Đối với một thị trƣờng tài chính đang phát triển nhƣ ở Việt Nam hiện nay,
nhu cầu về vốn rất lớn. Do đó việc thu hút dòng vốn FII là cần thiết, dòng vốn FII
không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trƣờng
tài chính phát triển theo hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và
tăng tính minh bạch, nâng cao chất lƣợng quản trị doanh nghiệp.
2.2.2 Quá trình thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam
Theo Đặng Đức Thành (2012) có thể chia quá trình thu hút nguồn vốn FII ở
Việt Nam thành các giai đoạn nhƣ sau:
- Giai đoạn năm 1991 – 1997


11

Tuy chƣa có TTCK, FII đã vào Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90 của
thế kỷ 20. Thời gian này mới chỉ có 7 quỹ đầu tƣ với số vốn khoảng 400 triệu USD,
trong đó có 4 quỹ đại chúng đƣợc niêm yết ở Anh, Ireland,... Đây là những quỹ mạo
hiểm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Sau khi Việt Nam bình thƣờng hóa quan hệ với Mỹ, giá chứng chỉ các quỹ
này tăng và luôn cao hơn giá trị sàn ròng. Trong 2 năm 1996 – 1997, do tác động
của khủng hoảng tài chính châu Á, giá chứng chỉ của 4 quỹ niêm yết giảm mạnh,
mức giảm từ 43,6% - 47,7% so với giá trị tài sản ròng. Tại thời điểm điểm này, số
lƣợng công ty cổ phần còn khá ít. Suốt những năm 1992 – 1998 cả nƣớc chỉ có 38
doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc thành lập, 128 đơn vị đƣợc cổ phần hóa.
- Giai đoạn 1997 – 2002
Khủng hoảng tài chính châu Á cũng có những tác động tiêu cực đến thu hút
vốn FII vào Việt Nam. Từ năm 1998 đến 2002, không có quỹ đầu tƣ mới nào ra đời.
Trái lại, các quỹ còn rút vốn, giảm quy mô: 5 trên 7 quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 quỹ
thu hẹp đến 90% quy mô và chỉ còn duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment

Fund (Veil) bám trụ.
- Giai đoạn 2003 đến nay
Từ năm 2003, dòng vốn FII vào Việt Nam phục hồi, tăng dần qua từng năm
và đột biến vào năm 2006 – 2007. Báo cáo của ngân hàng ANZ cho biết, từ năm
2001 đến 2006 vốn FII đạt khoảng 12 tỷ USD và năm 2007 đạt khoảng 5,7 tỷ USD.
Trong năm 2008 và đầu năm 2009, trƣớc những khó khăn của nền kinh tế thế giới,
dòng vốn FII có dấu hiệu chững lại và một phần vốn đƣợc rút ra. Từ cuối quý
II/2009, có sự đảo chiều và quay trở lại của dòng vốn FII, nhƣng không thực sự
mạnh mẽ nhƣ mong đợi. Trong năm 2010 nguồn vốn FII đạt 1,7 tỷ USD, năm 2011
đạt 1 tỷ USD.
Theo thống kê của Ngân hàng HSBC Việt Nam, quý 1/2012 có khoảng 500
triệu USD chảy vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, sang quý 2/2012 thị trƣờng lại có


12

những chuyển biến khác. Chỉ tính riêng trên sàn Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu
năm đến quý 2/2012, dòng vốn đã âm đi 4,9 triệu USD. Sự suy giảm của dòng vốn
FII cũng chính là lý do khiến TTCK ngày càng ảm đạm .
Những tháng đầu năm 2013, khi giá chứng khoán có thể nói đã chạm đáy thì
dòng vốn này có dấu hiệu quay trở lại thị trƣờng. Tuy nhiên, so với thời kỳ hoàng ki
của TTCK thì dòng vốn FII hiện nay đƣợc cho là dòng tiền thông minh và thận trọng
hơn. Dòng vốn FII chỉ tìm đến những doanh nghiệp sản xuất làm ăn hiệu quả hoặc
có triển vọng sáng khi nền kinh tế thực sự hồi phục và tăng trƣởng.
2.2.3 Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào các Ngân hàng thƣơng mại tại
Việt Nam
Khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, nền kinh tế Việt Nam buộc phải
mở cửa thị trƣờng ở mọi lĩnh vực và một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm
và đầu tƣ lớn từ những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
Đỗ Thị Thùy (2013) cho rằng, các cam kết sau khi gia nhập WTO của Việt

Nam trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đƣợc đánh giá là rộng rãi hơn, chẳng hạn
nhƣ sau:
- Từ 01/04/2007, các TCTD nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập ngân hàng
100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, để mở một chi nhánh của NHTM
nƣớc ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào
cuối năm trƣớc thời điểm xin mở chi nhánh; để mở ngân hàng liên doanh hoặc ngân
hàng 100% vốn nƣớc ngoài, yêu cầu về vốn của ngân hàng mẹ là 10 tỷ USD.
- Thời gian hoạt động của các TCTD nƣớc ngoài đƣợc nâng lên tối đa không
quá 99 năm so với thời hạn trƣớc đây là 20 năm.
- Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng hoạt động tại Việt
Nam đƣợc phép cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng.
- Về việc góp vốn dƣới hình thức mua cổ phần, các TCTD nƣớc ngoài đƣợc
phép nắm giữ tối đa 30% vốn điều lệ của ngân hàng trong nƣớc.


13

Trong xu hƣớng hội nhập kinh tế, môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ thì việc thu hút dòng vốn FII ở các NHTM là hết sức cần thiết. Thu
hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài tại các ngân hàng trong nƣớc giúp nâng cao năng lực tài chính năng lực
quản trị và đa dạng hóa vốn chủ sở hữu của các NHTM trong nƣớc, làm cho ngân
hàng hoạt động minh bạch hơn.
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam (2013), trong thời gian tới NHNN có thể
cho phép tăng sở hữu nƣớc ngoài ở các NHTMCP:
- Thứ nhất, cho phép sở hữu cổ phần của nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài và
ngƣời có liên quan của nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài đó đƣợc nâng lên 20% vốn
điều lệ của một TCTD Việt Nam (trƣớc đó là 15%). Bên cạnh đó, nhà đầu tƣ chiến
lƣợc nƣớc ngoài của một TCTD không đƣợc là nhà đầu tƣ chiến lƣợc, cổ đông lớn,
cổ đông sáng lập tại bất kỳ TCTD nào khác tại Việt Nam.

Thứ hai, tổng mức sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (bao gồm cả cổ đông
nƣớc ngoài hiện hữu) và ngƣời có liên quan của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đó không
đƣợc vƣợt quá 30% vốn điều lệ của TCTD Việt Nam, tỷ lệ sở hữu này bao gồm cả
phần vốn nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.
Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không phải là TCTD
nƣớc ngoài và ngƣời có liên qua của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đó không đƣợc vƣợt 5%
vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam và mức sở hữu cổ phần của một TCTD nƣớc
ngoài và ngƣời có liên quan của TCTD nƣớc ngoài đó không đƣợc vƣợt quá 15%
vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam.
Đáng chú ý là trong dự thảo có quy định: trong trƣờng hợp đặc biệt để thực
hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD, Thủ tƣớng Chính phủ sẽ quy định tổng mức sở
hữu cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và ngƣời có liên quan tại một TCTD là
NHTMCP yếu kém đƣợc tái cơ cấu lại có thể vƣợt quá giới hạn quy định (tức vƣợt
quá 30%).


×