Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

tác động của tăng trương đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------

NGUYỄN HOÀNG MINH

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác Động Của Tăng Trưởng Đến Hiệu Quả
Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, 2017

Nguyễn Hoàng Minh



LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Minh Hà, giảng viên hướng dẫn của tôi. Với chuyên môn cao và sự tận tâm
trong hướng dẫn của thầy đã định hướng và giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác nghiên
cứu và hoàn thành luận văn đảm đảo chất lượng và đúng kế hoạch đề ra.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tất cả các thầy, cô, giảng viên trong chương trình
đào tạo thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng của Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã
truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn quý giá trong suốt quá trình học tập.
Sau cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, những người bạn trong
lớp MFB6, đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn
2002 – 2016. Bài nghiên cứu tác động của các biến: tốc độ tăng tài sản (Growth), tốc
độ tăng vốn chủ sở hữu (Equitygr), tốc độ tăng dư nợ cho vay (Loansgr), tốc độ tăng
tiền gửi khách hàng (Depgr), tốc độ tăng chi phí hoạt động (Costgr), tốc độ tăng thu
nhập phi lãi (Nigr), quy mô (Size), dự phòng rủi ro tín dụng (Llp), thị phần ngân hàng
(Share) đến Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) và Lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ sở hữu (ROE).
Dữ liệu nghiên cứu của bài luận văn được thu thập từ các báo cáo tài chính của
các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2016 theo cơ sở dữ
liệu của StoxPlus.com. Thông tin sử dụng được thu thập từ bảng cân đối kế toán, bảng
kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu
sử dụng các phương pháp hồi quy thường được sử dụng cho dữ liệu bảng gồm OLS
(Ordinary least squares) và GMM (Generalize Method of Moments).
Sau khi xem xét kết quả, sử dụng phương pháp hồi quy phù hợp và có kết quả
tốt nhất, phương pháp GMM được sử dụng. Kết quả cho thấy tốc độ tăng của vốn chủ

sở hữu, tốc độ tăng của dư nợ cho vay, tốc độ tăng chi phí hoạt động, tốc độ tăng của
thu nhập phi lãi, quy mô ngân hàng và thị phần ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, điều đó có nghĩa các tiêu chí này càng lớn
thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng lớn. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng tài sản,
tốc độ tăng của tiền gửi khách hàng, dự phòng rủi ro tín dụng ảnh hưởng ngược chiều
với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Các nhà quản trị ngân hàng cần cân nhắc
trong việc gia tăng tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng, điều chỉnh chính sách huy
động để kiểm soát chi phí một cách hợp lý để đảm bảo không ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1.

Lý do nghiên cứu.................................................................................................1

1.2.

Vấn đề nghiên cứu...............................................................................................2

1.3.


Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................3

1.5.

Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................3

1.6.

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4

1.7.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4

1.8.

Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................4

1.9.

Kết cấu của bài nghiên cứu .................................................................................5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 7
2.1.

Tổng quan lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng ................................7


2.1.1.

Mô hình Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (Stucture – Conduct –

Performance Models) .................................................................................................7
2.1.2.
2.2.

Lý thuyết về Hiệu quả hoạt động .................................................................9

Lý thuyết về quy mô và tăng trưởng .................................................................12

2.2.1.

Lý thuyết về quy mô ...................................................................................12


2.2.2.
2.3.

Lý thuyết về tăng trưởng ............................................................................14

Tổng quan nghiên cứu trước đây ......................................................................15

2.3.1.

Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................15

2.3.2.


Các nghiên cứu tại Việt Nam .....................................................................24

2.4.

So sánh nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước .......................................28

2.5.

Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .....................................29

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 31
3.1.

Quy trình nghiên cứu.........................................................................................31

3.2.

Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................31

3.3.

Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................33

3.4.

Phương pháp ước lượng ....................................................................................42

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 45
4.1.


Thống kê mô tả ..................................................................................................45

4.2.

Ma trận tương quan ...........................................................................................47

4.3.

Kết quả ước lượng hồi quy................................................................................50

4.3.1.

Kết quả kiểm định phương pháp ước lượng ...............................................50

4.3.2.

Hiệu quả hoạt động đo lường bởi ROA với phương pháp GMM ..............59

4.3.3.

Hiệu quả hoạt động đo lường bởi ROE với phương pháp GMM ..............63

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ........................................................................................... 69
5.1.

Kết luận .............................................................................................................69

5.2.


Kiến nghị ...........................................................................................................70

5.3.

Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Danh sách các ngân hàng được sử dụng trong luận văn ................................32
Bảng 3.2. Tổng hợp các biến sử dụng trong luận văn ....................................................39
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong bài nghiên cứu ..............................................45
Bảng 4.2. Ma trận tương quan các biến ..........................................................................49
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng bởi mô hình ảnh hưởng cố định đối với biến phụ thuộc là
ROA ................................................................................................................................51
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng bởi mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên đối với biến phụ thuộc
là ROA ............................................................................................................................52
Bảng 4.5. Kết quả lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp dựa vào kiểm định Hausman với
biến phụ thuộc ROA .......................................................................................................53
Bảng 4.6. Kết luận kiêm định tự tương quan và phương sai thay đổi với biến phụ thuộc
ROA ................................................................................................................................54
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng bởi mô hình ảnh hưởng cố định đối với biến phụ thuộc là
ROE ................................................................................................................................55
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng bởi mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên đối với biến phụ thuộc
là ROE.............................................................................................................................56
Bảng 4.9. Kết quả lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp dựa vào kiểm định Hausman với
biến phụ thuộc ROE ........................................................................................................58
Bảng 4.10. Kết luận kiêm định tự tương quan và phương sai thay đổi với biến phụ

thuộc ROA ......................................................................................................................58
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng xác định hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo
lường bởi ROA ...............................................................................................................62
Bảng 4.12. Kết quả ước lượng xác định hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo
lường bởi ROE ................................................................................................................67


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu trong luận văn ..............................................................31


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng anh

Tên đầy đủ tiếng việt

FEM

Fixed Effects Models

Mô hình ảnh hưởng cố định

GMM

Generalized method of moments

Phương pháp moment bậc cao


NHTM

/

Ngân hàng thương mại

OLS

Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

REM

Random Effects Models

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

ROA

Return on Assets

Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return on Equity

Lợi nhuận trên vốn cổ phần


TCDT

/

Tổ chức tín dụng


1

CHƯƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU

Lý do nghiên cứu

Đối với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hệ thống
ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và duy trì hoạt động
tiền tệ của đất nước. Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng đã có nhiều thay
đổi đáng kể, hoạt động ngày càng hiện đại, đầu tư thêm về mạng lưới và công nghệ,
phát triển nhanh về quy mô và tăng trưởng lợi nhuận. Trong đó các yếu tố về quy
mô, tăng trưởng là các chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển trong hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đóng vai trò chi phối và quyết định
đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng thương mại, cụ thể là tác động
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Sự bùng nổ về quy mô và mức độ đa dạng của các hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam trong những năm gần đây đi kèm với những cơ
hội mới và thách thức mới, các ngân hàng công bố những chỉ số đo lường phản ánh
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng rất tốt như khả năng sinh lợi như ROA hay
ROE đều đạt mức cao, tuy nhiên đi kèm với nó là những mặt trái như: sự mất cân

đối trong cơ cấu nguồn vốn và cho vay, sự không minh bạch trong chính sách lãi
suất huy động, tỷ lệ nợ xấu, chi phí hoạt động, v.v..
Bên cạnh đó, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận, các nhà quản trị tại Việt Nam hiện nay
luôn muốn tăng giá trị tổng tài sản của ngân hàng lên mức cao nhất, đồng thời tăng
trưởng trong các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng nhằm được đánh giá tích cực về
thị phần và quy mô, tuy nhiên việc tăng trưởng quy mô có thật sự đem lại lợi ích cụ
thể cho ngân hàng hay không, ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của ngân hàng,
có góp phần nâng cao vị thế và tăng trưởng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại cổ phần hay không ?


2

Việc nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng hay cụ thể
hơn là tìm ra các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó lên khả năng
sinh lợi ngân hàng là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với thị trường tiền tệ còn non
trẻ như Việt Nam, làm căn cứ để những quản trị có thể điều chỉnh phương thức kinh
doanh, cách thức hoạt động, ... để hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, tạo
ra nhiều lợi nhuận hơn. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu như vậy trong khi ở
Việt Nam còn ít, tuy nhiên, từ cuối năm 2014 đến nay, số lượng người tham gia
nghiên cứu về hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi, ... của hệ thống ngân hàng
Việt Nam ngày càng nhiều hơn và điều đó chứng tỏ sự quan tâm ngày càng lớn đến
vấn đề hiệu quả hoạt động của ngân hàng được tác động bởi những yếu tố nào và
mức độ ảnh hưởng như thế nào ? Ngoài ra, việc tăng trưởng về các chỉ số trong từng
hạng mục của tài sản và nguồn vốn của ngân hàng có tương ứng với kỳ vọng về
hiệu quả quản lý, hiệu quả sử dụng, phân phối nguồn vốn và hiệu quả về hoạt động
của ngân hàng, phản ánh qua lợi nhuận của ngân hàng có tăng lên ?
Theo đó, tác giả chọn đề tài “Tác Động Của Tăng Trưởng Đến Hiệu Quả
Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam” làm nghiên
cứu của mình.

1.2.

Vấn đề nghiên cứu

Vấn đề hiệu quả hoạt động luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản trị,
tuy nhiên đối với ngành ngân hàng, một doanh nghiệp đặc biệt, thì yếu tố quy mô
một phần phản ánh thị phần, phản ánh về tầm ảnh hưởng và phản ánh giá trị của
một ngân hàng thương mại cổ phần, còn các hạng mục trong tổng tài sản và nguồn
vốn phản ánh về khả năng quản lý, khả năng sử dụng và phân phối trong hoạt động
của ngân hàng để đạt mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận.
Dựa trên hai yếu tố trên, mức độ và tốc độ tăng trưởng trong quy mô ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng như thế nào và đề tài sẽ tập trung
nghiên cứu tìm hiểu sự tác động về tốc độ tăng trưởng đến hiệu quả hoạt động của


3

các NHTM cổ phần tại Việt Nam, từ đó đánh giá mức độ tác động và chiều hướng
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đề tài tiếp cận theo phương pháp
định lượng để làm rõ vấn đề trên, đồng thời đưa ra những nhận định và kiến nghị
dựa trên kết quả nghiên cứu.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu như sau:
(i).

Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tăng trưởng quy mô đến hiệu quả hoạt


động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
(ii).

Dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra các đề xuất trong công tác quản trị

của các nhà quản lý ngân hàng nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam.
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu sẽ trả lời cho câu hỏi:
(i).

Có hay không sự tác động của tăng trưởng quy mô đến hiệu quả hoạt

động của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam?
(ii).

Nếu tồn tại tác động, thì sự tác động đó như thế nào?

(iii).

Dựa trên kết quả nghiên cứu, có các đề xuất trong công tác quản trị

như thế nào để tăng cường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần
tại Việt Nam?
1.5.

Dữ liệu nghiên cứu


Dữ liệu nghiên cứu của bài luận văn được thu thập từ các báo cáo tài chính
của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2016 theo
cơ sở dữ liệu của StoxPlus.com. Thông tin sử dụng và thu thập được từ bảng cân
đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có trong mẫu


4

nghiên cứu. Trong đó, loại trừ các ngân hàng không có số liệu liên tục trong giai
đoạn nghiên cứu, đồng thời loại trừ các ngân hàng hoạt động yếu kém dẫn đến các
cuộc sáp nhập trong thời gian vừa qua. Do đó mẫu nghiên cứu cuối cùng có được
bao gồm 29 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó
ba ngân hàng thương mại có sở hữu nhà nước và 26 ngân hàng thương mại tư nhân.
1.6.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng quan các lý thuyết và các bằng chứng
thực nghiệm của các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của tăng trưởng
của yếu tố trong cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dựa trên nguồn
dữ liệu thu thập được, ước lượng mô hình nghiên cứu dựa trên phương pháp bình
phương nhỏ nhất, sau đó kiểm tra hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và ước
lượng lại một lần nữa bằng phương pháp ước lượng GMM.
1.7.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu được thu thập từ các báo
cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo hợp nhất của các ngân hàng từ năm 2002 đến

năm 2016.
Các thông tin, số liệu thu thập được từ các ngân hàng, tuy rằng đã qua kiểm
toán, cũng chỉ phần nào phản ánh được tình hình hoạt động được công bố của các
ngân hàng, chưa thật sự đi sâu vào các vấn đề nội tại của các ngân hàng.
1.8.

Ý nghĩa nghiên cứu

Đề tài đi sâu nghiên cứu một số khía cạnh khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng, đó là tăng trưởng về quy mô, các chỉ tiêu hoạt động của ngân
hàng. Đối với NHTM, nguồn vốn và tỷ trọng các loại vốn đóng vai trò là nguyên
liệu và thành phần trong các sản phẩm của ngân hàng.


5

Trong tổng tài sản của Ngân hàng thì ngoài phần vốn tự có thì còn có vốn
huy động, vốn vay và các nguồn vốn khác. Ngân hàng không thể chỉ hoạt động với
nguồn vốn tự có và vốn đi vay vì vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng
cơ cấu vốn của Ngân hàng còn vốn vốn đi vay thì phải phụ thuộc vào dối tượng cho
vay về thời hạn, số lượng và các chi phí khác, vì vậy Ngân hàng có thể sẽ bỏ lỡ
những cơ hội kinh doanh. Ngược lại nếu Ngân hàng có lượng vốn lớn sẽ hoàn toàn
chủ động trong hoạt động của mình. Nguồn vốn lớn làm tăng khả năng hoạt động
của Ngân hàng như chủ động đa dạng hoá các hình thức và phương thức hoạt động
nhằm phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận, phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của Ngân
hàng là an toàn và sinh lời.
Bài nghiên cứu xem xét cụ thể các ngân hàng thương mại tại Việt Nam có
hay không sự tác động của tăng trưởng quy mô, tăng trưởng trong các chỉ tiêu trong
nguồn vốn và tài sản của ngân hàng đến hiệu quả hoạt động, xem xét mối tương
quan và mức độ ảnh hưởng như thế nào, từ đó giúp các nhà quản trị, các cổ đông có

cái nhìn cụ thể để định hướng phát triển về quy mô, điều chỉnh và tăng cường quản
lý cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả hơn.
1.9.

Kết cấu của bài nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này, tác giả sẽ giới thiê ̣u về lý do cho ̣n đề tài, mu ̣c tiêu nghiên
cứu tác giả hướng đế n cũng như các câu hỏi nghiên cứu cần trả lời, xác định đố i
tượng, pha ̣m vi nghiên cứu và nêu ra ý nghiã thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này sẽ nêu lên cơ sở lý luâ ̣n, nề n tảng lý thuyế t về hiệu quả hoạt
động. Đồng thời tổng quan các nghiên cứu trước đây dựa vào các kết quả thực


6

nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thông qua các nghiên cứu
trong nước và ngoài nước.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, dựa trên các nghiên cứu trước đây về hiệu quả hoạt động
để xây dựng mô hình nghiên cứu, cơ sở dữ liê ̣u, đưa ra các giả đinh
̣ và kỳ vo ̣ng để
thực hiê ̣n nghiên cứu bằ ng phương pháp đinh
̣ lươ ̣ng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, thực hiện thống kê mô tả các biến để có cái nhìn tổng
quan và phân tích ma trận tương quan giữa các biến số. Đồng thời sẽ tiến hành phân
tích các kết quả ước lượng từ phương trình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận

Trong chương sẽ tóm tắ t la ̣i kế t quả nghiên cứu, phân tić h những điể m mới
của đề tài cũng như những điểm còn ha ̣n chế , hướng nghiên cứu tiế p theo, đồ ng
thời, dựa trên kế t quả nghiên cứu để đưa ra những kiế n nghi ̣phù hơ ̣p.


7

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Việc nghiên cứu vấn đề hiệu quả hoạt động của một ngân hàng khá là quan
trọng không những bởi vì nó có thể cung cấp thông tin hiện tại của ngân hàng tại bất
kỳ một thời điểm mà còn bởi vì một ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt sẽ có
chiến lược tăng trưởng tốt trong trung hạn.
2.1.

Tổng quan lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng

2.1.1. Mô hình Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (Stucture – Conduct –
Performance Models)
Mô hình Cấu trúc – hành vi – hiệu quả (SCP) là một trong những khuôn khổ
sớm nhất được sử dụng để kiểm tra các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân
hàng (Grygorenko, 2009). Theo Baye (2010), cấu trúc của một ngành có liên quan
đến các yếu tố như công nghệ, mức độ tập trung và điều kiện thị trường. Hành vi đề
cập đến cách mà các công ty hoạt động trên thị trường; nó liên quan đến các quyết
định định giá (như lãi suất, hoa hồng, lệ phí), quyết định quảng cáo, và các quyết
định đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Hiệu quả đề cập đến lợi nhuận đạt được
và phúc lợi xã hội phát sinh trên thị trường. Mô hình Cấu trúc – hành vi – hiệu quả
(SCP) xem xét ba khía cạnh của ngành như có liên quan trọn vẹn và khẳng định

rằng cấu trúc thị trường khiến các công ty phải cư xử theo một cách nhất định. Đổi
lại, hành vi này gây ra các nguồn lực được phân bổ theo những cách nhất định và
dẫn đến một thị trường hiệu quả hoặc là không hiệu quả. Mô hình này chỉ không
nhận ra hiệu suất có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và tiến hành trong khi cấu trúc có
thể ảnh hưởng đến cả hiệu suất và ứng xử. Do đó, kết cấu ứng xử Hiệu suất (SCP)
mô hình khẳng định rằng các yếu tố bên ngoài để các tổ chức như các điều kiện thị
trường chủ yếu và gián tiếp, yếu tố quyết định lợi nhuận.
Mason (1939) và Bain (1951) là những người đầu tiên cho thấy rằng lợi
nhuận của các công ty được xác định bởi mức độ tập trung của thị trường. Các tác
giả chứng minh rằng lợi nhuận của các công ty hoạt động trong thị trường có mức


8

độ tập trung ngành cao hơn sẽ cao so với các doanh nghiệp hoạt động trong thị
trường có mức độ tập trung ngành thấp hơn hơn. Cấu trúc – hành vi – hiệu quả
(SCP) kỳ vọng rằng mức độ tập trung ngành ngân hàng cao hơn sẽ cho phép sự
thông đồng của các ngân hàng để thiết lập mức giá cao hơn và do đó đạt được lợi
nhuận đáng kể hơn so với các ngân hàng khác (Mason, 1939; Bain, 1951; Stigler,
1964; Heggested, 1977; Clark, 1986; Sathye, 2005; Samad, 2008; Alzaidanin, 2003;
Piloff và Rhoades, 2002).
Một lý thuyết khác đã nỗ lực để đưa ra một lời giải thích khác đối với mô
hình Cấu trúc – hành vi – hiệu quả lần đầu tiên được thực hiện bởi Demsetz (1973),
người đã đưa ra Lý thuyết hiệu quả (Efficiency hypothesis). Tác giả khẳng định
rằng lợi nhuận của các ngân hàng cao không phải là do sự thông đồng giữa các ngân
hàng (mức độ tập trung ngành ngân hàng cao) mà là do mức độ hiệu quả của ngân
hàng cao hơn. Nói cách khác, lợi nhuận của các ngân hàng được xác định không
phải do sự tập trung của ngành ngân hàng mà là do hiệu quả của ngân hàng
(Grygorenko, 2009).
Giả thuyết này giả định rằng một ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn so với

đối thủ cạnh tranh của nó để đạt được lợi nhuận nhiều hơn là do việc giảm thiểu
được chi phí hoạt động. Do đó, sự khác biệt trong mức độ hiệu quả của các ngân
hàng sẽ tạo nên những vị trí khác biệt trong thị trường và một mức độ tập trung sẽ
cao hơn (Zouari, 2010).
Smirlock (1985) thực hiện kiểm định thực nghiệm của Lý thuyết hiệu quả,
trong đó tác giả sử dụng chỉ tiêu thị phần như là một đại diện cho sự hiệu quả của
các ngân hàng. Trong nghiên cứu thực nghiệm của tác giả với 2700 ngân hàng được
sử dụng, Smirlock (1985) đã có thể chứng minh rằng không có mối quan hệ giữa
mức độ tập trung của thị trường và lợi nhuận ngân hàng, trong khi tồn tại mối quan
hệ giữa lợi nhuận ngân hàng và thị phần của các ngân hàng. Vì vậy, với bằng chứng
thực nghiệm của tác giả, mô hình Cấu trúc – hành vi – hiệu quả (SCP) đã không còn


9

giá trị trong việc giải thích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên,
Rhoades (1985) nghi ngờ kết luận rằng mối quan hệ cùng chiều giữa thị phần và lợi
nhuận là do hiệu quả gây ra. Tác giả cho rằng ảnh hưởng này có thể xảy ra bởi vì sự
đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng và do đó các ngân hàng có khả năng thiết lập
mức giá cao hơn đối với các dịch vụ của họ.
Theo Grygorenko (2009), các nghiên cứu thực nghiệm sau này không đem
đến sự nhất quán trong việc đưa ra câu trả lời cho việc sử dụng lý thuyết nào trong
các lý thuyết đã đề cập ở trên để giải thích lợi nhuận của các ngân hàng một cách
chính xác nhất: Ahmad và Haron (1998), Yu và Neus (2005) cho rằng lý thuyết Cấu
trúc – hành vi – hiệu quả giải thích cho lợi nhuận của ngân hàng một cách tốt hơn,
trong khi đó, Mamatzakis và Remoundos (2003) và Naceur (2003) lại tìm thấy bằng
chứng cho thấy. Lý thuyết hiệu quả lại phù hợp hơn trong việc giải thích lợi nhuận
của các ngân hàng.
Lý thuyết này sẽ được kiểm tra bằng cách sử dụng biến thị phần của ngành
ngân hàng thông qua việc tính toán tỷ lệ tổng tài sản của ngân hàng trên tổng tài sản

các ngân hàng và đánh giá ảnh hưởng của biến số này đến hiệu quả hoạt động.
2.1.2. Lý thuyết về Hiệu quả hoạt động
Trong kinh tế học, hiệu quả kinh tế là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các nguồn
lực để tối đa hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Một hệ thống kinh tế được cho là
hiệu quả hơn nếu có thể cung cấp thêm hàng hóa và dịch vụ cho xã hội mà không sử
dụng nhiều tài nguyên hơn. Theo Antonio và cộng sự (2006) thì “Hiệu quả là phép
so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng đầu vào cho
trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn”. Trong khi
đó, theo Nguyễn Khắc Minh (2004), hiệu quả là “Mức độ thành công mà các doanh
nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng
và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”.


10

Lợi nhuận có thể được hiểu theo ý nghĩa kinh tế hoặc khái niệm kế toán,
trong đó lợi nhuận cho thấy sự vượt trội của thu nhập so với chi phí trong khoảng
thời gian nhất định. Một mặt, lợi nhuận là một trong những lý do chính yếu cho sự
tồn tại của mọi tổ chức kinh doanh. Mặt khác, lợi nhuận được kỳ vọng để đáp ứng
tỷ suất sinh lợi yêu cầu của chủ sở hữu cũng như các đối tượng khác ở bên ngoài.
Đồng thời, Koller (2011) lập luận rằng lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất và đáng
tin cậy vì nó mang lại một chỉ số rộng các khả năng của công ty để nâng cao mức
thu nhập của mình. Trong thực tế, giám đốc điều hành xác định lợi nhuận bằng
chênh lệch giữa tổng thu nhập từ tất cả các tài sản thu nhập và tổng chi phí cho việc
quản lý toàn bộ danh mục tài sản có – tài sản nợ (Narinder và Reetu, 2007).
Đối với một tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, lợi nhuận chính là linh hồn của
doanh nghiệp, tổ chức đó. Do đó, tầm quan trọng của lợi nhuận bắt nguồn từ lý do
tồn tại (mục đích) của doanh nghiệp. Một công ty vẫn cố gắng hoạt động vì công ty
hy vọng sẽ tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, một khi sự kỳ vọng này
khẳng định không thể đạt được, các quyết định hợp lý nhất là tuyên bố phá sản.

Hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, do đó hiệu quả
hoạt động ngân hàng là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Các ngân
hàng phải luôn thể hiện hiệu quả cao với yêu cầu tăng trưởng liên tục nhằm củng cố
tiềm lực tài chính, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động trong nền kinh tế thị trường
hiện nay. Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, theo lý thuyết hệ thống thì
hiệu quả có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau:
-

Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời
hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài
chính khác.

-

Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng.

Hiệu quả hoạt động ngân hàng có thể được xem là kết quả về lợi nhuận do
hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại trong một khoảng thời gian nhất định.


11

Như vậy, có thể hiểu hiệu quả hoạt động của NHTM có thể được hiểu theo ba
hướng: (1) tối thiểu hóa chi phí, tức là sử dụng ít các yếu tố đầu vào nhất như vốn,
cơ sở vật chất, lao động…để tạo ra thu nhập, (2) giữ nguyên đầu vào nhưng tạo ra
lượng đầu ra nhiều hơn, (3) sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn nhưng lượng đầu ra
được tạo ra tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đầu vào. Theo Peter S. Rose (2004),
giá trị thị trường của cố phiếu là chỉ số tốt nhất phản ánh tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty vì thể hiện sự đánh giá của thị trường đối với công ty đó, bản
chất NHTM cũng có thể được coi như một tập đoàn kinh doanh và họat động với

mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép, tuy nhiên chỉ số này
không phản ánh đúng đối với loại hình doanh nghiệp đặc biệt là các ngân hàng, vì
hầu hết cổ phiếu ngân hàng không được giao dịch một cách tích hơn trên thị trường
quốc tế cũng như thị trường trong nước, đồng thời với thị trường chứng khoán còn
rất non trẻ như Việt Nam.
Với thực tiễn như vậy, các nhà phân tích tài chính phải sử dụng các tỷ số về
khả năng sinh lời để thay thế cho chỉ số giá trị thị trường. Khả năng sinh lời bao
hàm một tình huống mà thu nhập tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định lớn
hơn các chi phí phát sinh trong cùng khoảng thời gian đó (Banwo, 1997; Sanni,
2006). Điều kiện ở đây là thu nhập và chi phí phải phát sinh trong cùng một khoảng
thời gian nhất định và thu nhập phải là kết quả trực tiếp có được từ các khoản chi
phí phát sinh. Khoảng thời gian ở đây có thể là một tuần, ba tháng, một năm…
(Sabo, 2007). Hơn nữa, không quan trọng là việc thu nhập có được ghi nhận bằng
tiền mặt hay không cũng như không bắt buộc các chi phí phải được chi trả bởi tiền
mặt. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm hơn
cả vì thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở
rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư.
Đồng thời, tồn tại ba chỉ số về khả năng sinh lời được xác định bởi Ahmed
(2003) để có thể đo lường lợi nhuận của ngân hàng theo như các nghiên cứu trước
đây là: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và


12

thu nhập lãi thuần (NIM). Tuy nhiên, có những quan điểm khác nhau giữa các nhà
nghiên cứu về tính ưu việt của các chỉ số này khi sử dụng để đại diện cho lợi nhuận
của ngân hàng. Chẳng hạn như, Goudreau và Whitehead (1989) và Uchendu (1995)
tin rằng cả ba chỉ số đều tốt để đo lường lợi nhuận của ngân hàng. Hancock (1989)
đã sử dụng chỉ số ROE để đo lường khả năng sinh lời trong nghiên cứu của mình.
Ngoài ra, Odufulu (1994) chỉ sử dụng thu nhập lãi thuần để đo lường lợi nhuận.

Ogunleye (1995) không tin rằng thu nhập lãi thuần là một cách đo lường tốt để tính
toán lợi nhuận và do đó sử dụng chỉ số ROA và ROE. Theo Akinola (2008), cách
đo lường lợi nhuậns bao gồm lợi nhuận trước thuế (LNTT), lợi nhuận sau thuế
(LNST), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), nhuận trên nguồn vốn (ROC) và lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA). Sanni (2009) sử dụng tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ
phần (EPS). Trong luận văn sử dụng phương pháp đo lường lợi nhuận bằng chỉ số
ROA và ROE theo như sự đề nghị của một số nghiên cứu trước đây.
2.2.

Lý thuyết về quy mô và tăng trưởng

2.2.1. Lý thuyết về quy mô
Theo Gibrat (1931), quy mô của một doanh nghiệp độc lập với sự phát triển
của một doanh nghiệp, và không loại trừ doanh nghiệp đặc biệt là các ngân hàng
thương mại.
Theo Shehzad và ctg (2012), quy mô ngân hàng là kết quả của sự tích lũy
của một quá trình phát triển lâu dài. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô và tốc độ
phát triển có tác động lẫn nhau, tuy nhiên dữ liệu ở các nước OECD (Organization
for Economic Co-operation and Development) có mối tương quan âm và ở các nước
không thuộc OECD lại có tương quan dương, điều này cho thấy các ngân hàng ở
các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ngân hàng ở các nước
phát triển. Đồng thời các tác giả cũng chỉ ra rằng quy mô ngân hàng lại không tác
động đến mức thay đổi của khả năng sinh lợi. Bài nghiên cứu này củng cố lại kết
luận tương tự trong một nghiên cứu trước đó của Shehzad (2009).


13

Quy mô là biến số được sử dụng nhiều trong nghiên cứu đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, thông thường, quy mô của ngân

hàng lớn thì sẽ đạt lợi nhuận cao do lợi thế về kinh tế, tuy nhiên khi quy mô quá lớn
vượt quá khả năng kiểm soát cũng như khả năng quản lý thì tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận của ngân hàng lại có khuynh hướng giảm (Edward, 1976).
Theo Edward (1976), Todd và ctg (1999), Enrique (2008), Jakob và Tigran
(2011), Shaista và Umadevi (2013), Sulub (2014), Luc và ctg (2014): quy mô ngân
hàng được đo lường bằng tổng tài sản của ngân hàng. Vì đặc thù của ngân hàng có
giá trị tổng tài sản rất lớn, vì vậy các nghiên cứu đã lấy logarit tự nhiên (ln) của tổng
tài sản để làm giảm sự cách biệt giữa biến tổng tài sản và các biến khác.
Về tác động của tăng trưởng quy mô đến hiệu quả hoạt động, theo kết luận
của Shehzad (2009) và khẳng định lại một lần nữa cùng với các đồng sự, bài nghiên
cứu của Shehzad và ctg (2012), tăng trưởng của quy mô không tác động đến tăng
trưởng về khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Theo Monito (2008), tăng trưởng quy mô của ngân hàng được tính toán bằng
hiệu số giữa logarit tổng tài sản của ngân hàng tại 2 thời điểm.
Theo Shehzad (2009), tăng trưởng quy mô ngân hàng được xác định bằng
hiệu số giữa tổng tài sản của ngân hàng tại 2 thời điểm.
Theo Nguyễn Minh Hà (2011), để tính toán sự tăng trưởng của quy mô tài
sản của công ty được xác định bằng tỷ số giữa hiệu số của quy mô của đơn vị tại 2
thời điểm trên quy mô đơn vị năm trước.
Các nghiên cứu đều có phương pháp tính toán tăng trưởng quy mô khác nhau
tùy vào đặc điểm số liệu và mục đích cần nghiên cứu của tác giả, trong bài nghiên
cứu này, công thức xác định tăng trưởng quy mô ngân hàng được thống nhất lấy
theo cách tính tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Hà (2011).


14

Lý thuyết về quy mô này được đánh giá bằng cách tính toán mức độ ảnh
hưởng của quy mô ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
2.2.2. Lý thuyết về tăng trưởng

Theo Pensore (1959), doanh nghiệp là tập hợp các nguồn lực bên trong và
bên ngoài, mà những nguồn lực này giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra trong một thời gian dài, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có thể bị giới
hạn, nhưng không ảnh hưởng đến quy mô. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
được xác định bởi mức độ kinh nghiệm quản lý của nhà quản trị. Hoạt động của
doanh nghiệp được chi phối bởi những cơ hội sản xuất mà những cơ hội hình thành
bởi sự tương tác giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Sự tương tác
này bao gồm tất cả các khả năng sản xuất mà các nhà doanh nghiệp có thể nhìn thấy
và tận dụng được lợi thế. Quy mô của doanh nghiệp hình thành từ quá trình
tăng trưởng và nhân tố tác động tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp là năng lực
quản lý và khả năng phối hợp các nguồn lực của doanh nghiệp trong sản xuất.. Do
đó để tiếp tục tăng trưởng, doanh nghiệp cần phải bổ sung nhân tố mới cho đội ngũ
quản lý. Đó là thuê thêm các nhà quản lý mới có năng lực.
Nghiên cứu của Goddard và cộng sự (2004), Coad (2007, 2009) cũng cho
rằng lợi nhuận của công ty có mối tương quan dương đến tăng trưởng, trong khi đó
nghiên cứu của Bottazzi và cộng sự (2001) cho rằng lợi nhuận không có liên quan
đến tăng trưởng. Một nghiên cứu khác của Reid (1955) đã tìm thấy được lợi nhuận
có mối tương quan âm đến tăng trưởng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà
(2011) thì cho thấy rằng tăng trưởng doanh nghiệp có tác động đến sự tồn tại của
doanh nghiệp.
Theo Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) cho rằng Sự tăng trưởng của doanh nghiệp
được đo lường thông qua tốc độ tăng tài sản hay doanh thu. Một nghiên cứu khác
của Nguyễn Minh Hà (2010) cũng định nghĩa rằng tăng trưởng của các doanh


15

nghiệp có thể được đo lường bởi lao động (các nhân tố đầu vào), tài sản (giá trị), lợi
nhuận, doanh thu, đầu ra hoặc thị phần (kết quả).
Tăng trưởng là một trong các vấn đề được doanh nghiệp chú trọng. Sự tăng

trưởng của doanh nghiệp có thể được hiểu là sự mở rộng về quy mô, mức độ hoạt
động, tốc độ tăng tài sản hay doanh thu của doanh nghiệp hoặc mở rộng việc kinh
doanh thông qua bằng việc mua lại, sáp nhập.... Trong trường hợp đối với doanh
nghiệp đặc biệt là ngân hàng, sự tăng trưởng là sự mở rộng về quy mô tổng tài sản,
tốc độ tăng dư nợ, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, ngoài ra còn có tốc độ tăng về chỉ
tiêu khác trong tổng nguồn vốn và tài sản của ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng thể hiện khả năng mở rộng quy mô của ngân hàng qua
các năm, cho thấy ngân hàng có xu hướng biến đổi như thế nào và khả năng kiểm
soát của ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều đó ảnh hưởng tới
khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nếu tốc độ tăng
trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược
phát triển lâu dài cũng như tạo sự ra độ tin cậy và uy tín của ngân hàng, tăng khả
hăng thu hút các nhà đầu tư vào ngân hàng.
2.3.

Tổng quan nghiên cứu trước đây

2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Có rất nhiều nghiên cứu xem xét vai trò của các yếu tố khác nhau trong việc
xác định hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các yếu tố quyết định lợi nhuận của các
ngân hàng châu Âu lần đầu tiên được đánh giá bởi Molyneux và Thornton (1992)
trong giai đoạn 1986-1989. Kết quả cho thấy tính thanh khoản có tương quan âm
đến lợi nhuận ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng châu Âu qua 6
quốc gia được điều tra bởi Goddard và ctg (2004). Họ tìm thấy một mối quan hệ
tương đối yếu giữa quy mô và khả năng sinh lời.


16

Hơn thế nữa, các yếu tố quyết định đến lợi nhuận của các ngân hàng nước

ngoài có trụ sở tại Úc được thực hiện bởi Williams (2003) trong giai đoạn 19891993. Tác giả nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP của ngân hàng nước ngoài và
thu nhập ngoài lãi tương quan dương với nhau và có tác động đáng kể đến lợi nhuận
của ngân hàng. Các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng ở Hy Lạp trong thời
kỳ hội nhập tài chính EU được nghiên cứu bởi Kosmidou và Zopounidis (2008).
Những phát hiện của tác giả cho thấy rằng vốn của ngân hàng càng cao sẽ thúc đẩy
lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng tăng lên trong khi việc quản lý chi
phí một cách hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đóng
góp vào lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng, mối quan hệ của hai biến
số này là cùng chiều.
Khi xem xét về các chỉ số kinh tế vĩ mô, sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện
trong sự gia tăng của GDP có tương quan dương với lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) của các ngân hàng, trong khi đó lạm phát lại thể hiện ảnh hưởng ngược
chiều đến lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng. Cuối cùng,
Staikouras và Wood (2011) xem xét các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng ở
EU trong giai đoạn 1994-1998, bằng việc sử dụng mô hình OLS và mô hình ảnh
hưởng cố định, các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng lợi nhuận của các ngân hàng
châu Âu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến những thay đổi trong môi
trường kinh tế vĩ mô bên ngoài.
Một số lượng lớn các bài nghiên cứu về khả năng sinh lời của các ngân hàng
Mỹ (Smirlock, 1985; Rhoades, 1985; Berger, 1995;. Goddard và ctg, 2001). Thứ
nhất, Rhoades (1985) sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1969-1978, và cho thấy rằng
có một mối tương quan dương giữa rủi ro và lợi nhuận ngân hàng ở Mỹ. Smirlock
(1985) xem xét lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn 1973-1978; các kết
quả thực nghiệm cho thấy rằng quy mô có tương quan âm với lợi nhuận của ngân
hàng. Berger (1995) sử dụng dữ liệu từ những năm 1980, và cho thấy rằng lợi
nhuận có tương quan dương đến sức mạnh thị trường và hiệu quả - x (x-effiency).


×