Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, hiệu quả biện pháp can thiệp full text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.57 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

PHẠM NGỌC TRƯỜNG

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH VÀ TRUNG ƯƠNG,
HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

PHẠM NGỌC TRƯỜNG

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH VÀ TRUNG ƯƠNG,
HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 62.72.01.17


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Hồ Bá Do
2. PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Phạm Ngọc Trường

LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành bản luận án này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
BAN GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
BAN GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN QUÂN Y
BAN GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC – HỌC VIỆN QUÂN Y
KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN – BỆNH VIỆN TƯQĐ 108
KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN – BỆNH VIỆN BẠCH MAI
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC – HỌC VIỆN QUÂN Y

Đã quan tâm cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án


Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn

PGS.TS. HỒ BÁ DO

Nguyên phó chủ nhiệm Bộ môn Dịch tễ học, Học viện
Quân y
Người thầy mẫu mực, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực nghiên cứu dịch tễ học cũng như nghiên cứu khoa
học đã chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi những kiến thức quí
báu trong bản luận án này

PGS.TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG

Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh
viện Bạch mai

Người thầy trực tiếp đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi từ
những ngày đầu bước vào nghiên cứu và theo sát tôi
trong quá trình nghiên cứu học tập

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:

PGS.TS. Nguyễn Trọng Chính – Chính ủy Học viện Quân y
GS.TS. Phạm Ngọc Đính – Nguyên PGĐ Viện vệ sinh dich tễ TƯ


PGS.TS. Đoàn Huy Hậu – Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Dịch tễ học

PGS.TS. Nguyễn Văn Hưng – Nguyên chủ nhiệm Bộ môn TCCHQY
PGS.TS. Đinh Hồng Dương – Chủ nhiệm Bộ môn Dịch tễ học
PGS.TS. Trần Hải Anh – Trưởng phòng Sau đại học, Học viện Quân y
PGS.TS. Nguyễn Minh Sơn – Đại học y Hà Nội
PGS.TS. Kiều Chí Thành – Chủ nhiệm khoa KSNK, Quân y viện 103
TS. Đỗ Hòa Bình – Nguyên trưởng phòng kế hoạch tổng hợp – BV 108
TS. Đinh Vạn Trung – Chủ nhiệm khoa KSNK, BVTƯQĐ 108

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
Các anh chị em đồng nghiệp trong Bộ môn Dịch tễ học – Học viện
Quân y, Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện Bạch mai, Khoa
kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện TƯQĐ 108, Thạc sỹ Nguyễn
Thanh Chư và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành
luận án

Cuối cùng tôi xin được dành lòng biết ơn sâu sắc tới
Những người thân trong gia đình đặc biệt là người vợ hiền – bạn đồng
nghiệp luôn bên cạnh, động viên, chăm sóc, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận án này


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục ảnh

ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.1. Lịch sử nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.2. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới
1.1.3. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam
1.1.4. Căn nguyên vi sinh vật gây nhiễm khuẩn vết mổ
1.2. Một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ
1.2.1. Một số khái niệm về nhiễm khuẩn bệnh viện và nhiễm
khuẩn vết mổ
1.2.2. Những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ
1.3. Các biện pháp phòng nhiễm khuẩn vết mổ
1.3.1. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trên thế
giới
1.3.2. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ ở Việt
Nam
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh
viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.3. Thiết kế nghiên cứu
2.1.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
2.1.5. Phương pháp thu thập thông tin
2.2. Nghiên cứu can thiệp
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu can thiệp
2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu


i
ii
vi
vii
ix
ix
1
3
3
3
4
6
8
15
15
17
26
26
37
39
39
39
40
40
40
41
46
46
46
46

47


2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.3. Vật liệu nghiên cứu
2.4. Xử lý số liệu
2.5. Sai số, giới hạn và hạn chế của đề tài, biện pháp khắc phục
2.6. Vấn đề y đức trong nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
3.1.3. Yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ
3.1.4. Tác nhân sinh học gây nhiễm khuẩn vết mổ
3.1.5. Tình hình sử dụng kháng sinh
3.1.6. Hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ
3.1.7. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
3.1.8. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ tại khu phẫu
thuật
3.1.9. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật
3.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại Bệnh viện
TƯQĐ 108
3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3.2.2. Một số kết quả cải thiện thực hành phòng ngừa nhiễm
khuẩn vết mổ
3.2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh
3.2.4. Hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và yếu tố liên quan
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật

4.1.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
4.1.3. Yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ
4.1.4. Phân bố tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ
4.1.5. Tình hình sử dụng kháng sinh
4.1.6. Hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ
4.1.7. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
4.1.8. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ tại khu PT
4.1.9. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật
4.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại Bệnh viện
TƯQĐ 108
4.2.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
4.2.2. Một số kết quả cải thiện thực hành phòng ngừa nhiễm
khuẩn vết mổ
4.2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh
4.2.4. Hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ
KẾT LUẬN

48
52
54
55
55
56
56
56
58
60
63
65
66

67
69
73
75
75
76
79
80
82
82
82
82
86
89
91
93
96
99
101
101
101
105
110
113
116


KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

118


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt
1 ASA
2
3

BNPT
CDC

4
5
6
7
8
9

CI
CNK
ESBL
KSDP
KSNK
MRSA

10

11
12
13

NDM-1
NKBV
NKVM
NNIS

14
15
16

NVYT
OR
SENIC

17
18

TB
VRE

19

VRSA

20

WHO


Viết đầy đủ
American society of Anestesiologist (Hội các nhà gây mê
Hoa kỳ)
Bệnh nhân phẫu thuật
Centre of diseases control and prevention (Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa kỳ)
Confidence interval (Khoảng tin cậy)
Chống nhiễm khuẩn
Extended spectrum β – lactamase (β – lactamase phổ rộng)
Kháng sinh dự phòng
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Methicilin resistant S.aureus (Tụ cầu vàng kháng
methicilin)
New Delhi metallo (enzyme New Delhi metallo - 1 )
Nhiễn khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn vết mổ
National nosocomial infections surveillance (Hệ thống
giám sát nhiễm khuẩn Quốc gia Hoa Kỳ)
Nhân viên y tế
Odds ratio (Tỷ suất chênh)
Study on the efficacy of nosocomial infection control
(Nghiên cứu hiệu quả của giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện)
Trung bình
Vancomycin resistant Enterococcus (Liên cầu đường ruột
kháng vancomycin)
Vancomycin resistant S.aureus (Tụ cầu vàng kháng
vancomycin)
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang


1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.1.
2.2.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6a.
3.6b.
3.6c.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.

Bảng
3.15.
3.16.
3.17.
3.18.
3.19.
3.20.
3.21.
3.22.
3.23.
3.24.
3.25.
3.26.
3.27.

Tỷ lệ (%) căn nguyên gây nhiễm khuẩn BV ở nước Anh
Truyền bệnh trong nhiễm khuẩn BV, NKVM
Phương thức truyền bệnh của nhiễm khuẩn Bệnh viện
Tiêu chuẩn vi khuẩn cho phòng mổ
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC
Phân loại phẫu thuật
Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật
Phân bố các loại phẫu thuật theo tuyến nghiên cứu
Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tính theo tuyến điều trị
Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo cơ quan phẫu thuật
Mật độ nhiễm khuẩn vết mổ/ngày nằm viện theo cơ quan
phẫu thuật tại các tuyến
Liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ với các yếu tố nguy cơ
Liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ với các bệnh liên quan
Liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ với các loại phẫu thuật

Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ
Tỷ lệ Escherichia coli kháng kháng sinh
Tỷ lệ % bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng tính theo
loại vết mổ
Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có/ không có NKVM
Ngày nằm viện của bệnh nhân có và không có NKVM
Chi phí điều trị ở bệnh nhân có và không có NKVM
Thời điểm và cách thức tắm trước phẫu thuật

6
25
26
35
41
42
56
57
58
58
59
60
61
62
63
64
65
66
66
67
67


Tên bảng
Trang
Thời điểm và cách thức loại bỏ lông trước phẫu thuật
68
Điểm đạt TB về loại bỏ lông trước phẫu thuật theo bệnh viện
69
Tỷ lệ NKVM tuân thủ/sai kỹ thuật vệ sinh tay ngoại khoa
69
Điểm đạt trung bình về kỹ thuật vệ sinh tay ngoại khoa theo
70
bệnh viện
Tỷ lệ NVYT không mang đúng trang phục phòng hộ cá nhân
71
Điểm đạt TB về mang trang phục phòng hộ cá nhân
71
Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay
72
Tỷ lệ tuân thủ qui trình thay băng
73
Điểm đạt TB về tuân thủ qui trình thay băng theo bệnh viện,
74
khoa điều trị
Đặc điểm của nhóm bệnh nhân và phẫu thuật
75
Tỷ lệ NKVM theo loại phẫu thuật
76
So sánh tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn vết mổ theo một số yếu tố
77
liên quan

So sánh ngày nằm viện ở bệnh nhân có và không có nhiễm
80
khuẩn vết mổ trước và sau can thiệp


3.28.

So sánh chi phí điều trị theo phác đồ sử dụng kháng sinh

81


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
1.1.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
4.1.

Tên biểu đồ
Liên quan thời gian rửa tay và vi khuẩn trên bàn tay
Tỷ lệ % bệnh nhân sử dụng kháng sinh
Tỷ lệ NKVM trước và sau can thiệp
Tỷ lệ NKVM tính theo loại NKVM trước và sau can thiệp

Tỷ lệ NKVM tính theo vị trí phẫu thuật
Mật độ NKVM hiện mắc trên 1000 ngày nằm sau phẫu thuật
Tỷ lệ % bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước và sau can thiệp
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng KSDP trước và sau can thiệp
Tình hình NKVM qua các nghiên cứu ở Việt Nam

DANH MỤC ẢNH

Trang
30
61
76
78
78
79
79
80
83


Ảnh
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.1.

Tên ảnh
Vi khuẩn có gen NDM-1
Các mức độ nhiễm khuẩn vết mổ

Các con đường gây nhiễm khuẩn vết mổ
Rửa tay với quả lọc nước vi sinh vật
Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Trang
13
15
25
38
53

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu
thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với các phẫu thuật
không cấy - ghép và cho tới 1 năm sau mổ với phẫu thuật có cấy – ghép.
NKVM là một trong 4 loại nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) thường gặp nhất
trong các cơ sở khám chữa bệnh chiếm 20% - 30% các NKBV [5], [34]. Tại
các nước phát triển, NKVM là mối đe dọa với bệnh nhân phẫu thuật, tỷ lệ
NKVM tại Mỹ và một số nước Tây Âu thay đổi từ 2% - 15% tùy theo loại
phẫu thuật. Tại các nước khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam,
NKVM gặp ở 8,8% - 17,7% bệnh nhân phẫu thuật (BNPT) [34].
NKVM gây hậu quả nặng nề cho người bệnh, một nghiên cứu tại Bệnh
viện Bạch Mai cho thấy NKVM kéo dài thời gian nằm viện 8,2 ngày, làm tăng
gấp đôi chi phí điều trị [5]. Tình trạng vi khuẩn gây NKVM đa kháng kháng
sinh đang là vấn đề thời sự hiện nay. Từ năm 2009 nhiều nghiên cứu phát hiện
Escherichia coli (1% - 4% chủng vi khuẩn gây bệnh đường ruột) có mang
gene metallo-beta-lactamase hoặc NDM-1 tạo ra enzyme NDM-1. Loại men
này có thể kháng lại hầu hết các loại thuốc kháng sinh, kể cả nhóm kháng sinh



mạnh nhất là Carbapenem. Ngoài ra, "siêu vi khuẩn" kháng thuốc như
Clostridium difficile, một loại vi khuẩn tấn công ruột và các chủng
Staphylococcus aureus kháng Methincillin, VK gram (-) sinh β-lactamases
xuất hiện ngày càng phổ biến làm nặng thêm tình trạng bệnh và tăng tỷ lệ tử
vong [22], [34]. Vì vậy, NKVM ngày nay đã trở thành thách thức mang tính
thời đại và toàn cầu [8].
Hiện nay, tỷ lệ NKBV là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh
chất lượng chuyên môn của bệnh viện, liên quan đến sự an toàn của người
bệnh và nhân viên y tế [2]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 30%
các NKBV có thể phòng ngừa được nếu thực hiện tốt công tác kiểm soát
NKBV [1], [47], [89].
Tại Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, NKBV đang là vấn đề
thời sự khi công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) phải đối mặt với nhiều
thách thức như: ngân sách đầu tư còn hạn hẹp, tình trạng quá tải, cơ sở vật
chất thiếu thốn, phần lớn nhân viên y tế chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan
trọng của công tác này [1]. Trong khi đó, điều kiện khí hậu nóng ẩm và việc
không thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn làm
tình trạng nhiễm khuẩn tại các tuyến bệnh viện ngày càng gia tăng.
Kiểm soát NKVM sẽ làm giảm rõ rệt tỷ lệ NKBV của toàn bệnh viện.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh phần lớn NKVM có thể phòng
ngừa được nhờ việc triển khai các biện pháp đơn giản, ít tốn kém như: Vệ sinh
bàn tay, tắm cho bệnh nhân trước phẫu thuật, áp dụng đúng liệu pháp kháng
sinh dự phòng (KSDP), tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong khi phẫu
thuật [20], [21], [22].
Từ 2008, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về kiểm soát NKVM, thực hiện
hướng dẫn này phụ thuộc vào cơ sở khám bệnh chữa bệnh, căn nguyên gây
bệnh, chất lượng chuyên môn, sự tuân thủ về thực hành của nhân viên y tế,



hiệu lực công tác quản lý và khác biệt ở mỗi bệnh viện, tuyến điều trị nên
triển khai thực hiện KSNK còn chưa đồng bộ.
Vì vậy, triển khai đề tài này để đưa ra các giải pháp đồng bộ giảm tỷ lệ
NKVM, NKBV với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và yếu tố liên quan tại một số
bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, 2009 – 2012.
2. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp trong phòng ngừa
nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 5/2012 –
12/2012.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.1. Lịch sử nhiễm khuẩn vết mổ
Cho đến tận nửa đầu thế kỷ XIX, các phẫu thuật viên vẫn chưa có hiểu
biết nhiều về bản chất của NKVM, người ta chỉ thấy hiện tượng các bệnh
nhân sau mổ thường bị chảy mủ tại vết mổ, người bệnh rơi vào tình trạng sốt
cao và tử vong. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân nằm viện do các NKVM chiếm
tới 40% mà không có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn tình trạng trên.
Cho đến năm 1847, một bác sĩ sản khoa người Hungary là Ignaz Semmelweis
làm việc tại Bệnh viện Đa khoa ở Vienna (Áo) nhận thấy có mối liên hệ giữa
việc không vệ sinh bàn tay trước khi thăm khám các sản phụ và tỷ lệ sốt hậu
sản cao. Từ đó Semmelweis đã đề xuất ra việc rửa tay bắt buộc với dung dịch
nước có chlor trước khi thăm khám các sản phụ. Nhờ đó tỷ lệ sốt hậu sản và
tử vong của sản phụ giảm đi rõ rệt (18,3% vào tháng 4 năm 1847 xuống 2,2%
vào tháng 6 năm 1847). Nhiều người đã tiếp thu ý tưởng của Semmelweis và
đề ra các biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong do NKBV [60].


Vào cuối thế kỷ XIX, nghiên cứu của nhà Bác học người Pháp Louis

Pasteur và Giáo sư phẫu thuật người Anh Joseph Lister đã chứng minh vi
khuẩn là căn nguyên gây NKVM ở bệnh nhân phẫu thuật [54]. Kết quả các
nghiên cứu này là cơ sở giúp Joseph Lister đề xuất phương pháp tiệt khuẩn
dụng cụ phẫu thuật, khử khuẩn không khí phòng mổ và rửa tay phẫu thuật,
góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ NKVM. Năm 1867, Joseph Lister đã đề ra
phương pháp phẫu thuật lấy tất cả máu cục, mô chết và sử dụng axit Phenic
trong điều trị vết thương, khử khuẩn không khí. Phương pháp trên đã làm
giảm tỷ lệ tử vong trong phẫu thuật cắt cụt chi thể từ 46,0% (1866) xuống còn
15,0 (1868). Tiếp theo Lister, nhiều bác sĩ ở Đức, Áo, Pháp đã áp dụng các
phương pháp thực hành vô khuẩn trong điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên, thực
hành kiểm soát NKVM chỉ thực sự bắt đầu khi một loạt các vụ dịch nhiễm tụ
cầu vàng xảy ra tại các bệnh viện ở Bắc Mỹ và Anh trong những năm 50 của
thế kỷ XX. Để giải quyết các vụ dịch này, các Tổ chức chăm sóc sức khoẻ
gồm cả Hiệp hội các bệnh viện Hoa Kỳ đã khởi xướng những chương trình
giám sát và phòng ngừa NKVM, NKBV. Vào năm 1970, chương trình giám
sát và kiểm soát NKBV được tổ chức ở Bệnh viện Nhi Boston, Hoa Kỳ, sau
đó phát triển thành hệ thống quốc gia theo dõi NKBV, NKVM thuộc trung
tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) với các mục tiêu giám sát và theo dõi
sự tiến triển của NKBV như tần suất, vị trí nhiễm khuẩn, yếu tố nguy cơ, hậu
quả, tác nhân gây bệnh và đề kháng kháng sinh. Những chương trình này đã
được đưa vào thực hành thường quy tại các bệnh viện ở Tây bán cầu và được
công nhận là những yếu tố quan trọng trong chăm sóc người bệnh, đánh giá
chất lượng dịch vụ y tế cũng như xếp hạng các bệnh viện [98].
1.1.2. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trên Thế giới
Mặc dù đã có rất nhiều cải tiến về phương pháp phẫu thuật, những hiểu
biết về tác nhân gây bệnh và việc sử dụng phổ biến liệu pháp kháng sinh dự
phòng, NKVM vẫn là mối đe doạ với bệnh nhân phẫu thuật trên toàn Thế giới.


Tại Mỹ và một số nước Tây Âu, tỷ lệ NKVM thay đổi từ 2% - 15% tuỳ theo

loại phẫu thuật, hậu quả kéo dài thời gian nằm viện 9,8 ngày và chi phí trung
bình mỗi ngày 325 Euro [60]. Một nghiên cứu tại Đan mạch, NKVM chiếm
6% - 9% cho loại phẫu thuật sạch nhiễm, 13% - 20% cho phẫu thuật nhiễm, sử
dụng KSDP tỷ lệ NKVM giảm rõ rệt (< 6,4%) [17], [60].
Giám sát tại Mỹ cho thấy NKVM là một loại nhiễm khuẩn phổ biến,
quan trọng, đứng hàng thứ hai sau nhiễm khuẩn tiết niệu, chiếm 24% NKBV.
Cũng tại Mỹ, tỷ lệ NKVM chiếm từ 2,0% - 5,0% trong số 16 triệu bệnh nhân
phẫu thuật hàng năm. NKVM còn tiêu tốn 42,0% tổng chi phí phát sinh do
nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra [60]. Năm 2011, khảo sát được thực hiện tại
183 bệnh viện ở Mỹ trong số 11.282 bệnh nhân phẫu thuật có 452 (4%) bệnh
nhân NKVM. Nhiễm khuẩn vết mổ liên quan đến thiết bị y tế như ống thông
liên quan đến nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm phổi
liên quan máy thở chiếm 25,6%. Ước tính hàng năm có khoảng 648.000 bệnh
nhân bị nhiễm khuẩn tại Mỹ [79].
Mỗi năm tại Cộng đồng chung Châu Âu có khoảng 29 triệu ca mổ với
tỷ lệ NKVM là 2,6%. Bệnh nhân NKVM làm tăng ngày điều trị trung bình lên
6,5 ngày, tăng gấp đôi giá thành điều trị và chi phí cho NKVM khoảng 6,3 tỷ
Euro và nếu làm giảm 10% NKVM sẽ giảm được chi phí mỗi năm 150 triệu
Euro [79].
Như vậy, nhìn chung các điều tra ở các nước Châu Âu và Hoa Kỳ cho
thấy tỷ lệ NKVM dao động từ 1,5% - 6,0% [60], [70], [86], [95].
Do điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn lực kinh tế còn hạn hẹp tại hầu hết
các bệnh viện, những nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều thách thức
trong phòng ngừa NKVM.Tỷ lệ NKVM tại các nước đang phát triển cao hơn
hẳn so với các nước Châu Âu và Hoa Kỳ. Patir và cộng sự ghi nhận nhiễm
khuẩn sau phẫu thuật thần kinh tại New Delhi, Ấn Độ là 15% [53] và trong


một nghiên cứu khác cũng tiến hành ở Ấn Độ cho thấy tỉ lệ NKVM sau phẫu
thuật tim mạch là 18,8%.

Theo thống kê tại một số nước châu Phi thuộc vùng cận Sahara, tỷ lệ
NKVM là 24% [61]. Tại các bệnh viện khu vực Châu Á như Ấn Độ, Thái
Lan, Việt Nam, NKVM gặp ở 8,8% - 17,7% bệnh nhân phẫu thuật [5], [28],
[34]. Tính chung trong toàn bệnh viện NKVM đứng hàng thứ hai và chiếm
20% - 30% NKBV [5]. Các nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ, thời gian nằm
viện gia tăng do NKVM gây ra thay đổi trong phạm vi từ 7 đến 24 ngày [65],
[81], nhiều nghiên cứu cho thấy NKVM xuất hiện sau khi bệnh nhân ra viện.
Bảng 1.1. Tỷ lệ (%) căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện ở nước Anh
LOẠI NHIỄM KHUẨN

Căn nguyên
Coagulase-negative
staphylococcus
Staphylococcus aureus
Pseudomonas aeruginosa
Enterococcus spp
Enterobacter spp
Escherichia coli
Candida albicans
Klebsiella pneumonia
Khác

BSI

PNEUM

UTI

SSI


Khác

39,3

2,5

3,1

13,5

15,5

10,7
3,0
10,3
4,2
2,9
4,9
2,9
21,8

16,8
16,1
1,9
10,7
4,4
4,0
6,5
37,1


1,6
10,6
13,8
5,7
18,2
15,3
6,1
25,6

12,3
9,2
14,5
8,8
7,1
4,8
3,5
26,0

13,7
8,7
5,9
6,8
4,0
4,3
37,7
3,5

BSI = bloodstream infection (nhiễm khuẩn huyết)
PNEUM = pneumonia (viêm phổi)
UTI = urinary tract infection (nhiễm khuẩn đường niệu)

SSI = surgical site infection (nhiễm khuẩn vết mổ).
*Nguồn: Theo Pittard A., Dave J. (2014) [88]

1.1.3. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam


Việc thực hành kiểm soát NKBV đã có từ lâu nhưng chưa thực sự được
hệ thống hóa thành một lĩnh vực có tính chất chuyên môn mà nằm tản mạn
trong một số quy chế chuyên môn. Cho đến năm 1997, Bộ Y tế mới chính
thức đưa quy chế chống nhiễm khuẩn (CNK) vào trong quy chế bệnh viện và
xây dựng khoa CNK trong hệ thống tổ chức của bệnh viện, từ đó thực hành
CNK mới thực sự được các bệnh viện quan tâm. Nhận thấy tầm quan trọng
của công tác CNK, đến năm 2000 Bộ Y tế đã ra Quy định thành lập Hội đồng
chống nhiễm khuẩn và chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc
bệnh viện nhằm làm cho công tác CNK hiệu quả hơn. Ngoài quy chế CNK và
xử lý chất thải, quy chế hoạt động khoa CNK trong quy chế bệnh viện, Bộ Y
tế ban hành tiếp các quyết định liên quan đến thực hành chống nhiễm khuẩn
gồm có Quy chế quản lý chất thải (1999), các tiêu chí về hoạt động CNK như
thực hành, giám sát, huấn luyện được đưa vào thang điểm đánh giá chất lượng
bệnh viện hàng năm (2000), tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn
(2003), tài liệu đào tạo phòng ngừa chuẩn của Bộ Y tế (2010), hướng dẫn
phòng ngừa chuẩn – Bộ Y tế (2012), tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn (2013)
[18], [20], [25], [30], [49].
Tình trạng NKVM ở Việt Nam cũng có nhiều điểm giống như ở các
nước đang phát triển khác như tỷ lệ NKVM cao, tuân thủ thực hành phòng
ngừa NKVM: chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật (tắm xà phòng khử khuẩn,
loại bỏ lông, kháng sinh dự phòng...), thực hành vô trùng trong mổ, chăm sóc
sau mổ chưa đúng quy trình và chưa có chế độ giám sát chặt chẽ. Tuy vậy,
NKVM ở nước ta có những điểm khác biệt với các nước đang phát triển và
phát triển trên thế giới do đặc điểm môi sinh, hiểu biết về công tác phòng

chống NKVM còn hạn chế và những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất,
kinh tế - xã hội [1], [3], [38].
Kết quả điều tra năm 2010 của Bệnh viện Đại học Y – Dược Thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy NKVM có thể có liên quan với: mổ mở hay mổ nội soi,
bệnh tiểu đường, phẫu thuật sạch nhiễm, sử dụng gạc hay Urgo steril. Kết quả
NKVM các chuyên khoa lần lượt là: Tiết niệu 7%; Thần kinh 6%; Tiêu hóa
4%; Lồng ngực - Mạch máu 3%; Xương khớp 2% [47]. Kết quả nghiên cứu
về NKVM ở 08 bệnh viện (2007 – 2008): Tỷ lệ NKVM 10,5%. Các yếu tố
nguy cơ gây NKVM: Escherichia coli: 20,5%, Pseudomonas aeruginosa:


20,5% và Staphylococcus aureus: 18,0% [6]. Qua khảo sát 622 trường hợp
phẫu thuật từ tháng 7 – 10/2012 tại Bệnh viện Bình Định, kết quả cho thấy tỷ
lệ NKVM là 8,4% [13].
Một nghiên cứu khác điều tra năm 2001 tại Bệnh viện Chợ Rẫy BNPT
tại 2 khoa: Ngoại chỉnh hình có tổng cộng 45/312 bệnh nhân có NKVM,
chiếm tỷ lệ là 14,5% và ngoại thần kinh có tổng cộng 32/395 bệnh nhân có
NKVM chiếm tỷ lệ 7,9% [47]. Nghiên cứu tại Hưng Yên: NKVM 42,4%
trong đó tiết niệu 28,8%, phổi 10,6% [28]. Theo tài liệu Bộ Y tế năm 2012
NKVM: 5% - 10%, 90% NKVM nông và sâu [20]. Nghiên cứu thực trạng
NKVM và các yếu tố liên quan tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc 2006 2007: Tỷ lệ NKVM tính chung các bệnh viện 7,8%, tỷ lệ bệnh nhân mắc
NKVM tuyến tỉnh, thành phố 8,3% cao hơn tuyến trung ương: 5,4% (p <
0,05), các yếu tố nguy cơ mắc NKVM như đặt nội khí quản, đặt ống thông,
bệnh lý tim mạch [24]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương: Tỷ lệ
NKVM giảm rõ rệt khi tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay tăng lên; Sự tham gia tích
cực của mạng lưới KSNK làm cho tỷ lệ vệ sinh tay của nhân viên y tế
(NVYT) tăng lên rõ rệt (> 80%) [39]. Tại Đồng Nai, giám sát 810 BN:
NKVM 5,1%, tác nhân gây bệnh được phân lập Acinetobacter baumannii
25%, Klebsiella pneumoniae sinh ESBL 21,9%, Escherichia coli 18,8% [21].
1.1.4. Căn nguyên vi sinh vật gây nhiễm khuẩn vết mổ

Có rất nhiều loại vi sinh vật gây NKVM. Các vi sinh vật này thay đổi
tuỳ theo các đối tượng bệnh nhân khác nhau, theo từng khoa phòng, từng bệnh
viện, đặc biệt có sự khác biệt rõ rệt giữa các Quốc gia.
1.1.4.1. Vi khuẩn

Vi khuẩn là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất, môi
trường bệnh viện là nơi thích hợp chọn lọc các vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy
NKBV và NKVM thường do các vi khuẩn đa kháng kháng sinh gây nên [8],
[21], [38], [69], [84], [89], [91], [99]. Vi khuẩn gây NKVM gồm vi khuẩn
cộng sinh và vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn cộng sinh là những vi khuẩn cư trú
trên cơ thể người khoẻ mạnh, chúng đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự
xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, một số vi khuẩn sống cộng
sinh có thể trở thành vi khuẩn gây bệnh nội sinh nếu hàng rào bảo vệ của vật


chủ bị tổn thương. Vi khuẩn gây bệnh thường có độc lực mạnh, có thể gây
nhiễm khuẩn tại chỗ hay toàn thân.
Đa số các vi khuẩn gây bệnh đều có thể gây ra NKVM nhưng có một số
loại vi khuẩn chủ yếu gây nên các nhiễm khuẩn này là Staphylococcus aureus,
Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae,
Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumannii [21], [47], [59], [82],
[89].
* Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
Tụ cầu (Staphylococcus) là một trong những vi khuẩn gây bệnh được
ghi nhận sớm nhất. Năm 1880, Louis Pasteur đã phân lập được tụ cầu. Năm
1881, Ogston đã gây bệnh thực nghiệm [29]. Nhiều loài (species) là những tụ
cầu cộng sinh và một vài loài là vi khuẩn gây bệnh giới hạn. Vi khuẩn thường
trú ở da, đường hô hấp trên của người và động vật. Tỷ lệ mang vi khuẩn cao,
đặc biệt trên da, tay và trong hốc mũi của bệnh nhân nằm viện và nhân viên y
tế. Staphylococcus aureus đang được coi là tác nhân quan trọng hàng đầu gây

NKVM [47],[59]. Hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng tụ cầu kháng lại nhiều
loại thuốc kháng sinh làm cho NKVM thường nặng, cách điều trị tốt nhất là
dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
+ Kháng penicilin: Hơn 90% số chủng Staphylococcus aureus có khả
năng sinh β-lactamase. Chúng đề kháng penicillin bằng cơ chế tiết βlactamase nhờ gen R-plasmid [17],[82].
+ Kháng methicillin: Methicillin là kháng sinh được dùng để điều trị
trong trường hợp tụ cầu vàng kháng penicillin, nhưng hiện tượng tụ cầu vàng
đề kháng methicillin (methicillin resistance Staphylococcus aureus – MRSA)
đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tại Việt Nam, tỷ lệ này dao động từ
15% – 35%, khác nhau giữa các bệnh viện [17], [86].
+ Kháng erythromycin, clindamycin: Đây là những kháng sinh được
chỉ định thay thế khi bệnh nhân bị dị ứng với các kháng sinh nhóm ß-lactam.
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy có một tỉ lệ lớn tụ cầu vàng kháng
methicillin đa đề kháng với gentamycin, chloramphenicol, erythromycin,
ciprofloxacin làm cho việc điều trị gặp khó khăn [17], [89].


+ Kháng vancomycin: Vancomycin là kháng sinh được chỉ định thay
thế khi Staphylococcus aureus kháng các kháng sinh trên do tỷ lệ kháng kháng
sinh này rất thấp.
* Staphylococcus coagulase (-): Staphylococcuscoagulase (-) là vi
khuẩn thường trú trên da, trong mũi của các nhân viên y tế hoặc bệnh nhân.
Trước đây chúng được coi là vi khuẩn tạp nhiễm vào bệnh phẩm, không
phải vi khuẩn gây bệnh [17]. Ngày nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy
Staphylococcus coagulase (-) cũng có thể gây bệnh NKVM giống như
Staphylococcus aureus. Mức độ đề kháng kháng sinh của các Staphylococcus
coagulase (-) cũng giống như Staphylococcus aureus. Nhiễm trùng do
Staphylococcus coagulase (-) ít gặp và thường là nhiễm trùng liên quan đặt
các dụng cụ trong lòng mạch máu [62], [89].
* Liên cầu đường ruột (Enterococcus faecalis)

Các Enterococcus là vi khuẩn thường trú ở đường tiêu hoá của người.
Ngoài ra, chúng có thể cư trú trong đường tiêu hóa của gia cầm, gia súc, lợn,
chó, ngựa, cừu, dê. Tuy nhiên, Enterococcus được xếp đứng hàng thứ 3 trong
số các tác nhân gây bệnh. Enterococcus là vi khuẩn đề kháng tự nhiên với
nhiều loại kháng sinh như các kháng sinh thuộc phân nhóm cephalosporin, các
kháng sinh nhóm aminoglycoside (trừ các aminoglycoside có nồng độ cao),
clindamycin và co-trimoxazol nên hiệu quả lâm sàng của các kháng sinh này
trong việc điều trị nhiễm khuẩn do Enterococcus là kém, mặc dù kết quả
kháng sinh đồ trên in vitro có thể là nhạy cảm. Để điều trị các nhiễm khuẩn do
Enterococcus hiện nay sử dụng phối hợp giữa một kháng sinh thuộc nhóm
beta-lactam với một aminoglycoside [24].
Tuy nhiên, cũng giống như các Streptococcus nói chung, Enterococcus
kháng tự nhiên với aminoglycoside có nồng độ thấp. Vì vậy phối hợp
penicillin G hoặc ampicillin với aminoglycoside thường được chỉ định trong
điều trị viêm nội tâm mạc để tăng tác dụng hiệp đồng. Từ giữa những năm
1980 trên thế giới đã xuất hiện các chủng Enterococcus đề kháng với
aminoglycoside nồng độ cao nên cần phối hợp thuốc theo khuyến cáo WHO.
Hiện nay Enterococcus là vi khuẩn nhạy cảm vừa với fluoroquinolone [23].


+ Đề kháng penicillin, ampicillin: Mặc dù Enterococcus nhạy cảm tự
nhiên với penicillin G và ampicillin nhưng so với các streptococcus khác
chúng kém nhạy cảm 10 – 1000 lần. Khả năng đề kháng của vi khuẩn này
ngày càng tăng, kể cả với các kháng sinh penicillin [1], [17].
+ Đề kháng vancomycin: Vancomycin là kháng sinh dùng để điều trị
nhiễm khuẩn do Enterococcus khi bệnh nhân bị dị ứng penicillin. Tỷ lệ đề
kháng ở Trung Quốc hiện nay là 5,0%. Các chủng kháng vancomycin có thể
truyền nhanh khả năng đề kháng tới các chủng vi khuẩn khác như
Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus. Hiện nay việc giám sát NKBV do
Enterococcus kháng vancomycin đang là vấn đề cần được quan tâm [1], [17].

* Các trực khuẩn Gram âm họ vi khuẩn đường ruột hay gọi tắt là
các trực khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)
Enterobacteriaceae là một họ lớn, phức tạp và có vai trò gây bệnh quan
trọng. Các trực khuẩn Gram âm họ các vi khuẩn đường ruột là những vi khuẩn
thường trú trên cơ thể. Tuy là vi khuẩn cộng sinh ở người nhưng chúng đều có
khả năng gây bệnh cơ hội. Đặc biệt chúng đều có thể là tác nhân gây NKBV.
Các trực khuẩn đường ruột gây bệnh quan trọng

là Escherichia coli,

Klebsiella spp, Enterobacter spp, Serratia spp, Proteus spp, trong đó
Escherichia coli là vi khuẩn gây bệnh quan trọng nhất [89]. Các nhà khoa học
Úc ở Trung tâm nghiên cứu nhiễm trùng đã lên tiếng báo động rằng, chủng
ST131 của tác nhân gây bệnh Escherichia coli có thể kháng thuốc hoàn toàn
chỉ do một đột biến gene không đáng kể [1].
Các vi khuẩn này thường có tỷ lệ kháng kháng sinh cao. Có rất nhiều
loại kháng sinh để điều trị bệnh do trực khuẩn đường ruột gây ra nhưng tính
kháng thuốc của chúng thay đổi rất nhanh chóng qua trung gian R-plasmit
[41].
+ Đề kháng các kháng sinh nhóm β-lactam: Hiện nay đã xuất hiện
chủng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae sinh ESBL. Vi khuẩn sinh
ESBL sẽ đề kháng các penicillin, cephalosporin, aztreonam.


+ Đề kháng nhóm aminoglycoside: Đối với aminoglycoside, các trực
khuẩn đường ruột thường hình thành 3 kiểu kháng do chúng có thể sản xuất ra
một số men như acetytransferase và nucleotidyl transferase.
+ Đề kháng nhóm quinolon: Đề kháng chéo của trực khuẩn đường ruột
đối với quinolon xảy ra ở mức độ thay đổi tuỳ theo từng thuốc [43],[90].
* Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)

Trực khuẩn mủ xanh là một trong những vi khuẩn chủ yếu gây NKBV.
Chúng có ở khắp nơi trong bệnh viện như ở đầu các ống thông, máy khí dung,
máy hô hấp nhân tạo, máy hút ẩm, bình chứa nước, vòi nước máy, thậm chí
trong cả một số loại dung dịch được pha chế hoặc bảo quản không tốt. Chúng
là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch dễ
mắc bệnh nhiễm trùng nội sinh hoặc ngoại sinh do trực khuẩn mủ xanh.
Chúng từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở.
Tại chỗ xâm nhập chúng gây viêm có mủ (có thể có màu xanh) [1], [29],
[47].Trực khuẩn mủ xanh là vi khuẩn đề kháng tự nhiên với nhiều loại kháng
sinh thông dụng.
Để điểu trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn này gây ra người ta thường dùng
các kháng sinh nhóm aminoglycoside (gentamycin, amikacin, tobramycin,
neltimcin) hoặc các cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxone, ceftazidime,
cefotaxime). Hiện nay tỷ lệ đa đề kháng kháng sinh của trực khuẩn mủ xanh
ngày càng tăng cao, đặc biệt ở các chủng gây NKBV, NKVM.
*Acinetobacter baumannii
Acinetobacter baumannii có thể gây bùng phát thành dịch NKBV. Hiện
nay Acinetobacter baumannii là tác nhân gây NKBV hay gặp nhất trong số
các tác nhân gây bệnh. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn cao tại khoa Hồi sức cấp cứu
và Chăm sóc tích cực, chủ yếu là ở những bệnh nhân có sử dụng máy thở
đang nằm điều trị tại khoa. Ngoài ra Acinetobacter baumannii gây NKBV
thường đề kháng với rất nhiều loại kháng sinh làm cho việc điều trị hết sức
khó khăn [29], [42], [43].
* Các loại vi khuẩn khác: Một số các vi khuẩn khác cũng là những
căn nguyên gây NKBV. Các vi khuẩn này thay đổi tuỳ theo từng bệnh viện.


Trực khuẩn lao cũng là một trong số các tác nhân gây NKBV, đường truyền
của chúng chủ yếu qua đường hô hấp.
Legionella có thể gây viêm phổi rải rác hoặc thành dịch do bệnh nhân

hít phải các giọt không khí bị nhiễm nước bẩn (nước điều hoà trong buồng
bệnh, nước tắm...).
Các trực khuẩn Gram (+) kỵ khí
như Clostridium spp, thường gây các
bệnh hoại tử hoặc ngộ độc thức ăn.
* Vi khuẩn siêu kháng thuốc
Các nhà khoa học đã phát hiện lần đầu
tiên tại New Delhi, Ấn Độ vào
tháng 12/2009 loại vi khuẩn đường Hình 1.1. Vi khuẩn mang gen NDM-1
ruột Escherichia coli có mang
*Nguồn: Theo Lê Hồng Hinh (2008) [29]
gene NDM-1 tạo ra enzyme NDM1.
Loại men này có thể kháng lại hầu hết mọi loại thuốc kháng sinh, kể cả
nhóm kháng sinh mạnh nhất là carbapenem. Trong vòng 9 tháng, đến 8/2010
đã có trên 37 ca được phát hiện tại Anh Quốc, Canada có 4 ca, sau đó là Mỹ,
Australia, Hà Lan, và Pháp. Ngoài ra, còn có những “siêu vi khuẩn" kháng
thuốc khác như Clostridium difficile, một loại vi khuẩn tấn công ruột và vi
khuẩn Staphylococcus kháng methicillin (MRSA). Tại Việt Nam vi khuẩn siêu
kháng thuốc đã được phân lập ở nhiều bệnh viện [22].
1.1.4.2. Vi rút
Các vi rút như vi rút gây hội chứng giảm miễn dịch ở người (Human
immunodeficiency virus - HIV), Cytomegalovirus (CMV), vi rút Ebola, vi rút
cúm, Herpes, vi rút gây hội chứng suy đường hô hấp cấp (Severe acute
respiratory syndrome - SARS), vi rút sởi đều có thể là căn nguyên gây nhiễm
khuẩn bệnh viện [8]. Hiện nay cho thấy rất ít bằng chứng về vi rút gây
NKVM.
* Vi rút viêm gan B (Hepatitis B virus - HBV): Vi rút viêm gan B
(HBV) được xếp trong họ Hepadnaviridae mang ADN hai sợi không khép



×