Tải bản đầy đủ (.docx) (196 trang)

Sinh kế của người mường ở xã cẩm lương, huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 196 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẾ ANH

SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG


XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY,
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẾ ANH

SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG


XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY,
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
Ngành: Nhân học
Mã số : 9 31 03 02


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Xuân Đính
2. PGS.TS. Trần Văn Thức

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Những tư liệu và luận điểm mà Luận án kế thừa của các
tác giả đi trước đều được ghi rõ xuất xứ.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thế Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ Nhân học với đề tài "Sinh kế
của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện
nay", tôi nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân. Nhân đây,
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
-

Học viện Khoa học xã hội, Khoa Dân tộc học và Nhân học thuộc Học viện đã
tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ
luận án;


-

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - nơi tôi đang công
tác đã tạo các điều kiện thuận lợi để tôi được theo học chương trình
nghiên cứu sinh khóa 2015 - 2018, cũng như giúp tôi các thủ tục cần thiết
trong quá trình viết và bảo vệ luận án;
- Lãnh đạo UBND và cán bộ các bộ phận giúp việc thuộc UBND xã Cẩm
Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, bà con người Mường, người Việt



các thôn làng trong xã đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận, khai thác các
nguồn tư liệu cho luận án trong các đợt điền dã từ 2015- 2017;

-

Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong quá trình thực hiện luận án;
-

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Bùi

Xuân Đính và PGS.TS. Trần Văn Thức đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc định
hướng đề tài, tiếp cận các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập và
xử lý tư liệu, thực hiện các ý tưởng khoa học, để tôi hoàn thành tốt luận án.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thế Anh



MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT

VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI MƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................................... 9
1.1.1. Những nghiên cứu về sinh kế các tộc người.......................................................... 9
1.1.2. Nghiên cứu về người Mường và hoạt động sinh kế của người Mường.18
1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án............................................................................................... 22
1.2.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................................... 22
1.2.2. Cơ sở lý thuyết.................................................................................................................... 28
1.3. Giới thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu...................................................... 32
1.3.1.Vài nét về xã Cẩm Lương............................................................................................... 32
1.3.2. Người Mường ở xã Cẩm Lương................................................................................ 42
Tiểu kết Chương 1…………………………………………………………. 50
Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ SẢN XUẤT VÀ KHAI THÁC
CÁC SẢN VẬT TỰ NHIÊN................................................................................................... 53
2.1. Các nguồn vốn của hoạt động sinh kế sản xuất và khai thác tự nhiên
.........................................................................................................................53
2.1.1. Vốn tự nhiên......................................................................................................................... 53
2.1.2. Vốn vật chất.......................................................................................................................... 54
2.1.3. Vốn tài chính........................................................................................................................ 57
2.1.4. Vốn xã hội.............................................................................................................................. 58
2.1.5. Vốn con người..................................................................................................................... 60
2.2. Nông nghiệp............................................................................................................................ 61
2.2.1. Trồng trọt................................................................................................................................ 61
2.1.2. Chăn nuôi............................................................................................................................... 71

2.3. Lâm nghiệp và khai thác các sản vật tự nhiên........................................................ 78
2.4. Thủ công nghiệp và đi làm công nhân các doanh nghiệp................................. 81
Tiểu kết Chương 2………………………………………………………… .83


Chương 3: CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ.................................................................... 85
3.1. Các nguồn vốn cho hoạt động dịch vụ................................................................... 85
3.2. Nhìn nhận chung về các hoạt động dịch vụ ở xã Cẩm Lương hiện nay .. 87

3.3. Hoạt động dịch vụ du lịch ở khu Suối cá Cẩm Lương................................ 91
3.3.1. Những tiền đề khách quan cho sự hình thành các hoạt động dịch vụ du lịch

và khu du lịch Suối cá................................................................................................................... 91
3.3.2. Các hình thức dịch vụ du lịch đầu tiên................................................................... 94
3.3.3. Các hình thức dịch vụ du lịch ở khu vực Suối cá Cẩm Lương..................96
Tiểu kết Chương 3…………………………………………………………
.......................................................................................................................114
Chương 4: MỘT VÀI BÀN LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU SINH KẾ HIỆN NAY

CỦA NGƯỜI MƯỜNG XÃ CẨM LƯƠNG............................................................. 116
4.1. Đánh giá biến đổi sinh kế của người Mường xã Cẩm Lương...............116
4.1.1. Những mặt tích cực, hiệu quả................................................................................... 116
4.1.2. Những mặt chưa hiệu quả........................................................................................... 122
4.1.3. Nhìn nhận biến đổi sinh kế từ góc nhìn Dân tộc học/Nhân học..............125
4.2. Những thuận lợi và khó khăn về sinh kế hiện nay của người Mường xã

Cẩm Lương..................................................................................................................................... 131
4.2.1. Những thuận lợi................................................................................................................ 131
4.2.2. Những khó khăn............................................................................................................... 134
4.3. Một số đề xuất, kiến nghị từ kết quả nghiên cứu......................................... 140

4.3.1. Cơ sở của đề xuất kiến nghị....................................................................................... 140
4.3.2. Các kiến nghị cụ thể....................................................................................................... 141
Tiểu kết Chương 4…………………………………………………………. 143

KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 145
CHÚ THÍCH................................................................................................................................. 149
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN........................................................................................................................................ 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 153


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Các loại đất đai xã Cẩm Lương (năm 2015)............................................... 37
Bảng 1.2: Số hộ, khẩu chia theo dân tộc của các thôn................................................. 42
Bảng 2.1: Tình hình tư liệu sản xuất lớn và nhà cửa xã Cẩm Lương...................57
Bảng 2.2: Số dự nợ ngân hàng ở xã Cẩm Lương các năm 2015 - 2017.............58
Bảng 2.3: Chỉ tiêu của trồng trọt đạt được ở xã Cẩm Lương qua một số năm
................................................................................................................................................................... 63

Bảng 2.4: Kết quả chăn nuôi ở xã Cẩm Lương qua một số năm............................ 75
Bảng 2.5: Số lượng lao động xã Cẩm Lương đi làm tại các khu công nghiệp và đi

xuất khẩu lao động.......................................................................................................................... 83
Bảng 3.1: Số lượng các hộ làm dịch vụ ở xã Cẩm Lương năm 2017..................87
Bảng 3.2. Số lượng quầy hàng, cửa hàng tại khu vực Suối cá qua một số năm . 101

Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế và tỷ lệ hộ nghèo xã Cẩm Lương qua một số năm
................................................................................................................................................................ 117

Bảng 4.2: Mức thu nhập thuộc diện trung bình khá ở hai thôn Lương Ngọc và
Lương Thuận năm 2018……………………………………………………121


DANH MỤC CÁC HỘP PHỎNG VẤN
Tran
g
Hộp 2.1: Ý kiến về so sánh thu nhập của trồng mía với trồng lúa......................... 66
Hộp 2.2: Ý kiến về tính cộng đồng trong trồng mía..................................................... 68
Hộp 3.1: Lý do mở quán rồi đóng quán sớm.................................................................... 89
Hộp 3.2: Lý do mở quán bia và dịch vụ đám cưới......................................................... 90
Hộp 3.3: Về việc bán hàng giúp cho người thân.......................................................... 100
Hộp 3.4: Về công việc của các thành viên câu lạc bộ chụp ảnh........................... 103
Hộp 3.5: Về việc mở nhà nghỉ nhưng không có khách............................................. 105
Hộp 4.1: Lý do về quê mở quầy hàng khi đã về già................................................... 120
Hộp 4.2: Về mâu thuẫn trong phân chia nguồn thu từ du lịch Suối cá.............139


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
1.1. Những năm gần đây, dưới góc độ Nhân học, một trong những vấn
đề được quan tâm nghiên cứu là sinh kế (còn được gọi bằng các khái niệm: kế
mưu sinh, phương thức mưu sinh ...) của các cộng đồng cư dân, các tộc người
cư trú tại các dạng môi trường khác nhau. Mỗi tộc người, mỗi nhóm cư dân
luôn gắn với một môi trường, cảnh quan nhất định. Trước môi trường sống
với các đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn ..., con người qua
tích lũy kinh nghiệm hàng nghìn năm đã có những nhận biết nhất định về
chúng để có một thái độ ứng xử hợp lý, thể hiện qua sinh kế, nhằm tạo lập
cuộc sống cho mình. Sinh kế và sự thích ứng với môi trường sống của con
người luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu hoạt động sinh kế

nhằm chỉ ra đặc điểm ứng xử của con người trước môi trường sống - một
trong những yếu tố cơ bản của văn hóa tộc người.
Sinh kế còn phản ánh các mối quan hệ xã hội, bởi trong sản xuất, con
người không thể đứng đơn độc mà phải liên kết với những người khác, được
quy định bởi thiết chế tổ chức xã hội và các quan hệ xã hội,
Sinh kế còn là cơ sở để hình thành các yếu tố văn hóa (các phong tục
tập quán, các tín ngưỡng, kiêng kỵ, tâm lý, tính cách) của cộng đồng cư dân.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn hóa học đưa ra tổng kết, cách mưu
sinh như thế nào, văn hóa ấy.
Tóm lại, sinh kế là yếu tố quan trọng hàng đầu của văn hóa tộc người;
nghiên cứu sinh kế góp phần quan trọng vào nghiên cứu các tộc người, các
cộng đồng cư dân.
1.2. Người Mường sinh sống tập trung trong các thung lũng chân núi tại
các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình và Thanh Hóa, trong đó đông đúc nhất
tại tỉnh Hòa Bình. Nguồn sống chính của đồng bào là làm ruộng nước,
1


kết hợp làm nương rẫy và khai thác các nguồn lợi tự nhiên, làm nghề thủ công
gia đình. Từ các hình thức sinh kế này, người Mường đã tạo lập nên một xã
hội Mường, một nền văn hóa Mường, với những đặc điểm riêng rất rõ nét.
Tuy nhiên, các thung lũng chân núi ở vùng người Mường cũng rất đa
dạng, nên sinh kế của đồng bào ở từng vùng có những khác biệt nhau rất rõ
nét, cần được quan tâm nghiên cứu để thấy được tính đa dạng của sinh kế
cũng như văn hóa tộc người.
Miền Tây tỉnh Thanh Hóa hiện nay gồm 11 huyện, là địa bàn sinh tụ
của nhiều tộc người, trong đó người Mường có số lượng dân cư đông nhất và
tập trung thành các làng tại các huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành,
Ngọc Lặc và cư trú xen kẽ với người Việt, người Thái ở nhiều huyện, một số
xã miền núi thuộc các huyện đồng bằng.

Cẩm Lương là một trong những xã vùng cao của huyện Cẩm Thủy, có
người Mường chiếm đa số, sinh sống từ rất lâu đời. Xã có các dạng cảnh
quan: thung lũng chân núi, núi - đồi thấp, sông Mã và các dòng suối. Cảnh
quan đa dạng trên đây tạo cho người Mường mưu sinh bằng nhiều hình thức
khác nhau, trong đó làm ruộng nước là chủ đạo. Từ khi thực hiện công cuộc
Đổi mới, sinh kế của đồng bào đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhờ các
chính sách của Đảng và Nhà nước, nhờ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ngày nay, xã Cẩm Lương với suối cá nổi tiếng còn có một vị trí quan trọng
trong sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa. Người Mường ở đây đã
từng bước hòa nhập vào các hoạt động du lịch. Khu vực suối cá và xã Cẩm
Lương đã được quy hoạch, nằm trong vùng phát triển du lịch cộng đồng các
huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, quá trình thay đổi sinh
kế của đồng bào cũng như việc quy hoạch phát triển của các ngành, các cấp
tại tỉnh Thanh Hóa, huyện Cẩm Thủy đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm
giải quyết. Nghiên cứu sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương không chỉ

2


hiểu thêm đặc điểm văn hóa Mường mà còn tạo cơ sở khoa học để đề ra các
giải pháp giúp đồng bào phát triển bền vững.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài Sinh kế
của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.

2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
-


Làm rõ thực trạng sinh kế hiện nay của người Mường ở địa bàn nghiên cứu,
trên cơ sở phân tích và so sánh với sinh kế truyền thống;


Xác định những vấn đề đang đặt ra đối với sinh kế của người Mường

xã Cẩm Lương hiện nay trong mối quan hệ với phát triển bền vững; tạo cơ

sở khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
người Mường, của địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Thu thập các nguồn tài liệu liên quan đến hoạt động sinh kế hiện nay của
người Mường ở xã Cẩm Lương, gồm nông nghiệp, các nghề thủ công, các
loại hình dịch vụ.
-

Luận giải các khía cạnh liên quan đến hoạt động sinh kế hiện nay của

người Mường tại địa bàn nghiên cứu. Đó là các dạng thức sinh kế (nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ) gắn với các nguồn vốn của
sinh kế hiện nay, những yếu tố tác động đến sinh kế và tác động của sinh kế
đối với các mặt đời sống của người Mường xã Cẩm Lương.
-

Nêu một số vấn đề đặt ra đối với sinh kế hiện nay của người Mường xã Cẩm
Lương, tạo cơ sở khoa học để Đảng bộ, chính quyền địa phương tham
khảo trong việc đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền

vững trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập.

3


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các dạng thức sinh kế hiện nay gắn
với môi trường sống của người Mường xã Cẩm Lương, như ở ý hai, mục 2.2
nêu trên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi nghiên cứu của luận án về không gian là xã Cẩm Lương,
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa - nơi có Suối cá

1

nổi tiếng. Xã có 6 thôn

Kim Mẫm 1, Kim Mẫm 2, Lương Ngọc, Lương Hòa, Lương Thuận và Xủ
Xuyên. Tác giả luận án đã khảo sát tại tất cả các thôn, trong đó, hai thôn đã
được tập trung thời gian nghiên cứu nhiều hơn là thôn Lương Thuận - thôn có
nhiều thay đổi tích cực nổi bật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thôn
Lương Ngọc - thôn có Suối cá, từ nhiều năm nay đã chuyển mạnh sang hoạt
động dịch vụ du lịch.
Về phạm vi thời gian, luận án nghiên cứu sinh kế của người Mường
hiện nay, tức các dạng thức sinh kế đang diễn ra. Các dạng thức sinh kế này
là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố mới xuất hiện từ khi
người Mường xã Cẩm Lương thực hiện công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên,
nghiên cứu sinh lấy năm 2005 làm mốc, là thời điểm cầu treo bắc qua sông

Mã, từ đầu xã Cẩm Thành sang thôn Kim Mẫm (nay là Kim Mẫm 1) chính
thức thông xe, thế cô lập của xã bị phá vỡ; giao lưu kinh tế, văn hóa của địa
phương không còn bị cách trở, tạo ra nhiều hoạt động mưu sinh mang tình
đồng bộ và có những khởi sắc rõ nét, trong đó, hoạt động du lịch diễn ra sôi
động nhất. Do điều kiện lưu trữ của địa phương có nhiều hạn chế nên, các số
liệu thống kê về sinh kế được thu thập chủ yếu trong các năm từ 2015 - 2018.

1

Suối cá ở Cẩm Lương đến nay đã rất nổi tiếng, nên luận án viết hoa từ “Suối cá”, như là
một danh từ riêng.

4


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Để nghiên cứu về sinh kế hiện nay của người Mường ở xã Cẩm Lương,
chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận là phép biện chứng của Chủ nghĩa duy vật
lịch sử với nội dung chủ đạo là, khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đều
phải đặt trong mối liên hệ với các yếu tố khác. Nghiên cứu sinh kế hiện nay
được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố của môi trường tự
nhiên, thiết chế xã hội, các đặc điểm văn hóa, điều kiện lịch sử của cư dân,
các chính sách của Nhà nước; đồng thời đặt sinh kế hiện nay trong mối quan
hệ với sinh kế truyền thống …
Với chủ đề và đối tượng nghiên cứu là sinh kế hiện nay của người
Mường, luận án vận dụng cách tiếp cận của hai lý thuyết là lý thuyết Khung
sinh kế bền vững và lý thuyết Biến đổi văn hóa, như sẽ được trình bày ở
Chương 1.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thu thập được nguồn tư liệu cho luận án, nghiên cứu sinh sử dụng
phương pháp tổng quan tài liệu và thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp. Nghiên
cứu sinh đã cố gắng tiếp cận với các cuốn sách, luận án, tài liệu về sinh kế nói
chung và sinh kế của người Mường, về người Mường ở Việt Nam và người
Mường ở Thanh Hóa; cũng như thu thập các tài liệu liên quan đến người
Mường và sinh kế của người Mường tại địa bàn được lựa chọn nghiên cứu.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó điền dã
Dân tộc học là phương pháp chính. Nghiên cứu sinh đã thực hiện nhiều
chuyến điền dã, trong đó hai chuyến từ 28/4 đến 5/5/2016 và từ 24/12 đến
31/12/2017 có sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên hướng dẫn tại thực địa.
Trong các chuyến điền dã, nghiên cứu sinh sử dụng các thao tác:
-

Quan sát: thao tác này giúp nghiên cứu snnh hình dung và thu thập

được những thông tin ban đầu về cảnh quan, môi trường cư trú, bố trí làng
5


xóm, nhà cửa, cách sinh hoạt và lao động của người Mường và sự giao tiếp
của họ trong cộng đồng - những yếu tố có liên quan đến sinh kế.
-

Quan sát tham dự: nghiên cứu sinh đã có các quan sát, tham dự sau: +
Quan sát, tham dự một số công việc lao động nông nghiệp hàng ngày,

như bừa ruộng, trồng, chăm sóc và thu hoạch mía, chăm sóc cá lồng; hay các
hoạt động dịch vụ (bán hàng), chặt tre, vót đũa tại khu du lịch Suối cá …
+ Quan sát, tham dự một số hoạt động của đời sống gia đình và cộng
đồng thôn bản.

Các thao tác này không chỉ giúp chúng tôi có thể nắm được các hiện
tượng sinh kế đang diễn ra một cách chân thực nhất, đồng thời mở rộng thêm
đội ngũ cộng tác viên cung cấp tư liệu, để có thêm các thông tin đa dạng.
-

Phỏng vấn Dân tộc học: là thao tác quan trọng được sử dụng nhiều nhất trong
luận án để thu thập các thông tin tư liệu cơ bản của luận án. Thông qua cán bộ
văn hóa xã và cán bộ các thôn, chúng tôi lựa chọn các đối tượng
sau để phỏng vấn:
+

Các bậc cao niên trong một số thôn làng, các trưởng họ, thầy cúng để

thu thập thông tin về các điều kiện tự nhiên của xã và thôn - làng, lịch sử vùng
đất, lịch sử tụ cư của người Mường, các đặc điểm kinh tế- xã hội và văn hóa
truyền thống
+

Những người tham gia các hoạt động sinh kế khác nhau, gồm sản xuất nông
nghiệp (trồng lúa và các loại hoa màu, trồng mía, một số chủ gia trại lợn - gà,
người nuôi cá lồng), những người làm nghề kinh doanh, dịch vụ (trong đó, tập
trung phỏng vấn ở khu du lịch suối cá) và những người sống bằng các công
việc thu hái sản phẩm núi rừng về phục vụ khách du lịch.
Nội dung các cuộc phỏng vấn được chuẩn bị sẵn bằng một bộ câu hỏi
phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
Một thao tác khác được áp dụng là thảo luận nhóm. Tác giả luận án đã
tổ chức một số cuộc thảo luận nhóm, gồm nhóm các bậc cao niên ở thôn
6



Lương Ngọc (nơi có suối cá, có hoạt động dịch vụ khá sôi động), nhóm những
người trồng mía ở thôn Lương Thuận và nhóm các cán bộ xã, thôn.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến của
các chuyên gia nhằm có thêm các kiến thức và kinh nghiệm để thu thập được
tương đối đầy đủ nguồn tư liệu, lý giải các khía cạnh trong phương thức mưu
sinh của người Mường tại địa bàn được nghiên cứu. Một số nhà khoa học có
kinh nghiệm nghiên cứu về người Mường trong ngành Dân tộc học, ở tỉnh
Thanh Hóa, cũng như nhiều nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về sinh kế được
chúng tôi tiếp xúc để tham khảo ý kiến.
Luận án còn sử dụng phương pháp tìm hiểu lịch sử kinh tế hộ gia đình
để thấy được cách thức mưu sinh của người Mường nói chung, những trường
hợp được tìm hiểu nói riêng.
Để làm rõ các khía cạnh liên quan đến sinh kế hiện nay của người
Mường tại địa bàn nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp phân tích,
diễn giải, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh.
Trong quá trình thu thập tư liệu cũng như xử lý tư liệu để luận giải các
khía cạnh liên quan đến sinh kế hiện nay của người Mường, tác giả luận án
chú trọng sử dụng các cách tiếp cận Nhân học/Dân tộc học, tức xem xét các
yếu tố tộc người và yếu tố địa phương đối với việc hình thành, tồn tại các
dạng thức sinh kế hiện nay của đồng bào Mường. Bên cạnh đó, còn sử dụng
cách tiếp cận Văn hóa học, coi sinh kế là biểu hiện của văn hóa (văn hóa mưu
sinh) và văn hóa là thành tố quan trọng của tộc người, có mối quan hệ với các
thành tố khác; tiếp cận hệ thống, đặt sự hình thành, tồn tại và thích ứng với
môi trường và điều kiện sinh sống của người Mường xã Cẩm Lương trong
mối liên hệ tổng thể của các yếu tố: địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế, thiết chế
văn hóa xã hội của làng, các chính sách của Đảng và Nhà nước.

7



5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh kế hiện nay của
người Mường ở xã Cẩm Lương; làm rõ thực trạng sinh kế hiện nay của đồng
bào trong sự so sánh với các yếu tố truyền thống, mối quan hệ giữa các hoạt
động sinh kế với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và văn hóa.
Luận án tạo cơ sở khoa học cho cấp ủy, chính quyền xã Cẩm Lương,
các ngành có liên quan ở huyện Cẩm Thủy và tỉnh Thanh Hóa đề ra các chính
sách, các giải pháp giúp xã Cẩm Lương phát huy các tiềm năng, thế mạnh,
những mặt còn hạn chế, yếu kém trong hoạt động sinh kế hiện nay, đặc biệt là
việc phát triển du lịch ở khu vực suối cá, để xã Cẩm Lương phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu lý luận và thực tế về sinh
kế và biến đổi sinh kế nói chung, sinh kế của người Mường nói riêng, phục vụ
nghiên cứu và giảng dạy về chủ đề này.
Luận án tạo cơ sở khoa học để cấp ủy và chính quyền xã Cẩm Lương,
các ngành có liên quan ở Thanh Hóa, huyện Cẩm Thủy thảm khảo, đề ra các
giải pháp giúp người Mường xã Cẩm Lương phát triển theo hướng bền vững.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm
4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và giới
thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu
Chương 2. Các hoạt động sinh kế sản xuất và khai thác các sản vật tự
nhiên Chương 3. Các hoạt động dịch vụ
Chương 4. Một vài bàn luận từ nghiên cứu sinh kế hiện nay của người
Mường xã Cẩm Lương.

8



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI MƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về sinh kế các tộc người
Đến nay, đã có một khối lượng các công trình nghiên cứu của các học
giả nước ngoài về sinh kế, trong đó chiếm số đông là các công trình liên quan
đến hoạt động nông nghiệp…
Liên quan đến lịch sử nghiên cứu của đề tài, có hai vấn đề cần tập trung
làm rõ đó là tình hình nghiên cứu về sinh kế nói chung và nghiên cứu về sinh
kế người Mường nói riêng.
1.1.1.1.Một số công trình nghiên cứu về sinh kế của các học giả nước ngoài
Sinh kế của các tộc người, các nhóm cư dân có nhiều hình thức khác nhau.
Với người Mường, hoạt động sinh kế chủ yếu là nông nghiệp, nên
chúng tôi trình bày một số công trình liên quan đến lĩnh vực này.
Trong Sự xuất hiện và phát triển của nông nghiệp, các tác giả
V.D.Blavaski - A.V.Nikitin cho rằng, nông nghiệp xuất hiện ngay trong thời
đại công xã nguyên thủy và là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển
của năng suất lao động và sự tích lũy tài sản, dẫn tới chỗ củng cố và thịnh đạt
của xã hội nguyên thủy. Từ đó, tác giả đã khẳng định, nông nghiệp là một
trong những phát minh vĩ đại nhất của con người [125].
Khi bàn về nông nghiệp ở Đông Nam Á, N.N.Tsêbốcsarốp khẳng định,
những đặc trưng văn hóa nông nghiệp của các dân tộc ở Đông Nam Á đã hình
thành từ những điều kiện lịch sử nhất định và nó được định đoạt bởi sự phát
triển kinh tế - xã hội và hoàn cảnh tự nhiên. Tuy vậy, những đặc trưng đó
được cũng cố bởi truyền thống, trở thành những đặc điểm đối với các dân tộc

9



riêng biệt trong một thời kỳ lâu dài, dần dần biến mất với sự xuất hiện trong
các dân tộc ấy nền nông nghiệp cơ giới hiện đại [145].
Trong công trình nghiên cứu về dân tộc học nông nghiệp, các tác giả
G.G.Gromop và IU.F. Novichkop cho rằng, khi nghiên cứu các giải pháp trong
làm nông nghiệp (kỹ thuật học nông nghiệp) cần phải xem xét đến những đặc
điểm về điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội mà các tộc người, các nhóm
cư dân đang sống với điều kiện của các giai đoạn lịch sử [133].

Các tác giả Emily A. Schultz và Robert H. Lavenda sử dụng các khái
niệm “Phương cách sinh tồn”, “Phương thức mưu sinh” trong nghiên cứu kinh
tế và cho rằng, con người tự tạo ra những cách thức sử dụng các mối quan hệ
với môi trường tự nhiên và giữa họ với nhau để kiếm sống. Sinh tồn là một từ
được dùng để chỉ việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu nhất trong
quá trình sinh sống của con người, chủ yếu là nhu cầu về thức ăn, quần áo và
chỗ ở. Những cách khác nhau mà con người ở các xã hội khác nhau dùng để
thỏa mãn nhu cầu này được gọi là những phương thức sinh tồn… Nghiên cứu
này chủ yếu đề cập đến sinh kế của các cư dân nông nghiệp, đã đưa ra một sơ
đồ các thành tố hợp thành phương thức sinh tồn gồm hai thành tố phân theo
ba cấp độ. Cấp một là thu lượm lương thực và sản xuất lương thực. Cấp độ
hai, sản xuất lương thực lại gồm hai thành tố hợp thành là chăn nuôi và trồng
trọt. Cấp độ ba, trồng trọt gồm nông nghiệp quảng canh, nông nghiệp thâm
canh và nông nghiệp cở giới hóa [132].
Sinh kế được các nhà nghiên cứu đề cập cả trên bình diện lý thuyết và
thực tiễn. Về lý thuyết, có các công trình của Carney. D [127], Chambers, R.
[128], Chambers, R [130], Chambers, R. and Conway [129], Hussein, K &
Nelson [134], Koos Nefjes [137]…Về thực tiễn, có luận án của Kasi
Eswarappa nghiên cứu nhân học về sinh kế tại hai khu định cư sugali ở quận
Anantupua của Andhra Pradeshe [135], về thay đổi sinh kế và sự phát triển
của các cộng đồng dân tộc vùng cao được thúc đẩy bởi du lịch: trường hợp

10


của tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc) của Li Ya- Juan [138], Mahdi,
Sivakoti, G. P, & Schmidt- Vogt, D. đề cập đến thay đổi sinh kế và sinh kế bền
vững ở vùng cao của tiểu vùng Lembang, Tây Sumatra, Indonesia, trong bối
cảnh quản lý tài nguyên thiên nhiên đang thay đổi [139],
1.1.1.2. Nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam


Việt Nam, không kể các phần viết trong các cuốn địa chí được xuất bản dưới
thời phong kiến, từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, khi ngành
Dân tộc học ra đời, đã có một lượng lớn các công trình dưới các thể loại khác
nhau về hoạt động sinh kế của các tộc người. Ngoài các cuốn sách, các đề tài
khoa học các cấp, các luận án phó tiến sĩ (từ năm 2000 trở đi là tiến sĩ), còn có
rất nhiều các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Chỉ riêng Tạp chí Dân
tộc học, từ năm 1972 đến năm 2015 đã có trên 200 bài liên quan đến các khía
cạnh về sinh kế các tộc người được đăng tải.
Phần Tổng quan này chỉ đề cập đến các công trình Dân tộc học/Nhân
học bàn về sinh kế của các tộc người thiểu số, tập trung ở miền núi phía Bắc.
Điểm đầu tiên có thể nhận thấy là đa số các công trình đều tập trung
nghiên cứu về sinh kế truyền thống của các tộc người thiểu số ở nước ta. Có
thể phân thành các nhóm công trình tiêu biểu sau:
- Các chuyên khảo giới thiệu chung về các tộc người thiểu số ở nước ta,
như bộ sách hai tập Các dân tộc ít người ở Việt Nam do Viện Dân tộc học biên
soạn [114, 115] và đặc biệt là bộ sách gồm bốn tập Các dân tộc ở Việt Nam
cũng do Viện Dân tộc học biên soạn [116, 117, 118, 119]. Trong nội dung giới
thiệu về các tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ, đều có phần viết về sinh kế
(cơ sở kinh tế) của mỗi tộc.


-

Các chuyên khảo về kinh tế - xã hội của các tộc người thiểu số và miền núi,
như Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc
[14], Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc [112], Các dân
tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi [27] ...
11


- Các công trình giới thiệu về các tộc ở các địa phương, khu vực như
Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam của Vương Hoàng Tuyên
[88], Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ của Mạc Đường [31], Các dân tộc ở
Tây Bắc Việt Nam của Bùi Tịnh và các cộng sự [86], Góp phần tìm hiểu tỉnh
Hòa Bình do Bùi Văn Kín chủ biên [54], Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An của
Nguyễn Đình Lộc [62], Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định
cư Thủy điện Sơn La do Phạm Quang Hoan chủ biên [47], Văn hóa các dân
tộc vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu do Nguyễn Ngọc Thanh chủ biên [93] ...
-

Các chuyên khảo về các tộc người, các nhóm tộc người thuộc các nhóm ngôn
ngữ, như Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở
Việt Nam [60], Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Việt Nam [111], Văn hóa
và nếp sống Hà Nhì - Lô Lô [49], Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam [113];
hoặc các chuyên khảo riêng về từng tộc người, như Người Dao ở Việt Nam
[26], Người Sán Dìu ở Việt Nam [3], Dân tộc Xinh Mun ở Việt Nam [4], Dân
tộc Khơ Mú ở Việt Nam [15], Dân tộc La Hủ ở Việt Nam [16], Dân tộc Si La


Việt Nam [17], Dân tộc Cờ Lao ở Việt Nam: truyền thống và biến đổi [45],


Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam [18], Đến với người Tày và văn hóa Tày [121],
Dân tộc Kháng ở Việt Nam [48] v.v.
-

Các chuyên khảo riêng về sinh kế của các tộc người, tiêu biểu là hai tập sách
Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam
[5], Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam của
Trần Bình [6]; luận án tiến sĩ của Bùi Thị Bích Lan Hoạt động mưu sinh của
người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La [55]. Một số
chuyên khảo về từng khía cạnh của sinh kế, như Trồng trọt của các dân tộc
tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo [25], Các dân tộc Tày Nùng với tiến
bộ khoa học kỹ thuật [37], hoặc tuy không đề cập trực diện, nhưng đều có liên
quan đến sinh kế, như đề tài cấp bộ Một số vấn đề cơ bản về canh
12


tác nương rẫy do Đoàn Đình Thi chủ biên [96], các luận án tiến sĩ Định canh
định cư của người Khơ - mú và người Hmông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
của Nguyễn Văn Toàn [87], Sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên
của Nguyễn Đăng Hiệp Phố [74] v. v.
Trong các thể loại công trình trên, hoạt động mưu sinh truyền thống của
các tộc người được phản ánh qua các ngành kinh tế (nông nghiệp, nghề thủ
công và trao đổi buôn bán).
Trong nông nghiệp, các công trình đã chỉ rõ, trồng trọt là bộ phận chủ
đạo của nông nghiệp - cơ sở kinh tế chính, do vậy cũng là hoạt động mưu
sinh chính của các tộc người ở nước ta. Tùy điều kiện cảnh quan (chủ yếu là
địa hình) mà các tộc người hoặc làm ruộng nước trong các thung lũng chân
núi (như người Thái, Mường, Tày, Nùng, Lự) hay ở đồng bằng (Chăm, Khơ me); hoặc làm nương rẫy (đa số các tộc thiểu số thuộc các nhóm ngôn ngữ);
các tộc Hmông, Hà Nhì, Lô Lô… tạo ra những cánh đồng ruộng bậc thang,
trở thành những kiệt tác, kết hợp giữa thiên nhiên và bàn tay con người.

Người Hmông ở các huyện vùng cao núi đá còn có nương thổ canh hốc đá,
sinh sống cả đời với cây ngô [69].
Dù là trồng lúa nước hay làm nương rẫy, hoặc làm ruộng bậc thang,
hoạt động trồng trọt của các tộc người được đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu trên các khía cạnh: phân loại ruộng (đất), hệ thống thủy lợi (chỉ
với trồng trọt ruộng nước, tiêu biểu nhất là hệ thống thủy lợi trong các thung
lũng chân núi của người Thái, người Mường), công cụ cho các khâu (làm đất,
chăm sóc, thu hoạch), thời vụ (lịch tiến hành các khâu cơ bản), các biện pháp
kỹ thuật canh tác, năng suất của lúa nước và nương rẫy, các nghi lễ liên quan
đến hoạt động trồng trọt, vị trí của trồng trọt trong đời sống các tộc người, đặc
biệt là vấn đề an ninh lương thực ở các tộc người làm nương rẫy…Nhiều
nghiên cứu đã chỉ rõ, loại hình trồng trọt nương rẫy phụ thuộc nặng nề vào tự
nhiên, dễ dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng nguồn tài nguyên rừng và tài

13


nguyên môi sinh, không phát huy được tiềm năng đất đai, dẫn đến du canh du
cư, không bảo đảm an ninh lương thực, đời sống vật chất rất thấp. Có thể thấy
điều này qua nghiên cứu về các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á (nhóm Môn/
Khơ - me) ở Tây Bắc Việt Nam [111]. Trong khi đó, các tộc người làm ruộng
nước, đã dựa vào các thung lũng chân núi để trồng lúa nước, hình thành hệ
sinh thái nông nghiệp tương đối bền vững, điển hình là người Thái [34].
Chăn nuôi ở các tộc người thiểu số trên đất nước ta gồm chăn nuôi gia
cầm (gà, vịt, ngan ngỗng…) và gia súc, gồm gia súc lớn (trâu bò, ngưa) và gia
súc nhỏ (lợn, dê). Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, chăn nuôi ở các tộc
người chỉ là bộ phận gắn chặt và phụ thuộc vào trồng trọt, chủ yếu là thả rông,
sản phẩm của chăn nuôi truyền thống chủ yếu dùng vào các nghi lễ, phong
tục, không tạo thành nguồn thực phẩm thường ngày và không tạo ra sản phẩm
hàng hóa. Tình hình này ngày nay đã được khắc phục đáng kể.

Do sống với môi trường tự nhiên có sản vật phong phú, trong khi trồng
trọt và chăn nuôi không bảo đảm được nguồn lương thực và thực phẩm, nên
các tộc người thiểu số ở nước ta có một hoạt động sinh kế khác là khai thác
các sản vật tự nhiên (hái lượm và săn bắt). Hoạt động hái lượm gồm đào các
loại cây củ làm lương thực chống đói (củ mài, củ nâu…), thu hái các loại cây,
lá, nấm, mộc nhĩ làm thực phẩm, mùa nào thức ấy; các loại cây lá để làm
thuốc…. Hoạt động săn bắt gồm các hình thức đánh bắt cá trong các con suối,
con sông; các hình thức săn bắt các loại thú trong rừng. Săn bắt không chỉ
đem lại nguồn thực phẩm mà còn là hoạt động mang tính giải trí tập thể, tính
cộng đồng cao. Các công trình giới thiệu về đời sống kinh tế của các tộc
người đều có mục “Săn bắt, hái lượm”, hay “Khai thác các sản vật tự nhiên”.
Nghề thủ công - một trong những hoạt động mưu sinh của con người
được đề cập trong các công trình nghiên cứu Dân tộc học thường đứng sau
mục “Trồng trọt”. Điều đó chứng tỏ, hoạt động này chỉ là “phụ”. Các công
trình nghiên cứu đã chỉ rõ, nghề thủ công ở các tộc người thiểu số có các đặc
điểm nổi bật sau:
14


-

Chủ yếu là nghề thủ công gia đình: gắn với cuộc sống gia đình, khung tổ
chức là gia đình, phục vụ cuộc sống của gia đình là chính.
-

Hai nghề phổ biến nhất ở các tộc người là dệt và đan lát; một số vùng

có nghề rèn, chế tạo thuyền …
-


Nghề thủ công phụ thuộc vào hoạt động trồng trọt (tạo ra sản phẩm chủ yếu
phục vụ cuộc sống dựa vào trồng trọt, thời gian làm nghề chỉ khi công việc
trồng trọt đã rỗi rãi…).
Nghề thủ công dựa vào công cụ đơn giản, lao động thủ công, tư duy kinh

-

nghiệm.
-

Tính hàng hóa ít, chỉ ở một số ít tộc người, tại một số vùng, sản phẩm mới
trở thành hàng hóa, ở người Nùng xuất hiện một số làng nghề (ví như làng
nghề rèn Phúc Sen ở tỉnh Cao Bằng).
Đến nay, hoạt động trao đổi, buôn bán của các tộc người thiểu số có rất
ít chuyên khảo riêng, thường chỉ được trình bày thành mục trong các cuốn
giản chí Dân tộc học cùng một lượng lớn các bài đăng trên Tạp chí Dân tộc
học, trong đó, đáng chú ý là số 3 năm 2014, là số chuyên đề về chợ ở Việt
Nam [81]. Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, do nền kinh tế chủ yếu mang
tính tự cấp tự túc, hệ thống giao thông kém phát triển, nên ở rất nhiều vùng
miền núi, nhiều tộc người thiểu số khu vực Tây Bắc, trước năm 1954, hoạt
động trao đổi buôn bán rất mờ nhạt, không có chợ, thậm chí có nơi vẫn là vật
đổi vật. Trong khi đó, ở vùng Đông Bắc, kinh tế hàng hóa phát triển hơn, hệ
thống giao thông thủy bộ thuận lợi, lại ở sát trung du và đồng bằng, thông
thương sang Trung Quốc, nên hoạt động trao đổi buôn bán sôi nổi hơn rất
nhiều: ở nông thôn hình thành hệ thống chợ phiên (chợ làng); ở đô thị hình
thành hệ thống phố - chợ (như ở Đồng Đăng, trấn lỵ Cao Bằng…); vùng biên
giới có các chợ biên giới… Chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, mà còn là
nơi giao lưu văn hóa, tâm tư tình cảm của các tộc người, nhất là của nam nữ
thanh niên [97].
15



Trong khi đề cập đến sinh kế (các bộ phận kinh tế) của các tộc người,
các công trình đều chỉ ra các yếu tố có liên quan đến tổ chức hoạt động sản
xuất, như quan hệ tương trợ, quan hệ cộng đồng, nhất là trong trồng trọt, thể
hiện ở việc cùng chung sức xây dựng hệ thống thủy lợi ở các tộc Thái,
Mường, Tày; các quan hệ sở hữu đất đai (ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên,
đất rừng và đất nương thuộc quyền chiếm hữu chung theo phạm vi làng bản;
còn ruộng nước ở vùng người Thái, người Mường thuộc quyền công hữu của
cả mường; trong khi đó, ở vùng Đông Bắc, ruộng nước và phần lớn đất đều
thuộc quyền tư hữu của các gia đình). Ngoài ra, các công trình còn đề cập đến
các khía cạnh làng bản, các nghi lễ, các phong tục liên quan đến các hoạt
động mưu sinh… Các công trình cũng khẳng định, tập quán mưu sinh là một
trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, có mối quan hệ hữu
cơ với văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa xã hội và văn hóa nhận thức. Từ
đây, các tác giả cho rằng, nhiều dự án phát triển kinh tế không thu được hiệu
quả như mong muốn một phần là do không dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ
lưỡng tập quán, tri thức mưu sinh của cư dân địa phương.
Cùng với việc nghiên cứu sinh kế truyền thống, trong hơn 20 năm trở
lại đây, các nhà Dân tộc học/Nhân học đã lưu tâm nhiều hơn đến biến đổi của
sinh kế truyền thống các tộc người trong điều kiện kinh tế - xã hội mới của đất
nước. Những thuận lợi, cũng như khó khăn và thách thức của mỗi tộc người
trong công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế tự cấp, tự túc, phụ thuộc vào thiên
nhiên sang kinh tế thị trường là những vấn đề được các học giả tập trung
nghiên cứu. Đặc biệt, với các tộc người sống bằng nông nghiệp nương rẫy,
các nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn của hệ thống nông nghiệp truyền
thống sang sản xuất hàng hóa, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây
trồng, vật nuôi. Cuốn Sở hữu và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên của nhóm tác
giả Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng [61] hay Trồng trọt truyền
thống các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo [25] ... đều


16


khẳng định, vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai cũng như các hình thức trồng
trọt truyền thống trong điều kiện hiện nay (thời điểm được nghiên cứu) đang
mâu thuẫn gay gắt với nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo về rừng. Các
Dự án Cách ứng phó với nạn thiếu lương thực của các dân tộc thiểu số vùng
cao Việt Nam (qua nghiên cứu 3 tộc người: Dao, Mường và Thổ tại 3 tỉnh
Bắc Kạn, Hòa Bình và Nghệ An) [84]; Cách ứng phó với nạn thiếu lương thực
của các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào: tăng cường năng lực và hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dân tộc học Việt
Nam và Viện Nghiên cứu văn hóa Lào [46] chỉ rõ, dù các tộc người thiểu số
với sự trợ giúp của Nhà nước đã có những tiến bộ vượt bậc trong phát triển
kinh tế, song vẫn khó khăn trong việc bảo đảm an ninh lương thực. Đáng lưu
ý, cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về kinh tế- xã hội ở các vùng biên giới Việt
Nam do Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh đồng chủ biên đã chỉ ra những
biến đổi của nền kinh tế truyền thống của các tộc người vùng biên giới nước
ta trong bối cảnh mở cửa và hội nhập. Mặc dù các tộc người thiểu số vùng
biên giới đã tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế biên mậu, đời sống
đã từng bước được cải thiện, song do “sức ỳ” của truyền thống mà kinh tế
chưa có nhiều chuyển biến, việc tham gia các hoạt động kinh tế biên mậu còn
rất hạn chế, chủ yếu là các hoạt động “phụ trợ” cho người Việt [29].
Một hướng khác trong nghiên cứu biến đổi sinh kế của các tộc người
thiểu số là tìm hiểu tác động của các công trình thủy điện đối với đời sống ở
các vùng có thủy điện. Các công trình tiêu biểu là bộ sách Các dân tộc ở Việt
Nam của Viện Dân tộc học [116, 117, 118, 119]; Tác động của đập thủy điện
đến phát triển bền vững cư dân vùng hạ lưu [38], Tái định cư thủy điện ở Việt
Nam thời Đổi mới [39]; Một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng tái
định cư thủy điện Sơn La [40]; hay một số luận án như Sinh kế của người

Thái tái định cư Thủy điện Sơn La [58].
Nhìn chung, nghiên cứu về hoạt động sinh kế của các tộc người thiểu
số ở nước ta đến nay đã trải qua một chặng đường dài, với một lượng lớn các
17


×