Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hóa 10 chương 3 Liên kết hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.41 KB, 4 trang )

Chương III: Liên kết hóa học
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
Loại liên kết
Định nghĩa

Liên kết ion

Bản chất

Hình thành bởi lực hút
tĩnh điện giữa các ion
mang điện tích trái dấu
Cho và nhận e

Hiệu độ âm điện
Đặc tính
Ví dụ

≥ 1,7
Bền
NaCl, MgO

Liên kết cộng hóa trị
Không cực
Có cực
Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều
cặp e chung
Cặp e chung không
lệch về nguyên tử nào
0 < 0,4
H2, Cl2, N2



Cặp e chung lệch về
nguyên tử có độ âm
điện lớn hơn
0,4 < 1,7
Bền
HCl, H2O, NH3

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
1) Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do
A. 2 hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh
B. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron
C. mỗi nguyên tử Na và Cl nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau
D. Na  Na+ + e ; Cl + e  Cl- ; Na+ + Cl- NaCl
2) Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hóa trị: là liên kết giữa 2 nguyên tử
A. phi kim, được tạo thành do sự góp chung electron.
B. khác nhau, được tạo thành do sự góp chung electron.
C. được tạo thành do sự góp chung 1 hay nhiều electron.
D. được tạo thành do sự cho nhận electron giữa chúng.
3) Liên kết cộng hóa trị là liên kết
A. giữa các phi kim với nhau.
B. trong đó cặp electron chung bị lệch về 1 nguyên tử
C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
D. được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron chung.
4) Độ âm điện của 1 nguyên tử đặc trưng cho khả năng
A. hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học
B. nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác
C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó



D. nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác
5) Chọn câu đúng
A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron bị lệch về nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn
1,7.
C. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
6) Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. HCl, O3, H2S

B. O2, H2O, NH3

C. H2O, HF, H2S

D. HF, Cl2, H2O

7) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1, nguyên tử của nguyên tố Y có
cấu hình electron 1s2 2s2 2p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y là liên kết
A. kim loại

B. ion

C. cộng hóa trị

D. cho nhận

8) Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa
A. 2 ion

B. 2 ion dương và âm


C. các hạt mang điện trái dấu

D. nhân và các e hóa trị

9) Liên kết ion tạo thành giữa 2 nguyên tử
A. kim loại điển hình

B. phi kim điển hình

C. kim loại và phi kim

D. kim loại điển hình và phi kim điển hình

10) Nhóm hợp chất sau đây đều là hợp chất ion
A. H2S, Na2O

B. CH4, CO2

C. CaO, NaCl

D. SO2, KCl

11) Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất sau đây
có liên kết ion
A. H2S, NH3

B. BeCl2, BeS

C. MgO, Al2O3


D. MgCl2, AlCl3

12) Trong các chất sau:
1. H2S

2. SO2

3. NaCl

4. CaO

6. HBr

7. H2SO4

8. CO2

9. K2S

5. NH3

Chất có liên kết cộng hóa trị là
A. 1, 2, 3, 4, 8, 9

B. 1, 4, 5, 7, 8, 9

C. 1, 2, 5, 6, 7, 8

D. 3, 5, 6, 7, 8, 9


13) Dãy phân tử cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực
A. N2, CO2, Cl2, H2

B. N2, Cl2, H2, HCl

C. N2, HI, Cl2, CH4

D. Cl2, O2, N2, F2

14) Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

(CĐ 2013)

A. ion

D. cộng hóa trị có cực

B. hidro

C. cộng hóa trị không cực


15) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết

(ĐH 2013)

A. cộng hóa trị không cực

D. hidro


B. ion

C. cộng hóa trị có cực

16) Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98), O (3,44), C (2,55), H (2,20), Na (0,93). Hợp chất
sau đây là hợp chất ion
(ĐH 2013)
A. NaF

B. CH4

C. H2O

D. CO2

17) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hóa trị phân cực

B. ion

C. hidro

(ĐH 2014)
D. cộng hóa trị ko có cực

18) Số oxh của nitơ trong NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là
A. +5, -3, +3

B. -3, +3, +5


C. +3, -3, +5

D. +3, +5, -3

C. BÀI TẬP TỰ LUẬN:

1) Xác định số proton, nơtron, electron trong các nguyên tử và ion sau:
a) , , ,
b) , ,
2) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: Cl 2, CH4, C2H4, C2H2, NH3.
3) X, A, Z là những nguyên tố có số đơn vị diện tích hạt nhân là 9, 19, 8.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.
b) Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và A, A và Z, X và Z.
c) Viết sự hình thành liên kết giữa X và A, A và Z, X và Z.
4) Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: CsCl, Na 2O, BaO, BaCl2, Al2O3.
5) Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: H 2O, CH4, HCl, NH3.
6) Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau:
CO2, H2O, SO3, NH3, NO, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+
7) Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion sau:
a) H2S, S, H2SO3, H2SO4
c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4

b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3, HClO4
d) MnO4-, SO42-, NH4+

8) Xác định số oxi hóa của Mn, Cr, Cl, P, N, S, C, Br:
a) Trong phân tử: KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4
b) Trong ion: NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+



9) a) Dựa vào giá trị độ âm điện (F: 3,98 ; O: 3,44 ; Cl: 3,16 ; N: 3,04), hãy xét xem tính phi kim thay đổi
như thế nào trong dãy nguyên tố sau: F, O, Cl, N.
b) Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây: N2, CH4, H2O, NH3.
Xét xem phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất.
10) Một nguyên tử có cấu hình electron 1s2 2s2 2p3
a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân tử hợp chất khí
với hidro.
b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.



×