Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

kế hoạch bảo vệ môi trường Trạm y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 56 trang )

Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.....................................................................................2
I. THÔNG TIN CHUNG....................................................................................................6
1.1. TÊN DỰ ÁN................................................................................................................... 6
1.2. TÊN CHỦ DỰ ÁN.............................................................................................................6
1.3. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ............................................................................................................6
1.4. NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT.................................................................................6
1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án.............................................................................6
1.6. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN..........................................................................................6
1.6.1. Vị trí địa lý của dự án..............................................................................................6
1.6.2. Mối tương quan của Dự án đối với các đối tượng tự nhiên.....................................7
1.6.3. Mối tương quan của Dự án với các đối tượng kinh tế - xã hội.................................7
1.6.4. Hiện trạng sử dụng đất của dự án...........................................................................8
1.6.5. Điều kiện môi trường tự nhiên khu vực dự án..........................................................9
1.6.6. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án................................................................10
1.6.7. Nguồn tiếp nhận nước thải.....................................................................................13
1.7. QUY MÔ DỰ ÁN............................................................................................................14
1.7.1. Mục tiêu dự án.......................................................................................................14
1.7.2. Quy mô dự án.........................................................................................................14
1.8. NHU CẦU NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG............................................................18
II. CÁC TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG.............................................................20
2.1. GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG:.................................................................................21
2.1.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải............................................................21
2.1.2. Tác động xấu đến môi trường không do chất thải..................................................30
2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động............................................................................33
2.2.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải............................................................33
2.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải...............................................38
III. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG........................................................................39
3.1. GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG..................................................................................39


3.1.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải....................................................................39
3.1.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác.........................................................................42
3.2. GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG.........................................................................44
3.2.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải....................................................................44
3.2.1. Giảm thiểu tác động xấu khác................................................................................52
3.3. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..............................................................................53
IV. CAM KẾT THỰC HIỆN.............................................................................................55

Trang 1


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
/Ng.đ
BVMT
BTCT
QCVN
TCVN
WHO
CTR

/Ngày đêm
Bảo vệ môi trường
Bê tông cốt thép
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổ chức y tế thế giới
Chất thải rắn


Trang 2


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

DANH MỤC
Bảng 1. 1. Tổng hợp biến trình nhiệt độ qua các năm......................................................10
Bảng 1. 2. Tổng hợp độ ẩm không khí qua các năm.........................................................11
Bảng 1. 3. Tốc độ gió trung bình khu vực thực hiện Dự án trong năm 2017....................11
Bảng 1. 4.Tổng hợp lượng mưa, bốc hơi qua các năm.....................................................12
Bảng 1. 5. Hạng Mục xây dựng…………………………………………………….……14
Bảng 1. 6. Tổng hợp danh mục máy móc, thiết bị sử dụng thi công.................................17
Bảng 1. 7. Danh mục máy móc trang thiết bị...................................................................17
Bảng 1. 8. Trang thiết bị sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh..................................17
Bảng 1. 9. Bảng tổng hợp nguyên vật liệu xây dựng chính..............................................18

YBảng 2.1. Bảng thống kê tóm tắt các thông tin chính của Dự án..........................20
Bảng 2. 2. Khối lượng chất thải phá dỡ công trình...........................................................22
Bảng 2. 3. Nồng độ bụi ước tính phát sinh do hoạt động phá dỡ......................................22
Bảng 2. 4. Tổng hợp khối lượng đào đắp khu vực dự án..................................................23
Bảng 2. 5. Tải lượng khí thải do động cơ ô tô tải vận chuyển nguyên vật liệu.................25
Bảng 2. 6. Tổng hợp hàm lượng chất ô nhiễm khí từ các phương tiện thi công...............25
Bảng 2.7. Tính chất, thành phần và tải lượng thải của nước thải sinh hoạt.......................27
Bảng 2.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn.....................................28
Bảng 2. 9. Mức ồn tối đa của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công................31
Bảng 2.10. Chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải Trạm y tế....................................................33
YBảng 3.1. Thống kê thiết bị thu gom và lưu giữ rác thải………………………….
……..50
Bảng 3.2. Kinh phí quan trắc, giám sát môi trường..........................................................54


DANH MỤC HÌ
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí dự án…………..…………………………………….………….…7
YHình 3. 1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt......................................................41
Hình 3. 2. Sơ đồ thu gom hệ thống xử lý nước thải tại Trạm y tế.....................................45
Hình 3. 3: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại cải tiến......................................................................45
Hình 3. 4. Mặt cắt nguyên lý bể tự hoại cải tiến...............................................................45

Trang 3


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT ÁP DỤNG
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ
ngày 01/1/2015;
- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10, được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực kể từ ngày 04/10/2001;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy số
40/2013/QH13, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông
qua ngày 22/11/2013 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định Sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hương dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất
thải và phế liệu;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường;
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 Quy định về
quản lý chất thải y tế;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 4


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung làng
nghề và cơ sở sản xuất;
- Quyết định số 105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng cục Quản lý môi trường
y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn quản lý chất thải y tế;
- Quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 20/04/2017 về việc ban hành kế hoạch thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn năm
2025
- Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về
việc ban hành Bộ đơn giá sản phẩm hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hà

Tĩnh;
- Quyết định 1158/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc
phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án xây dựng Trạm y tế sử dụng kinh phí Chương
trình hỗ trợ ngân sách ngành y tế do EU viện trợ năm 2019.
TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ÁP DỤNG
- QCVN 07-9:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng
kỹ thuật công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng.
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
mặt;
- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải
sinh hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải
công nghiệp.
- QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.

Trang 5


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 06 năm 2019
Kính gửi:

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh

Chúng tôi gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh bản kế hoạch bảo vệ môi
trường để đăng ký với các nội dung sau đây:
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên dự án
Đầu tư xây dựng Trạm Y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn.
1.2. Tên chủ dự án
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà
Tĩnh.
1.3. Địa chỉ liên hệ
Số 12, đường Võ Liêm Sơn, phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
1.4. Người đại diện theo pháp luật
Ông Phạm Xuân Lương

Chức vụ: Phó Giám đốc.

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án
Điện thoại: 02393.854.394
1.6. Địa điểm thực hiện dự án
1.6.1. Vị trí địa lý của dự án
Dự án thực hiện tại thôn Trung Tiến, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, với tổng diện
tích khu đất là 714,9m2 (Theo bản vẽ quy hoạch mặt bằng sử dụng đất).
- Dự án có vị trị tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc: Giáp đường nội thôn xã Sơn Tiến dài 15,4m và 4,1m;

+ Phía Đông: Giáp đường trục thôn, xã Sơn Tiến dài 32,4m;
+ Phía Nam: Giáp đường trục xã, xã Sơn Tiến dài 22,9m;
+ Phía Tây: Giáp khu dân cư dài 35,9m.
Tọa độ ranh giới khu đất được trình bày bảng sau:
Tọa độ các góc (Hệ tọa độ VN2000)
Tên điểm
X
Y
A
498,280.57
2,054,435.47
B
498,400.47
2,054,306.23
Trang 6


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

C
D
E

498,531.27
498,543.72
498,518.81

2,054,419.90
2,054,463.50
2,054,566.27


VỊ TRÍ DỰ ÁN
XÃ SƠN TIẾN

H. HƯƠNG SƠN

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí dự án
1.6.2. Mối tương quan của Dự án đối với các đối tượng tự nhiên
- Hệ thống sông suối, ao hồ:
+ Cách dự án khoảng 20m về phía Nam có Suối Vực Ngoan, suối này bắt nguồn từ
Hồ Thiệu Dũng chảy qua xã Sơn Tiến với lưu lượng 12m 3/s, sau đó dẫn ra mương thoát
nước nội đồng – cấp nước tưới tiêu nông nghiệp và thoát nước nội vùng. Cách dự án
khoảng 1,0 km về phía Đông Bắc có hói Thị, hói này bắt nguồn từ các khe suối tự nhiên
dẫn nước xuống (mục đích sử dụng nước là thoát nước nội vùng) đây cũng là nguồn tiếp
nhận nước thải khi dự án đi vào hoạt động. Ngoài ra xung quanh khu vực thực hiện dự án
có một số kênh mương nhỏ.
- Xung quanh khu vực dự án bán kính khoảng 1km: Nhà thờ họ Phan và Nhà thờ họ
Đậu. Ngoài ra, trên khu vực thực hiện dự án không có khu bảo tồn thiên nhiên.
- Tại khu vực Dự án có hai hướng gió chính là Tây Nam thổi vào mùa Hè và Đông
Bắc thổi vào mùa Đông.
- Các đối tượng tự nhiên khác: Xung quanh khu vực thực hiện dự án chủ yếu là đất
đồi núi, đất dân cư và đất sản xuất nông nghiệp;
1.6.3. Mối tương quan của Dự án với các đối tượng kinh tế - xã hội
- Mối tương quan các điểm cụm dân cư: Khu vực thực hiện dự án là Trung tâm xã
Sơn Tiến nên tập trung đông dân cư.
- Mối tương quan với các vị trí phát triển kinh tế trên khu vực: Cách dự án 70m về
phía Tây Bắc là Nhà văn hóa thôn Trung Tiến; Cách khu vực dự án khoảng 550m theo
Trang 7



Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

hướng Tây là UBND xã Sơn Tiến, Bưu điện văn hóa xã Sơn Tiến; Cách 500m hướng Tây
là Trường Tiểu học Sơn Tiến;
- Giao thông: Khu vực Dự án có vị trí giao thông khá thuận lợi. Vị trí thực hiện dự
án nằm ngay bên cạnh tuyến đường nội thôn dài 15,4m, đường trục thôn dài 32,4m và
đường trục xã dài 22,9m. Đây cũng là tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu trong quá
trình xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động.
- Hệ thống điện: Đã có đường đấu nối với đường dây hạ thế 0,2kV nằm trên trục
đường chính.
- Về điều kiện cơ sở hạ tầng:
Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã Sơn Tiến còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Cơ sở
hạ tầng đang được từng bước nâng cấp để phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn và là xã có tiềm năng phát triển kinh tế.
+ Hiện tại xã có mạng lưới đường dây điện cho từng thôn, đảm bảo cung cấp điện
cho toàn xã.
+ Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư hoàn chỉnh.
1.6.4. Hiện trạng khu vực dự án
a) Hiện trạng khu đất:
Khu vực thực hiện dự án là khu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
số T00119 ngày 14/12/2009. Trạm y tế xã Sơn Tiến có địa hình tương đối thấp trũng có
cosd hiện trạng từ +2,52 đến +10,83 (m).
b) Hiện trạng công trình trên khu đất:
Khu đất dự án trên diện tích trạm y tế xã cũ bao gồm các hạng mục như sau:
STT
1
2
3
4
5

6
7
8

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình hiện có
Các hạng mục
Diện tích (m2)
Ghi chú
Nhà khám và chữa bệnh (04
71,28
Phá dỡ
phòng chức năng
Nhà vượt lũ (05 phòng chức
82,56
Phá dỡ
năng)
Lò đốt rác
15
Giữ nguyên
Cổng chính
Giữ nguyên
Sân đường nội bộ
126,7
Giữ nguyên
Nhà để xe
10
Giữ nguyên
Vườn cây thuốc
409,36
Giữ nguyên

Bể nước ngầm
Giữ nguyên
Tổng
714,9

Khu đất gồm 2 dãy nhà được xây dựng đã lâu, trong đó:
- Nhà 1: Nhà khám và chữa bệnh 01 tầng có 04 phòng (bao gồm 02 phòng điều trị,
01 phòng khám chữa bệnh, 01 nhà vệ sinh), với diện tích là 71,28m 2, chiều dài 7,2m x
chiều rộng là 9,9m x chiều cao 3,6m, nhà này được xây dựng những năm 1997. Móng
Trang 8


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

xây bằng đá hộc, tường xây gạch đỏ dày 220, mái lợp fibro xi măng. Cửa đi, cửa sổ bằng
cửa Pa nô gỗ. Nền lát gạch hoa 40x40. Hiện này các bức tường đã bắt đầu có hiện tượng
bị nứt nẻ, ẩm mốc, hệ thống cửa gỗ xuống cấp, kính cửa một số phòng bị vỡ không còn
đảm bảo để làm nơi chăm sóc cho người bệnh đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Đánh giá: Công trình đã xuống cấp nghiêm trọng và không còn khả năng cải tạo.
- Nhà 2: Nhà vượt lũ 02 tầng có 05 phòng (bao gồm 01 phòng hậu sản, 02 phòng
điều trị và 01 phòng Trạm Trưởng, 01 phòng vệ sinh) với diện tích 82,56 m 2, chiều dài
8,5m x chiều rộng 9,6m x chiều cao 6,9m,; nhà này được xây dựng những năm 1998.
Móng xây bằng đá hộc, tường xây gạch đỏ dày 220, mái lợp ngói Fibro xi măng. Cửa đi,
cửa sổ bằng cửa Pa nô kính. Nền lát gạch hoa 20x20. Hiện tại, nhà này được tận dụng
làm phòng khám chữa bệnh và đặt các thiết bị khám chữa bệnh của Trạm.

Hình 1. 2. Một số hình ảnh về dãy nhà khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Sơn Tiến
- Do Công trình xuống cấp nên chủ dự án tiến hành phá dỡ nhà 1 và 2 là nhà chữa
bệnh và khu nhà vượt lũ. Xây mới khu nhà khám chữa bệnh 2 tầng.
* Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

- Hiện trạng giao thông:
Hiện tại, giao thông tại khu vực dự án khá thuận lợi, dự án nằm cạnh tuyến đường
liên xã.
- Hiện trạng cấp thoát nước:
+ Cấp nước: Khu vực trạm y tế xã Sơn Tiến đang sử dụng nguồn nước ngầm. Hiện
tại có một giếng khoan trong khuôn viên trạm.
+ Thoát nước thải
Nước thải của trạm y tế được xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn, kết hợp với nước rửa
chân tay qua hố ga rồi chảy ra mương thoát nước chung có kết cấu bằng BTCT với kích
thước BxH= 0,8x1,0m, có nắp đan đậy kín, sau đó nước thải được dẫn về hói Thị khoảng
1000m về phía Đông Bắc.
- Hiện trạng cấp điện:
Trạm y tế đang sử dụng đường dây 22KV chạy qua khu vực dự án đáp ứng nhu
cầu sử dụng điện của trạm.
Trang 9


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

* Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường:
- Hiện trạng xử lý nước thải: Đã có 02 khu vệ sinh cho cán bộ nhân viên và người
dân khám chữa bệnh sử dụng và 02 bể tự hoại 03 ngăn đặt dưới công trình nhà vệ sinh
nhằm xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
- Hiện trạng thoát nước mưa: Nước mưa chảy tràn được thu gom vào hệ thống
mương thoát nước mưa xung quang khuôn viên trạm có kết cấu BTCT với kích thước
BxH=0,5x0,7m, có nắp đan đậy kín, dọc mương có bố trí các hố ga để xử lý nước mưa
bằng phương pháp lắng cơ học rồi mới cho thoát ra môi trường tiếp nhận.
- Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Đã bố trí các thùng đựng rác ở các khu vực phòng khám,
phòng bệnh và nhà vệ sinh. Hằng ngày rác thải tại các thùng được nhân viên vệ sinh thu

gom và tập trung tại khu vực tập kết rác tại K
ho lưu giữ có diện tích 8m2 được đặt vị trí Tây Bắc theo Bản vẽ quy hoạch và xử lý
bằng phương pháp đốt, tuy nhiên chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường.
+ Chất thải nguy hại: Được thu gom và đựng trong các thùng chứa chất thải nguy
hại sau đó tập kết tại khu vực nhà đốt và tiêu hủy rác, tuy nhiên xử lý bằng phương pháp
đốt tại Trạm chưa đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.
1.6.5. Điều kiện môi trường tự nhiên khu vực dự án
Khu vực triển khai dự án thuộc địa bàn huyện Hương Sơn, nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa Bắc Trung Bộ với một số đặc điểm chính sau:
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình của khu vực triển khai dự án năm 2018 là 29,9 0C. Trong năm
khí hậu được chia làm 2 mùa:
- Mùa nắng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 5
đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình tháng từ 28,2 0C (tháng 5) và 29,90C (tháng 6). Mùa này
thường nóng bức, nhiệt độ có thể lên tới 37,4  38,80C.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ
18,9 C (tháng 1) đến 23,20C (tháng 11).
0

Tổng hợp biến trình nhiệt độ qua các năm tại khu vực triển khai dự án được thể
hiện chi tiết ở bảng sau:
Bảng 1. 1. Tổng hợp biến trình nhiệt độ qua các năm
Đặc trưng
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
TB năm
24,82 24,46 24,96 25,80 24,80 24,72 24,50
Nhiệt độ TB tháng cao nhất

33,68


33,30

33,88

35,58

33,91

33,33

34,1

Nhiệt độ TB tháng thấp nhất

18,99

18,20

19,10

18,90

18,14

18,68

17,4

Biên độ dao động nhiệt TB năm


14,69 15,10 14,78 16,68 15,77 14,65 16,2
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh-Trạm Hương Sơn)

Trang 10


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

Từ năm 2012 đến năm 2018, nhiệt độ trung bình năm trong khu vực dao động
không lớn (từ 24,460C25,800C). Biên độ dao động nhiệt trung bình của mỗi năm dao
động từ 14,690C  16,680C.
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí khu vực Dự án tương đối cao, độ ẩm trung bình đạt 80,3%-85,2%.
Trong năm, độ ẩm trung bình đạt giá trị cao nhất vào các tháng I, II, III do ảnh hưởng của
thời tiết mưa phùn ẩm, độ ẩm tương đối trung bình đạt giá trị lớn nhất 89% - 94%. Vào
thời kỳ khô nóng, chịu ảnh hưởng của gió Lào (tháng VI - VII) độ ẩm trung bình đạt giá
trị thấp nhất từ 44,7% - 49,5%.
Bảng 1. 2. Tổng hợp độ ẩm không khí qua các năm
Đặc trưng
2012 2013 2014 2015 2016

2017

Độ ẩm không khí TB (%)

83,0

81,6

82,3


80,3

82,4

83,7

2018
82,4

Độ ẩm KK TB tháng min (%)

49,5

46,9

47,9

44,7

46,0

48,9

45,8

Độ ẩm KK TB tháng max (%)

94,0


89,0

89,0

89,0

90,0

92

93,0

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh – Trạm Hương Sơn)

c. Gió
Gió ở Hà Tĩnh nói chung và huyện Hương Sơn nói riêng thổi theo hai hướng chủ
đạo vào hai mùa Đông và Hè.
Vào mùa Đông, gió thổi chủ yếu theo các hướng Bắc (Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc)
với tuần suất mỗi hướng dao động trong khoảng 10 - 34%, trong đó hướng Tây Bắc là
hướng gió chính có tần suất lớn hơn cả.
Ngược lại, trong các tháng mùa Hè, hướng gió thịnh hành là hướng Nam, Tây
Nam và Đông. Hướng Nam có tần suất lớn nhất đạt 15 - 30%, hai hướng Tây Nam và
Đông có tần suất dao động trong khoảng 9 - 13%. Tần suất lặng gió ít thay đổi trong năm,
dao động trong khoảng 23 - 37%.
Bảng 1. 3. Tốc độ gió trung bình khu vực thực hiện Dự án trong năm 2018
(Đơn vị: m/s)

Hướng
Tháng
1

2
3
4
5
6
7
8

Đông

Đôn
g
Nam

Nam

Tây
Nam

Tây

Tây
Bắc

Lặng

2

1


0

1

0

1

0

-

1

1

1

2

2

0

1

1

-


1

1

1

1

2

2

1

1

-

2

2

2

0

1

0


1

0

-

2

2

1

2

1

4

2

1

-

1

0

1


2

1

2

3

2

-

2

2

1

0

1

2

2

1

-


1

2

0

0

1

3

2

2

-

Bắc

Đông
Bắc

2

Trang 11


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn


Hướng
Tháng
9
10
11
12

Đông

Đôn
g
Nam

Nam

Tây
Nam

Tây

Tây
Bắc

Lặng

2

0

2


2

2

2

1

-

2

1

2

1

2

2

1

1

-

2


1

2

1

1

1

2

1

-

1

1

1
2
2
1
1
1
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh-Trạm Hương Sơn)

Bắc


Đông
Bắc

0

d. Chế độ mưa và bốc hơi
Mưa và bốc hơi chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng nước mưa chảy tràn trên
bề mặt, mưa cuốn theo các tạp chất bẩn gây ô nhiễm nguồn nước mặt của khu vực. Bên
cạnh đó thì mưa lớn cũng là nguyên nhân gây xói mòn, rửa trôi đất ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng môi trường đất, nước trong khu vực.
- Khu vực triển khai Dự án có lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm.
Mùa Đông, mùa Xuân lượng mưa nhỏ và chỉ chiếm khoảng 25% lượng mưa hàng năm.
Lượng mưa tập trung vào mùa Hạ và mùa Thu, chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm,
đặc biệt cuối Thu thường mưa rất to. Tổng lượng mưa hằng năm thường dao động trong
khoảng 1.642  3.692 mm/năm, lượng mưa ngày lớn nhất 574 mm/ngày (năm 2018), số
ngày mưa trung bình trong năm là 162 ngày.
- Lượng bốc hơi vào các tháng mùa Hạ thường cao hơn nên vào các tháng mùa Hạ
thường xảy ra khô hạn.
Bảng 1. 4.Tổng hợp lượng mưa, bốc hơi qua các năm
Đặc trưng
Tổng lượng mưa (mm)

2012

2013

2014

2015


2016

2017

2018

1.642

3.354

1.706

2.538

3.692

2.883

1.786,6

Lượng mưa Nmax(mm)

141

298

162

455,6


446

264

697,1

Tổng lượng bốc hơi

998

828

896,3

872,3

804

770

716,4

Tổng lượng mưa TB 7 năm

2.514,51 mm
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh-Trạm Hương Sơn)

e. Nắng và bức xạ nhiệt
Nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, do vẫn chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của hoàn lưu

gió mùa Đông Bắc, có chế độ mưa nhiều đến rất nhiều nên khu vực huyện Hương Sơn có
chế độ bức xạ không dồi dào, thuộc loại thấp của vùng Bắc Trung Bộ. Lượng bức xạ tổng
cộng trung bình năm đạt khoảng 106 - 110kcal/cm 2/năm. Vào mùa Hè, lượng bức xạ tổng
cộng khá lớn, đạt 10 - 15kcal/cm 2/tháng, lớn nhất vào tháng 7 tới 15kcal/cm 2. Trong mùa
Đông, lượng bức xạ tổng cộng khá thấp, chỉ đạt 4 - 5kcal/cm2/tháng.
Trung bình mỗi năm có khoảng 1.500 - 1.700 giờ nắng, giảm dần từ vùng ven biển
vào đất liền. Thời kỳ (tháng 4 - 10) có khá nhiều nắng, đạt trên 100 giờ/tháng. Ba tháng
(5 - 7) có nhiều nắng nhất đạt trên dưới 200 giờ/tháng. Tháng 2 có ít nắng nhất, dao động
Trang 12


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

trong khoảng 45 - 65 giờ/tháng.
f. Bão, lũ lụt
Khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây
ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500mm/ngày đêm. Theo số liệu thống kê trong
nhiều năm, bình quân mỗi năm tỉnh Hà Tĩnh có 3 đến 6 cơn bão đi qua trong đó có từ 2
đến 4 cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp.
1.6.6. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án
Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2018 số 03/BC-UBND xã Sơn Tiến về tình hình
kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2018, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng – an ninh năm 2019.
- Sản xuất nông nghiệp: Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,11/30 triệu
đồng/người/năm đạt 99,5% KH.
+ So sánh chỉ têu cơ cấu ngành kinh tế ngành: Ngành Phi nông, lâm: 12192,04 triệu
đồng (Chiếm tỷ trọng 9,19%); Ngành TTCN.XD,Tiền lương, tiền công, thu khác:
96188,24 triệu đồng (Chiếm tỷ trọng 60,80 %).
- Xây dựng nông thôn mới: Xã Sơn Tiến chưa về đích nông thôn mới, số tiêu chí đạt
là 12 tiêu chí, số tiêu chí chưa hoàn thành là 8 tiêu chí. Năm 2019, Đảng bộ xã và nhân

dân cùng phấn đấu hoàn thành các tiêu chí và xây dựng Trạm y tế là một trong những yếu
tố quan trọng để xã đạt nông thôn mới.
- Thương mại, dịch vụ: Toàn xã có 135 hộ sản xuất, kinh doanh, buôn bán tổng hợp;
3 HTX hoạt động có hiệu quả; 02 doanh nghiệp và nhà thầu xây dựng; nhiều tổ thợ xây
tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho trên 121 lao động địa phương với thu nhập
từ 6-7 triệu đồng/người/tháng.
- Tài nguyên môi trường: Tiếp tục triển khai công tác cấp, đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; năm 2018 cấp GCNQSD đất lần đầu cho 34/69 bộ hồ sơ; cấp đổi
GCNQSD đất cho 15 hồ sơ; xét cấp đất ở cho 13 hộ gia đình. Tổ chức tốt các chiến dịch
ra quân vệ sinh môi trường hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tuần lễ vệ sinh môi
trường; HTX môi trường duy trì tốt công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn.
- Văn hóa – xã hội:
+ Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền triển khai các nhiện vụ kinh tế xã
hội, xây dựng nông thôn mới, các ngày lễ của quê hương đất nước, các tổ chức;
+ Triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua trong ngành Giáo dục;
+ Trong năm đã khám và kiểm tra sức khỏe cho 4.000 lượt người, trong đó điều trị
nội trú gần 500 lượt. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đạt 99,9 %; trẻ em uống vitamin

Trang 13


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

A (2 lần) đạt 99%; Tỷ lệ sinh trên 2 con trở lên 18,0 %, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm
2017. Cấp mới 2.125 thẻ bảo hiểm y tế.
+ Thực hiện tốt công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ năm 2018; số thanh
niên sẵn sàng nhập ngũ 45 thanh niên, phát lệnh gọi sơ tuyển 31 thanh niên, khám sơ
tuyển 27, khám tuyển tại huyện 19 thanh niên, trúng tuyển 10 thanh niên trên kế hoạch
chỉ tiêu huyện giao là 11. Tổ chức giáo dục chính trị cho 113 đối tượng.
1.6.7. Nguồn tiếp nhận nước thải

- Nước thải trước khi thải ra môi trường đạt QCVN 28:2010/BTNMT (Cột B, hệ số
K = 1,2) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế sẽ được chảy vào hệ thống
mương thoát nước chung của khu vực sau đó dẫn về hói Thị (Hói này không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt).
- Hệ thống thoát nước mưa: Nước từ mái qua sê nô thu về các ống đứng bằng nhựa
đổ vào rảnh thoát nước quanh nhà chảy về mương thoát của khuôn viên chảy ra hệ thống
thoát nước chung của khu vực.
1.7. Quy mô dự án
1.7.1. Mục tiêu dự án
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh, phòng bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình
mới.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các
bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra. Hạn chế, tiến tới kiểm
soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm.
- Nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý, kiểm soát tỷ số giới tính
khi sinh.
- Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý y tế; đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành
y tế, phát triển BHYT toàn dân.
1.7.2. Quy mô dự án
a) Quy mô hoạt động của Dự án:
- Trạm y tế xã Sơn Tiến sẽ được xây dựng và đi vào hoạt động với quy mô 06
giường bệnh và trung bình 1 ngày trạm y tế tiếp nhận khoảng 10 - 30 lượt bệnh nhân đến
khám chữa bệnh và tiêm phòng.
- Trạm y tế hiện tại có 06 biên chế gồm: 1 bác sỹ đa khoa, 2 y sỹ, 2 điều dưỡng, 1
dược sỹ cao đẳng.
b) Quy mô các hạng mục công trình của dự án:
Dự án Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn được thực hiện trên khu đất cũ của
Trạm với tổng diện tích khu đất là 714,9m2. Trong giai đoạn này sẽ tiến hành phá dỡ 02

Trang 14


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

dãy nhà khám chữa bệnh và nhà vượt lũ, tiến hành xây dựng 01 khu nhà khám chữa bệnh
02 tầng, nhà để xe, còn lại các hạng mục khác giữ nguyên.
Bao gồm các hạng mục Dự án như sau:
Bảng 1. 5. Hạng Mục xây dựng
Hạng mục công trình
Đơn vị

TT
1

m

Cổng chính

m
m2
2

2

Nhà để xe

3

Nhà khám chữa bệnh 02 tầng


Diện tích
6,0
22,5
267,0

m2
4

Nhà đốt và tiêu hủy rác

15,0
m2

5

Sân đường nội bộ

226,9
m

2

6

Vườn thuốc bắc

70,4
m


2

7

Vườn thuốc nam

55,2
m

2

8

Cây xanh
Tổng diện tích

m

2

57,9
714,9

Ghi chú
Giữ
nguyên
Xây mới
Xây mới
Giữ
nguyên

Giữ
nguyên
Giữ
nguyên
Giữ
nguyên
Giữ
nguyên

(Nguồn: Bản vẽ quy hoạch mặt bằng Trạm y tế xã Sơn Tiến)

c. Giải pháp thi công:
- Trạm y tế 2 tầng: Công trình cấp III, được áp dụng đảm bảo việc bố trí không gian
và các phòng chức năng theo Quyết định 6070/QĐ-BYT ngày 8/10/2018 của Bộ trưởng
bộ Y tế:
+ Giải pháp kiến trúc: Công trình thiết kế 02 tầng 14 phòng, diện tích xây dựng
267,0 m2. Chiều cao nhà 9,9m tính từ cốt ±0.00, chiều cao tầng nhà 3,6m, mái cao 2,7m,
nền cao 0,75m (tính từ cốt sân đã hoàn thiện); Mặt bằng được bố trí 14 phòng chức năng,
04 phòng vệ sinh. Sảnh kết hợp hành lang rộng 3,3m. Cầu thang bộ rộng 3,3m. Mái lợp
tôn sóng dày 0,42 ly. Xà gồ thép C150x65x20x2,5mm. Cửa đi và cửa sổ dùng cửa nhôm
hệ định hình, kính dày 6,38ly (cửa sổ có hoa sắt bảo vệ). Nền, sàn lát gạch Ceramic
400x400mm. Vệ sinh lát gạch chống trơn Ceramic 300x300mm, ốp gạch 300x450mm.
+ Giải pháp kết cấu:
Móng được tính toán dựa trên số liệu báo cáo khảo sát địa chất. Kết cấu móng
đơn bằng BTCT mác B15 (200#) đá 1x2 kết hợp giằng móng bằng BTCT mác B15
(200#) đá 1x2, lót đáy móng bằng bê tông đá 4x6 mác B7,5 (100#) dày 10cm. Móng
dưới tường là hệ thống móng xây đá hộc vữa xi măng mác 50.
Kết cấu phần thân sử dụng hệ kết cấu khung dầm, sàn bê tông cốt thép toàn khối,
Cột tiết diện 220x300mm, 220x220mm; dầm tiết diện 220x500mm, 220x350mm; sàn
dày 100mm. Bê tông dùng cho các cấu kiện chịu lực mác B15 (200#), cốt thép CI, CII.

Trang 15


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

Xà gồ thép C150x65x20x2,5mm. Mái lợp tôn sóng dày 0,42 ly.
Tường bao che xây gạch đặc không nung mác B7,5 (100#), vữa xi măng mác 50.
Quy cách xây 5 dọc 1 ngang.
Tường thu hồi, tường ngăn phòng xây gạch không nung 2 lỗ mác 75, vữa xi măng
mác 50.
Lớp bảo vệ cốt thép sàn dày 1,5cm, lớp bảo vệ cốt thép dầm 2,0cm.
- Giải pháp thông gió: Thông gió kết hợp giữa hệ thống thông gió nhân tạo bằng
quạt và thông gió tự nhiên thông qua hệ thống cửa ra vào, cửa sổ, đảm bảo yêu cầu cho
người sử dụng.
- Giải pháp sử dụng vật liệu cho công trình:
+ Giải pháp nguyên vật liệu: Sử dụng nguyên vật liệu có sẵn trên địa bàn xã và các
vùng lân cận nhằm giảm chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả phát triển kinh tế xã.
+ Việc lựa chọn các vật liệu xây dựng và lựa chọn các giải pháp kết cấu công trình
trong tính toán và thi công cần đảm bảo độ bền chắc và tuổi thọ của công trình theo các
tiêu chuẩn quy phạm quy định chung của Bộ xây dựng.
- Hệ thống lưới điện:
+ Giải pháp được lựa chọn trong Thiết kế mẫu là sử dụng nguồn điện có sẵn.
Phạm vị tính toán bao gồm 30 mét dây nguồn từ lưới hiện trạng đến tủ điện chính. Khi
triển khai, tùy thuộc vào vị trí công trình cần điều chỉnh khối lượng dây nguồn cho phù
hợp với thực tế.
+ Dây dẫn đi ngầm, luồn trong ống nhựa PVC.
+ Ánh sáng chủ đạo dùng đèn huỳnh quang, ánh sáng trắng.
+ Chống sét: Công trình được bảo vệ chống sét đánh thẳng bằng các kim thu sét
đồng Ф18, dài 1 mét. Cọc tiếp địa dùng cọc thép mạ kẽm L63x63x6 dài 2,4 mét. Dây nối
các cọc tiếp địa dùng thép mạ kẽm L40x4. (Lưu ý: Đối với công trình đã nằm trong

phạm vi bảo vệ chống sét của công trình khác thì không cần làm hệ thống chống sét).
- Hệ thống cấp thoát nước:
+ Cấp nước: Sử dụng nguồn nước ngầm và nguồn nước giếng khoan tại khu vực
dự án.
+ Thoát nước: Chủ yếu thoát nước mưa. Nước từ mái qua sê nô thu về các ống
đứng bằng nhựa đổ vào rảnh thoát nước quanh nhà chảy về mương thoát của khuôn viên
chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực
- Cây xanh và môi trường:
Quy hoạch tổng thể của công trình cần chú trọng đến điều kiện cảnh quan môi
trường trong khu đất xây dựng bằng các giải pháp bố cục cây xanh xen lẫn với công trình
tạo cảm giác hài hoà, thoáng mát cho công trình.
Trang 16


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

- Phá dỡ công trình nhà khám chữa bệnh 01 tầng với diện tích 71,28m 2 và nhà
vượt lũ 02 tầng diện tích 82,56m2: Kết cấu tường xây gạch kết hợp cột BTCT chịu lực,
móng xây bằng đá hộc, mái lợp tôn kết hợp mái sảnh, tường xây gạch đỏ. Phương pháp
tháo dỡ bằng thủ công kết hợp máy, vật liệu tháo dỡ sẽ được sử dụng tôn nề, nâng cấp
vùng trũng trong khuôn viên dự án.
d. Các máy móc, thiết bị:
* Trang thiết bị máy móc phục vụ thi công xây dựng:
Bảng 1. 6. Tổng hợp danh mục máy móc, thiết bị sử dụng thi công
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
Máy cắt gạch đá 1,7kW
Cái
01

Máy cắt uốn cốt thép 5kW
Cái
01
Máy đầm bàn 1kW
Cái
01
Máy đầm cóc
Cái
02
Máy đầm dùi 1,5kW
Cái
01
Máy đào <=0,8m3
Cái
02
Máy hàn điện 23kW
Cái
01
Máy trộn bê tông 250 lít
Cái
01
Máy trộn vữa 80 lít
Cái
01
Ô tô tự đổ 7T
Cái
05
Máy vận thăng 0,8T - H
Cái
01

nâng 80m
Máy trộn bê tông 250 lít
Cái
01
Máy trộn vữa 80 lít
Cái
01

TT
1
2
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

(Nguồn: Dự toán tiên lượng công trình)

* Trang thiết bị máy móc phục vụ giai đoạn dự án đi vào hoạt động:
Bảng 1. 7. Danh mục máy móc trang thiết bị
STT

Tên thiết bị máy móc


Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

Bộ

10

Mới

Máy

02

Mới

1

Đèn huỳnh quang một 0,6M – Âm trần

2

Máy điều hòa treo tường

3

Atomat + Mặt gông


Bộ

09

Mới

4

Dây điện

M

770

Mới

5

Công tắc 1 chiều

Cái

11

Mới

6

Đèn Downlight âm trần


Bộ

18

Mới

7

Máy tính

Bộ

04



(Nguồn: Báo cáo nguồn thiết bị tại trạm y tế)

Bảng 1. 8. Trang thiết bị sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Ghi chú
Máy điện tim 1 hoặc 3 kênh

1
01
Trang 17



Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Máy châm cứu
Máy siêu âm chẩn đoán loại xách tay
Máy khí dung
Máy hút điện
Tủ lạnh 150 lít
Máy xét nghiệm sinh hoá (đơn giản)
Máy xét nghiệm huyết học (đơn giản)
Máy xét nghiệm nước tiểu (đơn giản)
Máy xét nghiệm sinh hoá (đơn giản)
Máy bơm nước điện













01
01
01
01
01
01
01
01
01
01

(Nguồn: Hồ sơ dự án)

d. Tổng vốn đầu tư
- Tổng vốn đầu tư: 3.330.000.000 đồng. (Bằng chữ: Ba tỷ, Ba trăm ba mươi triệu
đồng chẵn)
- Nguồn vốn đầu tư: Nguồn Chương trình hỗ trợ ngân sách ngành y tế do Liên Minh
Châu Âu (EU) tài trợ, bố trí tại Quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 25/10/2018 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án theo quy
định hiện hành.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019-2020.
g. Nhân sự: 6 y bác sỹ, dược sỹ.
1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

a) Nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng:
Nguyên vật liệu chủ yếu là vật liệu xi măng, sắt thép, cát, đá,... dùng để xây dựng
khu nhà 02 tầng.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Bảng 1. 9. Bảng tổng hợp nguyên vật liệu xây dựng chính
Tên vật liệu
Đơn vị
Khối lượng
Tỷ trọng (tấn)
3
Cát các loại
m
351,84
1,4
Đá các loại
m3
289,59
1,5
Gạch không nung

Viên
66.482,7
0,0003
Gỗ
m3
23,2
0,91
Thép
Kg
17.867,1
0,001
0,001
Xi măng
Kg
72.832
0,001
Sơn
Kg
626,18
0,0002
Gạch lát
viên
2.038,5
0,00235
Tôn
m2
900,0
0,001
Sỏi
kg

71132,1
Trang 18


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

11

Sắt

kg

32842,2

0,001

(Nguồn: Dự toán tiên lượng chi phí vật liệu)

- Để thuận tiện cho công tác thi công, xây dựng chủ dự án tiến hành bố trí một bãi
tập kết vật liệu để thuận tiện cho việc quản lý. Bãi tập kết có tổng diện tích 15m 2 được bố
trí phía Đông Nam tại khu vực trồng cây thuốc Bắc (theo bản vẽ Quy hoạch trạm y tế xã
Sơn Tiến) trong khuôn viên trạm trong đó chia làm hai phần: Phần có mái che và hàng
rào bằng lưới thép B40 sử dụng để tập kết các loại vật liệu không chịu được ảnh hưởng
của thời tiết xấu như xi măng, sắt, thép,… phần diện tích còn lại được sử dụng để tập kết
các vật liệu khác như cát, đá,…
- Dự án không bố trí lán trại cho công nhân vì trong quá trình thi công xây dựng,
chủ yếu sử dụng công nhân tại địa phương nên không ở lại khu vực dự án. Chủ dự án bố
trí 01 nhà vệ sinh di động gần khu vực trồng cây thuốc Nam ở phía Bắc trong khuôn viên
Trạm y tế cho công nhân sử dụng trong quá trình thi công xây dựng.
 Nhu cầu sử dụng nước

- Nước phục vụ xây dựng: Chủ yếu phục vụ cho trộn vữa, rửa, làm mát và sửa chữa
thiết bị và phun tưới ẩm chống bụi.
+ Nước phục vụ xây dựng: Ước tính 2 m3/ngày.
+ Nước phun tưới ẩm: Tưới ẩm khu vực nội bộ và đường từ khu dự án ra các tuyến
đường gần khu vực xây dựng dự án vào những ngày nắng nóng: 1 xe x 1,5m 3/xe x 2
lần/ngày = 3 m3/ngày.
+ Nước sinh hoạt công nhân: Với 10 công nhân làm việc trong giai đoạn xây dựng
và 06 y bác sỹ (nhu cầu 100 lít/người, theo QCVN 33:2006/BXD, Cấp nước – mạng lưới
đường ống và công trình của Bộ Xây Dựng), lượng nước cấp trong giai đoạn này là
1,6m3/ng.đ.
- Nguồn cấp nước: Nước thi công và nước sinh hoạt của các công nhân, cán bộ nhân
việc làm việc tại trạm y tế sẽ được lấy từ nguồn nước giếng khoan hiện tại tại trạm.
 Nhu cầu sử dụng điện
- Điện sử dụng tại dự án giai đoạn xây dựng chủ yếu là điện để chạy một số thiết bị,
máy móc thi công và bơm nước, điện phục vụ khám chữa bệnh. Ước tính khoảng
20KW/tháng.
- Nguồn điện: Được đấu nối từ nguồn điện đang sử dụng tại trạm y tế.
 Nhiên liệu sử dụng
- Đối với giai đoạn thi công xây dựng, nhiên liệu sử dụng chủ yếu là dầu Diesel
cung cấp cho các máy móc thi công. Để thi công đạt tiến độ đặt ra thì số lượng xe, máy
thi công cần gồm: 03 ô tô, 01 máy xúc và 01 máy xúc. Theo thông tư số 06/2010/TTBXD ngày 25/5/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy
và thiết bị thi công công trình thì định mức tiêu hao nhiên liệu các máy thi công như sau:
STT Phương tiện sử dụng
1
2

Ô tô 7 tấn
Máy xúc 1,25 m

3


Định mức
(kg/ca/chiếc)

Số phương tiện
(cái)

Nhiên liệu tiêu
hao (kg/ngày)

56,7

3

170,1

113,22

1

113,22
Trang 19


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

3

Máy ủi 100 CV
Tổng cộng


41,1

1

41,1
324,42

- Nguồn cung cấp: Mua ở các cây xăng trên địa bàn.
b) Nguyên, nhiên liệu sử dụng trong quá trình hoạt động:
 Nhu cầu sử dụng điện
- Điện chủ yếu phục vụ cho hệ thống chiếu sáng, phục vụ máy móc, thiết bị dành
cho hoạt động khám chữa bệnh.
- Nguồn điện: Đấu nối từ đường dây hạ thế 0,2kV nằm trên trục đường chính.
- Hệ thống điện được thiết kế và thi công lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn, quy định,
đảm bảo an toàn trong sử dụng.
 Nhu cầu sử dụng nước:
- Nước sử dụng trong quá trình hoạt động của sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước
giếng.
Nhu cầu cấp nước cấp cho sinh hoạt được tính như sau:
- Đối với việc sử dụng nước của Trạm y tế thì theo TCXD 33:2006 - Cấp nước,
mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế lưu lượng nước cấp trung bình
mỗi ngày nhu cầu sử dụng khoảng q0 = 100 lít/người/ngày với 6 cán bộ y bác sỹ, như vậy
số lượng nước cấp thường xuyên là:
Qsh = 100*6 = 600 lít/ngày = 0,6 (m3/ngày).
+ Nước phục vụ cho bệnh nhân lưu trú:
Số lượng bệnh nhân điều trị tạm trú tại trạm y tế theo giường bệnh là từ 6 người.
Định mức cấp nước khoảng 100lít/người:QLT = 6 người x 100 lít/người = 0,6m3/ngày.
- Nước phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh tại Trạm y tế:
+ Số bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mỗi ngày đến Trạm Y tế khoảng từ 10 - 30

lượt người (thời điểm lớn nhất). Lượng nước cấp cho mỗi bệnh nhân là 15 lít/người
(Theo TCVN 4513:1988 -Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên trong công trình đối với trạm
y tế, phòng khám đa khoa).
Lượng nước cấp cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mỗi ngày (lớn nhất) là:
Qkb = 15 × 30/1.000= 0,45 m3/ngày đêm.
Như vậy tổng nhu cầu sử dụng nước của Trạm Y tế là:
Q = Qsh + Qkb + QLT = 0,6 + 0,45 + 0,6= 1,65 m3/ngày đêm
II. CÁC TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Trang 20


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

Bảng 2.1. Bảng thống kê tóm tắt các thông tin chính của Dự án
Các giai
Tiến độ/
Công nghệ/cách Các yếu tố môi trường
đoạn của Các hoạt động thời gian
thức thực hiện có khả năng phát sinh
dự án
thực hiện
1
2
3
4
5
- Phát sinh bụi, khí thải;
- Chất thải rắn sinh hoạt;
Xây dựng nhà

Công nhân thựcChất thải rắn xây dựng;
khám và điều trị 02 4 tháng
hiện
- Phát sinh nước thải;
tầng
- Phát sinh tiếng ồn,
rung.
Giai đoạn
- Phát sinh chất thải rắn,
xây dựng Hoạt động khám
Chăm sóc sức khỏe,chất thải nguy hại
chữa bệnh
khám chữa bệnh
- Phát sinh nước thải
khám chữa bệnh.
- Phát sinh nước thải
Hoạt động sinh
sinh hoạt
hoạt của y, bác sỹ
- Phát sinh chất thải rắn
sinh hoạt.
- Phát sinh chất thải rắn,
Hoạt động khám
Chăm sóc sức khỏe,chất thải nguy hại
khám chữa bệnh
- Phát sinh nước thải
Giai đoạn chữa bệnh
khám chữa bệnh.
dự án đi
vào hoạt

- Phát sinh nước thải
động Hoạt động sinh
sinh hoạt
hoạt của y, bác sỹ
- Phát sinh chất thải rắn
sinh hoạt.
2.1. Giai đoạn thi công xây dựng
Trong giai đoạn xây dựng sẽ tiến hành phá dỡ dãy nhà số 1 là nhà khám chữa bệnh
trước sau đó tiến hành thi công xây dựng khu nhà mới. Dãy nhà số 2 là nhà vượt lũ sẽ
được giữ để phục vụ khám chữa bệnh cho người dân đến khám chữa bệnh. Khi quá trình
thi công xây dựng khu nhà mới hoàn thành sẽ tiến hành phá dỡ dãy nhà số 2 vì vậy trong
giai đoạn xây dựng, ngoài những tác động do hoạt động thi công các công trình còn có
những tác động từ hoạt động khám chữa bệnh tại trạm.
2.1.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải
2.1.1.1. Bụi và khí thải
* Nguồn phát sinh bụi và khí thải:
Nguồn phát sinh bụi và khí thải trong giai đoạn này gồm có:
- Bụi phát sinh từ quá trình phá dỡ nhà cũ;
- Bụi phát sinh do quá trình đào móng công trình, nạo vét đất hữu cơ;
- Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng để thi công;
- Khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công công trình,
các máy thi công trên công trường.
* Nguồn phát sinh bụi:
Ở giai đoạn này nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là bụi và khí thải của phương tiện vận
Trang 21


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

chuyển nguyên vật liệu thi công công trình, các máy móc thi công.

- Bụi phát sinh từ quá trình phá dỡ nhà cũ:
Lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình phá dỡ các công trình thuộc phạm vi
xây dựng của dự án bao gồm: Đất đá, gạch vỡ, vữa bê tông, sắt thép phế liệu… lượng
chất thải rắn này được tính bằng 20% thể tích toàn khối, vì vậy chúng ta tính toán được
khối lượng chất thải rắn theo bảng sau:
Bảng 2. 2. Khối lượng chất thải phá dỡ công trình
Thể tích
Khối lượng
TT
Công trình phá dỡ
Diện tích (m2)
3
toàn khối (m )
CTR (m3)
1
2

Phá dỡ dãy nhà 1
Phá dỡ dãy nhà 2
Tổng

71,28
82,56

256,6
569,6

51,32
113,9
165,24


Trọng lượng riêng của bê tông gạch vỡ là 1,6 tấn/m 3 (Theo công văn số
1784/BXD-VP của Bộ xây dựng về công bố Định mức vật tư trong xây dựng). Như vậy,
tổng khối lượng chất thải xây dựng là: 165,244 *1,6 = 264,4 tấn.
- Khối lượng chất thải này được sử dụng như sau: Khu nhà xây mới có diện tích
267,0m và chiều cao tôn nền 0,85m (theo thiết kế cơ sở), vậy khối lượng cần để tôn nền:
267,0 x 0,95 = 253,65m3. Khu vực trũng trong khuôn viên có diện tích là 13m 2, chiều cao
tôn nền là 0,83 m (theo thiết kế cơ sở), vậy khối lượng cần để tôn nền: 13 x 0,83 = 10,79
m3. Tổng khối lượng tôn nền là 264,44 m3.
Khối lượng chất thải này được tận dụng tôn nền, nâng cấp khu vực trũng trong
khuôn viên trạm y tế.
Với thời gian phá dỡ công trình cũ khoảng 7 ngày. Như vậy, trung bình khối lượng
chất thải xây dựng một ngày khoảng 37,7 tấn/ngày.
* Hệ số ô nhiễm: E = k x 0,0016 x . Trong đó:
E: Hệ số ô nhiễm (kg/tấn); k: Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,35 µm.
U: Tốc độ gió trung bình khu vực dự án = 2,5 m/s.
M: Độ ẩm trung bình của đất mùa khô = 20%.
- Sử dụng công thức trên ta tính toán được hệ số ô nhiễm: E = 2,5×10-3 kg/tấn.
* Tính lượng bụi phát sinh từ việc phá dỡ dựa vào công thức sau:
W = E ×q. Trong đó: E - Hệ số ô nhiễm (kg/tấn).
q: Lượng chất thải xây dựng phá dỡ = 37,7 tấn/ngày;
Theo công thức trên ta tính được:
W = 2,5 × 10-3 kg/tấn × 37,7 tấn/ngày = 0,09425kg/ngày.
Bảng 2. 3. Nồng độ bụi ước tính phát sinh do hoạt động phá dỡ
Tải lượng bụi
Nồng độ Bụi QCVN 05:2013/BTNMT
Chất ô nhiễm
(kg/ngày)
(*) (mg/m3)
TB 1 giờ (mg/m3)

Hoạt động phá dỡ

0,09425

1,178 x 10-8

0,3

Ghi chú: (*): Nồng độ trung bình (mg/m3) = Tải lượng (kg/ngày)x 10-6/8/V(m3).
Trang 22


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

Ta thấy thải lượng bụi phát sinh trong quá trình phá dỡ khu dự án thấp hơn QCVN
05:2013/BTNMT. Vì vậy mức độ tác động chỉ diễn ra trong giai đoạn phá dỡ và có thể
hạn chế bằng các biện pháp giảm thiểu.
- Bụi phát sinh từ quá trình đào đắp, san nền:
Khu nhà mới sẽ được tôn nền cao 0,85m (tính từ cốt sân đã hoàn thiện), diện tích
xây dựng là 253,65m2, khu vực trũng tôn nền là 10,79m3. Như vậy, tổng khối lượng đắp
là: 153,65 + 10,79 = 264,44m3.
Lượng đất được đào móng, san gạt tại chỗ và lượng đất san nền để tiến hành xây
dựng dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. 4. Tổng hợp khối lượng đào đắp khu vực dự án
TT
Hạng mục
Khối lượng đào (m3)
Khối lượng đắp (m3)
1
Khối lượng đất san nền

264,44
Khối lượng đào móng
2
80,1
80,1
tận dụng để san nền
Tổng cộng khối lượng đào đắp: 344,54 m3
Hoạt động này làm phát sinh lượng bụi được tính toán như sau:
bụi phát tán = V  f (kg)
Trong đó:
V: Lượng đất đào, đắp các loại trên công trường thi công, V = 344,54 m3
f: Hệ số phát tán bụi (theo tài liệu Địa chất môi trường, NXB Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh thì f = 0,3 kg/m3).
Áp dụng công thức trên ta tính được khối lượng bụi phát sinh do hoạt động đào
đắp, san nền như sau (Tính với thời gian san nền khoảng 5 ngày, ngày làm 8h):
344,54 0,3 = 103,362 (kg) => 20,67(kg/ngày) = 2,5 (kg/h)
- Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu:
Các vật liệu chính sử dụng để xây dựng công trình gồm: Thép 17,87 tấn ; xi măng
72,83 tấn ; gạch 66.482,7 viên  19,94 tấn; đá 289,59m3  434,4 tấn, cát 351,84 m3
492,5 tấn, Gỗ 23,2 m3 = 21,11 tấn, Sơn 626,18 kg = 0,63 tấn, Tôn 900m 2 = 2,12 tấn, Sỏi
71132,1kg = 71,13 tấn, Sắt 32.842,2 = 32,84 tấn, gạch 2038,5 viên = 0,41 tấn. Tổng khối
lượng vật liệu chuyên chở là: 17,87+ 72,83 + 19,94 + 434,4+ 492,5 + 21,11 + 0,63 + 2,12
+71,13 + 32,84 +0,41= 1.165,8 tấn. Quãng đường vận chuyển trung bình 15km.
Quá trình vận chuyển sẽ làm phát sinh một lượng bụi vào không khí do quá trình xe
chuyển động cuốn bụi từ mặt đường phát tán vào môi trường, bụi này có đặc trưng là bụi
giao thông.
Tùy theo loại xe, vận tốc di chuyển và loại mặt đường mà ta có thể tính toán dự báo
được lượng bụi phát sinh vào môi trường. Tải lượng bụi do xe chạy trên đường được tính
theo công thức sau (Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995), đường vào Dự án chủ
yếu là đường nhựa, trọng tải xe cho phép chạy 7 tấn. Tính theo công thức (1) ta có:

Evc = 1,7*0,8*(5/17)*(30/48)*(7/2,7)0,7*(6/4)0,5*[(365-141)/365)]
= 0,58 (kg/chuyến/km)
Để vận chuyển hết khối lượng nguyên vật liệu trên (1.165,8 tấn) sử dụng ô tô 7 tấn
thì cần tới 1.165,8 /7  166,5 chuyến xe. Thời gian vận chuyển dự kiến là 35 ngày thì
mỗi ngày cần khoảng 166,5 /35≈ 5 chuyến/ngày.
Như vậy lượng bụi phát trên đường vận chuyển nguyên vật liệu cho Dự án là:
Trang 23


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

Mbụi vc = Evc * N * L = 0,58 * 5* 1 = 43,5 (kg bụi/ngày)
Với
- N là số chuyến xe tham gia vận chuyển (N= 5 chuyến/ngày)
- L là độ dài quãng đường (L = 15 km)
- Bụi phát sinh do bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu, đất đá: Quá trình bốc dỡ và tập
kết nguyên vật liệu tại khu vực xây dựng sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh.
Trong tài liệu Air Chief, 1995 của Cục môi trường Mỹ cũng đã chỉ ra mối quan hệ
giữa lượng bụi thải vào môi trường với khu vực tập trung vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đất
đá) chưa sử dụng, mối quan hệ đó được thể hiện bằng phương trình sau:
E = k.(0,0016).

(U / 2,2)1, 3
( M / 2)1, 4

(kg/ tấn)

Trong đó:
- E: Hệ số phát tán bụi cho 1 tấn vật liệu.
-k: Hệ số kể đến kích thước bụi (k = 0,8 cho các hạt bụi kích thước <30micron).

- U: Tốc độ trung bình của gió (lấy U = 1,1 m/s).
- M: Độ ẩm của vật liệu (lấy M = 3%).
Hệ số phát thải này đã tính cho toàn bộ vòng vận chuyển và đưa đi sử dụng, bao
gồm:
- Đổ cát, sỏi, gạch, đất đá … thành đống.
- Xe cộ đi lại trong khu vực chứa vật liệu.
- Gió cuốn trên bề mặt đống vật liệu và vùng đất xung quanh.
- Lấy vật liệu đi để sử dụng.
Thay các giá trị vào phương trình trên ta có:

Tổng khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển bao gồm: Bê tông cốt thép, gạch
đá xây các loại, đá dăm các loại,... ước tính khoảng 1048,1 tấn. Lượng bụi phát sinh tại
điểm tập kết nguyên vật liệu là:
(2,95×10-4×1048,1)/35 ngày = 0,00883 kg/ngày.
* Nguồn phát sinh khí thải:
Khí thải phát sinh trong giai đoạn này do các phương tiện xúc đào; khí thải do quá
trình vận chuyển đá, cát, xi măng, sắt thép và các loại vật liệu xây dựng khác. Khí thải
của các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công sẽ thải vào môi trường các khí thải
độc hại như: COx, SOx, NOx, VOC....
- Khí thải ra do các phương tiện vận chuyển:
Phương tiện vận chuyển chủ yếu là ô tô các loại. Theo giải thiết ở trên và định mức
tải lượng ô nhiễm, tải lượng các chất khí độc hại phát thải vào không khí do phương tiện
Trang 24


Kế hoạch Bảo vệ môi trường Dự án: Trạm y tế xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn

vận chuyển gây ra.
Lượng khí thải = Tải lượng định mức x Quãng đường x Số chuyến xe
Với quãng đường 15 km, số chuyến xe vận chuyển là 5 chuyến ta có:

Bảng 2. 5. Tải lượng khí thải do động cơ ô tô tải vận chuyển nguyên vật liệu
Lượng độc hại*
TT
Chất độc hại
Tải lượng (kg/ngày)
(g/km đường đi)
1 Khí cacbon oxit CO
0,315
0,0236
2 Hydrocacbon (CnHm)
0,062
0,00465
3 Nito oxit NOx
0,197
0,0147
4 Muội khói
0,118
0,00885
5 Sunfu dioxit SO2
0,241
0,018
(Nguồn: (*) Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - NXB Khoa học và Kỹ thuật)

- Khí thải từ các máy móc thi công:
Khí thải chủ yếu là: COx, SO2, NOx, CnHm... phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên
liệu của các động cơ hoạt động.
Việc tính toán nồng độ khí ô nhiễm từ các máy móc thi công (Theo tài liệu Địa
chất môi trường, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) như sau:
Tải lượng ô nhiễm (g): Theo định mức (g/kg nhiên liệu):
NO, NO2 = 20; CO = 200 ; SO2 = 5 ; CnHm = 25; Muội than = 5

Tải lượng chất ô nhiễm trong 1 ca (8 giờ) được tính theo công thức:
M = n*k*m (Kg/ca)
Trong đó:

M - Tải lượng chất ô nhiễm (Kg/ca);
n - Số phương tiện tham gia (cái);
k - Hệ số sử dụng máy;
m - Định mức tiêu hao nhiên liệu.

Để đảm bảo khối lượng và tiến độ thi công của công trình thì cần một số lượng
máy móc thi công. Như vậy tải lượng các chất gây ô nhiễm thải ra từ các phương tiện thi
công tính cho một ca làm việc được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. 6. Tổng hợp hàm lượng chất ô nhiễm khí từ các phương tiện thi công
Phương tiện

Tải lượng chất ô nhiễm (Kg/ca)
Số phương Nhiên liệu tiêu
tiện TĐ hao (kg/ca.chiếc)
NOx
CO
SO2 CnHm Muội than

Máy xúc 1,2m3

01

113,22

6,8


67,9

1,7

8,5

1,7

Máy ủi 100CV

01

41,1

1,6

16,4

0,4

2,1

0,4

Tổng cộng

02

8,2


84,3

2,1

10,6

2,1
Trang 25


×