Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu nồng độ kẽm huyết thanh trên bệnh nhân mắc một số bệnh ngoài da tại hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 72 trang )

dP
ha

rm
ac
y,

KHOA Y DƯỢC

VN
U

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ed
ici
ne

an

NGUYỄN THỊ THIỆN

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ KẼM HUYẾT THANH
TRÊN BỆNH NHÂN MẮC MỘT SỐ BỆNH NGOÀI DA

Sc

ho

ol


of

M

TẠI HÀ NỘI NĂM 2018

Co

py

rig

ht
@

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA

HÀ NỘI – 2019


dP
ha

rm
ac
y,

KHOA Y DƯỢC

VN

U

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ed
ici
ne

an

NGUYỄN THỊ THIỆN

of

M

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ KẼM HUYẾT THANH
TRÊN BỆNH NHÂN MẮC MỘT SỐ BỆNH NGOÀI DA
TẠI HÀ NỘI NĂM 2018

KHÓA QH: 2013Y

Sc

ho

ol

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA


ThS. BS. NGUYỄN THANH HẰNG

Co

py

rig

ht
@

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. BS. BÙI TUẤN ANH

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2019

Co

py

rig

ht
@

Sc


ho

ol

of

M

ed
ici
ne

an

dP
ha

rm
ac
y,

VN
U

Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình
của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường, cũng như bộ môn Y Dược học
cơ sở Khoa Y – Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi, em đã có
quá trình nghiên cứu, học tập nghiêm túc để hoàn thành khóa luận. Có được kết
quả này, không chỉ là sự nỗ lực của cá nhân mà còn sự giúp đỡ tận tình từ quý

thầy cô, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập trong 6 năm qua.
Em xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đến TS.BS Bùi Tuấn Anh và
Ths.Bs Nguyễn Thanh Hằng, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin cảm ơn Khoa
Hóa sinh - Bệnh viện Bạch Mai, khoa Hóa sinh – Bệnh viện E đã giúp đỡ em lấy
số liệu.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tài trợ kinh phí cho đề tài mã số CS.18.06 để thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình thân yêu, những người thân và
bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi
những sai sót và hạn chế, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét và phê
bình từ quý thầy cô và các bạn.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe!

Nguyễn Thị Thiện


VN
U

LỜI CAM ĐOAN

Em là Nguyễn Thị Thiện, sinh viên lớp y đa khoa, khoa Y-Dược, Đại học

rm
ac
y,

Quốc Gia Hà Nội.


1. Đây là Khóa luận do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS.BS. Bùi Tuấn Anh và Ths.BS. Nguyễn Thanh Hằng.

dP
ha

2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực

an

và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.

ed
ici
ne

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2019

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho

ol

of

M

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Thiện


VN
U

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................ 3

rm
ac
y,

1.1. Đại cương về kẽm ................................................................................... 3
1.1.1. Vài nét về nguyên tố kẽm .................................................................... 3

1.1.2.Vai trò của kẽm đối với cơ thể .............................................................. 3

dP
ha

1.1.3.Sự phân bố và chuyển hoá kẽm trong cơ thể......................................... 4
1.1.4.Nhu cầu kẽm ......................................................................................... 4
1.1.5.Hậu quả của thiếu kẽm.......................................................................... 4

an

1.1.6.Dạng tồn tại của kẽm trong máu và trong huyết tương ....................... 6

ed
ici
ne

1.2. Đại cương về một số bệnh ngoài da............................................................ 6
1.2.1.Bệnh viêm da cơ địa ................................................................................ 6
1.2.2.Bệnh trứng cá ........................................................................................ 9
1.2.3.Bệnh vảy nến. ..................................................................................... 10
1.3. Ảnh hưởng của kẽm tới bệnh ngoài da .............................................. 132

M

1.3.1.Vai trò của kẽm đối với làn da. ......................................................... 132

of

1.3.2.Vai trò của kẽm trong bệnh VDCĐ ................................................... 154

1.3.3.Vai trò của kẽm trong bệnh Trứng cá ............................................... 155

ol

1.3.4.Vai trò của kẽm trong bệnh Vảy nến................................................. 165

ho

1.4. Nghiên cứu nồng độ kẽm liên quan tới bệnh ngoài da trên thế giới và

Sc

tại Việt Nam ........................................................................................ 176
1.4.1.Trên thế giới...................................................................................... 176

ht
@

1.4.2.Tại Việt Nam .................................................................................... 187
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 198

rig

2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 198
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .............................................................. 198

py

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................... 198


Co

2.1.3.Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm chứng ..................................................... 198

2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 198


2.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 198

VN
U

2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 198
2.4.1.Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 198
2.4.2.Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 198

rm
ac
y,

2.5. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu ........................................................... 209
2.5.1.Sinh phẩm, hóa chất .......................................................................... 209
2.5.2.Dụng cụ, máy móc ............................. Error! Bookmark not defined.9

dP
ha

2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu .........................................................19
2.6.1.Kỹ thuật thu thập số liệu .................... Error! Bookmark not defined.9
2.6.2.Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm hóa sinh ............................................... 19


an

2.6.3.Kỹ thuật xét nghiệm nồng độ kẽm huyết thanh và một số chỉ số hóa
sinh ...................................................................................................... 20

ed
ici
ne

2.6.4.Xử lý số liệu ............................................................................................23
2.7. Đạo đức nghiên cứu............................................................................ 254
2.8. Sai số và cách hạn chế sai số ............... Error! Bookmark not defined.4

M

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 266
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................ 276

of

3.1.1.Đặc điểm theo giới của đối tượng nghiên cứu .................................. 276

ol

3.1.2.Phân bố theo nhóm tuổi đối tượng nghiên cứu. ................................ 276

ho

3.1.3.Đặc điểm phân bố giới tính của nhóm bệnh và nhóm đối chứng. ..... 287

3.2. Khảo sát nồng độ kẽm huyết thanh ở một số bệnh ngoài da ............. 287

Sc

3.2.1. Khảo sát nồng độ kẽm huyết thanh theo nhóm tuổi của nhóm đối tượng

ht
@

nghiên cứu. ........................................................................................ 297
3.2.2.Khảo sát phân bố nồng độ kẽm huyết thanh theo giới. ..................... 308
3.2.3.Khảo sát nồng độ kẽm huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu so

rig

với nhóm chứng. .................................................................................. 30

3.3. Các yếu tố liên quan đến nồng độ kẽm huyết thanh trên bệnh nhân

Co

py

mắc một số bệnh ngoài da ..................................................................... 30

3.3.1........... Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh
VDCĐ .................................................................................................. 30


3.3.2.Liên quan giữa nồng độ kẽm huyết thanh và một số yếu tố. ............. 343


VN
U

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 398
4.1. Về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................... 398
4.1.1.Đặc điểm theo giới của đối tượng nghiên cứu .................................. 398

rm
ac
y,

4.1.2.Phân bố theo nhóm tuổi đối tượng nghiên cứu. .................................. 39
4.2. Khảo sát nồng độ kẽm huyết thanh ở một số bệnh ngoài da. .............. 39
4.2.1. Khảo sát nồng độ kẽm huyết thanh theo nhóm tuổi của nhóm đối tượng
nghiên cứu. .......................................................................................... 39

dP
ha

4.2.2.Khảo sát phân bố nồng độ kẽm huyết thanh theo giới. ....................... 42
4.2.3.Khảo sát nồng độ kẽm huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu so
với nhóm chứng. .................................................................................. 42

an

4.3. Các yếu tố liên quan đến nồng độ kẽm huyết thanh trên bệnh nhân
mắc một số bệnh ngoài da. .................................................................... 42

ed

ici
ne

4.3.1.Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh
VDCĐ .................................................................................................. 42
4.3.1.1.Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng ........................................... 42

M

4.3.1.2.Tiền sử bản thân và gia đình có các bệnh cơ địa .............................44
4.3.1.3.Các yếu tố liên quan tới bệnh: thời tiết, thức ăn, yếu tố tiếp xúc ....45

of

4.3.2.Liên quan giữa nồng độ kẽm huyết thanh và một số yếu tố. ............... 46

ol

4.3.2.1.Nồng độ kẽm huyết thanh và thời gian khởi phát bệnh. ............ 476

ho

4.3.2.2.Nồng độ kẽm huyết thanh và tiền sử bản thân, gia đình có cơ địa dị

Sc

ứng ..................................................................................................46
4.3.2.3.Nồng độ kẽm huyết thanh và mức độ bệnh .....................................46

ht

@

4.3.2.4.Nồng độ kẽm huyết thanh và điểm SCORAD.................................47
4.3.2.5.Nồng độ kẽm huyết thanh và một số chỉ số hóa sinh ......................47

rig

KẾT LUẬN .......................................................................................................498

Co

py

KIẾN NGHỊ ........................................................................................................49


VN
U

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

: Alanine aminotransferase

AST

: Aspartate aminotransferase

FLG

: Filaggrin


HPQ

: Hen phế quản

IgE

: Immunoglobulin E

IL

: Interleukin

NMF

: Natural moisturasing factor (Yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên)

RBP

: Retinol

SCORAD

: Scoring Atopic Dermatitis

Th

: Lympho T helper (Lympho T hỗ trợ)

TNF-α


: Tumor neucrosis factor alpha (Yếu tố hoại tử u)

VDCĐ

: Viêm da cơ địa

VMDƯ

: Viêm mũi dị ứng

dP
ha

an

ed
ici
ne

M

of

ol
ho
Sc
ht
@
rig

py
Co

rm
ac
y,

ALT


DANH MỤC CÁC BẢNG

VN
U

Bảng 1.1. Các dạng liên kết của kẽm ..................................................................... 6
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi...................................26

rm
ac
y,

Bảng 3.2. Phân bố giới tính của nhóm bệnh và nhóm đối chứng. ......................27
Bảng 3.3. So sánh nồng độ kẽm huyết thanh giữa nhóm VDCĐ, Vảy nến, Trứng
cá và nhóm chứng................................................................................27
Bảng 3.4. Nồng độ kẽm huyết thanh theo nhóm tuổi trong bệnh VDCĐ ............28

dP
ha


Bảng 3.5. Nồng độ kẽm huyết thanh theo nhóm tuổi trong bệnh Trứng cá.........29
Bảng 3.6. Nồng độ kẽm huyết thanh theo nhóm tuổi trong bệnh Vảy nến .........29
Bảng 3.7. Phân bố nồng độ kẽm huyết thanh theo giới của nhóm nghiên cứu… 30

an

Bảng 3.8. Nồng độ kẽm huyết thanh và thời gian khởi phát bệnh.......................33

ed
ici
ne

Bảng 3.9. Nồng độ kẽm huyết thanh và tiền sử bản thân và gia đình có các bệnh cơ
địa ........................................................................................................33
Bảng 3.10. Nồng độ kẽm huyết thanh và mức độ bệnh .......................................34

M

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nồng độ kẽm huyết thanh với một số chỉ số hóa sinh

Co

py

rig

ht
@

Sc


ho

ol

of

của nhóm Trứng cá và Vảy nến...........................................................37


VN
U

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cơ chế phát triển viêm da do thiếu kẽm ..............................................14
Hình 3.1. Phân bố đối tượng theo giới .................................................................26

rm
ac
y,

Hình 3.2. Một số đặc điểm lâm sàng....................................................................31
Hình 3.3. Phân bố theo tiền sử bản thân và gia đình............................................31
Hình 3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến VDCĐ .................................32

dP
ha

Hình 3.5. Ảnh hưởng của mùa đến VDCĐ ..........................................................32

Hình 3.6. Nồng độ kẽm huyết thanh và điểm SCORAD. ....................................34

an

Hình 3.7. Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ kẽm và Cholesterol/ giữa nồng độ
kẽm và Triglycerid. .........................................................................35

ed
ici
ne

Hình 3.8. Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ kẽm và AST/ giữa nồng độ kẽm
và ALT. ...........................................................................................35
Hình 3.9. Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ kẽm và Ure/ giữa nồng độ kẽm
và Creatinin .....................................................................................36

Co

py

rig

ht
@

Sc

ho

ol


of

M

Hình 3.10. Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ kẽm và Calci/ giữa nồng độ kẽm
và Sắt ...............................................................................................36


ĐẶT VẤN ĐỀ

Co

py

rig

ht
@

Sc

ho

ol

of

M


ed
ici
ne

an

dP
ha

rm
ac
y,

VN
U

Các yếu tố vi lượng tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò rất lớn trong cơ
thể con người như kẽm, đồng, sắt…Thiếu hụt các chất này có thể gây ra các bệnh
lý ở các cơ quan khác nhau, trong đó có các bệnh về da liễu. Kẽm là một trong
những nguyên tố vi lượng quan trọng nhất, là yếu tố cần thiết cho sự hoạt động
bình thường của rất nhiều enzyme liên quan đến chuyển hoá và phát triển của tế
bào. Cơ thể người trưởng thành có khoảng 1,5-2,5g kẽm ở hầu hết các cơ quan
trong đó tập trung ở cơ là 60%, ở xương là 30%, gan (5%) và da (5%), trong huyết
tương có khoảng 0,1% thay đổi theo trạng thái sinh lý và chế độ dinh dưỡng [49].
Như vậy, da là cơ quan thứ 3 trong các mô có chứa lượng kẽm nhiều trong cơ thể.
Sự thiếu hụt kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chuyển hóa chất, hệ miễn
dịch và khả năng lành vết thương. Hàng năm hơn 800.000 trường hợp chết trên thế
giới và trên 28 triệu năm sống khỏe đã bị mất do thiếu kẽm theo số liệu thống kê
của Tổ chức Y tế thế giới [70]. Dựa trên chức năng của kẽm trong cân bằng nội
môi, chống oxi hóa, hệ thống miễn dịch nên nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên

cứu vai trò của kẽm trong các bệnh lý viêm như Viêm da cơ địa (VDCĐ), Vảy nến
hay Trứng cá [27]. Tuy nhiên vai trò của kẽm trong các bệnh về da nói trên chưa
được rõ ràng. Một số nghiên cứu ở người chỉ ra thiếu kẽm nhẹ dẫn đến giảm chức
năng tế bào Lympho T hỗ trợ-Th1 (được đánh giá bằng sự sản xuất Interferon –
IFN-γ, Interleukin-2, yếu tố hoại tử u – TNF-α) nhưng chức năng Th2 không bị
ảnh hưởng. Những dữ liệu này gợi ý rằng thiếu kẽm có thể giảm tác dụng chống
viêm, gây tăng cytokin của Th2 – những cytokin chủ yếu liên quan tới VDCĐ [22],
hay ảnh hưởng đến các yếu tố tiền viêm, các Interleukin trong Vảy nến [68], hay
liên quan đến protein liên kết retinol (RBP) ảnh hưởng đến sự sừng hóa, tắc nghẽn
nang lông từ đó hình thành nhân mụn [65]. Các nghiên cứu trên động vật đã cho
thấy chế độ ăn thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tới hàng rào bảo vệ da, gây tổn thương
da giống VDCĐ [73]. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra sự giảm
rõ rệt về nồng độ kẽm huyết thanh ở người bị mụn khi so sánh với nhóm đối chứng.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu tiến hành tại bệnh viện y dược TP Hồ Chí Minh
năm 2013, các tác giả ghi nhận có sự giảm của nồng độ kẽm huyết thanh ở đối
tượng bị mụn trứng cá [5].
Hiện nay, các nghiên cứu về nồng độ kẽm trong bệnh VDCĐ, Trứng cá hay
bệnh Vảy nến cũng còn nhiều khác biệt. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu

1


VN
U

khảo sát về yếu tố vi lượng kẽm trong các bệnh về da ở người lớn. Để nghiên cứu
về vấn đề này nhằm góp phần cung cấp thêm bằng chứng giúp các bác sĩ lâm sàng
lựa chọn liệu pháp bổ sung kẽm và các sản phẩm chứa kẽm trong điều trị các bệnh
về da, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:


rm
ac
y,

“Nghiên cứu nồng độ kẽm huyết thanh trên bệnh nhân mắc một số bệnh ngoài
da tại Hà Nội năm 2018” với hai mục tiêu sau đây:

Co

py

rig

ht
@

Sc

ho

ol

of

M

ed
ici
ne


an

dP
ha

1. Khảo sát nồng độ kẽm huyết thanh trên bệnh nhân mắc một số bệnh
ngoài da tại Hà Nội năm 2018.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nồng độ kẽm huyết thanh trên
bệnh nhân mắc một số bệnh ngoài da tại Hà Nội năm 2018.

2


VN
U

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

dP
ha

rm
ac
y,

1.1. Đại cương về kẽm
1.1.1. Vài nét về nguyên tố kẽm
Trong bảng tuần hoàn hóa học, kẽm là nguyên tố thứ 24 có mặt dồi dào trên
bề mặt trái đất, chiếm 0,0004% và là thành viên của chuỗi kim loại chuyển tiếp, là

nguyên tố khoáng vi lượng quan trọng đứng hàng thứ 6 của cơ thể con người.
Năm 1961 ghi nhận tình trạng thiếu hụt kẽm lần đầu tiên, sau đó người ta
đã nghiên cứu vai trò hoạt động của kẽm có liên quan đến hàng loạt các enzym,
chuyển hóa ở người. Ngày nay vai trò của kẽm đang được khám phá và ứng dụng
trong lĩnh vực y học [13].

Co

py

rig

ht
@

Sc

ho

ol

of

M

ed
ici
ne

an


1.1.2. Vai trò của kẽm đối với cơ thể
Cơ thể con người có rất nhiều chất vi lượng (những chất có hàm lượng rất
thấp nhưng nếu thiếu thì sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe) như: kẽm, đồng,
chì, mangan, magie, selen, sắt, phốt pho…Kẽm là một trong những nguyên tố vi
lượng quan trọng nhất trong cơ thể.
Kẽm đóng vai trò là co-factor của hơn 300 enzym và hơn 2000 nhân tố phiên
mã cần thiết cho điều hoà chuyển hoá của lipid, protein, chuyển hóa axit nucleic
và phiên mã gen. Vai trò của kẽm được xác định bởi ba chức năng chính: xúc tác,
cấu trúc và điều hòa các phản ứng sinh học trong cơ thể. Kẽm tham gia vào phiên
mã gen ở các cấp độ khác nhau thông qua các phản ứng deacetylation histone và
các yếu tố phiên mã chứa kẽm (protein zinc-finger). Một nhóm các yếu tố phiên
mã chứa kẽm quan trọng là các thụ thể steroid, hormon tuyến giáp [18]. Kẽm duy
trì chức năng sinh sản, tình trạng miễn dịch và sửa chữa vết thương thông qua quy
định của DNA và RNA polymerase, thymidine kinase và ribonuclease. Nó giúp
duy trì chức năng của đại thực bào và bạch cầu trung tính, hoạt động tế bào tiêu
diệt kháng nguyên tự nhiên và các hoạt động khác. Đồng thời kẽm ổn định các
màng đặc biệt là các lysosome. Nó còn điều chỉnh việc sản xuất TNF-α và IL-6,
giảm sự sản xuất các chất trung gian gây viêm như nitric oxide. Toll- like receptor
điều hoà cân bằng nội môi kẽm cũng ảnh hưởng đến chức năng tế bào đuôi gai và
các quá trình miễn dịch [59].
Ngoài ra, kẽm còn có tính năng chống oxy hóa, hữu ích trong việc ngăn ngừa
tổn thương do tia cực tím (UV) gây ra và giảm tỷ lệ mắc bệnh lý ác tính. Nó cũng đã

3


VN
U


được chứng minh là có đặc tính kháng androgen như hoạt động 5α-reductase có liên
quan đến việc hình thành mụn trứng cá [18].

ho

ol

of

M

ed
ici
ne

an

dP
ha

rm
ac
y,

1.1.3. Sự phân bố và chuyển hoá kẽm trong cơ thể
Phân bố: Một người lớn trung bình nặng 70 kg có hàm lượng kẽm của cơ
thể 1,4-2,3 g, mô có hàm lượng cao nhất (> 500 mg/g trọng lượng khô) là trong
tuyến tiền liệt, tinh dịch và da, ngoài ra kẽm còn có trong gan, phổi, não, thận, tim
và tuỵ. Khoảng 90% tổng số kẽm cơ thể được lưu trữ trong xương và cơ. Trong da
có chứa khoảng 5% trong tổng số kẽm cơ thể. Ở cấp độ tế bào, 30- 40% kẽm tập

trung trong nhân, 50% trong cytosol và phần còn lại có liên quan tới màng [18].
Chuyển hoá: Sự trao đổi của kẽm giữa các mô khác nhau là hạn chế và
không có kho lưu trữ nên việc cung cấp từ bên ngoài liên tục là rất quan trọng đối
với nhu cầu trao đổi chất, tăng trưởng và sửa chữa mô [13].
Hấp thu: Sự hấp thu diễn ra trong ruột non và phân bố sau đó xảy ra qua
huyết thanh, nơi nó tồn tại chủ yếu với một số protein như albumin, α-globulin
và transferrin. Sự hấp thu kẽm qua đường uống được diễn ra phần lớn ở đoạn hỗng
tràng và tá tràng, vì vậy những người bị bệnh đường tiêu hoá thường bị thiếu kẽm
[13].
Thức ăn động vật như thịt, trứng, cá và hàu rất giàu kẽm. Nếu xếp loại thì
động vật thuỷ sinh như hàu, trai, sò chứa rất nhiều kẽm, sau đó đến gan lợn, thịt
cóc, gạo nếp, đậu nành. Mặc dù các loại ngũ cốc và cây họ đậu có chứa lượng vừa
phải kẽm nhưng chỉ có 20-40% của nguyên tố này ăn vào được hấp thu. Hấp thụ
của nó bị cản trở bởi sự hiện diện của phytates, canxi và phosphat.
Thải trừ: Kẽm được thải ra ngoài chủ yếu qua dịch ruột, dịch tuỵ (2-5mg)
và một lượng nhỏ qua nước tiểu (0,5-0,8mg) và mồ hôi (0,5mg) [13].

ht
@

Sc

1.1.4. Nhu cầu kẽm
Theo các nhà khoa học lượng kẽm cần cho người trưởng thành hàng ngày
là 10-15 mg. Nhưng nhu cầu về kẽm còn tùy thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý
của cơ thể. Nhu cầu hàng ngày của kẽm đối với trẻ em khoảng 5-9 mg/ngày [52].

Co

py


rig

1.1.5. Hậu quả của thiếu kẽm
Theo thống kê, khoảng 1/3 dân số thế giới có tình trạng thiếu kẽm [13].
1.1.5.1. Những nguyên nhân gây thiếu kẽm
Giảm hấp thu kẽm trong chế độ ăn: gặp ở những người ăn chay, người
được nuôi ăn kéo dài bằng đường tĩnh mạch, quá trình chế biến thức ăn không hợp
lý gây mất kẽm…

4


rm
ac
y,

VN
U

Kém hấp thu kẽm:
Bẩm sinh (rất hiếm) như bệnh khuyết tật bẩm sinh tuyến ức, viêm da đầu
chi ruột do đột biến gen mã hoá protein vận chuyển kẽm nên không hấp thu được
kẽm ở ruột.
Mắc phải: do một số chất gây ức chế hấp thu kẽm (acid phytic, penicillamin)
hoặc hội chứng kém hấp thu (suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận,
bệnh Bowel…)

Co


py

rig

ht
@

Sc

ho

ol

of

M

ed
ici
ne

an

dP
ha

Tăng đào thải:
Mất kẽm qua đường tiêu hóa: tiêu chảy kéo dài, lỗ dò đường tiêu hóa, bệnh
lý dạ dày- ruột gây tiêu chảy…
Mất kẽm qua đường tiết niệu: xơ gan, đái tháo đường, bệnh thận, thiếu máu

tán huyết, tăng dị hóa kẽm (phẫu thuật, chấn thương, nhiễm trùng…), sử dụng
thuốc lợi tiểu, natri polyphotphate.
Trường hợp khác: bệnh nhân bỏng, chạy thận nhân tạo, bệnh nhân điều trị
ung thư…
Tăng nhu cầu kẽm: phụ nữ mang thai, trẻ đẻ non… [23].
Stress liên tục: Nghiên cứu mới gần đây của các nhà khoa học khi tiến hành
kiểm tra nồng độ kẽm trong cơ thể cho thấy: đa số những trẻ thường xuyên cáu
giận vô cớ do nguyên nhân bị thiếu hụt nghiêm trọng nguyên tố vi lượng kẽm.
Theo lý giải của các nhà khoa học: Kẽm không chỉ có tác dụng với thể chất,
tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng đến tinh thần, làm trẻ dễ nổi cáu. Nguyên nhân
do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan
trọng giúp ổn định thần kinh [15].
1.1.5.2. Hậu quả của thiếu kẽm
Khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường nhờ kẽm, bởi nó hoạt hóa hệ
thống này thông qua cơ chế kích thích các đại thực bào, tăng các lympho T…Vì vậy,
khi thiếu kẽm, nguy cơ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân sẽ tăng lên. Kẽm làm giảm thời
gian và mức độ trầm trọng của tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài cũng như các nhiễm
trùng hô hấp cấp. Theo khuyến cáo của WHO, bổ sung 20mg kẽm mỗi ngày trong
vòng 2 tuần ở trẻ em từ 6 đến 59 tháng và 10mg kẽm mỗi ngày trong vòng 2 tuần
ở trẻ em duới 6 tháng khi trẻ em bị tiêu chảy hay nhiễm trùng hô hấp sẽ làm giảm
sự trầm trọng của bệnh và ngăn ngừa tái nhiễm trong 2-3 tháng sau đó [43].
Ngoài ra, thiếu kẽm dẫn tới giảm ngon miệng chậm tăng trưởng, suy dinh
dưỡng, chậm phát triển sinh dục...

5


M

ed

ici
ne

an

dP
ha

rm
ac
y,

VN
U

Với da: Trong thực tế, thiếu hụt kẽm bẩm sinh và mắc phải gây ra một loạt
các biểu hiện về da như: bong vảy da, mụn nước, rụng tóc và loạn dưỡng móng.
Viêm da đầu chi ruột là bệnh thiếu kẽm bẩm sinh, gây tổn thương da là ban đỏ, vảy
da và vết trợt ở quanh miệng, hậu môn, đầu chi.
Kẽm không chỉ quan trọng trong hoạt động sống với vai trò độc lập, mà còn
quan trọng hơn khi sự có mặt của kẽm sẽ giúp cho quá trình hấp thu và chuyển
hóa các nguyên tố khác cần thiết cho sự sống như đồng (Cu), mangan (Mn),
magnesium (Mg)…Do vậy, khi cơ thể thiếu kẽm sẽ kéo theo sự thiếu hụt hoặc
rối loạn chuyển hóa của nhiều yếu tố, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe
[45].
1.1.6. Dạng tồn tại của kẽm trong máu và trong huyết tương [49]
1.1.6.1. Trong máu
Trong máu, khoảng 25% kẽm nằm trong hồng cầu, 22% trong huyết tương
và 3% trong bạch cầu. Trong hồng cầu 60% kẽm trong hemoglobin và 20% trong
enzym Carbonic anhydrate.

1.1.6.2. Trong huyết tương
Trong huyết tương, kẽm liên kết bền vững với các protein Albumin và
Globulin có thành phần như sau:
Bảng 1.1. Các dạng liên kết của kẽm
%kẽm

of

Dạng liên kết

22-38

Albumin

25 - 34

α1-Globulin

23 – 26

β-Globulin

15 – 17

γ-Globulin

1

ho


ol

α1-Globulin

Sc

Globulin

Đại cương về một số bệnh ngoài da
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự công nghiệp hóa ngày càng
gia tăng các vấn đề về da. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây
ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, đặc biệt một số các bệnh ngoài da lại có xu hướng trở
thành mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi như Vảy nến... Điều này gây
tổn thương nặng nề về mặt tinh thần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân.

Co

py

rig

ht
@

1.2.

6



ed
ici
ne

an

dP
ha

rm
ac
y,

VN
U

1.2.1. Bệnh viêm da cơ địa
1.2.1.1. Định nghĩa
VDCĐ là 1 bệnh viêm da có ngứa, mạn tính hay tái phát với tổn thương thay
đổi theo lứa tuổi. Bệnh được biết đến từ lâu với nhiều tên gọi khác nhau: chàm thể
tạng hoặc sẩn ngứa Besnier, chàm nếp gấp, viêm da thần kinh lan tỏa, lichen đơn
dạng mạn tính.
Năm 1923, Coca là người đầu tiên dùng từ “Atopy” nghĩa là “lạ” để mô tả
một số triệu chứng lâm sàng của sự quá mẫn cảm của người, biểu hiện bằng hen
phế quản, viêm mũi dị ứng và viêm da cơ địa [71]. Năm 1933, Wise và Sulzberger
đã đặt tên bệnh là “Atopic dermatitis” và tên này vẫn được sử dụng cho đến ngày
hôm nay [54].
Tại Việt Nam, ngành Da liễu đã thống nhất sử dụng thuật ngữ “Viêm da cơ
địa” để thay thế nhiều tên gọi khác nhau như chàm thể tạng, chàm cơ địa, chàm
sữa…[2].

1.2.1.2. Dịch tễ

ho

ol

of

M

Bệnh VDCĐ thường gặp ở trẻ em, hơn 60% VDCĐ khởi phát trong năm
đầu tiên của cuộc sống, 85% bệnh nhân khởi phát trước 5 tuổi [50]. Dịch tễ của bệnh
là một vấn đề chưa thống nhất, tỷ lệ này phụ thuộc vào địa lý, khí hậu, môi trường
sống và chủng tộc. Tỷ lệ nữ/nam là 1,3/1 [27].
Theo điều tra của Phạm Văn Hiển và cộng sự, tỷ lệ bệnh VDCĐ chiếm khoảng
20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám viện Da liễu Quốc gia [7].
1.2.1.3. Sinh bệnh học VDCĐ

ht
@

Sc

VDCĐ là hậu quả của sự tương tác giữa các gen mẫn cảm di truyền dẫn đến khiếm
khuyết hàng rào bảo vệ da, giảm ceramid, khiếm khuyết hệ thống miễn dịch tự nhiên và
tăng đáp ứng miễn dịch với các dị nguyên và các kháng nguyên vi khuẩn [27]. Cơ chế
bệnh sinh của VDCĐ bao gồm nhiều yếu tố tác động.

Co


py

rig

Giảm chức năng hàng rào bảo vệ da
Da có chức năng quan trọng trong ngăn chặn sự mất nước của cơ thể, bảo
vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các chất lạ và tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi
trường. Trong VDCĐ có sự suy giảm chức năng của hàng rào bảo vệ da ở lớp
thượng bì do có đột biến gen mã hóa filaggrin và locicrin, giảm nồng độ ceramid,
làm tăng mất nước qua da, gây khô da và làm da dễ bị tổn thương [27].

7


rm
ac
y,

VN
U

Ngoài ra, người ta còn thấy có sự tăng nồng độ của men thủy phân protein
nội sinh, gây phá hủy cầu nối gian bào giữa các tế bào sừng làm hàng rào da kém
bền vững. Hàng rào da cũng có thể bị tổn thương do các men protease của các
con mạt nhà và tụ cầu vàng tiết ra [50].
Những biến đổi trên ở thượng bì trong VDCĐ làm tăng khả năng xâm nhập
của dị nguyên và vi khuẩn, nấm, KST vào da [27].

dP
ha


Yếu tố di truyền
VDCĐ là bệnh phức tạp, có tính chất gia đình. Tỷ lệ cùng mắc VDCĐ ở
cặp song sinh đồng hợp tử là 77%, cao hơn tỷ lệ ở cặp dị hợp tử 15%. Trong
nhóm bệnh cơ địa thì tiền sử gia đình với bệnh VDCĐ là yếu tố nguy cơ cao hơn
so với hen phế quản (HPQ) và viêm mũi dị ứng (VMDƯ), gợi ý rằng tồn tại nhóm
gen riêng biệt cho bệnh VDCĐ.

M

ed
ici
ne

an

Thay đổi miễn dịch trong VDCĐ
Trong giai đoạn cấp tính, người ta thấy thượng bì có phù gian bào (xốp
bào). Các tế bào trình diện kháng nguyên (langerhans, đại thực bào) có trong tổn
thương trình diện phân tử gắn IgE trên bề mặt. Thâm nhiễm rải rác trong thượng
bì chủ yếu là lympho. Ở trung bì có thâm nhiễm tràn ngập lympho, rải rác đại
thực bào, chủ yếu là lympho T nhớ hoạt hóa mang CD3, CD4 và CD 45-RO.
Hiếm thấy bạch cầu ái toan. Số lượng dưỡng bào bình thường [27].

ho

ol

of


Các cytokin và chemokin trong VDCĐ
Các nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm da trong VDCĐ xảy ra do biểu
hiện tại chỗ của các cytokin và chemokin tiền viêm.
Trong giai đoạn cấp của VDCĐ có liên quan đến sự sản sinh các cytokin
của tế bào T hỗ trợ 2 như IL-4, IL-5, IL6, IL-13.

Sc

Trong giai đoạn mạn tính có sự tăng cytokin của Th1 như TNF-, IL-12.

ht
@

Tăng tạo yếu tố kích thích dòng đại thực bào hạt trong VDCĐ ngăn chặn chết
theo chương trình của bạch cầu đơn nhân, góp phần cho bệnh dai dẳng hơn [20].

Co

py

rig

Các tế bào miễn dịch trong VDCĐ
Tế bào trình diện kháng nguyên (antigen-presenting cells): đóng vai trò
quan trọng trong việc phát hiện dị nguyên và tác nhân gây bệnh thông qua các thụ
thể nhận biết như Toll-like receptors (TLR). Có 2 loại tế bào trình diện kháng
nguyên: LCs và IDECs
Tế bào lympho T: Đây là các tế bào quan trọng trong sinh bệnh học của
VDCĐ, đặc biệt trong giai đoạn cấp tính.


8


VN
U

Các tế bào sừng: đóng vai trò cơ bản trong việc gia tăng viêm của VDCĐ.
Chúng tiết ra một số các cytokin và chemokin sau khi tiếp xúc với các cytokin
tiền viêm.

an

dP
ha

rm
ac
y,

Các yếu tố ảnh hưởng
Thay đổi về nhiệt độ; giảm độ ẩm; các dị nguyên hô hấp; các dị nguyên
thức ăn; tụ cầu vàng; yếu tố thần kinh, đặc biệt là các sang chấn tinh thần……
1.2.1.4. Đặc điểm lâm sàng của VDCĐ
Ngứa và tổn thương da là triệu chứng nổi bật của VDCĐ [35]. Ngứa nhiều
từng cơn trong ngày và thường trội lên vào tối và đêm với hậu quả là cào, gãi, sẩn
ngứa, lichen hóa [27]. Tổn thương VDCĐ thường chia làm 3 giai đoạn, 3 thời kỳ
với các triệu chứng lâm sàng đa dạng.
1.2.1.5. Chẩn đoán

ho


ol

of

M

ed
ici
ne

Chẩn đoán xác định
VDCĐ là bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, thay đổi theo từng độ tuổi vì
vậy chẩn đoán phải dựa vào nhiều triệu chứng, yếu tố liên quan và từng giai đoạn.
Có rất nhiều bộ tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh như bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của hội
bác sĩ gia đình Mỹ năm 1999 với 4 tiêu chuẩn chính và 15 tiêu chuẩn phụ, bộ tiêu
chuẩn của Williams và cộng sự, bộ tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka được xây dựng
năm 1970 và cải biến năm 1980. Trong đó bộ tiêu chuẩn của Hanifil và Rajka là
bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất, được đa số các nhà Da liễu học sử dụng.
Bộ tiêu chuẩn của Hanifin và Rajk: có 4 tiêu chuẩn chính và 23 tiêu chuẩn
phụ. Một người được chẩn đoán VDCĐ khi có ít nhất 3 triệu chứng chính + 3 triệu
chứng phụ [27].

Co

py

rig

ht

@

Sc

Chẩn đoán mức độ bệnh
Để chẩn đoán mức độ bệnh có nhiều thang điểm được sử dụng, trong đó
SCORAD (Scoring Atopic Dermatitis) vẫn là thang điểm mà các nhà lâm sàng
cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng nhiều nhất do nó có ưu điểm
vừa đánh giá định lượng (dựa vào điểm số), vừa đánh giá định tính (dựa vào mức
độ nặng, trung bình và nhẹ) [60].
Thang điểm SCORAD
Mức độ nhẹ:
SCORAD < 25 điểm
Mức độ trung bình:
SCORAD từ 25 đến 50 điểm.
Mức độ nặng:
SCORAD >50 điểm

9


dP
ha

rm
ac
y,

VN
U


1.2.1.6. Điều trị và quản lý bệnh VDCĐ
Cần kết hợp giữa các thuốc bôi tại chỗ và các thuốc dùng toàn thân, phối
hợp với các phương pháp khác như quang trị liệu, interferon, bổ sung vitamin
D….cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng dưỡng ẩm thường xuyên cho người bệnh.
VDCĐ là bệnh thường gặp, khởi phát sớm, dai dẳng hay tái phát. Nguyên nhân
bệnh là sự tương tác giữa yếu tố cơ địa và các tác nhân kích thích từ môi trường
sống. Vì vậy trong quá trình điều trị bệnh vấn đề chăm sóc da đúng cách và bảo vệ
da khỏi các yếu tố kích thích rất quan trọng giúp làm hạn chế phát bệnh, giảm thời
gian dùng thuốc và giúp cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân VDCĐ tốt hơn.
1.2.2. Bệnh trứng cá
1.2.2.1. Định nghĩa

ed
ici
ne

an

Trứng cá (acne vulgaris) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất
bã và viêm hệ thống nang lông tuyến bã [3].
1.2.2.2. Dịch tễ

M

80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi trưởng thành; tuy nhiên bệnh thường
gặp hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.

ol


of

Trứng cá không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên do
tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi, lõm ở vùng mặt làm giảm tính thẩm mỹ
nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

ho

1.2.2.3. Cơ chế bệnh sinh và chẩn đoán

ht
@

Sc

Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính: đó là tăng
sản xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn P.acne. Do vậy,
phác đồ điều trị trứng cá phải làm sao đánh được cả vào 3 khâu trên.

rig

Việc chẩn đoán xác định bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng với biểu hiện
bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn
bọc, nang…khu trú ở những vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.

py

1.2.2.4. Điều trị

Co


Việc điều trị mụn cần kết hợp các phương pháp bôi tại chỗ (gel, creams
kháng khuẩn trị mụn, retinoids), điều trị toàn thân với các dạng mụn nặng hoặc

10


rm
ac
y,

VN
U

các thể mụn kháng thuốc (isotretinoin đường uống, kháng sinh uống hay các
thuốc nội tiết). Tuy nhiên, đã có nhiều bệnh nhân phàn nàn rằng việc uống kháng
sinh hay uống các thuốc có chứa retinol làm da của họ khô hơn, bong tróc, gây
cảm giác khó chịu và dễ bắt nắng hơn, để làm giảm các tác dụng phụ và tăng hiệu
quả của các loại thuốc uống đối với các trường hợp mụn nặng, dai dẳng các nhà
khoa học đã tìm hiểu vai trò của kẽm đối với mụn và một số bác sĩ khi kê đơn
cũng có bổ sung thêm viên kẽm và thấy rằng tình trạng của bệnh nhân có cải thiện
hơn [5].

dP
ha

1.2.3. Bệnh vảy nến
1.2.3.1. Đặc điểm, dịch tễ

ed

ici
ne

an

Vảy nến (psoriasis) là một bệnh da khá phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, mọi
chủng tộc và ở bất kì đâu. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vảy nến khác nhau tùy theo
từng nước, từng châu lục, song dao động trong khoảng 2-5% dân số [9].

M

Mặc dù được nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên cho đến nay căn sinh bệnh học
của bệnh vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ. Yếu tố di truyền và miễn dịch đã
được đề cập. Rối loạn miễn dịch tại chỗ là một vấn đề quan trọng gần đây được
nhiều tác giả quan tâm.

ol

of

Đặc điểm nổi bật nhất của bệnh là tiến triển dai dẳng, hay tái phát sau những
đợt tạm yên. Thương tổn cơ bản của bệnh là các dát đỏ có vảy trắng như nến, nhưng
trong nhiều trường hợp bệnh còn có tổn thương ở móng và khớp.

ho

1.2.3.2. Căn sinh bệnh học

ht
@


Sc

Là sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm môi trường, di truyền và các yếu
tố miễn dịch. Ở những bệnh nhân vảy nến có sự kết hợp với kháng nguyên HLA
lớp I, trong đó liên quan chặt chẽ nhất là HLA-CW6. Người mang gen này có nguy
cơ mắc cao gấp 9-15 lần và bệnh nặng lên gấp 20% [6].

Co

py

rig

Nhiều bằng chứng cho thấy vai trò chủ yếu trong bệnh Vảy nến là tế bào
lympho T hoạt hóa (TCD4, TCD8) xâm nhập vào biểu bì. Khi các kháng nguyên
xâm nhập, tế bào Langerhans ở da bắt giữ, xử lý và trở thành tế bào trình diện
kháng nguyên. Các tế bào này tiếp xúc với lympho T xâm nhập vào biểu bì ở vùng
da bị tổn thương và tế bào lympho T trở thành tế bào lympho hoạt hóa. Các tế bào

11


rm
ac
y,

VN
U


lumpho sản xuất các interleukin-2 (IL -2), interleukin gamma (IFN-γ)….được gọi
là tế bào Th1 đảm nhiệm miễn dịch qua trung gian tế bào. Các tế bào lympho T
sản xuất IL-4, IL-8…được gọi là Th2, chịu trách nhiệm miễn dịch dịch thể [56].
Nhiều tác giả cho rằng bệnh vảy nến là một bệnh trung gian Th1, vì sự gia tăng
tương đối của tế bào T sản sinh INF-γ và sự kích hoạt của nhiều gen đáp ứng miến
dịch [68].

Co

py

rig

ht
@

Sc

ho

ol

of

M

ed
ici
ne


an

dP
ha

1.2.3.3. Các yếu tố thuận lợi
Bệnh Vảy nến được khởi động bởi một số yếu tố: chấn thương tâm lý
(stress), chấn thương da, nhiễm khuẩn khu trú, một số thuốc, chất kích thích, khí
hậu thời tiết….Các yếu tố trên có thể là yếu tố khởi phát bệnh, làm tái phát hoặc
làm bệnh trầm trọng hơn.
1.2.3.4. Biểu hiện của bệnh vảy nến [12]
Thương tổn da: hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ
trên bề mặt, vảy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như
giọt nến (Vì vậy có tên gọi là “Vảy nến”) khi cạo hết các lớp vảy nền da phía dưới
đỏ tươi.
Đặc điểm của dát: màu đỏ hoặc hồng, ấn kính mất màu; hình tròn hoặc bầu
dục; ranh giới rõ với da lành; kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường
kính từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn.
Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như:
khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian
tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân, nói chung có tính chất đối xứng.
1.2.3.5. Tiến triển và biến chứng
Bệnh vảy nến tiến triển thất thường. Sau một đợt cấp tính, bệnh có thể ổn
định, tạm vắng một thời gian. Khi thương tổn mất hoàn toàn gọi là “vảy nến yên
lặng”. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm, nhất
là những vùng bị tì đè. Vì tiến triển khó lường như vậy nên khi hết các thương tổn
cũng không nói được bệnh đã khỏi hoàn toàn.
Các biến chứng thường gặp:
Chàm hóa, bội nhiễm, ung thư da
Đỏ da toàn thân

Vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp, cứng khớp.

12


1.2.3.6. Chẩn đoán và điều trị [9]

dP
ha

rm
ac
y,

VN
U

Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào:
Dựa vào lâm sàng: dát đỏ, có vảy trắng, giới hạn rõ hay gặp ở vùng tỳ đè.
Cạo vảy theo phương pháp Brocq dương tính.
Trường hợp lâm sàng không điển hình có thể dựa vào hình ảnh mô bệnh
học.
Điều trị: Phải phối hợp điều trị tại chỗ, toàn thân và kết hợp với tư vấn trong
đó việc tư vấn đóng vai trò quan trọng. Vì diễn biến của bệnh rất thất thường nên
không được tự ý bỏ thuốc khi thấy thương tổn giảm hay biến mất. Cần tuân thủ
điều trị của thầy thuốc đồng thời tránh các chất kích thích, stress và điều trị triệt để
các bệnh mạn tính nếu có.

rig


ht
@

Sc

ho

ol

of

M

ed
ici
ne

an

1.3. Ảnh hưởng của kẽm tới bệnh ngoài da
1.3.1. Vai trò của kẽm đối với làn da
Ở da chứa khoảng 5% kẽm phân bố trong toàn cơ thể. Lớp thượng bì chứa
nhiều kẽm hơn (60µg/L) so với lớp trung bì (40µg/L). Trong thượng bì, kẽm phân
bố nhiều hơn ở lớp gai so với ba lớp còn lại. Trong trung bì, nồng độ kẽm ở trung
bì nông cao hơn. Kẽm có nhiều trong các hạt của các tế bào mast và tế bào này có
nhiều hơn ở trung bì nông. Vì sự khác biệt trong phân phối tế bào mast, ta có thể
giải thích sự khác biệt của phân phối kẽm trong lớp trung bì. Kẽm cần thiết cho sự
tăng sinh của tế bào thượng bì và ngăn chặn phản ứng viêm xảy ra ở đây. Chính
tác dụng này tạo nên hiệu quả lâm sàng của thuốc bôi kẽm oxid đối với tình trạng
viêm da và loét [67].

Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới các tế bào của hệ thống miễn dịch, làm giảm số
lượng tế bào lympho B và T (đặc biệt là tế bào lympho CD4) thông qua tăng hiện
tượng tế bào chết theo chương trình (apoptosis) và làm giảm khả năng chức phận
của chúng. Chức năng đại thực bào cũng bị ảnh hưởng. Sự sản xuất và hiệu lực của
một số chất tiết tế bào cytokine (chất tiết có tác dụng lên tế bào khác), những chất
dẫn truyền trung tâm của hệ thống miễn dịch cũng bị thay đổi khi thiếu kẽm: chức
năng của Th1 bị suy yếu còn Th2 thì hầu như không bị ảnh hưởng và thiếu kẽm cũng
làm tăng các cytokine viêm như IL-1b, IL-6, IL-8, TNF [20].

Co

py

Kẽm tham gia vào việc duy trì sự toàn vẹn của tế bào và biểu mô thông qua
thúc đẩy sự phát triển của tế bào, bảo vệ tế bào chống lại sự phá huỷ của các gốc
tự do trong những phản ứng viêm [22]. Kẽm làm giảm các gốc oxy hoá tự do bằng
nhiều cơ chế. Ngoài ra, thông qua protein chứa kẽm A20, kẽm giúp ức chế NF-kB

13


Tác nhân

VN
U

kích hoạt và làm giảm sản xuất các cytokine gây viêm. Do vậy, kẽm có thể được
sử dụng cho các giải pháp chống lão hóa da, giúp da đàn hồi và bảo vệ da tốt khỏi
tổn thương do bức xạ.
Tác nhân


Da thiếu kẽm

an

dP
ha

rm
ac
y,

Da bình thường

B

A

Viêm

ed
ici
ne

Viêm

Hình 1.1. Cơ chế phát triển viêm da do thiếu Kẽm [76]

M


ATP: Adenosine triphosphat

of

KC: Keratinocytes cells: Tế bào sừng
LC: Langerhans cells: Tế bào Langerhans

ho

ol

cAMP: Cyclic adenosine monophosphate: Chất truyền tin thứ 2

Co

py

rig

ht
@

Sc

Trong một làn da bình thường, ATP được các tế bào sừng (KC) phát hành
khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Các ATP này bị thủy phân thành cAMP bởi
CD39 trên các tế bào thực bào ở da (LC). Do đó, quá trình viêm không được khởi
phát (hình A). Trong vùng da thiếu kẽm (hình B), lượng ATP bất thường được giải
phóng bởi các KC thiếu kẽm khi so sánh với các KC tương ứng với kẽm (1). Thiếu
kẽm dẫn đến mất các LC biểu bì biểu hiện CD39 hoặc làm giảm hoạt tính của

chúng (2). Do đó, ATP không bị thủy phân ở vùng da thiếu kẽm, dẫn đến tình trạng
viêm da qua trung gian ATP.

14


Ứng dụng của kẽm trong chuyên ngành da liễu

M

ed
ici
ne

an

dP
ha

rm
ac
y,

VN
U

Ngoài tác dụng chống nắng của kẽm oxyd, tác dụng giảm gàu của kẽm
pyrithione, nhiều chế phẩm dạng bôi và uống của kẽm được sử dụng trong chuyên
ngành da liễu. Kẽm là nguyên tố vi lượng được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh
da liễu như: viêm da đầu chi ruột (acrodermatitis enteropathica), trứng cá đỏ, trứng

cá thông thường, hạt cơm, loạn sản thượng bì dạng hạt cơm và có trong các sản
phẩm chống nắng, trị gàu… [18]
Kẽm giúp điều hòa hoạt động của đại thực bào, chức năng của bạch cầu đa
nhân trung tính, tế bào diệt tự nhiên và nhiều cytokin viêm nên các chế phẩm tại
chỗ và toàn thân có tác dụng trong một số bệnh nhiễm trùng như: hạt cơm, loạn
sản thượng bì dạng hạt cơm... Nhiều nghiên cứu cho thấy chế phẩm kẽm dạng uống
và bôi đều có hiệu quả trong điều trị hạt cơm thông thường. Uống kẽm sulphate 10
mg/kg/ngày có hiệu quả trong điều trị hạt cơm kháng trị với tỷ lệ khỏi 61% trong
1 tháng và 87% sau 2 tháng [21]. Ngoài ra có thể bôi kẽm sulfate 5% hoặc 10% 3
lần mỗi ngày trong 4 tuần với tỉ lệ khỏi đạt được là 42,8% và 85,7% và bôi kẽm
oxyd 20% cũng đạt được tỉ lệ khỏi là 50% sau 3 tháng. Phương pháp tiêm nội tổn
thương kẽm sulfate 2% cũng có hiệu quả trong điều trị hạt cơm. Đường dùng toàn
thân và bôi của kẽm được sử dụng nhiều ở trẻ em vì các phương pháp điều trị hạt
cơm khác như: đốt laser, phẫu thuật đều gây đau [39].

rig

ht
@

Sc

ho

ol

of

1.3.2. Vai trò của kẽm trong bệnh VDCĐ
Đến nay vai trò của kẽm trong VDCĐ chưa được rõ ràng. Trong nghiên cứu

ở người, thiếu kẽm nhẹ dẫn đến giảm chức năng Th1 (được đánh giá bằng sự giảm
sản xuất IFN-γ, IL-2, yếu tố hoại tử u – TNF-α) nhưng chức năng Th2 không bị
ảnh hưởng. Trong một mô hình nuôi cấy tế bào, thiếu kẽm làm giảm sự kích hoạt
NF-κB, dẫn đến làm giảm các cytokine gây viêm bao gồm TNF-α, IL-1β và IL-8.
Những dữ liệu này gợi ý rằng thiếu kẽm có thể giảm tác dụng chống viêm, gây
tăng cytokin của Th2 – những cytokin chủ yếu liên quan tới VDCĐ [19]. Một số
nghiên cứu trên động vật đã cho thấy chế độ ăn thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tới
hàng rào bảo vệ da, gây tổn thương da giống VDCĐ [73].

Co

py

1.3.3. Vai trò của kẽm trong bệnh Trứng cá
Cơ chế giảm mụn chính xác của kẽm vẫn chưa được chứng minh rõ ràng,
chỉ biết rằng, kẽm có thể thúc đẩy mang đến cho bạn làn da khỏe mạnh bằng cách
làm tăng lượng vitamin A cho làn da đồng thời điều chỉnh cân bằng nội tiết trong

15


×