Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ke hoach hoat dong trai nghiem sang tao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.46 KB, 6 trang )


KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NĂM HỌC 2018 - 2019

Chỉ thị 2919/CT-BGDĐT, ngày10 /8/2018 về Nhiệm vụ chủ yếu năm h ọc
2018-2019 của ngành giáo dục;
Quyết định số 2315/QĐ-UBND, ngày 03/8/2018 của Ủy ban nhân dân t ỉnh
về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 đối v ới giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 về phát triển giáo d ục
mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và nh ững năm tiếp theo;
Công văn số 1326 /SGDĐT-GDPT ngày 04/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào
tạo Hà Tĩnh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp Trung học c ơ s ở năm
học 2018-2019;
Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 19/3/2018 của Ủy ban nhân dân huy ện v ề
Kế hoạch nâng cao chất lượng dạy, học cấp THCS năm học 2017-2018 và nh ững
năm tiếp theo;
Công văn số 540/PGDĐT-GDPT ngày 11 tháng 9 năm 2018 về việc Hướng d
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;
Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 và tình hình thực tế ở địa
phương. Nay Liên Đội THCS Hòa hải xây dựng kế hoạch trải nghiệm sáng tạo năm
học 2018-2019 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Học sinh
+ Tổng số lớp: 12 lớp
+ Tổng số học sinh: 389 em
-

Trong đó:


Khối 6: 3 lớp - Số học sinh 98 em
Khối 7: 3 lớp - Số học sinh 94 em
Khối 8: 3 lớp - Số học sinh 92em
Khối 9: 3 lớp - Số học sinh 106 em

2. CBQL, giáo viên và nhân viên
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 37 người. Trong đó:
+ Cán bộ quản lý: 02
+ Giáo viên: 30
+ Nhân viên hành chính: 05( 01 hợp đồng)
- Thuận lợi về đội ngũ:
Ty lệ giáo viên cao hơn mức quy định ( 2,5 GV/lớp) ;
3. Về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy- học


- Tổng số phòng học: 12 phòng
- Phòng bộ môn: 6 phòng
- Phòng chức năng: 11 phòng
Cở sở vật chất đảm bảo phục vụ dạy và học
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

1. Môi trường bên trong:
a) Thuận lợi:
- Đội ngũ CB-GV khá năng động, gắn bó với trường, lớp và đạt chuẩn về trình
độ chuyên môn;
- Nề nếp, chất lượng dạy của đội ngũ giáo viên, việc học của học sinh khá ổn
định; tỉ lệ học sinh đủ điều kiện được công nhận TNTHCS cao.
- CSVC đáp ứng đầy đủ nhu cầu về phòng học và các phòng chức năng, thuận
lợi cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá chất
lượng giáo dục;

- Môi trường học tập thoáng mát, trong lành, thân thiện và yên tĩnh, thuận lợi
cho việc dạy học và GD đạo đức học sinh;
- Trong năm học qua, trường đạt nhiều thành tích nổi bật trong công tác bồi
dưỡng HSG văn hóa và phong trào, đây là động lực để tập thể tiếp tục phấn đấu đạt
thêm nhiều thành tích nữa trong năm học mới.
b) Khó khăn:
- Một số giáo viên chậm đổi mới và khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy
hạn chế; một số GV tuy trẻ tuổi, có nhiều khả năng tiến bộ hơn nữa nhưng sớm thỏa
mãn với những gì đang có, tính tự mãn cao;
- Một số giáo viên chưa tập trung hết lòng vào việc giảng dạy do kinh tế gia
đình còn nhiều khó khăn phải làm thêm công việc khác;
- Học sinh đầu cấp chưa xác định đúng mục tiêu học tập hoặc không bắt nhịp
kịp so yêu cầu học tập ở cấp THCS nên tỉ lệ học sinh thi lại, lưu ban còn nhiều. Tỷ lệ
tuyển sinh vào THPT hàng năm chưa cao, chất lượng đại trà còn thấp. Bên cạnh đó, ý
thức thực hiện nội quy Nhà trường của một số em còn chậm và còn vi phạm nội quy
nhà trường;
- Trường còn gặp khó khăn trong công tác tổ chức, kiểm tra công tác dạy 2
buổi/ngày
- Bàn ghế đã cũ và thường xuyên bị hư hỏng chưa thay mới hoàn toàn, khuôn
viên sân trường xuống cấp ảnh hướng đến hoạt động vui chơi của học sinh.
2. Môi trường bên ngoài:
a) Thời cơ:


- Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của
Ngành cấp trên đối với nhà trường;
- Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập và giáo dục đạo đức con em,
tỉ lệ huy động học sinh đến lớp đầu năm đạt tỉ lệ cao tạo điều kiện thuận lợi để nâng
cao chất lượng giáo dục;
- Ban đại diện CMHS trường thường xuyên quan tâm và phối hợp tốt trong

công tác giáo dục đạo đức cho học sinh;
b) Thách thức:
- Học sinh có học lực yếu kém, lưu ban hàng năm vẫn còn;
- Do trường ở xa trung tâm dóng trên địa bàn thuộc xã thuần nông, vùng chịu
ảnh hưởng của thiên tai, học sinh đi lại khó khăn, gây khó khăn trong nâng cao
chất lượng đại trà và phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên sâu;
- Phần lớn kinh tế gia đình các em chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập
không ổn định, chưa có điều kiện tốt cho việc học tập. Nhiều học sinh sống nhờ
vào ông bà do cha mẹ đi làm ăn xa;
III. MỤC TIÊU
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân
cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng
như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo
dựng được;
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh được
tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà
trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển
năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân
mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng
thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi
hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng
khác nhau;
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD và ĐT theo tinh
thần Nghị quyết 29 của TW, căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường,
của cộng đồng địa phương để tổ chức HĐTNST sao cho học sinh được chủ động, phấn
khởi, tích cực tham gia, giúp học sinh biết Tự tin - Tự lực, biết phản biện gắn kết với
thực tiễn và biết định hướng tương lai.
IV. NỘI DUNG.
1. Lĩnh vực về nhà trường

Sắp xếp các tư liệu trong phòng truyền thống nhà trường. Viết bài dự thi tìm
hiểu về lịch sử phát triển của trường THCS Hòa hải. Tổ chức thi cắm hoa. Tổ chức
các cuộc thi thực hành ở các môn học, cuộc thi tạo dựng không gian lớp học xanh –
sạch –đẹp...


2. Lĩnh vực văn hoá du lịch
Tham quan dâng hương các di tích lịch sử, thi hát dân ca ví dặm. Đóng kịch
tuyên truyền an toàn giao thông, bạo lực học đường. Hội diễn văn nghệ
3. Lĩnh vực giao thông
Tham gia cuộc thi tìm hiểu: “Kiến thức an toàn giao thông đường bộ”. Hoạt
động đi xe đạp cổ động, tuyên truyền về an toàn giao thông. Thành lập đội thanh niên
xung kích hướng dẫn giao thông.
4. Lĩnh vực Nông – Lâm - Ngư nghiệp
Tổ chức buổi tọa đàm giao lưu với học sinh. Tổ chức làm các đồ dùng học tập
bằng các vật liệu sẵn có: bìa cứng, vỏ lon, hộp sữa.... Phát quang cây dại ở thôn xóm.
Tổ chức ngày “Chủ nhật xanh” làm sạch đường em đi học, Tổ chức Tết trồng cây.
Trải nghiệm một ngày ở xưởng cơ khí. Tổ chức tham quan các trang trại chăn nuôi...
5. Lĩnh vực y tế, TDTT
Tham gia các hoạt động TDTT. Tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành
niên. Tham gia mô hình Câu lạc bộ các môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá.
Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường. Tập luyện môn võ cổ truyền đồng diễn
trong toàn trường, vận động các bạn cùng đều đặn luyện tập thể dục, thể thao hàng
ngày có sức khỏe tốt để học tập tốt
6. Lĩnh vực khoa học công nghệ
Tuyên truyền và tham gia hội thi sáng tạo khoa học cấp trường, cấp huyện ( Phấn đấu
có một sản phẩm dự thi cấp huyện trong năm học 2018 – 2019).
7. Lĩnh vực các môn học
Tổ chức các cuộc thi kiến thức “ Vượt thác Vũ Môn”; “ Rung chuông vàng” ; “ Lớn
lên cùng sách”... nhân dịp 20/11; 26/3...

Thành lập các câu lạc bộ Văn học dân gian, Câu lạc bộ tiếng anh, Câu lạc bộ Toán
học, ...
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một dạng hoạt động giáo dục. Hoạt động
trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu
lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi,
hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng,
sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, tiểu phẩm, kịch
tham gia,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,...
- Giáo dục thông qua các sinh hoạt tập thể lớp, trường và các sinh hoạt theo chủ
đề: Sinh hoạt tập thể toàn trường gồm: chào cờ đầu tuần, mít tinh trong các ngày lễ,
các ngày kỉ niệm ..., các hội thi, hội thao..., cắm trại, các cuộc giao lưu tập thể, các
phong trào thi đua toàn trường vv... Sinh hoạt tập thể lớp: sinh hoạt lớp theo chủ đề
(theo chương trình của nhà trường và lớp), sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động
chung của tập thể lớp (tham quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh...).


- Giáo dục thông qua các hoạt động đoàn thể và hoạt động chính trị – xã hội:
Các hoạt động Đoàn, Đội (theo Chương trình hoạt động của Đoàn TNCS): đại hội
Đoàn các cấp, các phong trào của Đoàn, Đội..., Các hoạt động tập thể có tính chính trị
- xã hội: Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, hiến máu nhân đạo, tìm hiểu về Đảng,
Đoàn, Đội,...
- Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá - thể thao và vui chơi: Các hội
thao, hội thi (Hội khoẻ Phù Đổng), Các cuộc thi văn hoá- văn nghệ của học sinh,
Tiếng hát học sinh.
- Giáo dục thông qua giáo dục lại và tự giáo dục, tự giáo dục, tự tu dưỡng (ghi
nhật kí, nhóm bạn cùng tiến, Điểm 10 dành tặng cô....)
2. Tổ chức thực hiện
- BGH nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp BĐDCMHS về tổ chức hoạt

động trải nghiệm sáng tạo cho tất cả học sinh toàn trường theo kế hoạch thời gian năm
học của trường.
- Phân công PHT phụ trách chuyện môn, phụ trách hoạt động phong trào phối
hợp với Công Đoàn, Đoàn Đội nhà trường tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ cho GVCN các khối lớp phối hợp với đại diện CMHS lớp, GV
bộ môn, Đoàn Đội nhà trường, xây dựng kế hoạch, chương trình, dự trù kinh phí cụ
thể về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trình BGH và Ban đại diện CMHS trường phê
duyệt kế hoạch thực hiện.
Trên đây là kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo của Liên Đội Trường
THCS Hòa Hải năm học 2018-2019. Trình lê BGH nhà trường phê duyệt thực hiện
trong năm học. Nếu có gì vướng mắc xin liên hệ TPT Đội để được hướng dẫn thêm./.
Nơi nhận:

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

- Phòng GD( b/c);
- Hội ĐĐH
- BGH( chỉ đạo th/h);
- Các TTCM, GVCN( Th/h);
- Các Đoàn thể ( Ph/h);
- Lưu:VT.

TPT ĐỘI

Võ Văn Hoàn
DUYỆT KẾ HOẠCH CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

Trần Đình Tú




×