Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tieu luan triet hoc chu nghia duy vat chat phac hy lap co dai nhung gia tri han che cua no

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.89 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------o0o---------TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC
HY LẠP CỔ ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ,
HẠN CHẾ CỦA NÓ

Người thực hiện : NGUYỄN VŨ GIANG
Lớp : Cao học QTKD –K21- Đêm 5
Số thứ tự: 42 – nhóm 5
Giảng viên HD : TS. BÙI VĂN MƯA

TP. HCM, năm 2012


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
I. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC
HY LẠP CỔ ĐẠI...........................................................................................................2
I.1 Vài nét về hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
........................................................................................................................................ 2
I.2 Các trường phái triết học Duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại...........................2
I.2.1 Trường phái Milet........................................................................................2
I.2.2 Trường phái HÉRACLITE ..........................................................................4
I.2.3 Trường phái đa nguyên EMPÉDOCLE – ANAXAGORE...........................6
I.2.4 Trường phái nguyên tử luận LEUCIPPE - DÉMOCRITE...........................7
II. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ
ĐẠI............................................................................................................................... 10
II.1 Giá trị của triết học duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại................................10
II.2 Hạn chế của triết học duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại..............................12


KẾT LUẬN..................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................15


LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua 20 năm đổi mới, một trong những bài học quan trọng mà Đảng ta
rút ra là: “trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi
mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội
được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không
phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động cách mạng”1.
Theo Lênin, sợi chỉ đỏ của toàn bộ chủ nghĩa Mác chính là phép biện chứng
duy vật - khoa học phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan của sự vật, hiện
tượng. Mà chủ nghĩa duy vật chất phác Hy lạp cổ đại chính là nguồn gốc của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. F.Enghen đã từng khẳng định: “Không có cơ sở văn
minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có Châu Âu hiện đại được”2
Vì vậy việc hiểu rõ chủ nghĩa duy vật chất phác thời Hy Lạp cổ đại là rất
quan trọng, thông qua đó chúng ta hiểu rõ hơn về phép biện chứng duy vật để góp
phần xây dựng đất nước đúng theo định hướng của Đảng và nhà nước CHXH Chủ
Nghĩa Việt Nam.
Từ những nguyên nhân đó mà tác giả quyết định chọn đề tài “ Chủ nghĩa
duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại và những giá trị, hạn chế của nó” nhằm mục
đích hiểu rõ hơn về phép biện chứng duy vật của Mác, chính sách và đường lối của
Đảng.
Dựa vào những sách giáo khoa triết học dùng cho các trường Đại học, cao
đẳng trên toàn quốc tác giả đã làm bật lên những viên ngọc sáng ngời trong thời kỳ
Hy Lạp cổ đại.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, HN, 2006 tr.70.

Bùi Văn Mưa, Triết học phần I: Đại Cương về lịch sử triết học, NXB Chính Trị Hành Chánh, 2011, tr.90&tr
91
1

2


I. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC
HY LẠP CỔ ĐẠI
I.1 Vài nét về hoàn cảnh ra đời và sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu
dài và sâu sắc các mối quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên
trong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ.
Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất
liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á.
Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh
chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn
hoá. F.Enghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy-lạp,
không có nghệ thuật và khoa học Hy-lạp ; không có chế độ nô lệ thì không có chế
Rô-ma. Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy-lạp và đế chế Rô-ma thì không
có châu âu hiện đại”3.
Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là
kết quả tất yếu từ việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác
dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự
nhiên).
Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất
yếu -đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. C.Mác viết: “Các nhà
triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại
mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy
nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học”.4

I.2 Các trường phái triết học Duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại
I.2.1 Trường phái Milet

3

/>
4

/>

Milet là đô thị ven biển vùng Cận Đông, trung tâm thương mại sầm uất
của Hy Lạp trong thế kỷ VII tr. CN. Nhờ đó những nhà bác học có cơ hội mở rộng
hiểu biết về nền văn minh cổ đại Đông phương.
Trong thế kỷ VII tr. CN, ở Milet xuất hiện trường phái duy vật đơn
nguyên đầu tiên gọi là phái Milet do Thalès, Anaximandre, Anaximène xây dựng.
Đặc điểm của phái này là đặt vấn đề: thực chất của thế giới là gì?
THALÈS (khoảng 624 – 547 tr. CN)
Thalès đặt vấn đề thực chất của thế giới là một thứ vật chất: nước. Nước
bốc thì thành hơi, thành lửa và đọng lại thì thành đất. Về phương pháp tư tưởng,
Thalès đã quan niệm được sự vật trong cái biến chuyển của nó: nước là yếu tố đầu
tiên, là bản nguyên của vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay về với nước;
không có nước thì không có gì cả. Nước tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó tạo ra
thì không ngừng sinh ra, biến đổi và mất đi. Thế giới là một chỉnh thể thống nhất,
tồn tại như một vòng biến đổi tuần hoàn không ngừng nghỉ mà nước là nền tảng của
vòng biến đổi tuần hoàn đó5
Trong giới hạn ấy, Thalès lần đầu tiên đã đạt được tư tưởng cơ sở khoa
học, tức là khái niệm vật chất và những biến chuyển của nó, đồng thời Thalès cũng
đặt phương pháp tư tưởng duy lý để diễn tả cái biến chuyển ấy.
ANAXIMANDRE (khoảng 610 – 546 tr. CN)
Anaximandre giải thích nguồn gốc sự sống, cho rằng các loài sinh vật đầu

tiên sống dưới nước, sau đó thích nghi dần cuộc sống trên cạn, con người có nguồn
gốc từ một loài cá…
Theo Anaximandre, apeiron là cái vô định hình, một thứ vật chất không
có giới hạn nào, tức là vật chất thuần túy vô hình vô tượng. Ông giải thích vấn đề:
thực chất là tất cả vật chất, vậy thì không cho nó là cái gì cụ thể, mà là thực chất vô
hình. Nhưng nói thực chất vô hình tất nó lại không phải là vật chất.
ANAXIMÈNE (khoảng 585 – 525 tr. CN)
5

Bùi Văn Mưa, Triết học phần I: Đại Cương về lịch sử triết học, NXB Chính Trị Hành Chánh, 2011, tr.94


Về sau Anaximène cho vật chất là “khí”, không khí là bản nguyên của thế
giới. “Khí” có hai đặc điểm: tụ và tán nhờ đó mà tạo nên các sự vật.
Tóm lại, những ý kiến trên là những kinh nghiệm tư tưởng trên một lập
trường nhất định, nó bộc lộ chân lý và đồng thời bộc lộ giới hạn hẹp hòi của tư
tưởng ấy. Trường phái Milet thể hiện lập trường duy vật chất phác, tuy chưa khoa
học nhưng có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh chống tư tưởng duy tâm thần luận.
I.2.2 Trường phái HÉRACLITE (khoảng 530 – 470 tr.CN)
Ông được xem là trung tâm trong lịch sử của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại.
Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của phép biện chứng sau này.
Về khởi nguyên của vũ trụ
Lửa là khởi nguyên của thế giới, lửa tạo ra từng sự vật cụ thể hàng ngày
gần gũi cho đến những hành tinh xa lắc. “Mọi thứ biến đổi từ lửa và lửa thành mọi
thứ như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng” 6.Thế giới này chỉ
là một đối với mọi cái, không phải do thần thánh hay do con người tạo ra nhưng nó
“mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tàn
lụi”7.
Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới. “Cái chết của lửa là sự
ra đời của không khí, và cái chết của không khí là sự ra đời của nước. Từ cái chết

của nước sinh ra không khí, từ cái chết của không khí sinh ra lửa và ngược lại” 8.
Linh hồn con người cũng chỉ là một dạng vật chất, một trạng thái quá độ
của lửa 9
Về sự vận động là phổ biến
6

Hội Đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng

Hồ Chí Minh, Giáo Trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2005, tr.64
7

Hội Đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Giáo Trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2005, tr.64
8

Các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại, NXB Tư tưởng, Mátxcơva,1955, tr. 48 (Tiếng Nga)

9

Học Viện Chính Trị, Đề Cương Bài Giảng Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Hành Chánh, 2009, tr.35


Quan niệm về vận động đã được một số nhà triết học trước đó đề cập
nhưng phải đến Heraclit thì mới tồn tại với tư cách là học thuyết về vận động với
câu nói nổi tiếng “không ai tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”10.
Quan niệm về vận động của ông có nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Thứ nhất, thống nhất là sự đồng nhất của cái đa dạng và là sự hài hoà giữa
các mặt đối lập. Đồng nhất được xem là giới hạn theo nghĩa cùng tồn tại trong một
tương quan để so sánh. Tính chất của sự đồng nhất là tương đối. Ở những tương

quan khác nhau sẽ cho những kết quả so sánh khác nhau.
Thứ hai, mỗi sự vật, mỗi hiện tượng trong quá trình biến đổi đều trải qua
các trạng thái đối lập và chuyển thành các mặt đối lập với nó. Ông viết: “Cùng một
thứ ở trong ta như sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già, vì sau khi biến đổi cái này
trở thành cái kia và ngược lại”.11
Thứ ba, đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là sự đối lập mà còn là sự
thống nhất giữa các mặt đối lập, là điều kiện của tồn tại.
Héraclite cho rằng sự vận động, nhận thức thế giới là nhận thức logos
của vũ trụ12, phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách quan (logos) quy
định. Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ.
Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói và suy nghĩ của mọi người. Logos chủ
quan phải phù hợp với logos khách quan nhưng nó biểu hiện ở từng người có khác
nhau. Người nào càng tiến gần tới logos khách quan bao nhiêu thì càng thông thái
bấy nhiêu.
Về nhận thức luận và nhân bản học
10

Bùi Văn Mưa, Triết học phần I: Đại Cương về lịch sử triết học, NXB Chính Trị Hành Chánh, 2011, tr.95

11

/>p=3
12

Hội Đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Giáo Trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2005, tr.77


Về mặt nhận thức, ông chia nhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logos nhưng

không chắc chắn. Nhận thức lý tính là con đường đạt tới chân lý nên ông đề cao.
Theo Héraclite, linh hồn con người là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập: cái
ẩm ướt và lửa. Chính yếu tố lửa trong tâm hồn con người là logos của nó. Nhưng phần
đông mọi người sống chủ yếu theo những suy nghĩ và quan niệm riêng của mình chứ
chưa hiểu và tuân theo logos, do vậy họ là những người tầm thường. Hạnh phúc không
phải là sự hưởng lạc về mặt thể xác thoả mãn dục vọng mà ở chỗ phải biết vượt lên trên
mình biết nói, biết suy nghĩ, hành động theo logos.
Với những quan điểm duy vật và những yếu tố biện chứng về thế giới,
Héraclite đã góp phần đưa triết học cổ đại tiến thêm một bước mới. Ông được xem
là đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại. Giá trị mà ông để lại chính
là những vấn đề mà ông đã đặt ra.
I.2.3 Trường phái đa nguyên EMPÉDOCLE – ANAXAGORE
Để lý giải tính đa dạng của vạn vật trên thế giới theo tinh thần duy vật,
Empédocle và Anaxagore cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của trường
phái Milet và Héraclite, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật
chất đa dạng.
ÉMPEDOCLE (khoảng 490 – 430 tr.CN)
Empédocle thừa nhận sự tồn tại của bốn khởi nguyên độc lập là: đất,
nước, không khí, lửa. Bốn khởi nguyên này dưới tác động của tình yêu sẽ kết hợp lại
tạo nên vạn vật, còn thù hận sẽ làm chúng tan rã khiến vật mất đi.
Dựa trên quan điểm này Empédocle cho rằng vũ trụ luôn vận động theo
chu trình phát triển qua bốn giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn có sự tác động khác
nhau giữa tình yêu và thù hận kết hợp các yếu tố khởi nguyên sẽ tạo nên sự vật hay
làm sự vật mất đi.
ANAXAGORE (khoảng 500 – 428 tr.CN)


Tiếp nối quan điểm đa nguyên nhưng Anaxagore cho rằng vạn vật sinh ra
từ những cái tương tự như chúng, gọi là hạt giống chứ không phải từ đất, nước, lửa,
không khí.

Do có vạn vật nên có vô số hạt giống, nó cực nhỏ và có thể phân chia đến
vô tận. Mà sự biến hóa về chất của vạn vật là kết quả thay thế phần lớn các hạt giống
trong chúng. Để biến hóa cần có động lực là Nus – trí tuệ thuần túy hay linh hồn của
thế giới.
Theo Anaxagore, mầm nào sẽ sinh ra giống nấy, và trong bản thân mỗi
vật chứa tất cả các hạt giống khác ở liều lượng nhỏ hơn, cho nên: mỗi cái chứa mọi
cái. Đây là một ý tưởng biện chứng khá độc đáo mà khoa học hiện đại đang khai
thác.
I.2.4 Trường phái nguyên tử luận LEUCIPPE - DÉMOCRITE
Đây là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại. Leucippe đã lần đầu
tiên nêu lên quan niệm về nguyên tử. Còn Démocrite đã phát triển và xây dựng các
quan niệm này thành một hệ thống chặt chẽ có sức thuyết phục. Thuyết nguyên tử là
cống hiến nổi bật của ông đối với chủ nghĩa duy vật.
LEUCIPPE (khoảng 500 – 400 tr.CN)
Leucippe cho rằng cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại, đồng thời cái không tồn
tại (chân không) cũng tồn tại. Nguyên tử và chân không cùng là khởi nguyên của thế
giới. Vạn vật trong vũ trụ đều sinh diệt theo luật nhân quả…
DÉMOCRITE (khoảng 460 – 370 tr.CN)
Là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại Hy Lạp. Ông đã xây
dựng trường phái nguyên tử luận gồm các bộ phận :
Thuyết nguyên tử
Vũ trụ được cấu thành từ hai thực thể đầu tiên: nguyên tử và chân không.


Nguyên tử là hạt vật chất không thể chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé và
không thể cảm nhận bằng trực quan 13. Nguyên tử không biến đổi, tồn tại vĩnh viễn
và vận động không ngừng. Nguyên tử không khác nhau về chất, chúng có mùi vị,
âm thanh và màu sắc. Nguyên tử chỉ khác nhau về hình thức, kích thước, vị trí và
trình tự kết hợp của chúng. Mọi vật thể đều do sự kết hợp giữa các nguyên tử nên
nếu tách rời chúng ra thì vật thể bị tiêu diệt. Linh hồn của con người cũng do những

nguyên tử hình cầu, nhẹ, và nóng tạo nên. Khi người ta chết, linh hồn sẽ không còn;
chúng rời thể xác và tồn tại như những nguyên tử khác.
Chân không là khoảng không gian trống rỗng. Với Démocrite, chân không
cũng cần thiết như nguyên tử, nhờ nó nguyên tử mới vận động được. Khác với
nguyên tử có kích thước, hình dáng, chân không thì vô hạn và không có hình dáng.
Mặc dù Démocrite chưa giải thích được nguyên nhân của vận động,
nhưng ông đã gắn liền vận động với nguyên tử, và nó cũng vô cùng, vô tận như
nguyên tử. Đó là một đóng góp hết sức quan trọng đối với sự phát triển của khoa
học tự nhiên và triết học duy vật.
Lý luận về nhận thức
Démocrite phủ nhận sự tồn tại của thần linh, Thượng đế. Theo Ông, thần
thánh chẳng qua là sản phẩm của sự tưởng tượng của con người 14. Những cảm giác
này chỉ là chủ quan của con người. Theo ông, muốn nhận thức được nguyên tử và
chân không, tức là muốn nhận thức bản chất của sự vật, con người ta không được
dừng lại ở cảm giác, mà phải biết quy nạp, so sánh, phán đoán, tức là phải đẩy tới
nhận thức lý tính. Do đó, ông chia nhận thức làm hai dạng: dạng nhận thức "mờ tối"
(nhận thức cảm tính) và dạng nhận thức “trí tuệ”. Theo ông, dạng nhận thức thứ hai
là chủ yếu, đáng tin cậy.

13

Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo Trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia (tái bản lần thứ 2),
2005, tr.67
14

Học Viện Chính Trị, Đề Cương Bài Giảng Triết học Mác – Lênin, NXB Chính Trị Hành Chánh, 2009, tr.37


Mặt tích cực trong quan điểm trên đây là ở chỗ, ông coi đối tượng của
nhận thức là thế giới khách quan do nguyên tử và chân không tạo ra. Tuy chưa nhận

thức được sự chuyển hoá giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhưng ông
đã thấy được vị trí của từng dạng nhận thức, đặc biệt là nhận thức lý tính. Tuy nhiên
ông coi các thuộc tính khách quan của sự vật như âm thanh, mùi vị, màu sắc chỉ là
những quy ước chủ quan của con người, điều này đã mở đường cho những quan
niệm duy tâm cho rằng chất tách rời sự vật, chất có trước và chất có sau của sự
vật ...
Từ chỗ coi trọng vai trò của nhận thức lý tính, Démocrite đã có một công
lao to lớn nữa đối với triết học, đó là lôgíc học (Tác phẩm "Bàn về lôgíc học"). Theo
đó thì ông đã nêu ra nhiều vấn đề về lôgíc học như định nghĩa khái niệm, phương
pháp so sánh, quy nạp, giả thiết.v.v, trong đó phương pháp quy nạp có vị trí nổi bật.
Quan niệm về con người
Theo ông, linh hồn không phải là cái siêu vật chất, mà là cái bản nguyên
bằng lửa trong cơ thể; nó cũng được cấu tạo từ các nguyên tử hình cầu giống như
lửa và có tốc độ vận động lớn hơn các nguyên tử khác.
Sự sống và con người không phải do thần thánh tạo ra mà là kết quả của
quá trình biến đổi của chính tự nhiên, được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới
tác động của nhiệt độ. Theo ông, con người là một loại động vật, nhưng về khả năng
có thể học được bất kỳ cái gì nhờ có tay chân, cảm giác và năng lực trí tuệ trợ giúp.
Démocrite đứng trên lập trường vô thần phủ nhận thượng đế và thần linh;
thần chỉ là sự nhân cách hóa hiện tượng tự nhiên hay thuộc tính của con người.
Quan điểm chính trị - xã hội
Démocrite đứng trên lập trường của chủ nô dân chủ, bảo vệ nền dân chủ
Athen chống lại chế độ chuyên chính. Ông cho rằng “cái nghèo trong chế độ dân
chủ cũng quý hơn cái hạnh phúc của công dân dưới thời quân chủ y như là tự do


quý hơn nô lệ”15. Nhưng do xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên ông chỉ đề cập đến dân
chủ của chủ nô và công dân tự do; còn nô lệ phải biết tuân theo người chủ.
Ông coi nhà nước là trụ cột của xã hội, cần phải xử lý nghiêm khắc những
kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức.

Tóm lại, triết học Démocrite là sự kế thừa và phát triển lên một trình độ
cao các quan điểm duy vật (của trường phái Milê) và tư tưởng biện chứng (của
Hêraclít) trước đó, đưa triết học của ông trở thành đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật
thời cổ đại.
II. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHŨ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ
ĐẠI
II.1 Giá trị của triết học duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại
Giá trị về thế giới quan
Từ những quan niệm về thế giới của các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ
đại đã tạo nên cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về thế giới và vũ trụ của con
người sau này. Nó chứa đựng những nội dung cơ bản của các ngành khoa học Hy
Lạp như thiên văn học, toán học, y học,… giải thích sự sống là kết quả của quá trình
tiến hóa từ thấp đến cao.
Giá trị của phép biện chứng chất phác thể hiện ở ý nghĩa vô thần, chống
lại những quan điểm duy tâm, tôn giáo. Trong khi triết học phương Đông thời kỳ
này còn chịu ảnh hưởng nặng nề của thần linh, tôn giáo, thì các nhà triết học duy vật
Hy Lạp cổ đại đã có sự tìm tòi mới về vận động của thế giới tự nhiên.
Khẳng định sự tồn tại khách quan, vĩnh viễn và vô tận của thế giới vật
chất. Họ đã chỉ ra rằng trạng thái của vật chất và các đặc tính của nó đều biến đổi
nhưng bản thân nó thì không sinh ra và cũng không chết đi mà tồn tại vĩnh viễn. Vật
chất cũng không thể được sáng tạo ra và cũng không thể bị tiêu diệt, sự vận động

15

/>

của nó là một quá trình tự nhiên, không phụ thuộc và bất kỳ lực lượng siêu tự nhiên
nào.
Học thuyết của các trường phái duy vật đầu tiên xem nước, không khí, lửa
như là vật chất mà trong khi vận động đã sản sinh ra tất cả mọi vật thể. Học thuyết

về sự chuyển hóa lẫn nhau của các vật thể là những mầm mống của quan điểm duy
vật biện chứng về sự biến đổi của vật chất từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Giá trị về nhận thức luận
Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người. Con người có khả
năng học được bất kỳ cái gì nhờ có chân tay, cảm giác và sự năng động trí tuệ làm
trợ giúp cho mọi cái. Đối tượng của nhận thức là vật chất, là thế giới xung quanh
con người và nhờ sự tác động của đối tượng nhận thức vào con người nên con người
mới nhận thức được.
Triết học Hy Lạp cũng đã nêu lên được sự tồn tại thống nhất và đấu tranh
chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Tất cả các sự vật đều sinh ra trong quá
trình đấu tranh và sự vận động, phát triển liên tục của sự vật tuân theo các yếu tố
khách quan, các quy luật quyết định.
Đưa ra những triết lý có giá trị vượt thời gian. Nó còn đặt nền tảng cho sự
phát triển của các trường phái triết học sau này.
Như vậy, các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã có một trình độ nhận
thức cao hơn về thế giới, về con người, giúp cho con người có cách nhìn nhận đúng
đắn hơn. Những lý luận nhận thức này là nền tảng cho những nghiên cứu khoa học
của nhân loại, đi tới sự phát triển cao hơn, tiến bộ hơn sau này.
Giá trị trong những quan niệm về con người và xã hội
Vấn đề đạo đức được các nhà duy vật Hy Lạp lần đầu tiên đề cập đến như
là mối quan tâm hàng đầu của triết học, đã đạt tới một trong những bước quan trọng
nhất. Lần đầu tiên con người được đề cập tới phẩm chất và hạnh phúc của mình.
Bên cạnh đó thể hiện sự tiến bộ qua việc cung cấp cơ sở ý niệm về chủ
nghĩa thế giới đại đồng, theo đó mọi người đều là những công dân bình đẳng. Đề đạt


mô hình nhà nước pháp trị, dân chủ với mục đích đem lại tự do, hạnh phúc cho con
người.
Không chỉ đóng góp những lý luận đưa ra giải pháp cho các vấn đề xã hội
đương thời mà các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại còn đặt ra những vấn đề cho

triết học và khoa học đời sau giải đáp.
II.2 Hạn chế của triết học duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại
Triết học duy vật thời Hy Lạp cổ đại ra đời mang lại nhiều giá trị cho
nhân loại, nhưng song song với đó cũng còn một số hạn chế nhất định
Vì triết học duy vật Hy Lạp cổ đại là một trong những triết học đầu tiên
nghiên cứu theo hướng duy vật, nên trong triết học thời kỳ này có tính chất biện
chứng sơ khai, tự phát. Những nhà triết học duy vật đầu tiên của Hy Lạp cổ đại mới
chỉ dựa vào phỏng đoán và trực giác thiên tài về sự vận động và phát triển của tự
nhiên chứ chưa lí giải được những quy luật vận động và phát triển một cách khoa
học. Mặt khác, do khoa học kĩ thuật thời kì đó còn lạc hậu nên họ chưa thể giải thích
rõ ràng từng lĩnh vực riêng biệt của tự nhiên. Xét về mặt lịch sử, tính chất biện
chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại là một thành tựu vĩ đại song nó vẫn là biện
chứng ngây thơ.
Chính vì tính ngây thơ và chất phác trong giai đoạn ban sơ này mà các
nhà triết học duy vật thời kỳ này chưa thể lý giải được nguồn gốc vận động của thế
giới vật chất. Chưa giải thích được các hiện tượng tinh thần cũng như mối quan hệ
giữa cái tinh thần và cái vật chất, đây cũng chính là một trong những hạn chế mà bất
cứ những người mở đường nào cũng gặp phải.
Thêm một hạn chế nữa là những nhà triết học duy vật là những người theo
chủ nghĩa vô thần, bảo vệ những quan điểm khoa học tự nhiên tiên tiến, tuy nhiên họ
còn chịu nhiều ảnh hưởng từ trường phái duy tâm, nên còn những khái niệm mang
ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo như “linh hồn”, “tình yêu”, “hận thù”.
Về mặt chính trị, vì đa số các nhà triết học duy vật Hy Lạp đều thuộc tầng
lớp chủ nô nên triết học của họ còn chịu ảnh hưởng của giai cấp chủ nô thống trị nên


vẫn bảo vệ lợi ích giai cấp, chưa thấy được tính tất yếu của việc giải phóng con
người hoàn toàn tự do khỏi chế độ nô lệ.
Chính vì mang nặng tính ngây thơ chất phác mà sau giai đoạn phát triển
rực rỡ, chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại đã không đứng vững và bị phép siêu hình

xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế.


KẾT LUẬN
Chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại đã thể hiện được thế giới quan
đúng đắn về nguồn gốc vật chất của thế giới và khả năng nhận thức thế giới của con
người.
Chủ nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ đại ra đời đã hoàn thành sứ mệnh là
“đơn đặt hàng của lịch sử”, sự ra đời của chủ nghĩa duy vật đầu tiên này đánh dấu
một bước ngoặc lớn trong lịch sử phát triển của xã hội nói chung và lịch sử phát
triển của triết học nói riêng.
Triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại là nhịp cầu vững chắc, nối những bến bờ
triết học sau này. Đến nay những gì mà triết học Hy Lạp cổ đại mang đến cho nhân
loại vẫn còn nguyên giá trị đó. Triết lý Hy Lạp cổ đại là những viên gạch đầu tiên
xây nên toàn bộ ngôi nhà văn minh của Châu Âu ngày nay. Nhờ đó ta có thể thấy cả
bề mặt và bề trái của Châu Âu ngày nay qua nền triết học Hy Lạp cổ đại. Điều đó
làm cho nó sáng rực rỡ trên vũ đài triết học nhân loại và trở nên bất hủ như Mác nói:
“Dại dột cho ai không thấy giá trị Hy Lạp cổ đại”16.
Qua đề tài này em đã hiểu thêm được rất nhiều điều về triết học nói
chung và về chủ nghĩa duy vật nói riêng. Thông qua đó em càng nắm rõ hơn về chủ
nghĩa Mác và các đường lối chính trị của nước ta. Đề tài này sẽ là hành trang quý
giá đối với bản thân em trong suốt chặng đường sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn để em hoàn thành đề tài
này.

16

/>

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo Trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính
Trị Quốc Gia (tái bản lần thứ 2), 2005.
2. Bùi Văn Mưa, Triết học phần I: Đại Cương về lịch sử triết học, NXB
Chính Trị Hành Chánh, 2011.
3. Các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại, NXB Tư tưởng, Mátxcơva,1955, tr. 48
(Tiếng Nga)
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, NXB CTQG, HN, 2006 tr.70.
5. Học Viện Chính Trị, Đề Cương Bài Giảng Triết học Mác – Lênin, NXB
Chính Trị Hành Chánh, 2009.
6. Hội Đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ
môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo Trình Triết học Mác –
Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2005.
7. />option=ban_tin&view=ban_tin_chitiet&cd_id=2 8&post_id=2324&lang=vn
8. />&task=view&id=374&Itemid=265
9. />10. />phan_19.htm
11. />%8Dc-ph%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%A2y?p=3



×