Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Xây dựng website cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dịch vụ hoàng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

THÁI THỊ TRANG

XÂY DỰNG WEBSITE CHO
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HOÀNG ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sư phạm Tin học

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

THÁI THỊ TRANG

XÂY DỰNG WEBSITE CHO
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HOÀNG ANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sư phạm Tin học

Người hướng dẫn khoa học
Th.S Nguyễn Thị Loan


HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của viện Công nghệ Thông tin, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Loan
em đã thực hiện đề tài “Xây dựng website cho Công ty TNHH MTV Thương
mại – Dịch vụ Hoàng Anh”.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong viện
Công nghệ Thông tin, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Loan, người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Ngoài ra, em xin gửi lời cảm
ơn đến bạn bè, gia đình đã khuyến khích, động viên em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận và tập thể lớp K40B Sư phạm Tin học đã đóng góp ý kiến
giúp khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do hạn chế về thời gian cũng như về kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được.
Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2018
Sinh viên thực hiện

Thái Thị Trang


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng em,
chưa từng được công bố tại bất kỳ đâu dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi lý

thuyết được sử dụng trong khóa luận đều được ghi nguồn đầy đủ, chính xác.
Nếu có bất cứ vi phạm, dối trá nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2018
Sinh viên thực hiện

Thái Thị Trang


MỤC LỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ............................... ..................... . 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ............................... ..................... . 2
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1

2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 1

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 2

5.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................ 2

6.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 2

7.

Cấu trúc khóa luận.............................................................................. 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PHP ............... 4
1.1.

Tổng quan về PHP.............................................................................. 4

1.1.1. Giới thiệu về PHP............................................................................... 4
1.1.2. Kiến thức cơ bản ................................................................................ 5
1.1.3. Toán tử cơ bản.................................................................................... 8
1.1.4. Các biểu thức cơ bản ........................................................................ 10
1.2.

Tổng quan về MYSQL ..................................................................... 13

1.2.1. Những khái niệm cơ bản................................................................... 13
1.2.2. Những cú pháp sql cơ bản ................................................................ 15
1.2.3. MYSQL và PHP............................................................................... 17
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG .......................... 19
2.1.

Tìm hiểu hệ thống............................................................................. 19


2.1.1. Khảo sát hệ thống ............................................................................. 19
2.1.2. Xác dịnh yêu cầu hệ thống................................................................ 19


2.2.

Phân tích hệ thống ............................................................................ 20

2.2.1. Biểu đồ Usecase tổng quát................................................................ 20
2.2.2. Danh sách các Usecase ..................................................................... 21
2.2.3. Biều đồ lớp. ...................................................................................... 27
2.2.4. Biểu đồ trạng thái. ............................................................................ 29
2.3.

Thiết kế hệ thống. ............................................................................. 30

2.3.1. Biểu đồ tuần tự. ................................................................................ 30
2.3.2. Thiết kế CSDL. ................................................................................ 37
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG XÂY DỰNG WEBSITE CHO CÔNG TY
TNHH MTV THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ HOÀNG ANH......................... 39
3.1. Giới thiệu bài toán ............................................................................... 39
3.2. Ý tưởng giải quyết bài toán ................................................................. 39
3.3. Cách thức thực hiện............................................................................. 39
3.4. Kết quả đạt được ................................................................................. 40
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 54


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kiểu dữ liệu trong PHP .................................................................. 7
Bảng 1.2: Các phép toán số học trong PHP .................................................... 8
Bảng 1.3: Các phép toán so sánh trong PHP ................................................... 9
Bảng 1.4: Các toán tử logic trong PHP ........................................................... 9
Bảng 1.5: Các phép gán kết hợp trong PHP.................................................. 10
Bảng 1.6: Kiểu sữ liệu trong MYSQL .......................................................... 14
Bảng 2.1: Danh sách các usecase.................................................................. 21
Bảng 2.2: Danh sách các thuộc tính bảng thongtinsp. ................................... 37
Bảng 2.3: Danh sách các thuộc tính bảng phieuxuat. .................................... 37
Bảng 2.4: Danh sách các thuộc tính bảng phieuthue. .................................... 38


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ lập trình server side của PHP ............................... ................ . 4
Hình 2.1: Biều đồ usecase tổng quát các chức năng của khách .................... .
20
Hình 2.2: Biểu đồ usecase tổng quát các chức năng của quản trị viên ........... 21
Hình 2.3: Biều đồ usecase chức năng xe m thông tin ............................... ...... 22
Hình 2.4: Biều đồ usecase chức năng tìm kiếm ............................... ............ . 22
Hình 2.5: Biểu đồ usecase chức năng đặt hàng. ............................... ............ . 23
Hình 2.6: Biểu đồ usecase chức năng phản hồi. ............................... ............ . 24
Hình 2.7: Biểu đồ usecase chức năng chat trực tuyến. ............................... ... 24
Hình 2.8: Biểu đồ usecase chức năng đăng nhập. ............................... .......... 25
Hình 2.9: Biểu đồ usecase chức năng quản lý mặt hàng. ............................. . 26
Hình 2.10: Biểu đồ usecase chức năng quản lý phiếu xuất. ......................... . 27
Hình 2.11: Biểu đồ lớp. ................................................................................ 28
Hình 2.12: Biều đồ trạng thái chức năng thêm thông tin sản phẩm. ............. .
29
Hình 2.13: Biều đồ trạng thái chức năng chỉnh sửa thông tin sản phẩm. .......
29

Hình 2.14: Biều đồ trạng thái chức năng xóa thông tin sản phẩm. ............... .
30
Hình 2.15: Biều đồ tuần tự chức năng tìm kiếm ............................... ........... . 30
Hình 2.16: Biều đồ tuần tự chức năng đặt hàng. ............................... ............ 31
Hình 2.17: Biều đồ tuần tự chức năng phản hồi. ............................... ........... . 32
Hình 2.18: Biều đồ tuần tự chức năng chat trực tuyến. ............................... .. 33
Hình 2.19: Biều đồ tuần tự chức năng đăng nhập. ............................... ......... 34
Hình 2.20: Biều đồ tuần tự chức năng quản lý mặt hàng. ............................ . 35
Hình 2.21: Biều đồ tuần tự chức năng quản lý phiếu xuất. ........................... . 36
Hình 3.1: Giao diện trang chủ....................................................................... 41
Hình 3.2: Giao diện trang giới thiệu. ............................................................ 42
Hình 3.3: Giao diện trang dịch vụ - máy photocopy. .................................... 43
Hình 3.4: Giao diện trang dịch vụ - máy in................................................... 44
Hình 3.5: Giao diện trang hỗ trợ. .................................................................. 45
Hình 3.6: Giao diện trang chi tiết sản phẩm.................................................. 46


Hình 3.7: Giao diện trang đăng nhập. ........................................................... 47


Hình 3. 8: Giao diện trang quản lý mặt hàng. ............................................... 47
Hình 3.9: Giao diện trang thêm sản phẩm..................................................... 48
Hình 3.10: Giao diện trang chỉnh sửa sản phẩm. .......................................... 49
Hình 3.11: Giao diện trang xóa sản phẩm. .................................................... 50
Hình 3.12: Giao diện trang quản lý đơn hàng. .............................................. 50
Hình 3.13: Giao diện trang quản lý phiếu thuê hàng. .................................... 51


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ


Ý nghĩa

CSDL

Cơ sở dữ liệu

MTV

Một thành viên

MYSQL
PHP
TNHH

My Structure Query Language
Personal Hypertext Preprocessor
Trách nhiệm hữu hạn


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của thời đại, trong cuộc sống tất bật hiện nay,
mọi việc đều được đơn giản và tối ưu hóa thời gian thông qua việc ứng dụng
Công nghệ Thông tin vào xử lý các công việc hàng ngày. Không giống như
trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của Công nghệ Thông tin, mọi thứ đều rất
bất tiện, ví như muốn truyền tải một thông tin giữa hai người ở hai vị trí địa lý
cách xa nhau, người ta phải viết thư tay rồi gửi bằng đường bưu điện. Có khi là
vài ngày thậm chí là cả tháng, người kia mới nhận được thư. Dần dần người ta
phát minh ra điện tín, không chỉ truyền tải được thông tin dạng văn bản mà

còn gửi được thông tin dưới dạng âm thanh. Hơn nữa, thời gian truyền tải
cũng giảm đáng kể. Cho đến ngày nay, mạng điện tín đã phát triển thành
mạng di động giúp việc truyền tải thông tin chỉ mất từ một đến vài giây. Và
tiến bộ hơn là hai người ở hai nơi khác nhau có thể nói chuyện đồng thời với
nhau.
Công nghệ Thông tin ngày càng phát triển, nó xuất hiện ở khắp mọi
nơi, trong chính cuộc sống của mỗi chúng ta từ văn hóa, giáo dục, kỹ thuật,
quân sự cho đến thương mại, điện tử. Thay vì phải ra chợ để chọn cho mình
một bộ đồ hay mua một chiếc điện thoại ở cửa hàng, bạn chỉ cần ngồi nhà truy
cập Internet vẫn có thể đặt được một món đồ ưng ý mà không tốn thời gian.
Tất cả những điều đó nhờ vào sự phát triển vượt bậc của Công nghệ Thông
tin. Và để làm được điều này, người ta cần xây dựng một trang web – nơi mà
con người có thể trao đổi, mua bán, đặt hàng trực tuyến thông qua mạng.
Đối với một công ty mà nói, công ty đó có phát triển thuận lợi hay
không một phần nhờ vào website giới thiệu, giao dịch, kết nối của công ty đó
với khách hàng. Vì vậy, em đã chọn đề tài Xây dựng website cho Công ty
TNHH MTV Thương mại - Dịch vụ Hoàng Anh làm đề tài nghiên cứu
khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
1


Xây dựng một trang web cho Công ty TNHH MTV Thương mại - Dịch
vụ Hoàng Anh.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình PHP.

 Tìm hiểu về Công ty TNHH MTV Thương mại - Dịch vụ Hoàng
Anh.
 Sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP vào việc thiết kế trang web.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: ngôn ngữ lập trình PHP, ứng dụng xây dựng
trang web.
 Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng website cho Công ty TNHH MTV
Thương mại - Dịch vụ Hoàng Anh sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài “Xây dựng website cho Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Hoàng Anh” giúp chúng ta có thể hiểu về một ngôn ngữ lập trình
để lập trình web, đó là ngôn ngữ PHP. Từ đó xây dựng ra một trang web
phục vụ cho các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp cũng như tất cả những ai
có nhu cầu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu sách, giáo trình, video về
ngôn ngữ lập trình PHP và một số ngôn ngữ để thiết kế một trang web đẹp,
phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo các chuyên gia, các
nhà nghiên cứu, các giáo sư, tiến sĩ về việc xây dựng trang web.
Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống: Tìm hiểu, phân tích hệ
thống để đi đến việc thiết kế hệ thống đó.


7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và hướng phát triển, tài liệu tham khảo thì
nội dung của khóa luận gồm có ba chương:
Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình PHP.
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống.
Chương 3: Ứng dụng xây dựng website cho Công ty TNHH MTV
Thương mại - Dịch vụ Hoàng Anh.



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PHP
1.1. Tổng quan về PHP
1.1.1. Giới thiệu về PHP
PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ scrip trên server được thiết
kế để dễ dàng xây dựng các trang Web động. Mã PHP có thể thực thi trên
Webserver để tạo ra mã HTML và xuất ra trình duyệt web theo yêu cầu của
người sử dụng.
Ngôn ngữ PHP ra đời năm 1994 bởi Rasmus Lerdoef sau đó được phát
triển bởi nhiều người trải qua nhiều phiên bản.
Có nhiều lý do khiến cho việc sử dụng ngôn ngữ này chiếm ưu thế,
trong đó có một số lý do cơ bản sau:
 Mã nguồn mở (open source code).
 Miễn phí, dowmload dễ dàng từ Internet.
 Ngôn ngữ rất dễ học, dễ viết.
 Mã nguồn không phải sửa lại nhiều khi viết chạy cho các hệ điều
hành từ Windows, Linux, Unix.
 Rất đơn giản trong việc kết nối với nhiều nguồn DBMS, ví dụ
như: MYSQL, Microsoft SQL Server 2000, Oracle, PostgreSQL,
Adabase,…
Sơ đồ về lập trình server side của PHP:
Browser

Server

PHP-Interpreter

Database


Hình 1.1: Sơ đồ lập trình server side của PHP


1: Trình duyệt gửi yêu cầu tới trang PHP.
2: Web server gửi các yêu cầu đó tới trình thông dịch PHP.
3-4: Trình thông dịch PHP thực thi các đoạn mã PHP. Quá trình này có
thể liên quan đến nhều tài nguyên như filesystem, database,…
5: Kết quả của quá trình thông dịch là các mã HTML được trả về cho
Server.
6: Server gửi mã kết quả HTML về lại trình duyệt.
1.1.2. Kiến thức cơ bản
1.1.2.1. Cú pháp chính
PHP cũng có thẻ bắt đầu và kết thúc giống với ngôn ngữ HTML. Cú
pháp chính được thể hiện như sau:
<?PHP Mã lệnh PHP ?>
Ngoài cách trên ra còn có 2 cách sau:
<? Mã lệnh PHP ?>
Hay
<% Mã lệnh PHP %>
Trong PHP đề kết thúc 1 dòng lệnh chúng ta sử dụng dấu “;”.
Để chú thích 1 đoạn dữ liệu nào đó trong PHP ta sử dụng dấu “//” cho
từng dòng. Hoặc “/*……*/” cho từng cụm mã lệnh.
Ví dụ:
echo “Khóa luận tốt nghiệp” ; //ví dụ về code trong PHP.
/* chú thích cho
nhiều dòng */
?>
1.1.2.2. Xuất dữ liệu ra trình duyệt
Để xuất dữ liệu ra trình duyệt chúng ta có những cú pháp sau:

+ Echo “Thông tin”;
+ Printf “Thông tin”;
Thông tin bao gồm: biến, chuỗi, hoặc lệnh HTML,…


Ví dụ:
Echo “Hello word”;
Printf “
<font color = red>Who are
you?</font>”;
?>
Nếu giữa hai chuỗi muốn liên kết với nhau ta sử dụng dấu “.”.
Ví dụ:
Echo “Hello”.“who are you?”
?>
1.1.2.3. Khái niệm biến, hằng, chuỗi là các kiểu dữ liệu
a) Biến trong PHP
Biến là tên vùng nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chương trình
hoạt động và có thể thay đổi được.
Tên biến phải được bắt đầu bằng ký hiệu “$” và tiếp theo sau có thể là
1 chữ cái hoặc 1 dấu gạch dưới. Các ký tự còn lại cũng có thể chỉ gồm các
chữ cái, chữ số hoặc dấu gạch dưới nhưng không có khoảng trắng ở giữa.
PHP không yêu cầu phải khai báo biến và kiểu dữ liệu trước khi sử
dụng. Do đó, ta nên gán giá trị khởi đầu cho biến vừa mới được khai báo.
Tên biến có phân biệt chữ in, chữ thường.
Ví dụ:
$a = 100; // biến a có giá trị là 100.
$A = “PHP is easy”; // biến A có giá trị “PHP is easy”.
Biena = 123; // lỗi vì biến phải bắt đầu bằng ký hiệu “$”.

$123a = “PHP”; // lỗi vì tên bắt đầu của biến là dạng số.
b) Khái niệm về hằng trong PHP
Nếu biến là đại lượng có thể thay đổi được thì ngược lại hằng là đại
lượng không thể thay đổi được. Hằng trong PHP được định nghĩa bởi hàm
define theo cú pháp:


Define (“ten_hang_so”,”gia_tri_hang_so”);
Quy tắc đặt tên hằng số cũng giống như quy tắc đặt tên biến nhưng
không có ký hiệu “$” ở trước tên và thường sử dụng chữ in hoa.
Khi khai báo một hằng số phải gắn giá trị của hằng ngay tức
thì. Ví dụ:
define(“PI”,3.14);
define(“KLTN”,”Khóa luận tốt nghiệp”);
?>
c) Khái niệm về chuỗi
Chuỗi là một nhóm các ký tự, số, khoảng trắng, dấu ngắt được đặt trong
các dấu nháy.
Để tạo một biến chuỗi chúng ta phải gán giá trị chuỗi cho 1 biến hợp
lệ. Để liên kết 1 chuỗi và 1 biến chúng ta thường sử dụng dấu “.”.
Ví dụ:
$test = “VietNam”;
Echo “welcome to”.$test;
Echo “
<font colour=red>welcome
to”.$test.”</font>
”;
?>
d) Kiểu dữ liệu trong PHP
Các kiểu dữ liệu khác nhau chiếm các lượng bộ nhớ khác nhau khi

chúng được thao tác trong một kịch bản.
Trong PHP chúng ta có 6 kiểu dữ liệu chính như sau:
Bảng 1.1: Kiểu dữ liệu trong PHP
Kiểu dữ liệu

Ví dụ

Mô tả

Integer

10

Một số nguyên

Double

5.208

Kiểu số thực


String

“How are you?”

Một tập hợp các ký
tự

Boolean


True or False

Giá trị true hoặc false

Object

Hướng đối tượng trong PHP

Array

Mảng trong PHP, chứa các phần tử

Chúng ta có thể sử dụng hàm dựng sẵn gettype() để kiểm tra kiểu của
biến bất kỳ.
Ví dụ:
$a=5;
Echo gettype($a);//Integer
$A=”PHP”;
Echo gettype($A);//String
?>
1.1.3. Toán tử cơ bản
1.1.3.1. Toán tử gán
Chúng ta đã từng tiếp xúc với toán tử này bởi việc khởi tạo 1 biến.
Toán tử gán lấy giá trị của toán hạng bên phải gán vào toán hạng
bên trái.
Ví dụ:
$name = “Nguyễn Nhung”;
1.1.3.2. Toán tử số học

Ta có bảng các phép toán số học như sau:
Bảng 1.2: Các phép toán số học trong PHP
Toán tử
+
-

Ghi chú
Cộng hai số hạng
Trừ hai số hạng

Ví dụ
10+8
10-8

Kết quả
18
2

*
/
%

Nhân hia số hạng
Chia hia số hạng
Trả về số dư

10*8
10/3
10%3


80
3.3333333
1


1.1.3.3. Toán tử so sánh
Ta có các phép so sánh cơ bản như sau:
Bảng 1.3: Các phép toán so sánh trong PHP
Phép toán

Tên

Ghi chú

Ví dụ

==

Bằng

Hai số hạng bằng nhau

$a==5

!=

Không bằng

Hai số hạng không bằng $a!=5
nhau


===

Đồng nhất

Hai số bằng nhau và $a===5
cùng kiểu

>

Lớn hơn

Vế trái lớn hơn vế phải

$a>5

>=

Lớn hơn hoặc Vế trái lớn hơn hoặc $a>=5
bằng

bằng vế phải

<

Nhỏ hơn

Vế trái nhỏ hơn vế phải

<=


Nhỏ hơn hoặc Vế trái nhỏ hơn hoặc $a<=5

$a<5

bằng vế phải

bằng
1.1.3.4. Toán tử logic

Toán tử logic là các tổ hợp các giá trị Boolean.
Ta có bảng các toán tử như sau:
Bảng 1. 4: Các toán tử logic trong PHP
Toán tử

Tên

Trả về True Ví dụ

Kết quả

nếu
||

Or

Vế trái hoặc True || false
vế

phải


True



True
Or

Or

Vế trái hoặc True || false
vế

phải

True



True
Xor

Xor

Vế trái hoặc True || true

False


vế


phải

True



nhưng

không phải cả
hai
&&

And

Vế trái và vế True || false

False

phải là True
And

And

Vế trái và vế True || false

False

phải là True
!


Not

Không phải là !true

False

True
1.1.3.5. Phép gán kết hợp
Khi tạo mã PHP, chúng ta sẽ thường nhận thấy cần phải tăng hoặc giảm
lượng biến một số nguyên nào đó. Bạn sẽ thường thực hiện điều này khi
chúng ta đếm 1 giá trị nào đó trong vòng lặp.
Bảng 1.5: Các phép gán kết hợp trong PHP
Phép toán

Ví dụ

Ghi chú

++

$a++

Bằng với $a=$a+1

--

$a--

Bằng với $a=$a-1


+=

$a+=$b

Bằng với $a=$a+$b

-=

$a-=$b

Bằng với $a=$a-$b

*=

$a*=$b

Bằng với $a=$a*$b

/=

$a/=$b

Bằng với $a=$a/$b

1.1.4. Các biểu thức cơ bản
1.1.4.1. Biểu thức điều kiện
Cú pháp: If (Điều kiện)
{
Hành động

}
Ví dụ:


$a=5;
$b=7;
If ($a<$b)
{
Echo “Biến a có giá trị nhỏ hơn biến b”;
}
Else
{
Echo “Biến a có giá trị lớn hơn biến b”;
}
?>
1.1.4.2. Vòng lặp trong PHP
a) While…
Cú pháp: While (Điều kiện)
{
Hành động – thực thi
}
Ví dụ:
$a=1;
While ($a<10)
{
Echo “Giá trị $a là: ‟‟;
$a++;
}

?>
b) Do…..while
Cú pháp: Do
{


Hành động – thực thi
} while(Điều kiện)
Ví dụ:
$a=5;
Do
{
Echo “Đây là giá trị của $a”;
$a++;
}while ($a>6)
?>
c) For…Loop
Cú pháp: For (Giá trị;điều kiện;biến tăng hoặc giảm)
{
Hành động
}
Ví dụ:
For ($i=2;i<=10;$i++)
{
Echo “$a x $i = “.$a*$i.”
”;
}
?>
d) Phát biểu switch

Cú pháp: Switch (biến)
{
Case giá trị 1: Hành động; Break;
……..
Case giá trị n: hành động; Break;
}
12


Ví dụ:
$a=5;
Switch ($a);
{
Case 1: echo “Đây là giá trị $a”; break;
Case 2: echo “Đây là giá trị $a”; break;
Case 3: echo “Đây là giá trị $a”; break;
Case 4: echo “Đây là giá trị $a”; break;
Case 5: echo “<font color = red>Đây là giá trị
$a</font>”; break;
}
?>
1.2. Tổng quan về MYSQL
1.2.1. Những khái niệm cơ bản
MYSQL là hệ quản trị dữ liệu miễn phí, được tích hợp sử dụng chung
với apache, PHP. Chính yếu tố phát triển trong cộng đồng mã nguồn mở nên
MYSQL đã qua rất nhiều sự hỗ trợ của những lập trình viên yêu thích mã
nguồn mở.
1.2.1.1. Những định nghĩa cơ bản
a) Định nghĩa cơ sở dữ liệu, bảng, cột

Cơ sở dữ liệu: là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa
thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp
ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích
khác nhau.
Bảng: là một bảng giá trị nằm trong cơ sở dữ liệu.
Cột: là một giá trị nằm trong bảng, dùng để lưu trữ các trường dữ liệu,
thuộc tính.
Ta có thể hiểu như sau:
Một cơ sở dữ liệu có thể bao gồm nhiều bảng.


×