Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh nam khối 10 trường THPT bến tre, thị xã phúc yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.07 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN BÁ HOẠT

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUNG CHO HỌC SINH
NAM KHỐI 10 TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG BẾN TRE,
THỊ XÃ PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN BÁ HOẠT

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUNG CHO HỌC SINH
NAM KHỐI 10 TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG BẾN TRE,
THỊ XÃ PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành học: Giáo Dục Thể Chất
Cán bộ hướng dẫn khoa học

ThS. Lê Xuân Điệp



Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Bá Hoạt
Sinh viên: K40-GDTC Trương ĐHSP HN2
Tôi cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Lựa chọn bài tập phát triển
thể lực chung cho học sinh nam khối 10 trường THPT Bến Tre, thị xã
Phúc Yên-Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những vấn đề
được đưa ra bàn luận, nghiên cứu trong đề tài chưa được công bô trong bất kì
công trình nào.
Tôi tự chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về công trình
nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Bá Hoạt


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BT

-

Bài tập

ĐC


-

Đối chứng

GD-ĐT

-

Giáo dục – Đào tạo

GDTC

-

Giáo dục thể chất

HLV

-

Huấn luyện viên

HS

-

Học sinh

PPDH


-

Phương pháp dạy học

SV

-

Sinh viên

THPT

-

Trung học phổ thông

TDTT

-

Thể dục thể thao

TDND

-

Thể dục nhịp điệu

TN


-

Thực nghiệm

TT

-

Thứ tự

XHCN

-

Xã hội chủ nghĩa

VĐV

-

Vận động viên

RLTT

-

Rèn luyện thân thể

DANH MỤC ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN VĂN
cm


-

Centimet.

kg

-

Kilogam.

m

-

Mét.

s

-

Giây.

sl

-

Sô lần.



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Thể
loại

Số

Nội dung

Trang

Bảng

1.1.

Nội dung điều chỉnh môn thể dục cho HS lớp 10

10

Biểu

3.1.

Khung phân phối chương trình môn thể dục khối 10

23

cho học sinh trường THPT Bến Tre
3.2.

Kết quả khảo sát thực trạng chương trình môn thể


26

dục và sử dụng PPDH tích cực hoá HS của trường
THPT Bến Tre (n=15)
3.3.

Kết quả học tập môn TD của HS khối 10 THPT Bến

29

Tre năm học 2015-2016 (n=134)
3.4.

Kết quả đánh giá thể lực theo tiêu chuẩn RLTT của

30

Bộ GD&ĐT cho học sinh nam khối 10 trương THPT
Bến Tre (n=134)
3.5.

Kết quả phỏng vấn thực trạng sử dụng các phương

31

pháp phát triển thể lực cho học sinh khối 10 THPT
Bến Tre (n=15)
3.6.


Kết quả phỏng vấn xác định các yêu cầu lựa chọn bài

34

tập cho học sinh khối 10 trường THPT Bến Tre
(n=15)
3.7.

Kết quả phỏng vấn lựa chọn phương tiện nâng cao

35

thể lực cho học sinh khối 10 trường THPT Bến Tre
(n=15)
3.8.

Tiến trình thực nghiệm

37

3.9.

Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực của đối

39

tượng nghiên cứu trước thực nghiệm (n=134)


3.10. Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực của đối


40

tượng nghiên cứu sau 2 tháng thực nghiệm (n=134)
3.11. Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực của đối

41

tượng nghiên cứu 4 tháng sau thực nghiệm (n=134)
3.12. Kết quả so sánh các test đánh giá thể lực trước và sau

41

thực nghiệm của nam trên 2 nhóm đối tượng nghiên
cứu
3.13. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá trình độ

42

thể lực qua các giai đoạn của quá trình thực hiện (n =
134)
3.14. So sánh tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của nam học

45

sinh 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực
nghiệm
Biểu

3.1.


đồ

Trình độ đối tượng phỏng vấn việc lựa chọn bài tập

34

cho học sinh khối 10 trương THPT Bến Tre
3.2.

Diễn biến thành tích nằm ngửa gập bụng của nhóm

43

ĐC Và TC qua các thơi điểm kiểm tra
3.3.

Diễn biến thành tích bật xa tại chỗ của nhóm ĐC Và

43

TC qua các thời điểm kiểm tra
3.4.

Diễn biến thành tích chạy 30m xuất phát cao của

44

nhóm ĐC Và TC qua các thơi điểm kiểm tra
3.5.


Diễn biến thành tích chạy tuỳ sức 5 phút của nhóm
ĐC Và TC qua các thơi điểm kiểm tra

44


MỤC LỤC
Phần mở đầu.

Trang
1

Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

4

1.1.

Quan điểm chỉ đạo về công tác GDTC trong nhà trường các cấp.

4

1.2.

Vị trí và mục tiêu môn học thể dục ở THPT.

6

1.3.


Mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy môn thể dục.

7

1.4.

Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn thể dục cấp THPT
cho học sinh lớp 10.

8

1.5.

Những khái niệm có sự liên quan đến phát triển thể chất.

11

1.6.

Các yếu tô ảnh hưởng đến phát triển thể chất.

13

1.7.

Bài tập thể chất trong phát triển thể lực.

17


Chương 2. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

19

2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

19

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

19

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

19

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.

19

2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.

20

2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

21

2.2.5. Phương pháp toán học thống kê.


21

2.3. Tổ chức nghiên cứu.

22

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu.

22

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu.

22

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

23

3.1. Đánh giá thực trạng thể lực HS khối 10 Trương THPT Bến Tre.

23

3.1.1. Thực trạng về phân phối chương trình môn thể dục thể thao
cho học sinh khối 10 trương THPT Bến Tre.

23


3.1.2. Đánh giá thực trạng về chương trình môn thể dục và sử dụng
phương pháp dạy học tích cực hoá HS.


25

3.1.3. Thực trạng thể lực của học sinh nam khối 10 trường THPT Bến Tre
thị xã Phúc Yên-Vĩnh Phúc.

28

3.1.4. Thực tạng sử dụng các phương tiện nhằm nâng cao thể lực
cho học sinh trường THPT Bến Tre thị xã Phúc Yên-Vĩnh Phúc. 31
3.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển thể lực cho học sinh nam
Khối 10 trường THPT Bến Tre thị xã Phúc Yên-Vĩnh Phúc.

32

3.2.1. Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao thể lực cho học sinh nam khối
10 trường THPT Bến Tre thị xã Phúc Yên-Vĩnh Phúc.

33

3.2.2. Xây dựng tiến trình giảng dạy nâng cao trình độ thể lực cho đối
tượng thực nghiệm trên cơ sở các trò chơi vận động đã lựa chọn.37
3.2.3. Xác định hiệu quả các bài tập nâng cao thể lực cho học sinh nam
khối 10 trường THPT Bến Tre.

38

Kết luận và kiến nghị.

46


1. Kết luận.

46

2. Kiến nghị.

47

Danh mục tài liệu tham khảo.

48

Phục lục


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước
ta luôn coi trọng vị trí con ngươi và xem đó là động lực, là nhân tô quan trọng
thúc đẩy sự phát triển xã hội. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã có những chính
sách đổi mới trong nền giáo dục quốc dân, cải tạo con ngươi Việt Nam phát
triển đầy đủ về các mặt: trí, đức, thể, mỹ, lao.
GDTC đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể lực của con người,
vai trò đó không thể thiếu được của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. GDTC có
tác dụng tích cực đối với việc hoàn thiện nhân cách, thể chất cho học sinh
nhằm đào tạo con ngươi mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng.
Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VII về đổi mới công tác GD&ĐT, trong

hội nghị có ghi: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng
về đạo đức…”. Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VII, Nghị quyết của Hội nghị
lần thứ 2 Trung ương khóa VIII về giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ
khẳng định: “GD&ĐT cùng với KHCN phải thực sự trở thành quốc sách hàng
đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI. Muốn xây dựng
đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện. Không
chỉ về trí tuệ, trong sáng về đạo đức mà còn phải là con người cường tráng về
thể chất”.[11]
Trong Quyết định sô 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Trưởng
Bộ GD&ĐT có nhấn mạnh: “Điều chỉnh nội dung, phương pháp Giáo dục thể
chất phù hợp với các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh
việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe để học tập, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên trong quá trình hội nhập quốc tế”.
[19]


2

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định những
quan điểm cơ bản về chủ trương lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong sự
nghiệp đổi mới. Một trong những quan điểm đó là: "Phát triển TDTT là một
yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội, một biện
pháp tích cực giữ gìn và nâng cao sức khỏe, làm phong phú đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng và giao lưu quốc tế, phục vụ tích
cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất
nước"[10].
GDTC trong các trường ở THPT có ý nghĩa quan trọng và là điều kiện cần
thiết để phát triển cơ thể hài hòa, bảo vệ và củng cô sức khỏe, góp phần thích
nghi với điều kiện hoạt động học tập đối với học sinh lúc còn ở trong nhà
trương và các giai đoạn học tập tiếp theo.

Song thực tế hiện nay, GDTC ở các trường THPT chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển đất nước đang đòi hỏi. Đúng như Bộ GD-ĐT đánh giá: “chất
lượng giáo dục còn thấp, giờ dạy thể dục còn đơn điệu và máy móc, thiếu sinh
động”.
Trong trương THPT Bến Tre, GDTC được xác định là phương tiện cơ bản
để phát triển hài hòa cân đối hình thể nhằm nâng cao năng lực thể chất và tô
chất thể lực của học sinh. GDTC là lĩnh vực sư phạm chuyên biệt có tác động
tích cực đối với việc rèn luyện bồi dưỡng những phẩm chất chính trị tư tưởng,
đạo đức thẩm mỹ trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.
Ngoài việc đảm bảo quá trình học nội khóa, thực trạng công tác GDTC ở
trương THPT Bến Tre còn bộc lộ nhiều hạn chế: Tổ chức ngoại khóa chưa
phong phú; ý thức tự giác tập luyện nội khóa và ngoại khóa thấp. Do đó khi
kiểm tra đánh giá thể lực của học sinh còn yếu so với yêu cầu quy định. Qua
quan sát và theo dõi công tác GDTC trường THPT Bến Tre cho thấy việc sử
dụng bài tập phát triển thể lực cho học sinh là rất hạn chế.


3

Phát triển thể lực cho học sinh THPT đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu, song chưa có tác giả nào nghiên cứu đối tượng học sinh nam khối
10 trương THPT Bến Tre. Đồng thời phát triển thể lực chung cho học sinh
THPT đáp ứng các tiêu chuẩn RLTT đang là vấn đề rất cấp thiết đối với
trương THPT Bến Tre. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh
nam khối 10 trường THPT Bến Tre- Thị xã Phúc Yên-Vĩnh Phúc”
* Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thể lực chung để
tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục thực trang đó.
Lựa chọn các bài tập phù hợp, khoa học nâng cao thể lực chung cho đối
tượng nghiên cứu.

* Giả thuyết khoa học: Nếu thực trạng thể lực chung của học sinh nam
khối 10 trường THPT Bến Tre không tốt, thì cần có biện pháp cải thiện, nâng
cao qua đó phát huy hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường.
Nếu lựa chọn hợp lý, khoa học các bài tập phát triển thể lực chung cho đố i
tượng nghiên cứu thì sẽ có hiệu quả trong việc nâng cao thể lực chung cho đôi
tượng nghiên cứu đó.
Nếu xây dựng chương trình thực nghiệm khoa học, hợp lý với chương trình
học và thực tế thì sẽ có tác dụng nâng cao thể lực chung cho đối tượng nghiên
cứu.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục thể
chất trong nhà trường các cấp
Đầu thế kỷ XX chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời và hình thành nên quan điểm
con ngươi phát triển toàn diện và được coi quá trình giáo dục là thể thống
nhất gồm ba mặt hữu cơ không thể tách rời “Giáo dục trí tuệ -GDTC-Giáo dục
kỹ thuật” và khẳng định sự kết hợp GDTC với các mặt giáo dục khác không
chỉ nâng cao sản xuất xã hội mà còn là phương thức duy nhất để tạo ra con
người phát triển một cách toàn diện.
GDTC là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục
XHCN. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện cá tính, nhân cách,
những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất cho học sinh nhằm đào tạo
con ngươi mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng.
Nhận thức rõ về lợi ích của TDTT đôi với cá nhân xã hội, ngay sau khi
cách mạng tháng 8/1945 thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

và bản thân Người luôn luôn đi đầu trong công việc cũng như tự giác luyện
tập TDTT. Đồng thời, Ngươi đã ký sắc lệnh thành lập Nha thể dục nhằm xây
dụng và phát triển phong trào: “Khỏe vì nước”[8]. Tư tưởng của Ngươi đã trở
thành động lực thúc đẩy phong trào quần chúng nhân dân tập thể dục, rèn
luyện thân thể và góp phần to lớn trong công cuộc kháng chiến thắng lợi của
dân tộc.
Trong giai đoạn đầu đất nước xây dựng CNXH, hoàn cảnh vừa trải qua
chiến tranh với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đảng ta đã nhận định: “Muốn xây


5

dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phải có con người mới xã hội chủ
nghĩa”. Đó là con ngươi phát triển toàn diện về đức-trí-thể-mỹ-lao động. Hơn
nữa, trong những thời kỳ cách mạng khác nhau, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm đến mục tiêu giáo dục cho thế hệ trẻ nhằm giáo dục hình thành nhân
cách cho học sinh, sinh viên - người chủ nhân tương lai của đất nước: “phát
triển cao về trí tuệ, cương tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong
sáng về đạo đức.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác GDTC xác định đây là một
mặt quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Nhà trường xã hội chủ
nghĩa. GDTC trong nhà trương các cấp còn giữ vị trí quan trọng và then chốt
trong chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT.
GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu GD&ĐT, đồng thời là một bộ
phận quan trọng của nền TDTT Việt Nam. GDTC trong trương học, đang
cùng với thể thao thành tích cao, thể thao cho mọi ngươi và các bộ phận
TDTT khác, đảm bảo cho nền TDTT phát triển cân đối và đồng bộ, góp phần
thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam.
Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT nói chung, về GDTC

trong trường học nói riêng, được xuất phát từ lý luận của học thuyết MácLênin về con ngươi và sự phát triển con ngươi toàn diện, và từ tư tưởng quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TDTT nói chung và GDTC cho thế hệ trẻ
nói riêng.
Từ những cơ sở lý luận đó, Đảng ta đã quán triệt trong suốt thời kỳ lãnh
đạo cách mạng của dân tộc, dân chủ nhân dân đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội ngày nay, được cụ thể hóa qua Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng, các
chỉ thị, các nghị quyết, nghị định, thông tư về TDTT ở từng giai đoạn cách
mạng theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể của đất nước.


6

Đại hội ĐCS Việt Nam ghi rõ: “... mở rộng và nâng cao chất lượng phong
trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thói quen hằng ngày
của đông đảo nhân dân ta, trước hết là thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng GDTC
trong các trương học...”.
Đặc biệt, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992) đã ghi rõ: “...Việc
dạy và học TDTT trong trường học là bắt buộc...”.
Để cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo trên, Đảng ta luôn có những chỉ thị,
nghị quyết kịp thời đề ra chủ trương đẩy mạnh tiến trình phát triển. Qua
những giai đoạn cách mạng, căn cứ vào những yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ
cụ thể, Đảng ta đã ban hành các chỉ thị như: Chỉ thị 36/CT-TW ngày
24/03/1994 nêu rõ: “Cải tiến chương trình giảng dạy, RLTT, đào tạo giáo viên
TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật
chất, thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học”…[3]
Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 113/TTg ngày 07/03/1996 về
việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT, về công tác GDTC
trương học đã ghi rõ: “... Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng GDTC trong nhà
trương, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội, ngoại khóa, quy định tiêu
chuẩn RLTT cho học sinh các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với nhà

trương...”.[2]
Vì vậy, GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu GD&ĐT và thể dục
ngành nghề là phần quan trọng trong hệ thống GDTC học đường.
1.2. Vị trí và mục tiêu môn học thể dục ở trung học phổ thông
1.2.1. Vị trí: GDTC là một mặt của giáo dục toàn diện trong trường phổ
thông, trong đó môn thể dục có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng
cao sức khỏe, thể lực học sinh, chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


7

1.2.2. Mục tiêu chung: Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn RLTT theo
lứa tuổi.
Có được một sô kiến thức, kỹ năng cơ bản về TDTT để rèn luyện sức khỏe,
nâng cao thể lực.
Tiếp tục rèn luyện thói quen luyện tập TDTT thương xuyên, giữ gìn vệ
sinh, tác phong nhanh nhẹn, nếp sống lành mạnh, kỷ luật, tinh thần tập thể và
phòng tránh tệ nạn như nghiện rượu, thuốc lá, ma túy.
Góp phần phát hiện, bồi dưỡng những HS có năng khiếu và hướng nghiệp
cho những HS có nguyện vọng vào các trương TDTT.
Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn đời sông.
1.2.3. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức:
Hiểu biết và vận dụng kiến thức về TDTT vào tập luyện thi đấu, rèn luyện
các môn TT.
Phân tích tổng hợp được kiến thức về kỹ thuật, chiến thuật, Luật các môn
TT trong chương trình phát triển
Đánh giá được hiệu quả của bài tập với cơ thể.
- Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng bài TDNĐ: Thực hiện cơ bản đúng các

yêu cầu kỹ thuật: chạy ngắn, chạy bền, nhảy cao “nằm nghiêng”; thực hiện cơ
bản đúng một sô động tác kỹ thuật các môn đá cầu, cầu lông và hai môn thể
thao tự chọn; đạt tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi và giới tính.
- Thái độ, hành vi: Tự giác và yêu thích môn học thể dục và tự tập ngoài
giơ; biết ứng xử đúng với bạn trong hoạt động TDTT.
1.3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy môn thể dục
1.3.1. Mục tiêu: Biết một sô hình thức, phương pháp cơ bản tự tập luyện
TDTT và sử dụng không khí, nước, ánh sáng để rèn luyện sức khỏe; biết vận
dụng những hiểu biết trên để rèn luyện sức khỏe.


8

1.3.2. Nội dung: GDTC gồm các phương tiện chủ yếu là các bài tập thể chất,
các yếu tô thiên nhiên, các điều kiện vệ sinh, trong đó bài tập thể chất luôn
luôn đóng vai trò quyết định đối với việc nâng cao sức khỏe, bao gồm:
- Tự luyện TDTT: Thể dục vệ sinh; thể dục chông mệt mỏi; các bài tập theo
chương trình; phương pháp tập luyện TDTT.
- Sử dụng các yếu tô thiên nhiên và vệ sinh môi trương để rèn luyện sức
khỏe: Rèn luyện sức khỏe bằng không khí; rèn luyện sức khỏe bằng nước; rèn
luyện sức khỏe bằng ánh sáng.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập luyện và vệ sinh môi trường: Vệ sinh cá
nhân; vệ sinh tập luyện; vệ sinh môi trường.
1.3.3. Phương pháp giảng dạy: Dùng phương pháp dùng lơi để dạy bài lý
thuyết: theo kế hoạch dạy học, bài này được dạy 2 tiết. GV dành 1 tiết để lên
lớp. GV trình bày tóm tắt các nội dung có trong bài, cho HS ghi chép các ý
chính. Tiết còn lại để HS và GV trao đổi, đặt ra các câu hỏi liên hệ với thực tế
của trương để HS nhớ lại kiến thức đã học và làm một bản kế hoạch học tập
cá nhân.
Về nội dung giới thiệu trong bài: Đây chỉ là những nét chính, gợi ý cần

thiết để GV dựa vào đó sưu tầm thêm các dẫn chứng, ví dụ có thể, tranh ảnh...
để minh họa cho bài giảng thêm sinh động, như vậy mới thuyết phục học sinh.
Khi dạy phải nêu bật được ý nghĩa của vấn đề, học phải đi đôi với hành.
1.4. Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn thể dục cấp trung học
phổ thông cho học sinh khối 10
Bên cạnh tính chủ động của giáo viên trong thực hiện chương trình môn
học thể dục, lựa chọn các môn thể thao tự chọn, lựa chọn các bài tập thể lực
cho học sinh THPT thì nội dung môn học thể dục luôn nhận được sự chỉ đạo
của các cấp có thẩm quyền, chuyên môn (Bộ, Sở GD&ĐT). Để khắc phục
những tồn tại, khiếm khuyết, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn điều chỉnh nội dung


9

dạy học môn thể dục cấp THPT cho học sinh khối 10 (Theo công văn sô
5842/BGĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011). Cụ thể như sau:
1.4.1. Mục đích: Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với tiêu
chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với
thơi lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trương, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học và giáo dục.
1.4.2. Nguyên tắc: Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội
dung để giáo viên, học sinh dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm
điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của
chương trình giáo dục phổ thông. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện
theo các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa theo quy
định của Luật Giáo dục.
- Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ
môn, không thay đổi chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa.
- Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và

trong mỗi cấp học.
- Thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
1.4.3. Nội dung điều chỉnh: Việc điều chỉnh tập chung vào nhóm những nội
dung chính sau:
- Những nội dung trùng lặp trong chương trình giáo dục phổ thông, SGK của
nhiều môn học khác nhau.
- Những nội dung trùng lặp, có cả ở chương trình giáo dục phổ thông, sách
giáo khoa của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng chương
trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa theo quan điểm đồng tâm.


10

- Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa không thuộc nội
dung của chương trình giáo dục phổ thông hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức
quá sâu, không phù hợp nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
- Những nội dung trong sách giáo khoa trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
- Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng
miền khác nhau.
1.4.4. Thời gian thực hiện: Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh được áp dụng từ
năm học 2011-2012.
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt nam ấn
hành năm 2011, là sách giáo khoa của chương trình chuẩn đối với cấp THPT.
Nếu giáo viên và học sinh sử dụng sách giáo khoa của các năm khác thì cần
đối chiếu với sách giáo khoa năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp.
Toàn bộ văn bản này được tập huấn cho giáo viên trong bộ môn.
Trên cở sở khung phân phối chương trình của môn học, giáo viên điều
chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời
gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học. Dưới đây là nội
dung điều chỉnh cho học sinh khối 10 được trình bày ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Nội dung điều chỉnh môn thể dục cho học sinh lớp 10 (Bộ GD&ĐT)
TT Chương
1

III

Bài

Trang

Chạy

50

Nội dung điều chỉnh
Điều chỉnh mục tiêu

ngắn
2

V

Nhảy

Hướng dẫn thực hiện
Giảm yêu cầu “đúng”
thành “cơ bản đúng”

78


cao

Các giai đoạn
thuật nhảy cao

kỹ Giảm yêu cầu “thực hiện
cơ bản” thành “thực hiện
được”

3

VI

Đá
cầu

92

Đá tấn công bằng mu Không dạy nội dung:
bàn chân

Đá cầu tấn công bằng

Phát cầu thấp chân mu bàn chân


11

nghiêng minh bằng Phát
mu bàn chân


cầu

thấp

chân

nghiêng mình bằng mu

Một sô chiến thuật đá bàn chân
đôi

Một sô chiến thuật đá
đôi

4

VIII

Bơi

179

Điều chỉnh mục tiêu

Giảm yêu cầu: Bơi được
tôi thiểu 10m; Không thi
đấu

Trong hướng dẫn cũng đề cập đến một sô chú ý đối với những vùng miền

có đặc thù khí hậu thay đổi: Những vùng thương có gió to, khó thực hiện các
kỹ thuật Đá cầu, Cầu lông, Sở GD&ĐT chỉ đạo hướng dẫn sắp xếp nội dung
Đá cầu, Cầu lông vào một thơi gian khác trong học kỳ, trong năm học để
tránh gió hoặc lựa chọn một sô nội dung chủ yếu của Đá cầu, Cầu lông để cho
học sinh tập luyện, yêu cầu nâng dần chất lượng kỹ thuật và thành tích.
Từ những nội dung điều chỉnh cho thấy: Cùng với hướng dẫn thực hiện
chương trình, sử dụng sách Thể dục (sách giáo viên lớp 10), đây là những bổ
sung cần thiết để mang lại hiệu quả học tập và rèn luyện thể chất cho học
sinh.
Trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên cần có sự chủ động trong việc lựa
chọn các bài tập thể lực, bổ trợ, trò chơi vận động để đảm bảo yêu cầu nâng
dần chất lượng kỹ thuật và thể lực. Việc giáo viên có sự chủ động đó không
những nhằm đảm bảo sự phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, môi trường tự
nhiên mà còn giúp phát triển thể lực cho học sinh.
1.5. Những khái niệm có liên quan đến sự phát triển thể chất
1.5.1. Thể chất, giáo dục thể chất, giáo dưỡng thể chất
Thể chất: Theo Novicop A.Đ, Matveep L.P thể chất là chất lượng cơ thể
con ngươi. Đó là những đặc trưng về hình thái và chức năng của cơ thể được


12

thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau theo quy
luật sinh học. Thể chất được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và
những điều kiện sống tác động.
GDTC: Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt
là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tô chất vận động
của con ngươi. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực
của con ngươi.
Cũng theo Novicop A.Đ, Matveep L.P “GDTC là một quá trình giải quyết

những nhiệm vụ giáo dục-giáo dưỡng nhất định mà đặc điểm của quá trình
này là có tất cả các dấu hiệu chung của quá trình sư phạm, tổ chức hoạt động
tương đương với các nguyên tắc sư phạm”.[16]
Giáo dưỡng thể chất: Theo P.Ph Lexgaphơtơ: “bản chất của giáo dưỡng thể
chất là làm sao để học, tách riêng các cử động ra và so sánh chúng với nhau,
điều kiển có ý thức các cử động đó và thích nghi với các trở ngại, đồng thời
khắc phục các trở ngại đó sao cho khéo léo và kiên trì nhất”.
1.5.2. Phát triển thể chất, hoàn thiện thể chất
Theo Novicop A.Đ, Matveep L.P thì phát triển thể chất của con người là
quá trình biến đổi các tính chất hình thái và chức năng tự nhiên của cơ thể con
người trong suốt cả cuộc sống cá nhân của họ.
Phát triển thể chất biểu hiện qua các chỉ sô hình thái như: Kích thước trong
không gian và trọng lượng cơ thể, còn sự phát triển về chức năng thể hiện ở
sự biến đổi các khả năng bộ phận của cơ thể theo các thơi kỳ và các giai đoạn
phát triển theo lứa tuổi của nó, sự biến đổi này thể hiện qua các tô chất thể lực
như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo.
Sự biến đổi năng lực hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ
thần kinh, tâm lý và ý chí… phát triển thể chất tuân theo các quy luật tự
nhiên, trong các quy luật đó có quy luật tác động lẫn nhau của các xu hướng


13

phát triển di truyền và các xu hướng bị điều kiện sống tác động: Quy luật xác
định lẫn nhau của các biến đổi cấu trúc và chức năng, các thời kỳ theo lứa tuổi
phát triển từ từ và thay thế nhau (các thời kỳ phát triển nhanh được thay thế
bằng các thơi kỳ phát triển ổn định tương đối về cấu trúc và chức năng, sau đó
đến các thời kỳ biến đổi sút kém)…
Theo Novicop A.Đ, Matveep L.P, “Hoàn thiện thể chất là tổng hợp các ý
niệm về phát triển thể chất cân đối ở mức độ hợp lý và về trình độ huấn luyện

thể lực toàn diện của con người”. Các tô chất thể lực cơ bản gồm: Sức nhanh;
sức mạnh; sức bền; khéo léo; mềm dẻo. [16].
Trong quá trình GDTC cho học sinh, giáo dục các tô chất thể lực luôn được
coi là vấn đề quan trọng, vì vậy, việc phát triển các tô chất thể lực một cách
toàn diện là nhiệm vụ bắt buộc đối với những ngươi làm công tác TDTT quần
chúng và đặc biệt trong huấn luyện thể thao nhằm đạt thành tích tối đa. Theo
D.Harre, “sự phát triển cực hạn của một năng lực thể chất nào đó chỉ có được
trên cơ sở nâng cao các khả năng chức phận chung của toàn cơ thể”.
Khi sử dụng các phương tiện, phương pháp, điều kiện chuyên môn để phát
triển các tô chất thể lực người ta thường xem xét dưới 3 góc độ: Sự phát triển
hài hòa thống nhất các yếu tô thể lực; sự phát triển tương hỗ và sự chuyển lẫn
nhau giữa các tô chất; sự hạn chế lẫn nhau trong việc phát triển các tô chất.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể chất
Ngày nay, khoa học hiện đại đã khẳng định nhu cầu tự nhiên về vận động
của cơ thể con người chính là những tiền đề sinh học, là cơ sở của sự xuất
hiện các hình thức vận động trong đó có các hoạt động TDTT. Con người
không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là một thực thể xã hội.
Môi trương, khí hậu và sức khỏe con ngươi có mối quan hệ hữu cơ mật
thiết với nhau. Quan điểm này chỉ ra rằng: Môi trường sông tác động vào toàn
bộ quá trình sống của con người. Sự tác động ấy được thể hiện ngay từ thơi


14

điểm trứng được thụ tinh, ngày, giơ sinh…môi trương tự nhiên, xã hội đã ảnh
hưởng tới sự sống của đứa trẻ khi còn là phôi thai trong bụng mẹ.
Sự đa dạng về các quan điểm trong việc xác định yếu tô cơ bản ảnh hưởng
đến phát triển thể chất là do các tác giả xem xét các yếu tô này dưới nhiều góc
độ khác nhau và theo các quan điểm khác nhau. Song dù dưới góc độ hay
quan điểm nào, các nhà khoa học đều cho rằng: Phát triển thể chất không chỉ

là một quá trình tự nhiên mà còn là một quá trình bị xã hội tác động. Trong
quá trình sống và phát triển, cơ thể luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tô tự
nhiên như bẩm sinh, di truyền và các yếu tô xã hội như: điều kiện phân phối
và sử dụng vật chất, giáo dục, lao động, sinh hoạt.
Như vậy, phát triển thể chất chịu ảnh hưởng của toàn bộ các yếu tô tự nhiên
và xã hội. Yếu tô tự nhiên (bẩm sinh, di truyền, môi trường tự nhiên), là nhóm
yếu tô tiền đề, là cơ sở để phát triển thể chất lêm đến đỉnh cao hoàn thiện. Yếu
tô xã hội (điều kiện sống, lối sống, sinh hoạt, học tập, giáo dục và vui chơi
giải trí…) đóng vai trò quyết định tới sự phát triển thể chất của cơ thể con
người.
Tóm lại: Phát triển thể chất chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tô cơ bản là:
Các yếu tô tự nhiên: Bẩm sinh, di truyền, môi trương tự nhiên
Các yếu tô xã hội: Điều kiện sống, sinh hoạt, học tập, giáo dục, hoạt động
vận động vui chơi và giải trí…
1.6.1. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến sự phát triển thể chất của học
sinh
1.6.1.1. Yếu tố bẩm sinh, di truyền: Di truyền là yếu tô mang tính chất bẩm
sinh, sinh ra đã có, thế hệ sau tiếp thu, kế thừa và phát huy những đặc tính của
thế hệ trước đó, là quy luật tự nhiên các sinh vật sống trên trái đất đều phải
tuân thủ nghiêm ngặt. Ở loài ngươi, di truyền đóng vai trò quan trọng đối với
phát triển thể chất đối với từng cá thể, có nghĩa là nếu ông, bà, cha, mẹ có


15

những đặc tính tốt hay xấu về thể chất và tinh thần (thể lực, trí tuệ, tính
cách…) thì sẽ truyền thụ lại cho con cháu những phẩm chất tốt hay xấu đó
gây nên sự phát triển tốt hay không tốt cho sau này.
1.6.1.2. Quy luật trưởng thành điều kện tự nhiên: Trưởng thành và phát dục là
quá trình biến đổi về lượng và chất. Quá trình này có mối quan hệ chặt chẽ và

diễn ra theo các giai đoạn khác nhau, tuần tự nối tiếp nhau. Những biến đổi
mạnh mẽ nhất về hình thái và chức năng của cơ thể diễn ra vào thơi kỳ mới
sinh đến hết dậy thì.
Môi trường tự nhiên: Nhiệt độ không khí, khí hậu thơi tiết, nước, ánh sáng,
… được coi là những yếu tô ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển thể chất của
con người. Con người là một sinh vật sống, vì vậy giữa cơ thể sống và môi
trương tự nhiên có quan hệ rất chặt chẽ.
Phát triển thể chất con người chịu ảnh hướng lớn của môi trương xung
quanh. Các yếu tô của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển thể
chất của con người bao gồm: Nhiệt, độ ẩm không khí, thời tiết và khí hậu.
Môi trường sống và di truyền có mối quan hệ mật thiết với nhau, có vai trò
quyết định đến bất kỳ một tính chất bất kỳ nào đó của cơ thể. Môi trường
xung quanh không thuận lợi sẽ kìm hãm khả năng di truyền tiềm tàng và dẫn
đến phát triển không đầy đủ. Môi trường thuận lợi sẽ thúc đẩy những tiềm
năng di truyền đạt tới giới hạn cao nhất của cá thể đó.
1.6.1.3. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của học sinh
- Điều kiện sống và sinh hoạt: Điều kiện sống và sinh hoạt bao gồm các
yếu tô chăm sóc gia đình, xã hội; chăm sóc y tế, vệ sinh, dinh dưỡng và sinh
hoạt trong đơi sống của con ngươi. Đây là điều kiện cần thiết để con người có
thể tồn tại và phát triển cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, vì các
tác động không thuận lợi của môi trường vượt qua khả năng thích nghi của cơ


16

thể có thể gây nên những rối loạn khác nhau về sức khỏe (Môi trường bên
ngoài là tổ hợp thực tập của các yếu tô tự nhiên, xã hội và kinh tế khác nhau).
- Chế độ sinh hoạt: Trong cuộc sống, khát vọng vươn lên ngày càng hoàn
thiện là mục tiêu của con người. Trong đó, vận động là nhu cầu tự nhiên
không bao giơ được thiếu của mỗi cơ thể sống, là điều kiện cơ bản để cơ thể

tồn tại và phát triển, vì vậy, thỏa mãn nhu cầu vận động tự nhiên của cơ thể
phải được chú trọng suốt đơi. Vận động không đơn thuần chỉ là những hoạt
động của cơ bắp mà gồm cả các hoạt động khác trong đờ i sống con người
như: học tập, lao động, hoạt động TDTT, vui chơi, giải trí…
- Hoạt động vận động tích cực: Vận động không ngừng là quy luật, là điều
kiện quyết định sự tồn tại của vũ trụ cũng như mỗi sinh vật trên trái đất. Con
người không thể sống và phát triển nếu không tích cực vận động. Từ khi sinh
ra tới khi trưởng thành rồi già yếu thì nhu cầu vận động bằng cơ bắp của cơ
thể luôn diễn ra, như nhu cầu ăn khi đói, khát thì uống… Vận động tích cực là
tổng sô hoạt động vận động mà con ngươi thực hiện trong cuộc sống hàng
ngày, trong suốt cuộc đơi. Những hoạt động ấy bao gồm tổng hợp các vận
động như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Tùy thuộc
hoạt động khác nhau mà sự biểu hiện của tô chất thể lực này hay tô chất thể
lực kia nhiều hay ít.
GDTC trương học được thực hiện tốt còn giúp giải quyết các nhiệm vụ
giáo dục chung (đạo đức, thẩm mỹ, lao động…), đồng thơi đây cũng là
phương tiện rèn luyện có tác dụng tăng cương sức khỏe chung và hoạt động
sống một cách bình thương, lành mạnh. Các em học sinh được rèn luyện tốt
thường xuyên sẽ ít đau ốm hơn, có sức đề kháng cao trong điều kiện khí hậu
thơi tiết phức tạp.


17

Ở Việt Nam hiện nay, dù xã hội hóa thể dục thể thao là một trong những
vấn đề quan tâm hàng đầu, Đảng, Nhà nước và Ngành TDTT đang từng bước
đưa TDTT đến khắp mọi miền Tổ quôc để người dân được tập luyện TDTT…
1.7. Bài tập thể chất trong phát triển thể lực
1.7.1. Khái niệm về bài tập thể chất: Bài tập thể chất là một hoạt động
chuyên biệt do con ngươi sáng tạo ra một cách có ý thức chủ định nhằm mục

đích giải quyết các nhiệm vụ GDTC.
1.7.2. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục tố chất thể lực: Tô chất thể lực là
loại năng lực vận động cơ bản. Tô chất thể lực gồm: sức mạnh, nhanh, bền,
khả năng mềm dẻo và khéo léo. Năng lực phối hợp vận động trong thể thao là
một loại năng lực tổng hợp có liên quan nhiều tới các tô chất thể lực cơ bản.
Mối quan hệ giữa các nhân tô tạo nên thành tích thể thao được chứng minh
bằng phương pháp toán học, đã cho thấy tập hợp các tô chất thể lực chiếm vị
trí cực kỳ quan trọng.
Các tô chất thể lực trong một chừng mực nhất định sẽ được hoàn thiện
trong quá trình GDTC. Song sự tác động có chủ đích đối với những tô chất
thể lực này hay những tô chất thể lực khác sẽ được đảm bảo nhơ lựa chọn các
bài tập thể lực và các phương pháp tập luyện tương ứng.
Sự tác động toàn diện của các bài tập thể chất, tính hợp lý của lượng vận
động và sự phát triển hài hòa các khả năng chức phận của cơ thể, sự phù hợp
của các nhân tô tác động tới đặc điểm của các giai đoạn phát triển cơ thể là
những yêu cầu quan trọng nhất đối với phương pháp giáo dục các tô chất thể
lực trong thời kỳ hoàn thiện cơ thể theo lứa tuổi.
Từ những kết quả phân tích, tổng hợp nêu trên, cho phép đi đến một số
nhận xét sau: Bài tập thể lực được sử dụng để hỗ trợ các nội dung khởi động,
cơ bản và thả lỏng tích cực trong giơ học thể dục cho học sinh THPT. Bài tập
là một trong những phương tiện giáo dục học sinh cơ bản, đem lại hiệu quả
nhất và rất dễ tiếp thu. Ngoài tác dụng nâng cao thể lực, bài tập còn có tác


×